Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu khảo nghiệm phân bón hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.47 KB, 63 trang )

1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Nhờ sử dụng phân hóa học năng suất và sản lượng cây trồng tăng lên rất
nhanh chóng, nhiều cây trồng đã đạt được năng suất gần với năng suất tiềm năng.
Đối với nước ta, từ những năm 80 của thế kỷ trước sản lượng lương thực còn quá
thấp, hàng năm phải nhập khẩu từ nước ngoài một lượng lớn lương thực. Nhờ có
cuộc cách mạng xanh về giống, kết hợp với phân hoá học mà đến nay không những
đáp ứng đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn có một lượng khá lớn được
xuất khẩu ra nước ngoài. Nước ta hiện nay đang là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2
trên thế giới.
Việc sử dụng phân hoá học đã đem lại lợi ích to lớn như vậy, nhưng lạm dụng
phân hoá học thì có ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường. Khi sử dụng phân hoá
học không hợp lý đã dẫn đến ô nhiễm đất, nước, ảnh hưởng đến chất lượng của sản
phẩm, sức khoẻ của con người,...
Trong điều kiện hiện nay, diện tích chăn thả đại gia súc ngày càng thu hẹp,
khâu làm đất đó được cơ giới hoá, số lượng trâu bò chăn nuôi ở nông hộ giảm, số
hộ sử dụng Bioga để xử lý chất thải chăn nuôi tăng lờn. Vì vậy lượng phân chuồng
bón cho đồng ruộng giảm xuống rõ rệt, nhiều địa phương bà con nông dân hầu như
không sử dụng phân chuồng bón cho ruộng. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng
Nông hoá ở huyện Lý Nhân – Hà Nam năm 2009 – 2010 cho thấy hơn 90% số hộ
được hỏi không sử dụng phân chuồng bón ruộng. Bà con nông dân dựa hoàn toàn
vào phân hoá học để giúp tăng năng suất, bên cạnh đó việc đốt rơm rạ, phế phụ
phẩm nông nghiệp đang rất phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là lời cảnh
báo về khả năng giảm hữu cơ trong đất nghiệm trọng đối với vùng này.
Để tránh được những hạn chế đó, hiện nay đã có nhiều công nghệ mới áp dụng
cho sản xuất lượng thực, thực phẩm ra đời như phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp vi sinh,...
Việc phát triển công nghệ sản xuất các loại phân hữu cơ sinh học bón cho cây
trồng còn là một trong các giải pháp giúp bổ sung nguồn hữu cơ trong đất, tăng




2

nguồn dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng. Từ đó giảm được lượng phân hoá học phải
bón, giúp làm tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí phân hoá học và tránh ô
nhiễm môi trường. Sử dụng nguyên liệu tại chỗ còn góp phần khai thác tài nguyên
địa phương và tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân nhờ mua được sản phẩm sản xuất
tại chỗ có giá hợp lý.
Sản phẩm phân hữu cơ sinh học NTT và hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2 của
trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên là những loại phân bón sử dụng
nguyên liệu địa phương là than bùn. Những loại phân này chứa hàm lượng hữu cơ
cao, chất lượng tốt cho cây trồng. Nhằm đánh giá hiệu quả của các loại phân bón
này đối với cây chè, rau và lúa ở vùng Thái Nguyên và đồng bằng sông Hồng, đề tài
“Nghiên cứu khảo nghiệm phân bón hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, mã số: B2009-TN03-31 đã được thực hiện.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiệu lực phân NTT trên cây chè và cây rau.
- Đánh giá hiệu lực phân NTR1 và NTR2 trên cây lúa.
1.3 Mục đích đề tài
Đánh giá ảnh hưởng phân NTT đến cây chè, cây rau và phân NTR1, NTR2
đến đến cây lúa về sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng nông sản, làm cơ
sở khoa học đề nghị Hội đồng Khoa học Bộ NN & PTNT công nhận phân bón mới.


3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng
2.1.1. Phân hữu cơ sinh học

Là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men các hợp
chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau. Dưới sự tác động của Vi sinh vật hoặc các
hợp chất sinh học các hợp chất hữu cơ được chuyển hóa thành mùn (Gaur A.C,
1980) [17].
Trong phân hữu cơ sinh học có đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng hữu
cơ, dinh dưỡng vô cơ và vi sinh vật. Nhưng người ta có thể bổ sung thêm tác nhân
sinh học(vi sinh, nấm đối kháng) hay các nguyên tố khoáng đa vi lượng phù hợp
từng loại giống cây trồng.
Phân bón hữu cơ sinh học và phân bón hữu cơ vi sinh được tạo ra nhờ sự trợ
giúp của vi sinh vật chuyên biệt có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa
các phế thải hữu cơ thành mùn để thành phân bón cho cây trồng
Có 3 nhóm vi sinh vật thường được sử dụng để sản xuất phân hữu cơ sinh học
đó là: Vi sinh vật chuyển hóa hợp chất hydratcacbon, vi sinh vật chuyển hóa
Protein và Vi sinh vật phân giải photphat hữu cơ
Trong tình hình sản xuất phân bón hữu cơ ở miền Bắc nước ta hiện nay, phân
hữu cơ sinh có ưu điểm so với phân hữu cơ vi sinh như sau:
- Có hàm lượng hữu cơ cao hơn
- Các hàm lượng các chất dinh dưỡng cao
- Có chất sinh học kích thích cây trồng phát triển tốt
- Có hàm lượng a xit humic lớn hơn 2%
Phân hữu cơ sinh học có nhược điểm so với phân hữu cơ vi sinh đó là:
- Giá thành thường cao hơn
- Một số đơn vị sản xuất phân bón ghi hàm lượng dinh dưỡng phân bón trên
bao bì không rõ ràng hoặc công bố hàm lượng chất dinh dưỡng vô cơ ở dạng tổng
số, gây khó khăn trong sử dụng phân bón cân đối và hợp lý cho cây trồng


