Phần A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn
là nơi giúp các em ngày một nâng cao kĩ năng sống. Đây là một việc làm có tính
nhân văn. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Điều
đó giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông, trong đó có học sinh THPT
chuẩn bị bước vào đời tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc
sống. Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi
dưỡng những kĩ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi
nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những
kĩ năng được các nhà trường đang đặc biệt chú trọng là phòng tránh tai nạn đuối
nước cho học sinh.
Trong những năm gần đây, trên khắp mọi miền đất nước, những vụ đuối
nước thương tâm đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em, tập trung chủ yếu ở
các vùng nông thôn, miền núi và đối tượng chủ yếu là các em học sinh, đặc biệt
là học sinh phổ thông. Theo thống kê của cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tỉ lệ tai
nạn chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6%, cao gấp 10 lần so
với các nước phát triển.
Nguy cơ đuối nước rình rập các em ở khắp mọi nơi, nhất là về mùa hè,
trời nắng nóng, các em được nghỉ học, tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi tự
do, tự phát. Mặt khác, hệ thống sông, suối, ao, hồ chằng chịt ở khắp mọi nơi,
nhất là ở nông thôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho các em. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở các em, nhưng phần lớn chủ
yếu vẫn là do sực lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ,
để các em tham gia vào các cuộc vui chơi, picnic, đi biển, tắm sông, suối,…
Bên cạnh đó kĩ năng phòng chống đuối nước của các em còn yếu, việc trang bị
cho các em những kĩ năng ứng phó khi gặp sự cố, đặc biệt là các em ở vùng
nông thôn, miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Công tác tuyên truyền ở các trường học còn chưa được đáp ứng thường
xuyên,… Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi
dưỡng những kĩ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi
nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng.
Vai trò giáo dục, tuyên truyền thường xuyên trong mỗi trường học là để
nâng cao trách nhiệm của trường học trong việc trang bị kĩ năng phòng, chống
đuối nước cho các em được tốt hơn, nâng cao được ý thức rèn luyện kĩ năng tự
cứu khi gặp bất thường dưới nước. Và mỗi giáo viên trong nhà trường là một
cổng thông tin, tuyên truyền, giáo dục về kĩ năng phòng chống đuối nước cho
học sinh. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng nhất
trong các hoạt động tuyên truyền giáo dục kĩ năng phòng, chống đuối nước.
Công tác tuyên truyền càng càng được nhân rộng thì nguy cơ tai nạn đuối nước
càng được giảm thiểu đáng kể. Với ý nghĩa sâu sắc đó tôi chọn đề tài: “Một số
kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ
1
năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổ thông”
những mong đem lại hiệu quả thiết thực, giảm bớt được những tai nạn thương
tâm đã và đang xảy ra do đuối nước.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của nhà
trường, của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong công tác
tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kĩ năng, ý thức
phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh. Từ nghiên cứu tìm hiểu về nguyên
nhân, cách phòng, chống, xử lí tai nạn đuối nước để tuyên truyền trong nhà
trường nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng cần thiết để phòng, chống những rủi ro có
thể xảy ra trên sông nước. Công tác tuyên truyền trong trường học tới HS sẽ lan
rộng đến phụ huynh, người thân, đến toàn xã hội để hạn chế tối đa những đáng
tiếc có thể xảy ra do đuối nước, xây dựng môi trường sống an toàn cho các em.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao
ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổ
thông.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu lí luận về công tác tuyên truyền của nhà trường, của tất cả giáo
viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng trong công tác giáo dục kĩ
năng phòng chống tai nạn đuối nước.
- Nghiên cứu lí luận, các tài liệu về thông tin, tuyên truyền, giáo dục kĩ năng
phòng, chống đuối nước cho học sinh, để các em trang bị cho mình, cho người
thân xung quanh những kĩ năng cần thiết để phòng, chống những rủi ro bất
thường dưới nước được tốt hơn.
- Khảo sát, điều tra, tổng hợp.
2
Phần B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh nói chung và kĩ năng phòng chống đuối nước nói riêng
1.1. Vai trò của nhà trường
Hiện nay, tai nạn đuối nước, các vụ tử vong do đuối nước bởi thiếu kĩ
năng cũng như hiểu biết đang là vấn đề bức bối và nhận được sự quan tâm rất
lớn từ xã hội. Sở dĩ vậy, bởi điều đó ảnh hưởng đến chính tính mạng con người.
Nhiệm vụ phòng, chống tai nạn đuối nước không phải của riêng ai, mà nó là
trách nhiệm của toàn xã hội. Trong công tác phòng, chống đuối nước đó, vai trò
của nhà trường cũng như vai trò của giáo viên là không thể thiếu để góp phần
giảm thiếu tai nạn này. Ngăn chặn tai nạn đuối nước tất nhiên không chỉ là trách
nhiệm của riêng nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội.
Nhưng có thể nói, trong một môi trường mang tính giáo dục và phát triển con
người toàn diện như trường học thì nhà trường lại có vai trò tiên quyết.
Nhà trường không chỉ dạy cho học sinh lý thuyết đơn thuần mà còn nên
và cần phải phổ cập, giáo dục và trang bị cho các em những kĩ năng sống áp
dụng vào thực tế cuộc sống. Và trong những kĩ năng ấy không thể thiếu kĩ năng
phòng chống đuối nước.
Nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng to lớn từ gia đình và xã hội. Vì
thế, cần đẩy mạnh việc tìm ra các biện pháp hợp lí, hiệu quả để cung cấp cho
học sinh. Nhà trường cần có trách nhiệm thông tin, giáo dục về phòng, chống
đuối nước đến người dân và đặc biệt là học sinh.
Ở các trường học hiện nay hầu hết cũng đã đưa việc rèn luyện kĩ năng
sống nói chung và đang dần đưa việc rèn luyện kĩ năng phòng, chống đuối nước
nói riêng vào công tác giáo dục vì nhận ra tầm quan trọng, thiết yếu của nó,
Thầy cô giáo phải là người trực tiếp quan tâm và giáo dục để nâng cao ý thức
của học sinh trong các bài giảng của mình. Vai trò của nhà trường là vô cùng to
lớn trong việc phát triển con người. Vì thế, tập trung vào giảng dạy, thực hành kĩ
năng sống hẳn là công việc không thể thiếu, nhất là đối với việc rèn luyện một kĩ
năng sống còn như phòng, chống tai nạn đuối nước.
Nhiệm vụ của nhà trường cũng như các giáo viên là cần có những hành
động, biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng đuối nước thương tâm xảy ra.
Đồng thời, có công tác giảng dạy tích cực để nâng cao ý thức phòng tránh và kĩ
năng thoát hiểm cho học sinh, đề ra các giải pháp và thực hiện một cách tích
cực, liên tục để đạt hiệu quả cao nhất, khắc phục, góp phần giảm thiểu tối đa
những vụ tai nạn thương tâm này.
Ngày 21/4/2016, Bộ GD & ĐT vừa ra văn bản gửi các sở GD & ĐT, chỉ
đạo tăng cường giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối
nước cho trẻ em, học sinh trong các trường. (Số tư liệu: 1761/BGDĐTCTHSSV, Ngày ban hành: 21-4-2016).
Bộ GD & ĐT yêu cầu giám đốc các sở GD & ĐT triển khai quán triệt văn
3
bản chỉ đạo của Bộ đến từng giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; triển khai các
biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh
trong các trường.
Theo đó, nội dung công văn nêu rõ tích cực triển khai các hoạt động
phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh, đặc biệt là triển khai các mô hình
thí điểm dạy bơi trong các nhà trường. Điều đó cho thấy các cấp lãnh đạo đã bắt
đầu có hướng nhìn kịp thời và đúng đắn. Đây sẽ là cơ sở để đưa môn bơi thành
một môn học được đầu tư quan tâm đúng mức trong giáo dục.
Tiếp theo đó, các trường cần tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh
công tác phòng chống tai nạn đuối nước, giảm nhẹ thảm họa rủi ro thường xảy
ra trên sông nước. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác bảo hiểm y tế cho
học sinh.
1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền phòng,
chống đuối nước cho học sinh
- Trong nhà trường THPT, vai trò của người GVCN không hoàn toàn
giống với các cấp học dưới.
- GVCN là người sát cánh cùng những thăng trầm của học sinh, phát triển
con người cả về thể chất lẫn tâm hồn, kĩ năng sống, định hướng các em hướng
tới tương lai. Cũng chính vì vậy mà vai trò, trách nhiệm của người GVCN trong
việc giáo dục kĩ năng sống nói chung, và kĩ năng phòng chống đuối nước nói
riêng cần được thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15
phút đầu giờ. Tăng cường cung cấp thông tin về tai nạn đuối nước giúp các em
nắm bắt được tình hình để ý thức sâu sắc được mối hiểm họa này.
- Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, tìm hiểu, thu thập kiến
thức về phòng, chống đuối nước cho học sinh.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu dành cho HS, giúp các em tự tìm tòi, thu
thập thông tin sẽ giúp các em nhớ lâu, ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của
vấn đề. Góp phần củng cố kiến thức về phòng, chống đuối nước và kĩ năng xử lí
khi gặp tai nạn này. Thực hành kĩ năng sống hẳn là công việc không thể thiếu
nhất là đối với việc rèn luyện một kĩ năng sống còn như phòng, chống tai nạn
đuối nước.
- Kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch hành động thiết thực
nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống đuối nước, cách thoát
hiểm khi gặp bất thường xảy ra trên sông nước, kĩ năng cứu đuối thông qua các
buổi ngoại khóa, buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ,...
2. Đuối nước và một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước
2.1. Đuối nước là gì ?
Theo tổ chức y tế thế giới, đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người
lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở.
Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong,
nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm
ngắn gọn, đuối nước là tìnhg trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan
4
bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách
khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước. Người ta
thống kê khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại
chết nhưng phổi không có nước. Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi
không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân
hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm. Phản xạ co cơ nắp
thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thể thở được dẫn đến thiếu
oxy trong não và bất tỉnh. Từ chỗ co nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng
không vào phổi được. Đó cũng gọi là chết đuối khô.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đuối nước
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Do môi trường không an toàn, nơi sinh sống có nhiều ao, hồ, sông, suối,
kênh, rạch,… Việt Nam vốn là một nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc: Ngoài
đường bờ biển dài gần 3300 km, Việt Nam có số lượng ao, hồ, sông, suối khá
phong phú, tập trung nhiều ở Nam Bộ và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Nước ta
có trên 2300km con sông và kênh, rạch, mật độ vào khoảng 0,6km. Điều này dù
mang lại nhiều lợi thế nhưng là nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro đuối nước cao cho
người dân, nhất là học sinh khi di chuyển qua sông đi học.
Các điều kiện tự nhiên từ môi trường sinh sống, đặc điểm thời tiết đặc
trưng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão, thiên tai lũ lụt cũng là mối hiểm hoạ
lớn cho học sinh,…
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Học sinh không biết bơi, chưa được rèn luyện các kĩ năng, chơi ở những
khu vực nguy hiểm như: có ao hồ, sông suối, chơi ở những hố nước các công
trình xây dựng, bể, giếng có thành quá thấp, không có nắp đậy, tập bơi những
nơi không có biển báo an toàn, tập bơi quá nhiều khi sức khoẻ không đảm bảo,
đi ra đường khi ngập nước bị sa chân xuống hố sâu,… Thậm chí nhiều em biết
bơi, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước nếu như lơ là, chủ quan.
Ngoài ra, do nhận thức, hiểu biết chung của học sinh cũng như gia đình và
cộng đồng về phòng, chống tai nạn đuối nước còn thấp. Điều này không chỉ phổ
biến ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà nguy cơ ở các vùng thành thị thì tai nạn
đuối nước đối với học sinh phổ thông cũng thường xuyên xảy ra. Người dân vẫn
thường chủ quan trước sự nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Gia đình còn
chủ quan, chưa đủ nhận thức về sự nguy hiểm của nó để cảnh báo học sinh là
con em của mình. Khi gặp nguy hiểm lại không có cách để tự cứu mình nên dễ
dẫn đến tử vong.
Do học sinh thiếu sự quan tâm, giám sát đầy đủ của phụ huynh, giáo viên,
… cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ đuối nước cao ở
các em. Nhất là vào các dịp hè, các em được nghỉ hè hoặc lớp 12 kết thúc khoá
học,… các em thường hay rủ nhau tắm sông, hồ hoặc đi chơi picnic, rủ nhau ra
bãi sông, ven biển chụp ảnh kỉ yếu,… không may trượt chân xuống nước hoặc kì
nghỉ hè cũng là dịp vào mùa gặt lúa ở nông thôn các em có cơ hội phụ giúp việc
đồng áng cùng với bố mẹ, làm việc trong thời tiết nắng nóng của mùa hè thường
5
sau khi hoàn thành công việc trong một buổi để giải toả cơn khát, cái nóng oi
bức là tắm sông, suối ngay lập tức,… Trong những trường hợp xảy ra tai nạn
như thế cũng có phần do thiếu sự giám sát của gia đình, thiếu những kĩ năng
phòng tránh cơ bản cần thiết,…
Hơn nữa, số lượng các phương tiện qua lại trên biển, sông, hồ nhất là ghe,
đò,…chở học sinh qua sông đến trường thường chở quá số lượng quy định, lại
cũ kỹ, thiếu sự trang bị các phương tiện cứu hộ, thiếu kiểm tra, giám sát của các
cơ quan chức năng dẫn đến trường hợp đắm thuyền, lật đò.
Do công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tai nạn đuối nước ở
học sinh dù đã được tiến hành nhưng chưa được thường xuyên rộng rãi. Một số
cấp chính quyền địa phương và nhà trường, xã hội chưa quan tâm đúng mức về
công tác phòng chống tai nạn đuối nước. Vì thế tôi lựa chọn đề tài này nhằm
tuyên truyền nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học
sinh trung học phổ thông.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng chung
Thời gian qua phòng, tránh tai nạn đuối nước đang được dư luận xã hôi
quan tâm, đặc biệt là nghành Giáo dục. Người xưa có câu: “Có phúc đẻ con biết
lội, có tội đẻ con biết trèo”, cho thấy việc bơi lội quan trọng như thế nào, vì nó
liên quan đến mạng sống con người. Chúng ta có thể bắt gặp vấn đề này ở tất cả
mọi phương tiện, trên báo chí không ngày nào vắng những tin tức đau lòng về
các vụ đuối nước thương tâm. Nói đến vấn đề này, thời gian qua, tình trạng học
sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là vào mùa hè, khi nhiệt
độ tăng cao. Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2012 có 1700 học
sinh tử vong vì đuối nước. Cũng theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), ở Việt Nam hàng năm có khoảng 6400 người bị đuối nước. Trong đó
gần một nửa là sinh mạng của trẻ vị thành niên là học sinh bị “hà bá, thuỷ thần”
cướp đi. Số người tử vong do đuối nước ở Việt Nam rất cao, đứng thứ hai chỉ
sau tai nạn giai thông, và cao gấp 10 lần các nước phát triển, trung bình mỗi
ngày có hàng chục người bị nạn đuối nước, trong đó số học sinh chết đuối luôn
chiếm phần lớn. Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương
của trường Đại học Y Tế công cộng cũng đã cho biết; đuối nước là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu cho học sinh từ 18 tuổi trở xuống, nam có nguy cơ chết
đuối cao gấp 1,4 lần nữ do tính cách hiếu động, tò mò, ham chơi, vui chơi bóng
đá rồi tắm sông, suối…
Đặc biệt gần đây vào ngày 15/4/2016, tại sông Trà Khúc, thuộc thôn
Thanh Khiết, Nghĩa Hà, Quãng Ngãi có 9 học sinh đã bỏ mạng vì bị đuối nước,
ngày 16/4/2016, em Trần Văn Minh (17 tuổi, xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa,
Quãng Ngãi) bị tử vong khi tắm suối ở xã Ba Đông,… Những vụ việc này đã lên
tiếng báo động cho tai nạn đuối nước, tang thương nối tiếp tang thương, sự việc
đã khiến mọi người ai cũng không khỏi xót xa, thương tiếc.
Thực tế đuối nước ở học sinh không chỉ mới xảy ra gần đây, mà đó là vấn
đề nhức nhối, đau lòng xảy ra liên tục, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Nó đã
6
khiến cho Nhà trường và các bậc cha mẹ đau lòng, đã làm chấn động cả nước và
sự quan tâm của Cha mẹ cũng như của cộng đồng xã hội, kèm theo câu hỏi “
Năm nào con em chúng ta cũng chết vậy sao?” Như một quy luật “đến hẹn lại
lên” của “tử thần”. Hình ảnh cả xóm nghèo nhuộm màu tang tóc, những dải
khăn trắng làm nao lòng mọi người, cha mẹ ngất xỉu bên quan tài của những
thiên thần áo trắng.
