Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tại trường mầm non nga hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO
5 – 6 TUỔI LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TẠI TRƯỜNG
MẦM NON NGA HƯNG

Người thực hiện: Thịnh Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Nga Hưng
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HOÁ, NĂM 2017
1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

1. LỜI MỞ ĐẦU

1

1.1 Lí do chọn đề tài

1



1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1. Cơ sở lý luận

3

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

4

2.3. Các giải pháp thực hiện.

6

Giải pháp 1: Nâng cao kiến thức, tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân


6

Giải pháp 2: Tìm kiếm, thu gom và sử lý nguyên vật liệu để làm đồ
dùng đồ chơi.

8

Giải pháp 3: Tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi.

9

Giải pháp 4: Sử dụng sản phẩm trong các hoạt động của trẻ.

16

Giải pháp 5: Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh tìm
kiếm nguyên vật liệu phế thải.

17

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

19

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

20

3.1. Kết luận chung


20

3.2. Kiến nghị

21

* Tài liệu tham khảo
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại

2


1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của
mỗi dân tộc. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Chăm sóc và giáo dục trẻ
ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và
bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người hữu ích cho xã hội. Nhưng để trẻ có được
một nhân cách toàn diện để trở thành người công dân tốt thì chỉ sự yêu thương
chăm sóc thôi là chưa đủ mà cần giáo dục trẻ một cách khoa học và phù hợp. Và
trường mầm non chính là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục trẻ ngay từ
những năm tháng đầu đời[1]. Công tác giáo dục Mầm Non nhằm giáo dục trẻ
bằng cách vui chơi mà giáo dục các cháu những đức tính tốt, chăm sóc sức khỏe,
tập cho các cháu “chơi mà học, học mà chơi” trẻ hiểu và tiếp thu mọi điều về thế
giới xung quanh thông qua việc tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng,…trẻ
học cách làm người qua việc thể hiện tình cảm, thái độ đối với các đồ vật, đồ
dùng, đồ chơi,…chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường phổ thông. Ở trẻ em có rất
nhiều dạng hoạt động khác nhau như: Hoạt động vui chơi, hoạt động học tập,
hoạt động lao động, hoạt động giao tiếp…. Trong các hoạt động thì vui chơi là

một hoạt động quan trọng trong đời sống tuổi thơ của trẻ. Ở trường mầm non,
hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ
chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức,
đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Vui chơi
của trẻ là dạng hoạt động phản ánh sáng tạo, độc đáo hiện thực, tác động qua lại
giữa trẻ và môi trường xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu
nhận thức của trẻ, nhờ thế mà nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển.
Vì vậy đồ dùng đồ chơi là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong cuộc
sống của trẻ, đặc biệt trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Thông qua
đồ dùng đồ chơi trẻ có điều kiện phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và kích
thích khả năng tìm tòi, khám phá, trẻ được thao tác với các đồ vật,.... Khi trẻ
được tìm hiểu, khám phá các đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hiểu biết về tên gọi, đặc
điểm, công dụng,…về thế giới xung quanh giúp trẻ biết được cách sử dụng,
công dụng,...của các đồ dùng, đồ vật, qua đó giúp trẻ phát triển về nhận thức.
Khi được thao tác với đồ dùng đồ chơi: Cầm, nắn, sờ,… giúp trẻ được phát triển
thể chất về các vận động tinh. Bên cạnh đó, khi được tiếp xúc với các đồ dùng
đồ chơi, trẻ cảm nhận được cái đẹp, tạo cho trẻ yêu thích và mong muốn tạo ra
cái đẹp qua đó giúp trẻ phát triển thẩm mĩ một cách tốt nhất. Không những thế,
khi được chơi với các đồ dùng đồ chơi, vốn từ của trẻ được phát triển một cách
nhanh nhất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn
khi chơi với bạn, với cô qua đồ dùng đồ chơi, qua đó trẻ được phát triển ngôn
ngữ và tình cảm - quan hệ xã hội[1].
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ chơi cho trẻ mầm non, tuy nhiên
xét về phương tiện giáo dục thì chúng ta không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Hơn thế nữa việc mua
sắm quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ
huynh. Nhưng không phải các đồ dùng đồ chơi mua sẵn lúc nào cũng đẹp, lúc
1



