Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học công nghệ khối lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.5 KB, 20 trang )


1 - MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, một trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc
cho toàn nhân loại trên thế giới hiện nay đó chính là tình trạng ô nhiễm môi
trường sinh thái nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con
người gây ra. Vấn đề này ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự
phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại phát triển các thế hệ hiện tại và
tương lai. Ô nhiễm môi trường kèm theo rất nhiều hệ lụy, tàn phá sức khỏe, sự
sống của nhiều thế hệ, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa lũ
quét thất thường, xói mòn lũ lụt, hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất
tăng lên gây ra hiện tượng băng tan khiến nước biển dâng cao, diện tích đất liền
bị thu hẹp, động đất sóng thần xảy ra nhiều nơi trên thế giới nhấn chìm hàng
trăm triệu căn nhà, cướp đi hàng trăm triệu sinh mạng của con người, xuất hiện
nhiều loại bệnh lạ do ăn phải thực phẩm nhiễm độc, sử dụng nguồn nước nhiễm
độc, hít phải chất thải độc từ nhà máy. Môi trường gắn liền với sự sống và phát
triển của con người, hủy diệt môi trường là hủy diệt sự sống của chúng ta.
Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và toàn
cầu. Ngày môi trường thế giới 5/6 ra đời cũng mang mục đích ý nghĩa đó.
Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi
trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi
trường.
Qua quá trình quan sát, tìm hiểu về môi trường một số xã gần trong huyện Hậu
Lộc. Do địa hình ven biển, nên hàng năm người dân nơi đây phải chịu ảnh
hưởng của bão lũ. Môi trường trong khu dân cư bị ô nhiễm. Người dân đổ rác
thải bừa bãi ven bờ biển. Hiện tượng thải và xử lí rác thải không đúng quy trình
gây ô nhiếm nặng như bờ biển Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc … Hiện tượng thải
rác ở khu chợ, các đường làng ngõ xóm ngày càng gia tăng ở địa bàn xã Ngư
Lộc. Hệ thống thoát nước, xử lý rác thải chưa đảm bảo.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do quá trình phát triển kinh tế xã hội CNHHĐH việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa được nhận thức
đúng, rồi sự thiếu trách nhiệm từ các doanh nghiệp nhà máy, chỉ chú trọng cái
lợi trước mắt. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp


đã vi phạm quy trình khai thác, xử lí rác thải, góp phần đáng kể gây ô nhiễm
môi trường.
Và một nguyên nhân nữa, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều
người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ; họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá
nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường
là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một
số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa
cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới
mình nhiều…thế nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy
chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ
môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của
người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa
thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
2


Các em học sinh hôm nay là mầm non tương lai của đất nước, sẽ kế tiếp cha anh
để xây dựng đất nước, bảo vệ môi trường sống cho nhân loại, bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên của nhân loại. Giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn
về bảo vệ môi trường là một điều rất cần thiết. Hiện nay trong chương trình giáo
dục phổ thông chưa có môn học riêng cho giáo dục bảo vệ môi trường, mà được
tích hợp vào một số môn học như Hóa học, Sinh học, Công nghệ, GDCD, Vật
lý, Địa lý …và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đối với thầy cô, không chỉ có nhiệm vụ dạy kiến thức cho học sinh, mà còn
phối hợp với gia đình xã hội, giáo dục các em trở thành con người có tri thức, có
tâm hồn yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa, tài
nguyên thiên nhiên của đất nước. Từ đó có ý thức quan tâm đến môi trường sống
của cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường,bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Bản thân tôi là giáo viên dạy công nghệ tại trường PTTH Hậu Lộc 4, một trong

những bộ môn đã được bộ giáo dục đưa vào khung chương trình nội dung tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học. Hơn nữa lại là phó bí thư đoàn
trường đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động ngoại khóa giáo dục ý thức, kỹ
năng sống cho các em học sinh. Tôi nhận thấy việc giáo dục cho các em học
sinh trong nhà trường ý thức bảo vệ môi trường thông qua dạy học là rất cần
thiết.Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường vào dạy học Công nghệ khối lớp 11” để vận dụng vào dạy
học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và chia sẻ với đồng nghiệp cùng tham
khảo.
2 - NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục môi trường
2.1.1.1 Môi trường
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh ta, được
hình thành do các quá trình tự nhiên hoặc được tạo ra bởi con người, có khả
năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Môi
trường được coi là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc hại đạt mức bắt đầu ảnh
hưởng sức khỏe con người, động vật, thực vật và vật liệu.
2.1.1.2 Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục
chính quy hoặc không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ
năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào một xã hội phát triển về sinh
thái.
2.1.1.3 Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong
trường THPT
Giáo dục môi trường giúp hình thành, phát triển nhận thức, thái độ và
hành vi đối với môi trường trong giai đoạn hình thành đạo đức nhân cách.
Là lứa tuổi làm chủ đất nước trong tương lai, do đó giáo dục môi trường ngay
bây giờ là lựa chọn cho sự phát triển bền vững. Các chương trình, kế hoạch giáo
3



