Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức khỏe cho trẻ độ tuổi 25 36 tháng ở trường mầm non thiệu phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.65 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thuận lợi:
Khó khăn:
Kết quả của thực trạng
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Giáo viên kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc lập kế
hoạch giáo dục sức khỏe cho trẻ.
Giải pháp 2: Tập cho trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt hàng
ngày.
Giải pháp 3: Tạo cho trẻ có kĩ năng, thói quen tốt trong giữ gìn sức
khỏe và tích hợp giáo dục sức khỏe vào các hoạt động.
Giải pháp 4: Cô luôn quan tâm chú ý đến trẻ và tích cực cho trẻ
tham gia vào các hoạt động giáo dục sức khỏe.
Giải pháp 5: Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc
sức khỏe cho trẻ.
4. Hiệu quả
III - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

Trang
1


1
2
3
3
3
3
3
3
4
4
5
5
7
8
11
12
14
16
16
17


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ xét về
mọi góc độ, bởi trẻ em là một cơ thể đang lớn, đang trưởng thành. Quá trình
phát triển và trưởng thành của trẻ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố thể chất, trí
tuệ, cảm xúc tình cảm, các yếu tố này phối hợp và tương tác qua lại lẫn nhau,
nhưng khác nhau tuỳ từng giai đoạn.
Có nhiều quan điểm về sự phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ em.

Trên cơ sở những nét cơ bản về tâm- sinh lý. Trẻ lứa tuổi 25-36 tháng tuổi, tốc
độ tăng trưởng chậm lại, chức năng các cơ quan hoàn thiện.
Bệnh tật: Nổi bật vẫn là các bệnh nhiễm trùng.
Tâm lý tình cảm: Đây là giai đoạn phát triển đột phá, rất quan trọng và là
nền tảng cho sự hình thành cá tính và nhân cách sau này, trẻ bắt đầu khám phá
thế giới xung quanh một cách mãnh liệt.
Những nét đặc trưng của phát triển tâm lý: Trẻ biết đi, nói nhờ đó trẻ chủ
động giao tiếp, thích tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ rất hiếu động.
Bước đầu tách mẹ tự lập: Cai sữa, xa mẹ đi nhà trẻ, mâu thuẫn với người lớn
vì phải ghép vào kỷ luật. Sự cấm kỵ nghiêm ngặt hoặc thiếu chăm sóc làm mất
tính độc lập, giảm năng lực tìm hiểu thế giới để thích nghi. Các rối loạn thường
gặp là khó ăn ngủ, hiếu động, hay quấy khóc, bẳn tính.
Trẻ em là nguồn hạnh phúc, là tương lai của gia đình và của xã hội. Đối với
trẻ lứa tuổi 25-36 tháng thì gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết
định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ, nhất là việc giáo dục sức khỏe
cho trẻ. Cha mẹ trẻ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi,
thân thiết, thường xuyên ở bên cạnh trẻ. Việc chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho
trẻ không chỉ là trách nhiệm mà là “Bản năng” của họ.
Đi nhà trẻ, đó là một trong những “Quyền của trẻ em” phải được hưởng.
Những gì trẻ học được trong những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng
vững chắc cho trẻ khi trưởng thành. Điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa lớn lao
của tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe để giúp trẻ hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách. Đồng thời trách nhiệm giáo dục sức khỏe cho trẻ không chỉ
có ở nhà trường mà phải có cả sự tham gia của gia đình trẻ.
Như chúng ta đã biết: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống
giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho


sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Giáo dục mầm non cũng là bậc học mang tính xã hội hóa cao để thực hiện

