Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua chuyện kể tại trường mầm non thị trấn bến sung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.32 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỤC
TÊN
ĐỀLỤC
TÀI

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM
VĂN HỌC THÔNG QUA CHUYỆN KỂ TẠI TRƯỜNG
MẦM NON THỊ TRẤN BẾN SUNG, HUYỆN NHƯ
THANH

Người thực hiện: Hồng Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường Mầm non thị trấn Bến Sung
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

NHƯ THANH: NĂM 2016


PHỤ LỤC
MỤC LỤC......................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................18

2



A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Như Bác Hồ đã khẳng định về giá trị của tác phẩm văn học là “chẳng
những để làm gương cho chúng ta ngày nay mà còn để giáo dục con cháu ta đời
sau” từ câu nói của Bác mỗi chúng ta càng hiểu rõ được vai trò của tác phẩm
văn học đối với đời sống của con người. Là chuẩn mực cho con người vươn tới,
từ đó hình thành nên các phẩm chất của con người nói cách khác văn học hình
thành nên nhân cách của con người.
Hiện nay xã hội của chúng ta ngày càng phát triển thì trách nhiệm của mỗi
chúng ta giúp trẻ hình thành phẩm chất đạo đức, nhân cách sống cho trẻ được
coi trọng vì thế việc dẫn dắc trẻ vào thế giới là nhiệm vụ quan trọng của trường
Mầm non bởi lẽ nó là sự mở đầu cho trẻ thơ từ những bước chập chững đầu tiên
đi vào thế giới của giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học. Là cơ
sở tốt nhất để hình thành nhân cách cho trẻ và góp phần vào sự phát triển tồn
diện của trẻ mầm non.
Văn học cịn là phương tiện giáo dục hiệu nghiệm hình tượng văn học có
sức mạnh lơi cuốn trẻ thơ nó có tác dụng mạng mẽ lên tình cảm của trẻ, trẻ thơ
nhận ra tình u thương của ơng bà cha mẹ đối với trẻ qua sự chăm sóc ân cần
chu đáo nhứ trong chuyện “Tích chu” bà quạt cho tích chu ngủ ,có thức ăn gì
ngon bà nhường cho tích chu” hay chuyện “cô bé quàng khăn đỏ, chuyện chú
việt xám” qua đó trẻ biết yêu quý mọi người xung quanh.Trẻ sẽ học được hành
động đẹp trong cách đối sử giữa người với người, biết yêu thương giúp đỡ, yêu
thương nhường nhịn nhau trong cuộc sống.
Đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đã được trải nghiệm qua nhiều tác phẩm
văn học ở trường mầm non vốn kiến thức về môn văn học trẻ cũng đã được tiếp
xúc nhiều. Hoạt động này giúp trẻ phát triển ngơn ngữ, trí tuệ, tình cảm đạo đức
và thể chất một cách toàn diện. Việc cho trẻ làm quen với văn học thông qua kể
chuyện đã giúp trẻ phát triển kĩ năng: Nghe, nói, đọc, được thông thạo không
các đa giác quan của trẻ được tham gia hoạt động và hổ trợ nhau cùng phát triển.

Qua các tác phẩm văn học đặc biệt là chuyện kể sẽ không những giúp trẻ hiểu
được giá trị đặc sắc của các tác phẩm văn học mà còn mở rộng cho trẻ về vốn từ của
mình được phong phú hơn luyện cho trẻ cách phát âm, câu từ rõ ràng, mạch lạc,
khơng nói ngọng, nói lắp. Từ đó trẻ tự tin hơn về bản thân mình trong giao tiếp.
Từ những băn khoăn lo lắng của bản thân để làm thế nào để nâng cao chất
lượng kể chuyện của trẻ được nâng cao với những băn khoăn lo lắng đó tôi
mạnh dạn chọn đề tài "biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5
3


tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua chuyện kể tại trường mầm non
Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của
mình với mong muốn những kinh nghiệm của bản thân góp phần nâng cao chất
lượng cho trẻ làm quen với văn học trong trường Mầm non Thị trấn Bến Sung.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề xuất nhân rộng một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo
4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua chuyện kể ở trường mầm
non nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tại trường Mầm non Thị
trấn Bến Sung.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với
tác phẩm văn học thông qua chuyện kể tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung,
huyện Như Thanh”.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các
tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Gồm các phương pháp điều tra, quan sát, đàm thoại, các phương pháp
nghiên cứu sản phẩm hoạt động...

3. Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu. (Bảng biểu)
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Thông qua các tác phẩm văn học thể hiện sâu sắc về nội dung làm nổi bật
được giá trị của tác phẩm văn học, đặc biệt là qua các tiết kể chuyện trẻ hiểu
được nội dung cốt chuyện, giáo dục trẻ yêu cái thiện, ghét cái ác của từng nhân
vật từ đó giáo dục trẻ hình thành về nhân cách, đạo đức, lối sống cho trẻ. Thông
qua lời kể của cô giúp trẻ phần nào trẻ được trải nghiệm cuộc sống, giúp trẻ hiểu
về thế giới xung quanh, biết yêu thiên nhiên, u Tổ quốc. Chính vì điều này đã
khẳng định được “văn học là lĩnh vực quan trọng là nhu cầu thiết yếu, thể hiện
sự khát vọng, chân, thiện, mỹ, của con người. Là động lực to lớn trực tiếp góp
phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con
người Việt Nam nói chung và đối với trẻ Mầm non nói riêng”.
Thông qua việc kể chuyện cho trẻ nghe học chúng ta mở rộng vốn từ về
nhận thức về thế giới xung quanh bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh
những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẽ đẹp tự nhiên trong quan hệ
4


xã hội và vẽ đẹp ngôn ngữ của văn học. Ngoài ra hoạt động này nhằm dẫn dắt,
hướng trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác
phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về
những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm
nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ. Kể
chuyện, chơi trị chơi đóng kịch, cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ,
câu chuyện theo tưởng tượng của trẻ, góp phần hình thành và phát triển tồn
diện nhân cách trẻ.
Vì vậy văn học có ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo dục trẻ thơ qua đó rèn
luyện cho trẻ kỹ năng đọc kể diễn cảm, thể hiện qua các tác phẩm dưới nhiều
hình thức khác nhau, góp phần mở rộng nhận thức trí tuệ thẩm mỹ, phát triển

ngôn ngữ, tạo sự hứng thú đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi nói riêng u thích bộ mơn văn học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng.
1.1.Thuận lợi:
- Năm học 2015-2016 tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp
Mẫu giáo 4-5 tuổi. Tổng số học sinh là 30 cháu đa phần các cháu đều ngoan
khoẻ mạnh, trẻ được học và phân theo độ tuổi. Lớp học được cấp đồ dùng đồ
chơi tương đối đầy đủ. Có đủ đồ dùng trang thiết bị cho hoạt động kể chuyện
như: Tranh chuyện, giống, rối và một số tài liệu khác về mơn văn học.
Ví trí Trường nằm ở trung tâm huyện nên rất thuận tiện với những thông
tin đổi mới qua các lớp tập huấn chuyên đề.
- Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, hăng say trong
công việc được nhà trường quan tâm, phụ huynh tin tưởng đây là điều kiện tốt
để tôi phát huy hơn nữa khả năng của mình.
- Hơn nữa nhà trường cịn tổ chức thanh tra dự giờ và thi giáo viên giỏi tơi
được đồng nghiệp góp ý từ đó tơi rút ra nhiều kinh nghiệm để tìm ra nhiều
phương pháp dạy hay hơn.
1.2. Khó khăn:
Ngồi thuận lợi trên bản thân trong q trình thực hiện, bản thân gặp khơng
ít khó khăn nhất định.
- Đa số bố mẹ là công nhân viên chức, bận đi làm nên chưa dành nhiều
thơi gian cho trẻ nên trẻ đang có phần hạn chế, khơng có thời gian quan tâm kể
chuyện cho trẻ nghe nhiều.
- Còn một số cháu do nói ngọng, nói chưa đủ câu vì thế khi trẻ giao tiếp
với cô và các bạn đang gặp nhiều khó khăn.
5


