MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1
Phần I: Mở đầu
2
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
Phần II: Nội dung của sáng kiến
3
I. Cơ sở lý luận
3
II. Thực trạng và các giải pháp
4
1. Thực trạng
4
2. Các giải pháp thực hiện
5
2.1 Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình
hình thực tế các nhà trường;
2.2 Nâng cao nhận thức đầy đủ cho cná bộ giáo viên, nhân viên
về vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng;
2.3 Tham mưu với Trưởng phòng GD&ĐT về việc thành lập
doàn tư vấn, hỗ trợ các nhà trường trong việc thực hiện công tác
KĐCLGD
2.4 Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trường
mầm non thực hiện cải tiến chất lượng:
2.5 Thực hiện nghiêm túc công tác thi đua khen thưởng, đưa nội
dung KĐCL là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá xếp
loại cuối năm.
3 Hiệu quả sáng kiến;
Phần III: Kết luận và kiến nghị
5
6
8
10
11
12
12
Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là giải pháp quan trọng để
nâng cao chất lượng giáo dục. KĐCLGD đã được quy định tại Luật Giáo dục
2005; Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ, Nghị quyết Đại
hội XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI của Đảng; Nghị quyết số 44/NQ-CP
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI; Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và
các văn bản của Bộ GD&ĐT.
Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm giúp các trường học nói chung và
trường mầm non nói riêng xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong
từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt
động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội
về thực trạng chất lượng của trường mầm non; để cơ quan quản lý nhà nước
đánh giá và công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Tính đến đầu năm học 2015-2016, thị xã Bỉm Sơn có đơn vị trường mầm
non Xi Măng được đoàn đánh giá ngoài đánh giá đạt cấp độ 3. Việc thực hiện
công tác kiểm định chất lượng trong trường mầm non, về bản chất không bắt
buộc các đơn vị phải đăng ký đánh giá ngoài mà tùy thuộc vào điều kiện thực tế
của đơn vị, việc xác định chính xác chất lượng đạt được của nhà trường để đăng
ký đánh giá ngoài với Sở GD&ĐT.
Thực tế công tác KĐCLGD trường mầm non còn tồn tại một số hạn chế.
Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trường mầm non chưa nhận
thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của KĐCLGD; chất lượng báo cáo tự đánh giá
của nhiều trường chưa đạt yêu cầu; việc chỉ đạo thiếu kiên quyết, không triển
khai đúng tiến độ.
Nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế,
đồng thời để đạt chỉ tiêu, tiến độ của Sở GD&ĐT trong công tác KĐCLGD
trường mầm non, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số kinh nghiệm
chỉ đạo công tác kiểm định chất lượng trong trường mầm non trên địa
bàn thị xã Bỉm Sơn" làm đề tài nghiên cứu, giúp các trường mầm non trong
công tác kiểm định chất lượng cũng như việc hoàn thành có chất lượng báo
cáo tự đánh giá của các đơn vị.
2. Mục đích nghiên cứu
2
Nhằm tìm ra một số biện pháp chỉ đạo các trường mầm non trong thị xã
thực hiện tốt công tác KĐCLGD.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở
các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn trong 2 năm học 2014-2015 và
2015-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau.
- Nghiên cứu tài liệu. Bản thân tôi tìm và nghiên cứu kỹ các văn bản có
liên quan đến công tác kiểm định nói chung và công tác kiểm định chất lượng
giáo dục trong trường mầm non nói riêng.
- Phương pháp quan sát.
Tôi vừa thực hiện công tác chỉ đạo, vừa quan sát quá trình thực hiện
nhiệm vụ kiểm định chất lượng tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã.
Đồng thời tôi luôn đọc kỹ các báo cáo tự đánh giá công tác kiểm định chất lượng
giáo dục của các nhà trường trong các năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015.
- Phương pháp đàm thoại.
