Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua hội bảo vệ người tiêu dùng theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 100 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRN TH TUYN

BảO Vệ QUYềN LợI NGƯờI TIÊU DùNG
THÔNG QUA HộI BảO Vệ NGƯờI TIÊU DùNG
THEO PHáP LUậT VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRN TH TUYN

BảO Vệ QUYềN LợI NGƯờI TIÊU DùNG
THÔNG QUA HộI BảO Vệ NGƯờI TIÊU DùNG
THEO PHáP LUậT VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN TRNG IP

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Tuyền


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG VÀ HỘI BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG .... 7
1.1.

Những vấn đề chung về bảo vệ ngƣời tiêu dùng ........................... 7

1.1.1.


Khái niệm ngƣời tiêu dùng ................................................................ 7

1.1.2.

Vai trò của ngƣời tiêu dùng................................................................ 9

1.1.3.

Khái quát về các thiết chế chủ yếu trong bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng .......................................................................................... 11

1.2.

Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông qua Hội bảo vệ
ngƣời tiêu dùng theo pháp luâ ̣t Viêṭ Nam ................................... 15

1.2.1.

Khái niệm......................................................................................... 15

1.2.2.

Đặc điểm .......................................................................................... 15

1.2.3.

Các biện pháp bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ............................ 16

1.2.4.


Địa vị pháp lí của Hội bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng................ 19

1.2.5.

Nô ị dung bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i ngƣời tiêu dùng t

hông qua hoa ̣t

đô ̣ng bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng của Hô ̣i bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùn g .... 24
1.2.6.

Kinh nghiê ̣m hoa ̣t đô ̣ng của tổ chƣ́c bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i ngƣời tiêu
dùng ở một số nƣớc trên thế giới và bài ho ̣c đố i với Viê ̣t Nam ...... 38

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 43


Chƣơng 2: BẢO VỆ Q UYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙ NG THÔNG
QUA HOA ̣T ĐỘNG CỦ A HỘI BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU
DÙNG Ở VIỆT NAM .................................................................... 44
2.1.

Quyền của ngƣời tiêu dùng theo pháp luâ ̣t Viêṭ Nam................ 44

2.1.1.

Quyề n đƣ ợc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác ........................................................... 44


2.1.2.

Quyề n đƣợc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ................................................. 45

2.1.3.

Quyề n lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình........... 47

2.1.4.

Quyề n góp ý ki ến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ.............................................................................................. 47

2.1.5.

Quyề n tham gia xây d ựng và thực thi chính sách, pháp luật về
bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng .................................................... 48

2.1.6.

Quyề n yêu c ầu bồi thƣờng thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ
không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật .................................... 48

2.1.7.

Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi
kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật ........... 49


2.1.8.

Quyền đƣ ợc tƣ vấn, hỗ trợ, hƣớng dẫn kiến thức về tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ ............................................................................. 50

2.2.

Thƣ̣c tra ̣ng bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông qua Hội
bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Viêṭ Nam .............................................. 51

2.2.1.

Nhƣ̃ng thành tƣ̣u đa ̣t đƣơ ̣c trong công tác b

ảo vệ quyền lợi

ngƣời tiêu dùng của Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng ............................ 51
2.2.2.

Nhƣ̃ng hạn chế , khó khăn trong công tác b

ảo vệ quyền lợi

ngƣời tiêu dùng của Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng ............................ 72
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 78


Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC BẢO
VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG ....... 79

3.1.

Cơ sở khoa ho ̣c, lý luâ ̣n thƣ̣c tiễn của mô ̣t số giải pháp............. 79

3.2.

Mô ̣t số giải pháp cu ̣ thể ................................................................. 81

3.2.1.

Dƣới góc đô ̣ lâ ̣p pháp....................................................................... 81

3.2.2.

Dƣới góc đô ̣ hoa ̣t đô ̣ng của Hô ̣i....................................................... 83

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở những nƣớc phát triển thì vấn đề bảo vệ ngƣời tiêu dùng hoạt
rấ t hiê ụ quả và nhâ ̣n đƣơ ̣c nhiề u sƣ̣ quan

đô ̣ng

tâm tƣ̀ phiá cơ quan nhà nƣớc , và


các tổ chức xã hội . Ở Việt Nam , trong bố i cảnh kinh tế thị trƣờng có nhiều
biến đổi, khoa học công nghệ ngày càng phát triển hàng hóa, sản phẩm của
các nƣớc sẽ tràn ngập vào Việt Nam, ngƣời tiêu dùng có nhiề u cơ hô ̣i sƣ̉ du ̣ng
nhƣ̃ng sản phẩ m tố t hơn với giá ƣu đaĩ hơn , nguy cơ bi ̣thiê ̣t ha ̣i và quyề n lơ ̣i
của ngƣời tiêu dùng ngày càng bị vi phạm hơn

. Vấ n đề bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i

ngƣời ti êu dùng là trách nhiê ̣m của nhà nƣớc

, doanh nghiê ̣p , các cơ quan

chuyên nghành và của chin
́ h ngƣời tiêu dùng . Trong lô ̣ triǹ h hô ̣i nhâ ̣p kinh tế
quố c tế của nƣớc ta, đă ̣c biê ̣t là sau khi Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p tổ chƣ́c thƣơng ma ̣i
thế giới (WTO), vấ n đề bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng không chỉ có tiń h chấ t quố c
gia mà còn mang tin
́ h quố c tế . Đây cũng chính là một thách thức mới cho các
tổ chƣ́c bảo vệ quyề n lơ ̣i ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam.
Mô ̣t nề n sản xuấ t hiê ṇ đa ̣i sẽ mang đế n cho ngƣời tiêu dùng đƣơ ̣c sƣ̉
dụng những sản phẩm tiến bộ đa dạng phong phú hơn . Tuy nhiên chất lƣợng
hàng hóa, dịch vụ mới thực sự là vấ n đề đáng quan tâm. Hiện nay, tình trạng
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, hàng không đảm bảo an toàn …
xuất hiện ngày càng nhiều và có nguy cơ ngày càng gia tăng. Ngƣời tiêu dùng
ngày càng đứng trƣớc vấn nạn sử dụng