Ở trường THPT Triệu Sơn 2, năm 2013 sau kì thi đại học kết thúc em
Hoàng Tùng Giang (Sinh năm 1995, trú xóm 11, xã Nông Trường, Triệu Sơn,
Thanh Hoá) là học sinh lớp 12C4 cũng đã bị chết đuối sau khi cùng bạn bè tổ
chức đá bóng nhân dịp mới thi đại học xong, Khi đá bóng xong, thấy trời quá
nóng nên các em đã nhảy xuống sông để tắm thì gặp bất thường dưới nước (bản
thân em là một người bơi rất giỏi), em đã ra đi trong sự đau khổ tột cùng của
người mẹ tần tảo, lặn lội mưu sinh lo cho em ăn học chỉ chờ giấy báo kết quả
Đại học, cùng với sự tiếc nuối của Thầy cô bè bạn…
Nói tới là đau lòng nhưng không thể nào né tránh bởi không chỉ dừng lại
ở đó, hàng ngày vẫn có biết bao nhiêu người vô tội phải ra đi, thế nhưng vấn đề
đó không phải là cá biệt và nó đang diễn ra ở khắp mọi nơi, nhất là những vùng
quê, Gần đây số lượng các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chết về
đuối nước gia tăng, ta đã biết đuối nước là một trong ba nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong do thương tích không chú ý. Ở một số quốc gia tại Đông Nam Á,
Tây Thái Bình Dương đuối nước được xem là nguyên nhân hàng đầu, xảy ra ở
các nước có thu nhập thấp và trung bình. Đối với Việt Nam, chủ yếu ở Nam Bộ
và Đồng bằng Bắc Bộ.
Nói đến “Đuối nước” ta tưởng chừng rất quen thuộc. Nhưng tại sao nạn nhân
của việc đuối nước lại chủ yếu là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Những nguyên nhân vô cùng cơ bản như nhận thức của học sinh về tai nạn đuối
nước còn thấp, mặc dù đuối nước là nguyên nhân hàng đầu cuả tử vong cho học
sinh từ 1-19 tuổi, nhưng nhận thức của cộng đồng người dân và những người có
trách nhiệm về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Vì vậy tai nạn đuối nước chưa
được thảo luận rộng rãi và chưa được giải quyết một cách triệt để, đối với những
em học sinh lớn tuổi hơn, như học sinh trung học phổ thông tưởng chừng là
không có vấn đề gì, nhưng chính những học sinh đó lại có nguy cơ đuối nước rất
cao, do tính tò mò, sự hiếu động của các em. Đó là rủ nhau tắm sông, hồ, khi kết
thúc khoá học rủ nhau đi tham quan, đi pinic không may trượt chân xuống nước,
rủ nhau ra bãi sông, ven biển chụp ảnh lưu niệm,….. và còn rất nhiều những
hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có nguy cơ nguy hiểm rất cao.
Tiếp đó là do thiếu sự giám sát của người lớn, đặc biệt, ghi nhận hầu hết học
sinh do không biết bơi, thiếu kĩ năng bơi lội. Môi trường sống không an toàn,
phương tiện vận tải đường thuỷ không đảm bảo yêu cầu. Nước ta có đường bờ
biển dài, hệ thống ao hồ, sông ngòi chằng chịt, có tới 2300 con sông và kênh
rạch với chiều dài khoảng 198.000 km và gần 3.300 km chiều dài bờ biển. Tuy
vậy những người có trách nhiệm vẫn chưa có những giải pháp thiết thực, hành
động mạnh mẽ. Bên cạnh những nguyên nhân đó, còn có nguyên nhân khách
7
quan là do thiên tai, như lũ lụt vào hàng năm, đặc biệt là vùng sông nước.
Qua những thực trạng đau lòng đó, vịêc “đuối nước” đã gây ra những tổn
thất nặng nề cho chúng ta, nó làm nhức lòng cả xã hội từ gia đình, nhà trường,
những nhà quản lý. Những học sinh, thế hệ tương lai của đất nước đang ngày
một mất đi, đây là một tổn thất vô cùng nặng nề.
2. Một số những khó khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền phòng,
chống tai nạn đuối nước của nhà trường hiện nay
2.1. Công tác tuyên truyền của nhà trường
Mỗi dịp năm học sắp kết thúc và kì nghỉ hè sắp đến, học sinh thường có
những dự định tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi tự do, nghỉ hè luôn là thời
điểm được học sinh, sinh viên háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian các em tạm
gác lại chuyện đèn sách để vui chơi thoả thích, tự thưởng cho mình bằng những
chuyến du lịch khám phá thiên nhiên, học hỏi cuộc sống thực tế qua các chuyến
tham quan dã ngoại…sau một năm phấn đấu nỗ lực học tập. Còn gì sảng khoái
cho bằng khi được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào những buổi
trưa hè nóng nực để quên đi những lo toan, muộn phiền trong cuộc sống. Đối
với học sinh lớp 12 chuẩn bị kết thúc khoá học, chia tay mái trường, thầy cô, bạn
bè, các em thường hay có dự định đưa nhau đi chụp ảnh kỉ yếu, có thể tự ý tổ
chức chụp ảnh ở một số địa điểm như: ven biển, sông, suối,… Tuy vậy, đôi lúc
vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước có thể dẫn
đến một số tai nạn đáng tiếc.
Đối mặt với vấn đề này, nhà trường, địa phương và toàn xã hội cần phải
có những biện pháp hữu ích để ngăn chặn tình trạng đuối nước xảy ra. Trong đó,
công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao kĩ năng, ý thức phòng chống tai
nạn đuối nước ở các trường phổ thông là một biện pháp quan trọng không thể
thiếu. Một thực tế đáng buồn là; công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống
tai nạn đuối nước cho học sinh cũng như kĩ năng cứu đuối đã chưa nhận được sự
quan tâm đúng mức. Ở nhiều nhà trường vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc tiến
hành công tác tuyên truyền cho học sinh. Có nhiều trường học đã phải chứng
kiến học sinh chết đuối. Tuy vậy, công tác tuyên truyền vẫn diễn ra khá lơ là,
thưa thớt. Đôi khi chỉ là tuyên truyền cho có chứ chưa thực sự nghiêm túc. Có
những nơi đã có ý thức tuyên truyền nhưng lại không thực sự quan tâm đến
những giải pháp cần có để phòng tránh tai nạn đuối nước. Điều đó đã làm ảnh
hưởng đến ý thức và kĩ năng của học sinh trong nhà trường. Thực tế sự lơ là, hời
hợt của một số nhà trường trong công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối
nước đã và đang tiếp tục diễn ra ở một số nơi trên đất nước. Đó là một thực
trạng đáng buồn cần được cải thiện và quan tâm.
2.2. Khó khăn
Công tác tuyên truyền, giáo dục cũng vấp phải rất nhiều khó khăn trở
ngại. Để phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền, cần phải có một lực lượng thanh
niên tình nguyện hoặc những người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết về tai nạn
đuối nước, năng nổ tham gia. Ví dụ; Tuyên truyền bằng cách in các pano, băng
rôn, tờ rơi, treo dán tại các bảng tin trong trường học, nơi đông người qua lại thì
8
cần phải có đội ngũ những người có thời gian và tình nguyện hoạt động hết
mình vì mọi người, vì nhà trường, vì học sinh thân yêu. Lập kế hoạch xây các bể
bơi mini để tiện cho việc tổ chức các lớp dạy kĩ năng bơi. Nhưng thực tế, việc
đó còn gặp nhiều khó khăn đối với một số trường học ở nông thôn , khuôn viên
trường học chật hẹp, kinh phí khó khăn, kinh tế nhà trường chưa đáp ứng được,
… Đôi khi, nhận thức của xã hội đối với vấn đề đuối nước ở học sinh còn hạn
chế, dẫn đến công tác tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn trong việc giảng dạy
và phân tích vấn đề. Nền giáo dục đã nhiều lần đề xuất việc đưa môn bơi lội vào
một phần trong môn thể dục. Nhưng học bơi như thế nào trong khi nhà trường
và địa phương không có hồ bơi. Đó chính là những khó khăn mà công tác tuyên
truyền hiện đang mắc phải và khó giải quyết.
Vì những hạn chế, khó khăn trên mà tình trạng đuối nước ở học sinh
không hề giảm mà còn có xu hướng tăng. Thực tế, ngày càng nhiều em học sinh
bị đuối nước, những cái chết thương tâm đã để lại cho gia đình, nhà trường và xã
hội những nỗi đau, mất mát không gì bù đắp được.
2.3. Nguyên nhân
- Công tác giáo dục, giảng dạy kĩ năng sống, kĩ năng về vấn đề sông nước
cho học sinh còn hạn chế. Có thể thấy rằng đa số học sinh bây giờ khi được hỏi
về kĩ năng bơi lội, phòng, chống đuối nước sẽ không biết gì, hoặc chỉ biết một
cách qua loa, sơ sài, đại khái,… Đó cũng bởi một phần là do công tác giáo dục
các kĩ năng này ở các trường phổ thông vẫn còn chưa được chú trọng đúng mức,
dẫn đến học sinh không được trang bị những kiến thức quan trọng cần có về
phòng, chống tai nạn đuối nước.
