I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
PHM TH NINH
PHáP LUậT VIệT NAM Về KIểM SOáT HợP ĐồNG THEO MẫU
TRONG LĩNH VựC TRUYềN HìNH TRả TIềN NHằM BảO Vệ QUYềN LợI
NGƯờI TIÊU DùNG
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2017
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
PHM TH NINH
PHáP LUậT VIệT NAM Về KIểM SOáT HợP ĐồNG THEO MẫU
TRONG LĩNH VựC TRUYềN HìNH TRả TIềN NHằM BảO Vệ QUYềN LợI
NGƯờI TIÊU DùNG
Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07
LUN VN THC S LUT HC
Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS NGUYN TH VN ANH
H NI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Thị Ninh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG LĨNH VỰC
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG ........................................................................ 8
1.1.
Khái quát chung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông
qua việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền
hình trả tiền......................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng ................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm về dịch vụ truyền hình trả tiền và các loại dịch vụ
truyền hình trả tiền ............................................................................. 11
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng theo mẫu .................................... 15
1.1.4. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của hợp đồng theo mẫu trong lĩnh
vực truyền hình trả tiền ...................................................................... 20
1.2.
Khái quát chung về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh
vực truyền hình trả tiền ................................................................... 22
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của việc ban hành pháp luật kiểm soát
hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền...................... 22
1.2.2. Khái quát chung về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực
truyền hình trả tiền ở Việt Nam và ở một số nước trên thế giới ........ 25
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 34
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM
SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG LĨNH VỰC
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG .......................................................................... 35
2.1.
Nội dung pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong
lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng ............................................................................................ 35
2.1.1. Điều kiện và nội dung hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền
hình trả tiền ......................................................................................... 35
2.1.2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đăng ký hợp đồng theo mẫu trong
lĩnh vực truyền hình trả tiền ............................................................... 43
2.1.3. Xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng theo mẫu
trong lĩnh vực truyền hình trả tiền...................................................... 48
2.1.4. Các thiết chế thực hiện quản lý nhà nước trong công tác kiểm
soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền .............. 52
2.2.
Đánh giá về thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát hợp
đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng ........................................................... 53
2.2.1. Những mặt tích cực ............................................................................ 53
2.2.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ...................................... 58
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 68
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG THEO MẪU
TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN NHẰM
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG .............................. 69
3.1.
Phương hướng nâng cao hiệu quả kiểm soát hợp đồng theo
mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ........................................ 69
3.2.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát
hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ............... 71
3.2.1. Hoàn thiện chế định hợp đồng theo mẫu ........................................... 71
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực
truyền hình trả tiền ............................................................................. 73
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin
cho người tiêu dùng ............................................................................ 76
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hình thức của hợp đồng theo
mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền .............................................. 77
3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nội dung của hợp đồng trong
lĩnh vực truyền hình trả tiền ............................................................... 79
3.2.6. Hoàn thiện pháp luật về việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về
hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền...................... 82
3.3.
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình
trả tiền ............................................................................................... 83
3.3.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh
vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ......... 83
3.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật
về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ....................................................... 83
3.3.3.
Tăng cường vai trò của các thiết chế thực hiện quản lý nhà nước
trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình
trả tiền ................................................................................................. 84
3.3.4. Nâng cao ý thức của người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong việc tuân thủ
các quy định pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu .................. 86
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu
BLDS
Nguyên nghiã
Bộ luật dân sự
LBVQLNTD Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
NTD
Người tiêu dùng
QLNTD
Quyền lợi người tiêu dùng
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Bảng 2.1: Kết quả phát triển thuê bao PayTV tại Việt Nam
Trang
54
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ quyền con người trong đó có quyền của người tiêu dùng là mục
tiêu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân ở nước ta. Xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa không nhằm mục đích nào khác là phục vụ lợi ích của toàn thể
nhân dân lao động. Trong đó, nhân dân có quyền được hưởng một cuộc sống
vật chất đầy đủ, được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để
nâng cao đời sống, đáp ứng những nhu cầu cần thiết phục vụ cuộc sống của
người dân. Trong quá trình đó, không thể không nhắc đến vai trò của Doanh
nghiệp, một lực lượng quan trọng, tác động toàn diện đến các mặt của đời sống
kinh tế - xã hội, đến sự phát triển bền vững của đất nước. Các hàng hoá, dịch vụ
do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và cung cấp ngày càng phong phú, đa
dạng về chủng loại và chất lượng không ngừng nâng cao
, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu sử dụng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. Mô ̣t trong số
các dịch vụ đang dần trở thành nhu cầu thiết yếu trong quá trình sinh hoạt của
người tiêu dùng hiê ̣n nay đó là dich
̣ vu ̣ Truyề n hiǹ h trả tiề. n
Ở Việt Nam, dịch vụ truyền hình trả tiền mới thâm nhập và phát triển
hơn 10 năm qua, tuy là lĩnh vực mới nhưng đã có sự bứt phá không chỉ về số
lượng mà còn cả công nghệ và số lượng các doanh nghiệp tham gia trên khắp
thị trường cả nước . Là một loại hình dịch vụ chiếm lĩnh số lượng lớn người
tiêu dùng, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp cung cấp
loại hình dịch vụ này.
