Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phòng, chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ TRỌNG TUÂN

PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI
SỐNG CHUNG VỚI HIV Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ TRỌNG TUÂN

PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI
SỐNG CHUNG VỚI HIV Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung

Hà Nội - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Trọng Tuân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG PHÂN
BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV ................ 8
1.1.


Bối cảnh của vấn đề nhiễm HIV. ....................................................... 8

1.1.1. Tình hình nhiễm HIV hiện nay. ............................................................ 8
1.1.2. HIV; người sống chung với HIV. ...................................................... 11
1.1.3. Thực trạng của người sống chung với HIV hiện nay. ........................ 19
1.2.

Sự phân biệt đối xử đối với người sống chung với HIV. ............... 21

1.2.1. Từ phía gia đình, người thân. .............................................................. 31
1.2.2. Từ phía cộng đồng, xã hội. ................................................................. 32
1.3.

Phòng, chống phân biệt đối xử. ....................................................... 33

1.3.1. Quyền của người sống chung với HIV. .............................................. 33
1.3.2. Phòng, chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV. ........ 49
Chương 2: PHÁP LUẬT VÀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI SỐNG
CHUNG VỚI HIV Ở VIỆT NAM. .................................................. 61
2.1.

Chính sách, pháp luật của Việt Nam về phòng, chống phân biệt
đối xử với người sống chung với HIV/AIDS.................................. 61

2.1.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền bình đẳng của
con người và của người sống chung với HIV/AIDS. ......................... 61


2.1.2. Khuôn khổ pháp luật về phòng, chống sự phân biệt đối xử với người

sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay. .............................. 69
2.2.

Kết quả và những hạn chế việc thực hiện pháp luật về phòng,
chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV tại Việt
Nam. ................................................................................................... 72

2.2.1. Kết quả đã đạt được. ........................................................................... 72
2.2.2. Những hạn chế. ................................................................................... 77
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC
PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI SỐNG
CHUNG VỚI HIV Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................. 82
3.1.

Nâng cao nhận thức. ......................................................................... 82

3.1.1. Nâng cao nhận thức của người sống chung với HIV.......................... 83
3.1.2. Nâng cao nhận thức của các chủ thể có trách nhiệm trong xã hội. 83
3.1.3. Nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội. ....................................... 86
3.2.

Hoàn thiện cơ chế đảm bảo việc phòng, chống phân biệt đối xử với
người sống chung với HIV ở Việt Nam hiện nay. .......................... 87

3.2.1. Rà soát, kiểm tra, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống
phân biệt đối xử, đảm bảo quyền của người sống chung với HIV. .... 92
3.2.2. Hoàn thiện xây dựng, tổ chức của các cơ quan quyền con người. ..... 93
3.2.3. Phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã
hội........................................................................................................ 94
3.2.4. Phát huy vai trò của truyền thông, internet kêu gọi sự ủng hộ của cả

cộng đồng và toàn xã hội .................................................................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 101


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ICCPR:

International Covenant on Civil and Political Rights (Công ước
quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị 1966).

AIDS:

Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải).

HIV:

Human immunodeficiency virus (Virus gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người).

CRC:

Convetion on the Rights of the Child (Công ước quốc tế về
quyền trẻ em).

ICESCR:

International Convenant on Economic, Social and Cultural
Rights (Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn

hóa 1966).

CEDAW:

Convetion on the Elimination of all Forms of Discrimination
against Woman (Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ 1979).

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

UNAIDS:

United National AIDS (Chương trình Phối hợp của Liên Hợp
quốc về HIV/AIDS)

ARV:

Anti-RetroVirus drugs (Các thuốc kháng vi rút liên quan đến
điều trị kháng vi rút)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng tình hình người nhiễm HIV/AIDS qua các năm. .................... 8
Bảng 1.2. Biểu đồ tình hình nhiễm HIV qua các năm ...................................... 9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đang hướng tới sự ổn định, hòa bình,
phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội. Ngày nay, con người được sống
trong môi trường dân chủ, hòa bình và bình đẳng. Quyền con người và quyền
công dân được đảm bảo bằng hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế và pháp
luật ở mỗi quốc gia. Con người sinh ra ai cũng có quyền bình đẳng...Tuy
nhiên, hiện nay vẫn còn những nhóm thiểu số đang phải giành giật sự sống
hàng ngày, do những điều kiện khách quan, truyền thống lịch sử, hay do tác
động của những nhóm xã hội khác...mà họ bị hạn chế trong việc hưởng các
quyền vốn có, trong đó có cộng đồng người sống chung với HIV/AIDS. Đây
là nhóm xã hội dễ bị tổn thương cả về vật chất lẫn tinh thần. Có nhiều nguyên
nhân dẫn tới việc họ phải sống chung với HIV/AIDS, nhưng có một điểm
chung là không ai trong số họ mong muốn như vậy, họ khao khát được sống,
được làm việc, được học tập, được đối xử bình đẳng như những người bình
thường trong xã hội. Thực tế cho thấy, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều
quốc gia trên thế giới, những người sống chung với HIV/AIDS luôn bị đối xử
bất bình đẳng, bị kỳ thị, phân biệt, bị vi phạm nghiêm trọng quyền con người.
Thậm chí cả những người thân, con cái của họ cũng chịu không ít sự ghẻ lạnh
từ xã hội. Họ không được lao động, học tập thậm chí không được sống như
những người bình thường khác.
Chúng ta đều biết rằng sự kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV là
rào cản chính của công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Sự kỳ thị phân biệt đối
xử liên quan đến HIV/AIDS cũng chính là nhân tố làm ảnh hưởng đến việc
thực hiện đầy đủ quyền con người mà nhân loại tiến bộ luôn luôn hướng đến.
Các quyền con người cơ bản cho sự sinh tồn và phát triển của nhóm thiểu số