có hiệu quả nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy rất cần thiết
có sự tham gia phối kết hợp giữa nhà trường- gia đình và xã hội. Đặc biệt sự
phối hợp này tạo nên liên kết giữa trường/lớp mầm non với cha mẹ trẻ nhằm
chia sẽ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ.
Mặt khác giáo dục mầm non là cấp học không mang tính bắt buộc đối với
người học. Vì vậy tỷ lệ huy động trẻ đến trường phụ thuộc rất lớn vào nhận thức
của các bậc phụ huynh. Các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non hầu hết do cha mẹ trẻ đóng góp.
Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ có ý nghĩa quan
trong đối với chất lượng giáo dục trẻ. Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ nói chung và giáo dục sức khỏe cho trẻ nói riêng phụ thuộc một phần rất lớn
vào việc chia sẽ trách nhiệm giữa giáo viên với cha mẹ trẻ. Có thể nói sự phối
hợp giữa cô giáo và cha mẹ trẻ là mối quan hệ hai chiều mật thiết, cùng chung
một mục đích. Cũng có thể coi nó là con đường cơ bản chính yếu, có sự thống
nhất chung về mục đích, lợi ích và phương pháp giáo dục để giúp trẻ phát triển
toàn diện.
Mặt khác thông qua việc phối hợp với cha mẹ trẻ, giúp cha mẹ trẻ hiểu rõ
hơn công việc của cô giáo, qua đó sẽ có những hỗ trợ tốt cho hoạt động của
nhóm. Vì vậy ngoài việc thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức khỏe cho
trẻ, giáo viên cũng cần tạo điều kiện để cha mẹ trẻ có thể tham gia vào nhiều
hoạt động khác nhau với nhiều hình thức phong phú đa dạng.
Thực tiễn cho thấy, sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trẻ trong việc
giáo dục sức khỏe cho trẻ bước đầu đã có những kết quả nhất định, ngày càng
huy động được sự tích cực phối hợp tham gia của cha mẹ trẻ. Tuy nhiên vẫn còn
một số đông cha mẹ trẻ chưa nhận thức hết tầm quan trọng của giáo dục sức
khỏe cho trẻ, nên việc phối hợp giữa cô giáo và cha mẹ trẻ chưa được tốt và
chưa thường xuyên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng
không tốt đến chất lượng giáo dục sức khỏe cho trẻ.
Từ những vẫn đề trên, tôi luôn suy nghĩ, vì vậy tôi chọn đề tài “Một số

biện pháp thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức khỏe cho trẻ độ tuổi 2536 tháng ở trường mầm non Thiệu Phú”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thực trạng và các giải pháp thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức


khỏe cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ trong độ tuổi 25-36 tháng ở trong trường mầm non Thiệu Phú đơn vị
tôi công tác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp dùng lời.
Phương pháp thực hành trải nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lý luận:
Trẻ lứa tuổi 25-36 tháng, trẻ rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những
điều học được và hình thành dấu ấn lâu dài. Vì vậy tiến hành giáo dục sức khỏe
cho trẻ sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người
mới có sự hiểu biết đầy đủ về sức khỏe, biết lựa chọn ăn uống đúng cách và
thực hiện tốt các nề nếp, thói quen vệ sinh, biết tránh xa những vật dụng, những
nơi nguy hiểm... để đảm bảo sức khỏe của mình.
Những cử chỉ âu yếm, vỗ về, vút ve, gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ
nét mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thỏa mãn nhu cầu
giao tiếp, tiếp xúc với thế giới xung quanh nhằm giáo dục sức khỏe cho trẻ có
hiệu quả cao nhất.
Ngoài việc cô giáo đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục sức khỏe cho
trẻ thì cha mẹ trẻ cũng có những điểm mạnh, đó là: Cha mẹ trẻ luôn mang đến
cho trẻ những tính xúc cảm, tính linh hoạt, tính thiết thực, sự thích ứng nhanh

nhạy giữa những yêu cầu của giáo dục sức khỏe. Vì vậy cha mẹ trẻ có ảnh
hưởng cũng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nói chung
và giáo dục sức khỏe nói riêng.
2. Thực trạng.
Thuận lợi.
Trong quá trình chủ nhiệm lớp bản thân tôi luôn được sự quan tâm của
Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.
Số trẻ trong lớp tôi chủ nhiệm có 25 cháu, hai cô phụ trách (1 cô chính và
1 cô phụ). Giáo viên phụ trong nhóm lớp luôn giúp tôi trong việc chăm sóc,
giáo dục trẻ, các cô luôn quan tâm, sát sao với nhóm lớp để cùng tôi giúp trẻ


giáo dục sức khỏe cho trẻ.
Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ, đưa đón trẻ đúng
giờ. Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ trong việc dạy dỗ các cháu cũng như ủng hộ
về kinh phí để mua đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động giáo dục sức khỏe tương đối đầy đủ, tạo
điều kiện cho hoạt động giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt.
Khó khăn
Do trình độ nhận thức không đồng đều, 50% trẻ lớp tôi mới lần đầu đến
trường, do đó gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều trẻ mới bắt đầu đến trường, bước đầu phải xa môi trường gia đình
và những người thân nên trẻ còn hay quấy khóc.
Trẻ đi học lần đầu nên chưa có được các nề nếp của nhóm lớp như: Trẻ đi
vệ sinh chưa biết gọi cô, khi ăn còn bắt cô xúc nhiều….
Một số phụ huynh bận công việc nên ít có thời gian trò chuyện với trẻ và
nghe trẻ nói. Và một số phụ huynh còn bận chưa có nhiều thời gian trò chuyện
với cô để hiểu trẻ hơn và cùng tìm ra những biện pháp tốt nhất sớm để giáo dục
sức khỏe cho trẻ.
Kết quả thực trạng