nào cũng tốt, chúng không đủ về chủng loại và phong phú về chất liệu. Hơn nữa
không phải trường mầm non nào cũng có đủ điều kiện để mua tất cả các đồ dùng
đồ chơi có sẵn, đủ để phục vụ nhu cầu chơi cho trẻ . Trong khi các phụ, phế
phẩm từ cuộc sống, trong sinh hoạt đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu
có thể sử dụng tái tạo làm đồ dùng đồ chơi cho chính mình. Khi trẻ có được
những đồ chơi do tự tay mình làm ra sẽ hình thành ở trẻ thái độ biết trân trọng,
giữ gìn sản phẩm của mình làm ra, cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn
rất nhiều so với những đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ
biết yêu quý sức lao động ngay từ khi còn bé [1]. Thực tế trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng,
chẳng hạn như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, ...hay
những nguyên vật liệu có từ thiên nhiên như: Áo ngô, rơm rạ, đay, cói, lá cây,
gỗ, tre, hột, hạt… đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng để chúng ta tận
dụng nó tạo ra nhiều sản phẩm, tạo ra nguồn đồ chơi cho trẻ. Những nguồn vật
liệu sẳn có ở địa phương nơi trẻ sinh sống giúp trẻ tạo ra đồ chơi mang tính đặc
trưng của vùng miền, vừa giúp trẻ giữ gìn nét đẹp của địa phương của quê
hương trẻ, từ đó góp phần hình thành phát triển trí tuệ và tình cảm cho trẻ.
Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm
đồ dùng đồ chơi là việc hết sức cần thiết và bổ ích. Là một giáo viên mầm non,
tôi luôn nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi đặc biệt là
những đồ dùng đồ chơi tự tạo đó chính là động lực thôi thúc tôi tìm tòi ra những
giải pháp, biện pháp để giúp trẻ tạo ra những đồ chơi phù hợp với khả năng tư
duy của trẻ, giúp trẻ tận hưởng cảm giác thú vị khi hoàn thành sản phẩm từ
những đồ chơi ấy, kích thích trẻ say mê sáng tạo. Với những lý do ở trên nên tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
làm đồ dùng, đồ chơi tại trường mầm non Nga Hưng” để làm đề tài sáng kiến
kinh nghiệm cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dựa vào đề tài đã chọn qua đó tiến hành phân tích, đánh giá những mặt
đạt được và hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp tốt nhất để áp

dụng vào thực tế hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tại lớp trong thời gian sắp
tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nhận thức của trẻ 5-6 tuổi
Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi. Đồng thời đã đề xuất được 5 biện pháp hướng dẫn
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi tại trường mầm non Nga Hưng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê toán học xử lý số liệu.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Vui chơi không chỉ là nhu cầu tự nhiên của trẻ mà còn là con đường để trẻ
tăng cường thể chất, mở rộng thế giới quan, nhận biết và biểu lộ cảm xúc, hòa
nhập cộng đồng và trí thông minh của trẻ cũng được tăng cường. Ở lứa tuổi mẫu
giáo, hoạt động vui chơi chiếm một vị trí hết sức quan trọng góp phần giúp trẻ
hình thành và phát triển nhân cách con người. Vui chơi giúp trẻ học tập, lĩnh hội
những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên,
với bản tính luôn thích tìm hiểu, khám phá thế giới, nếu chỉ chơi mà không có
đồ chơi hoặc chỉ quan sát với những đồ chơi cũ thì chắc chắn có lúc trẻ sẽ nhàm
chán, buồn tẻ. “Hơn nữa về phương diện giải phẫu học, giáo sư về Nhi đồng học
Glenn Doman đã cho biết: “Cấu trúc và chức năng các tế bào não rất đặc biệt,
chúng được thiết kế theo kiểu là nếu chúng ta càng sử dụng chúng nhiều thì

chúng càng phát triển. Còn ngược lại nếu chúng ta không sử dụng chúng thì sẽ
dần dần chúng sẽ mất chức năng và sự kết nối nhanh nhạy vốn có”.Điều này có
nghĩa là trong những giai đoạn đầu đời của trẻ, nếu trí tuệ chúng càng được kích
thích (một cách tích cực) thì trí thông minh của chúng sẽ càng được phát triển.
Còn ngược lại, sự phát triển này sẽ dần chậm lại, bị mai một và kết quả là trí
thông minh của trẻ bị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau này. “SỬ DỤNG
HOẶC LÀ MẤT”, cơ cấu hoạt động của các hệ thống thần kinh trẻ em là như
vậy đó”[1].
Không ai có thể phủ nhận được vai trò của các loại đồ chơi đối với quá
trình phát triển của trẻ, đồ chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ, đồ
chơi không chỉ là giải trí mà còn có tác dụng giáo dục. Nó phát triển cả về thể
chất lẫn tinh thần, đồ chơi còn là cách học giúp bé khám phá thế giới xung
quanh và phát triển tính thông minh sáng tạo. Khi vui chơi với các món đồ chơi,
trẻ sẽ bắt đầu thiết lập các mỗi quan hệ xã hội, cùng đoàn kết chia sẻ đồ chơi và
cách chơi cùng từng món đồ chơi. Thậm chí trẻ có thể phân vai và sắp xếp các
nhiệm vụ cho từng người khi tham gia một trò chơi tập thể như: Bán đồ hàng tại
các cửa hàng tạp hóa. Trẻ sẽ vận dụng những điều tiếp thu được từ cuộc sống trẻ
quan sát được để đưa vào cuộc chơi. Qua đó, trẻ học cách giải quyết vấn đề,
thỏa hiệp, hợp tác, đồng ý, tha thứ, và lựa chọn như những gì diễn ra trong một
xã một xã hội thực thụ. Cuộc vui chơi “giả tưởng”cũng sẽ giúp trẻ học cách biểu
lộ cảm xúc, vui buồn, đồng ý hoặc đưa ra ý kiến riêng của mình một cách quyết
đoán hơn.
Một trong những yêu cầu của chương trình Giáo dục mầm non “Đối với
giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải
nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa
dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm chơi mà học, học
bằng chơi”[4]. Vì vậy khi dạy trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục
tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích
thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và
đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.

