Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Giáo án tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 92 trang )

TUYỂN TẬP TÀI LIỆU HAY, BÀI TẬP, GIÁO TRÌNH, BÀI GIẢNG, ĐỀ THI
PHỔ THÔNG, ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC
LUẬN VĂN-KHOÁ LUẬN-TIỂU LUẬN NHIỀU LĨNH VỰC KHOA HỌC

GIÁO ÁN XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG NHÀ TRƯỜNG

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG.........4
Thứ nhất, tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBGV........................................................................................................... 5
Thứ hai, xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh......................................................................................................... 5
Thứ ba, hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về HĐTNST................................................................................................ 6
Thứ tư, tổ chức và duy trì tốt hoạt động của hội đồng tự quản lớp............................................................................6
Thứ năm, tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp..............................................................7
Thứ sáu, tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của HĐTNST...........................................................7
Thứ bảy, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp............................................................................................ 9
Thứ tám, làm tốt vai trò trung tâm của nhà trường................................................................................................... 9

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC.................................................11
Hội chợ xuân quê em ở trường Tiểu học.................................................................................................................. 11
Rèn kỹ năng sống cho học sinh................................................................................................................................. 18
Hoạt động trải nghiệm ngày “Hội xuân quê em”....................................................................................................... 29
BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Cắt, tỉa hoa trang trí mâm cơm
ngày Tết.................................................................................................................................................................. 34
Bầu hội đồng tự quản - Một hoạt động trải nghiệm rèn kĩ năng sống và hình thành nhiều năng lực, phẩm chất cho
học sinh.


................................................................................................................................................... 51
Hoạt động trải nghiệm: “Tết làm điều hay”.............................................................................................................. 65

CÁC BIỄU MẪU TRONG TỔ CHỨC SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN HĐTNST...............................................79
Mẫu 1 1. NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.....................................................................................80
2. NĂNG LỰC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH......................................................................................81
3. NĂNG LỰC TỰ NHẬN THỨC VÀ TÍCH CỰC HÓA BẢN THÂN....................................................................................81
4. NĂNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP.............................................................................................................. 83
5. NĂNG LỰC KHÁM PHÁ VÀ SÁNG TẠO................................................................................................................... 84

2


TÊN NHIỆM VỤ: MẪU 2 ĐỐI TƯỢNG: DÀNH CHO HỌC SINH LỚP MẤY?.....................................................................86
Mẫu 3. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO......................................................................................... 88

3


Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức
của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn
khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của
hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng
sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn
học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi
hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến
thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hoá

bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức
cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm” (Dự thảo Nội dung CT GDPT mới).
Thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học được áp dụng từ năm học
2014-2015, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo (HĐTNST) trong các trường tiểu học toàn tỉnh. Sau một năm thực hiện, bước đầu đã thu được
những kết quả tích cực. Đội ngũ cán bộ giáo viên đã nhận thức được về vai trò, vị trí của HĐTNST
trong quá trình phát triển toàn diện cho học sinh. Giáo viên các nhà trường đã mạnh dạn nghiên
cứu vấn đề và tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện. Thông qua việc tổ chức HĐTNST cho học sinh,
các nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đồng
thời, các nhà trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc học
sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của mỗi nhà
trường. Đây cũng là nội dung thực hiện đúng vai trò của cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học
sinh cùng với nhà trường theo hướng dẫn của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Đối với học sinh được
tham gia HĐTNST, các em phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng tạo
mới trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.

4


Học trường TH Đông Lỗ 1, huyên Hiêp Hòa thực hành trồng lạc ở thôn Hưng Đạo, xã Đông Lỗ.
Tuy nhiên, đây là một nội dung mới nên trong quá trình tổ chức HĐTNST cho học sinh, vẫn còn một
số ý kiến băn khoăn về yêu cầu, cách thức tổ chức thực hiện, về khả năng của học sinh... Để việc tổ
chức HĐTNST cho học sinh có hiệu quả, theo tôi cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất, tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBGV
Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên làm thay học sinh ở hầu hết
các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị... Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số
ít học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy dủ các bước khi tổ chức
HĐTNST là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa,

yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. Bên cạnh đó mỗi nhà
trường cần có kế hoạch chỉ đạo điểm sau đó nhân rộng ra toàn trường.

