Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn địa lý lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.17 KB, 19 trang )

Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

A – PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lí do chọn đề tài.
Ngày nay, nền kinh tế - xã hội đã và đang gặt hái được những thành tựu
đáng kể, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân đã đạt tới một mức
độ nhất định thì nhu cầu du lịch là không thể thiếu.
Với sự hấp dẫn tiềm ẩn, du lịch Việt Nam đang được đánh thức, ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, tại
nhiều vùng, khu du lịch, điểm du lịch đã xuất hiện những tác động tiêu cực của
hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên và đời sống văn hóa xã hội của
nhân dân địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và hành vi của
những người làm du lịch và người tham gia du lịch chưa đúng đắn.
Xuất phát từ thực tế, đặc biệt năm 2017 Sầm Sơn được công nhận là thành
phố trực thuộc tỉnh Thanh Hóa , tôi nhận thấy lực lượng học sinh (HS), nhất là
học sinh Trung học phổ thông (THPT) là một lực lượng hết sức đông đảo tham
gia du lịch hiện nay. Và ý thức, hành vi của các em tác động không nhỏ đến tài
nguyên du lịch và môi trường du lịch. Vì vậy, việc giáo dục du lịch bền vững
(GDDLBV) cho các em là rất cần thiết.
Đó là lí do tôi đã lựa chọn đề tài “Tích hợp giáo dục du lịch bền vững
trong môn Địa lí 12 - THPT” để nghiên cứu.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Xác định các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo
dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 – THPT.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, do thời gian và kinh phí hạn
hẹp, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài để phục vụ dạy học Địa lí 12 THPT ban cơ bản.
III. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu đề tài nhằm giúp cho HS có nhận thức, thái độ, hành vi
đúng đắn đối với du lịch. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh giáo dục bảo vệ tài


nguyên du lịch mà còn rất chú trọng đến việc giúp các em có kĩ năng nhận xét,
đánh giá đúng đắn giá trị của tài nguyên. Từ đó đưa ra các biện pháp khai thác,
sử dụng một cách hợp lí mang lại hiệu quả cao nhất theo quan điểm phát triển
bền vững.
IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Thông qua các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như thu thập, đọc và
phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan cùng các phương pháp nghiên cứu
thực tiễn như PP khảo sát, điều tra thực tế, PP thực nghiệm sư phạm.

1


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

B – PHẦN NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận.
1. Một số khái niệm cơ bản.
- Khái niệm du lịch: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời
gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường
xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức văn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ.” (Theo “Tài nguyên và du lịch Việt Nam”,
nhà xuất bản giáo dục, 2001).
- Khái niệm phát triển du lịch bền vững (PTDLBV): Theo định nghĩa của
Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của
Liên hợp quốc tại Janeiro năm 1992 thì “PTDLBV là việc phát triển các hoạt
động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân
bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho
việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.” (Theo tạp chí Du lịch Việt
Nam, số 12/2014). PTDLBV chính là chìa khóa cho sự thành công lâu dài của

ngành du lịch.
- Giáo dục du lịch bền vững là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ
thống nhận thức về du lịch thông qua kiến thức du lịch cho một đối tượng nào
đó, tạm cho đối tượng có ý thức, thái độ đúng đắn đối với du lịch và các hoạt
động có liên quan, đồng thời trang bị những kỹ năng cần thiết, hiểu và đánh giá
đúng về du lịch cũng như các kỹ năng tham gia hoạt động du lịch. Giáo dục du
lịch bền vững là một công cụ quan trọng của sự PTDLBV trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng.
2. GDDLBV trong nhà trường bậc THPT.
2.1. Mục tiêu GDDLBV.
- Về kiến thức: Giúp cho HS thu nhận được những kinh nghiệm khác nhau
và có được sự hiểu biết cơ bản về du lịch, sự phát triển bền vững của du lịch và
các vấn đề có liên quan.
- Về kỹ năng: Giúp cho HS có được khả năng vận dụng kiến thức thu nhận
được trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về du lịch.
- Về thái độ: Giúp cho HS có được cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động
đúng đắn về du lịch và khi tham gia hoạt động du lịch.
2.2. Nội dung GDDLBV.
- Đặc điểm của tài nguyên du lịch: tính đa dạng, đặc sắc, độc đáo của tài
nguyên du lịch có sức hấp dẫn du lịch; khả năng khai thác nhiều lần của TNDL
đòi hỏi phải được khai thác hợp lý, quản lý chặt chẽ và có sự đầu tư thích đáng
để bảo vệ, tôn tạo và nâng cấp.
- Vai trò và lợi ích của cộng đồng địa phương đối với việc phát triển du
lịch.
- Ý thức và hành động đúng đắn đối với việc sử dụng, bảo vệ TNDL khi
tham gia các hoạt động du lịch, đảm bảo PTDLBV.