3


Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các
hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện. Để trẻ chơi tốt thì phải có
đồ dùng đồ chơi đáp ứng cho trẻ, trong đồ chơi thể hiện tình cảm điển hình của
đồ vật chính là hình dáng tổng quát của đồ chơi giúp trẻ có thể tái tạo và thể hiện
những hành động tương ứng với đồ vật ấy. Đối với trẻ đồ chơi là người bạn
đồng hành không thể thiếu trong một trò chơi, là một trong nhiều phương tiện để
trẻ thực hiện các trò chơi, bởi chính trò chơi đã giúp trẻ tự tạo ra hoàn cảnh chơi,
hình thức chơi, không gian chơi theo đúng ý tưởng của mình. Khi dạy trẻ làm đồ
chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải
giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng
thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển,
đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi
bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc
hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang
tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích
được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ
chơi phải phù hợp với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có
tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.
Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích
được tự tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để làm được điều này, giáo viên cần phải
trang bị cho mình những kiến thức về chăm sóc giáo giục trẻ, hiểu đặc điểm của
trẻ và kiến thức về làm đồ dùng đồ chơi, có được những kiến thức định hướng
một số nguồn vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh
để biết trước những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm được. Trên cơ sở
đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách sưu tầm, thu nhặt và bảo
quản các nguyên vật liệu. Từ đó trẻ biết được để làm được đồ dùng đồ chơi cần

phải làm như thế nào, bảo quản nó ra sao và chơi chúng như thế nào để đạt hiệu
quả.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
- Trường mầm non Nga Hưng nằm ở vị trí trung tâm xã, giao thông đi lại
thuận lợi. Trường được công nhận trường mầm non Đạt chuẩn Quốc gia. Nhiều
năm qua trường đã liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến cấp huyện.
- Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên thường xuyên được tiếp cận và bồi
dưỡng học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời các
chương trình đổi mới.
- Trong lớp được trang bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, 100% trẻ đều là học
sinh 5 tuổi, các cháu luôn chăm học nghe lời cô giáo.
- Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5- 6
tuổi, bản thân trực tiếp chăm sóc nuôi dạy trẻ, là điều kiện tốt để tôi tìm hiểu và
giảng dạy trẻ một cách phù hợp và hiệu quả hơn.

4


2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong thực tế trường Mầm non Nga Hưng
cũng còn gặp nhiều khó khăn về đồ dùng đồ chơi ở các nhóm lớp, mặc dù đã
được nhà trường trang bị nhưng số lượng chưa đáp ứng cho việc dạy và học theo
kế hoạch của giáo viên đề ra.
Đầu năm học lớp tôi vẫn còn một số khó khăn như:
- Đồ chơi cho trẻ hoạt động trải nghiệm khám phá còn hạn chế
- Chưa đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi theo ý tưởng
- Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng mới lạ.
- Đồ dùng tự tạo trong quá trình sử dụng còn dễ bị hư hỏng do các cháu
chơi chưa biết cách gìn giữ cẩn thận.