Thứ hai, xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh
Khi tham gia HĐTNST đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực
tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có
sự hợp sức của cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy, điều
quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ
năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thập xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết
định... Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em thì mới
có thể giao việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình
mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp những suy nghĩ của mình.
5


Thứ ba, hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về HĐTNST
Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy của lớp, của trường, các kỹ
năng cơ bản: tổ chức, làm việc nhóm, ghi chép... Giáo viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh
hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức HĐTNST. Thông qua đó, học sinh cả lớp biết lựa chọn
hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm
của từng cá nhân khi tham gia HĐTNST.
Giáo viên nên hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả năm học dựa trên chủ
điểm từng tháng, điều kiện, khả năng của bản thân, của lớp, của nhà trường, của địa phương có
thể tổ chức được. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh.

Học sinh Trường Tiểu học Đại Thành trải nghiệm trồng gừng trên vỏ bao xi măng
cùng với chuyên gia, thầy cô và người thân...

Thứ tư, tổ chức và duy trì tốt hoạt động của hội đồng tự quản lớp
Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì

tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự
tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh.
Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả
năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các kĩ năng cần
thiết để tổ chức HĐTNST hiệu quả.

6


Thứ năm, tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp.
HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học,
nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Vì thế, khi dạy học trên lớp, giáo viên cần tổ chức bằng nhiều
hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, ứng dụng công nghệ
thông tin, các kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc biệt là phương pháp Bàn tay nặn bột. Dạy học theo
phương pháp Bàn tay nặn bột chính là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngay trong từng
môn học.

Thứ sáu, tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của HĐTNST
HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả
năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua HĐTNST hình thành những
năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Chính vì thế, để tổ chức HĐTNST. Mỗi giáo
viên phải giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước
1. Xây
Bước
2. Xây
Bước
3. Công
tác
Bước

4. Tổ
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.

dựng
dựng
chuẩn
chức

ý
kế
bị

thực

thực

tưởng;
hoạch;
hiện;
hiện;

Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất
năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải quyết vấn đề... Do đó, giáo viên
không nên coi nhẹ một bước nào, cụ thể:
Bước 1. Giúp học sinh xây dựng ý tưởng
Ví dụ: Kết thúc hoạt động tháng 10, chuẩn bị cho hoạt động của tháng 11, giáo viên có thể gợi ý
bằng nhiều cách để học sinh xây dựng ý tưởng như sau:
Theo các em, tháng 11 có ngày lễ nào lớn nhất? (20/11). Vậy các em có suy nghĩ gì về ngày đó? Học
sinh sẽ trả lời nhiều ý khác nhau. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ hướng cho học sinh thực hiện một
hoạt động có ý nghĩa để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Bước 2. Học sinh phải định hình những công việc cần làm làm là gì? Tổ chức ở đâu? Những ai thực
hiện? Cần có sự giúp đỡ của ai ở trong hoặc ngoài nhà trường? Cần những gì về cơ sở vật chất,
thiết bị, đồ dùng... để thực hiện? Lúc này, vai trò của Hội đồng tự quản lớp được phát huy. Các em
vừa là người thu thập và xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống
nhất nội dung công việc cần làm.
7


Ở bước này, đối với học sinh lớp Một, lớp Hai, giáo viên có thể ghi chép giúp học sinh kế hoạch, đối
với học sinh lớp Ba, Bốn và Năm, giáo viên nên để học sinh tự ghi chép. Tùy theo, các em có thể
viết trong vở theo trình tự về nội dung, hình thức, công tác chuẩn bị, thời gian, địa điểm, đối tượng
tham gia... hoặc các em xây dựng bằng sơ đồ, bảng biểu... Như vậy, ngay từ hoạt động này, các em
được bộc lộ nhiều khả năng: Ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, lắng nghe, cách trình bày,
tổng hợp, tính toán... Đó là cái đích mà giáo viên đang rất cần ở các em. Vì thế, phát huy vài trò của
học sinh từ bước 2 là quan trọng để các em làm tốt các bước tiếp theo.