Sau quá trình quan sát và đọc báo cáo, tôi đã trao đổi và phỏng vấn các
thành viên trong hội đồng tự đánh giá để nắm bắt thực trạng công tác tự đánh giá
trong trường mầm non.
- Thực hiện nhiệm vụ đánh giá ngoài, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè
đồng nghiệp.
Là thành viên của đoàn đánh giá ngoài trường mầm non Sở GD&ĐT. Tôi
đã được tham gia đánh giá ngoài trường mầm non ở các đơn vị trường mầm non
huyện bạn. Sau mỗi lần thực hiện nhiệm vụ, bản thân tôi tự rút kinh nghiệm để
chỉ đạo công tác kiểm định chất lượng ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã
đạt kết quả tốt hơn.
Phần II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam ra đời khá chậm so
với các nước trong khu vực. Hầu hết các tổ chức đảm bảo và kiểm định chất
lượng giáo dục trên thế giới đều được thành lập từ những năm 1990. Vấn đề này
không chỉ mới mà còn đa dạng phức tạp.
3
Theo định nghĩa của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục Mỹ, kiểm
định là quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài để đánh giá các trường/chương
trình đào tạo nhằm mục đích đảm bảo và cải tiến chất lượng. Như vậy Kiểm định
chất lượng ở nghĩa rộng bao gồm cả tự đánh giá, đánh giá chéo giữa các tường/
chương trình và quan trọng nhất là hoạt động đánh giá và công nhận (đạt chuẩn
hay không) của một tổ chức kiểm định bên ngoài.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có tổ chức độc lập nào mang tính thực hiện
công tác này ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Các cơ sở Giáo dục và Đào tạo trực thuộc Bộ cũng đang
tiến hành công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại các đơn vị cơ sở. Đây là
công tác mới nhưng có ý nghĩa quan trọng. Kiểm định chất lượng trong trường
mầm non là trách nhiệm, là động lực để cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện ở mỗi nhà trường. Đồng thời kiểm định chất lượng còn được coi là
một hoạt động có hiệu quả để đánh giá một cơ sở giáo dục, đánh giá ghi nhận
một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không.
II. Thực trạng và các giải pháp:
1. Thực trạng:
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bỉm Sơn đã triển khai và chỉ đạo tới
các đơn vị trường học trên địa bàn thị xã thực hiện công tác kiểm định chất
lượng trong trường học từ những năm học trước. Tuy nhiên đến thời điểm đầu
năm học 2015-2016, tính riêng cho bậc học mầm non mới chỉ có 1 đơn vị được
đánh giá ngoài đạt cấp độ 3. Mặc dù công tác kiểm định chất lượng trong trường
mầm non đã được quan tâm nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể:
- Khả năng tổng hợp và viết báo cáo của cán bộ giáo viên mầm non còn hạn chế:
+ Khi mô tả hiện trạng các trường thường sa vào liệt kê các minh chứng, chưa
miêu tả để giúp người đọc hiểu được chất lượng của nhà trường.
+ Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu có lúc chưa được rút ra từ mô tả
hiện trạng, viết báo cáo như việc kể lại các việc làm mà không bám vào minh
chứng cụ thể; kế hoạch cải tiến đề ra không sát với tình hình thực tiễn của đơn
vị, không có tính khả thi, còn nặng về lý thuyết...
- Việc mã hóa các minh chứng chưa khớp, chưa khoa học, chưa đúng quy định.
- Việc chỉ đạo thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục trong
trường mầm non chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết.
- Các nhà trường không có nhân viên văn thư, việc lưu trữ thiếu văn bản,
4
thất lạc văn bản.