dục trong nhà trường hỗ trợ đắc lực cho giáo dục môi trường và mang lại hiệu
quả cao nhất. Giúp học sinh hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự
nhiên cũng như nhân tạo.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như mối quan hệ mật thiết giữa chất
lượng môi trường với sự tồn tại và phát triển của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế
nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững đất nước.
2.1.1.4 Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THPT
a. Kiến thức
Học sinh có hiểu biết về:
- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường và quan hệ
giữa chúng.
- Con người - dân số - môi trường: Biết được vai trò của chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, về các biện pháp bảo vệ môi
trường. Vai trò môi trường đối với con người và tác động của con người đối với
môi trường, việc khai thác, sử dụng, tái tạo nguồn tài nguyên và phát triển bền
vững, sự ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Giải thích được những hiện tượng bất thường của môi trường xảy ra trong tự
nhiên.
b. Kỹ năng, Hành vi
- Có kỹ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề
môi trường nảy sinh.
- Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi
trường trong gia đình, nhà trường, xã hội.
c. Thái độ, tình cảm
- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên.
- Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa. Có thái độ thân

thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy
sinh.
- Có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia
đình, cộng đồng. Bảo vệ đa dạng sinh học đất đai, bảo vệ rừng, tài nguyên thiên
nhiên, có ý thức giữ gì vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.1.5 Nguyên tắc, phương thức giáo dục bảo vệ môi trường trong trường
THPT
a. Nguyên tắc giáo dục
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào
các môn học.
- giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học,
góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
- Hệ thống kiến thức và kỹ năng được triển khai theo hướng tích hợp nội dung
qua các môn học, thông qua chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại
khóa.
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế
của địa phương.
4


- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động
tham gia vào quá trình học tập, học sinh phát hiện vấn đề về môi trường và tình
huống giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
- Tận dụng các cơ hội để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm
bảo kiến thức cơ bản của môn học, không làm quá tải lượng và thời gian của tiết
học.
b. Phương thức giáo dục
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được
triển khai theo phương thức tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần,
mức độ bộ phận, mức độ liên hệ.

- Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớp học như:
+ Câu lạc bộ môi trường.
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề : tìm hiểu môi trường địa phương,
phát hiện vấn đề, thảo luận biện pháp xử lí vấn đề môi trường.
+ Hoạt động tái tạo môi trường sinh thái: trồng cây xanh, xử lý nguồn
nước.
+ Hoạt động đoàn thanh niên về bảo vệ môi trường: Thi tìm hiểu về môi
trường, hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tháng hành động về môi trường.
2.1.2 Giáo dục môi trường trong môn công nghệ 11
2.1.2.1 Chương trình tích hợp giáo dục môi trường cấp THPT
Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THPT,
trong đó có môn Công nghệ lớp 11. Đây là một trong những bộ môn có khả
năng đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào một cách thuận lợi vì nhiều tiết học có
thể đề cập đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Khi soạn giáo án và thực
hiện quá trình giảng dạy giáo viên cần chọn lọc nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường phù hợp để đưa vào bài giảng.
2.1.2.2 Nguyên tắc tích hợp
- Phải đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự
gượng ép đồng thời không làm nặng nề thêm kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn
lọc những nội dung có thế lồng ghép nội dung giáo dục BVMT và sử dụng
TKNL một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên
và nhẹ nhàng.
- Phải căn cứ vào khung chương trình địa chỉ tích hợp của bộ môn.
- Phải dùng phương pháp huy động nhiều người tham gia và có tính thực tết,
dựa trên sự phân tích, đòi hỏi óc phán xét.
- Phải dựa trên nền tảng đời sống cộng đồng ở địa phương, dựa trên tinh thần
hợp tác.
2.1.2.3 Quan niệm tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào các môn học
a. Khái niệm tích hợp
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các

nội dung từ các môm học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới
hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học. Xây
dựng các môn học tích hợp thành môn học truyền thống.
5


Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc
xác định nội dung dạy học trong trường phổ thông và trong xây dựng chương
trình môn học ở nhiều nước trên thế giới.
b. Các mức độ tích hợp lý
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù
hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của đổi mới giáo dục BVMT.
- Mức độ bộ phận: Chỉ một phần của bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục.
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục môi trường không đưa vào chương
trình giáo khoa nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến
thức một cách có logic liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp bằng cách
liên hệ thực tiễn.
c. Nguyên tắc tích hợp
- Phải đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự
gượng ép đồng thời không làm nặng nề thêm kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn
lọc những nội dung có thế lồng ghép nội dung giáo dục một cách thuận lợi nhất
và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
- Phải căn cứ vào khung chương trình địa chỉ tích hợp của bộ môn.
- Phải dùng phương pháp huy động nhiều người tham gia và có tính thực tết,
dựa trên sự phân tích, đòi hỏi óc phán xét.
- Phải dựa trên nền tảng đời sống cộng đồng ở địa phương, dựa trên tinh thần
hợp tác.
2.1.3. Các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Công nghệ 11
2.1.3.1 Hình thức dạy học nội khóa
- Bao gồm hình thức dạy học trên lớp và ngoài lớp.