Tuy nhiên, hiện nay khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì
cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến người tiêu dùng. Chính sách
hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá trên thế giới, bên cạnh việc
tạo nhiều cơ hội trong tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có chất
1
lượng và giá cả thích hợp cũng đặt người tiêu dùng Việt Nam trước những
nguy cơ mới . Mă ̣c dù dầ n trở thành mô ̣t phầ n quan trọng trong đời số ng sinh
hoạt của người Việt Nam , nhưng truyề n hiǹ h trả tiề n dường như không làm
tốt vai trò của mình mà ngày càng xuất hiện nhiều hạn chế thể hiện thông qua
các hành vi ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cung
cấ p dich
̣ vu ̣ phải chăng đang mải mê câu chuyê ̣n “lơ ̣i nhuâ ̣n” mà quên đi va i
trò cốt lõi của mình là cần phải cung cấp các dịch vụ chất lượng và đảm bảo
quyề n lơ ̣i cho người tiêu dùng.
Tôi cho ̣n đề tài : “Pháp luật Việt Nam về kiểm soát hợp đồng theo
mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng” vì những lý do sau:
- Mong muố n đươ ̣c nghiên cứu mô ̣t cách có hê ̣ thố ng và đầ y đủ các quy
đinh
̣ của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam liên quan đế n kiểm soát hợp đồng theo mẫu nói
chung và kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nói
riêng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Trên thế giới, hợp đồng theo mẫu đã được sử dụng rất nhiều và phổ
biến. Ở Việt Nam, loại hợp đồng này cũng đã được áp dụng ngày một nhiều
trong thực tiễn hoạt động giao dịch hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Các doanh nghiệp ngày càng lạm dụng vị thế để sử dụng
ngày càng nhiều dạng hợp đồng theo mẫu với những điều khoản không có lợi
cho người tiêu dùng. Chính vì thế mà thông qua việc nghiên cứu đề tài này,
giúp tác giả có một cái nhìn tổng quát về việc kiểm soát loại hợp đồng này.
Từ đó có những nhận định, đóng góp không chỉ về nội dung mà còn cả thực
tiễn thực thi pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu nói chung và hợp
đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nói riêng.
- Hiện nay, qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, pháp luật về kiểm soát
hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền vẫn còn tồn tại một số
2
hạn chế, bất cập. Quá trình thực thi pháp luật trên thực tiễn còn gặp phải một
số khó khăn nhất định, vì vậy, thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao công tác thực thi
pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền
trên thực tế.
- Thông qua viê ̣c đánh giá nghiên cứu các quy định và cơ chế thực thi
pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới sẽ giúp ta tiếp thu những kinh
nghiê ̣m quý báu nhằ m kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền
hình trả tiền góp phần công tác đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp đề
tài: “Pháp luật Việt Nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực
truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Tuy nhiên
trong quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy cũng đã có một số công trình có nội
dung liên quan đến đề tài nêu trên, cụ thể như: Sách chuyên khảo “Pháp luật
về hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu” - TS Doãn
Hồng Nhung chủ biên với nội dung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản
về hợp đồng theo mẫu, các rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro trong giao kết
hợp đồng theo mẫu ở một số lĩnh vực cụ thể. Đặc san Pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng, số 06/2011 ngày 26/9/2011 của Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ; Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu
cấp Bộ do TS Định Thị Mỹ Loan - Bộ Công thương làm chủ biên (năm
2006) với nội dung “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Đề tài: “Pháp luật về
hợp đồng dân sự theo mẫu trên thế giới - những kinh nghiệm đối với Việt
Nam” luận văn Thạc sỹ, 2011 của Nguyễn Thị Ngọc Anh. “Vấn đề bảo vệ
người tiêu dùng trên cơ sở xem xét một số vụ việc cụ thể tại Việt Nam” Bài
3
viết của tác giả Đỗ Thị Ngọc đăng trên tạp chí nhà nước và pháp luật số
10/2007, (tr. 62- 70), Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về dịch vụ truyền
hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020” với nội dung chủ yếu liên
quan đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.