1


này bao gồm quyền bình đẳng và không bị phân biệt, đối xử. Người sống
chung với HIV có xu hướng che dấu tình trạng của mình hoặc người thân của

họ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người bệnh mà còn tạo tiền đề
cho việc lây lan sang cộng đồng. Sự phân biệt, kỳ thị, sự thiếu hiểu biết về
HIV/AIDS trở thành nhân tố khiến đại dịch HIV/AIDS bùng phát trên phạm
vi toàn cầu.
Đại dịch HIV/AIDS có tác động tiêu cực trên nhiều cấp độ, nó ảnh
hưởng trực tiếp tới người nhiễm bệnh và những người sống chung, đồng thời
nó cũng cướp đi sự toàn vẹn của gia đình truyền thống. Ở cấp độ vĩ mô, nó
còn gây ra những tổn thất khôn lường cho cả một cộng đồng như gánh nặng
về kinh tế, xã hội, văn hóa, làm suy yếu cả một dân tộc, đe dọa tới độc lập chủ
quyền quốc gia.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân biệt, đối xử với những người sống
chung với HIV/AIDS thường do sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, do thể chế,
chính sách pháp luật của từng địa phương hay từng quốc gia làm cho cộng
đồng người có HIV mất dần đi những quyền cơ bản của mình. Do vậy, cần có
những giải pháp cấp bách nhằm phòng, chống phân biệt đối xử với người
sống chung với HIV/AIDS giúp cho cộng đồng này có thể hòa nhập tốt với xã
hội, khôi phục lại quyền cơ bản mà họ vốn được hưởng, đồng thời hướng tới
thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ của nhân loại kêu gọi phòng, chống
HIV/AIDS và từng bước đẩy lùi sự lây lan của đại dịch này.
Với những lý do trên, tôi đã chọn: “Phòng, chống phân biệt đối xử với
người sống chung với HIV ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn, với
mong muốn góp tiếng nói của mình nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về
HIV/AIDS, cũng như hướng tới mục tiêu phòng, chống phân biệt, kỳ thị, đối
xử, khôi phục và đảm bảo đầy đủ quyền của nhóm người sống chung với
HIV/AIDS tại Việt Nam hiện nay.
2


2. Tình hình nghiên cứu.
Đây vẫn là một chủ đề nóng, được cộng đồng, xã hội đặc biệt quan tâm.

Trong thời gian gần đây, đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu của các
cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân về vấn đề quyền của người sống
chung với HIV/AIDS. Những công trình nghiên cứu đó đã giúp cho chúng ta có
cái nhìn tổng

quan hơn về vấn đề quyền con người, quyền của người sống

chung với HIV/AIDS. Một số công trình tiêu biểu có thể kể tới như:
“Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương” của Trung
tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân thuộc Khoa Luật Đại học
quốc gia Hà Nội đã đề cập tới quyền của những người sống chung với
HIV/AIDS theo luật quốc tế. Công trình đã khái quát lịch sử phát triển của vấn
đề quyền của những người sống chung với HIV/AIDS, nêu lên những nội dung
chủ yếu của các văn kiện hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người.
“HIV/AIDS và quyền con người” của Viện nghiên cứu quyền con người
đã giới thiệu phương pháp tiếp cận mới đã được phân tích về mặt khoa học và
được kiểm chứng thực tiễn, đó là phòng chống HIV/AIDS dựa trên quyền con
người. Tài liệu này đã làm rõ cơ sở pháp lý, chính trị, đặc điểm trong phòng
chống HIV. Đồng thời cũng nêu bật lên mối quan hệ giữa việc đảm bảo các
quyền con người bao gồm các quyền dân sự chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội và quyền của phụ nữ, trẻ em...với phòng chống HIV/AIDS. Nội dung của
tài liệu còn đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường việc đảm bảo quyền con
người của những người sống chung với HIV/AIDS.
“ Học về quyền của bạn – Cẩm nang giảng dạy về Luật và HIV” của
Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (PLD Việt Nam), cùng
với sự tham gia của những chuyên gia và tình nguyện viên từ Babsea CLE đã
biên soạn và phát hành mục đích giúp cho cộng đồng người có HIV có thể sử
dụng như một công cụ pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
3