2.1.3.2 Hình thức dạy học ngoại khóa
- Tổ chức nói chuyện giao lưu về thực trạng môi trường và thực trạng sử dụng
tài nguyên thiên nhiên.
- Tổ chức tìm hiểu môi trường, đố vui môi trường.
- Cho học sinh xem phim ảnh, tư liệu sách báo về vấn đề môi trường.
2.1.3.3 Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn
Công nghệ 11
a. Phương pháp dùng ngôn ngữ bằng lời
- Phương pháp thuyết trình: giáo viên dùng lời nói để môi tả giảng giải cho học
sinh về thực trạng môi trường hiện nay.
- Phương pháp giảng giải: Dùng khi giải thích các hiện tượng, sự vật, các vấn
đề liên quan đến môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Phương pháp vấn đáp: giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời, hoặc học sinh
đưa ra câu hỏi, giáo viên trả lời. Hoặc có thể giữa học sinh trả lời với học sinh.
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, thảo luận giữa giáo viên với học sinh,
giữa học sinh và học sinh về vấn đề liên quan.
b. Phương pháp trực quan
Giáo viên dùng phương tiện trực quan: Tranh ảnh, bằng hình vẽ, phim
ảnh, quan sát mô hình. Đây là một phương pháp hữu ích cho việc giảng dạy, đặc
biệt với bộ môn mang tính trực quan, thực hành thí nghiệm nhiều như bộ môn
Công nghệ.
6


c. Phương pháp hoạt động nhóm
Lớp học được chia thành các nhóm. Phương pháp này giúp phát huy khả
năng tự học, tự giải quyết vấn đề và nêu cao tinh thần hợp tác, từ đó góp phần
giúp các em có thể giáo dục, nhắc nhở bạn cùng có ý thức trong việc tham gia
bảo vệ môi trường.
d. Phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Tạo tình huống, nêu vấn đề.
- Giải quyết vấn đề.
- Kết luận.
- Biện pháp.
e. Phương pháp kỹ thuật động não
Động não là một kỹ thuật giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy
sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó.
g. Phương pháp thí nghiệm, thực hành
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong dạy học bộ môn Công
nghệ. Vì đặc trưng của bộ môn là môn thực nghiệm, phương pháp này nhằm
minh họa cho những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào
đó. Nhìn chung mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Có khó khăn và
thuận lợi riêng. Bởi vậy, trong quá trình dạy học bản thân tôi nghiên cứu bài dạy,
để sử dụng phương pháp nào phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, khả năng tiếp
thu và nhận thức của đối tượng học sinh mà tôi dạy để đạt mục tiêu bài dạy cũng
như vấn đề cần giải quyết và có thể kết hợp nhiều phương pháp dạy học để đạt
được hiệu quả tối đa.
2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Tình hình dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà
trường THPT Hậu Lộc 4
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa
lớn lao trong dạy học. Đó là một trong những mục tiêu cần đạt trong dạy và
học của nhà trường. Thông qua quá trình học tập, giúp các em học sinh có nhận
thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc gìn giữ bảo vệ môi trường,
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong những năm gần đây,vấn đề tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường luôn được Ban giám hiệu nhà trường THPT Hậu
Lộc IV lập kế hoạch triển khai và yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc trong
quá trình dạy học theo đúng yêu cầu của Bộ giáo dục đề ra. Giáo viên dạy bộ
môn được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường.

Tuy nhiên ở một số giáo viên, việc thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường vào dạy học vẫn còn mang tính gượng ép,hình thức, chưa thực sự sâu
rộng và phong phú. Bộ môn thực hiện tích hợp còn một số khó khăn như: Học
sinh còn thiếu kiến thức thực tế, tiết học ngắn nên việc thực hiện tích hợp khó có
thể mở rộng thêm kiến thức bên ngoài.

7


2.2.2 Thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11 ở trường THPT Hậu Lộc 4
a. Thuận lợi
Cơ sở vật chất như: Phòng thực hành, máy chiếu được trang bị đầy đủ,
đảm bảo chất lượng, đáp ứng phần nào nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học
tập của học sinh. Sách giáo khoa, sách tham khảo, tranh vẽ, mô hình được cung
cấp tương đối đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung. Trong những năm
gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh đã được ứng dụng triệt để nên nhiều em học sinh đã tiếp
cận và kịp thời làm quen. Nhờ đó nhiều em đã có đổi mới trong tư duy, biết liên
kết giữa các phần kiến thức với nhau, và có lối tư duy khá nhạy bén, hiệu quả
chất lượng giờ học được nâng cao.
b. Khó khăn
+ Khó khăn về cơ sở vật chất: Mặc dù cơ sở vật chất đã được trong bị khá nhiều,
nhưng còn thiếu ở một số hạng mục như mô hình động cơ đốt trong, một số bộ
đồ dùng chất lượng chưa cao.
+ Khó khăn trong việc học bộ môn Công nghệ 11: Trước đây với cách dạy học
theo kiểu truyền thống khiến cho tư duy của một số em đi vào lối mòn, không
kích thích sự phát triển của học sinh nên mặc dù chăm chỉ nhưng những em này
tiếp thu kiến thức chậm, không biết cách liên kết giữa phần đã học trước đó vào
phần sau.Và đối với việc học bộ môn Công nghệ ở trường THPT Hậu Lộc 4
cũng không ngoại lệ.Một bộ phận hoc sinh chỉ biết ghi mà không biết cách lưu