- Chương trình giáo dục phổ thông lẫn công tác tuyên truyền của nước ta
vẫn có một khoảng trống về những nội dung, bài học lí thuyết, kĩ năng bơi lội, kĩ
năng phòng, chống – cứu đuối,…, cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức về
tình trạng đuối nước ở học sinh. Đó là một lỗ hổng lớn mà nghành giáo dục
nước ta cần có những biện pháp cấp thiết và hữu hiệu để nhanh chóng bù đắp,
cải thiện.
Thực trạng ấy khiến vấn đề tuyên truyền, giáo dục nâng cao kĩ năng, ý
thức phòng, chống tai nạn đuối nước ở các trường phổ thông trở nên bức thiết
hơn bao giờ hết. Trong đó trách nhiệm giáo dục của nhà trường, của giáo viên
chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ giáo viên chính là khâu quan trọng nhất.
III. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp 1. Tăng cường vai trò của BGH nhà trường trong công tác
tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối
nước cho học sinh
* Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về công tác
phòng, tránh đuối nước của nhà trường đến tận giáo viên, học sinh và cha mẹ
học sinh; phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến các biện pháp phòng, tránh đuối nước trên các phương tiện
thông tin đại chúng; phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc
giáo dục các kĩ năng về phòng, tránh tai nạn đuối nước cho học sinh.
9
* Tập trung triển khai tốt các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối
nước cho học sinh trong các nhà trường.
* Tham mưu với địa phương xây dựng bể bơi tại trường hoặc cụm trường có quy
mô phù hợp; đồng thời tăng cường công tác xã hội hoá, huy động nguồn lực hợp
pháp khác để đầu tư xây dựng bể bơi phục vụ việc dạy và học bơi cho học sinh,
nhằm hạn chế tình trạng học sinh bị đuối nước .
* Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục
học sinh về ý thức phòng, tránh tai nạn đuối nước; khuyến cáo các học sinh,
không tắm, không bơi ở những nơi nguồn nước không đảm bảo vệ sinh; sông
suối, thác ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm.
* Xây dựng cơ chế phối hợp với ngành Thể dục, thể thao trong việc khai thác, sử
dụng có hiệu quả các công trình thể thao trên địa bàn, trong đó có các bể bơi, có
chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học bơi.
* Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác phòng,
tránh tai nạn đuối nước cho học sinh.
* Khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia các lớp học bơi
trong dịp hè.
* Hướng dẫn học sinh nâng cao ý thức và hành vi vệ sinh trong và sau khi tắm,
bơi để phòng, chống một số bệnh thường gặp.
* Khi HS tham gia các hoạt động tắm, bơi cần có sự giám sát của người lớn.
* Khuyến cáo học sinh không nên tắm. bơi ở những nơi có nguồn nước không
đảm bảo vệ sinh, không an toàn như: sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở,…
* Phối hợp với cha mẹ học sinh trong công tác tuyên truyền để giảm thiểu những
rủi ro có thể xảy ra trên sông nước,..
* Phát huy vai trò của đội ngũ GVCN trong việc giúp học sinh hình thành ý thức
về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khoẻ, tính mạng con người. Giáo
dục các kĩ năng và kiến thức về phòng, chống đuối nước cho học sinh, tự đề
phòng, cảnh giác, bảo vệ bản thân. Phối hợp tổ chức các lớp dạy bơi chính khoá
và ngoại khoá nhằm nâng cao kĩ thuật bơi, kĩ năng phòng, chống đuối nước.
* Về lâu dài, trong chương trình giảng dạy trên lớp ở các nhà trường cần đưa
môn bơi lội vào chương trình giáo dục thể chất thường xuyên để xoá “mù bơi”
cho HS, cách phòng tránh tai nạn đuối nước, kĩ năng xử lí đuối nước để tăng
thêm kiến thức và hoàn thiện kĩ năng. Đồng thời, ngoài công tác giảng dạy,
trường nên thường xuyên mở các cuộc thi tìm hiểu để HS tự tìm tòi, thu thập
thông tin tìm hiểu kiến thức kĩ năng sống cho mình. Kích thích sự khám phá, tự
học, tự nâng cao ý thức của mình để phòng chống tai Đặc biệt, trong giai đoạn
trước kì nghỉ hè, thời gian mà học sinh có khả năng xảy ra tai nạn liên quan đến
đuối nước, nhà trường nên tăng cường công tác trang bị kĩ năng cho HS .
* Ngoài dạy phương pháp phòng, chống đuối nước, nhà trường nên chú trọng
vào việc dạy học sinh các phương pháp, kĩ năng cứu người chết đuối. Bởi chúng
ta học kĩ năng chống đuối nước không chỉ là để bảo vệ bản thân mà còn để bảo
vệ người xung quanh.
* Truyền thông và tuyên truyền luôn là một phương pháp hiệu quả. Vì thế, nhà
10
trường cũng nên chú trọng về mảng thông tin tuyên truyền được rộng rãi,
thường xuyên hơn tới giáo viên và học sinh. Nhà trường nên phối hợp chặt chẽ
với các cấp chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo
dục. Có thể thành lập các tổ chức thanh niên, học sinh để phục vụ tốt cho công
tác bảo vệ, tuyên truyền.
* Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến trên các phương tiện thông tin các biện pháp phòng, chống tai nạn đuối
nước ở học sinh.
2. Giải pháp 2. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong công tác
tuyên truyền phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh
Trong các buổi sinh hoạt 15 phút hay sinh hoạt cuối tuần, sau khi giải quyết
xong các nội dung công việc khác, giáo viên chủ nhiệm có thể tuyên truyền,
giáo dục học sinh theo chủ đề này. Nội dung tuyên truyền cụ thể như sau:
* Khuyến cáo các em học sinh không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những
nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước.
* Nếu biết bơi, chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ
các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
* Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ,
đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục.
Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển. Điều này cũng khá nguy hiểm
vì sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng ta sẽ bị sóng đánh úp,
những cơn sóng dồn dập khiến ta không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uống
nước nhiều, mất sức.
* Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tịên giao
thông đường thuỷ như mặc áo phao.
* Một số kĩ năng cần biết để phòng ngừa, xử lý tai nạn đuối nước. (Cụ thể xem
phụ lục 1)
3. Giải pháp 3. GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn trong nhà trường nhằm
tăng cường vai trò của giáo viên bộ môn trong công tác tuyên truyền
* Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ GVBM trong việc giáo dục các kĩ
năng về đuối nước bảo vệ sự an toàn cho học sinh. Khéo léo lồng ghép những
kiến thức, kĩ năng cơ bản, cách xử lí đuối nước trong một số bài giảng của mình.
* Tất cả các giáo viên cần hành động thiết thực, kết hợp cùng BGH nhà trường
và GVCN để nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với học sinh.
* Tăng cường tuyên truyền trong các tiết tự chọn, các buổi ngoại khóa, sinh hoạt
tập thể,...
* Thu thập tài liệu, câu hỏi tìm hiểu về cách phòng, chống, xử lí tai nạn đuối
thêm kiến thức, kĩ năng phòng, chống đuối nước, kĩ năng cứu đuối.
4. Giải pháp 4. GVCN phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội để nâng
cao hiệu quả tuyên truyền cho học sinh
Vấn đề đuối nước ở học sinh năm nào cũng được nhắc đến nhưng vẫn
không hề giảm. Chính vì vậy, chúng ta cần có các giải pháp phòng chống tai nạn
đuối nước thiết thực và hiệu quả hơn bằng cách nâng cao nhận thức của phụ
11
huynh về phòng, chống đuối nước.
Cần khẳng định rằng, vấn đề quan trọng nhất để giảm nguy cơ đuối nước
ở học sinh chính là ở các bậc làm cha, làm mẹ, bởi lơ là đối với các em đồng
nghĩa với thảm họa đuối nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các gia đình cần tạo
môi trường an toàn, cần quan tâm sát sao tới các em trong các cuộc vui chơi,
tham quan, picnic vào các dịp nghỉ hè hay tham gia giúp bố mẹ việc đồng áng
trong thời tiết oi bức vào mùa hè, hoặc tổ chức vui chơi bóng đá các em sẽ rủ
nhau tắm sông, hồ, ao, suối dễ bị chuột rút kể cả biết bơi hay không biết bơi,
hoặc kể cả những nơi nước cạn,.... Khi cho các em tham gia các cuộc vui chơi
picnic phải có sự giám sát của người lớn. Ngoài việc thường xuyên giám sát con
cái, cha mẹ cần chủ động dạy cho các em biết bơi và giải quyết các tình huống
nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước. Vì thế, tôi thường trao đổi nội
dung này với phụ huynh học sinh để kết hợp giáo dục các em.
