Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa các làn điệu dân ca vào các hoạt động âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.43 KB, 26 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chữ viết tắt
ĐH

GDMN
BGD&ĐT
SGD&ĐT
PGD
CNH,HĐH
UBND
CBGV
DC
CBGV- NV

Nội dung
Đại học
Cao đẳng
Giáo dục mầm non


Bộ giáo dục và Đào tạo
Sở giáo dục và Đào tạo
Phòng giáo dục
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ủy ban nhân dân
Cán bộ giáo viên
Dân ca
Cán bộ giáo viên – nhân viên

MỤC LỤC
1.Mở đầu
- Lý do chọn đề tài:.................................................................................................3
- Mục đích nghiên cứu:...........................................................................................4
1


- Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................5
- Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................5
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:.....................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:........................................................5
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:...............................................6
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã xử dụng để giải quyết vấn
đề:............................................................................................................................9
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường: .................................................................................16
3.Kết luận và kiến nghị:.....................................................................................20
- Kết luận:.............................................................................................................20
- Kiến nghị:...........................................................................................................22

1. MỞ ĐẦU

- Lý do chọn đề tài:
Chúng ta biết rằng, trong mọi giai đoạn lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền
thống dân tộc luôn là nền tảng tinh thần của xã hội; Là động lực và mục tiêu của
2


sự phát triển kinh tế; Là linh hồn và sức sống của toàn dân tộc. Chính vì vậy, việc
gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, trong những năm qua,
cả nước ta, từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực
nhằm bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc. Trong đó, âm
nhạc dân tộc cổ truyền được quan tâm, đặc biệt là thể loại dân ca. Đây là một
trong những loại hình nghệ thuật có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng thể hiện diện
mạo và bản sắc đời sống, văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt.
Việc giáo dục truyền thống, bản sắc dân tộc không phải lớn lên mới thực
hiện mà phải chăm lo nuôi dưỡng từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, khi trẻ còn nằm
trong nôi với những lời ru êm dịu ngọt ngào của bà, của mẹ từng ngày, từng ngày
thấm dần vào trong máu thịt của đứa trẻ cho đến khi trưởng thành và về già vẫn
còn nhớ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn”… Và chúng ta cũng phải khẳng định rằng âm nhạc nói chung và thể loại
dân ca nói riêng là con đường ngắn nhất đưa con người đến với bản sắc văn hóa,
truyền thống dân tộc.
Dân ca góp phần giáo dục trẻ thơ tình cảm đối với quê hương đất nước,
lòng tự hào dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu về giáo dục âm nhạc và tâm lý học
thì: Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả góp phần tạo nên sự hình
thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ thơ. Đối với trẻ mầm non, tất cả
đều là sự khởi đầu mới mẻ, đầy sức hấp dẫn và lý thú. Trẻ bước đầu tiếp cận với
những tinh hoa văn hóa của nhân loại, trong đó có nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc
nói chung và dân ca nói riêng có tác động sâu sắc đối với tâm hồn của trẻ và kích

thích trẻ phát triển cảm xúc, thói quen tập trung chú ý và năng lực biểu hiện. Tác
giả Phạm Thị Hòa trong cuốn gióa dục âm nhạc viết: “Âm nhạc là phương tiện
sắc bén để bồi dưỡng tình cảm dân tộc”.
Trước khi về thế giới vĩnh hằng, tâm nguyện cuối cùng Bác Hồ muôn vàn
kính yêu của chúng ta chỉ là “muốn nghe một khúc hát quê nhà”. Những bài dân
3


ca có giai điệu mượt mà, nội dung miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, đời sống sinh
hoạt và sự cần cù trong lao động của người dân Việt Nam nói chung và người
Thanh Hóa nói riêng sẽ mãi là ấn tượng đẹp trong ký ức tuổi thơ và sẽ còn theo ta
đến cuối cuộc đời.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy cũng như trong quá trình làm công tác
quản lý cho đến nay đã 20 năm, tôi nhận thấy một thực tế là các trường mầm non
nói chung và trường mầm non Đông Hải nói riêng, chưa chú trọng việc đưa các
bài hát dân ca vào trong chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ và chưa thực sự
gieo vào lòng con trẻ tình yêu đối với các làn điệu dân ca. Chính vì lẽ đó dẫn đến
một thực tế đáng buồn là trẻ em hiện nay thuộc nhiều và hát nhiều những bài
nhạc chế, những bài hát tiếng Anh, tiếng Hàn hơn là những bài hát dân ca của quê
hương. Từ những lý do trên, với vai trò là một quản lý nhà trường mầm non, nơi
ươm những mầm xanh cho đất nước, tôi đã trăn trở, dành thời gian để tìm hiểu và
đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nhà trường đưa các bài hát dân ca
vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ mầm non” nhằm giúp con trẻ
thêm yêu dân ca quê nhà từ đó thêm yêu tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta.
- Mục đích nghiên cứu:
Đề tài hướng đến thể loại dân ca trong âm nhạc đối với hoạt động giáo dục
âm nhạc cho các cháu trong trường mầm non.
Thông qua nghiên cứu đề tài, rút ra những bài học kinh nghiệm hay từ hoạt
động thực tiễn nhằm nâng cao lên một bước trong quá trình hình thành nhân cách
và trí tuệ cho trẻ. Đề xuất một số biện pháp đưa các làn điệu dân ca phù hợp vào

trong hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non đạt hiệu quả cao.

- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung hướng vào đối tượng là thể loại dân ca trong các hoạt động
giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non, nhằm rút ra những biện pháp hữu hiệu để
4


chỉ đạo giáo viên đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ
mầm non đạt kết quả cao nhất .
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài để viết sáng kiến, tôi đã sử dụng những
phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. (Phương pháp điều tra khảo sát
thực tế, phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin).
- Phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu.
2. NỘI DUNG:
- Cơ sở lý luận:
Dân ca là một thể loại nghệ thuật dân gian, được bắt nguồn từ nhu cầu của
nhân dân trong quá trình lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt. Dân ca là
phương tiện để nhân dân lưu truyền những kinh nghiệm trong sản xuất, giúp con
người thư giãn sau thời gian làm việc vất vả và là nhịp cầu tình cảm để con người
bày tỏ những cảm xúc của mình.
Đối với trẻ thơ, những làn điệu dân ca ngọt ngào trữ tình là nguồn sữa mát
nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã yêu thích
những lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà. Đến tuổi đi nhà trẻ, những bài hát dân ca
với nhiều tính chất khác nhau như vui nhộn với bài “Trống cơm”; Dịu dàng êm ái
như bài “Bèo dạt mây trôi” …. Luôn hấp dẫn con trẻ.
Những làn điệu dân ca như những món ăn tinh thần đối với trẻ, như ánh

nắng ban mai, như ngọn gió mát, như hạt sương buổi sáng nuôi dưỡng tâm hồn
con trẻ, đưa con trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và thú vị. Muốn
đưa dân ca đến thật gần với trẻ, chúng ta phải hiểu lòng con trẻ để từ đó có những
giải pháp tốt nhất để giúp trẻ yêu thích dân ca, muốn hát múa các bài hát dân ca,
từ đó những ca từ đầy tình cảm, đầy tự hào về quê hương đất nước, con người
5


Việt Nam, cái hay cái đẹp trong cuộc sống mới thấm vào trong từng tế bào máu
của trẻ mà đưa trẻ đến đỉnh cao của nhân cách con người.
Cùng với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi thì khả năng cảm thụ âm
nhạc ở từng lứa tuổi cũng khác nhau. Ở tuổi mầm non trẻ yêu thích những âm
thanh quen thuộc như tiếng mẹ, lời ru, bài dân ca, tiếng kêu của những con vật
gần gũi và các bài hát có ca từ đơn giản, gần với cuộc sống của trẻ, thanh niên
thích những bài hát sôi động, người già thường yêu thích thể loại nhạc đỏ, nhạc
quê hương có giai điệu khoan thai sâu lắng. Mỗi độ tuổi khả năng nhận thức của
trẻ về thế giới xung quanh khác nhau, mức độ thể hiện cảm xúc khác nhau, khả
năng vận động khác nhau do đó khả năng âm nhạc của trẻ cũng khác nhau. Vì
vây nhà giáo dục cũng cần có những hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
âm nhạc phù hợp.
- Thực trạng của nhà trường:
Thuận lợi:
Trường mầm non Đông Hải có tổng số là 11 nhóm lớp (02 nhóm trẻ và 9 lớp
mẫu giáo)
Tổng số cháu toàn trường: 350 cháu (40 cháu nhà trẻ; 310 cháu mẫu giáo)
Tổng số CBGV-NV là 29 (Trong đó quản lý 3; nhân viên hành chính 4; Giáo
viên là 22.)
Chi bộ liên tục được công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh, có tổ chức
Công đoàn và Đoàn thanh niên là những tổ chức vững mạnh. Các tổ chức đoàn
thể đều hoạt động tích cực, có hiệu quả do đó mọi phong trào của nhà trường và

của ngành phát động nhà trường đều hưởng ứng nhiệt tình và đạt kết quả tốt. Cho
đến nay trường đã là trường chuẩn Quốc gia mức độ I, đang từng bước xây dựng
trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II và là trường văn hoá cấp Thành phố.
Trường Mầm non Đông Hải luôn được Đảng, chính quyền địa phương quan
tâm, và được sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của Phòng giáo dục nên công tác chăm
6


sóc giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ. Trường có 1
khu trung tâm đóng trên địa bàn phố Đồng Lễ - là địa điểm trung tâm của
phường, giao thông thuận tiện nên thuận lợi cho các bậc phụ huynh khi đưa con
em đến trường. Khuôn viên rộng rãi thoáng mát, sạch đẹp; Phòng học có diện
tích chuẩn cho trẻ hoạt động; Trường có phòng hoạt động âm nhạc. trong phòng
có tương đối đầy đủ trang thiết bị cho các cháu tham gia các hoạt động âm nhạc
như: Gióng múa, gương múa quanh tường, đàn Oocgan, trang phục biểu diễn….
trường có một số giáo viên hát hay, múa đẹp, có khả năng biên đạo các tiết mục
văn nghệ phù hợp với trẻ. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sáng tạo ra nhiều đồ chơi
âm nhạc, sáng tác đa dạng các trò chơi âm nhạc để các giờ học âm nhạc không bị
nhàm chán. Đây là những điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ
giáo dục âm nhạc nói chung và việc đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục
âm nhạc của trẻ.
Khó khăn
Tuy nhà trường có nhiều thuận lợi, liên tục nhận được sự quan tâm của
ngành song qua quá trình hoạt động vẫn còn gặp những khó khăn đó là:
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu và thiếu đồng bộ so với nhu cầu
giáo dục hiện nay - Đặc biệt là thiết bị hiện đại như loa, micro, sân khấu biểu
diễn... Phòng hoạt động âm nhạc còn là phòng đa chức năng do vậy việc trang trí,
sắp đặt cho phù hợp với chức năng hoạt động âm nhạc còn khó khăn. Số phòng
học so với số trẻ còn thiếu 4 phòng, vì vậy có phòng còn học chung 02 lớp nên
ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục nói chung và hoạt

động âm nhạc nói riêng. Khả năng âm nhạc của đa số giáo viên trong nhà trường
còn hạn chế, ít giáo viên hát hay và có khả năng biểu diễn mà chỉ chủ yếu là hát ở
mức đúng nhạc. Các bài hát dân ca trong chương trình giáo dục mầm non còn
nghèo nàn, chủ yếu là một số bài hát cho trẻ nghe. Bản thân một số giáo viên còn
trẻ cũng yêu thích nhạc trẻ hơn là dân ca nên khi xây dựng kế hoạch hoạt động ít
đưa dân ca vào trong nội dung hoạt động. Trình độ đào tạo chưa đồng đều, nhiều
7


giáo viên trẻ mới ra trường trình độ trung cấp và trung cấp tại chức vì vậy kinh
nghiệm giảng dạy còn ít.
- Kết quả thực trạng:
Để sáng kiến mang ý nghĩa thực tiễn và phục vụ thực tế công tác chỉ đạo
các hoạt động giáo dục âm nhạc trong nhà trường, tôi đã tiến hành khảo sát thực
tế và kết quả như sau;
Bảng khảo sát mức độ trẻ nghe và hát dân ca
Số lượng
STT Độ tuổi trẻ được
KS
1
24-35 T 20
2
MGB
30
3
MGN
32
4
MGL
36