Tuy nhiên, những công trình khoa học nêu trên hiện tại chưa có một công
trình nào nghiên cứu sâu, đầy đủ, có trọng tâm, trọng điểm và toàn diện về việc
kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Chưa có một đề
tài nào nghiên cứu một cách trọn vẹn, toàn diện các biện pháp giúp kiểm soát hợp
đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, thông qua hệ thống văn bản
pháp lý và đánh giá việc thực thi pháp luật về kiểm soát loại hợp đồng này trên
thực tế, mặc dù đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
Chính vì những lí do trên mà tôi chọn nghiên cứu đề tài
: “Pháp luật
Việt Nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả
tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” làm luận văn thạc sĩ luật học
với mong muốn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề vướng mắc trong quá trình
thực hiện pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền
hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nghiên cứu ki ̃ những quy
đinh
̣ của pháp luật để từ đó đề xuất một vài ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật
Việt Nam trong việc điều chỉnh nội dung này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn
việc thực hiện pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực
truyền hình trả tiền, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo thực
hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn đưa ra những mục tiêu cụ
thể sau:
4
Thứ nhất, làm rõ cơ sở khoa học, lý luận chung về hợp đồng theo mẫu.
Thứ hai, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật kiểm soát
hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Thứ ba, nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật quy định về kiểm
soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ tư, kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam nhằm
nâng cao hiệu quả kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả
tiền cho phù hợp với thực tế và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là một công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ luật học đề
cập vấn đề lý luận , thực tiễn về lĩnh vực truyền hình trả tiền ở Việt Nam . Đề
tài “Pháp luật Việt Nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực
truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” tôi cho ̣n sẽ
trực tiế p nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhấ t , nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản
về hợp đồng theo
mẫu và việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu nói chung và hợp đồng theo mẫu
trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nói riêng.
Thứ hai: Đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành với thực tiễn
để phân tích, đánh giá làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong quá trình áp
dụng quy định của pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực
truyền hình trả tiền. Đồng thời, tìm hiểu đánh giá thực tiễn các giao dịch hợp
đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền từ đó đưa ra một số kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng
theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.
Thứ ba: Từ nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn pháp luật , mạnh
5
dạn kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo
mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền cho phù hợp với thực tế và phù hợp
với xu hướng hội nhập quốc tế.
Đề tài mang ý nghĩa nghiên cứu chuyên sâu cho việc xây dựng những
quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh
vực truyền hình trả tiền , là cơ sở khoa học cho việc áp dụng các quy phạm
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thực tiễn nhằm ổn định mối
quan hệ giữa thương nhân và người tiêu dùng, cũng như tạo môi trường thuận
lơ ̣i trong viê ̣c bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không mở rộng phạm vi nghiên cứu các nội dung về kinh tế,
chính trị, thương mại trong lĩnh vực truyền hình trả tiền mà chỉ tập trung
nghiên cứu các quy định pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh
vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.
Thực tiễn thực hiện các quy định về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực
truyền hình trả tiền ở Việt Nam từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về thực
hiện quyền của con người nói chung và quyền của người tiêu dùng nói riêng.
Trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, luận văn có sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp
logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và
phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống được sử dụng nhằm để phân loại, tập hợp các
6
nội dung liên quan đến pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh
vực truyền hình trả tiền, pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và
thực hiện pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền
hình trả tiền đối với người tiêu dùng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên
suốt trong quá trình thực hiện luận văn. Theo đó, trên cơ sở nghiên cứu và thu
thập tài liệu đưa ra những đánh giá về pháp luật Việt Nam hiện hành và thực
trạng thực thi pháp luật từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực
hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam trong quá
trình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để đánh giá thực trạng thực hiện
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam trong quá trình sử
dụng dịch vụ truyền hình trả tiền ở Việt Nam. Điều kiện cụ thể của đất nước
là xuất phát điểm để tác giả đánh giá đúng thực trạng thực hiện pháp luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kì đổi mới.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nêu trên, luận văn còn sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp các nhận định, số liệu để chứng minh cho
các luận giải nêu trên.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo
mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát hợp đồng theo mẫu
trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm
soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền nhằm bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH
TRẢ TIỀN NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông
qua việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Người tiêu dùng là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các chủ thể dùng sản
phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế mà không nhằm mục đích kinh
doanh kiếm lợi. Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác
nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng.