- Một số phụ huynh cho rằng giáo dục trẻ ở trường mầm non đơn thuần

chỉ là trông trẻ, nên công tác phối hợp với phụ huynh chưa tốt
- Việc đưa cơng nghệ thơng tin vào tiết học đã có nhưng chưa được
thường xuyên vì vậy chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chưa
được cao.
1.3. Kết quả thực trạng:
* Đối với giáo viên:
- Cô chưa thường xuyên đua công nghệ thông tin vào phương pháp tổ
chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua tác phẩm chuyện
kể. Đồ dùng trực quan chưa phong phú sinh động với trẻ.
- Giọng kể chưa thuyết phục trẻ, chưa diễn cảm, chưa hài hoà giữa cử chỉ
điệu bộ với đồ dựng trực quan nên chưa hấp dẫn trẻ.
* Đối với trẻ:
- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin thể hiện cử chỉ, điệu bộ
trước một câu chuyện mặc dù trẻ có thể làm được.
- Trẻ nhàm chán vì đồ dùng phương tiện khơng hấp dẫn trẻ, hình thức tổ
chức của cơ chưa lôgic nên không tạo được hứng thú cho trẻ, chưa hấp dẫn trẻ
Nên chưa truyền tải hết cái hay, cái đẹp trong từng câu chuyện
Từ những nguyên nhân trên,Trước khi áp dụng một số phương pháp vào
trong quá trình giảng dạy tôi tôi tiến hành khảo sát trên trẻ về chất lượng giờ và
có kết quả như sau:
BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TT

1
2
3

4


Nội dung kho sỏt
Trẻ nhớ tên nhân
vật, tên chuyện.
Trẻ hiểu nội dung
câu chuyện.
Tr hng thỳ khi k
li chuyn.
Trẻ thể hiện đợc
tính cách của
từng nhân vật
trong chuyện.

S
tr
Tt
kho
S
sỏt tr %

Tr t
Khỏ

TB

Tr cha
t
Yếu

S
tr


%

S
tr

%

S
tr

%

30

9

30

10

33

8

27

3

10


30

7

24

9

30

10

33

4

13

30

7

24

9

30

10


33

4

13

30

4

13,3

8

8

26,7

26,7 10 33,3

6


Từ những thực trạng chung tại nhóm lớp do mình phụ trách tơi đã mạnh
dạn tìm tịi một số phương pháp vào để áp dụng vào quá trình giảng dạy để giúp
trẻ hứng thú với việc kể chuyện tại lớp mình.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để thực hiện các giải pháp đã đặt ra đạt kết quả cao trong tiết dạy kể
truyện cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tôi đã tiến hành qua một số biện pháp sau:

1.
Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học
a.Xây dựng góc văn học và tạo môi trường văn học phong phú xung quanh
trẻ.
Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ ln u thích các đẹp, trí tưởng tượng của trẻ
là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố
cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo. Ta cần tạo cho trẻ một
tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân u của mình và trong ngơi
nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình. Chính vì u
cầu đó đã thúc đẩy tơi phải suy nghĩ xây dựng góc văn học cho trẻ hoạt động là
việc cần thiết. Vì ở đó trẻ được hoạt động nhiều hơn nên cần tạo góc ở vị trí có
diện tích rộng có các giá làm vách ngăn. Góc khơng ở gần các góc hoạt động có
tính chất vận động nhiều vì u cầu của góc sách là góc tĩnh. Màu sắc hình dạng
của góc cũng phải xây dựng theo kiểu cổ tích, huyền ảo, thần bí để tạo hứng thú
tìm tịi, khám phá của trẻ.