Bên cạnh đó, cần từng bước đưa môn bơi an toàn vào trong trường học
một cách rộng rãi, đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy bơi. Trong cộng đồng cần
đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống đuối nước ở học sinh với nhiều
hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với cha mẹ học sinh.
Mọi người trong cộng đồng xã hội cũng cần tìm hiểu kiến thức, kĩ năng sơ
cứu người bị đuối nước đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra.
5. Giải pháp 5. GVCN kết hợp với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường
để trang bị cho học sinh một số kĩ năng xử lí khi gặp tai nạn đuối nước
trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá
5.1. Hướng dẫn kĩ năng bơi trong trường học
Bơi không chỉ là một môn thể thao rất tốt cho sự phát triển cơ thể một
cách toàn diện, bơi lội còn là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất
phải trang bị cho học snh. Nhưng một số báo cáo lại cho thấy rằng, trong các tai
nạn thương tích ở học sinh thì đuối nước đang chiếm tỷ lệ gần như cao nhất.
Thực tế này đặt ra một vấn đề đáng quan tâm đó là việc đưa môn bơi lội trở
thành một trong những bộ môn giáo dục trong nhà trường. Trang bị kỹ năng
sống, kỹ năng tự giảm thiểu rủi ro cho bản thân là việc nên làm song song với
việc trang bị kiến thức văn hoá cho tương lai của đất nước…
5.1.1. Học bơi: theo 5 mức
- Mức 1: Giải thích tại sao bơi lội lại khó với nhiều người, và đề ra cách
chữa trị bệnh khó học bơi.
- Mức 2: Tập thở - kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của bơi lội.
- Mức 3: Tập thả nổi.
- Mức 4: Tập bơi chìm đầu (lặn).
- Mức 5: Tập bơi ếch cơ bản.
Mỗi phần thực hành thường chỉ khoảng 60 đến 90 phút tập cho mỗi kiểu
bơi, tuỳ vào người tập bơi.
5.1.2. Chuẩn bị:
Nơi tập bơi – Chọn một hồ có nước cạn, tốt nhất là ngang ngực.
Dụng cụ : có khá nhiều loại dụng cụ hỗ trợ tập bơi có thể mua để tập càng
12
tốt, không có cũng không sao nhưng tối thiểu cần có một kính bơi để bảo
vệ mắt cũng như nhìn ngó khi tập bơi, tránh đụng chạm mọi người.
5.1.3. Tự học bơi ếch
Nói chung bơi ếch là một sự kết hợp 3 động tác tay, chân và thở lặp lại
theo chu kỳ đều đặn. Nó gần như một phản xạ tương tự như tập chạy xe đạp, ban
đầu chưa quen sẽ vấp váp nhưng khi đã biết thì cả đời cũng không bao giờ quên
được.
Để tập bơi thì quan trọng nhất là phải chiến thắng được nỗi lo sợ nước.
(Xem cụ thể ở phụ lục 2)
5.2. Sáu bước tập bơi cụ thể như sau
5.2.1. Bước 1. Trước tiên bạn phải tạo cho mình cảm giác thoải mái trong nước.
Chọn một địa điểm mà không có sóng và có độ sâu kha khá. Đây có thể là nơi
an toàn nhất để bắt đầu tập bơi. Nếu như bạn có 1 người hướng dẫn giỏi đi kèm
thì còn gì bằng, người này sẽ thông báo cho bạn biết nếu bạn bơi vào nơi không
an toàn. Và lời khuyên chân thành là bạn nên nhờ 1 người biết bơi đi theo bạn,
đề phòng mọi bất trắc xảy ra.
5.2.2. Bước 2. Đi sâu hơn vào trong nước cho đến khi mực nước gần như là lên
đế đầu của bạn. Điều này cho phép bạn trải nghiệm cách thức cơ thể của bạn làm
việc dưới nước như thế nào, và luôn đảm bảo rằng bạn sẽ cảm thấy an toàn khi
đặt chân xuống. Thực hành đi bộ và di chuyển cơ thể dưới nước bằng nhiều cách
khác nhau.
5.2.3. Bước 3. Đây là bước cần có sự can đảm của bạn. Hãy hít thật sâu trước
khi cho đầu của bạn bị ngập nước, bây giờ là lúc bạn phải nín thở và nhắm mắt
lại và bắt đầu hụp xuống nước. Đeo kính có thể giúp cho nước không vào mắt
khi bạn mở mắt và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Điều quan trọng là bạn không
được để nước vào mũi. Khi bạn cảm thấy thoải mái và thuận tiện với thao tác
này, hãy uốn cong đầu gối của bạn và nhún đầu vào nước. Bạn có thể thở ra
trong khi đang bơi trong nước và hít thở khi nhô lên khỏi mặt nước.
5.2.4. Bước 4. Tập nổi trên mặt nước: cơ thể của chúng ta luôn nổi trên nước, vì
thế bạn có thể thực hành điều này bằng cách giữ hơi thở của bạn và thư giãn cơ
thể. Chân của bạn có thể sẽ nổi lên và đầu của bạn sẽ uốn cong xuống vào trong
nước, nhưng cơ thể của bạn sẽ không chìm. Đây là một cách tuyệt vời để thực
hành bởi vì bạn có thể nổi trên mặt nước một thời gian khá dài, mà không cần
phải bơi. Chỉ cần nghỉ ngơi, và thực hành làm cách nào để di chuyển khuôn mặt
của bạn lên khỏi mặt nước bất cứ khi nào bạn cần phải thở (cố gắng làm điều
này mà không cần đặt chân xuống, để bạn biết rằng bạn có thể thực hiện điều
này ở một nơi khác có mực nước sâu hơn).
5.2.5. Bước 5. Hãy nhận biết rằng phần còn lại của bơi lội là cách sử dụng các
phương pháp khác nhau để di chuyển cơ thể của bạn trong nước. Cơ bản nhất là
phong cách bơi trực giác (gọi là "doggy paddle"), đây là cách bơi thân thuộc của
hầu hết mọi người. Khi bạn cảm thấy mình nổi thoải mái trong nước rồi, hãy thử
13
chuyển động chân và cánh tay của bạn mà không cần chạm vào mặt đất, và xem
bạn có thể đẩy mình về phía trước không?
5.2.6. Bước 6. Đạp chân của bạn lên và xuống một cách nhanh chóng, và có lẽ
bạn sẽ thấy mình di chuyển về phía trước mạnh mẽ hơn nữa. Khi bạn cảm thấy
thoải mái với giai đoạn này, bạn đã sẵn sàng để tìm hiểu một số cách bơi khác cụ
thể hơn.
5.3. Một số kỹ năng cứu người khi đuối nước
Nếu không thể cứu người đuối nước được do không đủ sức, không có khả
năng, . . . thì cần “kêu cứu thật to” nhờ người hỗ trợ.
Người sắp chết đuối thường rất hoảng loạn nên có một ý chí giành giật
mạng sống vô cùng quyết liệt, do đó họ vùng vẫy với một sức mạnh ghê gớm và
ôm cứng tất cả những gì có trong tầm tay, nhất là khi thấy có người cứu hộ xuất
hiện, họ liền tìm cách ôm chặt lấy. Vì thế, việc cứu hộ sẽ vô cùng khó khăn. Phải
xác định là có đủ khả năng khống chế được nạn nhân, lúc ấy mới tiếp cận nạn
nhân, nếu không cả hai sẽ bị nguy hiểm tới tính mạng.
- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần bình tĩnh, hô hoán,
kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng
thời, cần nhanh chóng tìm bất kì vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây
sào, phao, áo, quần, dây nịt,… Hãy cho những người bị đuối nước bám vào các
vật dụng này để người trên bờ kéo dần vào. Như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quả
hơn. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và
không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
- Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếu
trong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người nạn nhân để cho
dịch thoát khỏi đường thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim,
phổi bằng cách: Đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cáchlấy tay bịt
mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín mệng nạn nhân thổi một hơi dài
rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy. Sau đó tiến hành ép tim lồng
ngực bằng cách đan hai tây vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực
trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp – 30 lần ép
tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ
sở y tế. Và thực hiện các việc làm sau:
5.3.1. Vớt người
- Mặc dù có biết bơi hay không, khi gặp một người bị té xuống nước sâu, ta phải
biết kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp. Nhưng luôn luôn phải để ý tới
nạn nhân và cố gắng với sáng kiến và khả năng của mình tìm tòi mọi cách để vớt
họ lên.
- Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ, không phải lúc nào cũng có sẵn phao cứu
hộ bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào... hoặc xa hơn một
chút thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên được trên
mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn... đều có thể
dùng cứu họ được. Ta hãy thực hiện bằng cách níu chặt lấy một thân cây, một
mô đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn
14
nhân nắm lấy và lôi vào bờ.
- Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.
- Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền cho nạn
nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy, hoặc
trong trường hợp khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước
cứu họ và dìu lên thuyền.
- Khi không có vật gì nơi tay mà một đứa bé đang bị ngộp ở chỗ không sâu lắm,
tốt hơn hết là dùng áo của mình, quăng cho nạn nhân bám lấy và kéo vào bờ.
- Trường hợp nếu bạn bơi giỏi, nạn nhân ở xa bờ không thể dùng gậy hoặc sào,
phải cởi quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn cái áo (để hai tay không vướng
víu) bơi nhanh về phía nạn nhân, đến gần cầm chạt tay áo,tung thân áo cho nạn
nhân nắm lấy, rồi vừa bơi vừa kéo họ vào bờ. Nếu được nên tự trang bị cho
mình một phao cứu hộ, hoặc bất kỳ một vật gì có thể nổi được như một trái banh
da chẳng hạn.
- Nếu có dây dài, ta nên cột một đầu vào một điểm nào đó thật chắc chắn trên
bờ, đầu kia buộc thật nhanh vào người bằng gút ghê đơn (nhớ chừa một đoạn
khoảng 2m để cột ngang người nạn nhân), bơi tới chỗ nạn nhân, đưa họ nắm và
kéo vào bờ.
- Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thoát.
Theo kinh nghiệm cho thấy, lời nói trấn an của người cứu hộ rất quan trọng. Lời
nói kịp thời của chúng ta đã cứu được nạn nhân 50% rồi, vì họ ổn định được tâm
lý và bớt uống nước.
Lưu ý: nên nhớ rằng, giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải
pháp cuối cùng. Bởi vì thực tế đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa
hiểu biết về các phương pháp cấp cứu thủy nạn, nên bị nạn nhân ôm cứng và cả
hai cùng chết chìm.
Một số phương pháp cấp cứu nạn nhân đuối nước:
* Phương pháp một:
Nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ở phía sau nạn nhân, một tay dùng
để bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua nách bên kia. Bơi kiểu nhái đưa
họ vào bờ.
Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng làm cho nạn nhân được an
toàn tuyệt đối.
Điều kiện: người được cứu phải khá tỉnh táo và có biết bơi đôi chút.
Lưu ý quan trọng: không được ăn no khi xuống bới. Bởi vì lúc no bụng
mà xuống nước, máu sẽ dồn về khoang bụng để chống lại với cái lạnhcách biệt
bên ngoài (chênh lệch khoảng trên dưới 100C). Điều đó làm cho não bị thiếu
máu, gây ra buồn ngủ, thậm chí bị choáng váng. Hãy cố gắng nghỉ ngơi ít nhất
là 2 giờ sau khi ăn rồi mới được xuống nước bơi.
* Phương pháp hai: Nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên, như thế
mũi (cơ quan hô hấp) của nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi mặt nước. Phương
pháp này dùng cho những nạn nhân có cơ thể hơi mập. Người cứu hộ có thể
dùng tay còn lại để bơi vào bờ cho nhanh.
15
* Phương pháp ba: Từ phía sau, người cứu hộ dùng tay nắm ngay chùm tóc
phía trên trán, giựt ngửa đầu nạn nhân ra đằng sau. Phương pháp này dùng để
cứu các bạn nữ rất có lợi.
* Phương pháp bốn: Nắm cổ áo, nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo mà ta
lại không có thời gian cởi ra kịp dưới nước.
* Phương pháp năm: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng hai tay ta
nâng đầu nạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng hai chân và kéo vào bờ.
* Phương pháp sáu: Nếu nạn nhân có trọng lượng nhẹ hơn ta và đã bất tỉnh. Ta
có thể bơi ngửa, dùng ngực để đỡ đầu nạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng
hai chân và kéo vào bờ.
5.3.2. Xóc nước - Hô hấp nhân tạo
* Xóc nước. Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ mà nạn nhân đã bị bất
tỉnh, thì hãy xem thử họ có còn thở hay không. Nếu như họ còn thở thì chỉ cần
xóc nước. Nếu hết thở thì làm hô hấp nhân tạo ngay. Muốn xóc nước thì ta làm
như sau: : Đưa nạn nhân lên cao rồi xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc
những vật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp.
* Hô hấp nhân tạo
+ Phương pháp thổi ngạt qua miệng
Cách xử trí: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, cà
vạt . . . Nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế,
giường . . . , để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác. Nếu trong miệng và cổ
họng nạn nhân có vướng vật gì, hãy vấn vải vào đầu ngón tay và móc sạch ra,
sau đó lau miệng nạn nhân cho sạch. Phương pháp thao tác : Kéo đầu nạn nhân
ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy hàm dưới để cho miệng nạn nhân mở ra. Sau đó
dùng bản tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịt mũi họ lại bằng ngón trỏ và ngón
giữa. Bàn tay kia dùng banh hàm nạn nhân và kéo miệng cho mở ra. Sau đó cần
hít vào đầy lồng ngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi
hơi thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên, mấy hơi đầu
cần thổi thật mạnh. Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra. Lặp lại động
tác trên với nhịp độ 12 lần trong một phút đối với người lớn và 20 lần một phút
đối với trẻ em.
+ Phương pháp thổi ngạt và xoa bóp tim
Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên
lồng ngực nơi xương ức nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân xuống rồi từ từ
buông ra, làm theo chu ky : khoảng thời gian từ 14 - 15 giây, chúng ta ép ngực
nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần. Sau mỗi 4 chu kỳ chúng ta kiểm tra
mạch và hơi thở của nạn nhân một lần.
5.3.3. Ủ ấm - Chống choáng
Khi nạn nhân vào bờ mà còn tỉnh táo, hoặc sau khi xóc nước và làm hô
hấp nhân tạo, nạn nhân đã tỉnh lại, hãy thay quần áo khô cho họ, dùng chăn để ủ
ấm và cho họ uống trà nóng hay cà phê nóng.
5.3.4. Biện pháp hữu hiệu khi không biết bơi có thể sống sót
Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể
16
sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:
- Bình tĩnh và nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để
phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
- Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập
bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt
nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước
người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
- Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng
to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi,
hoặc bằng mồm.
Khi thực hiện ngoại khóa HS rất chú ý, có nhiều câu hỏi thú vị; các em
nhiệt tình tham gia và thực hành một số kĩ năng cơ bản.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
1.1. Đối với hoạt động giáo dục
Góp phần đổi mới trong công tác giáo dục, giáo dục kĩ năng bơi cho học
sinh. Có thể chưa có điều kiện để dạy bơi trực tiếp cho học sinh, nhưng học sinh
sẽ có thêm kiến thức và kĩ năng bơi lội.
Chất lượng hoạt động giáo dục được nâng cao, học sinh được rèn luyện
nhiều kĩ năng bổ ích, trong đó có kĩ năng bơi lội, phòng - chống tai nạn đuối
nước và kĩ năng cứu đuối.
Thúc đẩy hoạt động giáo dục lên một tiến trình mới và làm phong phú
thêm hoạt động giáo dục của nhà trường cũng như hiểu biết của học sinh và giáo
viên về những vấn đề quan trọng liên quan đến đuối nước.
1.2. Đối với bản thân
Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn ý thức được vai trò trách
nhiệm của mình trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, trong đó đặc
biệt chú trọng giáo dục nhằm nâng cao kĩ năng, ý thức phòng chống tai nạn đuối
nước cho các em nhất là trong mùa mưa bão qua những buổi sinh hoạt lớp, sinh
hoạt 15 phút đầu giờ. Không những là một giáo viên chủ nhiệm mà bản thân tôi
là một giáo viên giảng dạy ở các lớp tôi ý thức được vấn đề cấp thiết trong công
tác tuyên truyền phòng chống những tai nạn rủi ro trên sông nước có thể xảy ra
vào các kì nghỉ hè hằng năm đối với học sinh của mình. Trong những tiết tự
chọn nhất là vào dịp cuối năm học, tôi đã tích hợp thông tin tuyên truyền giáo
dục kĩ năng phòng tránh những rủi ro bất thường mà các em có thể gặp phải nhất
là tai nạn đuối nước.
Bản thân cũng rút ra được nhiều bài học bổ ích từ công tác tuyên truyền
phòng - chống và xử lí tai nạn đuối nước.
