Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

ĐÁNH GIÁ một số THÔNG số CHẤT LƯỢNG nước mặt hồ XÁNG THỔI PHƯỜNG AN cư QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.41 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC MẶT HỒ XÁNG THỔI
PHƯỜNG AN CƯ- QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SV THỰC HIỆN

Th.S Nguyễn Thị Diệp Chi

Huỳnh Tuấn Vũ

Th.S Lưu Tấn Tài

Ngành: CN Kỹ thuật hóa học-K36

Tháng 12/2014

2102422


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC



Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
-----------------Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
1. Cán bộ hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Diệp Chi và Th.S Lưu Tấn Tài
2. Tên đề tài: “Đánh giá một số thông số chất lượng nước mặt hồ Xáng Thổi
phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”.
3. Địa điểm thực hiện:
+ Phòng Thí nghiệm Môi trường thuộc Trung tâm Quan Trắc Tài Nguyên.
+ Phòng Thí nghiệm Hóa phân tích thuộc Bộ môn Hóa học, Khoa Khoa Học Tự
Nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.
4. Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Tuấn Vũ

MSSV: 2102422

5. Mục đích đề tài:
Đánh giá một số thông số chất lượng nước mặt hồ Xáng Thổi phường An Cư,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt ở khu vực nghiên cứu theo Quy chuẩn
Việt Nam (QCVN 08 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt).
6. Nội dung chính của đề tài:
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt hồ Xáng Thổi phường An Cư, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Khảo sát nồng độ một số thông số nước mặt tại hồ Xáng Thổi, gồm có: pH, Tổng
chất rắn lơ lửng (TSS), DO, COD, BOD5 (20 oC), Phosphate (P-PO43-) và Nitrate (NNO3-).
Thu mẫu 3 đợt: ở mỗi đợt thu mẫu, khi nước ròng thu 1 mẫu và nước lớn thu 1
mẫu. Do đó, số lượng mẫu thu là: (04 điểm x 2 mẫu/ngày)/ đợt x 3 đợt = 24 mẫu.

Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thu thập từ kết quả đo nhanh ngoài hiện

Trang I


trường kết hợp với phân tích trong phòng thí nghiệm. Số liệu phân tích mẫu sau khi
thu thập được xử lý bằng chương trình Microsolf Excel và vẽ đồ thị.
Phỏng vấn các hộ dân sống xung quanh khu vực nghiên cứu.
7. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: 1.500.000 VNĐ

Cán bộ hướng dẫn

Th.S Nguyễn Thị Diệp Chi

Sinh viên đề nghị

Huỳnh Tuấn Vũ

Th.S Lưu Tấn Tài
Duyệt của Bộ môn

Duyệt của HĐLV & TLTN

Trang II


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

-----------------Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Diệp Chi và Th.S Lưu Tấn Tài.
2. Tên đề tài: “Đánh giá một số thông số chất lượng nước mặt hồ Xáng Thổi
phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”.
3. Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Tuấn Vũ

MSSV: 2102422

4. Lớp: Công Nghệ Hóa Học. Khóa: 36.
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức LVTN:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
* Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................
* Những vấn đề còn hạn chế:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội

dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thự hiện nếu có):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Trang III


...............................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Th.S Nguyễn Thị Diệp Chi
Th.S Lưu Tấn Tài

Trang IV


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

-----------------Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện:
2. Tên đề tài: “Đánh giá một số thông số chất lượng nước mặt hồ Xáng Thổi
phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”.
3. Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Tuấn Vũ

MSSV: 2102422

4. Lớp: Công Nghệ Hóa Học. Khóa: 36.
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức LVTN:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
* Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................
* Những vấn đề còn hạn chế:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội
dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thự hiện nếu có):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


Trang V


...............................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2014
Cán bộ phản biện