Trải nghiệm chia sẻ, đồng hành cùng với bạn khi gặp khó khăn trong cuộc sống...
Bước 3. Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ học sinh việc
chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: Sức khỏe, tác phong, lời nói, ăn mặc, đồ dùng, dụng cụ...
phục vụ cho hoạt động. Đặc biệt giáo viên có thể tập huấn, hướng dẫn cho các em các kĩ năng nền
cần thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải
quyết...
Bước 4. Học sinh tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần
giúp đỡ và theo dõi. GV cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải
quyết của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các
em.
Bước 5. Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt động. Hội
đồng tự quản duy trì trực tiếp hoặc học sinh tự viết ra giấy, sau đó Hội đồng tự quản tổng hợp lại
các ý kiến.
Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức

thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng
kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài lớp học tiếp theo... Thông qua đây,
8


giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách
nhiệm của các em được bộc lộ.

Thứ bảy, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp
Các hình thức HĐTNST rất phong phú: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu
tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động
tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể
thao, tổ chức các ngày hội... Để giúp các em tổ chức tốt HĐTNST thì sự tham gia của cộng đồng đặc
biệt là cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng. Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động đề
xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương; các các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao
động... cùng tham gia. Các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà
vườn, khu chăn nuôi, đồng ruộng... hoặc ở mỗi gia đình đều có thể là địa điểm lý tưởng để học sinh
được thực hành, trải nghiệm sáng tạo.

Trải nghiệm thăm và động viên gia đình chính sách.

Thứ tám, làm tốt vai trò trung tâm của nhà trường
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng giáo dục
tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí nên mỗi nhà trường cần xây dựng
thời khóa biểu hợp lí, linh hoạt. Có thể bố trí tiết HĐTNST liền với tiết sinh hoạt tập thể để giáo viên
có nhiều thời gian hơn. Vì ở bậc tiểu học, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) hàng ngày đều có mặt ở lớp,
những nội dung nhận xét đánh giá tình hình của lớp có thể thực hiện ngay sau mỗi buổi học. Nhà
9



trường cần giao quyền tự chủ và khuyến khích giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng
chương trình thời khóa biểu.
Mặt khác HĐTNST không chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN nên nhà trường cần đóng vai trò trung
tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà
trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức HĐTNST cho học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính vụ cho hoạt động
của các em; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức
hoạt động.
Tổ chức HĐTNST trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng
lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.
Thực hiện tốt HĐTNST cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Phát triển khả năng sáng tạo, tự học...” của người học. Mỗi nhà trường cần căn cứ vào khả năng,
điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương để tổ chức HĐTNST sao cho học sinh
được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia.

10


HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Trải nghiệm sáng tạo là một trong những hoạt động đang được các trường
Tiểu học trong tỉnh Bắc Giang chú trọng tổ chức cho học sinh theo định hướng
Nghị Quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng. Đây là một hoạt động hữu ích hướng tới phát triển năng lực
cho người học. Tôi đã rất may mắn được tham dự một buổi Hội chợ xuân quê

em do trường Tiểu học Quỳnh Sơn tổ chức để tận mắt thấy các em học sinh trải
nghiêm và sáng tạo như thế nào? Cùng về dự buổi Hội chợ xuân quê em ở
trường Tiểu học Quỳnh Sơn có hơn 400 học sinh, toàn bộ phụ huynh học sinh,
thầy cô Nhà trường, phòng Giáo dục Đào tạo cùng Hiêu trưởng các trường Tiểu
học trong huyên và các Ban, ngành trong thôn, trong xã Quỳnh Sơn. Chúng tôi
đã rất ấn tượng và vô cùng xúc động tự hào về tất cả những gì các em đã làm
trong buổi lễ hội.

