BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
TÔ THỊ HẢI
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIÊU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TIÊN HẢl NĂM
2014
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
THÁI BÌNH - 2014
BỘ Y TẾ
TÔ THỊ HẢI
NGHIÊN cúu TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIẾU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TIÊN HẢI NẪM
2014
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số
: 60.72.76
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ninh Thị Nhung
THÁI BÌNH —2014
Tôi xỉn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám Hiệu,
Khoa Y tế Công cộng, Phòng Quàn lý đào tạo Sau đại học, Phòng
Quản lý Khoa học, Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, các
thầy các cô Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Phó Giáo sư
Tiến sĩ Ninh Thị Nhung, người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dân
giúp đỡ, động viên, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đôi cho tôi
trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các đồng chí trong Ban Giám đốc,
tập thê cán bộ khoa Nội và khoa Ngoại, cùng các bạn đồng nghiệp
Bệnh viện Đa khoa Huyện Tiền Hải (đặc biệt là Tiến sỹ Bác sỹ. Trần
Quang Trung) đã nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi
trong thời gian học tập và trìên khai nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tỏi xin gửi lời cảm ơn ân tình nhất tới, gia đình,
người thân, bạn bè của tôi là nguồn động viên lớn giúp tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi thực
hiện tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải tinh Thái Bình. Các sổ
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Bình ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Tô Thị Hái
DANH MỤC CÁC CHŨ VIÉT TẮT
BMI
(Body Mass Index) Chỉ số khối cơ thể.
ĐTĐ
Đái tháo đường.
DDLS
Dinh dưỡng lâm sàng.
DD
Dinh dưỡng.
Hb
Hemoglobin.
LTTP Lương thực thực phẩm.
NCHS (National Center for Health Statistic) Quần thể tham chiếu. TTDD
Tình trạng dinh dưỡng.
TCBF
Thừa cân béo phì.
SDD
Suy dinh dưỡng.
WHO
(World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới.
SGA
(Subjective Global Assessment) Phương pháp đánh giá tình
trạng dinh dưỡng toàn diện.
MNA (Mini Nutritional Assessment) Phương pháp đánh giá tình trạng dinh
dưỡng tối thiểu.
NCKN
Nhu cầu khuyến nghị.
Trang bìa
Lòi cảm ơn
Lòi cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
IVIục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Trang
TÀI LIỆU THAM KHÁO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng
3.1:
Bàng
3.2.
Bàng
3.3.
Bâng
3.4.
Bảng
3.5.
Bảng
3.6.
Bảng
3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Báng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bàng 3.18.
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............36
Giá trị trung bình cân nặng (kg) của bệnh nhân theo nhóm tuôi.. 36
Giá trị trung bình cân nặng (kg) cúa bệnh nhân theo khoa
37
Giá trị trung bình chiều cao (cm) cùa bệnh nhân theo nhóm tuổi 38
Giá trị trung bình chiều cao (cm) cùa bệnh nhân theo khoa ... 38 Giá
trị trung bình chi số BMI cùa bệnh nhân theo nhóm tuổi. 39 Giá trị
trung bỉnh BM1 cuả bệnh nhân theo khoa..............39
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá qua BMI tại 2
Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng khẩu phần của bệnh
Biểu đồ 3.1:
Biểu đồ 3. 2:
Biểu đồ 3.3:
Biểu đồ 3.4:
Biểu đồ 3.5:
Biểu đồ 3.6:
Biểu đồ 3.7:
Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì của bệnh nhân theo
1
0
ĐẶT VẤN ĐÈ
Hiện nay, đã có nhiều tiến bộ về phương pháp điều trị và chăm sóc người
bệnh nhưng vấn đề dinh dưỡng tiết chế vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, thiếu dinh
dưỡng vần là hiện tượng phố biến của bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện. Tình
trạng thiếu dinh dưỡng gặp ở tất cả các nhóm bệnh như bệnh phổi mạn tính, bệnh
tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn. Bệnh nhân nằm viện SDD dần đến tăng biến
chứng của bệnh, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí y tế
[20].
Theo nghiên cứu của Phạm Thu Hương và cộng sự năm 2006 tại Bệnh viện
Bạch Mai cho thấy tý lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân dưới 65 tuôi là 36,9%, tỷ
lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân trên 65 tuổi là 43,9% [21]. Nghiên cứu cúa Ninh
Thị Nhung về tình trạng dinh dưỡng cùa 478 người bệnh nàm điều trị nội trú ờ 4
khoa lâm sàng hệ Nội của Bệnh viện Đa khoa tinh Thái Bình cho thấy tình trạng
thiếu dinh dưỡng của người bệnh cao (31,0%) và tình trạng thừa cân béo phì là
(8,3%) [27].
Thực trạng công tác tiết chế dinh dưỡng tại bệnh viện hiện nay còn nhiều
vấn đề bất cập, chế độ ăn trong bệnh viện tùy thuộc vào sự cung cấp cùa gia đinh,
thường bị thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa có suất ăn riêng cho từng loại
bệnh. Hậu quả là nhiều người bệnh không được cung cấp đù dinh dưỡng theo yêu
cầu bệnh lý dẫn đến tăng thêm mức độ suy kiệt và ảnh hường đến quá trình phục
hồi sức khỏe trong điều trị. Người bệnh có một chế độ cung cấp dinh dưỡng hợp lý
có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết sè giúp cho quá trình chống đỡ
bệnh tật và phục hồi sức khỏe tốt hơn và nâng cao chất lượng hiệu quả điều trị tại
bệnh viện.
1
1
Bộ Y tể đã có Thông tư 08/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác dinh dưỡng
tiết chế trong bệnh viện nhằm khắc phục tình trạng dinh dưỡng ở các bệnh viện
hiện nay [5].
Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải là đơn vị đã thực hiện công tác chăm sóc
toàn diện nhiều năm nay và đã đạt được kcl quá tốt. Song công tác tiết chế dinh
dưỡng đa số chì là tư vấn cho người bệnh chưa có kiếm soát chặt chẽ theo đúng
yêu cầu bệnh lý, trừ bệnh nhân nghèo được bệnh viện nuôi dường. Đe góp phần
đánh giá thực trạng dinh dưỡng của người bệnh và tìm ra các giải pháp thực hiện
tốt công tác chăm sóc dinh dường cho người bệnh tại bệnh viện. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
dang diều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Hải năm 2014“.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.
Xác định ti lệ suy dinh dưỡng và một số chỉ số hóa sinh dinh dưỡng của
bệnh nhân điều trị tại khoa Nội và khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa
huyện Tiền Hải năm 2014.
Đánh giá đặc điểm khẩu phần của bệnh nhân
điều trị tại các khoa nghiên cứu của Bệnh viện
Đa khoa huyện Tiền Hải.
CHƯƠNG 1
TỐNG QUAN
1.1. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh duõng bệnh viện.
7.
7. 7. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng và khấu phần ăn.
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thế.
Thời kỳ đầu, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, người ta chi dựa vào các nhận xét đơn giản như gầy, béo, tiếp đó là một số chi tiêu nhân trắc như Brock, Ọuctelet, Pignet. Nhờ phát hiện về vai trò các chất dinh
dưỡng và các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngày càng hoàn thiện và ngày nay trờ thảnh một chuycn khoa của dinh dưỡng học.
Trên thế giới, người ta đang sống ở 2 thái cực trái ngược nhau, hoặc thiếu ăn hoặc thửa ăn. Những nước thuộc thế giới thứ 3 đang đứng bên bờ vực thắm của sự thiếu ăn. Theo số liệu của Tồ chức Y tế thế giới, mỗi
ngày trcn thế giới có khoảng 40.000 trẻ em chết do thiếu dinh dưỡng nặng, hàng năm có khoảng 250.000 trẻ em bị mù do thiếu vitamin A và chất bco. số người bị thiếu máu dinh dưỡng ước tính đến 200 triệu người và
400 triệu người khác bị bướu cố phần lớn là thiếu lod.
Các nước có nền công nghiệp phát triển, ngược lại, đang đúng bcn bờ vực thắm của sự thừa ăn. Năng lượng bình quân hàng ngày ở Châu Âu là 3000 Kcal, Bắc Mỹ: 3100 K.cal, úc: 3200 Kcal. Theo thống kê ở
Pháp 15% số dân bị tăng huyết áp, ở Đức trên 20% người trưởng thành bị bệnh béo phì và cái vực thăm chờ đợi là 35-40% số người chết là do các bệnh về tim mạch có liên quan chặt chẽ với nạn thừa ăn [21 ].
1.1.2.