Trang VI


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, con xin ghi nhớ mãi công ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi nấng, dạy
dỗ con nên người, tạo mọi điều kiện cho con được đến trường để theo đuổi việc học
đến hôm nay và luôn dành cho con mọi điều tốt đẹp nhất.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Công nghệ - Đại
học Cần Thơ, và đặc biệt là là quý Thầy, Cô trong Bộ môn Công nghệ Hóa, suốt bốn
năm đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, những hành trang quý báu để tôi
bước vào đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Diệp Chi, Bộ môn Hóa học - Khoa
Khoa học - Tự nhiên, người đã truyền dạy cho tôi nhiều kiến thức quý báu, và cũng là
người đã chỉ dạy hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và luôn ủng hộ tôi từ ngày mới nhận đề
tài luận văn này đến ngày hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các Anh, chị ở phòng Thí nghiệm của Trung tâm Quan
trắc Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, đặc biệt là ThS. Lưu Tấn Tài, Phó Giám đốc
Trung tâm đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong những

ngày tôi làm luận văn tại Trung tâm, và cũng là người truyền đạt nhiều kiến thức quý
báu, những kinh nghiệm thực tiễn, luôn khích lệ và động viên tôi trong suốt quá trình
làm luận văn.
Nhân đây tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi
trường Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại đơn vị, giúp tôi có thêm nhiều
kiến thức thực tế và khẳng định lại những kiến thức lý thuyết đã được học ở nhà
trường. Qua quá trình thực tập đã giúp tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu
cho công việc sau này của mình.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn tập thể lớp Công nghệ Hóa học khóa 36 luôn ủng hộ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Tuấn Vũ

Trang VII


MỤC LỤC
PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP ................................................................. I
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................. III
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ...................................... V
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................VII
MỤC LỤC ..................................................................................................................VII
TÓM LƯỢC ................................................................................................................ XI
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................XII
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. XIII
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. XV
CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU ..............................................................................................1


1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................2
CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3

2.1. Tổng quan về môi trường nước ............................................................................3
2.2. Khái quát về ô nhiễm nguồn nước ........................................................................4
2.2.1. Định nghĩa ô nhiễm nước ...............................................................................4
2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước .........................................................................5
2.2.3. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm nước ...................................................................7
2.2.4. Khả năng tự làm sạch của nước ...................................................................10
2.3. Hiện trạng nước mặt TP Cần Thơ ...................................................................... 11
2.4. Hiện trạng nước mặt hồ Xáng Thổi ....................................................................13
2.5. Các thông số khảo sát chất lượng nước ..............................................................15
2.5.1. pH .................................................................................................................15
Trang VIII


2.5.2. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) ........................................................................16
2.5.3. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) ......................................................................16
2.5.4. Nhu cầu oxy hóa học (COD)........................................................................17
2.5.5. Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5 20 oC) ...........................................................17
2.5.6. Hàm lượng Phosphate ..................................................................................18
2.5.7. Hàm lượng Nitrate .......................................................................................18
2.6. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................19
2.6.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................19
2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................20
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM ..................................................................................21

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................21
3.1.1. Thời gian thực hiện ......................................................................................21
3.1.2. Thời gian thu mẫu ........................................................................................21
3.1.3. Địa điểm thu mẫu .........................................................................................21
3.1.4. Địa điểm phân tích mẫu ...............................................................................24
3.2. Phương tiện nghiên cứu ......................................................................................24
3.2.1. Dụng cụ và hóa chất .....................................................................................24
3.1.2. Thiết bị thí nghiệm .......................................................................................25
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................26
3.3.1. Phương pháp thu, bảo quản mẫu ..................................................................27
3.3.2. Phương pháp và tiến trình phân tích các thông số khảo sát .........................27
3.3.3 Phương pháp đánh giá kết quả ......................................................................38
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................39

4.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu .......................................................................39
4.1.1. pH .................................................................................................................39
Trang IX


4.1.2. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) ........................................................................41
4.1.3. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) ......................................................................43
4.1.4. Nhu cầu oxy hóa học (COD)........................................................................46
4.1.5. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5 20 oC) ...........................................................48
4.1.6. Hàm lượng Phosphate ..................................................................................51
4.1.7. Hàm lượng Nitrate .......................................................................................54
4.2. Hiện trạng sử dụng nước và bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu ................57
4.2.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân ở hồ Xáng Thổi ...................57
4.2.2. Một số hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước của người dân ...58

4.2.3. Hiện trạng bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu .....................................58
4.2.4. Những tồn tại, khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường khu vực nghiên
cứu ..........................................................................................................................62
4.3. Một số giải pháp khắc phục và bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu ............63
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................66

5.1. Kết luận ...............................................................................................................66
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................68
PHỤ LỤC .....................................................................................................................70
PHỤ LỤC 1: QCVN 08: 2008/BTNMT ....................................................................70
PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG ...............77
PHỤ LỤC 3 CÁC HỘ DÂN ĐƯỢC PHỎNG VẤN .................................................82
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA) CÁC CHỈ TIÊU
NƯỚC MẶT ..............................................................................................................84
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ..............................................................................................91