của mình, trên cơ sở tiếp cận những nội dung cơ bản của Luật Phòng chống
nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (
HIV/AIDS), các văn bản hướng dẫn thi hành dưới góc độ quyền cơ bản của
người sống chung với HIV. Cẩm nang đã đề cập tới những thông tin liên quan
đến HIV/AIDS, tình hình đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay, quyền
của người sống chung với HIV theo quy định của luật quốc tế và Việt Nam
hiện hành, quyền của phụ nữ và trẻ em sống chung với HIV, sự kỳ thị phân
biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, những cơ chế xử lý vi phạm pháp luật
về quyền của người sống chung với HIV/AIDS...Những tình huống thực tế,
kết hợp với việc thuyết trình, chơi trò chơi, thực sự cẩm nang đã trở thành
công cụ hữu ích không chỉ đối với những người sống chung với HIV/AIDS
mà còn giúp những chủ thể khác trong xã hội tiếp cận một cách đầy đủ và
đúng đắn về HIV/AIDS và quyền con người.
“Luật quốc tế về quyền của những người nhiễm HIV/AIDS” của Nguyễn
Đình Thơ đăng trên website của Bộ Tư pháp đề cập đến các hướng dẫn quốc
tế về quyền của người sống chung với HIV/AIDS đã liệt kê, phân tích những
nhóm quyền dễ bị vi phạm của cộng đồng người sống chung với HIV.
“Quyền lao động của người nhiễm HIV/AIDS và quyền của người sử
dụng lao động ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Trí Dũng đã nêu ra
quan điểm không thống nhất giữa quyền lao động của người sống chung với
HIV/AIDS và quyền của người sử dụng lao động ở Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn
Trí Dũng đã chỉ ra sự mâu thuẫn giữa hai nhóm chủ thể này không chỉ trong quy
định của pháp luật mà còn không thống nhất ngay cả trong thực tiễn.
Báo cáo tham luận: “ Đánh giá và phát huy vai trò của các tổ chức xã
hội, tổ chức NGO và những người có HIV trong phòng chống HIV/AIDS ở
Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Thanh – Giám đốc Trung tâm Công tác lý
luận, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chỉ ra vai trò quan
4



trọng của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong công tác phòng,
chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Sự cần thiết phối hợp với các tổ chức này
trong hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền của người sống chung với
HIV/AIDS.
Các công trình nghiên cứu trên về quyền của những người sống chung
với HIV/AIDS đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên cần có cái
nhìn toàn cảnh, trọn vẹn về nguyên nhân và thực trạng của việc phân biệt đối
xử với người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay, các quy định
của pháp luật quốc tế và của Việt Nam về phòng, chống phân biệt đối xử với
người sống chung với HIV/AIDS, từ đó đưa ra những ý kiến, quan điểm,
phương pháp phù hợp nhất thúc đẩy việc bảo vệ quyền, và thực hiện công tác
phòng, chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV. Luận văn góp
phần bổ sung những nghiên cứu về vấn đề này nhằm thực hiện hiệu quả công
tác phòng, chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV tại Việt
Nam hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm giúp bản thân, cộng đồng và xã hội hiểu rõ hơn về
HIV, những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, pháp luật quốc tế về
quyền của những người sống chung với HIV. Đồng thời để cộng đồng, xã hội
nhìn nhận nhóm người dễ bị tổn thương này dưới con mắt nhân đạo, tránh sự
kỳ thị, xa lánh, sự phân biệt đối xử, để cộng đồng này thực sự được tôn trọng,
được sống trong môi trường hòa đồng, bình đẳng.
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn theo các quy định của pháp luật quốc tế và
Việt Nam hiện hành có thể đề xuất, đóng góp ý kiến nhằm tăng cường công
tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng người sống chung với HIV
tại Việt Nam.
5



Nhiệm vụ nghiên cứu
Cơ sở lý luận về quyền con người, quyền của người sống chung với HIV
theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành.
Thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp
luật quốc tế về phòng, chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV
ở nước ta hiện nay.
Tổng hợp các số liệu có liên quan về việc thực thi Luật Phòng chống
HIV tại Việt Nam và các vấn đề cần trợ giúp pháp lý cho người sống chung
với HIV.
Một số góp ý, đề xuất nhằm tăng cường công tác bảo vệ quyền, lợi ích
và phòng, chống phân biệt đối xử đối với nhóm người dễ bị tổn thương này
ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành
về việc phòng, chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV và thực
trạng việc thực hiện các quy định này tại Việt Nam.
Nghiên cứu về quyền của người sống chung với HIV nhìn từ góc độ
quyền con người, cơ chế đảm bảo quyền của người sống chung với HIV theo
pháp luật quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá tình hình thực tế
việc phòng, chống phân biệt đối xử, đảm bảo quyền con người của người
sống chung với HIV trong xã hội Việt Nam hiện nay. Từ đó có thể đưa ra
những đề xuất, góp ý giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, thực hiện
tốt công tác phòng, chống phân biệt đối xử và đảm bảo việc thực hiện quyền
6