- Hội đồng tự đánh giá trong nhà trường thực hiện công tác kiêm nhiệm,
công việc chuyên môn bận rộn nên không dành nhiều thời gian để nghiên cứu
văn bản chỉ đạo cũng như việc thu thập minh chứng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị mặc dù đã được tăng cường nhưng chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn cũng như tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; đặc biệt sự
bất cập giữa Thông tư số 02/2014 về tiêu chuẩn công nhận trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia và yêu cầu trong tiêu chuẩn 3 về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi trong Thông tư số 25/2014 về công tác kiểm định chât lượng giáo
dục không thống nhất về số lượng và chủng loại phòng chức năng, hành chính quản
trị như: Phòng GDTCNT, phòng dành cho nhân viên gây khó khăn cho công tác
quản lý chỉ đạo của bản thân cũng như thực hiện của các nhà trường.
2. Các giải pháp thực hiện:
2.1. Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực
tế của các nhà trường.
Để thực triển khai thành công bất kỳ nhiệm vụ nào thì việc nghiên cứu và
nắm vững các văn bản chỉ đạo của cấp trên để vận dụng vào thực tế chỉ đạo các
nhà trường một cách phù hợp là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đối với việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng cũng không ngoại
lệ. Năm học 2011-2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản triển khai
thực hiện, trên cơ sở đó Sở GD&ĐT ban hành công văn hướng dẫn cụ thể. Vì
vậy, với vai trò là chuyên viên phụ trách bậc học mầm non, ngay từ đầu năm
học, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các văn bản có liên quan đến công tác kiểm định
chất lượng giáo dục trong trường mầm non như: Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT
ngày 7/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục
trường mầm non; Công văn số 1525/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 25/8/2014 của
Sở GD&ĐT Thanh Hóa, về việc triển khai thực hiện Thông tư 25 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo; Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 5/11/2014 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, về việc Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường
mầm non; Công văn số 1988/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 2/12/2014 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng trường mầm non; Công văn số 2374/SGDĐT-KTKĐCLGD
ngày 9/12/2014 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, về việc tăng cường triển khai công
5
tác kiểm định CLGD trường mầm non; Công văn số 1915/SGDĐT-KTKĐCLGD
ngày 7/10/2015 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ KT&KĐCLGD năm học 2015-2016... Sau đó, tôi tham mưu với lãnh đạo
Phòng GD&ĐT mở 02 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán về
nội dung các văn bản trên.
Đồng thời, tôi tìm hiểu và nắm bắt thực trạng của các nhà trường về: Công
tác tổ chức, quản lý; tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên; chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ; điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có của các
trường... Trên cơ sở đó, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm định chất
lượng và triển khai tới tất cả các nhà trường, trong đó nêu rõ lộ trình thực hiện tự
đánh giá và đánh giá ngoài cụ thể cho từng đơn vị để nhà trường có kế hoạch tập
trung nghiên cứu văn bản thực hiện có hiệu quả. Theo đó, 100% các đơn vị
trường mầm non trong thị xã hoàn thành công tác tự đánh giá vào năm 2013; đơn
vị đảm bảo các điều kiện, tôi chỉ đạo thực hiện đánh giá ngoài trước để các đơn vị
sau học tập, rút kinh nghiệm.
Việc nghiên cứu, nắm bắt các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình
thực tế của các nhà trường đã giúp cho cá nhân tôi thực hiện chỉ đạo đúng đắn và
mang lại hiệu quả cao.
2.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên về tầm quan
trọng của công tác kiểm định chất lượng.
Nhận thức của lãnh đạo các trường về kiểm định chất lượng nói chung và
tự đánh giá nói riêng rất khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy ở trường nào Hiệu
trưởng, hội đồng tự đánh giá có nhận thức thức đúng, thực sự quan tâm, đầu tư
công sức, chỉ đạo sát sao thì hoạt động tự đánh giá của trường thực hiện đúng
quy trình và đạt hiệu quả. Chính vì vậy, trong triển khai hoạt động tự đánh giá,
Hiệu trưởng nhất thiết phải quán triệt thực hiện các bước sau đây trong tập thể
sư phạm nhà trường và hội đồng tự đánh giá:
Trước hết đó là việc nhận thức đúng về mục đích công tác kiểm định chất
lượng. Nó không chỉ đảm bảo cho nhà trường có trách nhiệm với chất lượng giáo
dục và đào tạo, mà còn giúp cải tiến và nâng cao chất lượng cho mọi hoạt động
giáo dục của nhà trường. Ngoài ra nếu được đánh giá ngoài với các chuyên gia tư
vấn còn giúp nhà trường khắc phục tốt những mặt còn tồn tại, hạn chế.