2



Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

- Hình thành và rèn luyện một số kỹ năng du lịch như: kỹ năng xác lập mối
quan hệ giữa tiềm năng – hiện trạng – xu hướng phát triển du lịch của một địa
phương, kỹ năng sử dụng bản đồ du lịch...
II. Thực trạng về GDDLBV ở trường THPT (lớp 12).
1. Về phía HS.
Qua điều tra thực tế cho thấy mức độ hiểu biết về du lịch của HS lớp 12 –
THPT hiện nay còn chưa nhiều và một số lượng không nhỏ chưa có ý thức tốt
trong việc bảo vệ TNDL. Mà đa số kiến thức về du lịch các em có được là tự tìm
hiểu qua sách báo, các phương tiện truyền thông. Vai trò của môn Địa lí và các
môn học khác trong việc giáo dục du lịch cho HS còn thấp.
2. Về phía GV.
Hiện nay còn khá nhiều GV có quan niệm chưa chính xác về GDDLBV.
Trong thực tế, việc thực hiện GDDLBV qua môn Địa lí ở trường THPT mới chỉ
là cung cấp các kiến thức du lịch thuần túy, còn về giáo dục thái độ, hành vi và
các kỹ năng du lịch cho HS chưa thực sự được chú ý.
Như vậy, qua kết quả điều tra nhận thấy thực trạng GDDLBV qua môn
Địa lí 12 – THPT hiện nay còn nhiều hạn chế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải
đẩy mạnh hơn nữa việc đưa nội dung GDDLBV vào quá trình dạy học môn Địa
lí ở trường THPT, đặc biệt là lớp 12, với những hình thức dạy học đa dạng và
hiệu quả.
III. Nội dung GDDLBV có khả năng tích hợp trong chương trình Địa lí 12 –
ban cơ bản THPT.

phầnChương –

Địa chỉ
tích hợp
Bài –

mục
Bài
mở
đầu
Mục
3

Hình thức tích hợp
Nội dung
Địa lí

Nội dung GDDLBV

Tích hợp
Toàn
phần

Bộ
phận

Định
hướng Quan điểm phát triển
ph¸t
triÓn du lịch bền vững ở
bÒn v÷ng, Việt Nam.
b¶o vÖ tµi
nguyªn m«i
trêng.

Bài 7 Ảnh hưởng của

địa hình đồi
mục núi với sự phát
triển du lịch.
3

Một số vùng núi là
các điểm du lịch nổi
tiếng của nước ta,
như: Đà Lạt, Sa Pa,
Yên Tử...

Liên hệ,
bổ sung

X

X

3


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

Bài 8 - Các dạng địa
hình ven biển
rất đa dạng.
- Sinh vật biển
đa dạng và
2.b.
giàu có.


Bài
14

1.b.

Bài
15
3.
Bài
16
1.
Bài
30

1.

- Có nhiều bãi biển
đẹp nổi tiếng như:
Nha Trang, Lăng
Cô...
- Nước ta có nhiều
tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái biển
và vấn đề bảo vệ các
hệ sinh thái biển.

X

Xây dựng và

mở rộng hệ
thống
vườn
quốc gia và các
khu bảo tồn
thiên nhiên.

Các vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên
nhiên nổi tiếng ở
nước ta: VQG Cúc
Phương, Cát Bà, U
Minh Thượng... là
những điểm du lịch
sinh thái hấp dẫn, vừa
có ý nghĩa bảo vệ đa
dạng sinh học, vừa
góp phần phát triển
du lịch bền vững

X

Chiến
lược
quốc gia về
bảo vệ tài
nguyên và môi
trường.

Phát triển du lịch đi

đôi với bảo vệ tài
nguyên du lịch và
môi trường nhằm
định hướng phát triển
du lịch bền vững.

X

Nước ta có 54
dân tộc sống ở
khắp các vùng
lãnh thổ của
đất nước.

Việt Nam có một nền
văn hóa đa dạng, giàu
bản sắc dân tộc, là
nguồn tài nguyên du
lịch nhân văn phong
phú và độc đáo.

X

Mạng
lưới
GTVT nước ta
phát triển khá
toàn diện, gồm
nhiều loại hình
vận tải khác

nhau.

GTVT phát triển
mạnh, đặc biệt là
ngành hàng không đã
tạo điều kiện thúc đẩy
cho ngành du lịch
phát triển nhanh
chóng, đặc biệt là sự
gia tăng lượng du

X

4


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

khách quốc tế.
Bài
31

- Khái niệm và
phân loại tài
nguyên du lịch.
- Tình hình
phát triển và
các trung tâm
du lịch chủ
yếu.


2.

Bài
32

5.

Bài
33

Vùng
biển
Quảng
Ninh
giàu tiềm năng,
tạo điều kiện
cho vùng phát
triển tổng hợp
kinh tế biển.