Vai trò của dỉnli dưỡng trong điều trị
Ngay từ thời xa xưa con người đã biết tới vai trò của chế độ ăn uống và cho ăn uống là một trong những phưomg pháp đế chữa bệnh, giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ, để nhằm mục đích điều trị cũng như dự phòng, đối
với nhiều bệnh chỉ cần có chế độ ăn thích hợp và một đời sống có tổ chức hợp lý đã khỏi [22]. Ngày nay vấn đề ăn còn liên quan đến sự phát triển và là yếu tố quan trọng cho sự phát triển cho cộng đồng, khu vực và cả
một đất nước.
Theo Hypocrát (460-377 trước công nguyên), ăn có vai trò quan trọng trong bào vệ sức khóe và cần phải chú ý tùy theo tuôi tác, thời tiết, công việc mà nên ăn nhiều hay ít, ăn một lúc hay rải ra nhiều lần, thức ăn
cho bệnh nhân là một phưong tiện điều trị và trong phương tiện điều trị của chúng ta phái có dinh dưỡng. Theo Hải Thượng Lãn Ông, ăn uống của người bệnh có vai trò hết sức quan trọng, có thuốc mà không có ăn thì
cũng đi đến chồ chết.
Đến cuối thế ký 18, nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực chuyền hóa các chất trong cơ thể con người được công bố. Từ cuối thế kỷ 19 tới nay, những nghiên cứu về vai trò của các Vitamin, acid amin các acid
béo không no, các vi chất dinh dường ở phạm vi tế bào, tổ chức và cơ thể đã góp phần hình thành và phát triền một ngành khoa học mới đó là khoa học dinh dưỡng.
Ngày nay, Y học đang đứng trước hai thái cực đó là sự thiếu ăn và hậu quả của sự thừa ăn. Ớ các nước đang phát triển và chậm phát triển vẫn còn một tỷ lệ không nhở bị SDD, nhất là trẻ em và người cao tuổi, SDD
là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ờ cộng đồng. Trong khi đó ờ các nước công nghiệp phát triển lại đang phải đối phó với những hậu quả nặng nề do sự thừa ăn đó là tình trạng thừa cân, béo phì [21],
Suy dinh dưỡng ớ bà mẹ và trẻ em đang là vấn đề thời sự ờ các nước nghèo và đang phát trien. Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định trên thế giới hiện còn 36 nước có tình trạng SDD cao trong đó có nước ta. Chiến
lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tồng quát là: Đcn năm 2020, bừa ăn của người dân được cái thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, đảm báo an toàn vệ sinh; và góp phần nâng cao
tầm vóc và thể lực của người Việt Nam đồng thời kiêm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân — béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng [13]. Có nhiều nghiên cứu đánh giá tình
trạng dinh dưỡng trong bệnh viện cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị suy dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 30 đến 50% bệnh nhân nằm viện, trong đó có 50% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng vừa và nặng. Suy dinh dưỡng làm tăng tỷ
lệ nhiễm trùng, làm chậm lành vết thương, làm giảm miễn dịch và kco dài thời gian nằm viện của người bệnh tăng chi phí điều trị [21].
Suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến các hậu quả như thay đối chức năng đường tiêu hóa, giảm mức lọc cầu thận, thay đổi chức năng hệ tim mạch, thay đổi dược động học của thuốc, chậm lành vết thương, suy giảm chức
năng miễn dịch, tăng tý lệ biến chứng từ 2 đến 20 lần, nguy cơ tử vong cao, tỷ lệ bệnh nhân tái nhập viện cao do đó làm chất lượng cuộc sống giám [21].
Dinh dưỡng sớm làm giảm 50% số bệnh nhân có biển chứng, giảm thời gian dùng kháng sinh toàn thân 6 ngày. Nuôi sớm đường ruột giảm tỷ lệ tử vong 40% [16].
Việc chuẩn đoán tình trạng suy dinh dưỡng tìm nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị, kế hoạch dinh dưỡng cho người bệnh càng sớm càng có giá trị tốt nhất là trong vòng 3 ngày đầu nhằm cải thiện tình trạng
dinh dưỡng và tăng cường chức năng miễn dịch giảm tỷ lệ nhiễm trùng biến chứng đặc biệt là biến chứng sau mô từ đó rút ngan thời gian điều trị và giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Dinh dưỡng điều trị có tác dụng trực tiếp tới căn nguyên bệnh và căn nguycn sinh bệnh như đối với các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, hôn mê do ure huyết cao, thiếu vitamin, viêm loét dạ dày, hành tá tràng,
viêm gan, vừa xơ động mạch, đái tháo đường [14].
Trong bệnh cao cholestcrol máu cần kiểm soát lượng cholesterol trong chế độ ăn: Nên dưới 300mg/ngày/người. Nhờ khà năng gắn với cholesterol của thực phẩm và của các axit mật và được bài tiết ra ngoài trước
khi hấp thu vào máu, nên chất xơ có tác dụng giảm cholesterol máu, chống xơ vừa động mạch [26].
Dinh dưỡng điều trị cũng rất ảnh hưởng đến các cơ chế điều hoà thần kinh thể dịch. Sự rối loạn chức năng này thường kèm theo các thay đổi cơ thể học [4], Từ lâu, các bác sĩ lâm sàng đã thấy những rối loạn chức
năng dạ dày và ruột kéo dài thường dẫn đến những thay đổi thực thể của cơ quan đó.
Có nhiều bệnh phát sinh do ăn uống không đúng, không họp lý hoặc ăn quá nhiều, hoặc ăn quá ít, hoặc đủ số lượng nhưng chất lượng không đủ, không cân đối và những hậu quả của khẩu phần ăn không họp lý này
được phát hiện rất chậm.
Những người có tăng độ toan dịch vụ thường bị ợ chua, đau ở vùng thượng vị, có cảm giác co thắt ở ngực và dễ bị kích thích. Diễn biến đường huyết của những bệnh nhân này dao động rất lớn. Khi lượng đường ở
máu tăng lên thì sự tiết dịch của dạ dày giảm đi; khi lượng đường huyết giảm đi thì sự tiết dịch của dạ dày tăng lên. Những dao động đột ngột cùa đường huyết gây ra những dao động mạnh về tiết dịch dạ dày. Khi ăn hạn
chế glucid và ăn rãi ra nhiều bữa không những làm mất triệu chứng tăng toan mà còn giúp người bệnh trở ncn bình tĩnh và cân bàng hơn. Như vậy ăn uống có thê ảnh hường đến cơ chế điều hòa của hệ thần kinh thực vật.
Những nhận xét trên chi rõ điều hòa thần kinh và dịch thề tồn tại ờ trong cơ thể không phải ricng rẽ, mà có liên quan chặt chẽ với nhau, hợp lại thành một thể thống nhất sinh lý [24].
Biện pháp dinh dường điều trị còn có tác dụng lớn trong các bệnh chuyển hóa, đặc biệt trong bệnh đái tháo đường. Nguycn tắc của chế độ ăn trong bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) phải đảm bào đủ chất đạm - béo - bột
đường - vitamin - muối khoáng - nước với khối lượng hợp lý; kiểm soát được lượng glucose máu không tăng nhiều sau ăn, nhưng cũng không hạ đường máu lúc xa bừa ăn. Việc giữ được hằng định lượng glucosc trong
máu không ở ngưỡng cao sẽ giúp dự phòng các biến chứng mắt, tim mạch, thận... cho người bệnh [8],
Nếu dinh dưỡng điều trị được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn phục hồi thì khả năng lao động cùa người bệnh sẽ được phục hồi nhanh chóng và đề phòng được các biển chứng. Điều trị triệu chứng có khi phái tiến
hành trước khi chẩn đoán ra bệnh. Ví dụ: Tăng vitamin, tăng protein, tăng chất xơ, tăng chất bco có nhiều acid không no...
1.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng tại bệnh viện
1.2.1.
Trên thế giới
Kết quả nghiên cứu tình trạng thiểu dinh dường của bệnh nhân vào thời điểm nhập viện tại Anh (1994), tỷ lệ SDD là 56% bệnh nhân Nội khoa, 25% bệnh nhân khoa Hô hấp và 43% bệnh nhân lão khoa. Tỷ lệ suy
dinh dưỡng tại các bệnh viện của Mỹ năm 2005 là 30-50%.