trữ thông tin sao cho tự chủ, khoa học, và độc lập. Thói quen học tập tích cực
chủ động, tìm tòi kiến thức của học sinh chưa tốt và chưa đồng đều ở các đối
tượng học sinh nên khi giáo viên tổ chức cho học sinh thí nghiệm, thực hành,
tìm hiểu thực tế, thảo luận nhóm thì một số em còn lúng túng, điều đó gây trở
ngại cho giáo viên trong quá trình dạy học. Hơn nữa theo quan niệm của một bộ
phận của phụ huynh và học sinh, vẫn coi Công Nghệ là “môn phụ” nên thiếu
động cơ, hứng thú trong học tập, sự chú trọng, việc dành thời gian cho môn học
cũng ít đi. Dẫn đến việc học bộ môn Công nghệ còn có những hạn chế như chất
lượng đại trà chưa đồng đều ở các đối tượng học sinh, khả năng tiếp thu của các
em khá chênh lệch nhau. Nên chưa hình thành cho tất cả các em ý thức bảo vệ
môi trường sống, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên thành một kỹ năng sống
hàng ngày.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1 Giải pháp
a. Tìm hiểu môi trường giáo dục
Nhận thấy được vấn đề cấp bách và cần thiết của việc tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường vào dạy học trong bộ môn Công Nghệ những năm gần đây.
Bản thân tôi đã phân tích và tìm ra những giải pháp thiết thực để thực hiện tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường sao cho có hiệu quả đối với học sinh.Trước hết
bản thân phải tìm hiểu về môi trường, sưu tầm và lưu trữ các tư liệu, dẫn chứng
về vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi trên thế giới như hình ảnh minh
chứng cho hậu quả của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, những hình ảnh
mang tính phê phán về hành động thiếu ý thức gây tốn hại nghiêm trọng đến môi
trường sinh thái. Ngoài ra cần tìm hiểu môi trường mà phần lớn các em học sinh
8


sinh sống học tập tại khu dân cư vùng ven biển các xã Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh
Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc…….
b. Lên kế hoạch thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học

công nghệ trong nhà trường nói chung và môn Công nghệ lớp 11 nói riêng
Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã lên kế hoạch cho việc tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường vào dạy bộ môn Công nghệ, kế hoạch này phải bám sát
địa chỉ tích hợp, nội dung tích hợp theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo ban
hành kèm theo. Ngoài ra, có thể mở rộng thêm trong các bài giảng, hoạt động
khác.
c. Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh, video cần thiết để phục vụ trong các tiết
dạy có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Sau khi định hướng các giải pháp ngay từ đầu năm học, giáo viên sẽ tổ
chức thực hiện trong suốt quá trình dạy học, ngoài các tiết học còn lồng ghép
vào các hoạt động khác trong nhà trường. Đối với tình trạng ô nhiễm môi
trường trên thế giới giáo viên có thể sưu tầm rồi lưu lại. Còn đối với môi trường
địa phương bản thân giáo viên có thể trực tiếp chụp quay lại và dùng làm tư liệu.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
Bản thân tôi đã thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường dưới hai
hình thức
a. Thực hiện trong các tiết dạy chính khóa gồm các tiết lý thuyết, thực hành,
ôn tập trên lớp theo phân phối chương trình
Lập kế hoạch các tiết dạy giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường, giáo viên
bám sát kế hoạch để thực hiện, đảm bảo đầy đủ yêu cầu nội dung được tích hợp.
Ví dụ 1: Tiết 20- Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi
Địa chỉ tích hợp:
Phần I- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
1. Bản chất
2. Ưu, nhược điểm
Phương pháp tích hợp:
GV: Cho học sinh quan sát thí nghiệm, hoăc tranh vẽ mô tả quá trình chế tạo
phôi bằng phương pháp đúc.
GV hỏi HS: Khi nấu chảy kim loại, có các chất thải nào vào không khí ?Có tác
hại như thế nào đến môi trường?

HS: Trả lời từ liên hệ thực tế và gợi ý của giáo viên.
GV: Bổ sung, chốt lại kiến thức.
Khí thải từ nhiều chất phụ gia CO 2, SO2, SO3 có thể gây ô nhiễm môi trường
không khí, nước, đất ngoài ra trong quá trình vận hành hoạt động còn có chất
thải, rồi tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường âm thanh?

9


Hình 1. Nấu chảy kim loại trong quá trình chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

Phần II- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
1.Bản chất:
2.ưu, nhược điểm:
Phương pháp tích hợp:
GV cho học sinh quan sát và mô tả quá trình chế tạo phôi bằng phương pháp gia
công áp lực.
GVđặt câu hỏi: Khi hàn nối kim loại có tác động như thế nào với môi trường?
HS trả lời theo gợi ý.
GV bổ sung: Khi hàn nối kim loại trong quá trình sản xuất và chế biến các kim
loại như đồng, ni- ken, kẽm, bạc, coban, vàng và cadmium, môi trường bị ảnh
hưởng nặng bởi các chất thải như: hydrofluor, sunfua- dioxit, nitơ- oxit khói độc
cũng như các kim loại nặng như chì, arsen, chrom, cadmium, ni- ken, đồng và
kẽm.

Hình 2
Hình 3
Hình 2. Đúc kim loại bằng phương pháp rèn tự do
Hình 3. Cột khói nhà máy gang thép Vạn lợi - Hải phòng gây ô nhiễm môi trường
khiến 80 sinh viên nhập viện vì hít phải khí độc gây bức xúc cho nhân dân.