Tổng
118
Ghi chú:

Mức độ 1
SL
%
2
10
5
16,7
5
15,6
6
16,7
18
15,3

Kết quả khảo sát
Mức độ 2
Mức độ 3
SL
%
SL
%
4
20
14
70
8

26,7
17
56,6
11
34,4
16
50
11
30,5
19
52,8
34
28,8
66
55,9

Ghi
chú

Mức độ 1: Trẻ thích nghe và hát dân ca, khi nghe hát hưởng ứng tích cực, thuộc
một số bài hát dân ca
Mức độ 2: Trẻ lắng nghe cô hát nhưng không hưởng ứng, biết tên một số bài DC
Mức độ 3: Trẻ không quan tâm và làm việc riêng.
Bảng thăm dò mức độ cần thiết đưa dân ca vào các hoạt động GDÂN trong
chương trình GDMN đối với giáo viên.
STT
1
2
3
4


Khối
lớp
NT
MGB
MGN
MGL
Tổng

Số
lượng
GV
4
6
6
6
22

Kết quả thăm dò đối với giáo viên
Không cần
Rất cần thiết
Cần thiết
thiết
SL
%
SL
%
SL
%
1

25
1
25
2
50
1
16,7
2
33,3
3
50
2
33,3
1
16,7
3
50
2
33,3
2
33,3
2
33,4
6
27,3
6
27,3
10
45,4


Ghi
chú

Từ kết quả khảo sát học sinh và thăm dò giáo viên ở trên cho biết: Đa số giáo
viên trong nhà trường chưa thấy cần thiết phải đưa các làn điệu dân ca quê hương
8


vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. Bởi vì lẽ đó, khi tổ chức các
hoạt động âm nhạc với thể loại dân ca trẻ thường không hào hứng, ít có cảm xúc
như hát theo, nhún nhẩy hoặc chăm chú lắng nghe…
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận kết hợp với thực trạng của nhà trường, tôi
đã đưa ra được một số biện pháp nhỏ để “Chỉ đạo giáo viên nhà trường đưa các
bài hát dân ca vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ mầm non”.
- Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp thứ nhất: Giáo dục tư tưởng, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất
nước cho giáo viên.
Với giải pháp này, chắc mọi người sẽ thắc mắc “Giáo dục tư tưởng, nuôi
dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho giáo viên” có liên quan gì đến việc đưa
dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ? Nhưng như chúng ta
biết rằng, trong lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt, những cảm xúc của con
người được nảy sinh. Cảm xúc đó dần phát triển theo thời gian một cách mãnh
liệt và không biết từ lúc nào, cảm xúc đó được bật ra thành những giai điệu âm
nhạc. Bởi vậy, dân ca là tâm hồn, là hơi thở riêng của dân tộc. Khi ta yêu quê
hương đất nước tươi đẹp của ta thì ta yêu dân ca. Ta yêu dân ca để thêm yêu nơi
chôn rau cắt rốn của ta. Dân ca nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Giáo dục tư tưởng cho giáo viên là xây dựng một đội ngũ giáo viên mầm
non gương mẫu, luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, luôn kiên định với mục
tiêu phấn đấu của ngành, của nhà trường, không ngại khó, không ngại khổ, luôn
có ý chí vươn lên để khẳng định vai trò của mình trong tập thể, biết tuân thủ

những nội quy của đơn vị. Vậy nên, để đưa được dân ca đến với con trẻ, thì bản
thân cô giáo phải yêu dân ca, phải nhận thức sâu sắc được sự cần thiết của việc
đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. Giáo dục
tư tưởng cho giáo viên để vượt lên trên mức độ chấp hành chủ trương, định
hướng của nhà trường là sự tự nguyện, toàn tâm toàn ý và luôn trăn trở tìm ra
sáng kiến hay để thực hiện bằng được những mục tiêu giáo dục của nhà trường đã
xây dựng. Để thực hiện tâm nguyện đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục âm
9


nhạc trong nhà trường, tôi đã tổ chức tuyên truyền cho tập thể CBGV-NV trong
nhà trường về chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đối với việc bảo tồn
bản sắc dân tộc; Triển khai kế hoạch năm học sâu rộng đến từng giáo viên để mỗi
người thấm nhuần và nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc thực
hiện thành công nhiệm vụ năm học và đối với các cháu.
Hiểu được trách nhiệm của mình với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục
chung của nhà trường và nhiệm vụ “Đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục âm
nhạc” nên tập thể giáo viên nhà trường có sự đồng thuận tuyệt đối và cùng quyết
tâm thực hiện.
Giải pháp thứ hai: Tổ chức hội thi sưu tầm và đặt lời mới cho các bài hát dân
ca.
Trong kho tàng dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Từng vùng miền đều
có những làn điệu dân ca riêng. Ví dụ: Dân ca của đồng bằng Bắc bộ; Dân ca
nam Bộ: Dân ca quan họ Bắc Ninh; Dân ca Thanh Hóa…. Nhưng có một thực tế
là số lượng các bài hát dân ca dành cho trẻ em mầm non lại rất hạn chế. Do đó để
đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non chúng ta
phải có một vốn các bài hát dân ca phù hợp với trẻ phong phú về thể loại, đa
dạng về chủ đề….
Để có “Đủ” các bài hát dân ca cho giáo viên đưa vào các hoạt động giáo
dục âm nhạc cho các cháu, tôi đã chỉ đạo BGH nhà trường tổ chức cuộc thi “Sưu

tầm và đặt lời mới cho các bài hát dân ca” với các tiêu chí của cuộc thi như sau:
+ Số lượng bài: Mỗi giáo viên sưu tầm ít nhất 20 bài với nhiều thể loại khác
nhau, nhiều chủ đề khác nhau.
+ Về nội dung: Lựa chọn những bài hát dân ca có giá trị nội dung sâu sắc; Có
tính giáo dục cao, dễ hiểu và phù hợp với trẻ, như: Nội dung đề cập đến môi
trường, công việc lao động sản xuất, ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước… Ví
dụ như: Bài “Hoa trong vườn” dân ca Thanh Hóa; Bài “Bầu và bí”….
+ Về các yếu tố âm nhạc:
10