của người sống chung với HIV ở mức cao nhất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn.
Đề tài là luận văn bảo vệ tốt nghiệp cao học, ngoài ra nó còn là tài liệu
tham khảo cho những sinh viên, học viên quan tâm đến vấn đề này. Giúp
cộng đồng, xã hội hiểu rõ hơn về HIV, cách phòng, chống phân biệt đối xử và
các cơ chế đảm bảo việc thực hiện quyền của những người sống chung với
HIV theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Đồng thời cùng với những đề xuất, góp ý của người viết, hy vọng luận
văn sẽ đóng góp tiếng nói kêu gọi các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi
chính phủ, cộng đồng và toàn thể xã hội thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
của pháp luật về phòng, chống phân biệt đối xử và đảm bảo quyền của những
người sống chung với HIV. Để cộng đồng này được sống trong môi trường
bình đẳng, hòa nhập như những người bình thường khác.
7. Kết cấu của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng, chống phân biệt đối xử với
người sống chung với HIV.
Chương 2:Pháp luật và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống phân
biệt đối xử với người sống chung với HIV ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp và đề xuất nhằm đảm bảo cho việc phòng, chống
phân biệt đối xử với người sống chung với HIV ở Việt Nam hiện nay.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT
ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV

1.1. Bối cảnh của vấn đề nhiễm HIV.
1.1.1. Tình hình nhiễm HIV hiện nay.
Kể từ năm 1981, khi AIDS lần đầu tiên được phát hiện tại Hoa Kỳ cho
tới nay, dịch AIDS đã phát triển nhanh chóng và lan ra khắp các châu lục,
xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do những đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng, phương thức lây truyền HIV/AIDS, sự hiểu biết không đầy đủ về virus
đã gây ra những khó khăn trong việc tạo ra vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu,
nên dịch HIV/AIDS đã trở thành mối đe dọa thực sự đối với nhân loại chúng
ta. Theo thời gian, số người nhiễm HIV/AIDS vẫn không ngừng gia tăng.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tính đến tháng 7/1995,
trên toàn thế giới có khoảng 20 triệu người nhiễm HIV bao gồm: 18,5 triệu
người lớn và 1,5 triệu trẻ em. Số bệnh nhân AIDS là 4,5 triệu người.
Hiện nay, HIV/AIDS không còn là vấn đề xa lạ với nhân loại. Nó đã trở
thành một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người. Kể từ năm 1981,
trên thế giới có khoảng 80 triệu người đã bị nhiễm virus HIV và khoảng 40
triệu người đã chết vì HIV/AIDS ( tính đến năm 2014).
Bảng 1.1. Bảng tình hình người nhiễm HIV/AIDS qua các năm.

Người sống

2014
( triệu người)
36,9

2013
( triệu người)
35,0

2012
( triệu người)

35,2

chung với HIV

(34,2 – 41,4)

(33,2 – 37,2)

(32,2 – 38,8)

Nhiễm mới HIV

2,0 ( 1,9 – 2,2)

2,1 ( 1,9 - 2,4)

2,3 ( 1,9 – 2,7)

Số người chết

1,2 ( 1,0 – 1,5)

1,5 ( 1,4 – 1,7)

1,6 ( 1,4 – 1,9)

Nội dung

(Nguồn:UNAIDS Global Report 2014)
8



Bảng 1.2. Biểu đồ tình hình nhiễm HIV qua các năm

( Nguồn: UNAIDS Global Report 2014)
Ở Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng
12/1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cho đến nay, số người nhiễm
HIV tăng nhanh. Cụ thể là 1.136 ca (12/1993); 2.155 (12/1994); 2.975
(10/1995) trong đó có 233 bệnh nhân AIDS và 70 người chết vì AIDS, trong
đó nam nhiễm HIV chiếm 86,35% (2.569 ca), nữ chiếm 11,9% ( 354 ca).
Dịch HIV/AIDS đang gia tăng một cách nhanh chóng ở Việt Nam, tính
trung bình mỗi ngày có hơn 100 người nhiễm HIV/AIDS. Phần lớn số trường
hợp nhiễm mới HIV do lây truyền qua đường tình dục với nam – nữ; nam –
nam. Ở mức độ quốc gia, tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất ở những người tiêm
chích ma túy (34%). Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải

9


Phòng có tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức 34% trên cả nước. Hơn 1% số người
trưởng thành ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng nhiễm HIV,
dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 10% so với cả nước nhưng số người
nhiễm HIV ở thành phố này đã chiếm 20% số người nhiễm HIV trên cả nước.
Đa phần người nhiễm HIV/AIDS ở lứa tuổi trẻ, trong đó số người
nhiễm HIV ở độ tuổi 20 – 39 tuổi chiếm 78,15% tổng số người nhiễm
HIV được báo cáo.
( Số liệu: Ngân hàng thế giới tại Việt Nam)
Trong 6 tháng đầu năm 2016, cả nước phát hiện mới 3.684 ca nhiễm
HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 2.366, tử vong 862 người. Tính đến tháng
6/2016, cả nước có 227.225 người nhiễm HIV, 85.753 người giai đoạn AIDS,

trong đó 89.210 người nhiễm HIV đã tử vong. Trong số những người nhiễm
HIV theo báo cáo từ các tỉnh, thành trên cả nước, chỉ có 80 – 85% trường hợp
quản lý và theo dõi được. Nam giới chiếm 69,8%, nữ giới chiếm 30,2%, lây
nhiễm qua đường tình dục chiếm 56%, qua đường máu 34%, từ mẹ truyền
sang con 2%, còn lại không rõ nguyên nhân lây nhiễm. So sánh với cùng kỳ
năm 2015, số người nhiễm HIV trong năm 2016 giảm 89 trường hợp. Tuy
nhiên số bệnh nhân AIDS tăng 822 trường hợp, số người tử vong do AIDS
tăng 267 trường hợp.
( Theo Báo cáo Công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2016 và
nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016 của Bộ Y tế ngày 09/08/2016).
Qua những số liệu trên, thấy rằng tỷ lệ nhiễm mới HIV trên toàn thế giới
đang giảm dần qua các năm, chứng tỏ các biện pháp can thiệp có hiệu quả. Để
thực hiện làm giảm sự ảnh hưởng của HIV trên toàn cầu, bên cạnh sự cố gắng
của các hệ thống y tế thì cần sự hỗ trợ từ chính mỗi con người chúng ta. Thực
hiện đúng khuyến cáo của WHO, đồng thời tăng cường công tác phòng,
chống phân biệt kỳ thị, đối xử với người sống chung với HIV, có lối sống
10


lành mạnh, tăng cường sự hiểu biết về HIV/AIDS...hãy chung tay góp sức
mình nhằm đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, hướng tới mục tiêu 3 không: Không
còn người nhiễm mới HIV; không còn người tử vong do AIDS; không còn kỳ
thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
1.1.2. HIV; người sống chung với HIV.
Theo Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006. HIV là chữ viết tắt của cụm từ
“Human immunodeficiency virus” có nghĩa là virus gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống
lại các tác nhân gây bệnh. HIV lây truyền qua các đường chính như đường
tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai,

sinh đẻ và cho con bú.
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ “Acquired Immune Deficiency
Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường
được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, ung thư. Đây là giai đoạn
cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể,
làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, dẫn đến
tử vong.
Dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố ở nước ta. Thời
gian gần đây, nhờ có sự tiến bộ của khoa học y học, sự hỗ trợ đắc lực từ các
cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở
nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, số người nhiễm HIV/AIDS có
xu hướng giảm. Tuy nhiên nó vẫn là đại dịch lớn, mối hiểm họa của toàn thế
giới, đe dọa cuộc sống con người hằng ngày.
Hiện nay, trên thế giới đã tìm ra và đang thử nghiệm phương pháp tế bào
gốc thành công cho một vài người nhiễm HIV trên thế giới, tuy nhiên chúng
ta cần kinh phí và thời gian thì phương pháp này mới phổ biến tới những
11


người nhiễm HIV. Ở nước ta hiện nay mới được sử dụng thuốc kháng HIV ức
chế sự nhân lên nhanh chóng của vi rút này, kiềm chế không cho HIV ngay
lập tức phá hủy toàn bộ hệ miễn dịch của cơ thể, và thuốc hỗ trợ giảm nhiễm
trùng cơ hội...tức là chỉ có thể kéo dài thời gian sống của người nhiễm mà
chưa thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Những người nhiễm HIV khá đa dạng về hoàn cảnh lây nhiễm như họ có
thể dùng bơm kim tiêm chung với người nhiễm HIV khác trước đó, những
đứa con ra đời đã bị nhiễm HIV do bị truyền từ mẹ sang con, quan hệ tình dục
không an toàn với người nhiễm HIV, làm việc trong môi trường có nguy cơ,
rủi ro cao...Ở nước ta hiện nay, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao là những
người tiêm chích ma túy, những người làm nghề mại dâm, hay những người