Thứ hai, mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng hướng tới, đó là: Đánh
giá hiện trạng của cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí, các chỉ số
6
như thế nào, tức là hiện trạng chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non ra
sao? Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, trên cơ sở đó có những cải tiến chất lượng
phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu phù hợp, hiệu quả để nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện xác định được hướng phát triển bền vững của nhà trường.
Thứ ba, ý nghĩa của công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Khi một cơ sở
giáo dục được đánh giá ngoài đạt các cấp độ. Kiểm định chất lượng không những
mang lại bằng chứng cho cộng đồng về chất lượng giáo dục của nhà trường mà
còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
qua kiểm định. Quá trình đánh giá cũng mang lại cho nhà trường đã qua kiểm
định cơ hội tự phân tích đánh giá để có những cải tiến về chất lượng.
Để làm được điều đó, tôi đã tuyên truyền đến cán bộ giáo viên, nhân viên
bằng nhiều hình thức như: Thông qua các buổi họp giao ban Hiệu trưởng, trong
các đợt kiểm tra của Phòng GD&ĐT, các lớp tập huấn chuyên đề cũng như việc
cung cấp văn bản chỉ đạo và các tài liệu liên quan để các trường nghiên cứu; giúp
họ thấy được hiệu quả của công tác kiểm định đó là: Làm thay đổi bộ mặt nhà
trường, giúp Hiệu trưởng nắm bắt một cách tổng thể thực trạng nhà trường; từ đó
tìm ra các giải pháp, kế hoạch để cải tiến chất lượng phù hợp; củng cố tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ, chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt là lưu trữ, sắp xếp hồ sơ khoa học, tiện sử
dụng hơn so với trước đây.
Như vậy ta có thể nói rằng việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBGVNV trong trường mầm non về mục đích, mục tiêu và ý nghĩa của công tác
kiểm định chất lượng sẽ giúp cho toàn bộ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên,
nhân viên, phụ huynh trong và ngoài nhà trường có nhận thức đúng về
KĐCLGD nói chung và tự đánh giá nói riêng. Các thành viên trong nhà
trường hiểu rõ hơn về quyền hạn trách nhiệm của mình đối với chất lượng
giáo dục của nhà trường. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đã trở thành mục
tiêu phấn đấu của mỗi CBGVNV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường; Tự đánh giá và đánh giá ngoài là động lực làm thay đổi
nếp nghĩ và cách làm việc của chính trường mình trong lĩnh vực giáo dục và
quản lý. Nhà trường tự nhìn nhận lại và đánh giá đúng thực chất hơn về chất
lượng; Hội đồng tự đánh giá hiểu rõ hơn về quy trình và kĩ thuật tự đánh giá,
cách thức xây dựng báo cáo tự đánh giá. Các nhà trường tham gia tự đánh giá
7
và được đánh giá ngoài có dịp trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Hồ sơ
KĐCLGD của nhà trường được lưu trữ đầy đủ, sắp xếp khoa học và cóc chất
lượng phục vụ tốt cho mọi hoạt động của nhà trường.
2.3 Tham mưu với Trưởng phòng GD&ĐT về việc thành lập đoàn tư
vấn, hỗ trợ các nhà trường trong việc thực hiện công tác KĐCLGD.