- Khi làm ĐDĐC giáo viên còn phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệu
quả sử dụng.
- Trong lớp một số trẻ tiếp thu bài còn hạn chế, chưa hứng thú tham gia
vào quá trình sáng tạo ĐDĐC với các bạn nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và
học.
2.2.3. Kết quả thực trạng:
Từ những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, ngay từ đầu năn học tôi đã đi
sâu vào nghiên cứu đề tài và tìm tòi quan sát khả năng của trẻ để giúp trẻ tạo ra
những đồ chơi phù hợp với khả năng tư duy của từng trẻ ở nhóm lớp, kết quả
thu được như sau:
B¶ng kÕt qu¶ kh¶o sát trẻ tháng 9 năm 2016
STT

1
2

3

4

Nội dung
Ý thức thu thập nguyên vật liệu
có sẵn
Trẻ hứng thú trong việc làm đồ
dùng đồ chơi
Trẻ sáng tạo, linh hoạt trong
việc làm làm đồ dùng đồ chơi
Ý thức biết trân trọng và giữ gìn
sản phẩm do mình làm ra


Tổng
số trẻ

T

K

TB

Chưa
đạt

27

6

7

10

4

Tỷ lệ

Đạt yêu cầu

22% 26% 37%

27
Tỷ lệ


4

27
Tỷ lệ

12

15% 19% 44%

27
Tỷ lệ

5

4

4

12

15% 15% 44%
6

7

8

22% 26% 30%


15%
6
22%
7
26%
6
22%

Thông qua kết quả của thực trạng trên với tổng số cháu có ý thức về thu
thập nguyên vật liệu sẵn có, trẻ hứng thú trong việc làm đồ dùng đồ chơi, có
sáng tạo, biết giữ gìn sản phẩm chưa cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra
những giải pháp và tổ chức thực hiện đã đem lại kết quả khá khả thi như sau:
5


2.3. Các giải pháp thực hiện.
Giải pháp 1: Nâng cao kiến thức, tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân
Để có thể thực hiện tốt hoạt động “ Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi” trước hết
giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt
động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp
thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt
giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của
trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ 5 - 6 tuổi lớp tôi làm được một số đổ dùng đồ chơi thì tôi
đã nghiên cứu học hỏi và nắm được những kiến thức cơ bản như:
+ Quy trình hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
+ Biết thiết kế hoạt động làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có
phù hợp với từng chủ đề giáo dục.
Ví dụ: Bảng thiết kế hoạt động làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật
liệu sẵn có phù hợp với từng chủ đề giáo dục trong năn học.
TT


1

2

3

4
5

Nội dung thực
hiện
Làm đu quay, cầu
trượt, bập bênh, các
Trường
loại cây, hoa, rau
mầm non
xanh,…
Chủ đề

Bản thân

Gia đình

Nghề
nghiệp

Làm trang phục:
Quần áo, mũ, dép
Bàn ghế, cốc chén,

bát, xoong nồi, tivi,
tủ, giường, quạt,
ngôi nhà…..
- Làm trang phục,
quần áo, rổ rá, cày,
cuốc, đục, rau, củ
quả

Động vật Làm con mèo,con
chuồn chuồn ,con
nghé, con trâu, con
cá , ổ gà mẹ ấp
- Làm các con vật
bằng củ lạc, củ
khoai lang, khoai

Nội dung thực
hiện
- Vỏ chai coca, vỏ
- Hoạt động ở các
sữa chua, vỏ nước rử góc, hoạt động
bát, xốp màu, cành
ngoài trời, hoạt
cây khô, lõi, keo, kéo, động học.

Các loại giấy bọc
Hoạt động ở các
quà, sách báo cũ, lá
góc, hoạt động
cây khô, xốp màu,

ngoài trời.
keo kéo,…
- Cói, lõi, áo ngô khô, - Hoạt động ở các
rơm khô, thùng cát
góc, hoạt động
tông, Vỏ chai coca,
ngoài trời, hoạt
vỏ sữa chua, vỏ nước động học.
rử bát, xốp màu, keo
kéo,…
- vải , giấy màu, sách Hướng dẫn trẻ
báo cũ, lá cây khô,
làm ở các góc,
xốp màu cói lõi, cây hoạt động ngoài
đay, , keo kéo
trời, hoạt động
học.
Lá chuối, làm bằng
- Hoạt động ở các
vỏ trứng, làm bằng củ góc, hoạt động
khoai lang, khoai sọ, ngoài trời, hoạt
lá đa, cây bèo tây, vỏ động học.
trứng gà, quả phi lao,
rơm khô, lá khô,
các loại: lá cây, thân
Sử dụng nguyên liệu

6



6

7

Thực vật

Giao
thông

tây, đậu đũa như:
con voi, con trâu…
Làm sa bàn trang
trại nuôi các con
vật
- Làm cây, xếp
hoa, lá, cây, làm
bông hoa , Làm hoa
khô, Làm chong
chóng, Làm vòng
đeo tay, đeo cổ ….
- Làm chiếc bè
mảng bằng tre
- Làm chiếc thuyền
bằng dọc khoai,
thân cây bèo tây, vỏ
trứng, vỏ dừa, ống
luồng
- Xếp phương tiện
giao thông bằng các
loại hột hạt, que