Nghiên cứu về các nguy cơ suy dinh dưỡng trên 374 bệnh nhân phẫu thuật dạ dày ruột bàng sử dụng phương pháp đánh giá toàn diện (SGA) tại ớ Braxin năm 1996 cho thấy [55]: Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 55% trong
đó suy dinh dưỡng nặng chiếm 19%, tuồi của bệnh nhân là một yếu tố ảnh hướng tới tý lệ suy dinh dường, các bệnh nhân trên 60 tuôi có tỷ lệ suy dinh dưỡng là 64%, trong khi đó với bệnh nhân dưới 60 tuổi thì tý lệ suy
dinh dưỡng chiếm 50%. Suy dinh dưỡng liên quan tới thời gian nằm viện, hcm 81% bệnh nhân có thời gian nằm viện trên 15 ngày là những bệnh nhân suy dinh dưỡng. Đội ngũ cán bộ y tế dường như không coi suy dinh
dưỡng như một vấn đề nghicm trọng trong bệnh viện, chi có 50% số bệnh nhân suy dinh dưỡng có thông tin về tình trạng dinh dưỡng trong bệnh án, có 16,6% bệnh nhân được cân khi nhập viện và 19,2% được ghi chép
về cân nặng trong bệnh án [55],
1.2.2.
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều cuộc điều tra dinh dưỡng được tiến hành và cho thấy rằng nước ta là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em và phụ nữ bị thiếu dinh dưỡng xếp vào loại cao nhất trong
khu vực [4], Khoảng 30% trong tống số bệnh nhân trong bệnh viện bị suy dinh dưỡng, phần lớn trong số họ bị SDD khi nhập viện và một số lượng không nhỏ bị SDD trong quá trình nam trong bệnh viện [18].
Nghiên cứu trên 309 bệnh nhân viêm cầu thận cấp cho thấy có tới 42% suy dinh dưỡng nặng. Các chì số nhân trắc, sinh hóa và miền dịch dinh dưỡng đều giảm có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân có tình trạng dinh
dưỡng bình thường. Suy dinh dưỡng nặng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng (OR 2,88;CI 95%, p<0,001), shock nhiễm trùng (OR = 4,05; CI 95%, p<0,001), chảy máu (OR 2,8; CI 95%, p<0,001), viêm phổi (OR 3,35; CI
95% ,p<0,001) so với nhóm bệnh nhân có TTDD bình thường. Thời gian nằm bệnh viện cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân có dinh dưỡng tốt (p<0,01), tỷ lệ tử vong cao hơn có ý nghĩa (OR 7,21;CI 95%,
p<0,001) [21],
Nghiên cứu tìm hiếu liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện và tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, thời gian nằm viện và chi phí cho thấy: Nguy cơ biến chứng của bệnh nhân suy dinh dưỡng
có OR là 1,6. Tý lệ tử vong ở bệnh nhân suy dinh dưỡng là 12,4% so với 4,7% ờ người dinh dưỡng tốt. Bệnh nhân có suy dinh dưỡng có số ngày nằm viện là 16,7 + 24,5 ngày so với 10,1 + 11,7 ngày ờ người dinh
dưỡng tốt. Chi phí của bệnh nhân có suy dinh dưỡng tăng tới 308,9% so với chi phí của người bệnh có dinh dưỡng tốt [20].
Theo nghiên cứu của Phạm Thu Hương và cộng sự năm 2006 trên 308 bệnh nhân khoa Nội tiết và khoa Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai nhằm xác định tình trạng thiếu dinh dưỡng trong các bệnh nhân nhập viện. Các
bệnh nhân được đo các chỉ số nhân trắc và khấu phần ăn của bệnh nhân được đánh giá bàng phương pháp hỏi ghi 24 giờ. Bệnh nhân được đánh giá bằng phương pháp đánh giá dinh dưỡng toàn diện (SGA) và phương
pháp đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (MNA). Kết quả cho thấy tý lệ suy dinh dưỡng thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5) là 25,2%, tính riêng ờ bệnh nhân khoa Tiêu hoá (28,9%) cao hơn so với khoa Nội tiết
(21,7%); tỷ lệ thừa cân (BM1>23) là 19,9%, ờ bệnh nhân khoa Nội tiết và Tiêu hoá tương ứng là 24,8% và 14,8%; tý lệ thiếu dinh dưỡng của bệnh nhân dưới 65 tuổi (bằng công cụ SGA) là 13,4% (khoa Nội tiết) và
58,5% (khoa Tiêu hóa) và tỷ lệ SDD của bệnh nhân trên hoặc bằng 65 tuổi (bằng công cụ MNA) 31,6% (khoa Nội tiết) 68,4% (khoa Tiêu hóa) [21].
Nghiên cứu tại khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai - Hà nội từ 1/2008 -3/2008 nhàm mô tã tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo và một số yếu tố liên
quan đến thực trạng tư vấn dinh dưỡng của bệnh viện. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5) là 41%, thừa cân (BMI>23) là 11%; tỷ lệ Albumin huyết thanh thấp (<35g/l) là 32,3%.
Tính theo điểm số SGA: Tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng nhẹ là 77%, suy dinh dưỡng nặng là 3% [34]. Ket quả nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rầy năm 2009 cho thấy tỷ lệ
SDD trường điền với BMI<18,5 tương đương với kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Bạch Mai (25%), SDD tính theo SGA chiếm gần 50% và cần được hỗ trợ dinh dưỡng sớm. Ket quả nghiên cứu cho thấy phương pháp
SGA dễ thực hiện không gây tốn kém cho người bệnh song có ý nghĩa lâm sàng cao nên áp dụng rộng rãi trong bệnh viện sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong chuẩn đoán điều trị SDD [31].
Kct quả nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chưa lọc thận tại khoa Thận Bệnh viện Chợ Rầy năm 2010 cho thấy tỷ lệ SDD cùa bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối
chưa lọc thận dao động từ 22,2% đến 78,9% tùy theo chi số đánh giá, tuy nhiên kết quả nghiên cứu khuyến cáo lên dùng phương pháp SGA dể dánh giá tình trạng SDD [35].
Nhiều nghiên cứu cho thấy SDD protein năng lượng có liên quan đến tình trạng bệnh lý và từ vong cùa bệnh nhân suy thận mạn [45], Có nhiều bằng chứng gợi ý về sự hiện diện của SDD protein năng lượng phối
hợp với tình trạng viêm ớ bệnh nhân suy thận mạn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương [9].
Ket quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của 144 bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ theo báng điềm đánh giá chủ quan toàn diện (SGA) có tỷ lệ SDD (SGA>7 điểm) là 98,6%, SGA trung bình 15,2 ±3,8
[7]. Kết quả nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng các chí số hóa sinh và nhân trắc ở người trường thành tại một vùng nông thôn Việt Nam năm 2008 cho thấy các chi tiêu nhân trắc hóa sinh có ý nghĩa rất lớn
trong việc phát hiện sớm và dự báo cộng đồng có nguy cơ cao về dinh dưỡng đặc biệt là ờ vùng nông thôn [25]. Kết qua nghiên cứu các chi số liên quan tới dinh dưỡng của bệnh nhân theo tình trạng dinh dưỡng (BMI)
tại Bệnh viện tinh Hải Dương cho thấy các chỉ số liên quan đến SDD của nhóm SDD đều cao hơn nhóm không SDD: Tỷ lệ giảm cân trong 2 tuần trước khi nhập viện của bệnh nhân SDD là 66,7%, cao hon nhóm bỉnh
thường (43,5%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001; tỷ lệ bệnh nhân giảm khấu phần ăn khi nhập viện ở nhóm SDD là 59,3% cao hon nhóm bình thường (46,1%), ở nhóm SDD tỷ lộ giảm V i chức năng vận
động (44,4%) và nằm liệt tại giường (33,3%), cao hơn ờ nhóm bình thường tương ứng là 22,7% và 9,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 [14]. Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại Bệnh viện
Đa khoa tĩnh Bắc Giang năm 2012 cho thấy tỷ lộ thiếu dinh dưỡng cùa bệnh nhân trong bệnh viện cao, đánh giá theo BMI tý lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) là 27,7% và tỷ lệ nguy cơ SDD và SDD theo SGA
47,0%. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ về SDD đồu có xu hướng tăng lên theo thời gian nằm viện khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng bang nhân trắc hay SGA [20]. Kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng tại Bệnh viện
Đa khoa tình Diện Biên năm 2012 cho thấy tý lệ thiếu dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện đánh giá theo phương pháp nhân trắc ờ mức độ trung bình (tỷ lộ bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn - CED là
18,6%), đánh giá bàng phương pháp SGA là rất cao (tỷ lộ bệnh nhân nguy cơ SDD và SDD là 33,4%). So sánh tỷ lệ SDD bang phương pháp SGA giữa nam và nữ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [18].
1.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Một số phương pháp định lượng chính thường được sử dụng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng như:
-
Nhân trắc học.