Để biết thực trạng trẻ trong nhóm có sức khỏe như thế nào, vào đầu năm
học tôi đã tiến hành khảo sát, kết quả cụ thể như sau:
Tổng số trẻ là: 25 cháu. Trong đó: 13 trẻ nam, 12 trẻ nữ
Số trẻ được khảo sát: 25 cháu.
Bảng kết quả khảo sát thực trạng
Kết quả
Nội dung
Số lượng Tỷ lệ
Cân nặng phát triển bình thường theo lứa tuổi
Chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
Trẻ đi thẳng người, chạy được theo hướng thẳng và đổi
hướng không bị mất thăng bằng.
Làm được một số thói quen tự phục vụ đơn giản với sự giúp
đỡ của người lớn
Biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm và tránh khi được nhắc

21/25

84%

22/25

88%

15/25

60%

13/25


52%

13/25

52%


nhỡ.
Với kết quả của thực trạng như trên ngay từ đầu năm học tôi đã suy nghĩ,
và tìm ra một số giải pháp thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sức khỏe cho
trẻ.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1: Giáo viên kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc lập kế hoạch
giáo dục sức khỏe cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý nghiên cứu nội dung, kết quả mong
đợi của phần giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trong Chương trình giáo dục mầm
non theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo để cùng phối hợp với cha mẹ trẻ
trong xây dựng nội dung chi tiết phù hợp với độ tuổi, khả năng của trẻ và thực
tế của nhà trường, của địa phương.
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục sức khỏe cho trẻ, tôi luôn tuân thủ theo
các bước sau:
Bước 1: Xây dựng nội dung chi tiết về những gì chúng ta muốn trẻ học
được về sức khỏe. Các nội dung có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi phát
triển nội dung, cần căn cứ vào mục tiêu đã xây dựng, căn cứ vào khả năng của
trẻ ở nhóm và căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường.
Bước 2: Phân phối các nội dung phù hợp vào các chủ đề và theo các mức
độ từ dễ đến khó theo thời gian của năm học.
Tùy vào khả năng của trẻ mà một số nội dung có thể được lặp đi, lặp lại ở
các chủ đề, để tạo thói quen tốt và giúp trẻ có kỹ năng tốt trong giữ gìn sức khỏe
và tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày.

Sau khi lập kế hoạch giáo dục sức khỏe cho trẻ, hàng tháng tôi đã đưa nội
dung giáo dục sức khỏe cho mỗi phụ huynh một bản. Đồng thời tôi đưa nội
dung này vào góc tuyên truyền để phụ huynh biết.
Ví dụ:

TUẦN

Tuần 1- 4

CHỦ ĐỀ

Bé và các bạn

NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE.

- Làm quen với chế độ ăn cơm và các
loại thức ăn khác nhau.
- Luyện thói quen một giấc ngủ buổi
trưa.


Tuần 5 - 8

Tuần 9 - 12

Tuần 13 - 16

Tuần 17 - 20

Tuần 21 - 22


Tuần 23 - 26

- Tập cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống
Đồ chơi của bé
nước.
- Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Luyện thói quen một giấc ngủ buổi
trưa.
- Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Các bác, các cô trong - Tập luyện một số thói quen tốt về vệ
nhà trẻ
sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, lau
miệng, uống nước sau khi ăn.
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm,
nơi nguy hiểm ở trường.
- Tập luyện một số thói quen tốt về vệ
Cây và những bông sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, lau
hoa đẹp, những quả miệng, uống nước sau khi ăn.
thơm ngon.
- Tập cởi quần áo khi bị ướt, bẩn.
- Luyện thói quen đi vệ sinh đúng nơi
quy định.
Những con vật đáng - Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm,
yêu
nơi nguy hiểm ở trường.
- Tập bê gối đến chỗ ngủ, cất gối khi
ngủ dậy.