hàng hóa, dịch vụ không an toàn ,

không đảm bảo chấ t lƣơ ̣ng . Quyền lợi ngƣời tiêu dùng vẫn bị xâm phạm
nhiều nơi, nhiều lĩnh vực mà bản thân ngƣời tiêu dùng cũng không thể lƣờng

trƣớc đƣơ ̣c nhƣ̃ng thiê ̣t thòi mà miǹ h phải chịu, điề u đó đòi hỏi cần phải có
thiết chế đảm bảo lợi ích cho ngƣời tiêu dùng.
Một trong những chủ trƣơng chính sách quan trọng của Đảng và nhà
nƣớc nhằm thực hiện hóa mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng,

1


dân chủ văn minh là b ảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, nhƣng pháp luật nƣớc
ta chƣa đủ mạnh, chă ̣t chẽ để trở thành một công cụ pháp lý hữu hiệu bảo vệ
ngƣời tiêu dùng. Vì vậy việc nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh pháp lý về bảo
vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là một yêu cầu cấp thiết, vấn đề bảo vệ quyền
lợi cho ngƣời tiêu dùng là vấn đề mang tính thời sự, cần đƣợc quan tâm. Đảng
và Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng ban hành các chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật, đồng thời tiến hành nhiều biện pháp để thực hiện công tác bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Để những chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc
thƣ̣c sƣ̣ có hiê ̣u quả thì không thể thiế u vai trò của các thiết chế bảo vệ quyền
lợi ngƣời tiêu dùng, mà Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng là một trong những thiết
chế đóng vai trò quan trọng đối với ngƣời tiêu dùng.
Ở Viê ̣t Nam pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là một lĩnh vực
còn khá mới mẻ không chỉ đối với ngƣời tiêu dùng mà còn mới đối với ngay
cả các cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, các tổ chức bảo vệ ngƣời tiêu
dùng. Vì vậy quan niệm về thiết chế bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ít đƣợc
đề cập trong các nghiên cứu khoa học pháp lí ở nƣớc ta.
Trong nề n kinh tế thi ̣trƣờng , vấ n đề s ản xuất và tiêu dùng là hai mặt
của một vấn đề vừa đối lập vừa thống nhất với nhau
giƣ̃a ngƣời tiêu dùng

. Trong mố i quan hê ̣


với nhà sản xuấ t kinh doanh dich
̣ vu ̣

, hàng hóa thì

ngƣời tiêu dùng luôn ở vi ̣thế yế u hơn , và tự bản thân ngƣời tiêu dùng không
đủ ma ̣nh để đƣ́ng lên bảo vê ̣ miǹ h trong các giao dich
̣ . Kinh nghiệm ở nhiều
nƣớc cho thấy, muốn bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng cần có những tổ chức
hỗ trợ bên cạnh, sẽ không thể có lực lƣợng chức năng đủ đông, đủ mạnh để
xử lý hết đƣợc những diễn biến ngày một phƣ́c ta ̣p trong việc xâm phạm
quyền lợi của ngƣời tiêu dùng mà cầ n có sƣ̣ giúp đỡ tƣ̀ mô ̣t tổ chƣ́c bảo vê ̣
họ. Hô ̣i bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng là mô ̣ t tổ chƣ́c hoa ̣t đô ̣ng theo pháp luâ ̣t với
các tôn chỉ và mục đích rõ ràng

, đƣơ ̣c thành lâ ̣p tƣ̀ trung ƣơng tới điạ

2


phƣơng, kiế n thƣ́c chuyên môn sâu rô ̣ng , đƣơ ̣c đào ta ̣o về ki ̃ năng tiêu dùng ,
sẵn sàng tham gia bảo vê ̣ ngƣời tiêu dù ng. Pháp luật đã trao quy ền hạn cho
các Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng, xong dù đã đƣợc trao quyề n ha ̣n nhƣng trên
thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà Hội bảo vệ ngƣời
tiêu dùng vẫn chƣa thực hiện tốt chức năng bảo vệ ngƣời tiêu dùng, hoạt
đô ̣ng của Hội còn mờ nhạt.
Mong muố n đƣơ ̣c nghiên cƣ́u , tìm hiểu các quy định pháp luật trong
công tác bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, thông qua hoạt động của Hội bảo
vệ ngƣời tiêu dùng nhằ m bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i chiń h đáng cho ngƣời tiêu dù ng.
Nghiên cƣ́u nhƣ̃ng quy đinh

̣ thông qua hoạt động của Hội trong việc bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng giúp các nhà làm luâ ̣t của Viê ̣t Nam hoàn thiê ̣n
công tác bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và đƣa ra phƣơng hƣớng, giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng; đẩy
mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
2. Tình hình nghiên cứu
Pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng tại Việt Nam ra đời muộn
hơn so với thế giới nên còn khá non yếu, vai trò của các tổ chức bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng còn khá mờ nhạt. Việc nghiên cứu về vấn đề Hội
bảo vệ ngƣời tiêu dùng ít đƣợc đề cập đến trong các công trình nghiên cứu,
vấn đề bảo vệ ngƣời tiêu dùng mới xuất hiện trong những năm gần đây, có
thể kể đến một số công trình nhƣ: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, tạp chí Luật học số 11/2010; Đặc san tuyên
truyền pháp luật số 06/2011 chủ đề pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu
dùng; Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam do TS, Nguyễn Thị Vân Anh chủ nhiệm 2012;
Báo cáo nghiên cứu Thiết chế bảo vệ ngƣời tiêu dùng: Thực trạng Việt Nam,
kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện; Luận án, hoàn thiện pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị

3


Thƣ năm 2013; Tổng quan khoa học đề tài cấp bộ: Đảm bảo quyền của
người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay – cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu quyền con ngƣời chủ
nhiệm đề tài tiến sĩ Tƣờng Duy Kiên…
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu
dùng chƣa phổ biến và ít đƣợc đề cập trong các công trình nghiên cứu khoa
học pháp lí ở Việt Nam, nghiên cứu vai trò và thực tiễn hoạt động của Hội

bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng giúp
kiểm soát các thủ đoạn hạn chế hay lạm dụng trong buôn bán có thể có hại
đến ngƣời tiêu dùng, đảm bảo các chính sách và biện pháp bảo vệ ngƣời tiêu
dùng đƣợc thực hiện với sự quan tâm đúng mức.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Các quan điểm, các nghiên cứu về quyền của ngƣời tiêu dùng;
- Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là hệ thống các văn bản
pháp luật của Việt Nam về vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng;
- Thực tiễn bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông qua một số hoạt
động của Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng;
- Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc bảo vệ quyền
lợi ngƣời tiêu dùng.
- Đề tài trong phạm vi nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ
quyền của ngƣời tiêu dùng, có sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Nghiên cứu
các quy định hiện hành của pháp luật về bảo vệ các quyền của ngƣời tiêu
dùng, nghiên cứu thực trạng bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông qua hoạt
động của Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng tại Việt Nam. Từ đó rút ra đƣợc những
giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu cụ thể và có hệ thống hoạt động của Hội bảo vệ ngƣời tiêu

4


dùng trong bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng trên cơ sở lý luận và khai
thác thực tiễn tại Việt Nam, đánh giá thực trạng hoạt động của Hội trong việc
thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng; tìm ra những khó khăn,
hạn chế trong hoạt động để từ đó đề xuất giải pháp, phƣơng hƣớng nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong công tác bảo vệ

ngƣời tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi ngƣời tiêu dùng đƣợc thực thi.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài đƣợc thực hiện để đạt những mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về ngƣời tiêu dùng,
các quyền cơ bản của ngƣời tiêu dùng.
- Nghiên cứu vai trò c ủa Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong việc bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng nhằm thúc đẩy và bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nƣớc về các Hội bảo vệ ngƣời tiêu
dùng nhằm tăng cƣờng hiệu quả trong công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng;
- Nghiên cứu hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông qua
Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam.
- Nêu rõ những bất cập, hạn chế về quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong việc
bảo vệ ngƣời tiêu dùng thông qua Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam.
- Kiến nghị hƣớng sửa đổi, đƣa ra định hƣớng cho việc hoàn thiện vấn
đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông qua hoạt động của Hội bảo vệ
ngƣời tiêu dùng tại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu
rất nhiều các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng nhƣ: Phƣơng pháp thu thập tài
liệu, xử lý thông tin; phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp thống
kê, bình luận, đánh giá, diễn giải, quy nạp… kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
làm rõ vấn đề nghiên cứu.

5


6. Ý nghĩa của đề tài của đề tài
Đề tài “ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua Hội bảo vệ người
tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam” sẽ trƣ̣c tiế p nghiên cƣ́u chuyên sâu , làm
rõ các vấn đề sau:

Thứ nhấ t, nghiên cƣ́u những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i
ngƣời tiêu dùng.
Thứ hai: phân tích, đánh giá làm rõ vai trò của Hội bảo vệ ngƣời tiêu
dùng trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng . Qua đó tim
̀ hiể u , nghiên
cƣ́u th ực trạng hệ thống pháp luật về hoạt động của Hội trong việc bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
Thứ ba: Từ nghiên cứu về lý luận cũng nhƣ thực tiễn pháp luật, kiến
nghị hƣớng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
thông qua hoạt động của Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam.
Đề tài này mang ý nghiã lý luâ ̣n cho viê ̣c xây dƣ̣ng nhƣ̃ng quy pha ̣m pháp
luâ ̣t đầ y đủ đố i với các tổ chức bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, là cơ sở cho
viê ̣c áp du ̣ng các quy định pháp luâ ̣t bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong thƣ̣c tiễn của
Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng,
Tổng quan về Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
Chương 2: Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong công tác bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông qua hoạt động của Hội bảo vệ ngƣời tiêu
dùng ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao công tác bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng thông qua hoạt động của Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU

