Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.87 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG

HỘI THẢO TẬP HUẤN XÂY DỰNG NỘI DUNG,
CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP THI THPT QUỐC
GIA NĂM 2018 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TUYÊN QUANG, THÁNG 9 NĂM 2017


Quy trình biên soạn đề kiểm tra và xây dựng
ma trận đề kiểm tra môn GDCD

1
2

Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

3

Thực hành viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

4

Kĩ thuật viết câu hỏi TNKQ theo bài học/chủ đề

5
6

Thực hành viết câu TNKQ theo bài học/chủ đề



Thực hành biên soạn đề kiểm tra


KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN


1

Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2

Kĩ thuật viết câu TNKQ nhiều lựa chọn

3

Câu hỏi TNKQ theo 4 cấp độ tư duy

4

(Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao
Thực hành viết câu TNKQ theo 4 cấp độ tư duy


1. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Tự luận
- Hỏi tổng quát, gộp nhiều ý

- Cung cấp đáp án

Nhiều lựa chọn

Trắc
quan

nghiệm

khách

- Hỏi từng ý
- Chọn đáp án

Đúng-sai

Ghép câu

Điền

thêm

Diễn giải

Tiểu luận
Khoá luận

Luận văn
Luận án


5


2. Kĩ thuật viết câu TNKQ nhiều lựa chọn
- Trắc nghiệm là một trong những phương pháp pháp đánh
giá kết quả của người học, bao gồm có hai hình thức là trắc
nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Trắc nghiệm được gọi là khách quan vì hệ thống cho
điểm khách quan, kết quả chấm điểm hoàn toàn không phụ
thuộc vào người chấm.
Cấu trúc của một câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn

Câu dẫn

Phương án lựa chọn


Câu dẫn

Chức năng chính:
1. Đặt câu hỏi  Câu hỏi.
2. Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện  Câu mệnh đề chưa
hoàn chỉnh
3. Đặt ra tình huống hoặc vấn đề cho HS giải quyết


Câu dẫn

* Câu dẫn là một câu hỏi: Phải có từ để hỏi. Các phương
án trả lời là một câu độc lập nên được viết hoa ở đầu câu

và có dấu chấm ở cuối câu.
* Ví dụ: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng
có quyền được bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.


Câu dẫn

* Câu dẫn là một mệnh đề chưa hoàn chỉnh (câu bỏ lửng)
thì nối với các phương án trả lời phải trở thành câu hoàn
chỉnh. Vì thế ở đầu câu không viết hoa (trừ tên riêng, tên
địa danh) và có dấu chấm ở cuối câu.
* Ví dụ: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi
vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.


Câu dẫn

* Câu dẫn là một tình huống/vấn đề (dùng cho câu vận
dụng: phải gắn với bối cảnh trong đó có chứa tình
huống/vấn đề mà HS cần vận dụng kiến thức đã học để
nhận xét, đánh giá hoặc đưa ra cách giải quyết.
* Ví dụ: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải

tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là
hành vi vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.


Câu dẫn

* Câu dẫn là câu phủ định: phải in đậm từ phủ định để
học sinh xác định đúng câu trả lời.
* Ví dụ: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây
thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.


Yêu cầu khi viết câu dẫn
1) Câu dẫn phải diễn đạt rõ ràng, phải đưa ra đẩu thông tin để học
sinh hiểu được câu hỏi và biết rõ nhiệm vụ mình phải hoàn
thành. ý chính để hỏi phải nằm trong câu dẫn (tốt nhất nên để ở
đầu câu).
2) Nên trình bày theo định dạng câu hỏi thay vì định dạng hoàn
chỉnh câu.
3) Nên viết ngắn gọn tránh dài dòng. Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật
ngữ nhiều lần.