Ngày Tết vui vẽ


Mẹ và những người
thân yêu của bé

- Luyện thói quan cầm thìa xúc ăn, cầm
cốc uống nước.
- Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Luyện thói quen bê gối đến chỗ ngủ,
cất gối khi ngủ dậy.
- Tập rửa tay, rửa quả trước khi ăn.
- Tập rửa tay, rửa quả trước khi ăn, lau
mặt.
- Tập đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi
bị bẩn ướt.
- Nhận biết nguy cơ không an toàn khi
sử dụng dao, kéo... Ăn các loại quả có
hạt.
- Nhận biết nguy cơ không an toàn khi


Tuần 27 - 30

Tuần 31 - 33

Tuần 34 - 35

tham gia giao thông: Không đi qua
Bé có thể đi khắp nơi đường khi không có người lớn dắt,
bằng phương tiện gì không thò đầu, thò tay ra ngoài xe...
không theo người lạ.

- Tập nói với người lớn nhu cầu ăn,
ngủ, vệ sinh.
- Tập rửa tay, lau mặt.
- Nhận biết nguy cơ không an toàn khi
Mùa hè đến rồi
tham gia giao thông: Không đi qua
đường khi không có người lớn dắt,
không thò đầu, thò tay ra ngoài xe...
không theo người lạ.
- Tập nói với người lớn nhu cầu ăn,
ngủ, vệ sinh.
- Nhận biết nguy cơ không an toàn và
phòng tránh, không vào bồn tắm, nơi
Bé lên mẫu giáo
chứa nước khi không có người lớn,
không theo người lạ.
- Tập cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy
định...

Giải pháp 2: Tập cho trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
Trẻ ở lứa tuổi 25-36 tháng này, hầu hết trẻ đều đáp ứng được với một số
quy tắc và nhịp điệu trong cuộc sống ở gia đình cũng như ở trường, như: Thời
gian thức, ngủ, ăn sáng, ăn trưa, chơi, tắm rửa, vệ sinh.
Vì vậy giáo viên phải biết tận dụng những cơ hội đó để dạy trẻ, giao
nhiệm vụ vừa sức để trẻ được tham gia và tạo thói quen tự phục vụ trong sinh
hoạt hàng ngày.
Ví dụ: Hết giờ chơi cô nói “Bây giờ đã đến giờ ăn trưa, các con hãy thu
dọn đồ chơi đi nào? Như thế trẻ sẽ tự cất đồ chơi và để vào nơi quy định.
Hoặc đến giờ đi ngủ cô nói “Đã đến giờ đi ngủ, các con hãy giữ yên tĩnh
nào....”

Trong bữa ăn: Trẻ được ăn uống cùng nhau là cơ hội quan trọng để dạy
trẻ hành vi văn minh, lịch sự trong ăn uống, hoặc cách ứng sử trong ăn uống.
Giáo viên cần tận dụng các tình huống trong bữa ăn để dạy trẻ biết mời cô, mời
bạn trước khi ăn. Dạy trẻ cách sử dụng đồ dùng ăn uống, nhận biết loại thực


phẩm trong món ăn. Đồng thời cô dạy trẻ hành vi trong ăn uống như: Ăn từ tốn
(ăn từ từ) và nhai kĩ, không được vừa ăn vừa chơi, không nhặt thức ăn rơi vãi
đưa vào miệng.
Dạy trẻ cách sử dụng khăn lau miệng, lau tay sau khi ăn... Không để trẻ
phân tán sự chú ý trong khi ăn. Đặc biệt cô cần quan tâm đến việc đảm bảo an
toàn, tạo bầu không khí vui vẻ, giúp trẻ hào hứng ăn.
Trong giờ ngủ: Cô cần tạo không khí yên tĩnh và giúp trẻ nhanh chóng đi
vào giấc ngủ, tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, cảm thấy sảng khoái, khỏe
mạnh.
Cô nên dùng thủ thuật như: Nói thầm thì với trẻ những việc làm cần thiết
trước khi ngủ “ Nằm im, nhắm mắt để ngủ”... Khi trẻ thức dậy, cô cần hướng
dẫn cho trẻ biết làm gì khi ngủ dậy như: Cất gối, đi vệ sinh, súc miệng, chải
đầu, vận động tay, chân, chuẩn bị ăn quà chiều...

Hình ảnh trẻ đang tự cất đồ chơi sau khi chơi.
Giải pháp 3: Tạo cho trẻ có kĩ năng, thói quen tốt trong giữ gìn sức
khỏe và tích hợp giáo dục sức khỏe vào các hoạt động.