- Xây dựng mô
hình ngã tư đường
phố.
- Làm cái ô, mũ,
nón, quần áo
mưa….

cây tạo khu rừng, các
loại củ quả làm các
con vật, cành cây làm
hàng rào….
- Bông, bẹ ngô, râu
ngô, lá chuối, vỏ củ
lạc, củ giềng, củ
gừng, lá cây, lá tre, lá
trúc, hột hạt, sỏi,
que ...
- Tre, dọc khoai, thân
cây bèo tây, vỏ trứng,
vỏ dừa, ống luồng,
hột hạt, que

- Hoạt động ở các
góc, hoạt động
ngoài trời, hoạt
động học.
- Hoạt động ở các
góc, hoạt động
ngoài trời, hoạt
động học.


Các loại giấy bọc
quà, sách báo cũ, lá
cây khô, xốp màu,
keo kéo,…

Hướng dẫn trẻ
Hiện
làm ở các góc,
8
tượng tự
hoạt động ngoài
nhiên
trời, hoạt động
học.
Quê
- Làm nhà sàn,
- Thùng cát tông, giấy Hoạt động ở các
hương đất Lăng Bác hồ, Chùa màu, cành cây, cói,
góc, hoạt động
9
nướcmột cột,….
lõi, tăm, keo, kéo,..
ngoài trời, hoạt
Bác hồ
động học.
- Làm ống đựng
- Hộp nhựa, vỏ chai
Hướng dẫn trẻ
bút, Làm quả cầu

nước khoáng, lông
làm ở các góc,
- Trường
10
- Làm trường, cổng, gà, ống tre, ống nứa
hoạt động ngoài
tiểu học

trời, hoạt động
học.
+ Biết cách tổ chức các hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Ngoài ra bản thân tôi đã tham gia học hỏi kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi
của một số trường Nga Trường, Nga Thái,…trong huyện Nga Sơn và các huyện
khác trong tỉnh Thanh Hóa có phong trào làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo qua hội
thi làm đồ dùng đồ chơi năm học 2015-2016 của Phòng GD&ĐT Nga Sơn và Sở
giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Đồng thời tôi còn tham khảo cách
7


hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên các kênh truyền hình về chăm sóc giáo
dục trẻ mầm non như VTC11 (Chương trình “ Những tờ giấy diệu kỳ” dạy trẻ
cách làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, vào mạng xem chương trình
“Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, một số tài liệu, tập san, tạp
chí giáo dục đó là: Tài liệu hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật
liệu thiên nhiên của Thạc sỹ Nguyễn Thị Bách Chiến chuyên viên vụ giáo dục
mầm non, một số tạp chí giáo dục mầm non...
Kết quả:
- Bản thân đã nắm được kiến thức hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi cho
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Tích lũy được phần nào kinh nghiệm quý báu cho bản
thân và tự làm đồ dùng dạy học phục vụ thiết thực cho các hoạt động đổi mới

dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, bổ sung nhiều
đồ dùng dạy học ở lớp và hướng dẫn cho học sinh tự tay mình làm ra những đồ
dùng đồ chơi giúp trẻ hoạt động một cách tích cực hơn trong các hoạt động học
tập và vui chơi.
Giải pháp 2: Tìm kiếm, thu gom và sử lý nguyên vật liệu để làm đồ
dùng đồ chơi.
Đồ chơi tự tạo thường có màu sắc rất đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn.
Đồ chơi tự tạo có thể nói là muôn hình muôn vẻ, bởi chúng được tạo ra từ những
vật có sẵn, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn đồ chơi tự tạo là vô tận có thể dùng những
đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, những vật liệu tự nhiên, để làm
đồ chơi cho trẻ bằng những vật liệu thu lượm được.
Trong cuộc sống sinh hoạt hành ngày của mỗi gia đình thường có rất nhiều
những nguyên vật liệu bị loại bỏ sau khi sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, đĩa CD,
chai nhựa, lon bia, giấy báo, và hộp sữa hút, sữa chua.....đó là những nguyên vật
liệu rất phong phú và đa dạng có thể làm được những việc hữu ích, nếu chúng ta
có ý thức thu gom chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm đồ dùng đồ
chơi thì có thể biến những chiếc hộp to - nhỏ thành những ô tô, tàu hoả...và một
số đồ chơi khác có thể để trang trí để học và để trong các góc chơi của trẻ trong
Trường mầm non.
Muốn có được những nguồn nguyên vật liệu dồi dào để làm đồ dùng đồ
chơi trước hết tôi đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị sưu tầm, thu gom nguyên vật
liệu và hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Tôi phải định hướng một số
nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở địa phương: Áo ngô, rơm rạ, đay,
cói , lá cây, vỏ ốc,… tiếp theo tôi phải phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh để biết những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm
được: Các loại vỏ hộp, giấy cứng, bình nước suối, hạt nút…. Từ
đó tôi sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu tầm, thu
nhặt, và bảo quản các nguyên vật liệu. Tùy vào từng nhiệm vụ
và điều kiện cụ thể của trẻ mà quy định thời gian thực hiện
ngắn hay dài. Có những nguyên vật liệu trẻ có thể thu lượm