Trang X


TÓM LƯỢC
Đề tài “Đánh giá một số thông số chất lượng nước mặt hồ Xáng Thổi phường
An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu đánh
giá chất lượng nguồn nước mặt hồ Xáng Thổi, đồng thời kiến nghị một số biện pháp
bảo vệ nguồn nước mặt nơi đây.
Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy nguồn nước mặt tại khu vực khảo sát bị ô
nhiễm hữu cơ. Các chỉ tiêu TSS, DO, COD, BOD5, P-PO43- vượt quy chuẩn với QCVN
08 : 2008/BTNMT về chất luợng nuớc mặt loại A1 nhiều lần. Các chỉ tiêu nằm trong

giới hạn cho phép của quy chuẩn nước mặt là pH và N-NO3-. Các giá trị cụ thể như
sau: pH dao động trong khoảng 6,90 – 7,47, tổng chất rắn lơ lửng dao động từ 27 đến
77 m g L-1 , hàm lượng oxy hòa tan dao động từ 1,65 - 5,88 m g L-1, nhu cầu oxy hóa
học trong khoảng 17 đến 58 m g L-1, nhu cầu oxy sinh hóa từ 9 đến 44 m g L-1, hàm
lượng P-PO43- dao động từ 4,65 đến 10,61 m g L-1, hàm lượng N-NO3- dao động từ 0,1
đến 0,6 m g L-1. Nồng độ các chất ô nhiễm bị ảnh hưởng rất đáng kể bởi con nước lớn
ròng, chúng có khuynh hướng giảm lúc nước lớn và tăng cao vào lúc nước ròng.
Qua kết quả phỏng vấn các hộ dân nơi nghiên cứu đề tài cho thấy, 100 % các hộ
dân nơi đây thải nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống kênh, hồ. Rác thải được Công ty
Công trình Đô thị thu gom một lần trong ngày. Và hầu hết tất cả người dân nơi đây,
không sử dụng nước hồ mà sử dụng nước máy, chỉ có 3,3 % hộ dân nơi đây sử dụng
nước khoan. Được sự phản ánh của người dân, nơi đây chưa có hệ thống xử lý nước
thải. Vì vậy, nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp xuống cống và thải vào hồ Xáng
Thổi. Đồng thời, tình trạng nước ngày càng xấu đi và mùi hôi, bùn tích tụ ngày càng
nhiều.
Tóm lại, đề tài thực hiện nhằm cung cấp và bổ xung cơ sở dữ liệu khoa học về
chất lượng nguồn nước mặt hồ Xáng Thổi cho cơ quan chức năng và kiến nghị một số
biện pháp cải thiện môi trường nơi đây.

Trang XI


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài Nguyên Môi Trường.
BVTV: Bảo vệ thực vật.
BOD5: Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày).
COD: Chemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa học).
DO: Dissolved oxygen.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
FAS: Ferrous Ammonium Sulfate.

MT & QLTNTN: Môi trường và Quản lý tài nguyên thiên nhiên.
NCĐT: Nâng cấp đô thị.
KCN: Khu công ngiệp.
KWF: Dự án xử lý nước thải Cần Thơ do ngân hàng tái thiết Đức tài trợ.
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
TP Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ.
TP Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh.
TSS: Total Suspended Solids (tổng chất rắn lơ lửng).
UBND: Ủy Ban Nhân Dân.
WB: Ngân hàng Thế giới.

Trang XII


DANH MỤC HÌNH

Hình 2-1 Rác thải ở hồ ..................................................................................................14
Hình 2-2 Bùn đen trong lòng hồ ....................................................................................14
Hình 2-3 Dòng kênh Xáng Thổi ....................................................................................15
Hình 2-4 Bản đồ khu vực hồ Xáng Thổi .......................................................................20
Hình 3-1 Các điểm thu mẫu nước ................................................................................22
Hình 3-2 Vị trí thu mẫu VT1 .........................................................................................22
Hình 3-3 Vị trí thu mẫu VT2 .........................................................................................23
Hình 3-4 Vị trí thu mẫu VT3 .........................................................................................23
Hình 3-5 Vị trí thu mẫu VT4 .........................................................................................24
Hình 3-6 Máy đo pH ....................................................................................................25
Hình 3-7 Máy đo DO ....................................................................................................25
Hình 3-8 Tủ BOD5 .........................................................................................................25
Hình 3-9 Tủ hút ............................................................................................................25
Hình 3-10 Máy đo độ hấp thụ quang DR4000U ...........................................................26