Hình thức: Lựa chọn những bài hát có cấu trúc đơn giản, hình thức một
đoạn nhạc. Giai điệu hay, dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và
đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ.
Tiết tấu: Rõ ràng không quá phức tạp, nhịp độ vừa phải.
Tầm cữ: Lựa chọn những bài hát dân ca có tầm cữ không quá rộng, trong
phạm vi một quãng 8, hoặc có thể quãng 10.
+ Tính phổ cập: Đối tượng giáo viên mầm non chỉ dừng lại chủ yếu ở mức hát
đúng giai điệu bài hát dân ca, rất ít cô giáo hát thể hiện được tình cảm, ý ẩn dụ
trong các bài hát dân ca, mặt khác các cháu mầm non là đối tượng mới tiếp xúc
với âm nhạc và chủ yếu là cảm nhận bằng trực giác, học bằng truyền khẩu.
Chính vì vậy, việc lựa chọn những bài hát dân ca phải đảm bảo tính vừa sức đối
với cả giáo viên và các cháu.
+ Đặt lời mới cho các bài hát dân ca: Lựa chọn các bài hát dân ca phù hợp với trẻ
từ các làn điệu khác nhau sau đó đặt lời mới cho phù hợp với một trong các chủ
đề giáo dục và mang tính giáo dục cao. Lới mới phải hay, dễ hiểu, ca từ đẹp, có
nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ.
Thời gian của cuộc thi là 15 ngày, bắt đầu từ ngày 12 tháng 8 năm 2015
đến hết ngày 27 tháng 8 năm 2015.
Tổng kết hội thi: BGH nhà trường thành lập ban giám khảo hội thi và chấm

thi theo các tiêu chí đã xây dựng. Cá nhân đạt giải được nhà trường trao thưởng
và tuyên dương trước hội đồng nhà trường.
Những bài hát dân ca được giáo viên sưu tầm sẽ là tư liệu quý giá và được
sử dụng để xây dựng trong các hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ ở trường theo
từng độ tuổi, từng chủ đề phù hợp.
Giải pháp thứ ba: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn, đưa dân
ca vào kế hoạch hoạt động một cách khoa học.
Quan điểm, mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay là: Giáo
viên là người hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động vui chơi, tìm tòi, khám
11


phá. Trẻ tham gia các hoạt động, trong đó có âm nhạc một cách hứng thú, chủ
động để phát triển khả năng cá nhân.
Giáo dục âm nhạc cho trẻ cũng dựa theo các chủ đề xuất phát từ nhu cầu
của trẻ gắn với cuộc sống, thiên nhiên, môi trường gần gũi với trẻ. Các bài hát
cho trẻ nghe, dạy trẻ hát, các trò chơi âm nhạc cũng được lựa chon gắn vào các
chủ để, VD: Chủ đề “Bản thân”; “Gia đình”; “Trường mầm non”; “Thế giới động
vật”… Do vậy, các bài hát dân ca đưa vào các hoạt động giáo dục âm nhạc cho
trẻ cũng được gắn váo các chủ đề phù hợp. VD: Bài “Lý con sáo” đưa vào chủ đề
“Thế giới động vật”; bài “Lý cây bông” dân ca nam bộ đưa vào chủ đề “Thế giới
thực vật”; Chủ đề “Gia đình” bài dân ca “Cái Bống”…
Để các bài hát dân ca đến với trẻ một cách khoa học, tôi đã quan tâm
hướng dẫn giáo viên lên kế hoạch hoạt động thật khoa học, chi tiết, và cụ thể.
Từng chủ đề đưa những bài hát dân ca nào. Bài nào dạy trẻ hát, bài nào hát cho
trẻ nghe, bài nào phục vụ cho các hoạt động khác tại các thời điểm sinh hoạt hằng
ngày của trẻ. Kế hoạch hoạt động của giáo viên được lên theo tuần, theo chủ đề
và được BGH nhà trường duyệt trước khi đưa vào thực hiện. Sau khi duyệt kế
hoạch giáo viên phải nghiêm túc tuân thủ theo kế hoạch đã xây dựng, những bài
hát dân ca đưa vào kế hoạch hoạt động hằng ngày phải đảm bảo phù hợp với khả

năng của trẻ ở từng độ tuổi.
Với quan điểm chỉ đạo đưa các bài hát dân ca vào trong các hoạt động giáo
dục âm nhạc cho trẻ theo từng chủ đề, từng tuần nên trẻ được hát và nghe hát
nhiều các bài hát dân ca hơn và thuộc nhiều hơn. Trong các buổi biểu diễn văn
nghệ của trường, những tiết mục dân ca và âm hưởng của dân ca có chất lượng
tốt, được đại biểu và phụ huynh đánh giá cao.
Giải pháp thứ tư: Nâng cao khả năng âm nhạc của giáo viên, đặc biệt là kỹ
năng hát dân ca:
Ở trường mầm non, bước đầu trẻ được tiếp cận với nền văn hóa của loài
người vì vậy hình thực nghệ thuật mang tính dân tộc như: ca dao, hát ru và đặc
biệt là dân ca luôn là phương tiện sắc bén để bồi dưỡng tình yêu quê hương, lòng
12


tự tôn dân tộc. Ở nhiều nước trên thế giới, giáo dục truyền thống trong âm nhạc
là vấn đề có tính nguyên tắc. Việc sử dụng các trò chơi dân gian, hát cho trẻ nghe
dân ca càng thể hiện rõ ý thức dân tộc trong giáo dục âm nhạc.
Dân ca là thể loại âm nhạc đặc biệt, phong phú về giai điệu, sâu lắng về
cảm xúc và mang tính hình tượng cao. Mặt khác trẻ mầm non chưa biết về nốt
nhạc. Trẻ đến với âm nhạc nói chung và đến với dân ca chủ yếu là do ngưới lớn
và cô giáo. Cô giáo hát hay, múa đẹp thì trẻ thích bài hát đó; Cô hát không hay,
múa không đẹp trẻ không thích. Chính vì lẽ đó, để dân ca thấm vào tâm hồn con
trẻ, cô giáo mầm non phải có khả năng âm nhạc nhất định: (Khả năng nghe, cảm
thụ tác phẩm âm nhạc, khả năng hát, khả năng múa và vận động theo nhạc). Cô
biết nghe nhạc, cô sẽ cảm nhận được cái hay, cái đặc biệt trong từng tác phẩm
âm nhạc, trong từng bài dân ca và cô mới hát đúng giai điệu bài hát, thể hiện và
truyền tải được “tiếng nói” của bài hát đó đến với trẻ. Với trẻ mầm non, trực
quan hình tượng vẫn còn chiếm ưu thế, bởi vậy ngôn ngữ hình thể là yếu tố quan
trọng để lôi cuốn trẻ cảm thụ bài hát dân ca một cách trọn vẹn. Việc nâng cao
khả năng âm nhạc cho giáo viên là điều cốt lõi để trẻ thích tham gia vào các hoạt