Có nhiều hình thức rèn kĩ năng thói quen tốt trong giữ gìn sức khỏe và an
toàn cho trẻ. Trong các hình thức đó thì hình thức thực hành luôn mang lại hiệu
quả cao nhất. Vì vậy giáo viên cần kiên trì hướng dẫn cho trẻ để trẻ hình thành
thói quen hàng ngày như: Rửa tay, rửa mặt, mặc quần áo phù hợp với thời tiết,
đánh răng, chải tóc, đi dép, thói quen vệ sinh ăn uống...Cần biết đồ dùng nào,

chỗ nào là nguy hiểm và cách phòng tránh. Vấn đề cơ bản là tạo cho trẻ môi
trường để trẻ luôn được thực hành và ghi nhớ những điều đã học.
Ví dụ: Muốn hình thành thói quen giữ tay, chân, mặt mũi luôn sạch sẽ,
bên cạnh cô hướng dẫn trẻ thực hành cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện để trẻ tự
làm như: Có đủ nước sạch để rửa tay, chân, có vòi, có chậu, khăn lau...

Hình ảnh cô đang hướng dẫn trẻ rửa tay.
Như ta đã biết: Đặc điểm của trẻ nhà trẻ là khả năng tập trung chú ý rất
ngắn. Do đó một trong những điều giáo viên cần làm để giúp trẻ duy trì sự tập
trung chú ý là không can thiệp khi trẻ đang chăm chú vào cái gì đó, giáo viên
chưa vội làm hộ, nói thay trẻ. Cô nên khen trẻ kịp thời đối với công việc của trẻ
đã hoàn thành.
Mặt khác giáo viên cần linh hoạt trong việc tích hợp giáo dục sức khỏe


vào các hoạt động. Việc tích hợp giáo dục sức khỏe vào các hoạt động là hướng
đến hình thành những thuộc tính tâm lý và năng lực chung của trẻ, nhằm phát
triển toàn diện nhân cách ban đầu cho trẻ.
Giáo viên có thể tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe vào các hoạt động
có chủ đích của lĩnh vực phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức một cách phù
hợp.
Khi tổ chức tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe cho trẻ, cô luôn lưu ý
trong việc lựa chọn nội dung giáo dục sức khỏe phù hợp với chủ đề, phù hợp
với nội dung của hoạt động có chủ đích và phù hợp với lĩnh vực phát triển.
Ví dụ: Khi tổ chức lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (bài thơ: “Đôi dép” cô
lồng giáo dục trẻ là: Thường xuyên phải đi dép để đảm bảo an toàn về sức
khỏe, nếu trẻ không dép thường xuyên nhất là những ngày thời thiết rét đậm thì
dễ bị nhiễm lạnh, các con sẽ bị ốm và ảnh hưởng đến sức khỏe đấy.



Hình ảnh cô đang lồng giáo dục sức khỏe cho trẻ thông qua lĩnh vực
phát triển ngôn ngữ.
Giải pháp 4: Cô luôn quan tâm chú ý đến trẻ và tích cực cho trẻ tham
gia vào các hoạt động giáo dục sức khỏe.
Trước hết giáo viên phải biết tạo ra môi trường, bầu không khí yêu
thương. Khi trẻ được sống trong môi trường yêu thương, chăm sóc, ủng hộ,
khuyến khích thì trẻ sẽ trở thành người có ích, biết quan tâm đến người khác.
Điều này phản ánh nên thực tế rằng: Trẻ hay bắt chước hoặc làm theo hành vi
của người lớn.
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm đối với sự quan tâm, chú ý, hoặc thờ ơ của người
lớn. Thông qua hành động như: Trẻ tìm cách đến gần cô, kéo tay cô hoặc kéo áo
cô để thu hút sự chú ý. Giáo viên cần thể hiện qua cử chỉ “Nhìn vào mắt trẻ”
khi nghe trẻ nói hoặc dừng công việc đang làm để nghe trẻ. Như vậy trẻ cảm
thấy tiếng nói của mình được tôn trọng.
Một trong những công việc của người giáo viên nuôi dạy trẻ là luôn phải