Khi trang trí làm mới ở góc tơi cho mọi trẻ cùng giúp cơ như tô màu, giữ
tranh cho ngay ngắn khi dán cũng trao đổi về nội dung bức tranh rồi cô đọc thơ,

7


kể tóm tắt nội dung bài thơ, câu truyện cho trẻ được làm quen với nhịp điệu,
hình ảnh của tác phẩm.
Một mơi trường học tập tốt có hiệu quả là mơt trường gây hứng thú cho
trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. Chính vì vậy tơi luôn cố
gắng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. Ngồi ra
tơi cịn sưu tầm các sách văn học, các họa báo, tập chí, lịch cũ, nguyên liệu cho
trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại
“Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, họa báo. Sau đó cơ kể

truyện cho trẻ nghe về nội dung những câu truyện như “Gấu con chia quà,
Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt….” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện
đó dần dần trẻ có thể tự đọc. Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ
nhớ về nội dung câu truyện cơ đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu truyện mà
trẻ tri giác.
Từ các loại sách báo họa mi, gia đình và bé sắp xếp theo từng chủng loại
một cách dễ thấy, dễ lấy để thuận tiện cho việc sử dụng của trẻ mặt trên của giá
là các loại sách dựng hình có tủ treo các bộ quần áo, mũ để tập kịch có máng gỗ
bỏ cát để trẻ sử dụng điều khiển các loai rối quen, rối dẹt... Các loại này tơi
thường xun thay đổi, hơm thì rối que, hơm thì rối tay hay trang phục để tập
kịch có khi lại cho nghe đài cát sét kể chuyện để trẻ không bị nhàm chán. Khi trẻ
hoạt động ở mơi trường này trẻ nhìn thấy những ảnh trong tranh, nhân vật rối,
mơ hình, dụng cụ của nhân vật, trẻ sẽ biết đó là nhân vật nào? Trong câu chuyện
nào. Từ đó có thể tự kể một cách sáng tạo theo yêu cầu của cô, tự kể diễn cảm
cùng tranh, đóng vai mình thích trong các câu truyện.
b. Tận dụng môi trường văn học ở mọi lúc, mọi nơi.
Chúng ta không chỉ tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học ở trong lớp học mà còn tạo cho trẻ bất kỳ thời điểm nào có thể.
Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan dạo chơi trên sân trường, đến Khu vườn
cổ tích có Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn. Tơi hỏi trẻ :
- Các con có biết đây là những nhân vật nào không ?
- Những nhân vật này có trong câu chuyện nào ?
Hay:
Khi cho tổ chức hoạt động ngồi trời, tơi cho trẻ quan sát Cây vú sữa,
ngoài việc cho trẻ quan sát và đàm thoại về đặc điểm, cấu taọ, ích lợi của cây vú
sữa tơi cịn giúp trẻ hiểu thêm về sự tích cây vũ sữa thơng qua câu chuyện “Sự
tích cây vú sữa”. (Tương tự Chuyện sự tích hoa mào gà, Sự tích hoa hồng…)
8



Như vậy, ngoài hoạt động cho trẻ làm quen với văn học dưới hỡnh thức
tiết dạy tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và củng cố tích lũy những
biểu tượng mà cô đã cung cấp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, đồng thời đặt nền
móng cho giờ học sau đạt kết quả cao hơn.
2. Lựa chọn tác phẩm chuyện kể phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ,
phù hợp với chủ đề.
Trẻ mầm non không có thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của một
câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ
chưa biết đọc, vì vậy các câu truyện đến được với trẻ phải qua yếu tố trung gian
đó là giọng đọc và lời kể của cô giáo, của những người khác truyền đạt tới trẻ.
Tác phẩm tốt bao nhiêu thì giúp trẻ cảm nhận cốt truyện tốt bấy nhiêu. Từ đó nó
địi hỏi giáo viên trước khi truyền đạt một câu chuyện đến với trẻ phải nghiên
cứu một cách kĩ lưỡng nội dung cốt truyện để hiểu rõ nó là chuyện đọc hay
chuyện kể. Từ đó xây dựng giọng đọc - kể cho phù hợp.
Qua thực hiện phương pháp này tôi thấy đọc kể là một vấn đề rất quan
trọng, qua đọc kể giúp trẻ dễ dàng hiểu nội dung tác phẩm văn học.
Trường Mầm non Thị trấn chúng tôi là một trong những trường đã áp
dụng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới vào q trình chăm sóc giáo
dục trẻ. Vì thế mà việc lựa chọn chuyện kể vào quá trình giáo dục trẻ khơng bị
gị bó, áp đặt. Ngồi những tác phẩm chuyện kể trong chương trình GDMN tơi
có thể lựa chọn chuyện kể ở ngồi chương trình, sách báo vào quá trình giáo dục
trẻ nhưng những tác phẩm văn học đó phải phù hợp với trẻ và chủ đề đang thực
hiện, và phải đảm bảo tính nghệ thuật cao.
Bởi vì, ngồi những năm đầu đời trẻ được chăm sóc giáo dục ở gia đình,
trẻ cảm nhận tình yêu thương, sự chăm sóc vỗ về ni dưỡng tình cảm, tâm hồn
trẻ qua câu chuyện, lời ru của bà và mẹ. Thì khi đến tuổi mầm non trẻ lại được
chăm sóc giáo dục như trong gia đình. Vì trường mầm non là cái nôi thứ hai
nuôi dưỡng, vun đắp cho trẻ về tình cảm, nhân cách, chuẩn mực, đạo đức ngồi
gia đình. Và cơ giáo là người mẹ thứ hai trực tiếp cung cấp cho tâm hồn trẻ
những cái hay, cái đẹp, những phẩm chất đạo đức, cách cư xử lễ phép giữa trẻ