động giáo dục âm nhạc. Xác định được điều đó nên trong năm học qua tôi đã tạo
điều kiện để giúp giáo viên nâng cao khả năng âm nhạc. Cách làm như sau:
Tổ chức cho giáo viên được học đàn oocgan, học thanh nhạc để cô giáo
được ôn lại nhạc lý cơ bản, biết cách đọc các bản nhạc đơn giản. Qua việc học
đàn, cô cảm nhận rõ cao độ, trường độ của nốt nhạc, biết ngừng nghỉ đúng nhịp,
biết cách lấy hơi, nhả hơi, biết hát luyến láy. Cô biết chơi những bản nhạc đơn
giản để trẻ hát theo, như bài “Lý cây bông”; Bài “Hoa trong vườn”… Nhà
trường mời giáo viên dạy nhạc về trường bổ túc cho giáo viên học ngoài giờ để
nâng cao khả năng âm nhạc.
Tổ chức giao lưu hát dân ca trong các ngày lễ như ngày 8/3, ngày 20/10, để
giáo viên tập luyện nâng cao khả năng hát, khả năng biểu diễn trước đông người,
khả năng biên đạo.
13


Tích cực dự các giờ hoạt động âm nhạc để một mặt kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch chuyên môn, việc lựa chọn các bài hát dân ca đưa vào hoạt động âm
nhạc của giáo viên. Mặt khác kiểm tra khả năng thể hiện các kỹ năng hát, múa,
biên đạo các bài hát dân ca đối với giáo viên sẽ giúp giáo viên có thái độ tích cực
với việc luyện hát dân ca. Bên cạnh đó theo dõi được mức độ tích cực tham gia
hưởng ứng của trẻ khi hát và nghe cô hát dân ca.
Giải pháp thứ năm: Tổ chức phong phú các ngày hội, ngày lễ tại nhà
trường và đặc biệt là các ngày hội truyền thống của địa phương.
Những ngày hội, ngày lễ của trường mầm non như: Ngày hội đến trường
của bé; Hội thi “Bé với dân ca” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; Văn
nghệ chào mừng ngày 8/3; Văn nghệ khai mạc “Phiên chợ quê ngày tết”….
Chúng ta biết rằng, tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một
hoạt động được quy định trong chương trình giáo dục. Hoạt động này tạo điều
kiện hình thành ở trẻ phẩm chất đạo đức, trí tuệ và kỹ năng nghệ thuật. Ngày hội,
ngày lễ có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như múa, hát, đọc thơ, kể chuyện,

đóng kịch… tạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẻ, niềm cảm xúc mới mẻ, tăng
cường khả năng âm nhạc, nhà giáo dục Tri-Khê-ê-va gọi đó là “Những cảm xúc
vui sướng”. Ngày hội, ngày lễ tạo cơ hội cho trẻ được nâng cao kỹ năng hoạt
động nghệ thuật nói chung và niềm yêu thích đối với dân ca, trẻ hiểu thêm những
điều mới lạ chỉ trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh
hội được.
Những buổi biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội, ngày lễ để lại dấu ấn
sâu sắc, những kỷ niệm đẹp trong thời ấu thơ của trẻ vì vậy để dân ca là tình yêu
đối với trẻ, trong các tiết mục văn nghệ của trẻ, tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng
nhiều tiết mục dân ca để các cháu biểu diễn. Khi múa hát dân ca, tôi yêu cầu
giáo viên chuẩn bị thật kỹ về trang phục, đạo cụ bởi trang phục, đạo cụ và nhạc
cụ là một phần không thể thiếu khi mang dân ca đến với trẻ. Những giai điệu, tiết
tấu, nhịp điệu mang âm thanh đến cho trẻ, giúp trẻ cảm nhận bằng tai; Trang
phục đẹp sẽ mang đến cho trẻ ấn tượng hình ảnh bằng mắt. Sự tác động đa dạng
14


đó sẽ giúp trẻ cảm nhận trọn vẹn bài dân ca từ đó khiến trẻ say dân ca tự bao giờ
không biết.
Yêu cầu khi tổ chức ngày hội, ngày lễ: Chương trình phải được xây dựng
chặt chẽ. Sân khấu trang trí phải phù hợp và long trọng để tạo cảm giác phấn
chấn, hồ hởi cho trẻ. Trang phục cho trẻ phải phù hợp với từng bài dân ca để
phản ánh được đời sống, hoạt động của từng vùng miền khác nhau. Âm nhạc
phải phù hợp với tính chất của bài hát, phù hợp với giọng hát của trẻ.
Giải pháp thứ sáu: Phối hợp với phụ huynh trong việc đưa dân ca đến với trẻ:
Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường – Gia đình – và xã hội là
điều kiện quan trọng để đạt được thành công trong mục tiêu giáo dục của mỗi
đơn vị. Môi trường gia đình có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đối với quá trình
xây dựng hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của đứa trẻ. Trong thực tế,
các cháu được sống trong môi trường gia đình nền nếp, yêu thương, có trách

nhiệm thì các cháu lớn lên cũng có những ảnh hưởng tích cực từ cách sống của
bố mẹ, và ngược lại…. Không những thế, gia đình còn là “Đối tác” hỗ trợ tích
cực cho nhà trường thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục. Gia đình cung cấp
cho cô giáo, nhà trường những thông tin chính xác về tình trạng sức khỏe, thói
quen, sở thích, mong muốn của các cháu; Gia đình hỗ trợ nhà trường tài chính để
bổ sung CSVC giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giáo dục.
Để thực hiện thành công tâm nguyện đưa dân ca vào các hoạt động giáo
dục trong trường mầm non, tôi cùng tập thể CBGV-NV trong nhà trường tích
cực làm công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu được ý
nghĩa của những làn điệu dân ca đối với đời sống tinh thần của các cháu từ đó
kêu gọi sự hỗ trợ từ phụ huynh.
+ Tuyên truyền để phụ huynh cho các cháu ở nhà nghe dân ca, nghe những
bài hát ru nhiều hơn là nghe những bản nhạc chế, nhạc không phù hợp với trẻ.
+ Cô giáo gửi đến phụ huynh những đĩa hát dân ca phù hợp với trẻ để gia
đình cho trẻ nghe lúc trẻ vui chơi, trước khi trẻ ngủ.
15