DÙNG VÀ HỘI BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG
1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ ngƣời tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Trong bản Hƣớng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ ngƣời tiêu dùng
ban hành từ năm 1985 và đã đƣợc điề u chỉnh vào năm 1999, khái niệm ngƣời
tiêu dùng không đƣợc giải thích một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo bản hƣớng
dẫn này ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng 8 quyền sau đây: (1) quyền đƣợc thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản, (2) quyền đƣợc an toàn, (3) quyền đƣợc thông tin,
(4) quyền đƣợc lựa chọn, (5) quyền đƣợc lắng nghe, (6) quyền đƣợc khiếu nại
và bồi thƣờng, (7) quyền đƣợc giáo dục, đào tạo về tiêu dùng, (8) quyền đƣợc
có môi trƣờng sống lành mạnh và bền vững [11, tr.33]. Đây chỉ có thể là các
quyền mà chỉ chủ thể là cá nhân con ngƣời mới đầy đủ tƣ cách để thụ hƣởng.
Ngƣời tiêu dùng (consumer) là khái niệm phổ biế n đƣợc hiểu dƣới
nhiều khía cạnh khác nhau trong các lĩnh vực của đời số ng xã hô ̣i cũng nhƣ
trong khoa ho ̣c pháp lý.
Dưới góc độ kinh tế:
Ngƣời tiêu dùng là phạm trù chỉ những chủ thể tiêu thụ của cải đƣợc
tạo ra bởi nền kinh tế. Ngƣời tiêu dùng là ngƣời mua nhƣng khác với mua
nguyên liệu hoặc mua hàng để bán lại, họ là những ngƣời sử dụng hàng hóa,
dịch vụ cuối cùng và làm chúng tiêu hao hoặc biến mất qua việc sử dụng đó.
Trong mọi nền sản xuất xã hội, xét cho cùng, đối tƣợng đƣợc hƣớng đến
chính là ngƣời tiêu dùng. Những động thái chi tiêu của họ đối với những
ngành, nhóm ngành nhất định là tƣ liệu để rút ra định hƣớng đầu tƣ, sản xuất
và tiếp thị cho các doanh nghiệp.

7


Dưới góc độ pháp lí:
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, khái niệm ngƣời tiêu dùng chỉ xuất

hiện với tƣ cách là chủ thể pháp luật từ khi lĩnh vực pháp luật về bảo vệ ngƣời
tiêu dùng đƣợc ra đời [35, tr.8]. Trƣớc đó, ngƣời tiêu dùng chỉ là khái niệm
của kinh tế học. Họ cũng vẫn tham gia các quan hệ dân sự nhằm mục đích
sinh hoạt, tiêu dùng nhƣng chỉ đƣợc coi là một bên trong các hợp đồng dân
sự. Vì vậy, dƣới góc độ pháp lí, ngƣời tiêu dùng là đối tƣợng đƣợc bảo vệ
theo pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
Đinh
̣ hiǹ h đƣợc đối tƣợng đƣợc bảo vệ theo pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu
dùng còn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Ngƣời tiêu
dùng không thể là đối tƣợng chung chung mà luôn là các chủ thể cụ thể.
Thông thƣờng, pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng các nƣớc giới hạn ngƣời tiêu
dùng là các cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động
kinh doanh, thƣơng mại hoặc hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp [35].
Quan niê ̣m về ngƣời tiêu dùng ở các quố c gia đƣơ ̣c đinh
̣ nghiã khác
nhau, ngƣời tiêu dùng có thể là cá nhân (thể nhân) hoă ̣c pháp nhân . Theo chỉ
thị 93/13/EEC năm 1993 của Hội đồng Châu Âu tại Điều

2 thì “người tiêu

dùng được xác định là con người tự nhiên ”. Luâ ̣t tiêu dùng Pháp đinh
̣ nghiã :
“Người tiêu dùng được hiểu là người không phải chủ doanh nghiê ̣p, tức là thể
nhân mua các sản phẩm và dùng các di ̣ch vụ để phục vụ cho gia đình hoặc
bản thân ” [38]. Luâ ̣t bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng Đài Loan ban hành ngày
11/01/1994, bổ sung năm 2005 ghi nhâ ̣n ngƣời tiêu dùng là “ngƣời tham gia
vào các giao dịch, sƣ̉ du ̣ng hàng hóa hoă ̣c dich
̣ vu ̣ vì mu ̣c đích tiêu dùng”.
Ở Việt Nam, lầ n đầ u tiên xuấ t hiê ̣n khái niệm ngƣời tiêu dùng trong
Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 1999: “Người tiêu

dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu

8


dùng ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn, với nhiều các quy định mới cho ra đời
Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010 tiến bộ hơn pháp lệnh bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Một lần nữa khái niệm ngƣời tiêu dùng lại đƣợc lặp
lại: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích
tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức” [27, Điều 3, Khoản 1].
Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng Việt Nam không quy định về
hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Tuy vậy, có thể hiểu đƣợc rằng, đó là những gì
đƣợc phép lƣu thông và đƣợc ngƣời ta mua về để sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt, tiêu dùng cho cá nhân, cho gia đình. Theo quy định nhƣ trên thì
ngƣời tiêu dùng không chỉ là ngƣời mua mà còn là ngƣời sử dụng hàng hóa,
dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt, hoặc vừa là ngƣời mua vừa là
ngƣời sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
1.1.2. Vai trò của người tiêu dùng
Ngƣời tiêu dùng là những con ngƣời, là tất cả chúng ta [34]. Là trung
tâm của những mối quan tâm về sự phát triển toàn diện và lâu dài, con ngƣời
có quyền đƣợc hƣởng các sản phẩm an toàn, lành mạnh phù hợp với thu nhâ ̣p
và nhu cầu của mình. Trong quan hệ mua sắm hoặc tiêu dùng hàng hoá, dịch
vụ, ngƣời tiêu dùng thƣờng gă ̣p nhiề u yếu thế. Vì vậy, cầ n có mô ̣t cơ chế bảo
đảm sự an toàn đối với ngƣời tiêu dùng khi ho ̣ tham gia các giao dịch với các
nhà sản xuấ t kinh doanh hàng hóa , dịch vụ, đảm bảo quyề n và lơ ̣i ích cho
ngƣời tiêu dùng.
Ngƣời tiêu dùng có vai trò quan tro ̣ng trong nề n kinh tế