10


Theo tính toán, sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5- 1 tấn xỉ, 10000m 3 khí thải,
100kg bụi. Rất nhiều các chất ô nhiễm như: axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim…
thải ra môi trường. Trong các vùng luyện kim, khí quyển bị nhiễm bẩn chiếm tỷ
lệ gần 60%.
Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít
thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm.
Phần III- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn:
1. Bản chất
2. Ưu nhược điểm
Phương pháp tích hợp
GV cho học sinh tìm hiểu về ưu nhược điểm phương pháp hàn hồ quang
GV đặt câu hỏi: Hàn hồ quang điện ảnh hưởng thế nào tới môi trường?
HS trả lời theo từ liên hệ thực tế và gợi ý của giáo viên:
GV bổ sung, chốt lại:
Hóa chất thải từ quá trình sản xuất, vận hành nhà máy
Mối nguy hiểm của điện giật và chết người do điện giật, mối nguy hiểm của hồ
quang điện và nguy cơ tiềm ẩn gây bỏng nặng của nó.
Có thể thương vong bị bỏng, từ hậu quả của việc phơi hứng da thịt trực diện
với năng lượng bức xạ từ hồ quang điện.
Cháy do hồ quang điện: Hồ quang điện là một dạng phóng điện trong không khí.
Sức nóng của hồ quang điện rất lớn thể đến 60000C.
Nguy cơ cháy chập điện do quá tải trong quá trình hàn hồ quang điện cũng gây
nên hậu quả nặng nề.

Hình 5
Hình6

Hình 5: Hàn hồ quang điện có nguy cơ bắn các tia lửa điện gây cháy nổ
Hình 6: Vụ cháy ở công ty may Hà phong thiêu rụi tài sản hàng trăm tỉ đồng do quá trình hàn,
xí làm các tia lửa điện bắn vào khu vực phát điện của xưởng may gây cháy nổ .

GV: Nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường suy thoái do công nghệ chế
tạo, sản xuất kim loại đem đến?
HS trả lời theo gợi ý, GV chốt lại:Khí thải trong sản xuất thép lò điện bao gồm
khí thải trực tiếp từ lò điện hồ quang và lò thùng tinh luyện, khí thải do vận
chuyển và nạp liệu, rót thép và đúc thép và khói do chế biến xỉ. Khí thải trực
tiếp từ lò điện và lò thùng tinh luyện chiếm khoảng 95% toàn bộ khí thải trong
11


xưởng thép lò điện sử dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và các
phương pháp sử dụng nguyên nhiên liệu có hiệu quả hơn.
GV: Biện pháp hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường ?
HS trả lời, GV bổ sung: Sử dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường
và các phương pháp sử dụng nguyên nhiên liệu có hiệu quả hơn.
Tiết kiệm nguyên nhiên liệu đầu vào
Các hệ thống thu gom phát tán hiện đại.
Giảm phát thải ô nhiễm hữu cơ.
Xử phạt nghiêm minh các nhà máy, doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi
trường.
Lập cam kết bảo vệ môi trường trong quy trình sản xuất gang thép đối với các
cơ sở sản xuất.
Ví dụ 2: Tiết 22,23- Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại.
Địa chỉ tích hợp:
Phần I- Bản chất của gia công cắt gọt kim loại.
Phương pháp tích hợp:
Giáo viên mô tả vể công nghệ cắt gọt kim loại, kết hợp cho học sinh quan sát

bằng trực quan như vi deo, hình ảnh …..

Hình 7
HÌnh 8
Hình 7: Hình ảnh cắt gọt kim loại
Hình 8: Công nhân chưa tuân thủ quy tắc an toàn lao động ( không mũ bảo hộ
lao động, khẩu trang)
Công nghệ cắt gọt kim loại có ảnh hưởng tới môi trường như thế nào?
HS: trả lời bằng quan sát thực tế.
GV bổ sung: Chất thải trong quá trình cắt gọt, tiếng ồn, rung động, tiêu hao
năng lượng điện do vận hành máy móc gây ô nhiễm môi trường không khí, môi
trường đất, âm thanh. Nguy cơ tai nạn lao động do không tuân thủ quy tắc an
toàn trong quy trình sản xuất.
GV có thể mở rộng: Em hãy lấy ví dụ về các cơ sở sản xuất cơ khí ở địa
phương?Và ảnh hưởng của nó tới môi trường?
HS trả lời, GV bổ sung: Không chỉ các nhà máy sản xuất cơ khí lớn mà các
xưởng cơ khí nhỏ lẻ ở địa phương cũng là tác nhân gây ô nhiễm suy thoái môi
12


trường thiếu cẩn trọng và không tuân thủ luật bảo vệ môi trường (cho học sinh
quan sát các hình ảnh minh họa).
HS trả lời, GV chốt lại: Các xưởng sản xuất cơ khí ở địa phương còn thải khói
bụi, kim loại thừa và gây ô nhiễm.
GV hỏi HS: Bản thân em làm gì để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng trên?
HS trả lời, GV bổ sung ( nhằm mục đích giáo dục cho các em):Tích cự vận
động, tuyên truyền các nhà sản xuất, chủ các cơ sở địa phương không thải các
phế liệu ra môi trường dân cư một cách tùy tiện, làm việc đúng giờ hành chính
tránh gây ô nhiễm môi trường âm thanh.
Ví dụ 3:

Tiết 24 - Bài 19:Tự động hóa trong chế tạo cơ khí.
Địa chỉ tích hợp
Phần II- Các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí:
1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí
Phương pháp tích hợp:
GV cho học sinh tìm hiểu, liên hệ thực tế và đặt câu hỏi: Nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí ?
HS trả lời, GV bổ sung:Các chất khí thải độc hại như từ lò nung, rèn đúc kim
loại ….
Do dầu mỡ và các chất bôi trơn, làm nguội, phế thải trong quá trình cắt gọt
không qua xử lý.Sản xuất cơ khí gây ô nhiễm môi trường. GV thuyết trình kèm
theo các dẫn chứng minh họa
Đúc rèn, cắt gọt kim loại tạo ra phế liệu kim loại, dầu mỡ bôi trơn cũng làm ô
nhiễm môi trường.
GV hỏi HS:Vì sao sản xuất cơ khí lại gây ô nhiễm môi trường ?
HS trả lời theo gợi ý của GV.
GV Bổ sung, chốt lại: Do khí độc, các phế liệu thải ra trong quá trình sản xuất,
quy trình xử lí chất thải chưa đảm bảo.

13


Hình 9: Khu xử lí chất thải có đường ống dẫn ra biển của công ty gang thép
formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng tạo nên nhiều làn
sóng dư luận bất bình trong 2 năm trở lại đây.
2. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
Phương pháp tích hợp:
GV cho học sinh tìm hiểu thông tin bài giảng, và đặt câu hỏi: Thế nào là phát
triển bền vững?
HS trả lời, GV bổ sung: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu

cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của
thế hệ tương lai.
GV hỏi HS: Các biện pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất
cơ khí?
HS trả lời, GV chốt lại: Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất để giảm chi phí
năng lượng và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất (công nghệ tự động hóa ).Lấy
thêm một vài ứng dụng trong thực tiễn như sử dụng máy cắt thép tự động, robot
tự động…
- Có biện pháp xử lí dầu mỡ và nước thải trước khi vào môi trường trong sản
xuất.
GV đặt câu hỏi: Là học sinh, chúng ta bảo vệ môi trường như thế nào?

14


HS trả lời, GV bổ sung: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người, tích
cực trồng cây xanh, tham gia các tổ chức tuyên truyền bảo vệ môi trường , lên
án những hành động việc làm tổn hại đến môi trường.

Hình 10: Máy cắt thép tự động

Hình 11: Rô bốt trong dây truyền sản xuất

Ví dụ 4
Tiết25 –Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong.
Địa chỉ tích hợp trong bài:
Phần I- Sơ lược lịch sử phát triển của động cơ đốt trong:
Phương pháp tích hợp:
GVcho HS tìm hiểu sơ lược về lịch sử động cơ đốt trong và đặt câu hỏi:
Động cơ đốt trong ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

HS trả lời theo gợi ý, giáo viên bổ sung kèm theo hình ảnh minh họa.
- Các loại nhiên liệu được sử dụng trong động cơ đốt trong như: Xăng, dầu, khí
đốt. Việc khai thác các nguồn nguyên liệu này có thể gây ra những xáo trộn về
địa chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường (ô nhiễm đất, sạt lở, ô nhiễm
khói bụi của nhà máy sản xuất than, ô nhiễm đất nước do dầu tràn, rò rỉ khí ga).
- Dù sử dụng các biện pháp an toàn nhưng các vụ tai nạn mỏ, cháy nổ nhà máy
lọc dầu nổ khí ga gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Hình 12: Ô nhiễm môi trường trầm trọng do sự cố tràn dầu ở vịnh mêxico
- Việc sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch, sử dụng các tác nhân làm lạnh thải
ra môi trường nhiều chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Các chất khí này bao bọc
lấy trái đất, ngăn cản bức xạ các tia nhiệt khỏi bề mặt trái đất, là nguyên
nhân,ngăn cản bức xạ các tia nhiệt khỏi bề mặt trái đất, là nguyên nhân khiến
trái đất nóng lên.
15


- Trong khi hoạt động, động cơ đốt trong sinh ra khí thải, xăng, dầu điêzn, dầu
bôi trơn, tiếng ồn, rung động gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, âm thanh:
CO2,N2(Sản phẩm của quá trình cháy nhiên liệu), NOx sinh ra do nhiệt độ của
quá trình cháy quá cao. Nó đi vào cơ thể qua đường hô hấp, vào phổi, cùng với
hơi nước tạo HNO3 làm sưng, viêm phổi và làm hủy hoại các tế bào của cơ quan
hô hấp, nạn nhân sẽ bị mất ngủ, ho, khó thở,…
CO (Carbon monoxid ) ngăn cản sự hấp thụ oxy tiếp của các hồng cầu trong
máu, làm cho máu không còn khả năng trở thành máu tươi, gây ngạt cho phổ
CnHm (các hydrocarabure chưa cháy hết)
Do quá trình cháy không hoàn toàn, hoặc hiện tượng cháy không bình thường;
do nguồn gốc của nhiên liệu chứa nhiều phân tử nặng.
SO2, SO3,Làm tổn thương đường hô hấp, làm giảm khả năng đề kháng của cơ
thể và làm tăng cường độ ảnh hưởng tới khả năng nam tính của đàn ông.