+ Mời phụ huynh tham gia tư vấn xây dựng các hoạt động ngày hội, ngày
lễ tại nhà trường để phụ huynh tham gia đóng góp ý kiến về việc lựa chọn các
tiết mục dân ca phù hợp, chọn trang phục phù hớp với bài hát, điệu múa. Mời
phụ huynh đến dự các chương trình văn nghệ của các cháu, được chứng kiến con
cháu mình biểu diễn sẽ là động lực để phụ huynh tích cực phối hớp với nhà
trường đưa dân ca đến gần hơn với trẻ. Đây cũng là dịp mà gia đình và nhà
trường thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho các con tuổi thơ hồn
nhiên vui tươi, đầy ắp tiếng cười.
+ Kêu gọi phụ huynh hỗ trợ về vật chất để tổ chức các ngày hội, ngày lễ.
VD: Nhà trường tổ chức phiên “Chợ quê ngày tết”, phụ huynh đã hỗ trợ nhân
công để gói, nấu bánh chưng, phụ hunh dạy các cháu gói bánh chưng, phụ huynh
hỗ trợ gạo nếp, hỗ trợ trang phục cho các cháu biểu diễn các tiết mục văn nghệ

khai hội…. Với nguồn kinh phí hẹp hòi của nhà trường, nếu không có sự hỗ trợ
tự nguyện, nhiệt huyết của phụ huynh thì nhà trường không thể thực hiện thành
công nhiệm vụ năm học.
Nhờ có sự đồng hành của phụ huynh mà trong năm học 2015 – 2016, nhà
trường đã tổ chức được nhiều hoạt động ý nghĩa cho các cháu, nhiều chương
trình văn nghệ mà chứa đựng trong đó là những tiết mục dân ca đặc sắc giúp trẻ
thêm yêu trường mầm non, yêu làng quê, con phố, yêu quê hương đất nước Việt
Nam này.
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Từ xa xưa, dân ca đã là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống lao
động của người dân Việt Nam. Về với dân ca là về với cội nguồn dân tộc. Dân ca
là nhịp cầu âm nhạc nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai.
Đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là góp
phần giáo dục tình cảm đối với quê hương đất nước, làng quê, con phố, những
người mẹ, người chị tần tảo sớm hôm.
16


Đưa dân ca đến với trẻ là môi trường tốt để bảo tồn, nuôi dưỡng và là điều
kiện để dân ca Việt Nam sống mãi và bay cao, bay xa. Mặt khác trẻ được tiếp
cận với dân ca là cơ hội để trẻ được trải nghiệm khả năng hoạt động âm nhạc của
bản thân, được độc lập thể hiện mình trước khán giả từ đó rèn luyện cho trẻ tính
tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, làm chủ bản thân.
Qua quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cho đến nay đã cho thấy
những hiệu ứng tích cực đối vởi bản thân tôi, đối với giáo viên nhà trường, với
chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục âm nhạc nói riêng. Vượt ra
ngoài mong đợi của tôi, đó là sáng kiến đã có phần được ứng dụng đối với giáo
dục mầm non Thành phố cụ thể như sau:
Đối với bản thân: Từ khi nung nấu, “thai nghén” cho đến suốt quá trình

thực hiện đề tài, tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết của mình để tìm hiểu về
dân ca Việt Nam vì vậy, bản thân tôi đã biết nhiều hơn về kho tàng dân ca Việt
Nam. Từ Bắc vào Nam. Mỗi vùng miền khác nhau, mỗi dân tộc khác nhau, mỗi
công việc khác nhau đều có những làn điệu dân ca khác nhau, mang những giai
điệu khác nhau. Tìm đến với dân ca là tìm đến với cội nguồn dân tộc, sự tinh tế
trong giao tiếp: “Thuyền anh đà cạn lên đây; Mượn đôi dải yếm làm dây kéo
thuyền”. Qua các làn điệu dân ca cho tôi biết đến đời sống tinh thần, phong tục
tập quán khác nhau của người dân Việt Nam. Bản thân tôi cũng thấy thêm yêu
quê hương và có trách nhiệm cao hơn trong việc xây dựng cốt cách của người
Việt Nam.
Qua nghiên cứu để viết SKKN, tôi đã hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm tâm
sinh lý và đặc biệt là đặc điểm về khả năng âm nhạc của trẻ. Điều này không chỉ
giúp tôi chỉ đạo nhà trường thực hiện việc đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục
âm nhạc mà còn giúp tôi chỉ đạo sát sao hơn công tác chuyên môn chung của
nhà trường.
Đối với giáo viên: Đã chú trọng việc đưa các bài hát dân ca vào xây dựng
kế hoạch hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng của lớp để
thực hiện. Do đó các bài hát dân ca không chỉ dừng lại ở phần nghe hát mà được
17


giáo viên thực hiện ở ngay phần dạy kỹ năng. Đây là kết quả của việc giáo viên
hiểu sâu sắc ý nghĩa của dân ca đối với đời sống tinh thần của trẻ và hơn thế nữa,
giáo viên thấy được nhiệm vụ trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất
nước, trách nhiệm của việc bảo tồn bản sắc dân tộc.
Mỗi giáo viên nhà trường có thêm trong hành trang của mình là vốn những
bài hát dân ca, cách đưa các bài hát dân ca vào từng loại hình hoạt động âm
nhạc, theo từng chủ đề phù hợp, yêu dân ca và thích hát dân ca. Từ tình yêu đó
đã truyền cảm hứng đến cho học sinh.
Kỹ năng xây dựng kế hoạch chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ

rệt bởi sự chỉ dẫn sát sao của BGH nhà trường.
Được bổ túc về đàn oocgan nên giáo viên nhà trường một lần nữa nắm
vững nhạc lý cơ bản, cách hát, khả năng biểu diễn và tự tin khi lên sân khấu. Bên
cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài BGH thường xuyên dự giờ kiểm tra
chuyên môn đặc biệt là các hoạt động âm nhạc nên kỹ năng sư phạm của giáo
viên được rèn giũa nhiều hơn, giáo viên lên lớp linh hoạt sáng tạo, hiệu quả các
hoạt động giáo dục nâng lên rõ rệt. Tiêu biểu là năm học 2015 – 2016, nhà
trường có hai giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp thành phố đều đạt số điểm
cao (Trong đó có 01 hoạt động âm nhạc của cô Lê Thị Diệp), và xếp thứ sáu toàn
đoàn.
Bảng thăm dò mức độ cần thiết đưa dân ca vào các hoạt động GDÂN trong
chương trình GDMN đối với giáo viên.
STT
1
2
3
4

