Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Thực trạng bệnh răng miệng và kiến thức thái độ, thực hành phòng chống bệnh răng miệng của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.37 KB, 74 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TÉ
TRỬỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

VŨ ĐỨC MINH

ĐẶC ĐIỂM TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, KIẾN THỨC
Sơ CẤP CỨU BAN ĐẦU VÀ MỘT SỐ YẾU Tố LIÊN QUAN
CỦA NGƯ DÂN XÃ LẬP LỄ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG
-2014

CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TÉ CÔNG CỘNG

Người liướng Ilẫn khoa học:

1.

PGS.TS. Ngô Thị Nhu

2.

GS.TS. Lưoug Xuân Hiến


THÁI BÌNH-2014
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình hai năm được học tập và nghiên cứu tại trường đại học
Y-Dược Thái Bình, đê hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự giúp


đỡ cùa nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
-

Ban Giám hiệu trường đại học Y-Dược Thái Bình, Ban giám đốc Viện y
học Hải Quân, phòng Quản lý, đào tạo sau đại học, các bộ môn nói chung
và bộ môn - khoa Y tế công cộng, toàn thể các Thày, Cô giáo đã tham gia
giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu tại trường.

-

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sẳc tới Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ
Lương Xuân Hiến, Hiệu trưởng trường Đại học Y- Dược Thái Bình, Phó
Giáo Sư - Tiến sĩ Ngô Thị Nhu Phó khoa Y tế công cộng đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thiện luận văn.

-

Tôi xin gửi lời cảm ơn các nhà khoa học đã đọc, góp ý, chỉnh sửa giúp tôi
nhiều ý kiến quí giá để tôi hoàn thành luận văn này.

-

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới úy ban nhân dân, Liên tập đoàn nghề cá, bà con
ngư dân xã Lập Lễ huyện Thủy Nguyên thành phổ Hái Phòng đã giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình điều tra thu thập số
liệu hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bò, đồng nghiệp,
người thân, gia đình đã động viên, chia sẻ, khích lệ tôi trong suốt quá trình

học tập và nghicn cứu.
Thái Bỉnh, năm 2014
Vũ Đức Minh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghicn cứu khoa học của cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quá nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các
công trình nghicn cứu khác.

Học viên thực hiện luận văn

Vũ Đức Minh


5 KTCC
BC
BCHTUW ĐCSVN
BHYT
BYT
ĐTNC
HA
TNTT
THCS
THPT
UBND
VT
VTPM
CTPM



5

K


t
h
u

t

c



p

c

u

B

c
h

c




u
Ban chấp hành
Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam
Bảo hiểm y tế Bộ Y
tế
Đ

i

t
ư



n
g

n
g
h
i
ê
n

c




u

H
u
y
ế
t

á
p

Tai nạn thương
tích Trung học
cơ sờ Trung
học phô thông
ủy ban nhân
dân vết thương


vết thương
phần mềm
Chấn thương
phần mềm



DANH MỤC BIẺU ĐỒ


13


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế biền đã và đang thu hút rất nhiều lực lượng
lao động biển từ các ngành và các địa phương có biển. Theo báo cáo của Bộ Y Te
trong Hội nghị: “Triển khai thực hiện nghị quyết 04- BCHTƯW Đảng cộng sản
Việt Nam về chiến lược biến Việt nam đến năm 2020 và nhiệm vụ của ngành Y
tế”cà nước hiện có trên 6 triệu người đang làm việc trong các ngành kinh tế biển
trong số đó có trên 5 triệu lao động của ngành thủy sán đang ngày đêm bám biển
khai thác hải sán đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đáo cúa Tồ quốc [29]
Tuy nhiên trong quá trình đánh bắt hải sản xa bờ các ngư dân phải sống, lao
động vất vả, tập trung dài ngày trong điều kiện môi trường khắc nghiệt cùa biển cả
như: tàu thuyền chật hẹp, sóng to, gió lớn, tiếng ồn, rung sóc, nhiệt độ cao, thiếu
thốn nhiều thứ đặc biệt là thiếu nước ngọt, dinh dưỡng mất cân đối. Điều kiện
chăm sóc sức khóe rất thiếu thốn và khó khăn, nhiều thảm họa luôn đe dọa sự an
toàn tính mạng. Theo báo cáo của Bộ Y tế cho biết chỉ tính riêng ngành thủy sản,
cơn bão số 5 năm 1997 đã cướp đi sinh mạng của 3000 người, 1300 người bị
thương, cơn bão Chan Chu năm 2006 đã cướp đi sinh mạng của 246 ngư
dân[29]Tình hình tai nạn thương tích (TNTT) đang có diễn biến phức tạp. Năm
2006 theo tác giả Khúc Xuyền và cộng sự cho biết tỷ lệ tai nạn thương tích ở ngư
dân đánh bắt hải sản chung cả nước là 8,1%; trong đó ở miền Nam có tỷ lệ cao
nhất là 15,5%; miền Trung là 7,1% và miền Bắc thấp hơn cả là 3,8% [35], Theo
tác giả Lê Hồng Minh (2011) tỷ lệ tai nạn thương tích của ngư dân đánh bắt hải
sán ở một số tỉnh phía nam Việt nam là 11,8% [13].
Với đặc thù riêng là cấp cứu trên biển khó khăn hơn nhiều so với đất liền là
phải cấp cứu trong điều kiện sóng to, gió lớn, quãng đường vận chuyển về các cơ
sở y tế mất thời gian dài nên việc vận chuyển nạn nhân về tuyến sau hoặc chi viện
từ tuyến sau cho tuyến trước gặp rất nhiều khó khăn.Bởi vậy khi có tai nạn xảy ra
các ngư dân chi biết đối phó bằng những kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, tự cứu