Những hạt chì nhỏ do trong dầu thô có nhiễm chì gây xáo trộn sự trao đổi ion ở
nó, làm cho cơ thể hưng phấn, mất ngủ, trầm uất, táo bón, gây cản trở sự hình
thành enzyme để hình thành hồng cầu.
Bụi hữu cơ: Ngoài việc gây cản trở cơ quan hô hấp như bất kỳ một tạp chất hóa
học nào khác, bụi hữu cơ còn là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Ngoài ra, tổ
chức y tế thế giới WHO còn cảnh báo tình trạng vô sinh ở nam giới.
GV hỏi HS: Làm gì để góp phần khống chế nạn ô nhiễm môi trường do sử dụng
động cơ đốt trong?

Hình 13: Ô nhiễm môi trường do sử dụng ĐCĐT dùng trong ô tô, xe máy
Bụi hữu cơ: Ngoài việc gây cản trở cơ quan hô hấp như bất kỳ một tạp chất hóa
học nào khác, bụi hữu cơ còn là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Ngoài ra, tổ
chức y tế thế giới WHO còn cảnh báo tình trạng vô sinh ở nam giới.
GV hỏi HS: Làm gì để góp phần khống chế nạn ô nhiễm môi trường do sử dụng
động cơ đốt trong?
HS trả lời bằng hiểu biết của mình kết hợp với gợi ý của GV, GV bổ sung:
Nâng cao hiệu suất sử dụng động cơ đốt trong để tiết kiệm tối đa nhiên liệu.
Vận động người dân giảm đi xe máy, tăng cường sử dụng phương tiện giao
thông thân thiện môi trường như xe đạp.
16


Sử dụng động cơ điện sử dụng nguyên liệu sạch thay cho động cơ đốt trong
như động cơ điện dùng trong xe máy, ô tô.. .
Các nước cần có biện pháp sử dụng năng lượng sạch và bền vững hơn: Như
năng lượng gió, năng lượng mặt trời thay cho các nguồn năng lượng hữu hạn
như: than đá, dầu mỏ, khí đốt….
Ví dụ 5:
Tiết 26,27,28 - Bài 21: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
Địa chỉ tích hợp:

Phần II, III- Mục 2: Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì, 2 kì
Phương pháp tích hợp: Giáo viên trình bày cho học sinh nguyên lí làm việc của
động cơ xăng 4 kì, 2 kì. Sau đó từ nguyên lí hoạt động của động cơ, giáo viên
lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
GV đặt câu hỏi: Khí thải của động cơ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
HS trả lời theo gợi ý và quan sát thực tế.
GV bổ sung: Quá trình đốt nhiên liệu sinh ra các khí thải động hại như CO,
CO2, NO,NO2, CXHX, SO2 làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiệm trọng
đến sức khỏe con người.
GV hỏi HS: Biện pháp nào để giảm độc hại của khí thải và nhiệt độ do sử dụng
động cơ ?
HS trả lời,GV bổ sung:
Biện pháp giảm độc hại của khí thải và nhiệt độ do sử dụng động cơ:
- Giảm tiếng ồn khi động cơ làm việc.
- Sử dụng động cơ đúng kỹ thuật, sửa chữa bão dưỡng định kỳ.
- Trong quá trình vận hành động cơ, các nhà sản xuất sử dụng một số biện pháp
giảm ô nhiễm tại nguồn phát sinh:
+ Lựa chọn phương pháp tạo hỗn hợp thích hợp.
+ Lựa chọn góc phun thích hợp.
+ Phun nước vào trong xi lanh.
+ Điều chỉnh lượng nhiên liệu lớn nhất cung cấp cho mộ chu trình.
+ Giảm hệ số dư lượng không khí và giảm bớt mức độ xoáy lốc.
+ Sử dụng hệ thống phun nh0iên liệu điều khiển điện tử.
+ Xử lý khí thải.
+ Xử lí nhiệt.
+ Hỗ trợ phản ứng trên đường thải.
b. Thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động ngoại
khóa, các hoạt động giáo dục NGLL theo chủ điểm vào các ngày lễ
Môn Công nghệ là bộ môn khoa học kỹ thuật gắn liền với thực tiễn Bản thân tôi
là giáo viên dạy học Công nghệ, lại kiêm nhiệm chức vụ phó bí thư đoàn.Vì vậy

tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động ngoại khóa là rất cần
thiết và hữu ích.
Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giáo viên có thể cho học sinh thăm quan
tìm hiểu môi trường địa phương, thăm quan một số xưởng cơ khí:
- Đưa ra một số hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường và vấn đề khai thác sử dụng
Năng lượng, tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí trên địa bàn dân cư.
17