Khối
lớp
NT
MGB
MGN
MGL
Tổng

Số
lượng
GV
4

6
6
6
22

Kết quả thăm dò đối với giáo viên
Không cần
Rất cần thiết
Cần thiết
thiết
SL
%
SL
%
SL
%
3
75
1
25
0
0
6
100
2
0
0
6
100
1

0
0
6
100
2
0
0
21
95,5
1
4,5
0
0

Ghi
chú

18


Đối với các cháu: Trong suốt một năm học 2015 - 2016, trong hoạt động
giáo dục âm nhạc, trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, giáo viên đã khéo léo đưa
dân ca đến với trẻ nên dân ca đã như một phần trong đời sống tinh thần của trẻ.
Trẻ thích nghe hát dân ca. Trong các hoạt động âm nhạc khi nghe cô hát dân ca
đa số trẻ hát, múa theo, đung đưa cơ thể theo giai điệu của bài hát. Các cháu đã
nhớ tên cũng như thuộc nhiều bài hát dân ca, đặc biệt trong các tiết mục văn
nghệ khi được mặc những bộ tứ thân hay những bộ váy dân gian, váy Mường là
niềm kiêu hãnh của trẻ.
Trẻ được tham gia nhiều các hoạt động âm nhạc, các hoạt động trong các
ngày hội, ngày lễ vì vậy trẻ thật tự tin khi bước ra sân khấu, có khả năng làm chủ

sân khấu, đó cũng là điều kiện để thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt
động giáo dục khác như: Làm quen với toán, Văn học, KPKH, LQCC, PTTC…
Từ đó chất lượng giáo dục chung của nhà trường được nâng lên đáng kể, đặc biệt
là lĩnh vực phát triển thẩm mỹ và lĩnh vực tình cảm-xã hội.
Kết quả khảo sát trẻ như sau:
Bảng khảo sát mức độ trẻ nghe và hát dân ca
Số lượng
STT

Độ tuổi

trẻ được
KS

1
2
3
4

24-35 T
MGB
MGN
MGL
Tổng

20
30
32
36
118


Mức độ 1
SL
12
21
24
26
81

%
60
70
75
72,5
68,6

Kết quả khảo sát
Mức độ 2
Mức độ 3
SL
5
7
6
9
27

%
25
23,3
18,7

25
22,9

SL
3
2
2
1
10

%

Ghi
chú

15
6,7
6,3
2,8
8,5

Nhìn vào bảng khảo sát trên ta thấy: Dân ca đã thực sự đến với trẻ và được
trẻ đón nhận bằng cả tình yêu trong sáng của các con. Trẻ đặc biệt thích thú say
mê hát và biểu diễn, khoan khoái khi được nghe cô giáo hát dân ca. Mặt khác trẻ
mạnh dạn, hoạt bát nhiều hơn so với đầu năm học. Trẻ nhận biết được đất nước
Việt Nam của chúng ta có rất nhiều vùng miền, có nhiều phong tục tập quán
19


khác nhau. Nhìn các bé múa hát, học tập, bản thân tôi vui mừng khôn xiết và đó

là phần thưởng lớn nhất khi tôi thực hiện đề tài này.
Đối với giáo dục Thành phố: Bản thân tôi, với khả năng còn hạn chế, tôi
không giám nghĩ đến việc những giải pháp nhỏ này có thể có ảnh hưởng tích cực
nhiều đến chất lượng chung của giáo dục Thành phố. Song với đề tài của tôi đã
ứng dụng tại trường và có kết quả cụ thể đó là: Năm học 2015- 2016, cô Lê Thị
Diệp giáo viên trường mầm non Đông Hải tham gia thi giáo viên giỏi cấp Thành
phố với hoạt động âm nhạc, trong phần nghe hát có sử dụng bài “Gà gáy le te”
dân ca Cống khao để hát cho trẻ nghe và được ban giám khảo đánh giá rất cao.
Được lãnh đạo phòng giáo dục chọn là hoạt động điển hình để dạy trong hội thảo
chuyên môn của ngành. Trường mầm non Đông Hải được xếp thứ 6 toàn đoàn
trên tổng số 46 trường tham gia dự thi.
3. Kết luận, kiến nghị:
- Kết luận:
Hình thành nhân cách con người Việt Nam có đủ đức – trí – thể - mỹ - lao
động là mục tiêu của giáo dục mầm non. Giáo dục âm nhạc ở trường mần non
nhằm đưa âm nhạc đi vào đời sống sinh hoạt của trẻ, đặt cơ sở ban đầu cho việc
giáo dục văn hóa âm nhạc. Âm nhạc là phương tiện sắc bén nhất giáo dục thẩm
mỹ, đạo đức, đẩy mạnh sự phát triển trí tuệ và thể chất. Đồng thời thông qua âm
nhạc để giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Muốn thực
hiện tốt những mục tiêu đó, giáo viên trong nhà trường phải xác định được mục
tiêu giáo dục của Đảng, nhà nước, kế hoạch giáo dục trọng tâm của nhà trường
để cùng nhau thực hiện. Mặt khác, giáo viên phải được trang bị những kiến thức,
kỹ năng cần thiết về âm nhạc và giáo dục âm nhạc. Âm nhạc cổ truyền hay dân
ca sẽ giúp giáo viên hiểu biết về giá trị văn hóa dân tộc. Đây là hành trang để
giáo viên đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm
non.
Trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ hiện nay, chưa quan tâm
nhiều việc đưa dân ca đến với trẻ. Giáo viên thường có chung một suy nghĩ ngại
20