làm việc gì đó cùng với trẻ. Chơi với trẻ và làm mẫu những hành vi tốt đó là
cách tốt nhất để dạy trẻ.Trẻ nhỏ thường học qua cách làm mẫu, trẻ bắt chước
cho đến khi qua độ tuổi mẫu giáo. Cách tốt nhất để chỉ cho trẻ tấm gương tốt đó
là làm cái gì cùng trẻ hoặc làm trước mặt trẻ. Điều này có nghĩa là giáo viên
không chỉ được ra mệnh lệnh hoặc lời hướng dẫn.
Ví dụ: Thay vì sửa cho trẻ trong bữa ăn bằng câu nói “Con không được
bốc thức ăn bằng tay”, giáo viên nên cầm cái thìa của mình xúc ăn và nhẹ nhàng
nói “Chúng ta xúc cơm ăn bằng thìa của mình”.
Hoặc thay bằng câu nói “Các con hãy thu dọn đồ chơi lại”, thì giáo viên
có thể cầm tay trẻ ngồi xuống và tạo thành trò chơi cùng với trẻ cất đồ chơi vào
rổ “Đã đến giờ cất đồ chơi của bạn rồi. Mời bác Gấu vào nhà đi ngủ nhé”, mỗi
động tác cất một đồ chơi lại kèm theo lời nói vui hoặc trò chơi nhỏ để gây hứng
thú cho trẻ.

Đặc biệt giáo viên phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục sức khỏe phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ.
Để giúp trẻ làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau cô
có thể tổ chức cho trẻ hoạt động “Trò chuyện về bữa ăn”.
Chuẩn bị: Bàn, ghế, thìa, bát, thức ăn cho trẻ.
Tiến hành: Giáo viên chủ nhiệm trò chuyện với trẻ trong khi chờ chia
cơm cho trẻ. Cô cho trẻ quan sát và có thể hỏi trẻ những câu hỏi sau:
Cô Hồng đang làm gì đấy ? (Đang chia cơm cho các cháu).
Các con có biết bữa ăn hôm nay các con ăn cơm với gì không ? ( Trẻ nói
tên các loại thức ăn như: Cơm, thịt, canh hến...).
Các con đã được ăn món này bao giờ chưa ? Có ngon không ?
Trong khi trẻ ăn, cô trò chuyện với trẻ về mùi, vị của thức ăn, hỏi trẻ về
cảm giác khi ăn (có ngon không, thích không...).
Cô nhắc trẻ tự xúc ăn gọn gàng, ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.
Cô nói cho trẻ biết ăn hết suất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh lớn.
Khi trẻ ăn xong cô nhắc trẻ xếp bát, thìa đúng nơi quy định, lau miệng,
uống nước.
Hoặc giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm dễ gặp trong nhà, lớp học và
cách tránh xa. Tôi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động “Tránh xa nguy hiểm”.
Chuẩn bị: Một số tranh có hình ảnh nhắc nhở trẻ tránh xa nơi hoặc vật
nguy hiểm, nên xếp theo nhóm sau:
Các nguy cơ gây bỏng: phích nước sôi, nồi canh nóng, bếp lửa đang cháy,
hố vôi...


Các nguy cơ gây chảy máu: Dao, mãnh thủy tinh, kim tiêm, que tre nứa...
Tiến hành: Cô cho trẻ xem tranh, hỏi trẻ để xem trẻ có thể gọi tên những
vật trong tranh và nói vật đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như thế nào.
Nếu trẻ chưa biết thì giáo viên giải thích gắn gọn cho trẻ biết để trẻ tránh xa các
vật đó.

Cô đưa tranh có hình ảnh cái phích và hỏi trẻ. Đây là cái gì ? (cái phích).
Đúng rồi đây là cái phích.
Các con có biết cái phích này dùng để làm gì không ? (Để đựng nước
sôi/nước nóng).
Bạn Bảo Ngọc nói đúng rồi. Cái phích dùng để đựng nước nóng đấy. Nếu
đụng vào, phích bị nổ hoặc đổ nước nóng vào người sẽ bị bỏng đấy. Các con
không được đến gần cái phích nhé.
Tương tự như vậy giáo cung cấp dần cho trẻ kinh nghiệm phòng tránh
nguồn gây nguy hiểm và thông qua các tình huống cụ thể khi đưa trẻ chơi, đi
dạo chơi, trong giờ ăn...
Giải pháp 5: Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức
khỏe cho trẻ.
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giáo viên
cần hướng dẫn cho cha mẹ và các thành viên trong gia đình trẻ phải đặc biệt chú
trọng khâu chăm sóc trẻ như: Chăm sóc cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ, chế độ dinh
dưỡng và khẩu phần ăn phải phù hợp với từng giai đoạn. Tạo cho trẻ luôn có
trạng thái vui vẻ. Đặc biệt là những người lớn trong gia đình trẻ cần phải tiếp
xúc da, thịt thường xuyên để trẻ cảm nhận được gắn bó, an toàn. Đồng thời phát
hiện sớm những thay đổi tâm, sinh lí bất thường ở trẻ để có những biện pháp
can thiệp sớm.
Đối với trẻ lần đầu tiên đến nhóm đó là khó khăn lớn nhất đối với cha mẹ
trẻ cũng như đối với trẻ. Bởi vì ở nhà trẻ và mẹ thường gắn bó với nhau xuốt
ngày, còn đến trường đưa trẻ phải vào môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy giáo
viên cần tư vấn cho cha mẹ trẻ biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi
đó để tránh cho trẻ bị stress. Giáo viên nên khuyên cha mẹ trẻ không nên để lộ
sự lo lắng, quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường. Khi trẻ về nhà cha mẹ trẻ
luôn lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường, về lớp, về các bạn (nếu trẻ
kể), hoặc hỏi han trẻ về những gì xảy ra ở lớp. Cố gắng động viên và khuyến
khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi đến lớp. Cha mẹ trẻ cũng phải trao
đổi với giáo viên về những đặc điểm riêng của con mình như thói quen ăn uống,