4) Nên trình bày ở thể khẳng định. Nếu sử dụng dạng phủ định thì
cần in đậm hoặc gặch chân ở từ phủ định.
5) Nếu viết dạng câu hỏi thì cuối câu có dấu chấm hỏi (?). Nếu viết
dạng hoàn chỉnh câu thì để trống, tức là không có dấu (:)


Một số lỗi thường gặp khi soạn câu dẫn
Câu dẫn không đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc vấn đề cần giải quyết
VD: Quy phạm pháp luật?
A. HS phải mặc đồng phục của nhà trường vào ngày thứ 2 hàng tuần.
B. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.
C. Chủ nhật hàng tuần, các hộ gia đình phải tham gia dọn vệ sinh khu phố.
D. ĐV có quyền ứng cử, đề cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.
Sửa thành câu dẫn đặt ra câu hỏi trực tiếp
Trường hợp nào dưới đây là quy phạm pháp luật?
A. HS phải mặc đồng phục của nhà trường vào ngày thứ 2 hàng tuần.
B. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.
C. Chủ nhật hàng tuần, các hộ gia đình phải tham gia dọn vệ sinh khu phố.
D. Đoàn viên có quyền ứng cử, đề cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của
Đoàn.


Một số lỗi thường gặp khi soạn câu dẫn

Câu dẫn là câu hỏi không gắn với p/a lựa chọn (tự luận)
VD: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò gì?
A. Bảo vệ các giai cấp
B. Bảo vệ các công dân
C. Quản lí xã hội
D. Quản lí công dân


Sửa thành câu dẫn là câu mệnh đề
Pháp luật là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò
A. bảo vệ các giai cấp.
B. bảo vệ các công dân.
C. quản lí xã hội.
D. quản lí công dân.


Một số lỗi thường gặp khi soạn câu dẫn
Câu dẫn là câu có chức năng chuyển ý/giới thiệu trong SGK
Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ những
góc độ nào dưới đây?
A. Giai cấp và xã hội
B. Nhà nước và công dân
C. Nhà nước và xã hội
D. Giai cấp và Nhà nước
Sửa thành câu dẫn là câu mệnh đề
Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện trong mối quan hệ nào
dưới đây?
A. Công dân với xã hội.
B. Công dân với tổ chức.
C. Công dân với nhà nước.
D. Công dân với pháp luật.


Phương án lựa chọn
Phương án đúng
Chức năng chính:
- Trả lời câu hỏi

- Thể hiện sự hiểu biết
của HS và sự lựa chọn
chính xác hoặc tốt nhất
cho câu hỏi hay vấn đề
mà GV đưa ra.

Phương án nhiễu
Chức năng chính:
- Là câu trả lời hợp lý
(nhưng không chính xác)
đối với câu hỏi/vấn đề được
nêu ra trong câu dẫn.
- Chỉ hợp lý đối với những
HS không có kiến thức,
không đọc tài liệu đầy đủ.
- Không hợp lý đối với HS
có kiến thức, chịu khó học.


Yêu cầu khi viết các phương án lựa chọn

1) Phải chắc chắn có một đáp án đúng, chính xác nhất.

2) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
3) Nên sắp xếp theo một trật tự nào đó, hết câu phải có dấu chấm (.)
4) Các phương án lựa chọn phải đồng nhất nội dung, ý nghĩa, hình thức.
- Phương án nhiễu tránh quá khác biệt so với phương án đúng (sai lộ liễu)
- Các phương án không được gợi ý cho nhau, câu sau không là đáp án
của câu trước.
- Phương án đúng không nên dài hơn các phương án nhiễu hoặc được

ghép từ nội dung của các phương án nhiễu. Các phương án trả lời
nên có độ dài gần bằng nhau
5) Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần.
6, Nên giải thích lí do vì sao đó là phương án nhiễu. Phương án nhiễu
thường được xây dựng trên các lỗi hoặc nhận thức sai lệch của HS.
7) Không sử dụng cụm từ: “Tất cả các phương án trên”, “Không có
phương án nào”, “a và b đúng”. “a và b sai”.