Hình 3-12 Đồ thị biểu diễn phương trình đường chuẩn của nitrate ..............................38
Hình 4-1 Giá trị pH giữa các điểm thu qua 3 đợt ..........................................................40
Hình 4-2 Giá trị của TSS qua 3 đợt thu mẫu .................................................................42
Hình 4-3 Giá trị DO tại các vị trí qua 3 đợt thu mẫu.....................................................44
Hình 4-4 Giá trị COD qua 3 đợt thu mẫu ......................................................................47
Hình 4-5 Giá trị BOD5 qua 3 đợt thu mẫu .....................................................................50
Hình 4-6 Giá trị của P-PO43- qua 3 đợt thu mẫu ............................................................53
Hình 4-7 Giá trị của N-NO3- qua 3 đợt thu mẫu ...........................................................55
Trang XIII


Hình 4-8 Biểu đồ tình hình sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân tại hồ Xáng Thổi .......57
Hình 4-9 Cống xả thải đường Đề Thám ........................................................................59
Hình 4-10 Dòng nước bùn đen đầy rác .........................................................................59
Hình 4-11 Kênh Xáng Thổi ngày càng thu hẹp .............................................................60
Hình 4-12 Cống thải trên kênh Xáng Thổi ....................................................................60
Hình 4-13 Rác thải quanh hồ .........................................................................................61
Hình 4-14 Bông cặn nổi trên mặt nước ở hồ Xáng Thổi ...............................................61
Hình 4-15 Song chắn rác tại cầu Xáng Thổi .................................................................62

Trang XIV


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1 Chuẩn bị dung dịch chuẩn và mẫu phân tích .................................................35
Bảng 3-2 Chuẩn bị dung dịch chuẩn và mẫu phân tích .................................................37
Bảng 4-1 Giá tri pH qua 3 đợt thu mẫu .........................................................................39
Bảng 4-2 Kết quả phân tích thống kê pH qua 3 đợt thu mẫu ........................................40
Bảng 4-3 Giá trị của TSS (m g L-1) qua 3 đợt thu mẫu .................................................41
Bảng 4-4 Kết quả phân tích thống kê TSS qua 3 đợt thu mẫu ......................................43

Bảng 4-5 Giá trị DO (m g L-1) qua 3 đợt thu mẫu .........................................................44
Bảng 4-6 Kết quả phân tích thống kê DO qua 3 đợt thu mẫu ......................................45
Bảng 4-7 Giá trị COD (m g L-1) qua 3 đợt thu mẫu ......................................................46
Bảng 4-8 Kết quả phân tích thống kê COD qua 3 đợt thu mẫu.....................................48
Bảng 4-9 Giá trị của BOD5 (m g L-1) qua 3 đợt thu mẫu ..............................................49
Bảng 4-10 Kết quả phân tích thống kê BOD5 qua 3 đợt thu mẫu .................................51
Bảng 4-11 Giá trị của P-PO43- (m g L-1) qua 3 đợt thu mẫu .........................................52
Bảng 4-12 Kết quả phân tích thống kê P-PO43- qua 3 đợt thu mẫu ...............................54
Bảng 4-13 Giá trị của N-NO3- (m g L-1) qua 3 đợt thu mẫu ..........................................55
Bảng 4-14 Kết quả phân tích thống kê N-NO3- qua 3 đợt thu mẫu ...............................56
Bảng 5 -1 Thông số vượt tiêu chuẩn QCVN 08 : 2008/BTNMT .................................66