Thực tiễn cho thấy, khả năng tổng hợp, sắp xếp hồ sơ minh chứng và viết
báo cáo của cán bộ giáo viên ở các trường mầm non còn hạn chế. Cụ thể:
- Trong báo cáo khi mô tả hiện trạng các tiêu chí, còn sa vào liệt kê các
thông tin minh chứng, chưa mô tả để giúp người đọc hiểu được chất lượng của
nhà trường. Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu có lúc chưa được rút ra từ hiện
trạng, người viết báo cáo như việc kể lại các việc làm mà không bám vào minh
chứng cụ thể. Việc mã hóa các minh chứng chưa khớp, chưa khoa học, chưa
đúng theo quy định của thông tư; Việc chỉ đạo thực hiện công tác kiểm định chất
lượng giáo dục trong trường mầm non chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết; Các
nhà trường không có nhân viên văn thư, việc lưu trữ thiếu văn bản, thất lạc văn
bản; Hội đồng tự đánh giá trong nhà trường thực hiện công tác kiêm nhiệm, thiếu
thời gian để nghiên cứu văn bản chỉ đạo cũng như việc thu thập minh chứng.
Mặt khác, việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi sẽ hiệu quả và phù hợp hơn khi có sự tham gia của Phòng GD&ĐT.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên kể từ năm học 2014-2015,
tôi đã trăn trở và tìm ra biện pháp hữu hiệu, được chuyên viên mầm non ở một
số huyện quan tâm học tập đó là tham mưu với lãnh đạo Phòng giáo dục thành
lập đoàn tư vấn, giúp đỡ các trường thực hiện công tác đánh giá ngoài.
Theo đó, để chuẩn bị tốt các điều kiện cho đoàn đánh giá ngoài về kiểm
tra, công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục,
tôi đã lựa chọn 4 đến 5 cán bộ, giáo viên cốt cán của các trường mầm non trong
huyện đã được tập huấn về công tác KĐCLGD hoặc trường đã được đánh giá
ngoài để tham mưu với lãnh đạo ra quyết định thành lập đoàn và điều động các
đối tượng này tham gia thành 01 đoàn gồm có 6 người; trong đó Trưởng phòng
hoặc Phó trưởng phòng là trưởng đoàn, tôi và 4 cô còn lại mỗi người phụ trách
một tiêu chuẩn. Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế và tiến hành đọc, chỉnh sửa,
góp ý trực tiếp báo cáo phù hợp với thực tế nhà trường và đảm bảo tính thống
nhất về số liệu; bổ sung, thay đổi, hướng dẫn cách tập hợp, mã hóa và sắp xếp
minh chứng đảm bảo khoa học, dễ kiểm tra, theo dõi; đảm bảo tính thống nhất
8
với minh chứng trong phần mô tả hiện trạng.
Ví dụ. Báo cáo của đơn vị trường MN Đông Sơn, tại tiêu chí 1 của tiêu
chuẩn 1, nhà trường mô tả hiện trạng như sau:
Trường mầm non Đông Sơn có 1 đồng chí Hiệu trưởng được UBND thị xã
bổ nhiệm theo quyết định số: 2599/QĐ-UBND ngày 04/10/2013 [H1-1-01-01], có
2 đồng chí phó hiệu trưởng được bổ nhiệm theo quyết định số: 2995/QĐ-UBND
ngày 12/12/2014; số 1480/QĐ-UBND ngày 15/09/2015 [H1-1-01-02]. Trường
được thành lập và hoạt động từ năm 2002 [H1-1-01-03]. Nhà trường có Hội
đồng nhà trường, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng khoa học, hội đồng
chấm giáo viên giỏi, hội đồng xét nâng lương, ban chất lượng [H1-1-01-04]…
Sau khi đọc báo cáo, tôi nhận thấy nhà trường mới chỉ dừng lại ở việc liệt