, nề n kinh tế


không thể tồ n ta ̣i và phát triể n nế u thiế u ngƣời tiêu dùng , mọi hoạt động sản
xuấ t và tiêu dùng đều gắn liền với nhu cầu của con ngƣời . Ngƣời tiêu dùng
giữ vị trí trung tâm của nền kinh tế và là đối tƣợng hƣớng tới của mọi doanh
nghiệp, sƣ̉ du ̣ng các sản phẩm của doanh nghiê ̣p. Tùy thuộc vào thị hiếu của
ngƣời t iêu dùng và ý kiến thu thập đƣợc từ phía ngƣời tiêu dùng mà doanh

9


nghiệp có thể điều chỉnh lại phƣơng pháp sản xuất, hoàn thiện sản phẩm của
mình sao cho phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, bởi sự thành bại của
doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc ngƣời tiêu dùng có sƣ̉ du ̣ng sản
phẩ m của doanh nghiê ̣p hay không.
Kinh tế càng phát triển hàng hóa , dịch vụ không ngừng gia tăng về số
lƣơ ̣ng, chấ t lƣơ ̣ng , chủng loại , mẫu mã , các doanh nghiệp có nhiều các
phƣơng thƣ́c ca ̣nh tranh làm ảnh hƣơởng đến ngƣời tiêu dùng . Ngƣời tiêu
dùng luôn phải đố i mă ̣t với

tình trạng bất cân xứng về thông tin của sản

phẩ m, do không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ,
cũng nhƣ do những hạn chế trong hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật nên
thƣờng không hiểu đƣợc đầy đủ tính năng, công dụng, chất lƣợng, các rủi ro
liên quan tới quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, luôn phải chiụ thiê ̣t thòi ,
quyề n lơ ̣i bi ̣xâm pha ̣m .
Ngƣời tiêu dùng luôn ở vi ̣tri ̣yế u t hế hơn so với các danh nghiê ̣p , và
các doanh nghiệp luôn nắ m rõ ƣu thế của miǹ h . Các đơn vị sản xuấ t, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có nhiề u hành vi không lành mạnh trong kinh doanh
nhằ m thuyết phục ngƣời tiêu dùng sƣ̉ du ̣ng sản phẩ m


của họ thu lợi nhuận

cao, gây ảnh hƣởng đến quyề n đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng các sản phẩ m an toàn lành ma ̣nh
của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng không hiể u biế t đầ y đủ nhƣ̃ng quyề n và
lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của mình trong các g iao dich
̣ , dẫn đế n tình trạng k hi mua
hàng không lấy hóa đơn, chứng từ, bảo hành nên về sƣ̉ du ̣ng xảy ra thiê ̣t ha ̣i
không có cơ sở để giải quyết. Vì vâ ̣y, cầ n có nhƣ̃ng công cu ̣ , nhƣ̃ng thiế t chế
xã hội để bảo vệ quyề n lơ ̣i ngƣời tiêu dùng , cầ n có nhƣ̃ng tổ chƣ́c có đầ y đủ
công cu ̣ pháp lý , cũng nhƣ kiến thức chuyên môn đủ mạnh để bảo vệ ngƣời
tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng thực chất cũng là bảo vệ sản xuất,
đảm bảo cho sản xuấ t phát triể n hiê ̣u quả, hƣớng tới tiêu dùng bề n vƣ̃ng.
Để phát triển kinh tế bền vững, bất kì nhà nƣớc nào cũng đều phải có

10


một công cụ mạnh hơn để bảo vệ ngƣời tiêu dùng , đó là chính sách bảo vệ
ngƣời tiêu dùng để bảo đảm cho ngƣời tiêu dùng có thể dựa vào đó để tự
mình bảo vệ hoặc mô ̣t đa ̣i diê ̣n pháp lý sẵn sàng bảo vệ họ trƣớc những hành
vi vi pha ̣m pháp luật của các doanh nghiệp.
1.1.3. Khái quát về các thiết chế chủ yếu trong bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
Ở Việt Nam, quan niệm về thiết chế bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ít
đƣợc đề cập trong các sách, báo và các công trình nghiên cứu khoa học pháp
lí ở nƣớc ta. Trong nhƣ̃ng năm gầ n đây , thuâ ̣t ngƣ̃ “thiế t chế ” hay đƣơ ̣c sƣ̉
dụng song hành với thuật ngữ “thể chế” trong các dự án , chƣơng triǹ h nghiên
cƣ́u về cải cách pháp luâ ̣t , cải cách thể chế phục vụ sự vận hành của nền kinh
tế thi ̣trƣờng [3, tr.7-14].

Trên cơ sở pháp luật Việt Nam hiện hành và tham khảo kinh nghiệm
quốc tế, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quỳ, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp đã đƣa
ra khái niệm thiết chế bảo vệ ngƣời tiêu dùng nhƣ sau: Thiết chế bảo vệ ngƣời
tiêu dùng là các cơ quan, tổ chức có chức năng giải quyết hoặc trực tiếp hỗ trợ
giải quyết các yêu cầu bảo vệ của ngƣời tiêu dùng [35, tr.58].
Nhƣ vâ ̣y , thiết chế bảo vệ ngƣời tiêu dùng bao gồm thiết chế công
quyền và thiết chế phi công quyền. Thiết chế công quyền gồ m cơ quan quản lí
nhà nƣớc chuyên trách về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, các cơ quan quản
lí ngành, hệ thống cơ quan tài phán về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
Thiết chế phi công quyền gồ m H ội bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng và các
hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hệ thống cơ quan truyền thông...
Pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng là công cu ̣ pháp lý để bảo vệ ngƣời
tiêu dùng, các quyề n năng của ngƣời tiêu dùng đƣơ ̣c pháp luâ ̣t ghi nhâ ̣n đầ y
đủ, và ngƣời tiêu dùng chỉ thực sự đƣợc bảo vệ khi có một thể chế pháp lý
chặt chẽ đảm bào quyền lợi của mình. Các thiết chế bảo vệ ngƣời tiêu dùng có