Hội chợ xuân quê em ở trường Tiểu học
Ấn tượng đầu tiên các em học sinh của Nhà trường đem đến cho người dự đó
là hai MC dẫn chương trình và Chủ tịch Hội đồng tự quản khai mạc hội chợ hết
sức chuyên nghiêp. Đứng trước hàng ngàn người các em không hề e dè, sợ sêt
hay ngập ngừng mà lưu loát và diễn cảm lạ thường. Các em dõng dạc, chủ động
và tự tin như những nhà tổ chức thành thạo: giới thiêu đại biểu, tuyên bố lý do,
phát biểu khai mạc, giới thiêu các hoạt động chính trong buổi hội chợ...

11


Học sinh trải nghiệm sáng tạo trong vai người dẫn chương trình, khai mạc hội chợ
Người dự chúng tôi vô cùng thích thú khi được hai “MC chuyên nghiêp” dẫn
vào thưởng thức các màn văn nghê đặc sắc do chính các em biểu diễn. Mọi
người bị cuốn vào những bước nhảy, điêu múa, lời ca tiếng hát của các em. Các
em nhảy múa hết sức tự nhiên, các em hát bằng giọng hát trong trẻo, thơ ngây,
hồn nhiên như chính lứa tuổi của các em. Các em không chỉ khiến các bạn của
mình reo hò, vỗ tay thích thú mà các em còn khiến chúng tôi – những bậc phụ
huynh, những nhà giáo dục, những vị khách tới trường em hôm nay lúc thì say
sưa, đắm chìm trong điêu nhạc, trong tiếng sáo dặt dìu và điêu múa thướt tha,
lúc thì rộn rã, náo nức bởi những bước nhảy sôi động có hồn của các em. Chúng
tôi tin rằng hoạt động mà các em đang được trải nghiêm ngày hôm nay sẽ nuôi

dưỡng tâm hồn các em, giúp cho các em thêm yêu cuộc sống này. Chúng tôi
cũng tin rằng dạy nghê thuật cho các em có một con đường rất ngắn và hiêu
quả đó là cho các em được trải nghiêm. Sự nhạy cảm, tinh tế và sáng tạo trong
nghê thuật chỉ có thể được sinh ra từ trong những trải nghiêm về nghê thuật
của ngày hôm nay.

Học sinh trải nghiệm sáng tạo trong hoạt động biểu diễn văn nghệ
12


Rời sân khấu - trung tâm của sân trường, theo hướng dẫn của hai “MC
chuyên nghiêp” chúng tôi tới thăm các gian hàng của hội chợ dọc hai bên sân
khấu. Phía tay phải sân khấu là 4 gian hàng: gian hàng ẩm thực với nhiều món
ăn hấp dẫn, gian hàng bánh kẹo với muôn vàn sắc màu sặc sỡ, gian hàng bánh
truyền thống với các loại bánh được làm từ gạo nếp Phì Điền nổi tiếng của Lục
ngạn, gian hàng nông sản với các sản phẩm nhà nông được chính bàn tay của
các em học sinh và phụ huynh xã Quỳnh Sơn làm ra. Phía tay trái sân khấu là 3
gian hàng lần lượt là: gian hàng thư pháp, gian hàng văn phòng phẩm, gian
hàng bán các sản phẩm được làm ra bởi bàn tay của các em học sinh Nhà
trường.
Chúng tôi dừng chân ở gian hàng bánh – nơi các em đang cùng với sự giúp
đỡ của phụ huynh học sinh làm những chiếc bánh truyền thống mang hương vị
quê hương. Quan sát các em vừa nặn bánh vừa trao đổi với vị phụ huynh về
cách làm, về ý nghĩa của món ăn… tôi thấy các em thật là hoạt bát và vui vẻ.
Chị Nguyễn Thị Tươi (phụ huynh của học sinh Hoàng Thị Phương Nhung) nói với
tôi rằng “Tổ chức những hoạt động như thế này, phụ huynh học sinh tuy có vất
vả vì phải trợ giúp các em nhưng rất hữu ích đối với các em. Các em không chỉ
được vui vẻ mà còn được rèn các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của các em
như biết tự tay làm ra các sản phẩm phục vụ bản thân, biết cách giao tiếp, biết
cách trò chuyên cởi mở, linh hoạt hơn…”.