có quan hệ tình dục đồng giới không an toàn...
HIV/AIDS thực sự trở thành hiểm họa lớn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe,
tính mạng con người, trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng giống nòi, thậm chí
ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, tương lai quốc gia.
HIV lây truyền như thế nào ?
HIV có trong dịch sinh học cơ thể người: Mặc dù HIV có trong nhiều
loại dịch cơ thể khác nhau của một người sống với HIV, nhưng chỉ có một số
dịch cơ thể chứa một lượng vi rút đủ lớn để làm lây nhiễm HIV, đó là: máu,
tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. Một người sẽ bị nhiễm HIV khi để các dịch
cơ thể có chứa HIV xâm nhập vào cơ thể, tuy nhiên, không phải khi nào phơi
nhiễm với dịch cơ thể có chứa HIV cũng sẽ bị lây nhiễm HIV.
HIV lây truyền từ người này sang người khác theo những cách sau: Sử
dụng bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác; quan hệ tình dục xâm
nhập không bảo vệ (qua âm đạo hoặc hậu môn hay đường miệng) với người
nhiễm HIV; từ mẹ nhiễm HIV lây truyền sang con trong quá trình mang thai,
sinh nở, và cho con bú; truyền máu hoặc các sản phẩm của máu có chứa HIV.
12


Những hiểu biết chưa đúng về HIV
Tắm rửa sau khi quan hệ tình dục sẽ phòng tránh được HIV; quan hệ
tình dục với người còn trinh tiết, sau khi đã quan hệ tình dục với người khác
thì sẽ không bị nhiễm HIV; có thể bị lây nhiễm HIV từ việc dùng chung nhà
vệ sinh; HIV và AIDS là như nhau; bắt tay có thể làm lây nhiễm HIV; dùng
chung cốc chén có thể làm lây nhiễm HIV; phụ nữ có HIV hoặc AIDS thì
không thể có con; nhìn bên ngoài có thể nhận biết được một người có nhiễm
HIV hay không; muỗi làm lây nhiễm HIV; kết quả xét nghiệm HIV không
đáng tin cậy.
Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ?
Một số biện pháp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV như: Không dùng

chung bơm, kim tiêm, sử dụng bơm, kim tiêm mới đã tiệt trùng cho mỗi lần
tiêm chích. Điều này rất quan trọng khi phải tiêm thuốc điều trị hoặc tiêm
chích ma túy. Nếu muốn sử dụng lại bơm kim tiêm đã dùng rồi thì phải rửa
sạch, ngâm trong thuốc tẩy javen ít nhất ba mươi phút. Dùng bao cao su nam
và bao cao su nữ đúng cách khi quan hệ tình dục, bao cao su đã hết hạn, chất
lượng kém hoặc cất giữ ở nơi có nhiệt độ cao sẽ dễ bị thủng. Máu và các sản
phẩm của máu phải được cất giữ trong ba tháng và phải được sàng lọc một
cách cẩn thận với các thiết bị chuyên dụng. Cần thiết phải làm điều này vì có
thể máu được lấy từ một người sống với HIV đang trong giai đoạn “cửa sổ”.
Đây là giai đoạn phơi nhiễm HIV và lúc này, việc xét nghiệm máu có thể
chưa thực sự phát hiện được vi rút HIV. Trong thời gian vi rút chưa được phát
hiện, các cơ sở y tế có trách nhiệm sàng lọc máu trước khi truyền.
Thường xuyên xét nghiệm HIV, định kỳ xét nghiệm sẽ giúp biết được
tình trạng HIV của bản thân, đặc biệt khi có những hành vi nguy cơ, xét
nghiệm HIV không ngăn chặn được HIV nhưng nếu biết được tình trạng
nhiễm, chúng ta sẽ có những cách bảo vệ bản thân, bạn tình và những người
13


xung quanh. Những người sống với HIV cần uống thuốc ARV đều đặn và
tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm lượng vi rút, đồng thời giảm
nguy cơ lây truyền.
Các dấu hiệu và triệu chứng của HIV
Sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể, người bị nhiễm có thể không biểu
hiện triệu chứng, nhìn vẫn khỏe mạnh và cảm thấy khỏe như mọi người khác.
Những người có HIV dương tính vẫn có thể sống bình thường mà không biết
về tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Vì thế, một người có thể không biết
mình đã nhiễm HIV và truyền HIV cho người khác.
Tuy nhiên, một số lại có những triệu chứng đầu tiên giống như cảm
nặng. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu suy giảm, người sống với