kê các minh chứng, chưa mô tả cho người đọc hiểu được đặc điểm của nhà
trường, tôi đã góp ý để nhà trường chỉnh sửa lại báo cáo: "Trường mầm non
Đông Sơn là trường hạng I có 3 đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, đồng
chí Hiệu trưởng được UBND thị xã bổ nhiệm theo quyết định số: 2599/QĐUBND ngày 04/10/2013 [H1-1-01-01], có 2 đồng chí phó hiệu trưởng được bổ
nhiệm theo quyết định số: 2995/QĐ-UBND ngày 12/12/2014; số 1480/QĐUBND ngày 15/09/2015 [H1-1-01-02]. Trường được thành lập và hoạt động từ
năm 2002 có quyết định thành lập trường [H1-1-01-03]. Để đáp ứng hoạt động
giáo dục được tốt ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập các hội đồng, cụ
thể: Hội đồng nhà trường, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng khoa học, hội
đồng chấm giáo viên giỏi, hội đồng xét nâng lương, ban chất lượng [H1-1-01-04]"
Ví dụ 2: Tại đơn vị trường Mầm non Hà Lan, qua kiểm tra, tổ tư vấn phát
hiện việc rút ra điểm mạnh, điểm yếu chưa được lấy từ mô tả hiện trạng, nhà
trường đang còn nói chung chung những điểm mạnh, điểm yếu theo yêu cầu của
chỉ số, chưa bám vào minh chứng. Sau kiểm tra, nhà trường rút kinh nghiệm và đã
chỉnh sửa báo cáo đúng theo yêu cầu của văn bản chỉ đạo.
Ví dụ 3: Tại đơn vị trường Mầm non Lam Sơn, qua kiểm tra, tổ tư vấn phát
hiện, khi sử dụng lại minh chứng, nhà trường vẫn thực hiện mã hóa mới, như vậy
số lượng mã hóa nhiều mà thực chất minh chứng lại ít hơn vì có những minh
chứng được mã hóa lại tới 4 lần. Sau kiểm tra, nhà trường đã rút kinh nghiệm và
đã thực hiện mã hóa lại cho đúng theo tinh thần công văn chỉ đạo.
Ngoài ra, chúng tôi đề xuất với lãnh đạo địa phương và nhà trường về việc
bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo theo
9
quy định; chỉ đạo nhà trường tiếp tục phát động giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi,
trang trí lớp theo hướng mở; chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như: Thực
hiện thường xuyên các thao tác vệ sinh, biết chào hỏi lễ phép, tự tin trò chuyện,
giao tiếp thân thiện với những người xung quanh...
Đồng thời, chúng tôi đề nghị địa phương và nhà trường hoàn thiện các nội
dung trên trong một khoảng thời gian nhất định phù hợp với từng đơn vị. Khi đã
hoàn thiện báo cáo theo đoàn tư vấn góp ý, tôi yêu cầu nhà trường chuyển qua
mạng để tôi đọc, rà soát lần cuối và chuyển về cho nhà trường in nạp Sở GD&ĐT
để đề nghị thành lập đoàn đánh giá ngoài về kiểm tra công nhận cho đơn vị.
Việc tham mưu thành lập đoàn tư vấn tưởng chừng rất đơn giản nhưng
thực tế lại cho chúng tôi những kết quả bất ngờ, khả thi. Qua nhận xét của đoàn
đánh giá ngoài cho thấy chất lượng báo cáo, hồ sơ minh chứng của các trường
trong thị xã rất tốt; cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đảm bảo quy định.
Kết quả, tính đến nay có 8/10 trường nộp hồ sơ về Sở GD&ĐT đề nghị được
đánh giá ngoài, tỷ lệ 80%; trong đó có 2/10 trường được đoàn về kiểm tra và
đánh giá đạt cấp độ 3.
2.4. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trường mầm non
thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng.