4

Để sản xuất phận hữu cơ sinh học, theo quy định của Bộ NN & PTNT (Bộ NN

& PTNT, (2010), [3] yêu cầu sản phẩm phải có đặt các chỉ tiêu sau:
- Hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 22%
- Độ ẩm đối với dạng bột không vượt quá 25%
- Hàm lượng Nts không được thấp hơn 2,5%
- Hàm lượng a xít Humic không thấp hơn 2,5%
2.1.2. Phân hữu cơ khoáng
Phân hữu cơ khoáng là phân hữu cơ có bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng vô
cơ, theo Bộ NN & PTNT (Bộ NN & PTNT, 2010) [3] thì sản phẩm phân hữu cơ
khoáng phải đạt các chỉ tiêu sau:
- Hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 15 %
- Độ ẩm đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25%
- Tổng hàm lượng: Nts+P2O5hh; Nts+K2Ohh; P2O5hh+K2Ohh; Nts+P2O5hh+ K2Ohh
không thấp hơn 8%
Để tăng hiệu quả sử dụng phân bón, hiện nay xu thế nhà sản xuất phân bón đi
theo hướng sản xuất loại phân bón hữu cơ khoáng đặc chủng cho cây trồng. Để sản
xuất phân đặc chủng các nhà sản xuất phân bón bổ sung các nguyên tố khoáng với
liều lượng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của mỗi loại cây trồng.
2.2. Vi sinh vật phân giải hữu cơ
Vào những năm giữa thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học trên thế giới đã chứng minh được vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên đối với
các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ. Trong tự nhiên vi sinh vật được phân
bố rộng rãi trong đất, nước và không khí và trên cơ thể động thực vật. Ngoài một số
ít gây bệnh cho người và động thực vật, hầu hết vi sinh vật đều tham gia và đóng
vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất và nhờ có sự tham gia của
chúng vào quá trình phân giải các chất mà chuỗi thức ăn và lưới năng lượng luôn
được duy trì ở trạng thái cân bằng (John K Sheldon et al,1998)[29]
Quá trình đồng hoá của vật nuôi đã phân giải hầu hết các hợp chất hữu cơ
phức tạp thành các chất đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thụ được. Tuy nhiên, phế



5

thải khi thải ra môi trường chứa rất nhiều những hợp chất hữu cơ chưa được chuyển
hoá bởi các hệ enzym trong đường ruột của động vật. Các hợp chất hữu cơ chiếm
khoảng 15-17%, chủ yếu là hợp chất cacbon cao phân tử như: xelluloza,
hemixelluloza, pectin, tinh bột và một phần protid, lipid (Gaur A.C,1980) [26].
Trong môi trường tự nhiên các hợp chất này tiếp tục bị phân giải bởi hệ enzym của
vi sinh vật trong môi trường đất, nước, không khí xung quanh để tạo thành các chất
vô cơ, hữu cơ đơn giản hơn, trở nên ổn định về thành phần (mùn). Lượng mùn này
khi được cung cấp cho đất trồng có tác dụng cải tạo đất, tăng khả năng giữ nước,
giữ phân, làm tơi xốp đất, tạo điều kiện sống thích hợp cho hệ vi sinh vật có ích
(Nguyễn Thanh Hiền, 2003)[10]
Vi sinh vật không trực tiếp phân huỷ các hợp chất hữu cơ mà chúng chỉ tham
gia chuyển hóa hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản như đường, amino acid,
mỡ... nhờ các enzym ngoại bào. Quá trình phân giải có thể được thông qua 3 con
đường sau:
- Hợp chất các bon tự nhiên thành đường đơn thông qua phân huỷ hoàn toàn
- Mỡ thành đường đơn và axit béo
- Protein thành amôn hoặc nitrat
2.2.1. Vi sinh vật chuyển hóa hợp chất hydrat cacbon
Chu trình chuyển hóa hydratcacbon được chuyển hóa thông qua hàng loạt các
phản ứng hóa học. Xúc tác cho mỗi phản ứng hóa học là một loại enzym có tính đặc
hiệu. Hydrat cacbon tồn tại chủ yếu ở thực vật, chiếm từ 80-90% ở hai dạng tinh bột
và xenluloza (Trần Cẩm Vân và cs ,1995)[20].
Vi sinh vật chuyển hóa xenluloza
Vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza là những vi sinh vật có khả năng
tổng hợp được hệ enzym xellulaza. Hệ enzym xellulaza gồm bốn enzym khác nhau
(Mandels Andreotii R. and Rochee, 1996) [31], ( Resse E.T e al, 1952) [32].
Xellobiohydrolaza: tác dụng cắt đứt liên kết hydro làm biến dạng xenluloza tự
nhiên, phân giải vùng kết tinh tạo dạng cấu trúc vô định hình.



6

Endoglucanaza: có khả năng cắt đứt các liên kết β 1-4 glucozit bên trong phân
tử tạo thành những chuỗi dài.
Exo- gluconaza: tiến hành phân giải các chuỗi dài trên thành các disacarit gọi
là xellobioza.
β-gluconaza: tiến hành thuỷ phân xellobioza thành glucoza.
Trong tự nhiên có rất nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ xenluloza
nhờ hệ enzym xellulaza ngoại bào (Jeris J. S et al, 1973) [28], (Sheela
Srivastava,2003) [33], (Sin R.G.H, 1951)[34].
Nấm mốc: Aspergillus, Fusarium, Mucor, Tricoderma...Các loài nấm mốc này
đều có cấu tạo dạng hệ sợi, sinh sản chủ yếu bằng bào tử. Chúng phát triển mạnh ở
nhiệt độ 25-300C và pH=6,5-7,0, chúng có khả năng phân giải xenluloza mạnh nhất
vì chúng có khả năng sinh tổng hợp enzym rất cao (Lawrence Philip Wackett,
2001)[30]
Vi khuẩn: Nhiều loài vi khuẩn cũng có khả năng phân giải xenluloza tuy nhiên
cường độ không mạnh bằng vi nấm. Nguyên nhân là do lượng enzym tiết ra môi
trường ít hơn, thành phần lại không đầy đủ. Ở trong đất có rất ít loài vi khuẩn có
khả năng tiết ra đủ bốn loại enzym trong hệ enzym xellulaza mà thường thì nhóm
này thì tiết ra một loại còn nhóm kia thì tiết ra loại khác, chúng phối hợp với nhau
để phân giải cơ chất trong mối quan hệ tương hỗ: Pseudomonas, Xellulomonas,
Achromonobacter, Clostridium, Ruminococus (Smith, R.C.,1995) [35]
Xạ khuẩn: Góp phần tích cực trong chuyển hoá xenluloza. Các chủng xạ
khuẩn được ứng dụng phổ biến hiện nay thuộc chi Streptomycin. Các chủng xạ
khuẩn này thuộc nhóm ưa nóng sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ 45-50 0C rất
thích hợp cho các quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Một số nấm men cũng có
khả năng sinh enzym phân huỷ xenluloza: Candida, Saccharomyces…
Vi sinh vật chuyển hóa hemi- xenluloza

Khi nghiên cứu hemi- xenluloza, người ta thấy chúng giống với xenluloza về
cấu tạo, liên kết hoá học và cấu trúc đại phân tử. Nhiều tác giả cho rằng, hemixenlulaza có tính chất tương đồng với xenluloza về cơ chế tác động, tính chất cảm