-
Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
- Các thăm khám thực thề/dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt chú ý tới các triệu chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo và rõ ràng.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu là hoá sinh ở dịch thể và các chất bài tiết (máu, nước tiểu...) để phát hiện mức bão hoà chất dinh dưỡng.
- Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do thiếu hụt dinh dưỡng.
- Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tứ vong. Sử dụng các thống kê Y tế để tìm hiểu mối liên quan giữa tình hình bộnh tật và tình trạng dinh dưỡng.
- Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ.
1.3.1.
Phưong pháp đánh giá tình trạng dinh dưõng qua chỉ số nhân trắc học
Nhân trác học dinh dưỡng có mục đích xác định đo lường các biến đôi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dường, số đo nhân trắc được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dường để theo
dõi thay đổi về tình trạng dinh dưỡng và tình trạng mất khối cơ [21],
Phương pháp nhân trắc học có những ưu điểm là đơn giản, an toàn và có thể điều tra trên một mẫu lớn. Trang thiết bị không đắt, dễ vận chuyển. Có thể khai thác đánh giá được các dấu hiệu về TTDD trong quá khứ
và xác định được mức độ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên phương pháp nhân trắc học cùng có một vài nhược điểm như: Không đánh giá được sự thay đổi về TTDD trong giai đoạn ngắn hoặc không nhạy để xác định các
thiếu hụt dinh dưỡng đặc hiệu.
Trong thực hành trên lâm sàng, các số đo thường được sử dụng là: t r ọ n g l ư ợ n g c ơ t h ế (bao gồm cá tỷ lệ thay đổi trọng lượng), c h i ề u c a o (liên quan tới trọng lượng cơ thề dùng để xác định khối mỡ),
k h ố i m ỡ (vòng eo, BMI, bề dầy lớp mỡ dưới da), k h ố i c ơ (vòng cánh tay), thành phần cơ thể, lượng nước [24].
Trọng lượng cơ thể: số đo trọng lượng đơn thuần không được sử dụng đặc hiệu để xác định tình trạng dinh dưỡng mà thường kết hợp với các số đo
khác như BM1. Xác định trọng lượng cơ thể thường xuyên có tác dụng rất quan trọng để ghi nhận được thay đổi về trọng lượng theo thời gian và để tính toán tý lệ tăng hoặc giám cân.
Tỷ lệ thay đổi trọng lượng cơ thế:
Thay đổi (%) =
(Trọng lượng trước đây (kg) - trong lượng hiện tại (kg)
Trọng lượng trước đây (kg)
X100
Công thức này thường được sử dụng đe tính toán tỷ lệ trọng lượng cơ thể giám đi hơn là tỷ lệ tăng lên bời vì tỷ lệ giảm đi là một chi tiêu quan trọng đe xác định nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhân. Khi sử
dụng "tỷ lệ giảm cân" như một thông số để can thiộp dinh dưỡng khi: B ệ n h n h â n g i ả m c â n k h ô n g m o n g m u ố n > 1 0 % t r o n g v ò n g 3 đ ế n 6 t h ả n g h o ặ c b ệ n h n h â n c ỏ B M I
< ¡ 8 , 5 v à c ó g i ả m c â n k h ô n g m o n g m u ô n > 5 % t r o n g 3 đ ê n 6 t h á n g . Trong lâm sàng, tý lệ giảm cân có tác động không tốt tới bệnh nhân gầy hơn là tác động tới bệnh nhân béo phì
với cùng một tỷ lệ giám cân. Giảm cân trong một thời gian ngắn (vài ngày) phản ánh thay đồi về cân bằng dịch hơn là thay đôi về thành phần tổ chức mô cúa cơ thể. Công thức tỷ lộ giảm cân này cũng được sử dụng
đe xác định mục tiêu điều trị và theo dõi đối với bệnh nhân có giám cân.
C h i ề u c a o đ ứ n g : Có thể đo bằng thước đo chiều cao riêng biệt hoặc loại gắn trên tường.
C h ỉ s ố B M I : Là số đo gầy hoặc béo, tốt hơn so với cân nặng đơn thuần. Nó là cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng đon giản, nó là một phần không thể thiếu trong các công cụ sàng lọc dinh dưỡng. Người
càng có chỉ số BMI cao, càng có nguy cơ mắc bệnh như đái đường, tim mạch, nhuyễn xương, một số bệnh ung thư. Ngược lại, người có BM1 càng thấp, càng có nguy cơ loãng xương và nguy cơ của các biến chứng
liên quan tới thiếu dinh dưỡng.
Sử dụng chỉ số khối cơ thê BMI (cân nặng/chiều cao bình phương) (kg/m :) đế đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo tiêu chí sau:
BMI từ 18,5 đến 22.9 là bình thường
G ầ y : Khi chỉ số BMI dưới 18,5 là có biếu hiện thiếu năng lượng trường diễn.
T h ừ a c â n v à b é o p h ì : Khi BM1 từ 23 trở lên.
ơ những phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuồi), người ta còn sử dụng điểm ngưỡng nhẹ cân (dưới 38kg) và thấp bé (dưới 145cm) và coi đó là yếu tố nguy cơ đối với sinh đè.
1.3.2.
Phương pháp điều tra tiêu thụ lương thực, thực phẩm
a/ Phương pháp hỏi ghi 24 giờ
* Thuận lợi của phương pháp:
- Là một phương pháp được dùng để thu thập những thông tin về số lượng thực phẩm đã được sử dụng 24 giờ qua mà không phải cân đong. Đây là một phương pháp rất thông dụng, rất có giá trị khi áp dụng cho
số đông dối tượng.
- Là một phương pháp đơn giản, nhẹ nhàng đối với đối tượng nghiên cứu do đó thường có sự hợp tác cao.
- Nhanh, rẻ tiền và có thể áp dụng rộng rãi, ngay cả với những đối tượng trình độ văn hóa thấp hoặc mù chữ.
* Hạn chế của phương pháp:
- Hiện tượng " t r u n g b ì n h h ó a k h ẩ u p h ầ n " c ó thể xảy ra do ngay chính bản thân điều tra viên điều chỉnh khi phỏng vấn vì sự ám ảnh “sao lại ãn nhiều thế (hoặc ít thế)?”
- Đối tượng được hỏi có thể có xu hướng nói quá lên với khấu phần “ n g h è o " hoặc nói giảm đi với khẩu phần “g i ầ u Cũng có thê đối tượng quên một cách không cố ý với những thực phẩm được tiêu thụ
không thường xuyên.
- Không thể áp dụng cho người có trí nhớ kém.
b/Phương pháp hỏi ghi nhiều lần 24 giờ
- Hỏi ghi khẩu phần 24 giờ có thể được tiến hành trong nhiều ngày liên tục 3-7 ngày hoặc được nhắc lại trong các mùa khác nhau tron” năm để đánh giá khẩu phần trung bình của đối tượng.
- Số ngày điều tra đòi hỏi để đánh giá khẩu phần trung bình của đối tượng phụ thuộc vào mức độ chính xác cần đạt được, chất dinh dưỡng cần quan tâm nghiên cứu và vòng quay thực phẩm ờ quần thể nào.
- Nói chung, nếu phương pháp chọn mẫu hợp lý, có chú ý tới ảnh hưởng của các ngày mà bữa ăn có thể được cải thiện hơn ngày thường như ngày nghỉ, ngày lễ hội..., ảnh hưởng của mùa vụ, thì kết quả có thể cho
ta đánh giá được mức độ tiêu thụ lương thực phẩm khá chính xác.
- Một số tác giả khuyến nghị điều tra trong thời gian 3 ngày liên tục.
- Kỹ thuật tiến hành tương tự như phương pháp hỏi ghi 24 giờ.
- Phưong pháp này đã dược khuyến cáo như một bộ phận của hệ thống đánh giá khẩu phần ăn ở Mỹ. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng: 4 lần hỏi ghi 24 giờ trên cùng một đối tượng trong vòng một năm nên được
dùng để đánh giá khẩu phần ăn thường ngày của đối tượng
1.3.3.
Phương pháp hóa sinh
Một số chỉ số hoá sinh sau đây thường được áp dụng:
a/ Protein huyết thanh tổng số: Là chỉ tiêu đánh giá tình trạng protein huyết thanh <6,5 g/dl được coi là protein huyết thanh thấp.
Chi tiêu này không nhậy vì có nhiều yếu tố ánh hưởng: Protein khâu phần; chuyển hóa thay đối trong các trường hợp chấn thương, strees, nhiễm khuấn, giảm oxy thờ vào; thiếu protein huyết tương do mat protein;
giảm tổng hợp protein; có thai; sự thay đồi tính thấm mao mạch; thuốc (thuốc tránh thai...); luyện tập quá mức.
b/ Albumin huyết thanh: Là chỉ tiêu đánh giá nồng độ Albumin huyết thanh, Albumin <3,5 g/dl được coi là Albumin huyết thanh thấp.