Để công tác KĐCLGD đi vào thực chất, có hiệu quả thì một trong những
việc làm quan trọng và cần thiết đó là việc giám sát, kiểm tra, đôn đốc... việc
thực hiện của các đơn vị. Mặt khác, thực tế cho thấy, một số cán bộ quả lý chưa
nhận thức hết được mục đích, tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch cải
tiến chất lượng; họ cho rằng đó chỉ là lý thuyết để hợp lý hóa và hoàn thiện báo
cáo tự đánh giá nên khi xây dựng thường xa rời thực tiễn, ít khả thi...; đặc biệt
họ cho rằng kế hoạch đó chỉ là lý thuyết không nhất thiết phải ứng dụng vào
thực tiễn và giữa các năm không có mối liên hệ gì với nhau... Do đó, tôi đã đưa
nội dung này thành một trong những nội dung kết hợp với công tác kiểm tra toàn
diện để kiểm tra trong năm học và đến tháng 4 tôi tham mưu với lãnh đạo Phòng
GD tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác KĐCLGD để lấy đó làm tiêu chí
đánh giá xếp loại thi đua.
Trong quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tôi luôn chú trọng đến việc
"Hiện thực hóa”, ”cụ thể hóa” các kế hoạch cải tiến đã đề ra nhằm phát huy điểm
mạnh và khắc phục những tồn tại hạn chế đã nêu trong báo cáo. Đồng thời, kiểm
tra tính khả thi của các biện pháp đã nêu trong báo cáo
10
Chẳng hạn: Trong kế hoạch cải tiến chất lượng trường MN Lam Sơn có
ghi: Năm học 2015-2016, nhà trường tiếp tục tham mưu với các cấp chính quyền
địa phương và làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tiết kiệm chi tiêu từ ngân sách
để mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở tất cả các độ tuổi; Tổ
chức thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, bổ sung vào các giá góc để phục vụ cho các
hoạt động của trẻ, có đánh giá, khen thưởng cụ thể và đưa nội dung này vào tiêu chí
xếp loại thi đua cuối năm…
Trên cơ sở đó, tại thời điểm kiểm tra tháng 4 năm 2016, tôi tiến hành rà soát
thực trạng tại trường, kiểm tra biên bản họp phụ huynh đầu năm, hồ sơ mua bổ
sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; sổ theo dõi tài sản của giáo viên và danh mục đồ
dùng, đồ chơi tự tạo của các nhóm lớp trong năm học... để từ đó có ý kiến với nhà
trường xem nhà trường có thực hiện hay không, thực hiện đến đâu và kết quả đạt
được ở mức độ nào?... Từ đó, định hướng cho nhà trường tiếp tục tìm giải pháp đưa
vào kế hoạch cải tiến chất lượng để thực hiện tốt hơn ở những năm học sau.
Nhờ những việc làm tương tự như vậy ở các tiêu chí, tiêu chuẩn khác mà cán
bộ quản lý các nhà trường nhận thức được sự cần thiết phải tìm tòi các giải pháp
phù hợp để đưa vào kế hoạch cải tiến một cách phù hợp, mang tính thực tiễn và khả
thi cao. Đồng thời, họ cũng thấy được có những kế hoạch cải tiến ngắn hạn và
những kế hoạch dài hơi, cần thiết phải thường xuyên tư duy để điều chỉnh phù hợp
với từng thời điểm để thực hiện tốt hơn ở những năm sau.
Đây là một trong những biện pháp quan trọng góp phần đưa mục đích của
công tác KĐCL giáo dục đi vào thực tiễn một cách hiệu quả.
2.5. Thực hiện nghiêm túc công tác thi đua khen thưởng, đưa nội dung
KĐCL là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá xếp loại cuối năm.
Việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng đòi hỏi mất nhiều thời gian
và công sức nhưng đổi lại, công tác này sẽ giúp các trường mầm non không
ngừng củng cố để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp
ứng với yêu cầu và xu thế hội nhấp quốc tế.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, đòi hỏi sự tâm huyết, chuyên tâm về ý
thức và sự cần thiết phải có sự động viên khích lệ kịp thời của cấp trên. Tôi tham
mưu với lãnh đạo phòng GD&ĐT đưa kết quả thực hiện công tác này thành một
trong những tiêu chí thi đua để đánh gái xếp loại các trường cuối năm học. Cụ
thể: Những đơn vị đạt tiêu chuẩn KĐCLGD cấp độ 1 trở lên được cộng thêm 4
điểm vào điểm thi đua cuối năm hoc.