7

ứng tổng hợp. Tuy nhiên, giữa hemixenlulaza và xenluloza cũng có nhiền sự khác
biệt. Hemixenluloza có khối lượng phân tử nhỏ hơn, cấu trúc đơn giản và kém bền
vững hơn (Sin R.G.H, 1951) [34].
Tuy không được nghiên cứu nhiều nhưng các nhà khoa học đã chứng minh:
Đa số vi sinh vật có khả năng tổng hợp xenluloza cũng có khả năng tổng hợp
xynalaza để phân huỷ xylan. Khả năng này thường thấy ở vi sinh vật sống trong dạ
cỏ như: Bacillus, Bacteriodes, Butyvibrio, Ruminococus và các vi khuẩn chi
Clostridium. Ngoài ra, một số loài nấm sợi như: Mycotheciumverrucria,
Chactomium, Stachybtrys một số loài nấm xốp trắng cũng có khả năng phân giải
như: Corrodusversicolor, Polyrus anceps, Phanerochaete, aspergillus fumigatusvà
nhóm xạ khuẩn gồm: Streptomyces, Pseudomonas, Bacillus (Gaur A.C, 1980) [26]
Vi sinh vật chuyển hóa tinh bột
Tinh bột là polysacarit bao gồm hai cấu tử là amiloza và amilopectin. Amiloza
là những chuỗi không phân nhánh bao gồm các đơn phân glucoza liên kết với nhau
bằng liên kết 1-4glucozit. Amilopectin là chuỗi phân nhánh các đơn phân glucoza
gắn với nhau không chỉ nhờ liên kết 1,4-glucotit mà còn nhờ liên kết 1,6-glucozit
(Trần Cẩm Vân, 2004 )[21].
Vi sinh vật phân giải tinh bột phải có khả năng tiết ra môi trường hệ
enzymamylaza gồm 4 enzym:α-amilaza, β-amilaza, phosphorilaza, amiloglucodaza
Một số loài vi sinh vật có khả năng sinh enzym phân giải tinh bột như:
Candida, Saccharomyces, Endomycopsis, Bac.subtilis, Clostridium, Pseudomonas.
2.2.2. Vi sinh vật chuyển hóa Protein
Protein có cấu trúc rất phức tạp, đơn vị cơ bản tham gia vào cấu tạo Protein là
các axitamin, chúng liên kết với nhau nhờ liên kết peptid (-CO-NH-). Nhóm vi sinh

vật phân huỷ protein có khả năng sinh tổng hợp các enzym proteasa, peptidaza để
phân giải protein thành chuỗi polipeptid và oligopeptid, sau đó tạo thành các acid
amin. Một phần của acid amin được vi sinh vật hấp thụ, một phần còn lại thông qua
quá trình khử amin tạo thành NH3 (Berg et al, 2002)[24].
Vi sinh vật có khả năng sinh enzym phân huỷ protein như:


8

+ Các chủng vi khuẩn: Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Pseudomonas
fluorences, Achromobacter, Clostridium sporogenes…
+ Xạ khuẩn: Steptomyces rimosus, Strep. Griseus...
+ Nấm sợi: Aspergilus. oryza, Asp. niger, Penicilium camemberti
Vi sinh vật khởi động và vi sinh vật làm giàu dinh dưỡng
2.2.3. Vi sinh vật phân giải photphat hữu cơ
Hàm lượng photpho trong đất nói chung là tương đối thấp, để đảm bảo sự cân
bằng dinh dưỡng cho đất và tăng năng suất cây trồng, người ta thường xuyên phải
bón photpho vào đất (Trần Cẩm Vân, 2004) [21]
Vi sinh vật phân giải photphat không chỉ có khả năng khoáng hóa photphat
hữu cơ mà còn có khả năng chuyển hóa photphat vô cơ khó tan thành dễ tiêu cho
cây trồng sử dụng.
Các loài vi sinh vật phân giải photphat khó tan có thể kể đến là Pseudomonas,
Bacillus, Flavobacterium, Fusarium, Penicillium, Aspergillus.. (Sheela Srivastava,
P S Srivastava, 2003) [33]
2.3. Nấm đối kháng Trichoderma
Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong
một số môi trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất.
Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống
có khả năng phát triển ngay trên rễ (Harman G.E , 2010) [27]. Những giống này có
thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi

chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng
giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống, những giống thích hợp nhất sẽ
phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1m phía dưới mặt đất và
chúng có thể tồn tạo và còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng. Tuy nhiên
không nhiều giống có khả năng này.
Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma sp còn tấn công ký
sinh và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển
tốt nhất là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc


9

tấn công các loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng
và phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao
sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được
điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế
chủ yếu: Ký sinh nấm, kháng sinh, cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian; sự
chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ; làm
hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ, cảm ứng sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme
gây bệnh.
Hầu hết các chủng Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ
chế sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận
nhưng những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm
soát sinh học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình
thái chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính, gần đây nhiều phương pháp
phân loại dựa trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng. Hiện nay, nấm Trichoderma ít
nhất 33 loài.
Khả năng kiểm soát bệnh: Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm
soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả
hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho

thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium,
Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm (Mycoparasitism).
Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó
nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng sử
dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang
dại, do đó, T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết ra nhiều enzym hơn các chủng hoang
dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại
nấm gây thối rễ trên đồng ruộng (Dương Hoa Xô, 2008)[22].
Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng hoạt
hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng kiểm
soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm.


10

Ứng dụng của nấm đối kháng Trichoderma
- Lương thực và ngành dệt: Trichoderma là những nhà máy sản xuất nhiều
enzyme ngoại bào rất có hiệu quả. Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất
các cellulase và các enzyme khác phân hủy các polysaccharide phức tạp. Nhờ vậy
chúng thường được sử dụng trong thực phẩm và ngành dệt cho các mục đích tương tự.
- Chất kiểm soát sinh học: Hiện nay loài nấm này đã được sử dụng một cách
hợp pháp cũng như không được đăng ký trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật.
Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát
sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt
hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh
dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây.
- Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng: Những lợi ích mà những loài nấm
này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm qua bao gồm việc kích thích sự tăng
trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát
triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện

tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một
giống nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng
rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây như cây
ngô hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán. Một khả năng có lẽ đáng chú ý
nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu
cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây không có sự hiện diện của loài nấm
này ở rễ (Dương Hoa Xô, 2008)[22]
Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng
Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho
thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng
Sông Cửu long và Đông nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả
năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá
chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii,
Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma


11

là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này
người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc
đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng. Các sản phẩm phân hữu cơ sinh
học có ứng dụng kết quả nghiên cứu mới này hiện có trên thị trường như loại phân
Cugasa của Công ty Anh Việt (TP. Hồ Chí Minh) phân VK của Công ty Viễn
Khang (Đồng Nai) đã được nông dân các vùng trồng cây ăn trái, cây tiêu, cây điều
và cây rau đều ứng dụng hiệu quả.
2.4. Phân bón đất hiếm
Từ năm 1878 con người đã thấy có sự tồn tại của nguyên tố vi lượng đất
hiếm(VLĐH) trong thực vật (củ cải, thuốc lá, nho…, điều đó nói lên rằng trong quá
trình sinh trưởng, cây đã hấp thu nguyên tố vi lượng đất hiếm từ đất.
Kim loại đất hiếm là những kim loại có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất,

thường nằm trong mỏ quặng và cát đen. Đất hiếm tồn tại trong tự nhiên dạng oxit,
các nguyên tố đất hiếm phần lớn thuộc nhóm III B, trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học, gồm 17 nguyên tố: Scanđi, Ytri, Lantan và các nguyên tố dãy
Lantanoit (Wikipedia , 2010)[37].
Nước ta hiện nay, có 03 đơn vị nghiên cứu quặng chứa nguyên tố vi lượng đất
hiếm là: Viện Khoa học Vật liệu, Viện Năng lượng Nguyên tử, Viện Khoáng sản
Việt nam. Nhưng duy nhất chỉ có Viện Khoa học Vật liệu đã biến sản phẩm đất
hiếm thành sản phẩm hữu ích phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường đã
được nhận giải thưởng nhà nước năm 2005. Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam
được tặng huy chương Techmart 2003 về thiết bị công nghệ sản xuất phân vi lượng
các nguyên tố đất hiếm.
Kim loại đất hiếm ngoài việc dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu dùng cho
máy phát điện, chất xúc tác giảm thiểu khí thải gây ôi nhiễm môi trường, nó còn
được dùng làm phân vi lượng bón cho cây trồng. Các chế phẩm có nguyên tố vi
lượng đất hiếm đã nghiên cứu ứng dụng bón cho lúa, cây điều, cà phê, lạc và chè…
kết quả đều tốt.


12

Trong quá trình thâm canh cây trồng, lâu nay nông dân phần lớn chỉ bón chủ
yếu là nguyên tố đa lượng như : N, P, K và một số nguyên tố vi lượng khác: Zn, Cu,
Mo, Mn…. không bổ sung nguyên tố vi lượng đất hiếm, dẫn đến năng suất cây
trồng không được cao như mong muốn. Cây trồng sinh trưởng mất cân đối, thiếu
nguyên tố vi lượng, thường có chất lượng nông sản thấp.
Các vùng trồng cây ăn quả, cây ăn lá đặc sản và vùng có địa hình cao, hàng
năm đất luôn bị rửa trôi nên hiện tượng thiếu vi lượng đất hiếm, đặc biệt đất trồng
các cây lâu năm như chè, cây ăn quả… do đó dùng phân bón vi lượng đất hiếm để
trả lại đất trồng các nguyên tố đất hiếm rất cần thiết cho sự phát triển cây trồng và
tăng chất lượng nông sản.

Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm phân vi lượng đất hiếm của Viện Nghiên cứu
Miền núi phía bắc cho thấy: Sử dụng phân vi lượng đất hiếm phun cho cây chè làm
tăng độ dày tán chè từ 12,7 - 15,7% so với đối chứng, Nếu kết hợp phun phân vi
lượng đất hiếm với bón phân vi lượng đất hiếm thì mật độ búp tăng 21% và năng
suất tăng 15%. Một kết quả đáng quan tâm là dùng phân vi lượng đất hiếm cho cây
chè, không như các chất kích thích sinh trưởng khác, nó ảnh hưởng thành phần cơ
giới chè, có lợi cho hướng chế biến chè. Chè được bón phân vi lượng đất hiếm có
hàm lượng đường khử cao nhất, nước chè có mẫu mã đẹp và màu nước khá.
2.6.Tình hình sử dụng phân hữu cơ
Hiện nay các nước trên thế giới đang quan tâm đến việc sử dụng phân hữu cơ
(nói rộng hơn là phân sinh học) bao gồm phân chuồng, phân ử, phân xanh, các loại
phân vi sinh.
Phân hữu cơ sinh học là loại sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua
quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải
nông nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh
hoạt...) trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của vi sinh vật hoặc
các hoạt chất sinh học được chuyển hóa thành mùn (Chu ThÞ Th¬m và cs, 2006),
[16].


13

Ấn Độ hàng năm sản xuất khoảng 286 triệu tấn phân ủ(compost) từ các chất
thải nông thôn và thành phố, bình quân bón 2 tạ/ ha/ năm. ước tính được 3,5 - 4,0
triệu tấn N,P,K; Có khoảng 6,7 triệu ha cây phân xanh mỗi ha thu được tương
đương với 40 - 50 kg N. Ước tính thu được 0,3 triệu tấn N (Lª V¨n Tri, 2004) [17].
Các kết quả nghiên cứu ở Liên Xô (cũ), Canađa cũng cho kết quả tương tự
Phosphobacterin và PB500 đã được sản xuất trên quy mô công nghiệp ở hai quốc
gia này. Hiện nay Trung Quốc và ấn Độ là hai quốc gia đang đẩy mạnh chương
trình phát triển và ứng dụng công nghệ sản xuất phân lân vi sinh vật ở quy mô lớn

và diện tích sử dụng hàng chục ha (Vò H÷u Yªm, 2006)[ 23].
Trung Quốc sử dụng phân hữu cơ từ nguồn phân chuồng, rơm rạ, phân xanh,
khô dầu, ước tính tương đương 65 kg N+ P2O5 + K2O (NguyÔn V¨n Bé và cs, 1999 [1]
Tại ấn Độ sử dụng phân vi sinh vật cố định Nitơ cho lúa, cao lương và bông
làm tăng năng suất trung bình 11.4%, 18.2% và 6.8 % đã mang lại lợi nhuận
1015rupi,1149rupi,343rupi/ha (Hoµng Minh Ch©u, 1998) [7].
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu gần đây cho biết mỗi gói chế phẩm
vi sinh vật phân giải lân (50 g) sử dụng cho cà phê trên vùng đất đỏ bazan có tác
dụng tương đương với 34,3 kg P2O5 / ha (Đường Hồng Dật , 2008 [8].
Ở Việt Nam cá thử nghiệm sử dụng phân vi sinh vật cố định Nitơ hội sinh
(Azogin) ở 15 tỉnh miền Bắc, miền Nam và miền Trung trên diện tích hàng chục
ngàn ha cho thấy trong cùng điều kiện sản xuất ruộng lúa được bón phân vi sinh vật
cố định đạm đều tốt hơn so với đối chứng. Biểu hiện như bộ lá phát triển tốt hơn, tỷ
lệ nhánh hữu hiệu, số bông / khóm nhiều hơn đối chứng , năng suất hạt tăng so với
đối chứng 6 - 12 % , nhiều nơi đạt15 - 20 % (Chu ThÞ Th¬m và cs, 2006 )[16].
2.7. Nguồn gốc phân NTT và phân NTR1 và NTR2
Phân NTT và NTR1 và NTR2 do Trung tâm thực hành – Trường Đại học
Nông lâm nghiên cứu sản xuất.
Nguyên liệu hữu cơ sản xuất chủ yếu là phân lợn, phân gà, phân bò và than
bùn. Vi sinh vật được sử dụng trong quá trình sản xuất phân bón gồm các loại: Vi
sinh vật chuyển hóa hợp chất hydrat cacbon, vi sinh vật chuyển hóa protein, vi sinh


14

vật phân giải photphat hữu cơ và nấm đối kháng Trichoderma spp. Các sản phẩm
hữu cơ sau khi ủ hoai được bổ sung các nguyên tố đa vi lượng và đất hiếm với liều
lượng cân đối hợp lý, tạo nên các sản phẩm:
- Phân NTT chuyên bón cho cây chè, cây rau
- Phân NTR1 chuyên bón lót cho lúa và NTR2 chuyên bón thúc cho lúa.