HIV có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
Giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể;
Sốt kéo dài hơn một tháng;
Các bệnh ở hệ bạch huyết, hệ bạch huyết bao gồm các hạch bạch huyết
(tuyến bạch huyết) và các mạch bạch huyết (như các dây nhỏ nối các hạch
bạch huyết). Hệ thống này thông thường có chức năng giúp chống lại các
nhiễm khuẩn;
Tiêu chảy kéo dài hơn một tháng; Các vết loét ở da; Mệt mỏi trong thời
gian dài; Đổ mồ hôi về đêm; Ho khan kéo dài.
(Bộ Y tế - Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị HIV/AIDS ngày 19/08/2009)
Cho dù có hay không những triệu chứng khi nhiễm HIV, thì người mới
nhiễm HIV trong một số tuần đầu sau khi nhiễm có khả năng lây truyền vi rút
ở mức độ cao. Lúc này, lượng HIV trong máu ở mức độ cao, họ dễ dàng lây
truyền HIV sang người khác, nếu không thực hiện những hành vi an toàn.
Ở giai đoạn HIV tiến triển, người sống với HIV có thể mắc lao, viêm
phổi, tiêu chảy hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính, thường được gọi là “các
14


bệnh nhiễm trùng cơ hội” vì nhân cơ hội hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu,
các loại bệnh này xuất hiện. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội này làm cho người
sống chung với HIV ốm yếu thậm chí có thể tử vong.
Các loại thuốc điều trị ARV
ARV là viết tắt tiếng Anh của từ “Anti-RetroVirus drugs” các thuốc
kháng vi rút liên quan đến điều trị kháng vi rút – ART (anti-retroviral
therapy). Mặc dù ARV không thể chữa khỏi HIV, nhưng hiện tại, các thuốc
ARV vẫn là một trong những biện pháp tốt nhất để kéo dài thời gian sống và
cải thiện tình trạng sức khỏe của người sống với HIV. ARV là các loại thuốc
có hiệu quả nhất trong việc làm giảm các biến chứng lâu dài, đồng thời ngăn
chặn quá trình nhân lên của HIV. ARV cũng giúp phục hồi chức năng của hệ

miễn dịch và giảm nguy cơ tử vong ở người sống với HIV, do giảm nguy cơ
mắc các bệnh trong giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, các
thuốc điều trị ARV chỉ tác dụng khi người sử dụng thuốc phải tuân thủ đầy đủ
các quy định điều trị.
Điều trị ARV không ngăn ngừa được HIV lây truyền từ người sống với
HIV sang những người khác, nếu không thực hiện các biện pháp an toàn.
ARV có thể làm giảm lượng vi rút trong cơ thể của một người sống với HIV
xuống mức rất thấp, do đó giảm đáng kể khả năng lây truyền HIV của người
đó sang người khác.
Người sống chung với HIV/AIDS ( tiếng Anh: People living with HIV) là
thuật ngữ dùng để đề cập đến nhóm xã hội dễ bị tổn thương mà bản thân có
HIV/AIDS; những người có người thân bị nhiễm hoặc những người đang có
nguy cơ cao lây nhiễm.
Trước hết cần đề cập đến thuật ngữ “ nhóm xã hội dễ bị tổn thương”: Đó
là những nhóm, những cộng đồng người có vị thế về chính trị, xã hội hoặc
kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị tổn thương về quyền
15


con người, vì vậy cần phải được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm,
những cộng đồng khác trong xã hội.
Người sống chung với HIV/AIDS là một nhóm xã hội dễ bị tổn thương,
mang đầy đủ các đặc điểm của một nhóm xã hội dễ bị tổn thương, họ là
những người vì tình trạng bản thân liên quan đến HIV/AIDS mà phải đối mặt
với sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng, xã hội, hàng loạt các quyền con
người cơ bản của họ bị vi phạm. HIV/AIDS là nguyên nhân chính hình thành
nhóm xã hội dễ bị tổn thương này với số lượng ngày càng tăng.
Có những nhóm người sống chung với HIV/AIDS sau:
Thứ nhất: Nhóm người nhiễm HIV/AIDS: Đây là nhóm người đang
mang vi rút HIV trong người, có thể chia làm ba thế hệ: thế hệ thứ nhất là

những người bị lây nhiễm do tiêm chích ma túy và mại dâm không an toàn,
thế hệ thứ hai là những người bị lây nhiễm từ người thân của thế hệ thứ nhất
như vợ hoặc chồng..., thế hệ thứ ba bao gồm con cái của những người có HIV
và những người bởi nhiều lý do khác nhau như rủi ro nghề nghiệp hoặc bị
phơi nhiễm. Nhóm này vừa bị tổn thương về mặt sức khỏe thể trạng khi bị vi
rút tấn công hệ miễn dịch đồng thời xuất hiện nhiều bệnh lây nhiễm khác như
bệnh lao hay những bệnh truyền nhiễm do hệ miễn dịch bị phá hoại, có nguy
cơ phải đối mặt với cái chết, họ không chỉ bị tổn thương về thể chất mà còn bị
tổn thương về mặt tinh thần khi bị những người xung quanh hắt hủi, xa lánh,
kỳ thị.
Thứ hai: Nhóm có người thân bị nhiễm HIV (vợ, chồng, bố, mẹ, con
cái). Đây là nhóm mặc dù bản thân không bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ rất
cao trước việc bị lây nhiễm do thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, mang
gánh nặng kinh tế khi phải chạy chữa điều trị cho người bệnh, đồng thời họ
cũng chịu sự phân biệt đối xử, chịu đựng sự kỳ thị từ phía cộng đồng, xã hội.