11


vai trò quan tro ̣ng đố i với yêu cầu, đòi hỏi của của ngƣời tiêu dùng trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích của tiêu dùng thông qua việc triển khai, tổ chức thực
hiện chính sách và pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thiết chế bảo vệ ngƣời tiêu
dùng ở Việt Nam chủ yếu gồm:
- Các cơ quan quản lí nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
[27, Điều 25, 26, 47, 48 và 49].
Theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010
[27, Điều 47, Khoản 1], Cơ quan quản lí nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng bao gồm: Chính phủ, Bộ Công thƣơng, Bộ quản lí ngành, ủy ban
nhân dân các cấp.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng trong phạm vi cả nƣớc. Trong hoạt động thực thi pháp luật nói
chung và pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng nói riêng, Chính phủ
giữ vai trò chỉ đạo, xây dựng chính sách, pháp luật, điều phối hoạt động,
kiểm tra, giám sát việc thi hành luật; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra nhà nƣớc;
tổ chức và chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc trách
nhiệm của Chính phủ [24, Điều 18].
Bộ Công thƣơng chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản
lí nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong phạm vi cả nƣớc
[27, Điều 47, Khoản 2]. Hai đơn vi ̣trƣ̣c thuô ̣c là C ục Quản lý thị trƣờng và
Cục Quản lý cạnh tranh. Cục Quản lý thị trƣờng là cơ quan thuộc Bộ Công
thƣơng có chức năng giúp Bộ trƣởng thực hiện quản lý nhà nƣớc về công tác
kiểm soát thị trƣờng, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong
hoạt động thƣơng mại ở thị trƣờng trong nƣớc, thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành thƣơng mại theo quy định của pháp luật. Cục Quản lý cạnh

12


tranh là cơ quan chuyên trách đƣợc giao nhiệm vụ giúp Bộ trƣởng Bộ Công
thƣơng thực hiện quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
(Khoản 2 Điều 24 Nghị định 55/2008/NĐ-CP).
Bộ Khoa học và công nghệ hiện là cơ quan đƣợc pháp luật giao cho
nhiệm vụ “chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện thống nhất quản lí nhà
nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa” [25, Điều 68, Khoản 2]. Bô ̣ có trách
nhiệm chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lƣợc, quy
hoạch, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về chất lƣợng sản phẩm,
hàng hóa; có trách nhiệm thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lí vi phạm
pháp luật về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực đƣợc phân công.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Tổng cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất
lƣợng (Bộ Khoa học và công nghệ) là đơn vị chịu trách nhiệm giúp Bộ trƣởng
Bộ Khoa học và công nghệ thực hiện các nhiệm vụ nêu trên [31].
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà
nƣớc về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cụ thể, Bộ Y tế là cơ quan
đầu mối chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lí nhà nƣớc về an
toàn thực phẩm [26, Điều 61, Khoản 2]. Bô ̣ Y tế giƣ̃ vai trò quan trọng trong
công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng, tiế n hành nhiề u hoa ̣t đô ̣ng thông qua việc
quản lí an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo
quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lí nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng tại địa
phƣơng [27, Điều 47, Khoản 4]. Ủy ban nhân dân các cấp giám sát việc chấp
hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ; xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi
ngƣời tiêu dùng trong pha ̣m vi ̣ thẩm quyền cho phép , ngăn chă ̣n và phát hiê ̣n
kịp thời các hoạt động mua bán giao dich
̣ không lành ma ̣nh gây tổn hại đến
quyề n và lợi ích của ngƣời tiêu dùng.

13


- Hệ thống các tổ chức tài phán [27, Điều 41].
Khi ngƣời tiêu dùng bị xâm hại quyền lợi thì ngoài việc khiếu nại đến
các cơ quan quản lí nhà nƣớc có thẩm quyền, ngƣời tiêu dùng có thể sử dụng
tới các tổ chức tài phán (nhƣ Tòa án hoặc Trọng tài). Các cơ quan, tổ chức
tài phán chủ yếu áp dụng các quy định của pháp luật hợp đồng và pháp luật
bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm phục hồi những lợi ích mà ngƣời
tiêu dùng đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu không có hành vi vi phạm pháp luật bảo

vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng [35, tr.75]. Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng tạo
điề u kiê ̣n cho ngƣời tiêu dùng khởi kiện các tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa dịch vụ tại tòa án , góp phần bảo đảm hơn quyền và lợi ích của
ngƣời tiêu dùng. Trọng tài là phƣơng thức mới đƣợc ghi nhận trong Luật bảo
vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng để giải quyết tranh chấp giữa thƣơng nhân với
ngƣời tiêu dùng [27, Điều 38].
- Hệ thống các tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi
ngƣời tiêu dùng [27, Điều 27].
Tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội về bảo vệ ngƣời tiêu dùng
đƣợc ghi nhâ ̣n tại Nghị định số 69/2001/NĐ – CP ngày 02/10/2001 của Chính
phủ quy định chi tiết Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 1999
và đƣợc kế thừa trong Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 2010. Thực tế,
hoạt động bảo vệ ngƣời tiêu dùng bởi các tổ chức xã hội chủ yếu do các hội
bảo vệ ngƣời tiêu dùng đảm nhiê ̣m [35, tr.84]. Hê ̣ thố ng các Hội bảo vệ ngƣời
tiêu dùng, bao gồ m Hô ̣i bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng ở cấ p trung ƣơng và các Hội
bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở các địa phƣơng . Ở cấp trung ƣơng, Hội tiêu chuẩn
và bảo vệ ngƣời tiêu dùng (Vinastas) đƣợc thành lập từ năm 1988. Ở cấp tỉnh
các Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng đã đƣợc thành lập và hoạt động, đều tự
nguyện tham gia là thành viên của Vinastas.