14

chữa lẫn nhau là chính hoặc phó mặc tính mạng của mình với nguy cơ sinh tử.
Mặc dù thời gian tới trong đề án “Phát triển y tế biển đáo Việt Nam đến năm
2020” chúng ta sẽ được trang bị nhiều phương tiện cấp cứu hiện đại như tàu bệnh
viện, trung tâm cấp cứu vận chuyền [1] nhưng việc sơ cấp cứu ban đầu vẫn giữ vai
trò hết sức quan trọng đôi khi quyết định tới sinh mạng hoặc việc cứu chừa chuyên
khoa sẽ không còn ý nghĩa nếu việc sơ cấp cứu ban đầu làm không tốt. Bởi vậy
các kiến thức về 5 kỳ thuật cấp cứu là những hành trang vô cùng cần thiết với mồi
ngư dân giúp họ phòng ngừa, cứu chữa cho bản thân hoặc đồng đội khi bị tai nạn.
Lập Lễ là một xã ven biển thuộc huyện Thủy Nguyên thành phố Hải
Phòng, hiện có khoảng 5000 ngư dân sinh sống, lao động trên các tàu cá. Đây là
một làng đánh cá lớn theo kiểu tập đoàn. Thời gian gần đây đã có một sổ nghiên
cứu về cơ cấu bệnh tật của các ngư dân [18, 30, 34, 36], nhưng thực tế về tai nạn
thương tích, kiến thức sơ cấp cứu ban đầu của các ngư dân khi sảy ra tai nạn
thương tích như thế nào vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Xuất phát từ thực
tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm tai nạn thương tích, kiến thức SO' cấp cứu ban đầu và một số yếu
tố liên quan của ngư dân xã Lập Lễ huyện Thủy Nguyên thành phố Hải
Phòng năm 2014” với mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Mô tả đặc điềm tai nạn thương tích và tìm hiêu một số yếu tô liên quan
đến tai nạn thương tích của các ngư dân sinh song, lao động trên các tàu cả xã
Lập Le huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Ph()ng năm 2014
2. Mô tả kiến thức sơ cấp cứu ban đầu các tai nạn thương tích của ngư
dân đang sinh sống, lao động trên các tàu cá tại địa bàn nghiên cứu
Chương 1
TÓNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, phân loại mức độ tai nạn thương tích (TNTT)
/. /. 1. Khái niệm



15

TNTT là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác động của những
năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt, điện, hóa học, hoặc phóng xạ) với những mức
độ, tốc độ khác nhau quá sức chịu đựng của cơ thể người. Ngoài ra, TNTT còn là
những sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống. Ví dụ như thiếu ôxy trong
trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giám nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh.
1.1.2.