được ngay trong trường như: Vỏ hộp sữa, lá cây, vỏ chai nước
suối… Tôi hướng dẫn trẻ thu lượm, làm vệ sinh, phơi khô ráo.
8


Trước khi hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi nào đó tôi luôn xác
định nguyên vật liệu cần dùng cho một hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ
chơi để có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, đảm bảo tốt các yêu cầu cơ
bản là:
Thứ nhất: Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ: Các nguyên vật liệu thiên
nhiên cần được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ sử dụng (rửa sạch, phơi
khô và loại bỏ những nguyên vật liệu không còn nguyên hình, rách, nát). Đồng
thời các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên phải tươi, không độc hại,
không có gai nhọn, không sử dụng những loại cây có nhựa độc (như lá cây hoa
anh đào, lá vạn liên thanh…)
Thứ hai: Phù hợp với khả năng sử dụng của trẻ và đảm bảo thẩm mỹ: Như
kích thước phải vừa tay trẻ, không quá to và cũng không quá nhỏ. Khi cho trẻ sử
dụng các nguyên vật liệu nhỏ như hột hạt…thì giáo tôi phải bao quát tốt. Về
màu sắc tôi cần lựa chọn những nguyên vật liệu có màu sắc tươi, đẹp, có thể sơn
màu cho các nguyên vật liệu trước khi cho trẻ sử dụng. Về hình dáng lựa chọn
những nguyên vật liệu có hình dáng đặc trưng, có thể cắt, tạo dáng lá cây trước
khi sử dụng.[3]
Trước khi hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi nào đó chúng ta cần:
Xác định nguyên vật liệu cần dùng cho một hoạt động phù hợp với từng chủ đề
hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi để có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ nguyên vật
liệu, đảm bảo sạch sẽ an toàn và sử dụng dễ dàng.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật”
Để chuẩn bị nguyên liệu để hướng dẫn trẻ làm “Con công” trẻ phải kể được
các nguyên vật liệu đó là: xốp màu, vỏ hộp sữa chua, keo nến, hột vòng; Hay để
làm con “Gà mái” cần có: Rơm, keo nến, hạt na, chỉ buộc; Làm con “Hươu cao

cổ” cần có: Cói khô, xốp màu, que kem. Làm con bướm, con cá cần có: Vỏ
ngao, vỏ trai, hạt vòng, xốp màu. Làm “con voi” cần có: Vỏ can nước rửa bát,
xốp màu, hạt nhãn. Làm con trâu cần có lá mít, lá đa….
Trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu để làm đồ chơi tôi cho trẻ quan sát
màu sắc (xanh, đỏ, vàng...) hình dáng (tròn, dài, nhọn, bẹt...) tính chất (cứng,
mềm, xốp, ráp...) tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc trực tiếp để nhận biết và nói lên
suy nghĩ ý tưởng về nguyên vật liệu cần tìm kiếm và thu gom.[3]. Để làm được
việc này tôi đã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp trẻ tìm kiếm. Khi trẻ đã
tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương mà trẻ có thể tìm kiếm
đươc như: Vỏ ngao, vỏ hến, hộp giấy, vỏ hộp sữa, viên sỏi các loại hột,
hạt….Tôi tiến hành xử lý (rửa sạch, phơi khô loại bỏ những nguyên vật liệu
không đảm bảo yêu cầu). Sau đó cô cùng trẻ phân loại theo nhóm, theo chất liệu
và đưa vào kho bảo quản (có dán ký hiệu để dễ lấy khi sử dụng).
Kết quả: Thu gom được: 230 hộp, thìa sữa chua; 317 chai nước khoáng, C2, lọ
sữa; 1350 hột hạt các loại; 120 hộp bánh kẹo, bìa cáttông; 50 cái mo cau;...
Giải pháp 3: Tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
* Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật
liệu đơn giản dễ tìm.
9