2.8. Nhu cầu phân bón của một số loại giống cây trồng
2.8.1. Nhu cầu phân bón cho cây lúa
Đạm là chất cấu tạo nên prôtit, là cơ sở cảu sự sống, không có đạm sinh vật
không sống được, thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh kém, ít phát triển
mầm non, phân cành ra lá kém, lá nhỏ, quang hợp kém từ đó ra hoa kết quả muộn, ít
hoa, ít quả dẫn tới năng suất giảm hoặc không có thu hoạch (Lª V¨n Tri, 2001) [18].
Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới ra mầm non. đẻ nhánh
phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ
Kali xúc tiến sự tạo thành prôtit cần để hình thành tế bào mới. Vì vậy giúp
cho cây đẻ nhánh, đam cành nảy lộc nhanh
Sau khi tăng lượng đạm thì cường độ quang hợp, cường độ hô hấp, hàm
lượng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau
nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô hấp 10 lần cho nên
vai trò của đạm là tăng tích lũy chất khô (NguyÔn ThÞ Lém ,1994) [13].
Thời kỳ bón đạm là thời kỳ rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực của
phân để làm tăng năng suất lúa. Với phương pháp bón đạm(Bón tập trung vào giai
đoạn đầu và bón nhẹ vào giai đoạn cuối) của Việt Nam vẫn cho năng suất lúa cao,
năng suất lúa tăng thêm từ 3,5 tạ/ ha (NguyÔn V¨n Hoan, 2000) [11]
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và ảnh hưởng của liều lượng đạm
tới sinh trưởng của giống lúa ngắn ngày thâm canh cho thấy: Tăng liều lượng đạm
bón ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu (NguyÔn Nh− Hµ,
1999)[12]
Với đất phù sa sông Hồng bón đạm với mức 180kgN/ha trong vụ xuân và
150 kg N/ha trong vụ mùa cho lúa lai vẫn không làm giảm hiệu quả so với mức


15

khác (Võ Minh Kha, 1996)[15] .
Trên đất phù sa sông Cửu Long được bồi hàng năm bón lân vẫn có hiệu quả

rất rõ. Vụ đông xuân bón 20kg P2O5/ha đã tăng năng suất được 20% so với công
thức không bón lân. Tuy nhiên bón thêm với liều lượng cao hơn, năng suất lúa có
tăng nhưng không rõ cho nên ruộng thâm canh thường được bón phối hợp từ 20 - 30
kg P2O5 là đủ trong vụ hè thu,cây lúa có nhu cầu lượng lân cao và hiệu quả xuất
hiện rõ hơn vụ xuân. Bón 20 kg P2O5 thì đã bội thu được 43,7%, tiếp tục bón tăng
lượng lân năng suất lúa tăng nhưng không rõ (NguyÔn V¨n LuËt, 2001) [14] .
Tất cả các thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng đều cho thấy hiệu suất sử
dụng phân lân ở lúa lai là 10 - 12 kg thóc/ kg P2O5 và lúa thuần là 6 - 8 kg thóc/ kg
P2O5 (NguyÔn V¨n Hoan, 2003) [11] .
Trong vụ xuân bón lân cho lúa từ 30 - 120 kg P2O5/ha làm tăng năng suất từ
10 -17 %. Với lượng 90kgP2O5/ha là đạt năng suất cao nhất và nếu bón hơn liều
lượng 90kgP2O5/ha thì năng suất có xu hướng giảm. Trong vụ hè thu với giống lúa
VM1 bón supe lân hay lân nung chảy đều làm năng suất tăng rõ rệt (NguyÔn V¨n
Bé vµ céng sù, 1999) [1] .
Kali được sử dụng trong nguyên sinh chất tế bào như một tác nhân kích thích
các hoạt động chuyển hóa vật chất vô cơ thành hữu cơ đồng thời thúc đẩy quá trình
vận chuyển sản phẩm quang hợp vận chuyển lên lá vào hoa và hạt. Sự có mặt kali
thời kỳ sau trỗ của lúa lai là một ưu thế thúc đẩy quá trình mẩy của hạt giúp nâng
cao năng suất lúa. Lúa lai có khẳ năng đồng hóa dinh dưỡng cao nhất là đạm với
kali. Lượng đạm hút thường 20 - 22 kg N/tấn thóc và lượng hút kali cũng tương tự.
Trong vụ xuân để đạt năng suất cao cần phải bón sớm, bón kali là yêu cầu bắt buộc
đối với lúa lai ngay cả trên đất giàu kali (NguyÔn V¨n Bé vµ céng sù, 1999) [1] .
Trên đất phù sa sông Hồng, thâm canh lúa ngắn ngày để đạt được năng suất
lúa hơn 5 tấn/ ha ở vụ mùa và trên 6 tấn/ha ở vụ xuân, nhất thiết phải bón kali. Để
đạt năng suất lúa xuân 7 tấn/ha thì cần bón 102 - 135 kg K2O /ha/vụ(với mức 193kg
N/ha +120kgP2O5/ha/vụ) và năng suất vụ mùa đạt 6 tấn cần bón 88 - 107 kg
K2O/ha/vụ (với mức 160kgN + 88kgP2O5/ha/vụ). Hiệu suất phân kali có thể đạt tới