- Khái niệm tài
nguyên du lịch. Sự
phong phú, đa dạng
về tài nguyên du lịch
của địa phương và đất
nước.
- Du lịch Việt Nam
phát triển nhanh trong
những năm gần đây

với các trung tâm du
lịch lớn: Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Huế...
- Du lịch tỉnh Thanh
Hóa cũng có sự phát
triển vượt bậc với
một số điểm du lịch
quan trọng: Sầm Sơn,
thành nhà Hồ...
- Định hướng chiến
lược phát triển du lịch
bền vững và các giải
pháp chủ yếu.
- Du lịch biển đảo
đang đóng góp đáng
kể vào cơ cấu kinh tế,
thể hiện sự bền vững
về mặt kinh tế của
ngành du lịch.
- Vịnh hạ Long là di
sản thiên nhiên thế
giới.
- Vấn đề khai thác
hiệu quả và bảo vệ tài
nguyên du lịch, nhất
là giữ gìn di sản thế
giới.

- ĐBSH có bờ - Hải Phòng là một
biển dài hơn trung tâm du lịch biển

400 km, có quan trọng của vùng
tiềm năng lớn

X

X

X

5


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

1.

3.b.

Bài
35

Bài
36

2.b.

để phát triển du
lịch biển.
- ĐBSH có
nhiều di tích, lễ

hội, các làng
nghề
truyền
thống.
- Có thủ đô Hà
Nội là trung
tâm kinh tế văn hóa –
chính trị của
nước ta.

và trong cả nước.
- Tài nguyên du lịch
nhân văn phong phú
như: lễ hội Cổ Loa, lễ
hội chùa Hương, làng
gốm Bát Tràng...
- Hà Nội là một trong
ba trung tâm du lịch
lớn nhất cả nước.

Du lịch là một
ngành
tiềm
năng và trong
tương lai sẽ có
vị trí xứng
đáng trong nền
kinh tế của
vùng.


- Khai thác hiệu quả
các tiềm năng vốn có
để phát triển mạnh
ngành du lịch theo
hướng phát triển bền
vững.

Vấn đề phát
triển kinh tế
của vùng Bắc
Trung Bộ.

- Vùng có tài nguyên
du lịch phong phú, có
một số nơi được công
nhận là di sản thế
giới.
- Bảo vệ di sản thế
giới không chỉ có ý
nghĩa quốc gia mà
còn có ý nghĩa quốc
tế.

Phát triển du
lịch biển của
vùng
Duyên
hải Nam Trung
Bộ.


- Vùng có nhiều bãi
biển nổi tiếng như:
Mỹ Khê, Nha Trang...
- Đà Nẵng và Nha
Trang là những trung
tâm du lịch lớn của
vùng và cả nước.
- Đẩy mạnh phát triển
du lịch gắn liền với
việc bảo vệ môi

X

X

6


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

trường biển
PTDLBV.
Bài
39

3.d.

Bài
41


3.

Bài
42

1.b.

nhằm

Vấn đề khai
thác lãnh thổ
theo chiều sâu
trong phát triển
tổng hợp kinh
tế biển.

- Phát triển du lịch
biển với trung tâm du
lịch Vũng Tàu.
- Đẩy mạnh hoạt
động khai thác dầu
khí chú ý không làm
ảnh hưởng xấu đến
môi trường và hoạt
động du lịch biển của
vùng.

X

Việc sử dụng

và cải tạo tự
nhiên

ĐBSCL không
tách khỏi hoạt
động kinh tế
của con người.

- Du lịch sông nước
miền Tây Nam Bộ kết
hợp với những vườn
cây trái, các lễ hội
truyền thống tạo nên
nét đặc sắc trong hoạt
động du lịch của
vùng, đó là du lịch
miệt vườn.
- Cần phải sử dụng
hợp lí, bảo vệ và cải
tạo các nguồn tài
nguyên du lịch của
vùng.

X

- Nước ta có
nhiều điều kiện
thuận lợi để
phát triển du
lịch biển – đảo.

- Hiện trạng
phát triển du
lịch biển: các
trung tâm du
lịch biển được
nâng
cấp,
nhiều
vùng
biển, đảo mới
được đưa vào
khai thác.

- Có nhiều bãi biển
rộng, phong cảnh
đẹp, khí hậu tốt,
thuận lợi cho phát
triển du lịch biển gắn
liền với du lịch đảo
và các hoạt động nghỉ
dưỡng và thể thao...
- Các khu du lịch biển
quan trọng: Hạ Long
– Cát Bà – Đồ Sơn,
Nha Trang, Vũng
Tàu...
- Phát triển du lịch
biển đảo còn góp

X


7


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

phần khẳng định chủ
quyền của nước ta đối
với vùng biển và các
đảo, quần đảo.
Bài
44 45

Chủ
đề 5

Địa lí ngành du
lịch của tỉnh
Thanh
Hóa:
điều kiện phát
triển, tình hình
phát triển và
hướng
phát
triển.