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các nước trên thế
giới có ba cách quy định khác nhau về khái niệm người tiêu dùng:
Cách thứ nhất: Chỉ quy định người tiêu dùng là thể nhân (hoặc cá
nhân) [3, tr.3]. Cách quy định này thể hiện rõ luật bảo vệ NTD chỉ bảo vệ đối
với cá nhân, còn pháp nhân do họ có những vị thế và điều kiện tốt hơn so với
cá nhân trong quan hệ với nhà cung cấp nên luật bảo vệ NTD không cần thiết
phải can thiệp vào quan hệ tiêu dùng của họ. Có thể kể đến quy định tại bản
Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành từ năm
1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999; quy định của Pháp luật Hoa Kỳ;
quy định của Pháp luật Pháp; quy định của pháp luật Nhật Bản…[3, tr.3].
Trong bản Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng
ban hành từ năm 1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, khái niệm người
tiêu dùng không được giải thích một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo bản hướng
dẫn này người tiêu dùng được hưởng 8 quyền sau đây: (1) quyền được thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản, (2) quyền được an toàn, (3) quyền được thông tin,
8
(4) quyền được lựa chọn, (5) quyền được lắng nghe, (6) quyền được khiếu nại
và bồi thường, (7) quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng, (8) quyền được
có môi trường sống lành mạnh và bền vững [6, tr.33]. Xem xét tổng thể nội
dung của 8 quyền, có thể thấy rằng, đây chỉ có thể là các quyền mà chỉ chủ
thể là cá nhân con người mới đầy đủ tư cách để thụ hưởng. Nói cách khác, 8
quyền năng này không thể trao trọn vẹn cho chủ thể là tổ chức. Điều này cũng
có nghĩa rằng, trong quan niệm của Bản hướng dẫn vừa nêu, người tiêu dùng
chỉ được hiểu là cá nhân người tiêu dùng.
Theo Luật của Hoa Kỳ, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng ở Hoa
Kỳ nằm cả ở pháp luật của Liên Bang và pháp luật của các Bang. Tuy không
có một đạo luật chung thống nhất về bảo vệ người tiêu dùng mà trong đó khái
niệm người tiêu dùng được giải thích rõ ràng, nhưng theo các chuyên gia pháp
luật của Hoa Kỳ, khái niệm người tiêu dùng chỉ được quan niệm là cá nhân
người tiêu dùng. Cụ thể, “Người tiêu dùng là cá nhân tham gia giao dịch với
mục đích chủ yếu vì nhu cầu cá nhân hoặc sinh hoạt hộ gia đình” [29, tr.2].
Theo pháp luật của Pháp thì người tiêu dùng theo quan niệm của pháp luật
Pháp cũng chỉ là các cá nhân nhưng không bao gồm các cá nhân khi thực hiện
hành vi mua sắm hàng hóa, dịch vụ để phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc
hoạt động có tính nghề nghiệp của mình. Đối với luật của Nhật thì tại khoản 1
điều 2 Luật về Hợp đồng tiêu dùng (tức là hợp đồng giao kết giữa người tiêu
dùng với thương nhân) của Nhật Bản năm 2000 giải thích rõ: người tiêu dùng
theo quy định của luật này là cá nhân nhưng không bao gồm cá nhân tham gia
hợp đồng với mục đích kinh doanh.
Điều đó cho thấy, pháp luật của nhiều nước tập trung bảo vệ cho nhóm
người tiêu dùng yếu thế nhất, cần được bảo vệ nhất - đó chính là các cá nhân
tham gia mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng của
bản thân cá nhân hoặc của gia đình mình.
9
Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng có một số điểm hạn chế bởi lẽ theo
quy định của pháp luật thì pháp nhân có nhiều loại bao gồm cả doanh nghiệp
và các cơ quan tổ chức khác trong xã hội. Các đối tượng này họ cũng có hoạt
động tiêu dùng thông thường mà không phải các quan hệ mua bán của họ đều
là các quan hệ thương mại. Do đó trong quan hệ tiêu dùng họ cũng không
phải là những người chuyên nghiệp và cũng như các cá nhân, họ cũng không
có sẵn nguồn lực để đối phó với những hành vi vi phạm từ phía nhà sản xuất
và cũng rất cần tới sự bảo vệ của pháp luật bảo vệ NTD.