Phân loại mức độ tai nạn thương tíchỊ33J

Có 5 mức độ:
- Tử vong do TNTT: Tai nạn thương tích là nguyên nhân chính làm cho
người bị nạn từ vong.
- TNTT rất nặng: Người bị nạn có di chứng hoặc mất chức năng một cơ
quan hay một phần cơ thể
- TNTT nặng: Sau khi bị nạn, nạn nhân nằm viện hoặc dùng thuốc điều trị
liên tục 10 ngày trong viện hoặc lâu hơn
- TNTT khá nặng: Sau khi bị nạn, nạn nhân nằm viện 1 - 9 ngày
- TNTT nhẹ: Nghi làm, nghi học hoặc không sinh hoạt bình thường ít nhất 1
ngày do TNTT
TNTT là một vấn đề lớn hiện nay về sức khỏe và Y tế Công cộng. Trên Thế
giới mỗi ngày có khoáng 16.000 người chết vì các loại TNTT, kèm theo mỗi
trường hợp tử vong lại có hàng trăm người bị thương tích ở các mức độ khác nhau.
[17]
Tại Việt nam trong giai đoạn 2005- 2009 theo điều tra của Bộ Y tế , có
31.052-38.482 trường hợp tử vong do TNTT trong 1 năm, chiếm khoáng 11% của
tổng số tử vong chung.Mức độ TNTT rất đa dạng. Theo điều tra của Bộ Y tế về
tình hình TNTT ở 4 tinh thành phố (Hái dương, Hưng yên, Huế, Long An) năm

2009 cho thấy các mức độ TNTT: Nhẹ: 54,3%; khá nặng 26,7%; nặng 12,4%; rất
nặng 5,4% và tử vong 1,2%.


16

- Vị trí xảy ra TNTT: trên đường 38,2%; nơi làm việc 13,2%; nơi ờ 34,9%;
nơi công cộng 5,1%; tại trường học 3,3%; mặt nước 1,7% các nơi khác 3,7%[17]
1.2. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên trên biển đến nguy CO’ sảy ra tai
nạn thưong tích
Các nghiên cứu trên thế giới đều khăng định môi trường lao động trên biển
là yếu tố chính gây ra các TNTT cho ngư dân [41, 43, 51]. Neu như trên bờ, người
lao động có nhiều biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh những điều kiện khắc nghiệt
của thiên nhiên thì trên biến các ngư dân phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt trực
tiếp với những nguy hiểm, rủi ro trên biền. TNTT phụ thuộc vào nhiều yếu tổ.
Những tàu có công suất, kích thước nhỏ nguy cơ bị TNTT cao hơn so với tàu có
kích thước lớn[49].
1.2.1.

Anh hưởng của sóng biển

Sóng biền gây chòng chành tàu làm cho người lao động trên biển dề say
sóng, mất thăng bằng[25]. Sự chòng chành của tàu phụ thuộc vào trạng thái sóng,
sức gió, kỹ thuật điều khiến, cấu trúc, trọng tải và tốc độ di chuyến của tàu.Nhừng
tàu có trọng tải lớn và rộng thời gian chòng chành lâu hơn so với tàu có trọng tải
nhỏ, hẹp bởi vậy ít gây say sóng hơn những tàu nhò.Chòng chành có thế theo mạn
tàu (chòng chành ngang) hoặc theo dọc tàu.
Chòng chành do sóng lừng xuất hiện sau khi biển động, gió đã ngừng. Mặt
biển hầu như im lặng, nhưng trên thực tế sóng vẫn di chuyển chậm và nhịp nhàng,
làm cho tàu chìm xuống và nối lên theo chiều thắng đứng và di chuyển chậm, có

đặc điểm gần giống như chòng chành theo chiều dọc. Lúc này người ở trên tàu
phải chịu lực tác động của lực kéo chìm của tàu và lực nâng lên của sóng nên
trọng lượng cứa cơ thế lúc tăng, lúc giám. Khi tàu nhô lên đỉnh sóng thủy thủ có
cảm giác “người như bị nhấc bống lên, chân như rời khòi boong tàu”, còn khi tàu
chìm xuống chân sóng thì cám giác như “Chân đè và ấn mạnh vào mặt boong tàu”.


17

Khi lao động đánh bắt hải sản do tàu chòng chành cơ thể mất cân bằng nên
thao tác khó chính xác rất dễ sáy ra tai nạn như va đập vào thành tàu, các ngư cụ
va đập vào cơ thể. Đặc biệt vận hành tời để kéo ngư cụ khi tàu chìm xuống chân
sóng và nổi lên tạo lực ngược chiều tác động trực tiếp lên tời rất dề gây tai nạn do
tời đứt, dây tời quấn.
1.2.2.

Anh hưởng của giông, gió, hão

Biển là nơi hình thành các cơn áp thấp, giông, bão hậu quả gây nên những
trận biền động với độ cao của sóng rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các
hoạt động sán xuất cũng như sự an toàn người lao động. Theo báo cáo của Bộ Y tế
cho biết chỉ tính riêng ngành thủy sản, cơn bão số 5 năm 1997 đã cướp đi sinh
mạng của 3000 người, 1300 người bị thương, cơn bão Chan Chu năm 2006 đă
cướp đi sinh mạng của 246 ngư dân [29],
1.2.3.