Trang XV


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Diệp Chi

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cần Thơ nằm giữa Đồng bằng sông Cửu Long, trên trục giao thông thủy – bộ
quan trọng, là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ giác
Long Xuyên và Bắc sông Tiền. Với địa hình mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, mạng lưới kênh rạch phân bố rộng, Cần Thơ có nhiều tiềm năng về nguồn nước.
Tuy nhiên, thời gian gần đây môi trường nước tại các kênh rạch trên địa bàn thành phố
đang phải gánh chịu nhiều nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp, các hoạt động

sinh hoạt của người dân,… làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, chất lượng nước
suy giảm.
Hồ Xáng Thổi nằm trên địa bàn phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Trước đây khu vực này nằm trên vùng đầm lầy, dưới hồ được người dân trồng rau
muống lâu ngày trở thành “ao nước tù đọng”, túi rác lớn giữa lòng đô thị Cần Thơ. Với
mục tiêu cải thiện môi trường cho hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ, Ban quản lý
“Dự án nâng cấp đô thị vùng Đồng Bằng sông Cửu Long - Tiểu Dự án thành phố” đã
đưa hồ Xáng Thổi vào hạng mục quan trọng của dự án. Sau khi khánh thành, công
trình đã mang đến vẻ mỹ quan mới cho thành phố, đồng thời thay đổi cuộc sống của
hàng trăm hộ dân nơi đây.
Hồ Xáng Thổi có chức năng quan trọng trong việc điều tiết nước sông, tiêu thoát
nước mưa. Mặt khác, khuôn viên quanh hồ là nơi giải trí, thư giãn của người dân. Tuy
nhiên, hiện nay khu vực nước mặt bên trong lòng hồ, xung quanh bờ hồ phát sinh các
loại rác thải sinh hoạt, rác thải của các cơ sở kinh doanh gây mất mỹ quan đô thị và ô
nhiễm môi trường. Do đó, đề tài “Đánh giá một số thông số chất lượng nước mặt hồ
Xáng Thổi phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” được thực hiện
với mục tiêu đánh giá chất lượng nguồn nước mặt hồ Xáng Thổi nhằm cung cấp và bổ
xung cơ sở dữ liệu khoa học cho cơ quan chức năng và kiến nghị một số biện pháp cải
thiện môi trường nơi đây.

SVTH: Huỳnh Tuấn Vũ

2102422

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Diệp Chi


1.2. Mục tiêu đề tài
Khảo sát nồng độ một số thông số nước mặt tại hồ Xáng Thổi, gồm có: pH, Tổng
chất rắn lơ lửng (TSS), DO, COD, BOD5 (20 oC), Phosphate (P-PO43-) và Nitrate (NNO3-).
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt ở khu vực nghiên cứu theo Quy chuẩn
Việt Nam (QCVN 08 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt).

SVTH: Huỳnh Tuấn Vũ

2102422

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2

GVHD: Nguyễn Thị Diệp Chi

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về môi trường nước
Nước là yếu tố của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của sự sống trên Trái Đất và
cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Các nguồn nước hầu hết là
tài nguyên tái tạo, nằm trong chu trình tuần hoàn của nước dưới các dạng: mây, mưa,
trong các vật thể chứa nước (sông, suối, đầm, ao hồ,…), nước dưới đất ở tầng nông
hay tầng sâu của đất đá, nước ở các vùng biển và đại dương. Các nguồn nước trong tự
nhiên không ngừng vận động và chuyển trạng thái (lỏng, rắn, khí), tạo nên vòng tuần

hoàn nước trong sinh quyển: nước bốc hơi, ngưng tụ và mưa. Nước vận chuyển trong
các quyển, hòa tan và mang theo nhiều chất dinh dưỡng, chất khoáng và một số chất
cần thiết cho đời sống của động, thực vật (Lê Văn Khoa và Hoàng Xuân Cơ, 2004).
Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỉ km3, trong đó có khoảng 91 triệu
km3 (0,07%) là nước ngọt nội địa, 97,61% là nước ở đại dương và biển. Mặc dù lượng
nước trên Trái Đất là khổng lồ, nhưng lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng
chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé. Con người cần khoảng 28,25 triệu km3 (chiếm 2,08%
khối lượng chung của thủy quyển) nước để duy trì sự sống. Trên thực tế, nước có thể
sử dụng được chỉ có 4,2 triệu km3 (chỉ khoảng 0,31%). Tuy nhiên, sự phân bố của các
nguồn nước ngọt lại không đều theo không gian và thời gian càng khiến cho nước trở
thành một dạng tài nguyên đặc biệt cần phải được bảo vệ (TS. Bùi Thị Nga, 2010).
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển, điều hòa các yếu tố của
khí hậu, đất đai và sinh vật thông qua chu trình vận động của nó. Nước có vai trò đặc
biệt quan trọng với cơ thể con người. Con người có thể không ăn được vài ngày, nhưng
không thể không uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75%
trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Trong cơ thể, nước
tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, điều hòa thân nhiệt, vận chuyển và cung
cấp các yếu tố cần thiết. Đồng thời, giúp cơ thể lọc sạch và đào thải các chất độc, chất
bã. Nước còn chứa đựng những tiềm năng khác, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của
con người: tưới tiêu cho nông nghiệp; dùng cho sản xuất công nghiệp, tạo ra điện năng