Cách thứ hai là quy định NTD bao gồm cả thể nhân và pháp nhân.
Trong số này, phải kể đến pháp luật của Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc).
Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Ấn Độ năm 1986 có một số quy định như
sau (Điều 2(1d) và 2(1m)): Điều 2(1d): “Người tiêu dùng là bất cứ người nào
mua … hàng hóa… mà không có mục đích để bán lại hoặc vì mục đích
thương mại khác.” Điều 2(1m) giải thích chữ “người” (nhân) ở đây được hiểu
bao gồm: hãng (doanh nghiệp), cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ chức xã
hội. Quy định này tuy có vẻ hơi rộng và có thể có quan điểm cho rằng nó sẽ
làm loãng đi hiệu lực của Luật bảo vệ NTD. Tuy nhiên cách quy định này đã
khắc phục được hạn chế của cách quy định thứ nhất vì không phải lúc nào
pháp nhân cũng là người đủ khả năng để đối mặt được với các vi phạm từ
phía nhà sản xuất kinh doanh và hậu quả là nếu Luật bảo vệ NTD không bảo
vệ họ như đối với các cá nhân tiêu dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối
tượng khá lớn trong xã hội bị xâm phạm, gây thiệt hại chung cho toàn xã hội.
Cách thứ ba là không nêu rõ chỉ là cá nhân hay gồm cả cá nhân và pháp
nhân. Cách quy định này chỉ nói là “người nào” hoặc “những ai”. Điều 3 của
Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 của Malaysia quy định: “người tiêu
dùng là người mua hoặc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích sinh hoạt
cá nhân hoặc sinh hoạt gia đình… và không gồm việc mua hoặc sử dụng hàng
10
hóa vì mục đích chính để bán lại hoặc đưa vào quá trình sản xuất hàng hóa,
dịch vụ khác hoặc để dùng cho việc sửa chữa, gắn thêm vào hàng hóa khác.
Cách quy định này có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau và khó có thể
được áp dụng trong thực tiễn bởi lẽ nó có thể được hiểu là gồm cả cá nhân và
pháp nhân, nhưng cũng có thể giải thích theo hướng chỉ là cá nhân.
Theo pháp luật Việt Nam được thể hiện tại Điều 3 Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng thì: “Người tiêu dùng” là các cá nhân, tổ chức mua hoặc
sử dụng hợp pháp hàng hoá, dịch vụ không nhằm mục đích kinh doanh. Như
vậy pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đã nêu rõ cả pháp
nhân và thể nhân đều được coi là người tiêu dùng khi họ mua sử dụng nhằm
mục đích tiêu dùng không nhằm mục đích kinh doanh, bán lại và họ được bảo
vệ trước những vi phạm từ nhà sản xuất.
1.1.2. Khái niệm về dịch vụ truyền hình trả tiền và các loại dịch vụ
truyền hình trả tiền
1.1.2.1. Khái niệm về dịch vụ truyền hình trả tiền
Theo quy định tại điều 3 mục giải thích từ ngữ trong Quy chế Quản lý hoạt
động truyền hình trả tiền (Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ) thì Dịch vụ truyền hình
trả tiền được hiểu là dịch vụ ứng dụng viễn thông để truyền dẫn, phân phối
các kênh chương trình, chương trình truyền hình trả tiền và các dịch vụ giá trị
gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật cung ứng dịch vụ truyền hình trả tiền đến các
thuê bao truyền hình trả tiền theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các thỏa
thuận có tính ràng buộc tương đương. Dịch vụ truyền hình trả tiền có thể được
cung cấp trực tiếp (dịch vụ truyền hình trực tuyến) hoặc theo yêu cầu (dịch vụ
truyền hình theo yêu cầu) đến các thuê bao truyền hình trả tiền. Tuy nhiên
theo Nghị định số 06/2016 NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 1
năm 2016 quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh,
11
truyền hình thay thế Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg nêu trên đã đưa ra khái
niệm dịch vụ truyền hình trả tiền như sau “dịch vụ truyền hình trả tiền là dịch
vụ do doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cung
cấp cho người sử dụng dịch vụ có áp dụng biện pháp kỹ thuật để quản lý,
kiểm soát và ràng buộc điều kiện thu tín hiệu”.