Anh hưởng của môi trường lao động trên tàu

Ngoài ảnh hưởng của môi trường tự nhiên các ngư dân còn phải chịu nhiều
tác động của môi trường trên tàu đến sức khỏe không những trong lúc lao động mà

ngay cả lúc nghỉ ngơi: nhiệt độ cao, tiếng ồn, rung lắc suốt ngày đèm đều vượt tiêu
chuẩn cho phép[ll, 13, 15, 34, 36], Bên cạnh đó môi trường xã hội trên tàu cũng
mang đặc điểm riêng đó là môi trường toàn nam giới, công việc lặp đi lặp lại gây
cho ngư dân những căng thắng về tâm lỷ[26]. Đây là những yếu tố bất lợi làm ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các ngư dân, một cuộc kháo sát về điều kiện lao
động tại Anh cho biết 60% ngư dân gặp rủi ro do mệt mỏi trong công việc, 16%
liên quan tới tai nạn, 44% cho biết họ đã phải làm việc tới mức kiệt sức hoặc suy
sụp[37], Lao động đánh bắt hải sản là lao động nặng nhọc đòi hỏi sự phối hợp cúa
tập thế, nếu sự phối hợp không nhịp nhàng rất dễ dẫn tới TNTT.


18

13. Tinh hình tai nạn thương tích trcn các tàu biển trên thế giói và ở
Việt Nam
1.3.1.

Tình hình tai nạn thương tích trên Thế giới

Nhiều nghicn cứu trôn thế giới đã chi ra rằng đánh bắt cá trcn biến là một
trong những nghề nguy hiểm nhất[39, 45, 46, 48, 49, 52, 56, 58],
GrimsmoPovvney H và cộng sự (2010)[43] cho rằng đánh bắt cá là một nghề
ycu cầu về thế lực và nguy hiểm. Các tác giá điều tra 210 ngư dân tại ba cảng cá
lớn ở Tây nam nước Anh thấy 56 đối tượng (27%) đã phải về bờ cấp cứu vì lý do y
tế, tính tỷ lộ là 14,6/1000 người/năm. Hầu hết các cấp cứu là do thương tích và chỉ
có 5 người là do bệnh tật.
Nghiên cứu về tai nạn lao động tại Pháp của Le bouar G và cộng sự (2006)
[41] cho rằng lao động cúa ngư dân trên biển là loại hình lao động nguy hiểm nhất,
số vụ tai nạn ở ngư dân cao hơn so với các ngành nghề khác trcn đất liền và tai nạn
thường nghicm trọng. Các rủi ro dẫn đến TNTT ở ngư dân thường do va chạm, tàu

mắc cạn cũng như các thương tích do các trang thiết bị đánh bắt cá và sự chuyến
động của tàu. Các TNTT khi tàu đồ ở cáng chiếm khoảng 30% trong ngành công
nghiệp đánh bắt cá trong số 5.074 vụ tai nạn từ năm 1996 đến năm 2005.
Nghicn cứu tỷ lộ mắc và hoàn cảnh dẫn đến thương tích ở các ngư dân
Iceland giai đoạn 2001-2005, tác giả Sigvaldason K và cộng sự (2010) [60] bằng
cách thu thập số liệu tại khoa cấp cứu bệnh viện trường đại học Tồng hợp
Landspitali bao gồm hoàn cánh dẫn đến tai nạn, loại tàu, kinh nghiệm, nhiệm vụ
thực hiện và điều kiện thời tiết,... Kết quả nghiên cứu cho thấy có 17 vụ tai nạn
chết nguời xảy ra trong giai đoạn 2001- 2005, trong đó có 14 vụ tai nạn xảy ra trên
tàu, với tần suất 54/100.000 nguời/năm, 1.787 vụ TNTT chủ yếu ở mức độ trung
bình.
Trong giai đoạn 1994-1996, Tomaszunas s và cộng sự (1997) điều tra 1.103
thuyền viên và ngư dân về điều kiện làm việc, tình trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật


19

và TNTT thấy 7,8 % người được hỏi phàn nàn ràng sự an toàn và sức khỏe của
người làm việc trên tàu không đạt yêu cầu. Tỷ lệ TNTT là 114,5/1.000 người/ năm.
[55]
Tác giả Jaremin B (2005) [38]cho thấy trong giai đoạn 1960- 1999, trong
số 25.525 thuyền viên có 668 trường họp tử vong trên 405 tàu cùa Balan. Trong đó
66% là do các TNTT (đuối nước, mất tích và các tai nạn khác). Tỷ lệ tử vong do
TNTT cao gấp 5 lần so với tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch. Các tác giả cho rằng
mặc dù các tàu đã được hiện đại hóa, nhưng các yếu tố nguy cơ của môi trường
vẫn có tác động mạnh đến tỷ lệ tử vong. Các nhóm có nguy cơ tử vong cao là ngư
dân, thủy thủ đi biển dài ngày, thuyền viên làm việc trên boong tàu và lứa tuổi
dưới 40 tuổi. Các tác giả cho rằng cần tập trung công tác phòng chống thảm họa và
tai nạn lao động hàng hải.
Driscoll TR và cộng sự (1994) [57]điều tra hoàn cảnh và nguyên nhân gây

TNTT ở ngư dân úc giai đoạn 1982- 1984 thấy có 47 trường hợp; tỷ lệ tử vong là
143/100.000 người/năm cao gấp 18 lần so với tỷ lệ tử vong do tai nạn ở các ngành
nghề khác như khai khoáng và nông nghiệp, về nguyên nhân thấy 68% trường hợp
là đuối nước, 13% trường họp là do chấn thương. Các yếu tố liên quan là thời tiết
khắc nghiệt, không đủ phương tiện lao động, không đù thiết bị cứu sinh và thiếu
kinh nghiệm sử lý trong các trường hợp bị tai nạn. Các tác giả đề nghị cần phải cải
thiện điều kiện lao động trên tàu, đào tạo công nhân, tăng cường sử dụng các thiết
bị bảo hộ lao động và cứu sinh.
Để điều tra nguyên nhân và hoàn cảnh các tai nạn chết người trong ngành
công nghiệp đánh bắt cá ở Anh (1996-2005), so sánh với các ngành nghề khác,
nghiên cứu đã chỉ ra rằng: tỷ lệ tử vong là 103 ngư dân/ 100.000 người/ năm, cao
gấp 115 lần so với các ngành nghề khác. [56]
1.3.2.

Những vụ tai nạn hàng hải ở Việt Nam thời gian gần đây


20

Theo báo cáo cứa Cục hàng hải Thời gian gần đây tình hình tai nạn hàng
hải có diễn biến hết sức phức tạp: Năm 1997, một cơn áp thấp nhiệt đới sáy ra từ
Nam Định đến Thanh Hóa đã cướp đi sinh mạng của 100 ngư dân. Cơn bão Linda
năm 1998 đổ bộ vào các tỉnh Nam bộ, làm đắm hàng ngàn tàu thuyền và cướp đi
sinh mạng cùa trên 3000 ngư dân. Năm 2006, cơn bão Chan Chu đố bộ vào biển
đông nước ta cũng đã cướp đi sinh mạng của 246 ngư dân đánh bắt cá xa bờ của 4
tỉnh, thành của miền Trung (Đà Nằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định)
[29],
Tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng, theo điều tra của
Viện Y học Biển Việt Nam trong 5 năm(2002-2007) đã có 25 ngư dân bị tử vong
do tai nạn thương tích trên biến và do bệnh tật [27].

1.4.Những tai nạn hay gặp trên biến
1.4.1.

Đắm tìm thuyền [7]

Là một trong những tai nạn hay gặp nhất dẫn tới tử vong hoặc đế lại những
di chứng hết sức nặng nề [6,7,57], Nghiên cứu cúa Lincoln J và cs (1999) cho thấy
90% tử vong trong ngành đánh bắt cá của Alaska là do đuối nước và đắm tàu[42].
Trên thế giới đắm tàu vần tiếp tục sảy ra và là nguyên nhân gây tứ vong chú
yếu,gần đây nhất là vụ chìm phà ở Hàn Quốc làm gần 300 người tứ nạn.
Nạn nhân đắm tàu, thuyền đều bị mất ôxy nặng, thiếu ôxy tiên phát hoặc
thứ phát dẫn tới phù não và rối loạn tri thức cũng lại là nguyên nhân làm cho nạn
nhân lại bị chìm ngập trong nước thêm một lần nữa. Thiếu ôxy gây tác hại cho cơ
thể nói chung và đặc biệt đến hệ tim mạch vốn đã bị suy yếu do hạ thân nhiệt.
Nạn nhân đắm tàu thuyền đều bị hạ thân nhiệt do trên biến nhiệt độ dao động
ở mức 20- 25 độ c do đó đa số nạn nhân bị mất nhiều năng lượng, hiện tượng này
càng tăng khi sự dẫn nhiệt của nước lớn hơn 25 lần so với không khí. Quá trình
sinh nhiệt cúa cơ thế không thế bù trừ được, nạn nhân bị lạnh, thân nhiệt trung
ương giảm. Thân nhiệt hạ làm chậm lại các phản ứng của tế bào, có thể dần tới