Chi tiêu này không nhậy đê đánh giá sự thay đôi ngắn hạn về tình trạng protein do: Thời gian bán hủy từ 14-20 ngày; Albumin huyết thanh đều được bù rất lớn bới giảm dị hóa. Tái phân bố Albumin từ ngoại bào
vào nội bào.
Các yếu tố ảnh hương đến nồng dộ Albumin huyết thanh: Giống các yếu tố ảnh hướng đến nồng độ protein huyết thanh.
Chi định sử dụng chỉ số nồng độ Albumin huyết thanh:
+ Có thê sử dụng để xác định trẻ em có mức giới hạn suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor
+ Sử dụng mức Albumin huyết thanh như là chỉ số tiên đoán sự phát triển các biến chứng của hậu phẫu.
c/ Hemoglobin
Một loại protein do globin kết họp với Hemoglobin có chứa sắt tạo thành. Hemoglobin (Hb) tồn tại trong hồng cầu, theo máu chảy khắp toàn thân, vận chuyển oxy đến các tổ chức và cơ quan, và thải cacbonđioxit
được sản sinh ra qua trao đổi chất ra ngoài cơ thể theo đường hô hấp ở phổi. Khi thiếu máu, sổ lượng hồng cầu và nồng độ Hemoglobin cũng giảm.
Nếu trong chế độ ăn thiếu nguyên tố sắt, hoặc việc hấp thu tận dụng nguyên tố sắt kém, thì sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, lúc này nồng độ Hemoglobin giảm đi.
Vì thế, nên thông qua xét nghiệm nồng độ Hemoglobin để đánh giá xem có bị thiếu máu do sắt hay không. Trị số bình thường của Hemoglobin (g/lit): Dưới 5 tuổi là 110, trên 5 tuồi là 120, nữ người lớn là 110,
nam người lớn là 120.
1.3.4.
Đánh giá toàn diện (phương pháp SGA)
- Là phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng một cách toàn diện trên lâm sàns Subjective Global Assessment (SGA). SGA là công cụ duy nhất được Hiộp hội dinh dưõng đường miệng và đường tTnh mạch
cứa Mỹ khuyến cáo sử dụng. SGA thường được sử dụng đề đánh giá TTDD của bệnh nhân lúc nhập viện trong vòng 48 giờ. SGA là công cụ đánh giá “ nhẹ nhàng” không tốn kém, nhậy, tin cậy và đặc hiệu. SGA được sử
dụng rộng rãi trong nhiều bệnh, nhiều loại hình chăm sóc y tế, kể cá bệnh nhi [49],
- Áp dụng cho người dưới 65 tuổi
- Là công cụ lâm sảng có độ lặp lại cao
1.3.5.
Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng tối thiếu (phương pháp MNA)
Công cụ “đánh giá dinh dưỡng bở túi” (MNA) được xây dựng nhằm đánh giá nhanh và hiệu quả để sàng lọc suy dinh dưỡng ở người già. Nhược điếm của MNA là không có những câu hỏi liên quan tới các hội
chứng ảnh hưởng của ung thư do vậy ít có giá trị trong lão khoa. Phương pháp áp dụng cho người bệnh trên 65 tuổi, tương tự như SGA tính điểm đế xác định bệnh nhân nguy cơ suy dinh dưỡng: Với thang điểm từ 17
đến 23,5 điểm là nguy cơ suy dinh dưỡng; dưới 17 điểm là suy dinh dưỡng.
Phương pháp đánh giá tinh trạng dinh dưỡng MNA được phát triển để đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi trong thực tế nói chung và sau khi tiếp nhận vào nhà dưỡng lão hay bệnh viện. Theo nghiên
cứu phát triển, nó đã được chứng minh là có độ chính xác 92% so với đánh giá lâm sàng được thực hiện bởi hai bác sĩ chuyên về dinh dưỡng, và 98% khi so sánh với sự đánh giá dinh dưỡng toàn diện, bao gồm cả xét
nghiệm sinh hóa, đo nhân trắc học và đánh giá chế độ ăn uống [49].
1.4. Đặc điểm khẩu phần của người bệnh
1.4.1.
Trên thế giới
Nghicn cứu về tương quan của tình trạng dinh dưỡng và lượng thức ăn ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo của các tác giả Alvaro AC Morais Joel Faintuch; Erica J và cộng sự cùa đơn vị dinh dưỡng và chạy
thận nhân tạo, Bệnh viện Cassia de Santa Rita và Khoa khoa học y học Santa Casa - Victoria/ ES, Brazin. Clinics vol.60 no.3 São Paulo June 2005 cho thấy, Tổng năng lượng trong chế độ ăn uống thấp (1471,7 ± 601,4
kcal / ngày hoặc 20,7 ± 6,7 kcal/kg/ngày), nhưng protein trong chế độ ăn uống ờ mức chấp nhận được (74,3 ± 16,6 g protein/ngày hoặc 1,2 ± 0,6 g/kg/ngày) [38],
Nghiên cứu về Ánh hưởng lâu dài của một chế độ ăn ketogenic ớ những bệnh nhân béo phì được thực hiện tại khoa phẫu thuật, tư vấn và Trung tâm đào tạo, Khoa Y, Đại học Kuwait (Jabriya, Kuwait) Hoa Kỳ cho
83 đối tượng nhận được chế độ ăn ketogenic gồm 20g đến 30g carbohydrate trong các hình thức của các loại rau và salad xanh, và 80g đến lOOg protein dưới dạng thịt, cá, gà, trứng, động vật có vỏ và pho mát. Mười hai
tuần sau đó, thêm 20g carbohydrate được thêm vào bữa ăn của bệnh nhân với tống số 40g đến 50g carbohydrate. Vi chất dmh dưỡng (vitamin và khoáng chất) đã được trao cho từng đối tượng trong hình thức một viên
mỗi ngày, của Abhimanyu Garg, M.B., B.S., M.D., Andrea Bonanome, M.D., Scott M. Grundy, M.D., Ph.D., và cộng sự năm 2004 đã chỉ ra rằng một chế độ ăn kctogcnic đà thực hiện như một liệu pháp tự nhiên để giảm
cân ở những bệnh nhân béo phì. Đây là một nghiên cứu độc đáo theo dõi hiệu quá cùa một chế độ ăn ketogenic trong 24 tuần [37]. Có một giảm đáng kể mức độ triglycerides, cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và
glucose, và tăng đáng kề mức độ HDL cholesterol trong bệnh nhân [44].
Nghicn cứu gần đây từ các phòng thí nghiệm khác nhau [58], đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống nhiều chất béo giàu axit béo không bão hòa đa (chế độ ăn ketogenic) là khá hiệu quả trong việc giảm trọng lượng cơ
thể và các yểu tố nguy cơ đối với các bệnh mãn tính khác nhau [54]. Trong chế độ ăn uống này, các chất béo để tỷ lệ carbohydrate là 5:1. Trong khi có sự sụt giảm đáng kể trọng lượng của bệnh nhân béo phì lúc đó đang
trong chế độ ăn ketogenic [37],
Người ta phát hiện thấy có mối liên quan giữa chế độ ăn ít chất béo và loãng xương. Chế độ ăn uống chất béo rất thấp thì lượng canxi hấp thu cũng thấp. Phụ nữ có chế độ ăn ít chất béo bài tiết hầu hết các canxi họ
tiêu thụ; do đó, họ dễ bị loãng xương. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống nhiều chất béo có thể khắc phục tình trạng này [60]. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn carbohydrate cao làm tăng nồng độ triglyceride
huyết tương lúc đói [43];[46] và làm giảm nồng độ cholesterol HDL [36];[53]. Những thay đổi này có liên quan với tăng cường xơ vữa [36]. Tuy nhiên, nó đã được chứng minh rằng chế độ ăn ketogenic ngắn hạn cải
thiện các rối loạn lipid đó là đặc trưng của rối loạn lipid máu xơ vữa [56]. Người ta cũng đã tìm thấy ràng đồ uống có đường giảm nồng độ vitamin E trong máu, do đó giảm lượng chất chống oxy hóa trong cơ thể. Điều
đó đã được chứng minh rằng tác động đó phá vỡ tình trạng oxy hóa-chống oxy hóa của các tế bào sẽ dẫn đến các bệnh khác nhau của cơ thể [54], Chế độ ăn uống hạn chế natri được cho là hành vi tự chăm sóc thường
xuyên được khuyến cáo cho bệnh nhân suy tim (HF) [48];[57], và được ghi nhận bời tất cá các hướng dần HF [39];[48]. Người Mỹ tiêu thụ xấp xỉ 3700 mg natri mỗi ngày [42]. Trong khi Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế và
Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo 2300 mg tiêu thụ hàng ngày cho dân số nói chung, với một đề nghị nghiêm ngặt là 1500mg/ngày đối với những người >50 tuổi, người da đen, cá nhân có tăng huyết áp, đái tháo
đường, hoặc bệnh thận mãn tính [45].