Như vậy, qua hai định nghĩa nêu trên có thể hiểu dịch vụ truyền hình
trả tiền là dịch vụ do doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ cho người
sử dụng và có thu phí, đặc điểm chính yêu cầu của phương thức thực hiện
truyền hình trả tiền là phải có khả năng đáp ứng được việc truyền dẫn được
nhiều kênh truyền hình, các dịch vụ giá trị giá tăng và đặc biệt là phải có
khả năng quản lý được các chương trình đến từng đầu thu giải mã (cần có
hệ thống khóa mã).
Trên thế giới, truyền hình trả tiền đang chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu
so với các hình thức kinh doanh khác, nhiều nước còn vượt cả doanh thu
quảng cáo vì lợi thế của nó. Truyền hình trả tiền xuất hiện manh nha ban đầu
vào năm 1982, đến năm 1984. Teleclup - đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình
trả tiền đầu tiên - chính thức hoạt động mạnh tại Zurich, Thụy Sĩ. Đến năm
1985, số lượng thuê bao của Teleclub đã lên đến 40.000 thuê bao. Năm 1986,
lần đầu tiên truyền hình trả tiền có mặt tại Cộng hòa Liên bang Đức. Tại Mỹ
vào cuối năm 1987 số lượng hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiến
đã lên tới 30%.
Cách đây 10 năm ở Việt Nam chủ yếu xem truyền hình analog miễn phí
(Free TV) thì đến nay truyền hình trả tiền (Pay TV) đã phát triển chóng mặt
và dịch vụ ngày càng hoàn thiện. Dịch vụ truyền hình trả tiền mới thâm nhập
và phát triển tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Đây là một loại hình dịch
vụ hoàn toàn mới nhưng đã có bước phát triển vượt bậc không chỉ về chất
lượng mà còn cả về số lượng các doanh nghiệp tham gia trên khắp cả nước.
12
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam đến nay, truyền hình trả tiền đã được đầu tư
đáng kể, góp phần giúp người dân có quyền lựa chọn dịch vụ để đáp ứng nhu cầu
về thông tin và giải trí. Truyền hình trả tiền dần trở thành sự lựa chọn cho người
xem do lợi thế về tính đa dạng, nội dung phong phú, kỹ thuật hiện đại.
Số liệu chính thức về thị phần cũng như doanh thu của truyền hình trả
tiền lần đầu tiên được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố trong Sách
Trắng về Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam năm 2013. Năm 2012
có 27 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực trên. Thị trường cũng hình thành doanh
nghiệp thống lĩnh là SCTV với hơn 36% thị phần, còn lại là VTVCab (trước
đây là VCTV) nắm 22,67%, VNPT 19,27%, HTVC 15,44%... Đến năm 2013
với sự tham gia của tập đoàn Viễn thông quân đội Vietel, FPT, VNPT, trong
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền đã tạo ra sự chuyển biến tích
cực. Số lượng thuê bao truyền hình cáp năm 2013 tăng hơn 11 triệu thuê bao,
nâng tổng doanh thu truyền hình trả tiền năm 2013 lên 276,43 triệu USD, tăng
38% so với năm 2012 [22, tr.71].
1.1.2.2. Các loại dịch vụ truyền hình trả tiền
Truyền hình trả tiền có một số dạng như: Dịch vụ truyền hình HD,
Truyền hình theo yêu cầu, Dịch vụ truyền hình IPTV, Truyền hình cáp, truyền
hình số mặt đất (DTT), truyền hình số vệ tinh (DTH), truyền hình Internet,
Truyền hình trên điện thoại di động mobile TV.
- Dịch vụ truyền hình HD là thế hệ truyền hình có độ nét cao. HD viết
tắt của cụm từ tiếng Anh High Definition nghĩa là Độ nét cao hay Độ phân
giải cao. So với thế hệ truyền hình SD hiện nay ( Cụm từ tiếng Anh Standard
Definition nghĩa là Độ nét tiêu chuẩn) có nhiều điểm khác biệt. Truyền hình
SD-TV có độ phân giải cao nhất là 720 điểm chiều ngang x 576 điểm chiều
dọc (720×576), trong khi đó truyền hình HD-TV có 2 độ phân giải chủ yếu:
1920 điểm ảnh chiều ngang và x 1080 điểm chiều dọc (1920×1080) hoặc
13
1280 điểm ảnh chiều ngang và 720p điểm ảnh chiều dọc (1280×720). Chính
vì thế, số lượng các chi tiết ảnh của HDTV cao hơn nhiều so với SDTV, nên
HDTV sẽ cho các hình ảnh có độ phân biệt chi tiết cao hơn rất nhiều so với
SDTV trên các màn hình có kích thước lớn có hỗ trợ HDTV.