SVTH: Huỳnh Tuấn Vũ

2102422

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Diệp Chi

và nhiều thắng cảnh văn hóa khác... (Võ Dương Mộng Huyền và Trần Thị Trà Mi,
2013).
Nước mặt là khái niệm chung chỉ các nguồn nước trên mặt đất, bao gồm ở các
dạng động (chảy) như sông, suối, kênh rạch và dạng tĩnh hoặc chảy chậm như ao, hồ,
đầm, phá… Nguồn gốc chính là nước chảy tràn do mưa hoặc nước ngầm chảy ra do áp
suất cao hay dư thừa độ ẩm trong đất cũng như dư thừa số lượng trong các tầng nước
ngầm. Trữ lượng nước mặt bao gồm băng tuyết ở các lục địa và các vùng núi cao xứ
lạnh (98,83%), nước hồ (1,15%), nước sông (0,005%), nước đầm lầy (0,015%). Nhờ
tham gia vào chu trình tuần hoàn vận động rất tích cực nên có vai trò rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của con người (Lê Văn Khoa và Hoàng Xuân Cơ,
2004).
Thành phần và chất lượng nước mặt chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, các
điều kiện xung quanh, nguồn gốc xuất xứ và cả các tác động của con người khi khai
thác - sử dụng nguồn nước. Khi nước được dùng cho sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ… sau đó đều bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, nếu không xử lý
thì sẽ làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, hàng năm nạn chặt phá rừng trên toàn cầu rất
lớn làm cho lớp thực vật che phủ đất bị suy giảm, lượng nước ngọt càng dễ bay hơi và
mực nước ngầm bị hạ xuống. Như vậy, lượng nước ngọt từ các ao hồ, sông ngòi và
một phần nước ngầm bị cạn kiệt dần, chất lượng cũng bị suy giảm.
2.2. Khái quát về ô nhiễm nguồn nước
2.2.1. Định nghĩa ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi các thành phần lý hóa sinh học, mà sự thay đổi này
đã gây ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường nước. Những thay đổi này hầu hết là do
các hoạt động khác nhau của con người. Những hoạt động này gây tác động trực tiếp
hay gián tiếp đến những thay đổi về thành phần của các loài thủy sinh và ảnh hưởng
đến sự phong phú của các loài sinh vật sống trong nước (TS. Bùi Thị Nga, 2010; PGS.
TS. Nguyễn Thị Kim Thái và TS Lê Thị Hiền Thảo, 2003; ThS. Bùi Thị Nga, 2000).


SVTH: Huỳnh Tuấn Vũ

2102422

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Diệp Chi

2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước
2.2.2.1. Nước thải từ nông nghiệp
Ngày nay, sự gia tăng dân số ngày càng cao nhu cầu lương thực ngày càng tăng
do vậy hoạt động nông nghiệp ngày càng phát triển để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.
Chính vì các hoạt động này đã đưa vào môi trường ngày càng nhiều chất thải độc hại,
làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn.
Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV),
hay phân bón hóa học là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Đặc biệt, khu vực này đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm nước
sinh hoạt.
Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một nghề truyền thống và có giá trị lớn cho đời
sống kinh tế người dân cũng như kinh tế quốc gia. Bên cạnh giá trị mang lại, ngành
này cũng là nguồn gây ô nhiễm nước đáng quan tâm hiện nay. Nuôi trồng thủy sản
cũng gây ra nhiều tác hại cho môi trường nước: từ phù sa lắng đọng trong ao nuôi,
phần dư thừa của thức ăn nuôi, chất thải ao nuôi, nước thải ao nuôi (TS. Bùi Thị Nga,
2010; ThS. Bùi Thị Nga, 2000).
2.2.2.2. Nước thải từ công nghiệp
Nước thải công nghiệp cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn
nước tại những địa phương có nền công nghiệp đang phát triển. Nước thải từ các cơ sở

sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gọi là nước thải công nghiệp. Nước thải
công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản
xuất và quy trình công nghệ (Lê Huy Bá, 2000; ThS. Bùi Thị Nga, 2000).
Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đó chủ yếu là:
(Lê Thị Thủy và Lê Thị Thu, 2009).
- Do các hoạt động sản xuất: hiện nay, nước ta có trong tổng số 134 KCN, khu
chế xuất đã đi vào hoạt động, 1/3 trong số đó có hệ thống xử lý nước thải.
Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ nên hiệu quả xử lý còn rất thấp. Đặc
biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhuộm, thuộc da, chế biến thực phẩm,
hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao.
SVTH: Huỳnh Tuấn Vũ