16


6,2 - 7,2 kg thóc/kg K2O (NguyÔn V¨n Bé vµ céng sù, 1999) [1]
IRRI tiến hành thí nghiệm đồng ruộng ở 3 điểm khác nhau trong 5 năm
(1968 - 1972 ) cho thấy phân kali có ảnh hưởng rõ tới năng suất lúa ở cả hai vụ
trong năm. Trong mùa khô trên nền 140N + 60P2O5 + 60K2O/ha (năng suất đạt
6780 kg/ha), cho bội thu năng suất do kali trung bình do bón kali trung bình 5 vụ
đạt 830 kg thóc/ha, với hiệu suất phân bón là 12,8 kg thóc / kg K2O. Trong mùa
mưa trên nền 70N +60P2O5 + 60K2O/ha(năng suất đạt 4960 kg/ha) cho bội thu năng
suất do bón kali trung bình trong 5 vụ đạt 440 kg thóc, với hiệu suất phân bón là 6,1
kg thóc/ kg K2O. ảnh hưởng của kali tới năng suất lúa về sau càng rõ rệt (Yoshida S.
Hayakawak, 1970) [36]
Diaunier và Richard năm 1969 khi nghiên cứu việc sử dụng phân bón cho lúa
với liều lượng thích hợp trên đất giàu mùn đã cho kết quả khả quan. Mỗi kg NPK có
thể làm tăng năng suất lúa trên 10 kg thóc. Lượng dinh dưỡng có trong đất đảm bảo
năng suất 35 tạ/ha, muốn đạt năng suất 70 tạ/ha cần phải bón thêm 180 kgN, 100 kg
P2O5, 70 kg K2O. Coooke G. W năm 1975 khi nghiên cứu việc sử dụng phân bón
nhằm đạt năng suất cao đã tổng kết rằng: sử dụng phân bón hợp lí để tăng năng suất
và sản lượng cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế là cách thông minh nhất của nhân loại.
Giữa năng suất và chất lượng sản phẩm có mối liên hệ theo phương trình bậc hai.
Điều đó có nghĩa là khi tăng lượng phân bón, năng suất tăng lên và cũng làm tăng
chất lượng. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng lượng phân bón, nhất là phân bón hoá học
quá ngưỡng đã làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, gây ảnh hưởng không
tốt đến môi trường, nhất là môi trường đất (Dianer R, Richard C,1969) [25].
*Giống lúa kháng dân 18: Là giống lúa thuần Trung Quốc do phòng Nông lâm
thủy sản huyện Hải Ninh- Quảng Ninh nhập về năm 1996, khảo nghiệm Quốc gia
năm 1997, công nhận giống Quốc gia năm 1999 (Trương Đích, 2000) [9].
Giống Khang dân 18 có thời gian sinh trưởng ngắn cấy được 2 vụ trong năm,
hiện đang là giống chủ lực một số vùng chưa đưa giống lúa lai vào được ở các tỉnh
miền núi phía Bắc. Giống chịu khả năng thâm canh, năng suất trung bình 50-55
tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 60-65 tạ/ha.



17

Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha của cơ quan chọn lọc giống là: Phân
chuồng 10 tấn, đạm ure 190-200kg; Lân su pe 500-550kg; Kali clo rua 120-130 kg
2.8.2 .Nhu cầu phân bón cho chè kinh doanh
Chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8-13% sinh
khối của cây, lại phải thu hái nhiều lần trong 1 năm. Với năng suất 2 tấn búp khô
trên 1ha/năm, chè lấy đi từ đất trung bình là 80kg N, 23 kg P2O5, 48kg K2O và 16
kg CaO. Tuy nhiên ngoài hàm lượng búp chè được hái hàng năm, chè còn được đốn
cành, chặt cây và mang đi khỏi vườn, cho nên tổng lượng các chất dinh dưỡng chè
lấy đi khỏi đất là 144 kg N, 71 kg P2O5, 62kg K2O , 24kg MgO và 40 kg CaO (Cục
Trồng trọt, 2011) [5].
Lượng phân đạm bón cho chè ở những năm trồng đầu tiên thường cao hơn,
thay đổi trong khoảng 120-240kg N/ha. Tỷ lệ N: K2O vào lúc này là 1: 0,5. Vào thời
kỳ thu hoạch , tỷ lệ này là 1:1, với lượng bón là 240-300kg N và 240-300 kg
K2O(Đỗ Ngọc Quỹ và cs, 2008) [19].
Liều lượng lân thường không cao như đạm và kali. Mức bón vào khoảng 6080 kg P2O5 cho 1 ha chè .
Bón phân cân đối, đúng tỷ lệ và liều lượng làm cho năng suất chè tăng 1420%, với hệ số lãi là 2,8-3,9 lần. Bón phân đúng còn làm tăng hàm lượng tanin
thêm 2,0-6,5%, chất hoà tan tăng 1,5-3,5%, hương vị chè được cải thiện.
Lượng phân vô cơ bón cho chè sản xuất: lượng phân tuỳ thuộc vào năng suất
búp chè thu hái hàng năm.
+ Năng suất chè dưới 6 tấn /ha bón 80-120kg N+40-60kg K2O cho 1 ha. Chia
thành 3-5 lần để bón trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9.
+ Năng suất chè từ 6-10 tấn búp/ha, bón 120-160 kg N + 60-80 K2O cho 1
ha. Chia làm 3 - 5 lần để bón trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10.
Phân kali có thể chia thành 2 lần để bón tập trung vào thời gian từ tháng 1 đến
tháng 7
Nguồn gốc và đặc điểm một số giống chè ở Tân Cương



18

- Giống Kim Tuyên: Là giống nhập nội từ Đài Loan được công nhận giống
năm 2007. Vào Việt Nam 1994 – Hệ vô tính. Được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng,
Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái và Thái Nguyên.
- Giống LDP1: Được chọn lọc từ phương pháp lai hữu tính, với cây mẹ là
giống Đại Bạch Trà có chất lượng cao, cây bố là giống PH1 có năng suất cao. Hiện
nay cũng được trồng nhiều ở Thái Nguyên, Phúc Thọ và Tuyên Quang.
- Giống TRI 777: Có nguồn gốc ở Chồ Lồng – Mộc Châu (Sơn La) được đưa
sang Srilanca. Qua quá trình chọn lọc và bình tuyển, giống TRI 777 được công nhận
là giống quốc gia của Srilanca. Giống này được trở lại Việt Nam năm 1977. Hiện
nay, giống TRI 777 đang được trồng phổ biến ở Thái Nguyên.
- Tập quán sử dụng phân bón chè vùng chè đặc sản Tân Cương Thái Nguyên:
Tân Cương là vùng sản xuất chè búp truyền thống nổi tiếng nhất cả nước. Năng suất
chè búp có hộ đạt tới 20 tấn búp/năm. Thời gian trung bình mỗi lứa hái từ 30-40
ngày, số lần hái trong năm từ 7-9 lứa/năm. Lượng phân hữu cơ sử dụng hàng năm
20-25 tấn/ha phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh 8-12 tấn/năm. Phân vô cơ chủ
yếu sử dụng phân đạm và supelân. Phân vô cơ bón theo lứa, sau khi hái xong tiến
hành bón phân vô cơ, với lượng đạm từ 200-300g/kg chè búp khô. Sau khi bón phân
người dân thường bơm nước đủ ẩm.
2.8.3 . Nhu cầu phân bón của cây bắp cải:
Cải bắp là loại rau ăn lá, cho nên có nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng
khá cao. Với năng suất 30 tấn/ha bắp cải, cây lấy đi từ đất 125kg N, 33 kg P2O5,
109 kg K2O. Hiện nay ở một số cơ sở sản xuất , nông dân đã đạt đuợc các năng suất
80-100tấn/ha bắp cải, thì lượng các chất dinh dưỡng được hút đi từ đất lại càng
nhiều hơn rất nhiều. Ngoài các nguyên tố đa lượng, cải bắp cũng hút đi từ đất một
lượng canxi đáng kể : với mức năng suất 30 tấn/ha, cây lấy đi 2 kg CaO/ha (Cục
Trồng trọt, 2011 )[6]