Trong một nghiên cứu gần đây, khi được hướng dẫn đế hạn chế lượng natri đến 2000 mg/ngày, bệnh nhân suy tim trung binh một lượng hàng ngày của 2.671 mg/ngày với một phạm vỉ rộng, kéo dài giữa 522 và
9251 mg/ngày [47], Trong một nghicn cứu khác, natri báo cáo lượng ở những bệnh nhàn suy tim là 3190 mg/ngày [46], Sodium giảm rất khó để tuân thủ ngay cả trong số bệnh nhân suy tim có triệu chứng, với một tỷ lệ
tuân thủ ước tính chi có 33% như ghi nhận của nhật ký thực phấm 3 ngày [47] cùng với quan sát này, một nghiên cứu gần đây báo cáo ràng chi có 34% bệnh nhân tiêu thụ <3000 mg và chỉ có 15% tiêu thụ <2000 mg
natri hàng ngày [52]. Natri tiêu thụ <2000 mg/ngày là khó khăn đế đạt được ngay cả với giáo dục chuyên gia dinh dưỡng [42],
ĩ.4.2. Một so kết qua nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trong những năm qua, các hoạt động dinh dưỡng đà được chú trọng và các vấn đề sức khỏe có liên quan tới ăn uống ngày càng được nhìn nhận một cách rộng rãi. Xu hướng về chất lượng khẩu phần
ăn đã có sự thay đổi rõ rệt, trước đây năng lượng chủ yếu là do glucid cung cấp, khấu phần ăn thiếu nghicn trọng về protcin, hiện nay nhu cầu protcin khẩu phần đạt tỷ lệ cao và tý lệ các chất sinh năng lượng khẩu phân
ăn đã gần đạt nhu cầu khuyến nghị. Nghiên cứu về khẩu phần ăn của sinh viên hệ chính quy năm 2012 cho thấy mức năng lượng của sinh viên đạt 2.333,6 Kcal/ngày tý lệ năng lượng do Pr: L: G đối với nam sinh viên là
18:23:60, nữ là 19:23:60. Trong đó có 42,5% sinh viên đạt nhu cầu về năng lượng và 98,1% đạt nhu cầu về protein 62,3% đạt nhu cầu về lipid, 47,2% đạt nhu cầu về glucid [6];[27]. Cuộc tống điều tra dinh dưỡng trên
toàn quốc năm 2000 cho kết quả năng lượng tiêu thụ bình quân hàng ngày của người Việt Nam là 1931 Kcal, với tỷ lệ Pr: L: G là 13,2: 12,0: 74,8, xu hướng tốt hơn rõ rệt so với năm 1990 là 12,3: 8,4: 79,3 và năm 1985
là 11,2: 6,2: 82,6 [13]. Cuộc tổng điều tra đã cho thấy khấu phần thực tế của nhân dân Việt Nam đã có cải thiện rõ rệt, cụ thể là mức tiêu thụ lương thực thực phấm có xu hướng giảm đi đối với nhỏm lương thực: Gạo,
khoai cù và tăng lên đối với một sổ nhóm thực phẩm: Thức ăn động vật, dầu mỡ, đậu/hạt, quà chín... Tuy vậy, còn nhiều sự khác biệt về tiêu thụ lương thực thực phầm giữa các vùng sinh thái, giữa các mức chi tiêu. Sự
biển đổi tích cực này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong ngày của người Việt Nam so với nhu cầu khuyến cáo hiện nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu hụt vể tính cân đối, về giá trị các thành phần vi chất...
Cùng với Sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội thì đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong khấu phần ăn là vô cùng quan trọng cho con người để có một nền tảng sức khỏe vững chắc đe phát huy hết tiềm năng trong lao
động thể lực cũng như trí óc.
Từ sau đồi mới, nền kinh tế của Việt Nam phát triển mạnh, bên cạnh đó chế độ ăn của người Việt Nam cũng thay đồi theo hướng tích cực. Phạm Thị Thanh Nhàn, Phạm Duy Tường, nghiên cứu biến đổi khâu phần
ăn hộ gia đình sau 6 năm (1999-2005) tại 6 xã huyện Đông Anh, Hà Nội. Kết quả cho thấy sau 6 năm, mức tiêu thụ gạo giảm 85 gam, thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt tăng gấp 1,5 lần, trứng sữa tăng 3 lần, dầu
mỡ tăng 2 lần, quả chín và đường ngọt tăng 20 lần, lượng cá, thúy sản không thay đổi, lượng rau xanh có xu hướng giảm,
về giá trị dinh dưỡng và tính cân đối khấu phần: Tỷ lệ các chất sinh năng lượng rất cân đối, sau
6 năm năng lượng protein đóng góp 14% và lipid đóng góp 24% [26]. Nghiên cứu về khẩu phần ăn của người bệnh của Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm và cộng sự cho thấy tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập
viện khoa Tiêu hóa và Nội tiết tại Bệnh viện Bạch Mai khấu phần ăn của bệnh nhân khoa Nội tiết là 1606 kcal, với năng lượng từ protein là 18%, lipid là 22%, từ glucid là 60%. Năng lượng của bệnh nhân khoa Tiêu hóa
là 1100 kcal. Như vậy, thiếu dinh dưỡng và thừa cân xuất hiện ở bệnh nhân nhập viện. Khâu phần ăn của bệnh nhân nhập viện ở khoa Tiêu hóa còn thấp, do vậy chăm sóc dinh dường trong bệnh viện cần được quan tâm
[21]. Nguyền Thị Thu Hà, Nguyền Xuân Ninh, Nguyền Nguyên Khôi (2006), nghiên cửu về tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội cho thấy,
đánh giá trên 93 bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại đơn vị Thận nhân tạo (TNT), Bệnh viện Thanh Nhàn trong thời gian 11/2004 - 07/2005 cho thấy, năng lượng khâu phần trung bình/ngày là 1362 Kcal/ngày, phân bố theo tý
lệ 17%: 16%: 67% tương ứng cho protein: lipid: glucid. Chi số dị hoá protcin (PCR/ cho thấy 21,5% số bệnh nhân (27,6% ở nam, 11,4% ở nữ) cung cấp không dù protcin cho cơ thế. Protcin khấu phần thấp dưới lg/kg
cân nặng cỏ nguy cơ Albumin huyết thanh thấp cao hơn 3 lần (OR= 2,98; p<0,05) so với đủ protein khấu phần [9], Nghiên cứu về đặc điểm khẩu phần và tình trạng nhân trắc của sinh viên Y hệ chính quy Trường Đại học
Y Thái Bình năm 2012 của tác giả Ninh Thị Nhung. Điều tra nhân trắc 323 sinh vicn thuộc năm thứ nhất và năm thứ 6 và điều tra khẩu phần ăn 106 sinh viên 2 khối trên. Ket quả cho thấy: Tỷ lệ sinh viên đạt nhu cầu về
sắt chi có 9,4%, Ca/P là 40,6%, Ca là 42,5%. Chi có 17,9% sinh vicn đạt nhu cầu về vitamin A.