đưa dân ca vào kế hoạch hoạt động vì khó tìm ra những bài dân ca phù hợp với
chủ đề; Trẻ không có hứng thú khi hát và nghe cô hát dân ca. Để góp phần khắc
phục điều này, tôi nhận thấy đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục âm nhạc
trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi vì, trẻ mầm
non là chủ nhân tương lai của đất nước. Đưa dân ca đến với trẻ là miền đất hứa
để nuôi trồng và bảo tồn bản sắc dân tộc.
Vấn đề cơ bản mà sáng kiến của tôi hướng tới là những nét cơ bản về âm
nhạc và thể loại dân ca đối với trẻ mầm non, tìm hiểu về thực trạng tại nhà
trường… là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp tôi có những nhận xét và đưa ra
những giải pháp đúng đắn để đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm
nhạc tại nhà trường.
Dân ca rất đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, thể hiện rõ nét hình
ảnh về cuộc sống, lao động và tinh thần của người dân Việt Nam. Đưa dân ca
đến với trẻ là đưa trẻ đến với bản sắc của dân tộc Việt Nam, đưa trẻ đến với âm
nhạc từ sự rung cảm dịu dàng, gần gũi nhất đó là bắt đầu từ những lời ru, khúc
nhạc quê hương. Trẻ hứng thú với các hoạt động âm nhạc sẽ là nhịp cầu để trẻ
đến với thế giới xung quanh, say mê khám phá và chiếm lĩnh tri thức của nhân
loại.
Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm cho thấy các giải pháp đưa ra là đúng
đắn, đạt hiệu quả khả quan. Tuy nhiên để tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên
thực hiện, nhà trường cần có CSVC tốt như phòng hoạt động âm nhạc, trang
phục và đạo cụ biểu diễn. Để dân ca thực sự là món quà tinh thần của trẻ, giáo
viên phải thật sự tâm huyết với nghề, với trẻ; cần có sự chung tay góp sức của cả
nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thế hệ trẻ
mầm non – những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ phải đương đầu với vô vàn
thách thức. Sự giao thoa về kinh tế - văn hóa đòi hỏi thế hệ tương lai phải có
được sự tự tin, tri thức, khả năng hoạt động độc lập. Di sản văn hóa dân tộc
không chỉ được coi là có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho

21


thế hệ trẻ mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến việc đưa dân ca đến với trẻ mầm non để
dân ca mãi mãi là lẽ sống của dân tộc Việt Nam.
- Kiến nghị:
SGD&ĐT quan tâm cấp kinh phí cho các nhà trường để bổ sung một số
loại nhạc cụ để trẻ được học và làm quen, đặc biệt là một số loại nhạc cụ dân tộc
tiêu biểu.
Phòng giáo dục tạo điều kiện hằng năm mở các lớp tập huấn để nâng cao
kỹ năng âm nhạc như: (Nhạc lý cơ bản, khả năng hát, múa), nâng cao nghiệp vụ
tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho giáo viên mầm non.
Tổ chức hội thi hát dân ca cho giáo viên và học sinh.
Đề nghị UBND phường quan tâm xây dựng CSVC để có đủ điều kiện tốt
nhất cho các cháu tham gia các hoạt động âm nhạc.
Đông Hải, ngày 12 tháng 4 năm 2016
XÁC NHẬN

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

CỦA BAN GIÁM HIỆU

mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

Lê Thị Thụy
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH CẤP TRÊN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
22


1. Phạm Phúc Minh (1994) Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
2. Nhiều tác giả (1976), Dân ca Việt Nam, Nxb Âm nhạc Hà Nội.
3. Phạm Thị Hòa (2005), Giáo dục âm nhạc tập II, Nxb Đại học sư phạm.

PHỤ LỤC
23


Phụ lục 1
Phiếu thăm dò giáo viên về mức độ cần thiết của việc đưa dân ca vào các
hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non
Kính gửi:các đồng chí giáo viên trường mầm non Đông Hải.
Các cô vui lòng cho xin ý kiến chân thành, trung thực vào phiếu dưới đây bằng
cách đánh dấu X vào một trong các ô ở phần “Ý kiến của giáo viên” trong phiếu
dưới đây. Ý kiến của các cô sẽ là tư liệu để góp phần tìm ra những giải pháp phù
hợp nhằm thực hiện việc đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục âm nhạc trong
trường mầm non.
Ý kiến của giáo viên
STT

Họ tên giáo viên

Rất cần thiết

Cần thiết


Không cần
thiết

Phụ lục 2
Giới thiệu Danh mục một số bài hát dân ca
24


Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

Tên bài hát
Bèo dạt mây trôi
Cây trúc xinh
Trống Cơm
Hoa thơm bướm lượn
Lý dĩa bánh bò
Lý cây Bông
Lý con ngựa
Lý kéo chài
Đi cấy
Con gà gáy le te
Lý cây đa
Lý trèo đèo
Lý mười thương

Lý quạ kêu
Lý con khỉ
Lý bánh ít
Lý cây khế
Chim sáo
Rềng rềng ràng ràng
Thật đáng chê

Tên làn điệu(Vùng miền)
Dân ca Bắc Bộ
Dân ca Bắc Bộ
Dân ca Bắc Bộ
Dân ca Bắc Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca Trung Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca Thanh Hóa
Dân ca Cống Khao
Dân ca quan họ Bắc Ninh
Dân ca Nam Trung Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca khơ me Nam Bộ
Đồng dao cổ
Theo điệu Bắc kim thang Dân ca


Xèo hoa
Bắc kim thang
Chim bay

Nam Bộ
Dân ca Thái
Dân ca Nam Bộ
Theo điệu lý thương nhau dân ca

Quê hương tươi đẹp
Lý hoài nam

liên khu 5
Dân ca Nùng
Dân ca Quảng Trị Thừa Thiên

Hò ba lí
Mưa rơi
Cò lả
Ru con
Inh lả ơi
Ru em
Xe chỉ luồn kim
Lý chiều chiều
Gửi anh một khúc dân ca
Lý con sáo
Bầu và bí

Huế
Dân ca Quảng Nam

Dân ca Xá
Dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca Thái
Dân ca Xê Đăng
Dân ca Quan Họ Bắc Ninh
Dân ca Nam Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca gò công Nam Bộ
Lời đồng dao cổ

Ghi chú

25


×