Đối với bắp cải, nông dân thường sử dụng phân bón không hợp lý về liều
lượng, chưa phù hợp về chủng loại, không đúng về thời gian làm ảnh hưởng không
nhỏ đến năng suất và phẩm chất bắp cải.Thường nông dân sử dụng lượng phân bón


19

khá cao, nhất là phân đạm. Phân hữu cơ thường được bón tươi không ủ. Phân đạm
được bón không cân đối với phân lân và kali. Các loại phân thường được bón quá
muộn.
Phân hữu cơ rất cần thiết đối với bắp cải để nâng cao năng suất và chất lượng
bắp cải.có nhiều người cho rằng chỉ bón phân hữu cơ thì có thể hạn chế được việc
tích luỹ nitrat trong lá bắp cải. Nhưng thực ra càng bón nhiều phân hữu cơ thì khả
năng tích luỹ nitrat( NO3) trong đất và trong bắp cải càng lớn.
Việc sử dụng đạm vô cơ không đúng cũng tạo ra nguy cơ tích luỹ nitrat trong
lá bắp cải.Vì vậy, vấn đề sử dụng phân đúng liều lượng, đúng lúc và cân đối đối với
bắp cải rất quan trọng.
Để đảm bảo cho cải bắp đạt năng suất cao cần cung cấp cho cây 250-300kg
N/ha. Trong đó khoảng 30-40% N được lấy từ phân hữu cơ (20-25 tấn/ha). Các loại
phân hữu cơ đều tốt cho bắp cải, tuy nhiên phân hữu cơ cần được ủ hoai mục trước
khi bón để tiêu diệt các nguồn trứng giun và vi sinh vật gây bệnh.
Bón cân đối đạm-kali là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao chất
lượng bắp cải. Tăng liều lượng phân đạm làm tăng năng suất bắp cải, song cũng làm
tăng lượng nitrat trong lá bắp cải, đặc biệt là khi bón cao hơn mức 200kgN/ha.
Bón kali làm tăng năng suất không nhiều (8-12%) nhưng lại nâng cao đáng kể
chất lượng bắp cải: giảm tỷ lệ thối nhũn, tăng độ chặt và giảm đáng kể hàm lượng
nitrat trong lá cải bắp. Kali đặc biệt phát huy tác dụng tốt khi đạm được bón với liều
lượng cao.Lượng kali trung bình bón cho cải bắp là 100-150 kg K2O/ha. Ở mức
bón kali này, hàm lượng nitrat trong lá bắp cải không vượt qua ngưỡng cho phép
(500mg/kg bắp cải).

Với bắp cải: Phân hữu cơ và phân lân cần được bón lót toàn bộ. Phân đạm
được chia ra để bón 3 lần: bón lót, bón thúc vào thời kỳ trải lá bàng và lúc bắt đầu
cuộn.
Bón thúc phân cho cải bắp có thể thực hiện đến lần thứ 3, nhưng nhất thiết
phải kết thúc vào trước thời gian thu hoạch là 15-20 ngày, để đảm bảo hàm lượng
nitrat trong bắp cải không vượt quá giới hạn cho phép.


20

Phân bón cho cải bắp, nhất là bón thúc, cần được vùi sâu vừa đảm bảo tăng
hiệu quả sử dụng phân của cây, vừa làm giảm khả năng đạm trong phân chuyển
sang dạng nitrat.
Lượng phân bón thông thường được khuyến cáo cho cải bắp là:
Phân chuồng: 20-25 tấn/ha
N: 180-200kg/ha
P2O5 : 80-100kg/ha
K2O: 100-150 kg/ha.
- Nguồn gốc giống bắp cải KK cross: Nhập nội từ Nhật Bản, giống được trồng
Đà lạt từ những năm 1960-1975, hiện nay trồng phổ biến các tỉnh miền Bắc.


21

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng: Phân NTT là phân hữu cơ
sinh học chuyên bón cho chè và rau. Phân NTR1, NTR2 là phân hữu cơ khoáng
chuyên bón lót và bón phân thúc lúa.
- Ba loại cây trồng:

o

Chè (Ba giống chè LDP1, TRI777, Kim Tuyên).

o

Rau cải bắp (Giống Kkcross).

o

Lúa (Giống Khang dân 18).

3.2. Nguồn gốc và thành phần phân bón khảo nghiệm
3.2.1. Phân NTT: Là phân hữu cơ sinh học, sản xuất từ than bùn, phân lợn, phân
gà, phân trâu bò, và các nguyên tố đa vi lượng khác. Nguyên liệu hữu cơ được khai
thác ở Thái Nguyên, phụ phẩm chăn nuôi thu gom ở các trang trại chăn nuôi trên
địa bàn trong tỉnhThái Nguyên, than bùn khai thác tại Lục Ba huyện Đại Từ Thái
Nguyên. Phân NTT có đặc điểm : ở dạng rắn có màu nâu đen, mùi khai nhẹ.
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu gồm:
Nts

2,5 %

P2O5hh

1,0 %

K2Ohh

1,0 %


OMts

35 %

Axit Humic

6%

Độ ẩm:

20 %

3.2.2. Phân NTR1 và NTR2
Phân NTR1 và NTR2 là phân hữu cơ khoáng, được sản xuất từ từ phân hữu cơ
sinh học (phân NTT ) và phân vô cơ. Phân NTT được bổ sung thêm các chất dinh
dưỡng: đạm, lân, ka li thì thành phân NTR1 và NTR2. Lượng phân cần bổ sung như
sau:.
o

Phân NTR1 được bổ sung 4,5 % P2O5; giảm 0,5% K2O.

o

Phân NTR2 được bổ sung 2% N; 0,5 % P2O5 và 3% K2O.


22

Phân NTR1 và NTR2 có đặc điểm ở dạng rắn có màu nâu đen, mùi khai nhẹ

Hàm lượng các chất dinh dưỡng:
-

-

Phân NTR1 (chuyên bón lót cho lúa):
Nts

2,5 %

P2O5hh

5,5 %

K2Ohh

05 %

OMts

20 %

Độ ẩm

20 %

Phân NTR2 (chuyên bón thúc cho lúa):
Nts
P2O5hh
K2Ohh

OMts
Độ ẩm

5,5 %
1,5 %
4,0 %
20 %
20 %

3.3. Phương pháp khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng
Phương pháp và các bước khảo nghiệm được thực hiện theo Quy phạm khảo
nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng,
chất lượng nông sản [4].[2]
-