14


1.2. Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông qua Hô ̣i bảo vê ̣ngƣời
tiêu dùng theo pháp luâ ̣t Viêṭ Nam
1.2.1. Khái niê ̣m
Bảo vệ quyề n lơ ̣i ngƣời tiêu dùng thông qua hoa ̣t đô ̣ng của Hô ̣i bảo vê ̣
quyề n lơ ̣i ngƣời tiêu dùng là bảo vệ ngƣời tiêu dùng thông qua một tổ chức xã
hô ̣i là Hội bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i ngƣời tiêu dùng , trong đó Hô ̣i thực hiện các hoạt
động cụ thể nhằm giúp đỡ hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, nâng

cao vị thế vai trò của ngƣời tiêu dùng trong mối quan hệ với các chủ thể khác.
Bảo vệ ngƣời tiêu dùng qua Hội là việc bảo vệ thông qua một tổ chức
làm đại diện cho mọi ngƣời tiêu dùng, có đầy đủ hiểu biết, trình độ chuyên
môn cũng nhƣ kiến thức tiêu dùng vững vàng tháo gỡ những khó khăn rào
cản cho ngƣời tiêu dùng để tất cả mọi ngƣời tiêu dùng đều trở thành ngƣời
tiêu dùng thông thái.
1.2.2. Đặc điểm
Có rất nhiều phƣơng thức bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng mang lại
hiệu quả khác nhau nhƣ thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài, tòa án... Mỗi một
phƣơng thức đều có những ƣu điểm nhƣợc điểm của nó. Trong đó, bảo vệ
ngƣời tiêu dùng thông qua Hội bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là một trong
những thiết chế quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, có
những đặc điểm khác các phƣơng thức bảo vệ khác.
Bảo vệ ngƣời tiêu dùng thông qua Hội là hoạt động bảo vệ đƣợc tiến
hành bởi chủ thể duy nhất là Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng, mà không phải chủ
thể nào khác và phải thông qua các hoạt động của Hội nhằm hƣớng dẫn, giúp
đỡ, tƣ vấn cho ngƣời tiêu dùng trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan
đến tiêu dùng theo hƣớng có lợi cho ngƣời tiêu dùng.
Bảo vệ ngƣời tiêu dùng thông qua Hội là phƣơng thƣ́c bảo vê ̣ tiế t kiê ̣m
đƣơ ̣c chi phi,́ ngƣời tiêu dùng không bi ̣thu phi,́ các thủ tục đơn giản. Hội luôn

15


tƣ vấn ngƣời tiêu dùng nên b ảo vệ quyền lợi cho mình dựa trên cơ sở pháp
luật, làm đúng pháp luật, không đƣợc lợi dụng quyền hạn của mình để trục
lợi. Thông qua Hô ̣i ngƣời tiêu dùng dầ n dầ n khẳ ng đinh
̣ đƣơ ̣c vi ̣trí của miǹ h
trong xã hô ̣i.
1.2.3. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1.2.3.1. Biện pháp giáo dục ý thức pháp luật về tiêu dùng
Biện pháp giáo dục là biện pháp mang tính xã hội, có ý nghĩa quan
trọng trong vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Giáo dục mang lại nhiều
lợi ích không chỉ đối với ngƣời tiêu dùng mà còn đối với các cá nhân, tổ chức
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Giáo dục giúp ngƣời tiêu dùng có kiến thức ngang bằng với nhà sản
xuất, kinh doanh, trang bị cho ngƣời tiêu dùng những kỹ năng về tiêu dùng để
họ có khả năng tự bảo vệ mình trong mọi trƣờng hợp.
Thực tế cho thấy, ngƣời tiêu dùng Việt Nam nhận thức về quyền lợi
của mình cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình còn hạn chế, thậm
chí các quyền đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo hộ ngƣời tiêu dùng cũng chƣa
nắm vững, nên khi quyền lợi bị xâm phạm ngƣời tiêu dùng thƣờng ở vị thế
yếu bất cân xứng. Vì vậy tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ
ngƣời tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu tăng cƣờng tính khả thi của pháp luật,
nâng cao ý thức của ngƣời tiêu dùng về quyền và nghĩa vụ của mình, đấu
tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
1.2.3.2. Thu hồi hàng hóa có khuyết tật
Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho ngƣời
tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của
ngƣời tiêu dùng, kể cả trƣờng hợp hàng hóa đó đƣợc sản xuất theo đúng tiêu
chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhƣng chƣa phát hiện đƣợc khuyết
tật tại thời điểm hàng hóa đƣợc cung cấp cho ngƣời tiêu dùng.