- Tài nguyên du lịch
của tỉnh Thanh Hóa.
- Tình hình phát triển

ngành du lịch của
tỉnh.
- Phát triển du lịch
bền vững là một
trong những mục tiêu
quan trọng hàng đầu.
Sự bền vững thể hiện
ở 3 góc độ: kinh tế,
xã hội và môi trường.

X

IV. Một số giáo án soạn theo hướng đề tài nghiên cứu.
Giáo án 1:
TIẾT 34 - BÀI 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH.
(Dạng bài tích hợp một phần)
1. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, HS phải:
1.1. Về kiến thức:
- Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội
thương và ngoại thương.
- Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của
các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi
trường.
1.2. Về kĩ năng:
Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về các ngành nội thương ngoại
thương và du lịch.
Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung
tâm thương mại và du lịch (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế...)

1.3. Về thái độ, hành vi:
- Tăng thêm lòng yêu quê hương, đất nước.
- Có ý thức quảng bá tiềm năng du lịch, đồng thời bảo vệ môi trường và tài
nguyên du lịch của địa phương, đất nước.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

8


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

2.1. Giáo viên:
- Máy vi tính, máy chiếu.
- Bản đồ Du lịch Việt Nam.
- Atlat Địa lí Việt Nam tr24, 25.
- Một số hình ảnh hoặc video về hoạt động của thương mại và du lịch ở
nước ta.
2.2. Học sinh:
- SGK, vở, bút, thước kẻ.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
3.1. Ổn định tổ chức lớp.
3.2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
- Dựa vào bản đồ Giao thông vận tải Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm phát
triển của ngành GTVT nước ta.
- Chứng minh ngành viễn thông của nước ta có sự phát triển vượt bậc từ
sau Đổi mới đến nay.
3.3. Tiến trình bài học.(35 phút)
Mở bài:
GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến hoạt động thương mại và du

lịch ở nước ta (phụ lục 1), rồi yêu cầu HS cho biết “Đây là những hoạt động
kinh tế gì?”. HS trả lời. Sau đó GV dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1 : Thương mại:(15p)
1.Hoạt động: Cá nhân.
2.Phương pháp : HS làm việc với phương tiện trực quan.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Tìm hiểu hoạt động nội thương. ( thời 1. Thương mại.
gian 7 phút)
a) Nội thương.
B1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 31.1 - Cả nước đã hình thành thị trường
SGK tr137, nhận xét cơ cấu tổng mức thống nhất, hàng hóa phong phú, đa
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ dạng.
phân theo thành phần kinh tế của nước - Nội thương đã thu hút sự tham gia
ta.
của nhiều thành phần kinh tế, trong
B2: HS trả lời. HS khác bổ sung.
đó kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
trọng chủ yếu.
- Sự phát triển của nội thương thể
hiện rõ rệt qua tổng mức bán lẻ hàng
hóa của xã hội ngày càng tăng nhanh.
Tìm hiểu hoạt động ngoại thương.
b) Ngoại thương.
( thời gian 8 phút)
- Thị trường buôn bán ngày càng
B1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 31.2 được mở rộng theo hướng đa dạng
SGK tr138, nhận xét sự thay đổi cơ cấu hóa, đa phương hóa.
9



Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

giá trị xuất – nhập khẩu của nước ta giai Hoạt động ngoại thương nước ta có
đoạn 1990 – 2005. Căn cứ vào hình 31.3, sự chuyển biến rõ rệt về cán cân xuất
nhận xét tình hình xuất – nhập khẩu ở nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất
nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
nhập khẩu tăng nhanh.
B2: HS phân tích các hình, trả lời. HS
khác bổ sung.
B3: GV yêu cầu HS giải thích nguyên
nhân thúc đẩy sự phát triển ngoại thương
trong những năm gần đây.
B4: HS trả lời. HS khác bổ sung.
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 2: Du lịch:(20p)
1.Hoạt động: Nhóm/ cả lớp.
2.Phương pháp : HS làm việc với phương tiện trực quan.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Tìm hiểu tài nguyên du lịch. ( thời 2. Du lịch.
gian 12 phút)
a) Tài nguyên du lịch.
B1: GV nêu khái niệm tài nguyên du
- Gồm 2 nhóm: tài nguyên tự
lịch.
nhiên và tài nguyên nhân văn.
B2: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn và
- Tài nguyên du lịch nước ta