2102422

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

-

GVHD: Nguyễn Thị Diệp Chi

Do khai thác khoáng sản: xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn là một bất
cập của ngành. Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, bùn và nước
thải, không được quản lý và xử lý gây ô nhiễm môi trường.

-

Từ các lò nung và chế biến hợp kim: quá trình sản xuất và chế biến các kim

loại như đồng, nicken, kẽm, bạc, kobalt,… môi trường bị ảnh hưởng nặng nề.
Hydrofluor, Sunfua - dioxit, Nitơ - oxit khói độc cũng như các kim loại nặng
như chì, arsen, chrom, cadimi, nicken, đồng và kẽm bị thải ra môi trường (TS.
Bùi Thị Nga, 2010).

2.2.2.3. Nước thải từ khu dân cư
Nguồn thải này là nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường
học... Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không
bền cao, dễ bị phân hủy sinh học như cacbonhydrat, protein, chất dinh dưỡng
(phospho, nitơ). Hàm lượng các tác nhân ô nhiễm nước thải từ khu dân cư phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp nhận nước
thải.
Ngày nay, do sự phát triển của xã hội ngày càng cao nên nhu cầu sử dụng nước
sạch phục vụ cho sinh hoạt và giải trí ngày càng tăng, nhất là ở các đô thị lớn. Do vậy,
lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng gia tăng. Điều đáng nói ở đây
là nguồn thải này chưa qua một công đoạn xử lý nào đã thải vào môi trường (Phạm
Văn Thưởng và Đặng Đình Bạch, 2000; Lê Huy Bá, 2000).
2.2.2.4 Nước chảy tràn mặt đất
Nước chảy tràn từ mặt đất do nước mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là
nguồn gây ra ô nhiễm nước sông, ao, hồ. Nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn
theo chất rắn, hóa chất BVTV, phân bón. Nước rửa trôi qua khu dân cư, đường phố, cơ
sở sản xuất công nghiệp có thể làm ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp.
Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích của vùng,
thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước chảy qua (PGS. TS Hoàng
Hưng, 2000; Phạm Văn Thưởng và Đặng Đình Bạch, 2000).

SVTH: Huỳnh Tuấn Vũ

2102422


Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Diệp Chi

2.2.2.5. Các yếu tố tự nhiên
Các thiên tai cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nước. Hiện
tượng mưa, ngập lụt, bão là thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở các nước nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới. Hàng năm, nước ta luôn xảy ra các hiện tượng trên và gây ra ô
nhiễm nước ngày càng nặng. Hậu quả là nước sinh hoạt ngày càng khan hiếm, phát
sinh hàng loạt các dịch bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại không nhỏ về người và của.
Nhiễm phèn: các quá trình phèn hóa trong đất khi gặp nước sẽ loãng ra làm ô
nhiễm nguồn nước. Nguồn nước trở nên giàu các chất độc dạng ion Al3+, Fe2+, SO42và pH thấp mà hầu hết các sinh vật bị ngộ độc khi pH nhỏ hơn 4. Khi pH thấp sự
phóng thích các kim loại nặng từ các khoáng sét càng cao.
Nhiễm mặn: nước mặn theo thủy triều hoặc từ mỏ muối trong lòng đất, khi hòa
lẫn trong môi trường nước bị ô nhiễm clo, natri khá cao. Do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu trong những năm qua thời tiết diễn biến phức tạp, dòng chảy suy kiệt dẫn đến
mực nước trên các sông đều thấp, độ mặn cao nên xâm nhập sâu vào các vùng trong
nội địa, gây suy giảm chất lượng nước ở vùng bị tác động và lân cận (TS. Bùi Thị Nga,
2010; Lê Huy Bá, 2000; Phạm Văn Thưởng và Đặng Đình Bạch, 2000).
2.2.3. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm nước
2.2.3.1. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm nước đến sức khỏe con người
Đã từ lâu, bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước được xem là một mối
đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng.Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong
số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Điển
hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp. Ngoài ra, có nhiều bệnh khác như tả, thương hàn, các
bệnh về đường tiêu hoá, viêm gan A, viêm não, ung thư,... Tác hại ô nhiễm môi trường
nước đối với sức khỏe con người chủ yếu do nước bị ô nhiễm vi trùng, vi khuẩn và các