Học sinh trải nghiệm sáng tạo trong hoạt động làm bánh
Chúng tôi bất ngờ và thú vị khi quan sát các em tập làm Nhà kinh doanh:
mua bán hàng hóa tại các gian hàng. Các em chẳng khác gì người buôn bán
thành thục khi các em tiếp thị, chào mời khách đến mua hàng. Chính tôi đã
được em Phạm Thị Mai Liên và em Nguyễn Như Quỳnh (học sinh lớp 5) mời mua
bánh:
- Cô mua bánh chuối – đặc sản của quê hương chúng con đi.

13


Tôi đùa em:
- Ăn bánh của các con liêu có xinh đẹp được như các con không?
Em đùa lại:
- Con đảm bảo mua bánh của con, ăn rồi cô sẽ xinh đẹp hơn nhiều ạ.
Thú vị nhất là hai em học sinh nam Đặng Văn Quang, Phạm Văn Tuấn phụ trách
bán bánh giò và bánh rợm. Khi chúng
tôi trả giá:
- Cô bớt một nghìn một cái con có bán không?
Em trả lời dõng dạc:
- Con không thể bán được vì như vậy không được lãi ạ.
Lúc ấy cô giáo Cao Thị Hằng dạy tiếng Anh của trường Tiểu học Quỳnh Sơn
đang đứng gần đó đã hướng dẫn các em cách giao tiếp: “Bánh của con chất
lượng rất ngon, cô thưởng thức rồi mới thấy giá của nó như vậy là không đắt
đâu ạ. Vả lại nếu cô bớt một nghìn một cái thì chưa đủ vốn đâu cô, cô thông
cảm cho chúng con ạ…”. Hai em đỏ mặt, bẽn lẽn: dạ, thưa cô.
Quả thật, bài học mà các em nhận được khi trải nghiêm thực tế hữu ích hơn
nhiều so với những bài học lý thuyết, sách vở. “Hoạt động kinh doanh” như thế
này các em không chỉ học được cách giao tiếp làm sao cho “vui lòng khách đến,

vừa lòng khách đi” mà các em còn học được cách tính toán và biết quý trọng
đồng tiền, quý trọng công sức lao động, đặc biêt thấu hiểu hơn ý nghĩa của
những câu tục ngữ các em đã từng học “Tay làm hàm nhai”, “Có làm thì mới có
ăn”…

14


Học sinh trải nghiệm sáng tạo trong hoạt động kinh doanh
Chia tay các “Nhà kinh doanh”, chúng tôi tiếp tục di chuyển xuống phía sân
dưới – nơi dành cho hoạt động thể dục thể thao của Nhà trường để xem các em
đang thử sức mình trong các trò chơi: bịt mắt bắt dê, kéo co, đập niêu, đánh
đu…đầy lí thú. Có những trò chơi cần sự khéo léo, nhanh nhẹn, có những trò
chơi cần sự tập trung tinh thần, lắng nghe và phán đoán tốt, có những trò chơi
cần sức khỏe của mỗi cá nhân, có những trò chơi lại cần sức mạnh của tập thể.
Nhưng tất cả đều khiến các em thích thú, vui vẻ, thoải mái tinh thần. Các em
vui chơi có thưởng và vì màu cờ sắc áo của đội mình nên ai cũng hết sức cố
gắng. Góc trò chơi nào cũng náo nhiêt, đông vui vì sự reo hò, cổ vũ của đồng
đội. Tôi nhìn thấy tinh thần tập thể gắn bó, đoàn kết và yêu thương trong mỗi
đội chơi. Vui chơi đã kéo các em sát lại, gần nhau hơn. Các em là chính mình khi
được thỏa sức thể hiên tài năng, sự khéo léo và sáng tạo.