yêu cầu các nhóm dựa vào Atlat Địa lí phong phú, đa dạng.
Việt Nam tr25 (hoặc bản đồ Du lịch Việt (Sơ đồ hình 31.4 tr140 SGK)
Nam) và sơ đồ hình 31.4, nêu các ví dụ
về TNDL nước ta.
B3: Trong thời gian 5 phút, các nhóm
thảo luận, rồi viết các ví dụ vào từng
mẩu giấy, đồng thời 1 HS trong nhóm
dán vào từng cột theo từng loại TNDL ở
trên bảng.
B4: HS các nhóm nhận xét.
GV đánh giá kết quả làm việc của
từng nhóm, nhóm nào có nhiều ví dụ
đúng hơn sẽ thắng. Sau đó, GV có thể
chiếu cho HS xem một số hình ảnh các
điểm du lịch nôi tiếng của nước ta, đặc
biệt là các di sản thế giới (phụ lục 2) và
khái quát kiến thức.
Tìm hiểu thực trạng và định hướng b) Tình hình phát triển.
phát triển ngành du lịch nước ta. ( thời
- Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ
gian 8 phút)
90 thế kỉ XX đến nay nhờ chính sách
B1: GV yêu cầu HS quan sát hình 31.5 Đổi mới của Nhà nước.
và 31.6, trả lời các câu hỏi:
- Hình thành 3 vùng du lịch: Bắc
- Phân tích và giải thích tình hình Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và
10


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.


phát triển du lịch ở nước ta?
- Xác định các trung tâm du lịch có
ý nghĩa quốc gia và vùng trên bản đồ
B2: HS trả lời. HS khác bổ sung.
B3: GV trình bày khái niệm phát trỉển
du lịch bền vững: “PTDLBV là việc phát
triển các hoạt động du lịch nhằm đáp
ứng các yêu cầu hiện tại của khách du
lịch và người dân bản địa trong khi vẫn
quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo
các nguồn tài nguyên cho việc phát triển
hoạt động du lịch trong tương lai.”
(theo Tổ chức Du lịch thế giới năm
1992).
Sau đó GV yêu cầu HS cho biết các giải
pháp để PTDLBV?
B4: HS trả lời. HS khác bổ sung.
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

Nam Bộ.
- Các trung tâm du lịch quan
trọng: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế
- Đà Nẵng...
c) Định hướng phát triển.
- Phát triển du lịch bền vững
trên 3 góc độ: kinh tế, xã hội và môi
trường.
- Giải pháp:
+ Khai thác hiệu quả và sử dụng

hợp lí các TNDL.
+ Giảm thiểu chất thải ra môi
trường.
+ Phát triển phải gắn liền với việc
bảo tồn tính đa dạng.
+ Chú trọng việc giáo dục du lịch,...

4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (Thời gian 5 phút):
4.1. Tổng kết.
- Em hãy trình bày tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội
thương và ngoại thương của nước ta trong những năm gần đây.
- Với tư cách như là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy dán một số tài
nguyên du lịch (đã viết trong hoạt động 3) lên bản đồ Hành chính Việt Nam (khổ
A0), đồng thời giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt.
- Phát triển du lịch bền vững là gì? Em hãy trình bày các giải pháp để
PTDLBV.
4.2. Hướng dẫn học tập.
GV yêu cầu HS:
Hoàn thành các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3 và 4 tr143 SGK.
Hệ thống hóa kiến thức từ bài 17 đến hết bài 31, chuẩn bị cho tiết ôn tập.
Giáo án 2:
TIẾT 40 - BÀI 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở BẮC TRUNG BỘ.
(Dạng bài liên hệ, bổ sung)
1. MỤC TIÊU.
Sau khi học xong bài này, HS phải:
1.1. Về kiến thức:
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí tiếp giáp đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của vùng.


11


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

- Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp, cơ cấu công
nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng.
1.2. Về kĩ năng:
Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của vùng Bắc Trung Bộ, nhận xét và
giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất đặc trưng của vùng.
Phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê để thấy được tình hình phát triển
kinh tế của vùng.
Điền và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam: Thanh Hóa, Vinh, Huế.
1.3. Khai thác nội dung GDDLBV.
- Biết được vùng BTB nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng có sản phẩm du
lịch phong phú, đa dạng, đang được đầu tư và phát triển.
- Nhận thức được việc bảo vệ tài nguyên du lịch (đặc biệt là các di sản thế
giới) là trách nhiệm của tất cả mọi người.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
2.1. Giáo viên:
- Máy vi tính, máy chiếu.
- Bản đồ Kinh tế vùng Bắc Trung Bộ.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Các bảng số liệu trong bài.
- Các tranh ảnh minh họa về các thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
2.2. Học sinh:
- SGK, vở, bút, thước kẻ.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
3.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
3.1.Ổn định tổ chức lớp.