sức khỏe, cá tính... giúp giáo viên có biện pháp chăm sóc.


Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của các bậc phụ huynh vào
hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giáo viên cần phải:
Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với
phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức về chăm sóc, giáo dục sức
khỏe cho trẻ khi gia đình có nhu cầu.
Giáo viên cần phải thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về kế hoạch chăm sóc
sức khỏe cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như họp phụ huynh, thông qua
bảng tuyên truyền, phát tài liệu, tờ rơi...
Nếu trẻ lần đầu tiên đến lớp, cô giáo cần trao đổi cụ thể về chế độ sinh
hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt bắt thông tin, đặc điểm của trẻ. Cô tạo điều kiện
cho cha mẹ trẻ làm quen với trẻ trong nhóm. Thời gian đầu cô có thể cho cha
mẹ trẻ vào lớp chơi cùng trẻ, đón trẻ về sớm. Hoặc có thể cho trẻ mang theo đến
lớp những đồ chơi ưa thích mà trẻ thường chơi ở nhà để tránh sự hụt hẫng ban
đầu.
Giáo viên thường xuyên liên lạc với cha mẹ trẻ đẻ tìm hiểu sinh hoạt trẻ ở
nhà, thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở trường, những thay đổi
của trẻ nếu có để kịp thời có những biện pháp tác động chăm sóc sức khỏe cho
trẻ.
Trong quá trình phối hợp giáo viên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh
cụ thể từng gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp và mang lại hiệu quả cao
nhất.
Có nhiều hình thức để phối hợp với cha mẹ trẻ, dựa vào từng nội dung
của việc giáo dục sức khỏe cho trẻ mà cô lựa chọn hình thức phù hợp.
Thông qua góc tuyên truyền.
Thông qua trao đổi thường xuyên, hàng ngày qua giờ đón trả trẻ.
Qua tổ chức họp phụ huynh.
Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức về nuôi dưỡng, chăm

sóc và giáo dục trẻ.
Thông qua các hội thi, hoạt động văn hóa, văn nghệ
Giáo viên đến thăm trẻ tại nhà.
Hòm thư cha mẹ.
Cha mẹ trẻ tham quan hoạt động của nhóm.
Thông qua phương tiện thông tin đại chúng như: Đài truyền thanh, bản tin
nhà trường...


Hình ảnh tổ chức buổi sinh hoạt với cha mẹ trẻ
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi áp dụng “Một số biện pháp thu hút cha mẹ trẻ trong việc giáo
dục sức khỏe cho trẻ độ tuổi 25-36 tháng ở trường mầm non Thiệu Phú”,
bước đầu đã có những kết quả đáng tự hào, kết quả cụ thể như sau:
Đối với hoạt động giáo dục:
Trẻ đã có những thói quen tốt trong ăn uống như: Tự xúc ăn, tự uống
nước, ăn từ tốn, nhai kĩ, ăn xong để đồ dùng đúng nơi quy định. Biết gọi người
lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh, khi chơi xong tự cất đồ chơi. Biết rửa tay, rửa quả
trước khi ăn, lau mặt. Biết đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn ướt.
Nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh, không vào bồn tắm, nơi
chứa nước khi không có người lớn, không theo người lạ.