với mọi người xung quanh, thế giới tự nhiên thông qua tác phẩm văn học. Cho
nên việc lựa chọn nội dung của tác phẩm văn học vô cùng quan trọng nó quyết
định sự hồn thiện và phát triển nhân cách trẻ.
Ví dụ:

9


Muốn giáo dục trẻ về thói quen vệ sinh trong ăn uống - vệ sinh răng miệng
thông qua chủ đề bản thân tôi đã lựa chọn câu truyện "Gấu con bị đau răng".
Thông qua nội dung tôi hỏi trẻ :
- Vì sao gấu bị sâu răng?
- Những bạn nào lớp mình bị sâu răng?
- Con thấy răng bị sâu răng sẽ như thế nào?
Và từ đó giáo dục trẻ cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khoẻ, vệ
sinh, cách chăm sóc như thế nào để có hàm răng chắc khoẻ. Qua câu chuyện
trẻ được dạy cách đánh răng sao cho đúng và đánh răng tốt nhất là bao nhiêu
lần trong 1 ngày.
Ví dụ:
Tương tự với chủ đề "Gia đình" tơi chọn tác phẩm "tích chu".
Thơng qua câu chuyện tôi giáo dục trẻ biết yêu quý, hiếu thảo với những
người thân yêu trong gia đình mình như: Ông, bà, bố, mẹ, anh , chị...
Như vậy để đạt được kết quả cao qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm
quen tác phẩm văn học qua tác phẩm chuyện kể thì việc chọn nội dung tác phẩm
chuyện kể và chuyện kể phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ là rất quan
trọng nó quyết định sự hoàn thiện và phát triển nhân cách trẻ.
3. Sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi, mới lạ hấp dẫn trẻ và sử dụng có hiệu quả
đồ dùng trực quan.
Như chúng ta đã biết, tư duy của trẻ mẫu giáo là tư duy trực quan hành
động và tư duy trực quan hình tượng, để làm quen với một số sự vật hiện tượng

trẻ phải tận mắt nhìn thấy sự vật hiện tượng đó. Chính vậy, việc sáng tạo làm đồ
dùng dạy học phải bền và đẹp là yếu tố qua trọng để thu hút trẻ. Để đáp ứng
được yêu cầu dạy học, ngồi mua sắm đồ dùng, đồ chơi tơi cịn sưu tầm phế
liệu, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho công tác giảng dạy
của mình tại nhóm lớp. Vì thế hàng ngày tơi cùng phụ huynh sưu tầm các
nguyên vật liệu thiên nhiên, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có như chai, lọ,
vải vụn… sau đó dựa vào nội dung câu truyện làm sa bàn, làm các nhân vật, con
rối bằng xốp, củ quả, chai lọ, que, giấy bóng…
Ví dụ:
Làm rối bằng chai, lọ, vỏ xốp làm đầu bọc vải vụn gắn len làm tóc, vẽ
mắt mũi mồm… sau đó cắt vải cuốn quanh làm áo, váy cho nhân vật.