Học sinh trải nghiệm sáng tạo trong các trò chơi
15


Tạm biêt sân chơi náo nhiêt, chúng tôi trở lại nơi có các gian hàng thư pháp,
văn phòng phẩm... và được các “chàng trai, cô gái quê” mặc áo the, khăn xếp
“chào mời đon đả, nói năng dịu dàng”. Các em trong vai chủ hàng mến khách
đã mời chúng tôi uống nước, thăm gian hàng của mình một cách lịch thiêp và

nho nhã.

Học sinh trải nghiệm sáng tạo trong hoạt động tiếp khách
Không thể diễn tả hết cảm xúc của những người khách về dự buổi Hội chợ
xuân quê em ở trường Tiểu học Quỳnh Sơn. Mỗi người có những cảm nhận và
đánh giá riêng nhưng có một điểm chung ai cũng thừa nhận rằng hoạt động trải
nghiêm như thế này thật sự có ích cho các em; và để tổ chức được một buổi
ngoại khóa như hôm nay thầy trò trường Tiểu học Quỳnh Sơn chắc đã phải nỗ
lực rất nhiều. Thầy Giáp Văn Chúc – Hiêu trưởng trường Tiểu học Quỳnh Sơn
chia sẻ với chúng tôi: gần một tháng chuẩn bị, huy động mọi nguồn lực và tâm
huyết của thầy trò Nhà trường, sau buổi hôm nay chắc mới có thể ngủ ngon
được…
Đúng là vất vả, công phu vô cùng mới có được một buổi ngoại khóa cho các
em trải nghiêm sáng tạo như ngày hôm nay. Nhưng bù lại, các em học sinh của
thầy cô sẽ có được những bài học thật sự giá trị. Bài học về sự tìm tòi khám phá
những điều mới lạ trong cuộc sống, bài học về sự vững vàng, bản lĩnh trước
những khó khăn thử thách, bài học về viêc giải quyết những vấn đề trong cuộc
sống một cách tích cực, linh hoạt và phù hợp hơn… Chính những bài học đó sẽ
là nền móng vững chắc cho các em vững bước vào đời.
Một lần nữa tôi vẫn muốn khẳng định rằng hoạt động trải nghiêm sáng
tạo Hội chợ xuân quê em tại trường Tiểu học Quỳnh Sơn hôm nay vô cùng lí thú
16


và bổ ích không chỉ cho học sinh mà còn cho cả những vị khách như chúng tôi
nữa.

17



Niềm vui của cô giáo khi học sinh “Lớn lên” qua các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh
Năm học 2015- 2016, ngành giáo dục Yên Dũng đưa hoạt động trải nghiêm
là nhiêm vụ trọng tâm rèn kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì vậy, trường tiểu
học Lãng Sơn không chỉ quan tâm, chăm lo về giáo dục văn hóa, thể chất mà
còn luôn chú trọng bồi dưỡng cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết cho
cuộc sống sau này. Ngay từ đầu năm, trường đã có kế hoạch xây dựng các hoạt
động trải nghiêm chung cho học sinh toàn trường. Nhà trường đã tổ chức nhiều
hoạt động trải nghiêm chung cho học sinh với các chủ điểm như: Vui tết trung
thu năm 2015; Mĩ thuật với chúng em; Ngày hội Đọc sách gia đình; Tết làm điều
hay. Cô, trò cùng phụ huynh lớp 1A đã tích cực tham gia vào các hoạt động trải
nghiêm này. Thông qua viêc tham gia vào các hoạt động trải nghiêm sáng tạo,
các em được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động sáng tạo của bản
thân.

18


Một số hình ảnh học sinh lớp 1A tham gia hoạt động trải nghiêm của nhà trường

Lớp 1A tham gia ngày hội Mỹ thuật

19


Lớp 1A tham gia ngày hội Đọc sách gia đình năm 2015

20



Lớp 1A tham gia ngày hội “Tết làm điều hay”
Cùng với các hoạt động trải nghiêm chung do nhà trường tổ chức, lớp 1A
xây dựng kế hoạch trải nghiêm riêng cho mình. Cụ thể:
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng

9: Kỹ năng sắp xếp đồ dùng học tập.
10: Vê sinh lớp học.
11: Vê sinh cá nhân (Đánh răng, rửa mặt)
12: Gấp quần áo
1: Rửa chén, bát
2: Nhặt rau, rửa rau.
3: Cắm hoa
4: Làm bánh trôi.
5: Nhận biết mùi vị.