về tình trạng dinh dưỡng: Không có sự tăng trưởng về chiều cao giữa sinh viên năm thứ nhất và năm thứ sáu. Tỷ lệ thiếu
năng lượng trường diễn ở sinh viên là 19,2%. Tỷ lệ thừa cân béo phi là 4,0% trong đó nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ [27]. Nghiên cứu này mô tả đặc
điêm khẩu phần ăn, đánh giá mức đáp ứng năng lượng, các chất dinh dưỡng so với nhu cầu khuyến nghị (NCKN) của Trần Thúy Nga, Hoàng Văn Phương năm 2013 cho 204 nừ vị thành niên 10-19 tuổi của 5 xã, huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình được phỏng vấn tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm (LTTP) và khẩu phần ăn. Tỷ lệ tiêu thụ lương thực thực phẩm như: Thịt, cá, trứng, đậu đỗ, rau lá xanh thầm 4-6 lần/tuần dao động từ
43,1% tới 68,6%. Có tới 42,6% đối tượng không dùng sữa trong tháng qua. Lượng quả chín được tiêu thụ tăng dần theo tuổi đạt 144,7 ±221,7 g/người/ngày ở nhóm 17-19 tuổi. Tỷ số canxi/phospho là 0,63; tỷ số Protein
động vật/Protein tổng số là 24,2%. Mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị với vitamin D là 18 - 28%, với canxi là 37 - 43%, với sắt là 31 - 37%, kẽm là 46 - 56%. Lượng Vitamin D, canxi, sắt, kẽm từ khau phần còn thấp,
cần tiến hành các giãi pháp can thiệp giúp cải thiện khâu phần các vi chất kế trên cho nữ vị thành niên tại huyện Lạc Sơn [23]. Nghiên cứu của Vũ Thu Hiền, Lê Thị IIợp và cộng sự năm 2008-2009 về xác định khấu
phần muối NaCl trong gia vị của người trường thành tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế, và Thành phố Hồ Chí Minh. Bang phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả đã được triển khai trong năm 2008 - 2009. Tồng số 1518
người từ 20 tuổi trờ lên đã tham gia nghiên cứu. Ket quả cho thấy khâu phần muối trung bình ờ đối tượng nghiên cứu là 11,7 ± 5,5 g/ngày, không có sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị. Khẩu phần muối trung bình
ờ nam (12,7 g/ngày) cao hơn có ý nghTa thống kc so với nữ (10,5 g/ngày), p< 0,05. Khấu phần này cao nhất ớ Thừa Thiên Huế (12,3 g/ngày), sau đó đến thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (tương ứng là 11,1 và 10,7
g/ngày). Ket luận: Khấu phần muối của người trưởng thành tại các địa điểm nghiên cứu đều cao hơn gấp 2 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cần có những nghiên cứu can thiệp trong những năm tới đế
giám khấu phần muối, góp phần dự phòng tâng huyết áp cho cộng đồng [11].
CHƯƠNG 2
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đối tưọng nghiên cứu
2.1.1.
Địa điêm nghiên cứu
Nghicn cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải, tinh Thái Bình, là bệnh viện hạng II nằm ở ven biến của tinh Thái Bình với chỉ tiêu giường bệnh là 170 giường, có 22 khoa phòng. Năm 2013
bệnh viện khám bệnh cho trên 148.000 lượt người, điều trị nội trú cho hơn 12.300 người bệnh. Năm 2010, bệnh viện đã xây dựng được phần mềm dinh dưỡng theo qui định của Bộ Y Te, đã áp dụng thành công công tác
chăm sóc toàn diện theo đội chăm sóc, người bệnh được theo dõi sát các diền biến bệnh, chế độ chăm sóc điều trị, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bệnh viện đã duy tri được chăm sóc dinh dưỡng miền phí cho
bệnh nhân nghèo cả 3 bừa với số tiền là 35 nghìn đồng 1 ngày. Khoa thực hiện nghiên cứu điều tra gồm 2 khoa Nội và khoa Ngoại. Khoa Nội với kế hoạch giường bệnh là 43 giường, năm 2013 đã điều trị cho 2500 người
đạt 160% kế hoạch. Khoa Ngoại với 31 giường kế hoạch năm 2013 đã điều trị cho 2100 người bệnh đạt 180% kế hoạch giao. Tuy nhiên bình quân số người bệnh điều trị trong tháng tùy theo mùa bệnh và các yếu tố
khách quan khác và giao động từ 180 đến 200 người bệnh trong 1 tháng [2]. Hai khoa Nội và khoa Ngoại điều trị chủ yếu là người bệnh lớn tuổi, việc hợp tác trong quá trình đánh giá dinh dưỡng điều tra khẩu phần thuận
lợi và cỏ tính đại diện chung cho toàn viện,
về mô hình cơ cấu bệnh tật phong phú, đòi hỏi nhiều loại hỉnh nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh như sốt, hủy hoại tổ chức, sau mổ, bệnh đường tiêu hóa, bệnh chuyển hóa,
trong tình trạng bệnh cả cấp tính và mạn tính.
2.1.2.
Đối tượng nghiên cứu
Là các bệnh nhân từ 18 tuổi trờ lên đã đến tuổi trường thành nhận thức hoàn chỉnh và đã thực hiện quyền công dân, điều trị nội trú tại khoa Nội và khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải tại thời điểm điều
tra.
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
-
Là những người bệnh từ 18 tuồi trở lên
- Đang điều trị nội trú tại khoa Nội và khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa Tiền Hải
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
* Tiêu chuẩn ngoại trừ
Không đưa vào những đối tượng người bệnh nghễnh ngãng, gù vẹo cột sống, phụ nữ có thai, những bệnh nhân nặng đang tronư giai đoạn cấp cứu, người bệnh tâm thần và người bệnh dưới 18 tuồi.
2.1.3.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3 đến tháng 6/2014.
2.2. Phưong pháp nghiên cứu
2.2.1.
Thiết kế nghiên cứu
Là một nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp dịch tễ học mô tà qua một cuộc điều tra cắt ngang nhàm:
- Xác định 1 số chi số nhân trắc và hóa sinh dinh dưỡng của bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội và khoa Ngoại của Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải
- Mô tả đặc điểm khẩu phần của người bệnh đang điều trị tại khoa Nội và khoa Ngoại của Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải
2.2.2.
Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
a/ Cỡ mau
-
Cỡ mẫu đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân Tính cỡ mẫu theo công thức:
_ ______________
n - A (1-0/2)
2
Trong đó:
n: tổng số bệnh nhân cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng;
p (1-p)
d"
Với độ tin cậy 95%, ta có Z(| - 0/2) = 1,96
p là tì lộ SDD trong bệnh viện là 40% [21]. d là sai số cho phép = 0,05
n = 369 bệnh nhân. Cộng 5% dự phòng bệnh nhân không hợp tác, hoặc chuyển viện chuyên khoa, chuyên viện. Như vậy cỡ mầu cần làm tròn là 391 người.
-
Cóng thức tinh cỡ mau điều tra khâu phần:
z2. ơ2. N
n =___________________
(e2. N) + (z2. ơ2)
Trong đó:
n: tống số bệnh nhân cần điều tra khẩu phần.
ơ: độ lệch chuấn cùa nhiệt lượng trung binh ăn vào (447 kcal).
e: sai số cho phép (100 kcal).
z: độ tin cậy đòi hỏi 95%> (z = 1,96).
N: tổng số bệnh nhân cùa tổng thể điều tra (391).
Tính ra cỡ mẫu n = 54 bệnh nhân cộng 10% số bệnh nhân dự phòng nên n= 60 bệnh nhân/khoa. Vậy 2 khoa là 60 bệnh nhân X 2 khoa = 120 bệnh nhân
h, Phương pháp chọn mẫu
- Từ các khoa của Bệnh viện Tiền Hải tiến hành chọn mẫu có chủ đích 2 khoa là khoa Nội và khoa Ngoại của Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải.
- Chọn bệnh nhân đề đánh giá tình trạng dinh dưỡng: Từ 2 khoa nghiên cứu chúng tôi chọn toàn bộ bệnh nhân từ 18 tuồi trở lên nhập viện từ tháng 3/2014 cho đến khi đủ cỡ mẫu theo yêu cầu theo đúng tiêu chuẩn
chọn đối tượng và loại trừ đối tượng
- Chọn bệnh nhân đề điều tra khấu phần: Từ danh sách những bệnh nhân tham gia điều tra TTDD bốc thăm ngẫu nhiên theo giới theo khoa điều trị, lấy 30 bệnh nhân/giới/khoa
2.2.3.
Một sổ kỹ thuật úp dụng trong nghiên cứu
2.2.3.1.
Kỹ thuật cân
Sử dụng cân SECA (độ chính xác 0,01 kg). Cân bệnh nhân vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì, sau khi đã đi đại tiêu tiện. Khi cân chi mặc quần áo gọn nhẹ nhất và trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính
kết quả. Bệnh nhân đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều cá hai chân. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng pháng.
Đọc kết quả: Kct quả được đọc theo đơn vị kilogram và ghi tới một chừ số thập phân.
2.2.3.2.
Kỹ thuật đo
- Đo chiều cao đứng:
Đo chiều cao đứng bằng thước gỗ sản xuất theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, có độ chính xác tới milimet. Đối tượng bỏ guốc dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai, đầu theo một đường
thẳng nằm ngang, hai tay buông thõng theo hai bên mình. Kéo cái chặn chiều cao của thước từ trên xuống, khi áp sát đến đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết quá. Chiều cao được ghi theo cm và ghi tới một chữ số thập
phân.