11
Với cách làm trên và những phần thưởng dù không lớn nhưng thực tế về
giá trị tinh thần là không thể phủ nhận. Nhờ có sự động viên, khích lệ kịp thời đó
mà các trường phấn khởi hăng hái thi đua để "hiện thực hóa” kế hoạch cải tiến đã
đề ra; không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đây cũng là động
lực để thúc đẩy, khơi dậy tinh thần thi đua đối với các đơn vị chưa đánh giá ngoài
ở thị xã tôi trở nên sôi nối, hiệu quả.
3. Hiệu quả sáng kiến.
Thị xã Bỉm Sơn với 10 trường mầm non, sau gần 3 năm triển khai thực hiện,
công tác KĐCLGD trường mầm non đã đạt được những kết quả quan trọng. Tính
đến cuối năm học 2015-2016, 100% trường hoàn thành tự đánh giá, có 8/10 trường
gửi hồ sơ đề nghị Sở GD&ĐT kiểm tra đánh giá ngoài đạt 80%, trong đó có 2/10
trường đã được kiểm tra và đánh giá ngoài đạt cấp độ 3 đạt tỷ lệ 20%.
Số trường đã được đánh giá ngoài dù không phải là nhiều nhưng số
trường đã nạp hồ sơ về Phòng Khảo thí và KĐCLGD, Sở GD&ĐT đã cho thấy
tinh thần và hiệu quả của các biện pháp mà tôi đã áp dụng có tính khả thi cao.
Phần III: KẾT LUẬN
Qua những biện pháp tôi đã đưa ra và chỉ đạo thực hiện tại các trường
mầm non trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn trong năm học vừa qua, bản thân tôi tự
thấy rằng: Để đạt được mục tiêu trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục,
bản thân mỗi cá nhân luôn phải tìm hiểu kỹ văn bản chỉ đạo của cấp trên, không
ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt công tác; Phải nâng cao nhận thức
đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng cho đội ngũ
cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường mầm non; Tăng cường việc kiểm tra,
giám sát, đôn đốc các trường mầm non thực hiện cải tiến để nâng cao chất lượng
các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Tăng cường cơ sở vật chất nhà
trường, thực hiện tốt công tác tự đánh giá; Thực hiện tốt việc xây dựng đội ngũ
cốt cán tự đánh giá và đánh giá ngoài về số lượng và chất lượng.
Để làm được điều đó, là cán bộ chuyên viên phụ trách công tácchuyên
môn nói chung, công tác KĐCLGD nói riêng, theo tôi cần:
- Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của
các nhà trường.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng
của công tác kiểm định chất lượng.
12
- Tham mưu với Trưởng phòng GD&ĐT về việc thành lập đoàn tư vấn, hỗ
trợ các nhà trường trong việc thực hiện công tác KĐCLGD.
- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trường mầm non thực
hiện kế hoạch cải tiến chất lượng.
- Thực hiện nghiêm túc công tác thi đua khen thưởng, đưa nội dung KĐCL
là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá xếp loại cuối năm.
Với những thành tích đạt được trong công tác kiểm định chất lượng
trường mầm non trên địa bàn thị xã trong năm qua, ngoài sự nỗ lực của cá nhân
tôi cùng với tập thể các nhà trường thì còn nhận được nhiều sự quân tâm của các
cấp lãnh đạo. Rất mong trong thời gian tiếp theo bậc học mầm non thị xã sẽ luôn
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ.
Xin chân trọng cảm ơn!
Bỉm sơn, ngày 28 tháng 04 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép của người khác.
NGƯỜI VIẾT
Phạm Thị Hiên
13