chất hữu cơ, kim loại nặng (Arsen, cadimi, thủy ngân,...) và các hóa chất độc hại.
Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để phục vụ
sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, số trường hợp mắt bệnh do ô nhiễm nước ngày càng gia
tăng. Theo báo cáo của Cục Quản lý Tài nguyên nước năm 2010, 80% trường hợp
bệnh lỵ và tiêu chảy là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Vũ

2102422

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Diệp Chi

nghèo. Đã có những trường hợp bị tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm (chủ yếu
là trẻ em).
Bên cạnh các bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, lỵ,... Ô nhiễm nguồn nước
còn gây bệnh thiếu máu, ung thư. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nước bị nhiễm kim
loại nặng như chì, cadimi, arsen,... Hậu quả của tình trạng này là tỉ lệ người chết do
các bệnh liên quan như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2012).
2.2.3.2. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm nước đến phát triển kinh tế
Sự ô nhiễm môi trường nước gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế: trong những
năm qua, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, kinh phí dùng để khắc
phục sự cố ô nhiễm môi trường nước mặt do các KCN gây ra đã làm thiệt hại không
nhỏ tới nền kinh tế nước ta. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình thuỷ điện mặc dù
đã đem lại những lợi ích không thể phủ nhận đối với nền kinh tế và đối với cuộc sống

sinh hoạt của cộng đồng, tuy nhiên, những ảnh hưởng và tác động của những công
trình này đối với nguồn nước cũng không nhỏ.
Ô nhiễm môi trường nước gây thiệt hại không nhỏ cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Môi trường nước mặt là nguồn tưới tiêu
chính trong hoạt động nông nghiệp. Khi nước bị ô nhiễm dẫn tới những thiệt hại đáng
kể tới hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê, sản lượng nuôi trồng
thủy sản (đặc biệt là nuôi cá bè trên sông) đã bị giảm sút nhiều do vấn đề ô nhiễm
nước sông, đặc biệt khi xảy ra các sự cố về môi trường nước.
Các thiệt hại kinh tế từ việc khắc phục sự cố môi trường do khai thác, chế biến
khoáng sản đã trở thành gánh nặng đối với nhiều địa phương. Quá trình đào, khoan, nổ
mìn làm phá vỡ các tầng đất đá, cùng với hoạt động hòa tan, rửa trôi các thành phần
chứa trong quặng và đất đá. Các hoạt động này làm thay đổi tính chất vật lý và thành
phần hóa học của nguồn nước xung quanh khu vực khai thác. Muốn phục hồi môi
trường nơi đây đòi hỏi một lượng kinh phí rất lớn (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2012).

SVTH: Huỳnh Tuấn Vũ

2102422

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Diệp Chi

2.2.3.3. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm nước đến môi trường
- Nguồn nước và sinh vật:
Nước ngầm: các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải lắng xuống đáy sông.

Sau khi phân huỷ, một phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, một phần thấm
xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi tính chất của loại nước
này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng…).
Nước mặt: gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường nước (rác
thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh
vật, tảo,…). Các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu
lại trong nước với khối lượng lớn, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm
trọng.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước. Nhiều loài thuỷ sinh do
hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể. Một số
trường hợp gây đột biến gen tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài
thuỷ sinh chết (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
- Đất và sinh vật đất:
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho đất. Nước ô nhiễm thấm vào đất: liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ
gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ, thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất, thành phần chất
hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi.
Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất ảnh hưởng đến các sinh vật đang sinh
sống trong đất như các ion Fe2+ và Mn2+ ở nồng độ cao là các chất độc hại với thực
vật…
- Không khí: các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại thông qua vòng tuần hoàn nước,
theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên.
Đồng thời là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc
hại khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

SVTH: Huỳnh Tuấn Vũ

2102422

Trang 9



×