10


Ảnh . Mơ hình rối phục vụ cho văn học
Làm rối dẹt: Vẽ hình nhân vật vào giấy rồi tơ màu, cắt dán vào bìa cứng
để cơ và trẻ dễ sử dụng
Làm rối ngắn tay:Tận dụng vải vụn làm thân các nhân vật ,bìa cứng để
làm tai ,Lấy hịn bi để gắn mắt, mũi, tai… Sau đó lấy bìa cứng cuộn lại làm thân
lồng vào tay.

Ảnh . Mơ hình rối dẹt phục vụ cho văn học

11


Tôi làm những con vật ngộ nghĩnh, đa dạng các màu sắc như : con ong,
con bướm, con chó, con nhện, con chuột … bằng xốp, hộp sữa su su, đĩa CD
giấy đề can, hộp sữa su su, …để thu hút sự chú ý của trẻ.


Ảnh . Mơ hình rối phục vụ cho văn học
Trong tác phẩm văn học chuyện kể, ngồi việc đọc kể diễn cảm của cơ thì
việc kết hợp hài hòa với đồ dùng khác như tranh ảnh, con rối, con giống sân
khấu, đóng kịch, sa bàn nhất là việc áp dụng sử dụng phần mềm công nghệ
thông tin: Băng đĩa, phần mềm, video, máy chiếu vào quá trình kể cùng với
nghệ thuật âm thanh, ánh sáng đạo cụ và cảnh trí phù hợp với từng chuyện,tưng
chủ đề thì sẽ đạt kết quả cao. Nhưng khi sử dụng, người sử dụng phải linh hoạt
khéo léo chọn đồ dùng phù hợp từng thể loại, thể hiện tốt nội dung của chuyện
nhưng đảm bảo tính hệ thống, tránh sử dụng thô thiển đồ dùng trực quan, thiếu
thẩm mỹ. Nên sử dụng đồ dùng trực quan một cách mới mẽ, dễ làm, ngộ nghĩnh
nên khích lệ trẻ tham gia cùng cô để tạo ra những đồ dùng trực quan sẽ lơi cuốn
trẻ hứng thú, tạo tình huống củng cố biểu tượng, khắc sâu ấn tượng nghệ thuật
qua nhân vật trong truyện. Từ đó trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng.
Ví dụ: Đối với chuyện: "Dê con nhanh trí" tôi dùng xa bàn. Cô là người
dẫn truyện và thể hiện từng nhân vật. Với hình thức này tơi cịn sử dụng khung
cảnh phù hợp với từng nhân vật dê mẹ, dê con, chó sói nên đã thu hút trẻ vào
hoạt động kể chuyện một cách nhẹ nhàng.

12


Nhưng đối với những câu chuyện khác tơi có thể dùng tranh, rối tay, rối
que, rối nước, hay video, máy chiếu. Tuỳ vào nội dung diễn biến của từng
chuyện mà tôi chọn đồ dùng trực quan, thủ thuật gây hứng thú khác nhau làm
sao tạo ra sự mới mẻ, khơi gợi tính tị mị, khám phá của trẻ từ đó đưa trẻ vào
hoạt động nghe đọc, kể của giáo viên.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học:
Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay
truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ

dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo
viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại
CNTT nên việc ứng dụng CNTT vào bài giảng mang lại kết quả rất cao.Biện
pháp này luôn gây sự chú ý, tị mị cho trẻ làm đa dạng hố hình thức dạy học
giúp trẻ được thay đổi khơng khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm
hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục
cao. Đặc biêt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của
giáo viên và giảm bớt chi phí. Vì vậy nên tơi đã đưa ứng dụng CNTT vào giảng
dạy và mang lại kết quả cao.
- Ví dụ: Câu chuyện “Ba cơ gái” tơi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình về nội
dung câu chuyện, kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội
dung truyện và thấy được nét đặc trưng của các nhân vật.

Ảnh .Minh họa cho câu chuyện 3 cô gái.