3.2.Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
Kiểm tra và đánh giá bài thực hành của 2 – 3 em học sinh.
3.3. Tiến trình bài học.(Bài mới. (35 phút)
Mở bài:
GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về vùng Bắc Trung
Bộ thông qua việc cho HS quan sát một số hình ảnh đặc trưng như: Thành
nhà Hồ, khu kinh tế Nghi Sơn, cố đô Huế, khu di tích Kim Liên – Nam Đàn,
đèo Hải Vân.... HS trả lời. Sau đó GV dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1 Khái quát chung:(5p)
1.Hoạt động: Cá nhân.
2.Phương pháp :HS làm việc với phương tiện trực quan. Phương pháp giải quyết
vấn đề.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Tìm hiểu về đặc điểm khái quát chung 1. Khái quát chung.
của vùng.
- Diện tích: 51,5 nghìn km2.
B1: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung
- Số dân: 10,6 triệu người
12


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

mục 1 tr145 SGK và quan sát vị trí của (2006).
vùng Bắc Trung Bộ trong cả nước, trả
- Phạm vi lãnh thổ: Là vùng có
lời các câu hỏi:
lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất cả
- Em có nhận xét gì về diện tích và số nước, bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa,

dân của vùng?
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
- Hãy xác định phạm vị lãnh thổ và vị Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
trí tiếp giáp của vùng. Đánh giá ý nghĩa
- Có vị trí tiếp giáp ĐBSH,
của vị trí địa lí đó trong việc phát triển TDMNBB, Lào và biển Đông.
kinh tế - xã hội của vùng.
=> Thuận lợi cho việc giao lưu phát
B2: GV hướng dẫn HS quan sát lược triển kinh tế - văn hóa với các vùng
đồ.
khác trong nước và các quốc gia khác.
B3: HS trả lời. HS khác bổ sung.
B4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 2 Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp:(15p)
1.Hoạt động: Nhóm.
2.Phương pháp :HS làm việc với phương tiện trực quan. Phương pháp giải quyết
vấn đề.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Tìm hiểu cơ cấu nông – lâm – ngư 2. Hình thành cơ cấu nông – lâm –
ngiệp.
ngư nghiệp.
B1: GV chia lớp thành 3 nhóm lớn, sau a) Khai thác thế mạnh về lâm
đó giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm nghiệp.
hiểu nội dung SGK, kết hợp với lược  Thế mạnh:
đồ, tranh ảnh minh họa, hoàn thành các
- Diện tích rừng là 2,46 triệu ha
nội dung trong PHT.
(chiếm 20% cả nước).
- Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động

- Có nhiều loại gỗ quý: đinh,
lâm nghiệp.
lim, sến...
- Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạt động => Phát triển công nghiệp khai thác
nông nghiệp.
gỗ, chế biến lâm sản.
- Nhóm 3: Tìm hiểu về hoạt động  Khó khăn:
ngư nghiệp.
- Thiếu cơ sở vật chất – kĩ thuật,
B2: HS các nhóm thảo luận hoàn thành máy móc.
nhiệm vụ.
- Nạn cháy rừng.
B3: Đại diện các nhóm trình bày. Các
- Thiếu vốn và lực lượng quản lí.
HS khác bổ sung.
 Hướng giải quyết:
- Khai thác đi đôi với tu bổ, bảo
GV nhận xét và nêu thông tin phản
về và trồng rừng.
hồi.
b) Khai thác tổng hợp các thế mạnh
về nông nghiệp của trung du, đồng
bằng và ven biển.
 Thế mạnh:
- Đất đai đa dạng: Phù sa (ven
biển), đất feralit (đồi núi)...
13


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.


- Khí hậu nhiệt đới có sự phân
hóa đa dạng.
=> Phát triển nền nông nghiệp đa
dạng: sản xuất LT –TP ở ven biển,
chăn nuôi gia súc và cây công nghiệp
ở miền núi – trung du.
 Khó khăn:
- Độ phì của đất kém.
- Thiên tai (hạn hán, bão, lũ lụt).
 Hướng giải quyết:
- Giải quyết vấn đề lương thực.
- Mở rộng thị trường và phát
triển công nghiệp chế biến.
c) Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp.
 Thế mạnh:
- Bờ biển dài với nhiều loại hải
sản quý.
- Có nhiều sông tương đối lớn
(s.Mã, s.Cả...)
 Khó khăn:
- Thiên tai (lũ lụt...)
 Hướng giải quyết:
- Đầu tư trang thiết bị (tàu...) đẩy
mạnh đánh bắt xa bờ.
- Vốn và kĩ thuật cho người nuôi
thủy sản.
Mở rộng thị trường và phát triển CN
chế biến.
HOẠT ĐỘNG 3 : Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng

giao thông vận tải:(10p)
1.Hoạt động: Cả lớp.
2.Phương pháp :HS làm việc với phương tiện trực quan. Phương pháp giải quyết
vấn đề.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Tìm hiểu sự hình thành cơ cấu công 3. Hình thành cơ cấu công nghiệp
nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển cơ sở hạ tầng giao
GTVT.
thông vận tải.
B1: GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung a) Phát triển các ngành CN trọng
SGK và quan sát hình 35.2, hãy cho điểm và các trung tâm CN chuyên
biết:
môn hóa.
- BTB có những điều kiện nào để
- Tiềm năng: tài nguyên khoáng
phát triển công nghiệp? Nhận xét sự sản có trữ lượng lớn, nguyên liệu
phân bố của các ngành công nghiệp nông – lâm – ngư nghiệp phong phú,
14