21

chết lâm sàng rồi trở thành chết vĩnh viễn nếu không được điều trị. Thân nhiệt hạ
làm cho hệ tim mạch hoạt động không hiệu quả. Ban đầu huyết áp và tần sổ tim
tăng tạm thời, sau đó lại giảm dần. Hạ thân nhiệt dề làm cho rung tim càng nhiều
nếu thân nhiệt giảm nghiêm trọng và kéo dài. Các rối loạn khác kèm theo như:
- Hô hấp tăng khi thân nhiệt bắt đầu giảm, sau đó tần số thở giảm dần. Vận
chuyền ôxy giảm mặc dầu nhu cầu của tế bào có thể giảm, có thể sảy ra nhiễm
toan tế bào gắn liền với chuyển hóa yếm khí.

- Hoạt động của hệ thần kinh giảm dần theo giảm thân nhiệt. Tri thức và
các phản xạ gân xương mất khi nhiệt độ còn chung quanh 30 độ c.
- Lạnh còn gây ra tê cóng do dịch tế bào bị đông lại: da có thề cóng ở nhiệt
độ 0,56 độ c, tổn thương ở da sẽ xuất hiện khi nạn nhân được sưởi ấm do các mô
tan đông, làm cho màng tể bào bị rách, các chất có tác dụng vận mạch (Histamine)
được giải phóng, gây giãn mạch những tổn thương do lạnh thường thấy ở các nạn
nhân đắm tàu thuyền ở lâu và bất động trong lạnh và ẩm ướt. [8]
Nạn nhân đắm tàu thuyền thường bị mất nước. Chủ yếu là mất nước toàn
thể do lượng nước vào thiếu (nước biển không sử dụng được). Trọng lượng cơ thể
giảm song song với mất nước.
- Neu mất 5% trọng lượng cơ thể: chi làm giảm tính hiệu quả của hoạt
động
- Ncu mất 10% trọng lượng cơ thể:giảm khả năng hoạt động nghiêm trọng
- Neu mất 20% trọng lượng cơ thể: nhanh chóng dẫn đến tử vong
Ngoài ra mất nước còn do nạn nhân uống phái nước biến gây đi lòng và
nôn mửa. Nước biển làm tăng thẩm độ khu vực ngoại bào làm cho nội bào mất
nước nặng nề thêm.
- Trạng thái tâm thần cứa nạn nhân đắm tàu thuyền bị rối loạn nặng nề:
trước khi được cứu vớt, nạn nhân gặp phải nhiều khó khăn về tâm lý, rối loạn về
thái độ, tinh thần nhất là những thời điếm phải rời khói tàu, thuyền, thời gian ngâm


22

mình trong nước có thể không còn phản ứng hoặc suy giảm, nhưng ngược lại là
các biểu hiện những hành vi, thái độ không hợp lý, thậm chí nguy hiểm. Sau khi
được cấp cứu, nạn nhân đắm tàu, thuyền cần điều trị về mặt tâm thần kinh bời có
thể có những biểu hiện cấp tính cũng như để hạn chế và giảm nhẹ các di chứng về
tâm thần sau này.
- Nạn nhân đắm tàu thuyền có thể đã bị các tổn thương khác như: bỏng, hít

phải khí độc, các tổn thương do sức ép, chấn thương, vết thương,...
1.4.2.

Bệnh giảm áp [16]