13


Khi đã sử dụng máy tính thành thạo hơn tơi chuyển các bức tranh minh họa có
sẵn trong các tập tranh thành câu chuyện, thành đoạn phim hoạt hình, hoặc đưa
đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế và sử dụng các hiệu ứng, màu
sắc phù hợp thu hút và gây sự chú ý của trẻ.

Ảnh . Minh họa cho câu chuyện: Cáo thỏ và gà trống.
5. Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh
Việc thường xuyên giữ mối liên hệ với cha mẹ học sinh là rất cần thiết,
bởi đây là chiếc cầu nối cho sự phát triển tư duy và nhận thức của trẻ. Nếu chỉ
có sự tác động của cơ mà khơng có sự động viên khuyến khích trẻ đến trường
của các bậc phụ huynh thì bản thân tơi khó có thể thực hiện tốt nhiện vụ chăm

sóc và giáo dục trẻ của mình và ngược lại nếu chỉ có sự tác động của gia đình thì
trẻ ít có cơ hội được tiếp xúc với bạn bè, môi trường tự nhiên, xã hội. Chính vì
vậy ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp tiến
hành họp phụ huynh để phổ biến nhiệm vụ năm học và mục tiêu phấn đấu của
lớp và nhà trường. Qua cuộc họp tơi nói rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng
của bộ môn, thống nhất về nội dung và cách dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn
học. Tôi cùng thảo luận với các bậc phụ huynh về việc đóng góp xây dựng thư
viện của bé. Bố mẹ trẻ đã ủng hộ rất nhiệt tình, bàn bạc thống nhất từng nhóm
phụ huynh đi mua sách đến cho lớp: Nhóm thì mua sách dựng hình, nhóm thì
mua sách tranh, nhóm thì góp tiền đặt mua bán hoạ mi...

14


Giờ đón, trả trẻ một lần nữa tơi tiếp tục tuyên truyền với phụ huynh bằng
cách mời phụ huynh vào xem trẻ đang hoạt động ở góc sách, trao đổi với phụ
huynh về mặt mạnh, mặt yếu của từng trẻ qua các hoạt động trong ngày mà tôi
đã nắm bắt được ở trẻ để phụ huynh quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ thêm bằng cách
dạy trẻ đọc kể, ngắt giọng, diễn cảm, dạy trẻ học cách lật trang sách, chỉ tay đưa
mắt từ trái qua phải thêm ở nhà để mở rộng thêm vốn hiểu biết và ý thích ham
muốn đọc sách ở trẻ.
Động viên phụ huynh ngoài những giờ làm việc, vui chơi hàng ngày của
gia đình nên dành một số thời gian nhất định để đọc chuyện cho trẻ nghe để bố
mẹ và trẻ cùng được thư giản bằng các câu chuyện có nội dung giáo dục nhẹ
nhàng. Tôi hướng dẫn cho các bậc phụ huynh chọn các câu chuyện trong và
ngồi chương trình để đọc và kể cho trẻ nghe nhằm mở rộng kiến thức cho trẻ
đồng thời cùng phối hợp với giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy trẻ.
IV. HIỆU QUẢ CỦA CỦA SKKN ĐỐI VỚI HĐGD VỚI BẢN THÂN
ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
* Đối với giáo viên

- Giáo viên tự điều chỉnh được ngơn ngữ của mình, nói năng lưu lốt, nhẹ
nhàng hơn, qua các thanh tra dự giờ của tổ cùng như của trường tôi tự tin hơn
trong việc tổ chức dạy tiết kể chuyện cho trẻ nghe bằng nhiều phương pháp mới
hay hấp dẫn trẻ trong tiết học cũng như ngoài tiết học trẻ rất hứng thú và tự tin
kể lại chuyện.
- Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh đạt kết quả tốt
- Các cháu rất hứng thú vói khi nghe cơ kể chuyện và kể lại chuyện rất tốt
* Đối với trẻ:
- Khi cô yêu cầu trẻ kể lại một câu chuyện nào đó mà trẻ đã được học thì
trẻ rất tự tin kể và cịn thể hiện điệu bộ cử chỉ của từng nhân vật trong chuyện.
Ngồi ra trẻ cịn thuộc rất nhiều chuyện và về nhà trẻ đã kể lại chuyện cho bố,
mẹ, ông bà nghe và phụ huynh rất khấn khởi khi thấy con em mình đã được học
tập rất đầy đủ ở Trường mầm non.
- Đối với những trẻ nhút nhát đã trở nên rất tự tin và khơng cịn nói lặp
nói ngọng nữa.
- Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình gắn bó hơn và phụ
huynh hỗ trợ kinh phí cho trường mua thêm ti vi cho trẻ xem và làm sân vui
chơi cho trẻ. Chính vì sự quan tâm của phụ huynh nên con em họ rất thích thú