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

trọng điểm, các trung tâm CN và cơ cấu
ngành của các trung tâm đó?
- Tại sao việc phát triển kinh tế của
vùng phải gắn liền với xây dựng cơ sở
hạ tầng?
B2: GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ
Kinh tế vùng Bắc Trung Bộ (hoặc Atlát

Địa lí Việt Nam trang 27), tìm hiểu sự
phân bố các loại tài nguyên phục vụ cho
sự phát triển công nghiệp; sự phân bố
các ngành CN trọng điểm, các trung tâm
CN lớn; mạng lưới đường giao thông
(quốc lộ 1A, 7, 8, 9, đường HCM) của
vùng.
B3: HS trả lời. HS khác bổ sung.
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

nguồn lao động dồi dào.
- Hình thành một số ngành CN
trọng điểm: sản xuất vật liệu xây
dựng (xi măng), luyện kim, cơ khí,
chế biến nông – lâm – thủy sản và có
thể lọc hóa dầu (Nghi Sơn – Thanh
Hóa).
- Các trung tâm CN phân bố chủ
yếu ở dải ven biển phía Đông: Thanh
Hóa, Vinh, Huế...
b) Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước
hết là GTVT.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý
nghĩa quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của vùng.
Các tuyến giao thông quan trọng của
vùng: quốc lộ 1A, đường HCM, quốc
lộ 7, 8, 9. Đồng thời phát triển sân
bay, cửa khẩu.
HOẠT ĐỘNG 4 :Tìm hiểu thế- mạnh du lịch của vùng :(5p)

1.Hoạt động: Cá nhân.
2.Phương pháp :HS làm việc với phương tiện trực quan.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Tìm hiểu thế mạnh du lịch của vùng.
4. Du lịch.
B1: GV trình chiếu bản đồ Du lịch Việt
- Tài nguyên du lịch phong phú,
Nam hoặc bản đồ Kinh tế vùng Bắc đa dạng.
Trung Bộ, yêu cầu HS: Dựa vào bản đồ
- Có nhiều di sản thế giới: Cố đô
em hãy giới thiệu một số tuor du lịch Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Động
của vùng BTB bằng hình ảnh.
Phong Nha – Kẻ Bàng.
(Chú ý: Cuối tiết học trước, GV đã hướng
- Bảo vệ di sản thế giới không
dẫn HS mỗi tổ về sưu tầm tranh ảnh các chỉ có ý nghĩa quốc gia mà còn là
điểm du lịch nổi tiếng của vùng BTB.)
nhiệm vụ có ý nghĩa quốc tế.
B2: Đại diện từng tổ lên trình bày. HS
khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và
tổng kết về sự phong phú đa dạng của
tài nguyên du lịch vùng (phụ lục).
B3: GV đặt câu hỏi: Vậy, là HS, các em
phải làm gì để góp phần phát triển bền
vững ngành du lịch của vùng?
B4: HS trả lời. HS khác bổ sung.
GV nhận xét và tổng kết.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (Thời gian 5 phút):
4.1. Tổng kết.

15


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

- Dựa vào sơ đồ H35.1, em hãy trình bày sơ lược về việc hình thành cơ cấu
nông – lâm – ngư nghiệp của vùng BTB.
- Dựa vào bản đồ Kinh tế vùng Bắc Trung Bộ, em hãy trình bày tiềm năng
phát triển du lịch của vùng. Bản thân em đã làm gì để góp phần phát triển ngành
du lịch của vùng BTB nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng?
4.2. Hướng dẫn học tập.
GV yêu cầu HS:
- Hoàn thành các câu hỏi và bài tập 2, 3, 4 tr160 SGK.
- Chuẩn bị trước bài 36: “Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam
Trung Bộ”.
* PHỤ LỤC.
Phiếu học tập
Em hãy dựa vào nội dung SGK tr 156 - 157, kết hợp với sơ đồ H35.1 và Atlat
tr27, hoàn thành các nội dung trong bảng thông tin.
Lâm nghiệp

Nông nghiệp

Ngư nghiệp

Thế mạnh
Khó khăn
Hướng giải quyết
Thông tin phản hồi phiếu học tập


Thế
mạnh

Khó
khăn

Hướng
giải

Lâm nghiệp
- Diện
tích
rừng là 2,46 triệu
ha (chiếm 20% cả
nước).
- Có
nhiều
loại gỗ quý: đinh,
lim, sến...
=> Phát triển công
nghiệp khai thác
gỗ, chế biến lâm
sản.
- Thiếu cơ sở
vc – kt, máy móc.
- Nạn cháy
rừng.
- Thiếu vốn,
lực lượng quản lí.
- Khai thác đi