- Đo tỷ trọng mỡ cơ thể:
Dụng cụ được sử dụng là máy đo điện trở sinh học OMRON của Nhật với độ chính xác 0,1% đe xác định tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thê, đặc biệt trên đối tượng bị béo bụng và BMI cao.
Tỷ trọng mỡ cơ the được đo dựa trên nguyên lý đo điện trớ sinh học của cơ thể. Sau khi nhập số liệu về cân nặng, chiều cao, tuồi và giới của đối tượng vào máy kỳ thuật viên hường dẫn cho người bệnh đế hai bàn
tay được tiếp xúc với 4 điện cực của máy đo, ngón trỏ đặt ờ phía trước của trục tay cầm, người bệnh đứng tháng, đưa thẳng máy về phía trước mặt, tay thắng ngang vai, máy sẽ tự động đo điện trở sinh học của cơ thể, đo
sẽ tính toán tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể dựa vào những thông tin đó cùng với điện trờ sinh học vừa đo được. Tỷ trọng mỡ cơ thể cao khi đạt giá trị >30% đối với nữ và >25% đối với nam.
2.23.3.
Kỹ thuật điều tra khâu phần và tần suất tiêu thụ thực phẩm
+ Điểu tra tập tính dinh dưỡng và tần suất thức ăn
Xác định tần số tiêu thụ thực phẩm trong tuần qua, tháng qua, năm qua theo phương pháp thường quy của Viện Dinh Dưỡng (FFQ:Food-Frequence- Questionaire). Phỏng vấn trực tiếp đối tượng theo bảng kiểm đã
chuẩn bị sằn với danh mục các thực phẩm phổ biến tại huyện Tiền Hải.
- Các thực phấm sừ dụng ở mức thường xuycn là: Sử dụng ở mức hàng ngày hoặc 4-7 lần/tuần.
- Các thực phẩm sử dụng ở mức không thường xuyên là: Sử dụng ở mức 1-3 lần/tuần hoặc đôi khi, thinh thoảng mới sử dụng.
+ Kỹ thuật hỏi ghi khấu phần 24 giờ
Điều tra viên yêu cầu đối tượng kề lại tỷ mỷ những gì đã ăn ngày hôm trước hoặc 24 giờ trước khi phóng vấn. Điều tra viên cần phải khai thác ti mi cụ thế để thu được các thông tin chính xác về số lượng các thực
phẩm (kế cả đồ uống) được đối tượng đã tiêu thụ. Mặt khác ĐTV sứ dụng những dụng cụ hồ trợ (mẫu dụng cụ đo lường, album ánh món ăn, cân thực phấm ...) để giúp đối tượng cụ thể dồ nhận, dỗ mô tả các kích cỡ thực
phẩm được tiêu thụ và giúp cho qui đổi đơn vị đo lường của người bệnh. Sau khi điều tra phòng van đối tượng và ghi chép đầy đù vào phiếu điều tra khấu phần yêu cầu ĐTV phái qui ra gam và ml.
ĐTV tra báng thành phần thực phâm Việt Nam và tính ra năng lượng kcal đế người bệnh biết họ ăn như vậy đã đù theo nhu cầu bệnh lý hay chưa.
2.2.3.4.
Các xét nghiệm hóa sinh:
Lấy máu xét nghiệm:
Lấy 5 ml máu tĩnh mạch vào buồi sáng (từ 8-10 giờ), bệnh nhân nhịn ăn và không uống bất kỳ một loại nước giải khát nào đề làm xét nghiệm Hemoglobin và chiết tách huyết tương xét nghiệm Albumin máu.
a/Định lưọmg Hemoglobin: Được thực hiện tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa huyện Tiên Hãi
- Nguyên lý: Hemoglobin và dần xuất của nó bị oxy hoá thành methemoglobin với sự có mặt của kali kiềm ferricyanidc. Mcthemoglobin phản ứng với kali cyanide hình thành nên cyanmethemoglobin mà độ hấp
thụ cao nhất của nó đạt được ở 540 nm. Cường độ màu đo được tại bước sóng 540 nm tương ứng với tỷ lệ với nồng độ Hb.
- Phương pháp: Hemoglobin được xác định bằng phương pháp cyanmethemoglobin, trên máy tông phân tích tế bào ngoại vi tự động SEOLDIN 2000 do Thụy điển sản xuất.
b/Định Iưọng Aibumin: Được thực hiện tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hài. bàng máy sinh hóa tự động AƯ 640 do Đức sản xuất.
- Nguyên lý: Đo bằng quang phổ kế halogen, Albumin huyết thanh tác dụng với bromocresol green (BCG) trong môi trường của dung dịch đệm succinatc pH = 4,2 tạo phức hợp màu xanh lục. Đậm độ màu tỷ lệ
thuận với nồng độ albumin huyết thanh ờ bước sóng 620nm bằng phép đo điểm cuối.
2.23.5. Phổng vắn
Điều tra viên: Là các điều dưỡng viên của Bẹnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải. Họ sẽ được tập huấn kỹ về kỹ năng sử dụng công cụ điều tra, bảng hỏi và kỹ năng thu thập sổ liệu.
Sau khi được tập huấn, các điều tra viên tiến hành điều tra thử trước khi bắt đầu nghiên cứu, các công cụ và bàng hỏi sẽ được điều chinh phù họp với người bệnh, song đảm báo đúng theo các tiêu chí phân loại của
thang phân loại. Các điều tra viên được phân công theo nhóm đé thu thập số liệu.
Bệnh nhân trong nhóm đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích ích lợi của việc tham gia nghiên cứu, yêu cầu và cách tiến hành nghiên cứu và có quyền tự lựa chọn tham gia không có sự ép buộc điều
kiện liên quan đến điều trị tại bệnh viện.
Các điều tra viên sẽ tiến hành phòng vấn các bệnh nhân dựa trên bộ càu hỏi in sẵn và đã được tập huấn.
2.2.4.
Các chỉ số và bi en số trong nghiên cứu
-
Chi số chung: Tuổi, giới.
-
Chi số nhân trắc: Chiều cao, cân nặng, tỷ trọng mỡ
-
Các chi số về thói quen ăn uống, tần xuất tiêu thụ thực phẩm.
- Mức tiêu thụ lương thực, thực phấm (LTTP) và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.
- Năng lượng calo bình quân đầu người/ngày.
-
Mức độ tiêu thụ các chất dinh dường, vitamin và chất khoáng.
- Tính cân đối cùa khẩu phần qua tý lệ phần trăm năng lượng do các chất sinh năng lượng cung cấp và các vitamin.
- Các chi số hóa sinh: Albumin, Hb.
2.2.5.
Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu
a/. Tình trạng dinh dưỡng
-
Dựa vào chi số khối cơ thê (BMỈ -Body Mass Index)
Cách tính BM1
w
BMI =
Với BMI: Chì số khối cơ thể (kg/m2)
W: Cân nặng của đối tượng (kg)
H: Chiều cao của đối tượng (m)
Theo Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương và Hội đái tháo đường Châu Á năm 2002, tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) như sau:
Ti n h t r ạ n g d i n h d ư ỡ n g
Thiếu năng lượng trường
diễn
(CED
-
Chronic
Energy Deficiency)
Chí sổ BMl
Độ 1
17,0-18,49
Độ 2
16,0-16,99
Độ 3
<16,0
Bình thường
Thừa cân
18,5-22,9
>23
Tiền bco phì
23 - 24,9
Béo phì độ I
25 - 29,9
Béo phì độ II
>30
- T h e o p h ư ơ n g p h á p S G A ( S u b j e c t i v e G l o b a l A s s e s s m e n t ) [49]: Là một kỹ thuật lâm sàng dể đánh giá TTDD dựa vào:
+ Thay đổi cân nặng: Đánh giá từ 0-2 điểm + Thay đổi khẩu phần: Đánh giá từ 0-2 điểm + Các triệu chứng dạ dày, ruột kéo dài trên 2 tuần: Đánh giá từ 0-2 điểm + Thay đổi chức năng vận động: Đánh giá từ 0-2
điểm + Các bệnh mắc phải và ảnh hưởng cùa stress chuyển hóa: Đánh giá từ 0-2 diêm
+ Các dấu hiệu lâm sàng dinh dưỡng (mất lớp mỡ dưới da, phù, cổ chướng): Đánh giá từ 0-2 diêm
Bệnh nhân được đánh giá theo 3 loại:
+ Dinh dưỡng tốt = 9 -12 diêm + Dinh dưỡng trung bình =4-8 điếm + Suy dinh dưỡng nặng = 0-3 điểm.