15


khi tới trường điều này đã giúp cho nhà trường nói chung và nhóm lớp tơi phụ
trách nói riêng đạt kết quả cao trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Sau một năm áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo
4 -5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện tại nhóm lớp của
mình tơi thu được kết quả như sau:

BẢNG KHẢO SÁT TRÊN TRẺ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIN


TT

1
2
3

4

Ni dung kho sỏt

Trẻ nhớ tên nhân
vật, tên chuyện.
Tr hiu nội dung câu
chuyện.
Trẻ hứng thú khi kể lại
chuyện.
TrỴ thĨ hiƯn đợc
tính cách của
từng nhân vật
trong chuyện.

S
tr
Tốt
kho
sỏt S %
tr

Tr t
Khá

S
%
tr

TB

Tr
cha
t
Yu
S
%
tr

S
tr

%

4

13

0

0

30

16


30

14 46,6 11 36,6

5

16,8

0

0

30

13

43

10

33

7

24

0

0


30

10

33

13

43

7

24

0

0

54

10

33

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI.
I. KẾT LUẬN:
Qua một năm thực hiện việc áp dụng những phương pháp, biện pháp vào
tiết học kể chuyện cho trẻ 4- 5 tuổi do tôi phụ trách. Tôi đã thu được kết quả rất
khả quan 100% trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động kể chuyện, trẻ thích thú

nghe chuyện và kể lại chuyện, đóng kịch theo nội dung các câu chuyện, biết kể
chuyện sáng tạo một cách say sưa. Từ đó mà các tiết học kể chuyện của tôi luôn
được đánh giá cao qua các đợt thanh kiểm tra của nhà trường, tổ chuyên môn.
Hơn nữa tôi đã đầu tư vào đồ dùng dạy học phong phú, các mơ hình rất
đẹp mắt hấp dẫn trẻ
16


Bên cạnh đó tơi thường xun đưa cơng nghệ thơng tiên vào các tiết kể
chuyện như máy chiếu, ti vi nên trẻ rất hứng thú nghe cô kể và kể lại chuyện cho
các bạn và cô nghe. Giọng kể của cơ đã chuyền cảm hơn phù hợp với tính cánh của
từng nhân vật trong chuyện nên thu hút trẻ tự tin kể lại chuyện đạt kết quả cao.
II. KIẾN NGHỊ:
Để tạo điều kiện tốt cho công tác giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình học và chơi, chơi mà học tơi có một số đề xuất.
- Được tập huấn nhiều về phương pháp dạy học tích cực qua các lớp
chuyên đề để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt là lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
Với mong muốn góp phần nhỏ của bản thân vào cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ vào cơng tác giảng dạy trong nhà trường nhằm phát triển toàn diện cho
trẻ. Tôi viết lên một số kinh nghiệm nhỏ của mình để về việc nâng cao chất
lượngcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua
chuyện kể tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung. Rất mong được sự góp ý của
đồng nghiệp cũng như hội đồng khoa học các cấp góp ý cho đề tài của tôi thực
hiện tốt hơn ở nâng cao chất lượng kể chuyện ngày càng tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Bến Sung, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác

Người thực hiện

Hoàng Thị Phương

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2010) “ Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm
non cho trẻ 4-5 tuổi“
2. Bộ GD&ĐT (2012) : Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
mầm non MN3: “Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả
mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ”
3.Nhà xuất bản ĐHQGHN(in lần thứ 4 ) "Phương pháp phát cho trẻ làm quen
với văn học "

18



×