đôi với tu bổ, bảo

Nông nghiệp
- Đất đai đa dạng:
Phù sa (ven biển), đất
feralit (đồi núi)...
- Khí hậu nhiệt đới
có sự phân hóa đa dạng.
=> Phát triển nền nông
nghiệp đa dạng: sản xuất
LT –TP ở ven biển, chăn
nuôi gia súc và cây công
nghiệp ở miền núi –
trung du.
- Độ phì của đất
kém.
- Nhiều thiên tai
(hạn hán, bão, lũ lụt).

Ngư nghiệp
- Bờ biển dài với
nhiều loại hải sản
quý.
- Có nhiều sông
tương đối lớn (s.Mã,
s.Cả...)

- Thiếu vốn, cơ
sở vật chất – kĩ thuật.
- Thiên tai (lũ

lụt...)

- Giải quyết vấn đề
- Đầu tư trang
lương thực.
thiết bị (tàu...) đẩy
16


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

về và trồng rừng.

quyết

- Mở
rộng
thị mạnh đánh bắt xa bờ.
- Vốn và kĩ thuật
trường và phát triển công
nghiệp chế biến.
cho người nuôi thủy
sản.
- Mở rộng thị
trường và phát triển
CN chế biến.

V. Kết quả thu được
Qua quá trình thực nghiệm một số giáo án soạn theo hướng nghiên cứu đề
tài, thông qua trao đổi với GV, HS và qua kết quả khảo sát kiến thức, thái độ,

hành vi của HS trước và sau khi thực nghiệm, tôi nhận thấy kết quả như sau:
- Về tình hình học tập: Việc tích hợp nội dung GDDLBV trong quá trình dạy
học Địa lí lớp 12 giúp HS có hứng thú, tích cực hơn với bài học.
- Về nhận thức, thái độ, hành vi đối với du lịch của HS: HS có nhận thức đầy
đủ hơn về du lịch và vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch.Tỉ lệ HS có thái độ tích
cực và hành vi tích cực khi tham gia du lịch có xu hướng tăng vượt bậc.
Như vậy, xét về mặt định lượng thì việc thực hiện đề tài nghiên cứu đã
bước đầu đạt kết quả khá khả quan.
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy GV cần phải đẩy mạnh khai thác nội dung
GDDLBV trong môn Địa lí nói chung và Địa lí lớp 12 – THPT nói riêng, giúp
cho HS có được nhận thức, thái độ, hành vi tích cực đối với du lịch và có những
kĩ năng cần thiết khi tham gia hoạt động du lịch.

17


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.

C - PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Hiện nay, ngành du lịch trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam và
tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang phát triển nhanh chóng. Vì vậy, việc thực hiện
GDDLBV cho HS là rất cần thiết, không chỉ qua môn Địa lí lớp 12 – THPT, mà
còn qua những môn học khác và ở tất cả các cấp học. Nó không chỉ dừng lại ở
khía cạnh giáo dục bảo vệ TNDL mà còn rất chú trọng đến việc giúp các em có
kĩ năng nhận xét, đánh giá đúng đắn giá trị của các tài nguyên và sự phát triển
du lịch đối với việc phát triển kinh tế - xã hội quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, việc dạy học theo hướng tích hợp GDDLBV trong nhà trường
hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều GV còn hạn chế về kiến thức du lịch,
về khả năng sử dụng linh hoạt các PPDH thích hợp (nhất là các PPDH tích cực),
về việc tổ chức dạy học thông qua hoạt động ngoại khóa… Cơ sở vật chất – kĩ

thuật, kinh tế phục vụ cho dạy học còn hạn chế… Vì vậy, để đẩy mạnh
GDDLBV cho HS, tôi có một số kiến nghị sau:
- Sở GD&ĐT cần có chương trình tập huấn về kiến thức, phương pháp
GDDLBV cho đội ngũ GV ở các trường.
- Các cấp cần đầu tư hơn nữa các phương tiện DH hiện đại như: máy tính,
máy chiếu, các đĩa tư liệu, tranh ảnh cần thiết…, đặc biệt ở các trường học thuộc
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Nhà trường cần kết hợp với địa phương và các cơ quan có liên quan tổ chức
cho HS học tập nghiên cứu và tham gia các hoạt động bảo vệ TNDL.
- Đội ngũ giáo viên bộ môn cần phát huy hơn nữa tinh thần tự học, nâng cao
trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt các kiến thức và kĩ năng GDDLBV.
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tuy đã hết sức cố gắng nhưng do khả
năng năng lực và thời gian còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Kí tên:

18


Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 – THPT.


TRỊNH THỊ HÀ

19



×