Đến nay, tôi đã hướng dẫn học sinh trải nghiêm thực hành các kỹ năng:
Sắp xếp đồ dùng học tập, vê sinh các nhân, vê sinh lớp học, gấp quần áo, rửa
chén bát, nhặt rau rửa rau các em làm khá tốt. Để các hoạt động trải nghiêm
thành công, mỗi trải nghiêm tôi đều báo cáo với ban giám hiêu, bàn bạc với ban
chấp hành phụ huynh của lớp sau đó thông báo tới tất cả các phụ huynh. Ngoài
ra, tôi luôn phải có kế hoạch cụ thể từ khâu chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ (khâu

21


này nhờ các bác phụ huynh), chuẩn bị các bước hay tiến trình trải nghiêm như:
Giáo viên hướng dẫn các em cách làm, làm mẫu, cho học sinh thực hành trải
nghiêm- giáo viên quan sát hướng dẫn giúp đỡ những em gặp khó khăn. Khi học
sinh thực hành trải nghiêm xong thì giáo viên có nhận xét đánh giá mang tính
động viên khích lê các em.

22


Trải nghiêm vê sinh lớp học

23


Trong các hoạt động mà lớp tôi đã trải nghiêm, tôi ấn tượng nhất là hoạt
động trải nghiêm nhặt rau, rửa rau. Để thực hiên được hoạt động trải nghiêm
24


này thì khâu chuẩn bị rất quan trọng. Tôi nhờ các bậc phụ huynh chuẩn bị cho
mỗi em một mớ rau (chưa nhặt), mỗi nhóm chuẩn bị 3 cái rổ. 2 giờ chiều ngày
15/02/2016 hoạt động trải nghiêm bắt đầu. Tôi hỏi: Ở nhà các em đã được nhặt
rau rửa rau bao giờ chưa? Em thì trả lời được làm rồi và rất nhiều em chưa phải
nhặt rau và rửa rau bao giờ cả. Tôi nói: Hôm nay cô trò mình sẽ thực hành nhặt
rau rửa rau nhé. Trước tiên tôi gọi từng em đứng dậy giới thiêu tên rau mình đã
chuẩn bị. Sau đó tôi hướng dẫn các em cách nhặt từng loại rau mà các em đã
chuẩn bị, tôi thấy các em chăm chú quan sát như muốn được làm ngay. Sau khi

nhặt mẫu tôi cho các nhóm thực hành nhặt rau, tôi đến từng nhóm quan sát
giúp đỡ thêm các em. Với tinh thần làm viêc vui vẻ, hào hứng, các em đã hoàn
thành công viêc nhặt rau của mình. Tôi hướng dẫn tiếp các em cách rửa rau, tôi
gọi 3 em đại diên cho các nhóm lên thực hành rửa rau, các em làm khá tốt. Tôi
hỏi: Các em có thích hoạt động trải nghiêm này không? Cả lớp trả lời: Có ạ. Buổi
thực hành nhặt rau rửa rau kết thúc, các em thu gom gốc rau, lá úa, … đổ vào
thùng rác, còn phần rau đã nhặt sạch đem về nhà. Sáng hôm sau tôi hỏi học
sinh: Các em đem rau về, bố mẹ có bảo gì không? Em Huy trả lời: Bố con bảo,
con giỏi quá. Nhiều em nói: ông bà, bố mẹ em khen con đã biết nhặt rau. Có
phụ huynh tâm sự với tôi: Chị à, con em được nuông nên chẳng biết làm viêc gì,
thế mà hôm nay mới về đến nhà đã ra giúp bố nhặt rau, vừa nhặt vừa khoe cô
giáo con dạy nhặt rau đấy, từ nay bố cho con nhặt rau giúp bố nhé, em vui lắm
chị ạ.

25


×