16


Thứ ba: Nhóm những người đang có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm đó
là những người tiêm chích ma túy, hoạt động mại dâm, những người có cuộc
sống tình dục không an toàn, những người có quan hệ tình dục đồng giới...họ
là những người mặc dù chưa mắc bệnh trong người, nhưng có khả năng
nhiễm bệnh rất cao, nhưng không có cơ chế bảo vệ do nhóm người này bị
phân biệt đối xử, bị kỳ thị vì xã hội cho rằng họ là những có người có lối sống
lệch lạc, thiếu lành mạnh, suy đồi về đạo đức, lối sống, họ đáng bị lên án.
Sở dĩ người sống chung với HIV được coi là những nhóm người dễ bị
tổn thương là vì:
Thứ nhất: Do đặc điểm dịch tễ và phương pháp y tế công truyền thống,
HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, người bệnh khi nhiễm loại vi

rút này sẽ từng bước bị suy giảm miễn dịch, từ đó các bệnh cơ hội nguy hiểm
khác có điều kiện dễ dàng tấn công. Đây là hội chứng khá dễ lây qua đường
máu như việc sử dụng chung bơm kim tiêm, mẹ truyền sang con hoặc quan hệ
tình dục không an toàn. Gần ba mươi năm kể từ khi nhân loại phát hiện ra ca
nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới, phương pháp y tế công cộng được nhân loại
sử dụng triệt để như việc cách ly và chỉ tập trung vào chăm sóc, điều trị cho
người bệnh và phương pháp này đã cho thấy sự không hiệu quả. Trong quá
trình cách ly, người bệnh không hoàn toàn nhận được sự chăm sóc cần thiết
đồng thời lại tạo ra tâm lý xa cách, bị kỳ thị, phân biệt đối xử từ những người
xung quanh với người nhiễm HIV.
Thứ hai: Do mức độ hiểu biết sai lầm về HIV/AIDS của chính người
nhiễm HIV/AIDS và xã hội, do đại dịch HIV/AIDS bùng phát nhanh chóng
với mức độ nguy hiểm tới xã hội loài người, vì thế lựa chọn an toàn nhất là
cách ly khỏi nguồn bệnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về
HIV/AIDS còn bị xem nhẹ, hầu hết người dân không có những hiểu biết nhất
định về căn bệnh này, đại đa số đều cho rằng đây là căn bệnh rất dễ lây lan.
17


Họ không biết thực chất hội chứng này là gì, tại sao nó lại nguy hiểm và
những con đường lây lan chủ yếu ? Đã có lúc, xã hội tin rằng thậm chí khi
dùng chung đồ đạc, nói chuyện, ăn chung một bàn ăn hay ngủ chung một
giường...cũng bị nhiễm HIV.
Hiện nay, nhận thức của xã hội về căn bệnh đã được nâng cao, tuy nhiên
sự xa lánh, kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV gần như là phản xạ
nhằm bảo vệ bản thân. Bên cạnh đó, quan niệm HIV/AIDS ở nước ta còn gắn
liền với các tệ nạn xã hội. Họ bị coi là những người sa đọa, suy đồi đạo đức,
nhân cách, lệch lạc về quan niệm sống...
Những người sống chung với HIV/AIDS bị tổn thương cả về vật chất lẫn
tinh thần, theo các nghiên cứu, phần lớn những người nhiễm HIV/AIDS do

hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không nghề nghiệp. Nhóm người này thuộc tầng
lớp nghèo khổ, thiếu hiểu biết, thiếu điều kiện để tự bảo vệ mình. Một bộ
phận khác bị lây nhiễm thuộc nhóm người lao động xa gia đình như lái xe
đường dài, thợ khai thác than, đào vàng, hay những người vì hoàn cảnh gia
đình mà phải hành nghề mại dâm. Sau khi nhiễm bệnh, điều kiện kinh tế còn
khó khăn hơn nhiều lần khi phải cố gắng chạy chữa và những người này họ
trở thành gánh nặng cho gia đình, sức khỏe suy kiệt, cơ thể không còn khả
năng miễn dịch, không thể sống bình thường như người khỏe mạnh, đồng thời
họ phải đối diện với sự phân biệt đối xử và kỳ thị từ phía gia đình, cộng đồng.
Họ bị tổn thương sâu sắc về tinh thần, thể chất suy sụp, những người sống
chung với HIV dưới hình thức này hay hình thức khác, chủ quan hay khách
quan cũng bị gạt ra ngoài xã hội.
Với nhận thức còn chưa đầy đủ về HIV/AIDS, quan niện sai lầm của xã
hội vô hình chung đã xâm hại nặng nề tới quyền của những người sống chung
với HIV.

18


×