Bảng kết quả
Nội dung
Cân nặng phát triển bình thường theo lứa tuổi
Chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
Trẻ đi thẳng người, chạy được theo hướng thẳng và đổi


Kết quả
Số lượng Tỷ lệ
25/25

100%

24/25

96%

25/25

100%

24/25

96%

25/25

100%

hướng không bị mất thăng bằng.
Làm được một số thói quen tự phục vụ đơn giản với sự giúp
đỡ của người lớn
Biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm và tránh khi được nhắc
nhỡ.
Đối với bản thân.
Sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả rõ rệt góp phần giải quyết các vướng mắc,
những tồn tại trong việc thu hút cha mẹ trẻ tham gia vào hoạt động giáo dục sức

khỏe cho trẻ nói riêng và hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung.
Bản thân có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng các hình thức, các biện
pháp phối hợp với cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lượng nuôi ưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ.
Đối với đồng nghiêp
Sáng kiến kinh nghiệm. “Một số biện pháp thu hút cha mẹ trẻ trong việc
giáo dục sức khỏe cho trẻ độ tuổi 25-36 tháng ở trường mầm non Thiệu
Phú”, đã tạo ra sự lan tỏa, giúp đồng nghiệp áp dụng có hiệu quả trong việc
phối kết hợp với cha mẹ trẻ.
Đối với nhà trường.
Trong năm học 2015-2016, nhà trường cũng đã thu được nhiều kết quả
trong việc phối kết hợp với phụ huynh như: Phụ huynh tham gia lao động ngày
công để san đất vườn rau, hỗ trợ kinh phí để đóng tủ cá nhân, bàn ghế giáo viên
với số tiền hơn 60 triệu đồng.


Đặc biệt nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Một số giải pháp mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua, bản thân đã
thu được những kết quả như: Đã tạo được nhiều niềm tin cho các bậc phụ
huynh khi trao con cho tôi, trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hoạt
giáo dục sức khỏe, cũng như hoạt động giáo dục khác. Khi cô tổ chức các nội
dung nhằm thu hút cha mẹ trẻ, giáo viên cần chủ động xây dựng mối quan hệ tốt
với cha mẹ trẻ. Sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ cha mẹ trẻ về các kiến
thức chăm sóc, giáo dục trẻ.
Với các giải pháp tôi đã thực hiện trong năm học, tôi đã thu được những
kết quả đáng mừng. Từ đó bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn.

Bản thân giáo viên luôn là tấm gương tốt, mẫu mực trong mọi hoạt động.
Cô yêu nghề mến trẻ tận tâm với công việc của mình. Luôn tìm tòi nghiên
cứu các phương pháp, hình thức để dạy trẻ phù hợp và đạt kết quả cao.
Rèn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt quan tâm đến trẻ chậm, trẻ cá
biệt, không phân biệt giữa các trẻ.
Giáo viên trao đổi thường xuyên với phụ huynh những gì trẻ làm được và
chưa làm được để cùng tìm ra nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt nhất.
Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tự làm các việc phù hợp với khả năng
của trẻ và có hành vi văn hoá.
Bác Hồ kính yêu đã nói:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan.
Vấn đề đặc thù sư phạm ngành học, bậc học mầm non, Người thể hiện
quan điểm “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước
hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chụi khó mới nuôi dạy
được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non tốt thì sau này
cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu sẽ trở thành người tốt”.
Người còn căn dặn các cô giáo, thầy giáo: “ Trẻ em như cái gương trong
sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu...”.
2. Kiến nghị :
Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo mở nhiều lớp chuyên đề về chuyên
môn nhà trẻ để các trường được học hỏi nhiều hơn.


Do đề tài được áp dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm trẻ, vì thế một số
kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Qua đây tôi rất mong
được cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và bạn đồng
nghiệp đọc, góp ý, xây dựng bổ sung thêm để giúp tôi có được bài học kinh
nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 03 tháng 04 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

L ê Thị Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ mầm non. Tác
giả Phạm Mai Chi- Vũ Yến Khanh- Nguyễn Thị Hồng Thu. Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam.
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (3-36
tháng tuổi). Tác giả: TS. Trần Thị Ngọc Trâm- TS. Lê Thu Hương- PGS.TS Lê
Thị Ánh Tuyết (Đồng Chủ biên). Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT CHA MẸ TRẺ TRONG
VIỆC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO TRẺ 25-36 THÁNG
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THIỆU PHÚ.

Người thực hiện: Lê Thị Giang

Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thiệu Phú
SKKN thuộc lĩnh mực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2016



×