- Truyền hình theo yêu cầu là dịch vụ truyền hình trả tiền thực hiện việc
lưu trữ các chương trình, kênh chương trình truyền hình trả tiền và cung cấp đến
thuê bao truyền hình trả tiền theo yêu cầu của thuê bao truyền hình trả tiền
- Dịch vụ truyền hình IPTV là một hệ thống dịch vụ truyền hình kỹ
thuật số được phát đi nhờ vào giao thức Internet thông qua một hạ tầng mạng,
mà hạ tầng mạng này có thể bao gồm việc truyền thông qua một kết nối băng
thông rộng. Một định nghĩa chung của IPTV là truyền hình, nhưng thay vì qua
hình thức phát hình vô tuyến hay truyền hình cáp thì lại được truyền phát hình
đến người xem thông qua các công nghệ sử dụng cho các mạng máy tính
- Truyền hình trên điện thoại di động mobile TV: các thuê bao sẽ được
thoải mái xem các kênh truyền hình trên thiết bị di động. Chỉ cần bạn đang sở
hữu một chiết smartphone có hỗ trợ streaming có thể chạy được video clip và
hoạt động 2 chiều đã được đăng ký dịch vụ 3G trở lên của các mạng di động,
là bạn có thể đăng ký sử dụng dịch vụ tiện ích Mobile TV
- Truyền hình cáp là dịch vụ truyền hình trả tiền sử dụng cáp quang
hoặc cáp đồng trục để truyền tín hiệu nên gần như không bị ảnh hưởng bởi
các tác nhân như thời tiết hay môi trường âm thanh xung quanh, hình ảnh rõ
nét, âm thanh tốt, hỗ trợ nhiều kênh. Cáp tín hiệu sẽ phải kết nối qua Settop-box (DVB-C2) trước khi đến tivi. Đối với gia đình sử dụng nhiều tivi,
tín hiệu truyền hình này có thể được chia ra để sử dụng nhưng chất lượng
hình ảnh sẽ bị giảm đi.
- Truyền hình số mặt đất là truyền hình sử dụng phương thức phát sóng
mặt đất, tín hiệu được nhà đài số hóa trước khi phát ra, phía người dùng dùng
14
angten và bộ giải mã để thu nhận sử dụng. Hiện tại, những gia đình sử dụng
tivi đời cũ (sản xuất trước năm 2014) cần mua thêm đầu thu kỹ thuật số chuẩn
DVB - T2 để giải mã tín hiệu. Còn những mẫu TV (từ 32 inch trở lên) mới
trên thị trường từ sau năm 2014 thì không cần trang bị thêm vì đã được tích
hợp sẵn đầu thu chuẩn này ở trong TV.
- Truyền hình số vệ tinh: Tín hiệu số được phát lên vệ tinh và vệ tinh
phát trở lại mặt đất. Đầu thu sẽ sử dụng ăng ten Parabol để thu tín hiệu này và
chuyển qua đầu giải mã để chuyển hóa thành hình ảnh và âm thanh. Công
nghệ truyền hình số vệ tinh hiện nay sử dụng đầu thu chuẩn DVB-S2 sẽ cho
hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động. Đây là dịch vụ truyền hình khá cao cấp
do chi phí đầu tư lớn hơn so với các dịch vụ truyền hình bên trên. Bù lại ưu
điểm là vùng phủ sóng rộng, không phụ thuộc vào địa hình, chất lượng hình
ảnh và âm thanh ổn định, đồng đều.