Khảo nghiệm diện hẹp: thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu

nhiên theo khối (RCBD) với 4 công thức và 3 lần nhắc lại.
- Khảo nghiệm diện rộng: gồm 2 công thức, lặp lại trên đồng ruộng của các
hộ nông dân khác nhau. Diện tích mỗi ô là trên 200 m2 tuỳ theo diện tích nơi khảo
nghiệm.
3.3.1. Phương pháp khảo nghiệm phân NTT trên cây chè
3.3.1.1. Phương pháp khảo nghiệm diện hẹp phân NTT trên cây chè
a. Khảo nghiệm diện hẹp có 4 công thức với lượng phân cho 1 ha như sau:
1. Công thức 1 (đ/c1): Không bón phân
2. Công thức 2(đ/c2): Bón 250N; 120 K20; 120 P2O5 ; 20 tấn phân chuồng,
quy trình của Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên


23


3. Công thức 3: Bón 50% lượng N, P, K theo quy trình + 5 tấn HCSH NTT
(tương đương với 50% N, P, K theo quy trình 125N; 60K20 ; 60P205).
4. Công thức 4: Bón 10 phân NTT (tương đương với 100% lượng N, P, K
theo quy trình).
Lượng phân và thời gian bón: 30% vào tháng 3; 40 % vào tháng 6 và 30 % vào
tháng 9, áp dụng cho tất cả các công thức.
Diện tích ô thí nghiệm 100 m2
Địa điểm thí nghiệm: xóm Nhà Thờ xã Phúc Trìu – thành phố Thái
Nguyên
Thời gian từ tháng 3 đến 11/2010
Chỉ tiêu nghiên cứu
o

Sinh trưởng của cây chè

o

Năng suất

o

Chất lượng búp và chè thành phẩm.

o

Tình hình sâu bệnh hại.

o


Hiệu quả kinh tế

o

Lãi ròng = Tổng thu – Chi phí

o

Hệ số lãi = (Tổng thu - chi phí không kể phân bón)/chi phí phân bón

3.3.1.2. Phương pháp khảo nghiệm diện rộng phân NTT trên cây chè
Quy mô: diện rộng 2,8 ha, tại 7 hộ nông dân
Công thức thực hiện: có 2 công thức
-Công thức 1(đ/c): Bón 250N; 120 K20; 120P2O5 ; 20 tấn phân
chuồng, quy trình của Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo.
-Công thức 2: Bón 10 phân NTT (tương đương với lượng N, P, K theo
quy trình).
Địa điểm: xóm Hồng Thái 2 xã Tân Cương và xóm Cây de, xóm Soi Mít ,
xóm Khuôn 2 Nhà Thờ xã Phúc Trìu.
Thời gian tháng 3 tháng 11 năm 2010
3.3.2. Phương pháp khảo nghiệm phân NTT trên bắp cải.


24

3.3.2.1. Khảo nghiệm diện hẹp cây bắp cải: Công thức khảo nghiệm khảo nghiệm
diện hẹp có 4 công thức với lượng phân trên 1 ha như sau:
Công thức 1(đ/c1): Không bón phân – đối chứng 1
Công thức 2(đ/c2): Bón 150 N ; 120 P205 ; 90 K20; 12 tấn phân chuồng,
khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật địa phương

Công thức 3: Bón 150 N ; 120 P205 ; 90 K20; 4 tấn HCSH NTT
Công thức 4: Bón 120 N; 96 P205 ; 72 K20 (tương đương 80% lượng N, P, K
của đối chứng 2) ; 4 tấn NTT.
Diện tích ô thí nghiệm 20 m2 .
Cách bón phân:
- Bón lót : 100% phân chuồng, phân hữu cơ NTT ; lân và 1/3 kali. Lượng
còn lại chia đều cho các lần bón thúc.
- Thúc lần 1 khi cây hồi xanh, kết hợp vung xới nhẹ
- Thúc lần 2 khi cây trải lá bàng, kết hợp vun xới cao
-Thúc lần 3 khi cây vào thời kỳ cuốn
Địa điểm : xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên.
Mùa vụ : Vụ đông xuân sớm 2009 - 2010
Chỉ tiêu nghiên cứu
1. Thời gian sinh trưởng
2. Năng suất, yếu tố câu thành năng suất
3. Năng suất thực thu
4. Tình hình sâu bệnh hại
5. Hiệu quả kinh tế
3.3.2.2.. Khảo nghiệm diện rộng cây bắp cải: Trên diện tích trên 9,2 ha tại 6 hộ gia
đình ở thôn Đồng Bẩm xã Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên vụ đông xuân muộn,
có 2 công thức:
Công thức 1(đ/c): Bón 150 N ; 120 P205 ; 90 K20; 12 tấn phân chuồng – đối chứng,
khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật địa phương, cho giống cải bắp KKcross ở Đồng
Bẩm thành phố Thái Nguyên


25

Công thức 2: Bón 150 N ; 120 P205 ; 90 K20; 4 tấn NTT
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm phân NTR1 và NTR2 trên cây lúa

3.3..3.1. Khảo nghiệm diện hẹp phân NTR1 và NTR2 trên cây lúa
Có 4 công thức với lượng phân tính bón cho 1 ha như sau:
- Công Thức 1 (đ/c1) : Không bón phân
- Công thức 2( đ/c2) : Bón 80 kg P2O5 ; 90 kg N, 70 kg K2O ; 10 tấn phân
chuồng, quy trình kỹ thuật Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng – Hà Nội và Trạm
khuyến Nông Phổ Yên – Thái Nguyên cho giống lúa Khang dân 18.
- Công thức 3 : Bón 1,4 tấn NTR1 (bón lót), 1,4 tấn NTR2 (bón thúc)
- Công thức 4 : Bón 40 kg P2O5 ; 45 kg N, 35 kg K2O và 0, 7 tấn NTR1 và
0,7 tấn NTR2 (tương đương với 50% lượng N, P, K theo quy trình).
Diện tích ô thí nghiệm 20m2 .
Địa điểm : Đất dốc tụ thành phố Thái Nguyên và đất phù sa sông Hồng ở
Đan Phượng – Hà Nội.
Thời gian tiến hành : vụ xuân 2010
Cách bón
Bón lót : Toàn bộ lân và phân chuồng + 30% đạm
Bón thúc lần 1 : 40 % đạm ; 50% kali, khi lúa bén rễ hồi xanh
Bón thúc lần 2 : 30 % đạm ; 50% kali, trước khi lúa trỗ 20-25 ngày
Cách bón phân hữu cơ khoáng
Bón lót : toàn bộ NTR1
Bón thúc lần 1 : bón 70% NTR2, khi lúa bén rễ hồi xanh
Bón thúc lần 2 : bón 30% NTR2, trước khi lúa trỗ 20-25 ngày.
Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.
-

Động thái đẻ nhánh

-

Các yếu tố cấu thành NS và năng suất


-

Tình hình sâu bệnh hại

3.3.3.2. Khảo nghiệm diện rộng phân NTR1 và NTR2 trên cây lúa
- Quy mô: diện tích 10 ha tại 8 hộ nông dân, xã Trung Thành huyện Phổ Yên
tỉnh Thái Nguyên,


×