Hình 14
Hình 15
Hình 15: Rác thải bừa bãi trên bờ biển Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa
Hình 16: Biển Ngư Lộc trở thành một bãi rác khổng lồ
Giáo viên có thể đặt câu hỏi tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình quan sát.
Em có nhận xét gì về tình trạng ô nhiễm môi trường biển Hậu Lộc?
Biển Hậu Lộc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bờ biển ngập rác, các mùi hôi
thối bốc lên.
Ngoài ra ngày đêm dân cư còn hứng chịu một thứ rác công nghiệp vô cùng độc
hại do xăng dầu, các loại sơn chống hà, chống gỉ từ tàu thuyền thải ra…
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm trên ?
Do người dân khai thác chế biến hải sản ngay cạnh bờ biển, vỏ hải sản xả vứt
ngổn ngang, nước rửa thải xuống biển.
Do chất thải xăng dầu, sơn từ tàu thuyền thải ra.
Do người dân đổ rác không đúng nơi quy định, chưa có ý thức giữ gì môi trường
vệ sinh khu dân cư và môi trường biển.
Em sẽ làm gì để góp phần khắc phục tình trạng trên?
- Trồng, bảo vệ chăm sóc cây xanh để khôi phục môi trường sinh thái.
- Tổ chức phong trào ngày chủ nhật xanh, tháng hành động vì môi trường, ngày
môi trường thế giới..
- Tổ chức lao động trồng cây, đào hố rác, dọn dẹp đường làng ngõ xóm khơi

thông hệ thống cống rãnh …
2.3.3 Những nhận xét sau khi nghiên cứu và ứng dụng tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường vào dạy học bộ môn Công nghệ 11
a. Đối với hoạt động giáo dục
Nhiều em học sinh có hứng thú hơn trong học tập, đã nhận thức được vai
trò của môi trường cũng như tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo vệ môi
trường, nên các em có ý thức hơn trong việc gìn giữ bảo vệ môi trường. Nề nếp
và ý thức tham gia các buổi lao động vệ sinh trường lớp. Cụ thể:
- Nhiều em từ chỗ chưa có ý thức trách nhiệm cao trong học tập, cũng như hoạt
động ngoại khóa, các em đã ngoan ngoãn hơn, có tinh thần hăng hái hơn trong
học tập và lao động.

18


Hình 16: Học sinh khối lớp11 trường PTTH Hậu Lộc IV tham gia lao động
dọn vệ sinh khu dân cư.
- Phối hợp với Huyện đoàn và đoàn xã Hưng Lộc xử lí thu gom rác thải, khơi
thông hệ thống đường xá, kênh rạch…Vẽ tranh cổ động về môi trường để treo
tại lớp, tại trường.
b. Đối với bản thân
Sau khi nghiên cứu ứng dụng đề tài, thấy được hiệu quả giáo dục đối với
học sinh, có thể nhân rộng phạm vi ứng dụng đề tài và phương pháp dạy học
tích hợp như trên đối với cả khối 10,12.
Có kinh nghiệm hơn trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp.
c. Đối với nhà trường, đồng nghiệp
Có thể trao đổi với các giáo viên khác về phương pháp dạy học tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường để giáo viên ở các bộ môn có tích hợp có thể vận dụng
một cách có hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục dạy học tích hợp trong nhà
trường.

Góp phần giáo dục ý thức và kỹ năng sống cho học sinh nhà trường.
3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Biện pháp tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường vào dạy học Công nghệ khối lớp 11”, tôi đã thu được
những kết quả sau: Bản thân tôi có những nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan
trọng và ý nghĩa của dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bộ môn.
Bước đầu đánh giá được thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học
sinh trong nhà trường THPT Hậu Lộc IV.
Lập kế hoạch và thống kê đầy đủ, chi tiết các nội dung kiến thức, các bài dạy,
các phần kiến thức có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bộ
môn Công nghệ 11. Và có thể vận dụng vào dạy bộ môn Công nghệ ở trường
THPT.
Trong năm học đã thiết kế và xây dụng đầy đủ giáo án. Tổ chức các giờ dạy tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Thiết kế được một chương trình hoạt động ngoại khóa cho học sinh nhà trường
trong suốt năm học theo chủ điểm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên
19


nhiên.Góp phần tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân
địa phương.
Bản thân tôi nhận thấy đề tài này còn có thể chia sẻ với đồng nghiệp để học hỏi
rút kinh nghiệm, và ứng dụng để nghiên cứu biện pháp dạy học tích hợp đối với
các môn yêu cầu dạy học theo hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
3.2- Kiến nghị
3.2.1 Đối với Sở giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục mở các lớp tập huấn, chuyên đề, bồi dưỡng để giáo viên tiếp thu học
hỏi và đổi mới phương pháp dạy học.
Phối hợp với các trường THPT xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
3.2.2 Đối với nhà trường
- Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, góp ý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trở thành
cốt cán, tham gia các lớp chuyên đề đổi mới dạy học.
- Tham mưu với cấp trên tiếp tục đầu tư cung cấp bổ sung cơ sở vật chất phục
vụ cho dạy và học một cách có hiệu quả.
- Luôn luôn chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện một cách tối
ưu để phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
- Tạo điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ trong quá trình dạy học tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.Đặc biệt là tổ chức các hoạt động
ngoại giờ lên lớp theo chủ điểm giáo dục bảo vệ môi trường.
Trên đây là một trong những kinh nghiệm bản thân tôi nghiên cứu đúc rút được
trong quá trình dạy học Công nghệ ở trường THPT Hậu Lộc IV, mong nhận
được sự góp ý của đồng nghiệp, để tôi có thể thực hiện tốt hơn trong việc đổi
mới dạy học, nâng cao chất lượng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn đã
có những góp ý, xây dựng, giúp tôi hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này.
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Người viết SKKN

Nguyễn Xuân Sơn

20




×