1.3. Đối với đồng nghiệp
Mỗi giáo viên đều rút ra được nhiều kinh nghiệm từ công tác tuyên
truyền phòng - chống và xử lí tai nạn đuối nước. Trang bị những kiến thức quan
17
trọng cần thiết, trong mỗi giờ học đều có thể lồng ghép kiến thức về kĩ năng
sống vào giảng dạy cho học sinh của mình.
Mỗi giáo viên cũng đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong hoạt động giảng
dạy của mình cho học sinh. Giúp học sinh có một môi trường học tập không khô
khan, rập khuôn sách vở mà phong phú hơn với nhiều kiến thức, kĩ năng sống
nói chung, kĩ năng phòng - chống và xử lí tai nạn đuối nước nói riêng.
Các đồng nghiệp đều đánh giá cao đề tài của tôi và 100% giáo viên nhận
xét đây là đề tài có hiệu quả thiết thực.
1.4. Đối với nhà trường
Chất lượng hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường phong phú
hơn, hiệu quả hơn. Mỗi giáo viên đều năng nổ tìm hiểu kĩ lưỡng vấn đề để ghóp
thêm kiến thức cho bản thân, giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức, kĩ năng
sống của bản thân. Góp phần xây dựng trường học thân thiện - HS tích cực.
2. Hiệu quả của SKKN đối với học sinh
Các nội dung tuyên truyền về phòng, chống đuối nước trong các buổi sinh
hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt tập thể đều được học sinh ủng hộ. Các em chăm
chú lắng nghe, thảo luận, nêu câu hỏi, đưa ra nhiều tình huống và giải quyết các
tình huống một cách sôi nổi, hào hứng,…
Khi hiểu rõ hơn về tình trạng đuối nước hiện nay, số lượng học sinh tự ý
tắm sông, suối đã giảm rõ rệt. Các em đã có ý thức tốt đối với sự nguy hiểm do
đuối nước khi không đủ kiến thức về bơi lội.
Tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ bằng hình thức là chọn ba lớp
10B7, 11A1 và 12C2, (trong đó lớp 11A1 và 12C2 đã được tuyên truyền một số
kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước, còn lớp 10B7 thì chưa được tuyên
truyền) để kiểm tra, so sánh mức độ nhận biết kĩ năng và phòng, chống tai nạn
đuối ở các em đến đâu thông qua một số câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1. Đuối nước là gì?
Câu hỏi 2. Tại sao vấn đề đuối nước là vấn đề quan trọng cần được quan tâm?
Câu hỏi 3. Nguyên nhân dẫn đến đuối nước?
Câu hỏi 4. Thực trạng của tai nạn đuối nước đang ở mức độ nào?
Câu hỏi 5. Chúng ta cần phải là gì để phòng, tránh tai nạn này?
Câu hỏi 6. Cách xử lí khi gặp tai nạn đuối nước?
Câu hỏi 7. Các kĩ năng cần trang bị để bảo vệ an toàn của bản thân khỏi tai nạn
đuối nước?
Câu hỏi 8. Phương pháp cứu người khi bị đuối nước?
Câu hỏi 9. Trong trường hợp nếu bạn của bạn bị đuối nước mà xung quanh
không có người thì bạn cần phải làm gì?
* Kết quả thu được:
Tỉ lệ học sinh đạt được điểm
STT Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
1 12C2 39
89,7%
10,3%
0%
0%
0%
2 11A1 50
82%
12%
6%
0%
0%
3 10B7 40
5%
15%
22,5%
32,5%
25%
18
Phần C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao kĩ năng, ý thức
phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh thông qua các hoạt động, để học
sinh cảm nhận, ý thức hình thành kĩ năng tự cứu sống bản thân khi gặp bất
thường dưới nước; thực hiện phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt công
tác xã hội hóa trong việc giáo dục nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học sinh,
trong đó kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh rất cần thiết.
- Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao kĩ năng, ý thức phòng chống tai nạn
đuối nước cho học sinh trong trường học ghóp phần rèn luyện, hình thành cho
học sinh sống có trách nhiệm hơn với bản thân, với mọi người xung quanh, biết
lựa chọn phương pháp, kĩ năng phù hợp, ứng phó với các tình huống có thể xảy
ra trong cuộc sống khi gặp sông nước, giảm bớ tỉ lệ chết đuối đang là nỗi lo đau
lòng của gia đình, nhà trường và xã hội.
- Tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng phòng, chống tai
nạn đuối nước nói riêng còn tạo được mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa Thầy
và trò, giữa gia đình - nhà trường và xà hội, góp phần tạo được sự hứng thú, tự
tin, chủ động, sáng tạo trong học tâp, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Học sinh được giáo dục kĩ năng sống trên đây sẽ xác định được bổn phận và
nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hôi.
- Tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng phòng, chống tai
nạn đuối nước nói riêng cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung
nâng cấp, rút kinh nghiệm để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động
mà người trưởng thành cũng cần phải học.
- Tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sống trên đây cho học sinh phải thường xuyên,
cập nhật kịp thời để các em có kĩ năng tự tin ứng phó hay cứu giúp người thân
nếu chẳng may có bất thường xảy ra khi gặp đuối nước, trước hết là để tự cứu
bản thân, sau là biết cách xử lí tình huống khi người thân bị tai nạn đuối nước ở
mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng thường xuyên càng tốt đối với học sinh, đặc
biệt là kì nghỉ hè sắp đến, và vào mùa mưa lũ hằng năm.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
* GVCN nên kết hợp lồng ghép hoạt động phòng tránh đuối nước vào các
hoạt động ngoại khoá của nhà trường, đặc biệt là trước khi học sinh được nghỉ
hè để nâng cao nhận thức, tập huấn, phát triển kĩ năng bơi cho học sinh, đặc biệt
là những địa bàn hay bị ngập lụt, nhiều sông suối, ao hồ. Mỗi học sinh sẽ được
trang bị kiến thức về cách phòng, chống tai nạn đuối nước. Ví dụ như; chúng ta
có thể học kĩ thuật bơi tự cứu. Người ta vốn nghĩ bị chết đuối là do không biết
bơi, nếu không muốn chết đuối phải học bất kì một kiểu bơi nào đó như bơi ếch,
nơi sải, bơi ngửa,…Nhưng trên thực tế, nhiều người biết bơi, kể cả người bơi
giỏi nhưng chỉ vì chủ quan, hoặc chuột rút, hay mắc bệnh về tim mạch,…vẫn có
thể bị đuối nước. Vì vậy ngoài giáo dục tuyên truyền nâng cao với phương châm
“phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần một cách khác để phòng chống đuối nước. Kĩ
19
thuật bơi tự cứu là một cách giúp mọi người sống sót được khi bị đuối nước dù
chưa hề biết bơi. Đó là kĩ thuật bơi tự cứu.
* Ngoài việc rèn luyện kĩ năng sống lồng ghép trong các giờ dạy trên lớp,
HS còn được nhà trường tuyên truyền vào các buổi ngoài giờ, các buổi chào cờ,
ngoại khoá và cần phải tuyên truyền thường xuyên cho tất cả giáo viên, HS.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Với các cấp quản lí: Quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền , giáo dục kĩ
năng, ý thức phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh. Tăng cường công tác
xã hội hóa, tham mưu với địa phương đầu tư xây dựng bể bơi tại các trường học
hoặc cụm trường phục vụ dạy và học bơi cho học sinh, nhằm hạn chế tình trạng
học sinh đuối nước.
- Với các đoàn thể trong nhà trường: Cần sự hợp tác, hỗ trợ của đoàn thể trong
nhà trường trong công tác giáo dục kĩ năng phòng, chống đuối nước cho học
sinh.
- Với giáo viên: Cần được trang bị kinh nghiệm, kĩ năng nói trên để góp phần
trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả kĩ năng phòng, chống đuối
nước cho học sinh.
- Thay vì nhồi nhét nhiều nội dung, những kiến thức không cần thiết. Hãy đưa
vào một số nội dung trong sinh hoạt lớp như dạy kĩ năng sống, kĩ năng bơi và kĩ
năng an toàn dưới nước. Nhà trường cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá, công tác
dạy bơi.
- Tạo ra sân chơi bổ ích, hấp dẫn, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sống nói
chung và kĩ năng phòng - chống, xử lí tai nạn đuối nước nói riêng. Góp phần tạo
nền tảng vững chắc giúp học sinh phát triển toàn diện.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong công tác tuyên truyền, giáo
dục kĩ năng sống nói chung và giáo dục kĩ năng phòng chống đuối nước nói
riêng cho học sinh được rút ra từ thực tế thương tâm, xót xa, làm đau lòng biết
bao nhiêu gia đình, nhà trường và xã hội đang được xã hội quan tâm đặc biệt là
nghành Giáo dục. Rất mong nhận được những ý kiến đóng ghóp của quý thầy cô
và các bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tôi, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết đề tài
Nguyễn Thị Thức
20
MỤC LỤC
Trang
MỞ
1
Phần
A.