- Truyền hình internet: là loại truyền hình thế hệ mới sử dụng đường
truyền internet để truyền tải các chương trình truyền hình. Để sử dụng dịch vụ
này, người dùng cần đăng ký với nhà cung cấp và sử dụng đầu giải mã để
chuyển tín hiệu từ đường truyền internet qua tivi. Hiện nay chất lượng đường
truyền internet với tốc độ khá cao nên đủ đáp ứng sử dụng dịch vụ này.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng theo mẫu
Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa các cá nhân, tổ
chức trong đời sống thường ngày và là một chế định điển hình trong pháp luật
dân sự nói riêng và pháp luật nói chung. Hợp đồng được giao kết hàng ngày,
với nhiều hình thức, giữa nhiều chủ thể khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác
nhau và phong phú, đa dạng nhất vẫn là trong lĩnh vực dân sự, thương mại,
tiêu dùng. Cũng chính từ lý do này, để giảm bớt thời gian cho mỗi giao dịch,
một số tổ chức lớn, những công ty chuyên cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho
một số lượng lớn khách hàng thường sử dụng các loại hợp đồng được soạn
15
sẵn thành từng mẫu nhất định và áp dụng hàng loạt. Những hợp đồng này
được gọi là hợp đồng theo mẫu hay trong pháp luật của một số nước còn có
tên là hợp đồng gia nhập hoặc hợp đồng hàng loạt.
Trên thế giới, hợp đồng theo mẫu đã được sử dụng rất nhiều và phổ
biến, được quy định bằng tên gọi khác nhau cũng như tồn tại ở nhiều hình
thức khác nhau. Một số quốc gia chú trọng đến yếu tố hình thức thì quan niệm
đây là dạng hợp đồng mẫu (standard form contract) - tức là hợp đồng soạn
sẵn, áp dụng cho nhiều đối tượng và sẽ không được thương lượng lại các điều
khoản của hợp đồng. Một số quốc gia khác lại chú trọng đến yếu tố phương
thức giao kết nên đặt tên loại hợp đồng này là hợp đồng gia nhập (adhesion
contract) - tức là hợp đồng do một bên soạn thảo, quyết định mọi nội dung có
liên quan và bên còn lại chỉ việc ký/từ chối ký hoặc trả lời đồng ý/không đồng
ý. Cũng có một số quốc gia chú trọng về tính ứng dụng của hợp đồng nên
quan niệm đây là những hợp đồng hàng loạt (boilerplate contract)[8].
Các quốc gia khác nhau có cách định nghĩa hợp đồng theo mẫu khác
nhau. Xét từ khía cạnh Luật bảo vệ người tiêu dùng, các quốc gia vùng lãnh
thổ đưa ra khái niệm hợp đồng theo mẫu gồm có: Québec, Thái Lan,
Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Canada, Hồng Kông, Ấn Độ,
Nga, Nauy, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Québec, Anh,…[8].
Điều 1379 Bộ luật Dân sự Québec năm 1991 đã định nghĩa hợp đồng
theo mẫu như sau: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng khi mà các quy định chủ
yếu được áp đặt hoặc chuẩn bị bởi một bên theo ý kiến của họ và những điều
khoản đó không thể được tự do thảo luận. Tất cả các hợp đồng không phải
hợp đồng mẫu đều phải có thỏa thuận giữa các bên” [25, tr.1379].
Tại Pháp, Jaccques Ghestin - Giáo sư nổi tiếng chuyên ngành luật nghĩa
vụ của Pháp tại Đại học Paris I Pantheon - Sorbonne đưa ra một định nghĩa
cũng tương tự như vậy: “Hợp đồng theo mẫu có thể được định nghĩa là sự tham
16
gia vào một hợp đồng mẫu, được soạn thảo đơn phương của một bên, bên kia
gia nhập vào và không có khả năng thay đổi nội dung hợp đồng” [31, tr.13]
Pháp luật Hàn Quốc có quy định:
Cụm từ “Hợp đồng theo mẫu” được hiểu là một loại hợp
đồng bao gồm các điều khoản, điều kiện - bất kể phạm vi, thể loại
hay tên gọi của chúng như thế nào - được một bên chuẩn bị trước
dưới một hình thức nhất định với mục đích giao kết hợp đồng với
nhiều đối tác khác nhau [19, tr.13].
Trong pháp luật Việt Nam, việc định nghĩa hợp đồng theo mẫu được thể
hiện ở ba văn bản pháp luật: Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015 và Luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (LBVQLNTD) năm 2010. Trong Bộ luật Dân
sự 2005, khoản 1, Điều 407 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm
những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời
gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận
toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.” Tương tự như
vậy ở Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định tại Điều 405 về hợp đồng theo
mẫu như sau:
Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do
một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp
lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn
bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra. Hợp đồng
theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải
biết về những nội dung của hợp đồng. Trình tự, thể thức công khai
hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng và minh
bạch hơn về hợp đồng theo mẫu khi hợp đồng này phải được công khai để bên
đề nghị được biết hoặc phải biết, trình tự, thể thức công khai hợp đồng thực
17