Bệnh giảm áp là một bệnh, một tai biến đặc hiệu, nghiêm trọng chiểm tỷ lệ
cao trong các tai biến lặn. Bệnh không những có tỷ lệ tử vong cao mà còn làm tàn
phế mất sức lao động cho nhiều thợ lặn và thiệt hại đáng kể về kinh
tế.
Khi lặn dưới nước sâu người ta ở vào môi trường áp suất cao, không khí hít
vào phổi cũng có áp lực cao tương ứng, các khí trơ không tham gia chuyển hóa
nên có thể tan, tích lũy và đạt trạng thái bão hòa trong cơ thể tương ứng với áp
suất môi trường xung quanh. Ớ áp suất không khí bình thường lượng Nitơ hòa tan
trong cơ thể gần 1 lít, ở 2at lượng Nitơ trong cơ thố bão hòa là 2 lít. Sau thời gian
làm việc dưới sâu thợ lặn trở lại mặt nước. Trong quá trinh giảm áp sự hòa tan của
khí xảy ra theo quá trình ngược lại. Độ hòa tan giảm, các khí thải bớt ra ngoài cơ
thế qua đường phối. Nếu áp suất giảm chậm Nitơ từ các mô vào máu, tới phổi rồi
thải ra ngoài. Khi giảm áp nhanh Nitơ không vận chuyển kịp tới phổi giải phóng ra
ngoài sẽ tích lại trong cơ thể. Khi quá bão hòa tới mức nhất định sẽ hình thành các
bọt khí, các bọt khí hình thành to dần gây tắc mạch chèn ép các tế bào nhất là các
tế bào thần kinh gây liệt, rối loạn hoạt động cơ vòng,... Đó là nguyên nhân của
bệnh giảm áp. Trong bệnh giám áp bợt khí hình thành nhiều ở vùng nào sẽ gây tốn
thương vùng đó và có biểu hiện lâm sàng tương ứng. Các mô tùy sống (chủ yếu
phần ngực và thắt lưng), sự cung cấp máu kém, có nhiều chất mờ dề tích tụ Nitơ


23

(dung lượng nitơ hòa tan trong mỡ lớn gấp 5 lần trong máu) dễ hình thành bọt khí.
Do vậy tổn thương tùy sổng gây liệt thường gặp và là tổn thương nặng nề trong

bệnh giảm áp.Qua nghiên cứu 48 thợ lặn mắc bệnh giảm áp cấp tính được cấp cứu
và điều trị tại viện Y học Hải Quân từ tháng 4/1999-4/2006 cho thấy hầu hết đều là
các trường hợp nặng. Biểu hiện bệnh lý: Liệt 2 chi dưới (78,57%), 14,29% số bệnh
nhân bị liệt 2 chi dưới kết hợp với liệt một tay, có 7,14% liệt cả tứ chi. Bí đại, tiểu
tiện 100%, thở nhanh, nông 75% ngoài ra còn gặp các triệu chứng khác như chóng
mặt, buồn nôn,nôn (39,29%), ù tai (35,71%). Kết quả điều trị: tốt 71,43%, khá
7,14%, trung bình 14,29% và 7,14% số bệnh nhân có kết quả điều trị kém [14].
Qua cơ chế gây bệnh nhận thấy đề điều trị bệnh giảm áp phải làm tan bọt
khí trở lại và giải phóng từ lượng khí dư đó ra ngoài qua đường phổi. Ôxy cao áp
đáp ứng nhu cầu này. Thuốc và các phương pháp khác không làm tan được bọt khí
nhất là các bọt khí lớn. Nói cách khác ôxy cao áp là phương pháp đặc hiệu điều trị
bệnh giảm áp. Khi điều trị bằng phương pháp này bệnh nhân được nhanh chóng
đưa trở lại môi trường áp suất cao, tạo điều kiện các bọt khí nitơ hòa tan trở lại
trong máu. Nitơ hòa tan được đưa tới phổi để giải phóng ra ngoài khi áp suất giảm
rất chậm theo bậc thang. Áp suất riêng phần ôxy cao tạo điều kiện quá trình giải
phóng Nitơ nhanh hơn. Mặt khác, ôxy góp phần cắt đứt các quá trình bệnh lý, giúp
hồi phục chức năng hộ thần kinh cùng các cơ quan khác của cơ thể.
Các nước có nền y học phát triển điều trị bệnh giảm áp bằng ôxy cao áp.
Các máy ôxy cao áp được lắp đặt ngay trên các tàu có thợ lặn làm việc đế cấp cứu
và điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Nước ta phải đưa bệnh nhân vào đất liền nên
thường bị muộn. Ket quá điều trị phụ thuộc rất nhiều vào thời gian bệnh nhân
được chuyển đến các trung tâm điều trị ôxy cao áp sớm hay muộn.
1.4.3. Bỏng[12, 32]
Bỏng là một chấn thương gặp trong cả thời bình và thời chiến. Trên các tàu
đánh bắt cá nguy cơ cháy nổ thường xuyên lúc nào cũng có thể xảy ra do không


24

gian làm việc hạn chế. Các nhiên liệu đê chạy tàu, nấu ăn như: xăng, dầu, bình ga

để rất gần với nơi nghỉ và sinh hoạt của các ngư dân, chỉ một sơ xuất nhỏ như tàn
thuốc, tia lửa điện,... đều có thể kích hoạt gây cháy nổ và nguy cơ tổn thương do
bỏng nhiệt là rất lớn. Theo thống kê chưa đầy đú năm 2013 sảy ra 9 vụ cháy tàu
trong cả nước làm thiệt hại nhiều tài sản, nhiều ngư dân bị thương.
1.4.3.1.