16


Biện pháp thu hồi hàng hóa có khuyết tật cần đƣợc tiến hành ngay sau
khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, chứ khôg phải cứ bị khiếu nại hoặc bị
kiện mới thu hồi.
Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, ngƣời cung cấp hàng hóa có trách

nhiệm kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng
hóa có khuyết tật trên thị trƣờng; Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết
tật và việc thu hồi hàng hóa đó; Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật
đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá
trình thu hồi; Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền
lợi ngƣời tiêu dùng sau khi hoàn thành việc thu hồi.
1.2.3.3. Giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng
Các tranh chấp với ngƣời tiêu dùng đƣợc giải quyết theo các hình thức:
Thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài và tòa án.
Thƣơng lƣợng là phƣơng thức giải quyết tranh chấ p phổ biế n và thông
dụng nhất để giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ tiêu dùng

. Thƣơng

lƣơ ̣ng là thông qua bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để
loại bỏ tranh chấp giữa các bên mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết
của bên thứ ba nào. Đây là hình thức ra đời rất sớm và thƣờng đƣợc các bên
tranh chấ p lựa chọn, với những mặt ƣu điểm nhƣ đơn giản, nhanh chóng, linh
hoạt, ít tốn kém về thời gian, về tiền bạc, đảm bảo bí mật trong kinh doanh ,
không gây tác đô ̣ng xấ u trong kinh doanh.
Hòa giải là phƣơng th ức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia
của bên thứ ba, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên
tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa…
Bên trung gian đóng vai trò hỗ trợ đôi bên đi đến giải pháp có lợi nhất cho đôi
bên, có khi bên trung gian hòa giải thuyết phục đôi bên chấp nhận giải pháp
do họ đề ra, chấm dứt xung đột. Trong liñ h vƣ̣c tiêu dùng gi ải quyết tranh

17



chấp là do chính ngƣời tiêu dùng với bê n tranh chấ p th ống nhất ý chí, ngƣời
thứ ba có mặt là để hỗ trợ, để phân tích, để đối chiếu cho đôi bên hiểu rõ. Bên
thƣ́ ba trong quan hê ̣ tiêu dùng thƣờng là mô ̣t tổ chƣ́c tham gia bảo vê ̣ ngƣời
tiêu dùng có đầ y đủ kiế n thƣ́c chuyên môn và kĩ năng tiêu dùng.
Trọng tài là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án , trong
đó các bên tham gia tranh chấ p thố ng nhấ t nế u có tranh chấ p phát sinh sẽ do
mô ̣t hoă ̣c mô ̣t số ngƣời giải quyế t , và quyết định đó có t ính chất bắt buộc .
Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng
tài không đƣợc công bố công khai, rộng rãi.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do
cơ quan tài phán Nhà nƣớc thực hiện. Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nƣớc
để đƣa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức
mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc. Nhƣ̃ng tranh chấ p giƣ̃a ngƣời tiêu dùng với
các nhà sản xuất kinh doanh

thƣờng khác với các vu ̣ viê ̣c dân sƣ̣

thông

thƣờng, thể hiê ̣n ở chỗ có sƣ̣ mấ t cân bằ ng về khả năng tiế p câ ̣n và sƣ̉ du ̣ng
chƣ́ng cƣ́. Ngƣời tiêu dùng cầ n xem xét lơ ̣i ích mình đa ̣t đƣơ ̣c khi khởi kiê ̣n ra
Tòa. Ngƣời tiêu dùng có quyền khởi kiện các tổ chƣ́c , cá nhân sả n xuấ t kinh
doanh và H ội bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng có th ể đứng ra làm đầu mối tập hợp
thông tin và khởi kiện giúp ngƣời tiêu dùng.
1.2.3.4. Chống hành vi thương mại không lành mạnh
Luâ ̣t bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng

hƣớng tới viê ̣c loa ̣i bỏ nhƣ̃ng hà

nh vi


thƣơng ma ̣i không lành ma ̣nh , công bố nhƣ̃ng hành vi bi ̣cấ m trong hoa ̣t đô ̣ng
thƣơng ma ̣i. Nhƣ̃ng hành vi này bao gồ m : Nêu thông tin sai lê ̣ch về uy tín của
doanh nghiê ̣p, sản phẩm quảng cáo gian dối, che dấ u khuyế t tâ ̣t của sản phẩ m,
lƣ̀a dố i khách hàng, quấ y rố i, cƣỡng bƣ́c, ép buộc ngƣời tiêu dùng, … Việc đe
dọa hoặc cƣỡng ép đƣợc thực hiện nhằm khống chế ý chí của khách hàng, đối
tác kinh doanh của doanh nghiệp khác.

18


Hành vi thƣơng mại không công bằng là hành vi gây nhầ m lẫn , lƣ̀a dố i
khách hàng. Khả năng gây nhầm lẫn đƣợc hiểu là khả năng làm sai lệch nhận
thức của khách hàng làm cho họ không phân biệt đƣợc đâu là sản phẩm chính
hiệu và đâu là sản phẩm không chiń h hiê ̣u.
1.2.4. Địa vị pháp lí của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng đƣợc quan tâm khá sớm, trên phƣơng
diện Luật pháp năm 1999 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng số
13/1999/PL-UBTVQH10 đƣợc đƣợc ban hành. Năm 2010, nhằm đáp ứng
với các yêu cầu của thực tiễn về công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Quốc hội
nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 đã thông
qua Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng số 59/2010/QH12. Trong đó nêu
rõ: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và
toàn xã hội.
Bản chất của Hội bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đƣợc thể hiện trong
tôn chỉ, mục đích của Hội và đƣợc quy định rõ tại Điều lệ hoạt động của Hội .
Hô ̣i bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng là mô ̣t tổ chƣ́c xã

hô ̣i hoa ̣t đô ̣ng không vì mu ̣c


đích lơ ̣i nhuâ ̣n. Hô ̣i đƣơ ̣c thành lâ ̣p trên sƣ̣ tƣ̣ nguyê ̣n của công dân hoa ̣t đô ̣ng
trong các liñ h vƣ̣c khác nhau nhằ m mu ̣c đích

bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu

dùng và các nhà sản xuất kinh doanh góp phầ n ổ n đinh
̣ phát triể n đấ t nƣớc .
Hội đƣợc hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng
ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết
hội viên, hoạt động thƣờng xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu
quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đƣợc tổ chức
và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan [8, Điề u 2, khoản 1].
Điề u 23 nghị định số 45/2010 ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định

19


×