ĐẦU.........................................................................................
I.
LÍ
DO
CHỌN
ĐỀ
TÀI...............................................................................
II.
MỤC
ĐÍCH
NGHIÊN
CỨU
CỦA
ĐỀ
TÀI.............................................
III.
ĐỐI
TƯỢNG
NGHIÊN
CỨU
CỦA ĐỀ
TÀI...
………………………...
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......
………………….
Phần
B.
NỘI
DUNG
SÁNG
KIẾN
KINH
NGHIỆM....................................
I.
CƠ
SỞ
LÍ
LUẬN.......................................................................................
1. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh nói chung và kĩ năng phòng chống đuối nước
nói
riêng...........................................................................................................
....
1.1.
Vai
trò
của
nhà
trường............................................................................
1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền phòng,
chống
đuối
nước
cho
học
sinh.......................................................................
2. Đuối nước và một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước
2.1.
Đuối
nước
là
gì ?.....................................................................................
2.2.
Nguyên
nhân
dẫn
đến
tình
trạng
đuối
nước...........................................
II.
THỰC
TRẠNG
CỦA
VẤN
ĐỀ...............................................................
1.
Thực
trạng
chung.......................................................................................
2. Một số những khó khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền phòng,
chống
tai
nạn
đuối
nước
của
nhà
trường
hiện
nay.........................................
2.1.
Công
tác
tuyên
truyền
của
nhà
trường....................................................
2.2.
Khó
1
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
5
6
6
8
8
8
21
khăn.................................................................................................
2.3.
Nguyên
nhân...........................................................................................
III.
CÁC
GIẢI
PHÁP
GIẢI
QUYẾT
VẤN
ĐỀ.............................................
1. Giải pháp 1. Tăng cường vai trò của BGH nhà trường trong công tác
tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối
nước
cho
học
sinh..........................................................................................
2. Giải pháp 2. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong công
tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn đuối nước cho học
sinh.....................
3. Giải pháp 3. GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn trong nhà trường
nhằm tăng cường vai trò của giáo viên bộ môn trong công tác tuyên
truyền
4. Giải pháp 4. GVCN phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội để
nâng
cao
hiệu
quả
tuyên
truyền
cho
học
sinh................................................
5. Giải pháp 5. GVCN kết hợp với các tổ chức Đoàn thể trong nhà
trường để trang bị cho học sinh một số kĩ năng xử lí khi gặp tai nạn đuối
nước
trong
các
buổi
sinh
hoạt
ngoại
khoá..............................................................
5.1.
Hướng
dẫn
kĩ
năng
bơi
trong
trường
học...............................................
5.2.
Sáu
bước
tập
bơi
cụ
thể ..........................................................................
5.3.
Một
số
kỹ
năng
cứu
nước...................................................................
người
khi
đuối
9
9
9
11
11
11
12
12
13
14
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
17
Trang
1. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
17
nghiệp
và
nhà
trường.....................................................................................
2.
Hiệu
quả
của
SKKN
đối
với
học
18
sinh........................................................
Phần C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN
19
NGHỊ.........................................................
I.
KẾT
19
LUẬN................................................................................................
II.
BÀI
HỌC
KINH
19
NGHIỆM......................................................................
III.
KIẾN
NGHỊ,
ĐỀ
20
XUẤT ........................................................................
22
TÀI
LIỆU
THAM
KHẢO.............................................................................
PHỤ
LỤC......................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khi chuẩn bị đề tài trên tôi đã sử dụng những tài liệu tham khảo sau:
23
1. Văn bản của Bộ GD&ĐT (số tư liệu: 1761/BGDĐT-CTHSSV, Ban hành
ngày 21/4/2016) gửi các sở GD&ĐT, chỉ đạo tăng cường giáo dục, tuyên truyền
phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh.
2. Gíao trình bơi lội, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, xuất bản năm 2004.
3. Nhà sách NAM TRUNG YÊN, Sách "DẠY CON TẬP BƠI", TS Phạm Anh
Tuấn, Gíam đốc Trung tâm E - Bơi, Hà Nội 12/5/2015.
4. Gíao trình bơi lội - Biên soạn: PGS Nguyễn Văn Trạch, TS Nguyễn Sĩ Hà,
GV Phạm Ngọc Hân. (Lưu hành nội nội bộ năm 2006).
5. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm E - Bơi.
6. Các tư liệu thông tin trên báo, mạng internet, đài phát thanh truyền hình về
các tai nạn xảy ra trên sông nước….
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
THPT
BGH
HS
GVCN
GVBM
SKKN
Trung học phổ thông
Ban giám hiệu
Học sinh
Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên bộ môn
Sáng kiến kinh nghiệm
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Một số kĩ năng cần biết để phòng ngừa xử lý tai nạn đuối
nước
Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có
lối thoát khi gặp nguy hiểm không.
Để phòng ngừa đuối nước, học sinh cần phải học bơi, tham gia các lớp
học bơi thường tổ chức vào mùa hè, rèn luyện kĩ năng bơi lội và rèn luyện kĩ
năng phòng chống đuối nước.
Nên khởi động trước khi xuống nước để tránh các trường hợp như chuột
rút,…sẽ dẫn đến đuối nước.
Không chỉ kĩ năng phòng ngừa tai nạn đuối nước mà cách xử lí tai nạn
đuối nước cũng rất cần thiết. Bước sơ cứu tại chỗ và đúng kĩ thuật là những yếu
tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng của
người bị nạn.
Gặp một trường hợp đuối nước, cần biết một số kĩ năng sau:
- Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước, cần bình tĩnh, hô hoán,
kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng
thời cần nhanh chóng đưa họ bất cứ thứ gì có thể giúp họ bám vào, và nổi lên
được. Nếu chỉ có một mình và hai tay không, nếu không phải là một nhân viên
cấp cứu nhiều kinh nghiệm thì bơi ra cứu nạn nhân là điều mạo hiểm cho dù là
bơi giỏi. Vì trong cơn hoảng loạn cực độ, nạn nhân thường có khuynh hướng
24
vùng vẫy, níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cấp cứu và có nguy cơ làm
chết đuối cho cả hai.
- Tại nơi xảy ra tai nạn này: Cấp cứu ngay ở dưới nước, nắm tóc kéo đầu nạn
nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi
tỉnh và thở lại. Hoặc nhanh chóng quàng tay qua nách nạn nhân, hoặc kêu người
hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ. Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự
sống còn của nạn nhân, nếu xử lí chậm, nạn nhân bị thiếu oxy lên não rất khó xử
lí sau đó.
- Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền phải tiến hành ngay hô hấp
nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm
ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật ra
khỏi đường thở và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi xoa hay miếng gạc qua
miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực
tiếp vào miệng nạn nhân. Nếu tim ngừng đập phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng
hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100
lần/phút.
- Nếu có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim lồng ngực 10 –
15 nhịp.
- Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài
lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập và thở trở lại.
2. Phụ lục 2: Tự học bơi ếch
2.1. Bước 1: Tập thăng bằng trong nước.
Hãy đững dưới hồ cạn nước ngang ngực của mình, nín thở từ từ ngả
người tới phía trước, trườn lên nằm sấp lên mặt nước tay đưa ra phía trước,
chân duỗi thẳng giữ nguyên tư thế.
Đừng lo lắng vì mình đang ở chỗ rất cạn, cứ để cơ thể thả lỏng nín thở đến
khi hết hơi thì đứng lên. Cứ như vậy làm nhiều lần sẽ thấy cơ thể nổi lên trên
mặt nước, không ngả nghiêng tròng trành là thành công hãy tiếp tục thực hành
trong 15 phút.
2.2. Bước 2: Tập động tác tay.
Vẫn đứng ở vị trí nước cạn, hơi rùn chân xuống cho nước ngập ngang vai,
tay chắp trước ngực đưa tới quạt ngang một góc 45 độ hướng xuống phía dưới
chân sau đó tay lại về vị trí chắp trước ngực quạt xuống tiếp chu kỳ tay khoảng 2
giây một lần.
Mục đích của tay là để cho thân người nổi lên, đồng thời tiến tới, hãy thực
hành trong 15 phút.
Lưu ý khi quạt tay hãy khép các ngón tay để tạo lực nước nhiều hơn.
2.3. Bước 3: Tập động tác chân.
Vẫn chọn vị trí nước cạn ngang ngực, tay vịn thành hồ để tập động tác
chân như sau: Tay đu thành hồ sao cho người sấp nổi, chân rời đáy hồ đạp ra
phía sau chữ V một góc rộng gấp đôi vai, khi chân thẳng khép hai bàn chân
25