Tác nhân và phân loại bỏng

- Tác nhân gây bỏng: Bỏng do sức nóng ướt, bỏng do sức nóng khô, bòng
do hoá chất, bòng điện ...
- Phân loại độ sâu:
+ Bòng nông
Bóng độ 1: Viêm da cấp vô khuẩn.
Bỏng độ 2: Bỏng biểu bì.
Bóng độ 3: Bóng trung bì.
+ Bỏng sâu
Bỏng độ 4: Bòng toàn bộ lóp da.
Bóng độ 5: Bóng các lớp sâu dưới lớp cân nông.
- Cách tính diện tích bỏng dựa vào 3 cách tính:
Luật số 9 của Wallace.
Gan bàn tay người bị bòng.
Các con số 1,3, 6, 9, 18.
1.4.3.2.

Diễn biến lâm sàng của bỏng

Đa số bóng nông, diện tích hẹp thì tiên lượng nhẹ, chỉ cần chăm sóc tại chỗ
là khỏi. Bỏng nặng diễn biến qua các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: sốc bòng trong 48 giờ đầu. Các cơ quan bị ảnh hướng của
sốc là: Não, gan, thận, trong đó thận nặng nề nhất. Cơ thể dề bị viêm thận do sốc

bỏng, nước tiểu ngày càng ít đi, đỏ đặc, đái ra huyết cầu to, protein,... nạn nhân từ


25

thiểu niệu, dần dần trở nên vô niệu và suy thận cấp. Neu không bồi phụ khối lượng
tuần hoàn sớm và đầy đủ, tỷ lệ tử vong rất cao.
- Giai đoạn 2: Nhiễm độc cấp tính bắt đầu từ ngày thứ 3 trờ đi (3 - 15
ngày) do nhiễm khuẩn, do hấp thu những chất độc của tổ chức hoại tử. về lâm
sàng: BN kích thích vật vã, lơ mơ, tri giác kém dần, có thể đi vào hôn mê. Đây là
giai đoạn nguy hiểm nhất của bỏng vì dề dần đến tử vong. Vì vậy cần điều trị tại
chồ, cắt lọc tố chức hoại tử tốt, bồi phụ đù khối lượng tuần hoàn, cân bằng nước
điện giải cho người bệnh.
- Giai đoạn 3: Nhiễm trùng là chính, do mất một diện tích da rộng và trong
thời gian dài. Các vi khuấn thường gặp là tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết, trực
khuẩn mủ xanh, có thế cả uốn ván. Nhiễm trùng tại chỗ bỏng có thể gây nhiễm
khuẩn máu. Những trường hợp bỏng nặng, nếu qua được thời kỳ sốc bòng, thì 70
% tử vong trong giai đoạn này. về điều trị cần bồi phụ máu, dịch đủ và vá da sớm
cho bệnh nhân.
- Giai đoạn 4: Hồi phục và suy kiệt. Nếu điều trị tốt, bỏng nhẹ, vá da
sớm... thì bệnh nhân hồi phục dần. Nếu điều trị kcm, bỏng nặng thì bệnh nhân bị
suy kiệt dần, tạo một vòng luẩn quẩn: thiếu máu, thiếu protein, nhiễm khuẩn,...
càng loét them, miếng da vá bị bong không đạt kết quả.
1.4.3.3.

Xử trí bỏng

Với tuyến đầu ngay sau khi bị bỏng cần làm tốt công tác sơ cứu tại chồ có
tác dụng phòng chống sốc, giám độ sâu của bỏng, hạn chế các biến chứng.
- Loại trừ nhanh nguyên nhân gây bóng: Tìm cách dập lửa, cởi ngay quần

áo bị cháy hoặc bị nước sôi ngấm vào nếu bị bòng điện phải tìm mọi cách cắt
luồng điện, kéo người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiềm làm hô hấp nhân tạo, xoa
bóp tim ngoài lồng ngực,... Neu bị bỏng trong các đám cháy lớn, phải tìm cách
đưa người bị nạn đến ngay chồ thoáng khí, theo dõi tình trạng thở của nạn nhân,
hút sạch dòm, báo đảm lưu thông khí. Khi bị bỏng do acid cởi bò quần áo giày


×