Một số lỗi thường gặp khi soạn các phương án lựa chọn
Các phương án không đồng nhất, không phù hợp với câu dẫn
Quyền bình đẳng của CD được thể hiện trong mối quan hệ giữa:
A. Giai cấp và xã hội
B. Nhà nước và công dân
C. Nhà nước và xã hội
D. Giai cấp và Nhà nước

Sửa lại:
Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện trong mối quan
hệ giữa công dân với
A. xã hội.
B. tổ chức.
C. nhà nước.
D. pháp luật.


Một số lỗi thường gặp khi soạn các phương án lựa chọn

Các phương án trả lời quá dài
Nội dung nào sau đây không thể hiện tính xác định chặt chẽ về

mặt hình thức của pháp luật?
A. Các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành đòi hỏi diễn đạt phải chính xác,
một nghĩa.
B. Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều do cơ quan quyền lực
cao nhất của nhà nước là Quốc hội ban hành.
C. Nội dung văn bản pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành
không được trái với nội dung văn bản pháp luật do cơ quan cấp
trên ban hành.
D. Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải
phù hợp, không được trái Hiến pháp.


Sửa lại
Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính xác định chặt chẽ về mặt hình
thức của pháp luật?
A. Các văn bản pháp luật diễn đạt phải chính xác, một nghĩa.
B. Mọi văn bản pháp luật đều do Quốc hội ban hành.
C. Nội dung của mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp.
D. Văn bản hiệu lực pháp lí thấp hơn không trái với văn bản hiệu lực pháp
lí cao hơn.


Một số lỗi thường gặp khi soạn các phương án lựa chọn

Các phương án trả lời không đồng nhất về hình thức
Quyền học tập của công dân là:
A. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao.
B. Mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.
C. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức và có thể

học thường xuyên, học suốt đời.
D. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể
học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình
thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.


Sửa lại:
Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học
bất cứ ngành nghề nào, học bằng nhiều hình thức, học
thường xuyên, học suốt đời. Điều này thể hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. phát triển của công dân.
D. dân chủ của công dân.
Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao là một trong
những nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền dân chủ của công dân.
B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền phát triển của công dân.
D. Quyền học tập của công dân.


Mọi công dân đều có thể học bất cứ ngành nghề nào là một
trong những nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền dân chủ của công dân.
B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền phát triển của công dân.
D. Quyền học tập của công dân.

Mọi công dân đều có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học

thường xuyên, học suốt đời là một trong những nội dung của
quyền nào dưới đây?
A. Quyền dân chủ của công dân.
B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền phát triển của công dân.
D. Quyền học tập của công dân.


3. Câu hỏi TNKQ theo 4 cấp độ tư duy

(Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao
Câu nhận biết:
- Là câu hỏi tái hiện các định nghĩa, khái niệm, nội dung kiến thức
đã học.
- Cần đặt câu hỏi ở dạng đơn giản nhất, chỉ cần đọc câu hỏi và các
phương án trả lời là học sinh có thể trả lời ngay, không cần nghĩ
nhiều; các phương án trả lời có độ nhiễu đơn giản nhất; câu dẫn
nên ngắn gọn, dễ hiểu.
Ví dụ: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới
quan hệ nào dưới đây?
A. xã hội và kinh tế.
B. lao động và xã hội.
C. tài sản và nhân thân.
D. kinh tế và lao động


3. Câu hỏi TNKQ theo 4 cấp độ tư duy

(Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao
Câu thông hiểu:

- Là câu diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học
bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt
động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp
- Nói cách khác đó là câu ở mức độ cao hơn nhận thức, có độ
khó hơn câu nhận biết. Để trả lời câu hỏi này, học sinh cần hiểu
được kiến thức đã học. Đối với câu hỏi dạng này có thể hỏi
ngược.
Ví dụ: Trong trường hợp nào sau đây thì bất kì ai cũng có quyền
được bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.


×