Đặc trưng của trẻ mầm non là thích khám phá. Vì thế đồ dùng đồ chơi làm ra
phải đảm bảo an toàn, không gây thương tích, có độ bền cao. Đặc biệt, các đồ dùng
đồ chơi phải đẹp mắt thì trẻ sẽ rất hứng thú khi sử dụng. Đồ chơi là một phương
tiện không thể thiếu đối với bất kỳ đứa trẻ nào đặc biệt là trong sự phát triển trí tuệ,
nhân cách, thể chất cho trẻ. Đồ chơi mang lại cho trẻ nhiều niềm vui!
Nhưng trong khi đó những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ
biến, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được
tính tích cực và sáng tạo trong hoạt động. Hơn thế nữa trẻ mầm non rất thích
được tự mình tìm tòi khám phá, thích tự tay mình làm ra một cái gì đó, và việc

tự tay mình làm ra một đồ chơi là điều mà theo tôi nghĩ trẻ sẽ rất hứng thú và
tích cực, và sẽ thích thú hơn nếu những đồ chơi đó lại được trẻ làm ra từ chính
những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm ngay trong gia đình trẻ, tạo ra nhiều đồ
chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này
vừa dễ làm vừa dễ sử dụng trong các giờ học và trong các hoạt động.
Ví dụ: Với chủ đề “Trường mầm non”
Đề tài: Làm ống đựng bút
Chuẩn bị: Hộp nhựa, keo, kéo, giấy màu hoặc giấy hoa
Cách làm:
+ Đầu tiên tôi hướng dẫn trẻ dùng kéo để cắt hộp nhựa ra làm nhiều phần
có độ dài ngắn khác nhau
+ Tiếp theo tôi cho trẻ lấy keo dính giấy màu mà tôi đã cắt sẵn theo kích
thước của hộp nhựa dính xung quanh hộp nhựa, rồi sắp xếp chúng lại với nhau
+ Cuối cùng tôi cho trẻ dùng kéo cắt bớt phần bìa giấy màu thừa ở xung
quanh.
+ Sản phẩm của trẻ

Hình ảnh 1: “Làm ống đựng bút”
Trong quá trình trẻ làm tôi đã luôn hướng dẫn giúp đỡ trẻ làm, trẻ tỏ ra rất
hứng thú và tham gia rất tích cực.
Như vậy, chỉ với cách làm đơn giản từ những nguyên vật liệu cũng hết sức
đơn giản dễ tìm trẻ trong lớp tôi đã tạo thành những ống đựng bút cho mình thật
đẹp, trong đó có 15 sản phẩm xuất sắc, 12 sản phẩm đạt yêu cầu có thể sử dụng
10


để trang trí góc chơi của trẻ ở trong lớp hay dùng cho trẻ đựng bút màu ở góc
học tập.
Cũng từ lõi giấy vệ sinh kết hợp với một số nguyên vật liệu khác như:
Xốp màu, băng dính hai mặt, bút chì, bông cũ, kéo tôi dạy trẻ làm những chú thỏ

thật đáng yêu trong chủ đề “ Thế giới động vật”.
+ Đầu tiên tôi cho trẻ lấy keo phết xung quanh và ở đầu lõi giấy vệ sau đó
lấy bông dính vào xung quanh làm thân con thỏ.
+ Tiếp theo tôi cho trẻ dùng bút chì vẽ mặt thỏ, đuôi thỏ lên một miếng
xốp nhỏ rồi lấy kéo cắt từng bộ phận ra sau đó dính vào đầu lõi giấy vệ sinh làm
đầu thỏ, còn đuôi thỏ dán vào đầu còn lại của lõi giấy vệ sinh.
+ Sản phẩm của trẻ:

Hình ảnh 2: Cô cùng trẻ làm “Con thỏ”
Chỉ với cách làm đơn giản như vậy trẻ có thể làm được rất nhiều chú thỏ
đáng yêu từ những nguyên vật liệu do chính tay trẻ mang từ nhà đến lớp.
Trong quá trình trẻ làm trẻ tỏ ra rất say sưa và hứng thú. Với những chú
thỏ này trẻ có thể sử dụng để chơi hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và để
trang trí góc học tập.
Hay với chủ đề Thực vật
Đề tài: Làm lọ hoa
Chuẩn bị:
- Chai nhựa, vỏ kẹo, keo, kéo, băng dính hai mặt
- Tôi đã chuẩn bị sẵn chai nhựa để làm lọ đựng hoa và những cành cây
khô nhưng chưa có bông hoa.
Cách làm: Tôi cho trẻ lấy những vỏ kẹo và xoắn lại ở giữa sau đó bóc
băng dính hai mặt quấn ở cuống hoa ra và dán vỏ kẹo đã xoắn vào đó tạo thành
những bông hoa để trang trí lớp học của trẻ hoặc trẻ có thể mang về nhà để tặng
ông bà bố mẹ trong những dịp đặc biệt.
Kết quả: Chỉ với những nguyên vật liệu hết sức đơn giản dễ tìm trẻ lớp tôi
có thể làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi cho mình và trẻ tỏ ra rất tích cực.
11


* Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trong hoạt động tạo hình

Để giúp trẻ 5-6 tuổi ở lớp tôi phát huy được tính tích cực sáng tạo tôi luôn
đan xen giữa các nội dung hoạt động giáo dục trong một hệ thống tác động sư
phạm thống nhất hài hoà. Bởi hoạt động tạo hình được xem như là môi trường lý
tưởng tạo điều kiện thuận lợi cho sự lồng ghép nhiều hoạt động.
Với hoạt động làm đồ dùng đồ chơi trên hoạt động tạo hình là hình thức
học đóng vai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, trẻ
tiếp thu các tri thức, kỹ năng kỹ xảo theo một chương trình có tính hệ thống.
Trên hoạt động tạo hình, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, củng
cố kỹ năng cũ và cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình mới. Đồ chơi của cô
làm và sự dẫn dắt bằng tình huống có vấn đề sẽ kích thích trẻ hứng thú tham gia
vào quá trình hoạt động. Với hoạt động này tôi tổ chức theo hình thức linh hoạt
như một hoạt động chơi, tôi và trẻ cùng hoạt động, sáng tạo theo cách “Chơi mà
học”.
Ví dụ: Với chủ đề “ Thực vật”
Đề tài: Dạy trẻ làm bông hoa
Chuẩn bị: Lõi giấy vệ sinh, keo, kéo, xốp màu.
Tiến hành:
- Tôi cho trẻ kể về một số loài hoa quen thuộc.
- Sau đó tôi cho trẻ quan sát một số loài hoa và đàm thoại với trẻ về các
bộ phận của hoa.
- Hướng dẫn trẻ làm bông hoa :
+ Đầu tiên tôi cho trẻ bóp bẹp những lõi giấy vệ sinh rồi dùng kéo cắt ra
thành từng đoạn khoảng 1cm.
+ Tiếp theo tôi cho trẻ xếp những miếng cắt đó sao cho một đầu chụm vào
nhau tạo thành những cánh hoa, sau đó dùng keo dính chúng lại với nhau.
+ Sau đó cho trẻ vẽ một hình tròn nhỏ lên miếng xốp màu rồi dán vào
giữa bông hoa làm nhuỵ hoa.
+ Cuối cùng cho trẻ mang bông hoa của mình lên bàn trưng bày sản phẩm
cho các bạn nhận xét :
+ Bông hoa này như thế nào? Vì sao đẹp?

+ Xếp dán có đều không?
+ Con thích nhất bài của bạn nào? Vì sao con thích?
- Sau đó tôi nhận xét chung bài của cả lớp.
- Sản phẩm của trẻ:

12


Hình ảnh 3: “Bông hoa”
Với hoạt động này trẻ tỏ ra rất hăng say, thích thú với đồ chơi mà chính tay
mình làm ra mặc dù có lúc trẻ gặp khó khăn.
Tuy nhiên trong quá trình trẻ thực hiện tôi luôn quan sát giúp đỡ trẻ yếu,
kịp thời khích lệ động viên trẻ khá.
Với những bông hoa này trẻ có thể dùng để trang trí góc học tập, trang trí
lớp học của trẻ.
Với đề tài: Dạy trẻ làm búp bê
Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, hồ dán, giấy màu, bút dạ
Tiến hành:
- Tôi trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi mà trẻ thích
- Dạy trẻ làm búp bê:
+ Tôi cho trẻ dùng bút dạ vẽ một hình tròn to và một hình tròn nhỏ lên
giấy bìa cứng sau đó dùng kéo để cắt rời từng hình ra.
+ Gấp đôi hình tròn to để làm phần thân của búp bê, còn hình tròn nhỏ để
làm phần đầu của búp bê.
+ Lấy hồ dán phần đầu vào phần thân của búp bê.
+ Tiếp theo cho trẻ vẽ tóc, mắt mũi miệng lên một miếng giấy màu sau đó
lấy kéo cắt rời từng bộ phận ra và dán vào phần đầu của búp bê.
+ Cuối cùng vẽ các hình mà các con thích lên giấy màu sau đó dán trang
trí váy cho búp bê.
+ Trong quá trình làm tôi quan sát nhắc trẻ những kỹ năng cắt, vẽ, dán để

trẻ hoàn thiện sản phẩm của mình.
+ Trẻ làm xong tôi cho trẻ mang sản phẩm của mình lên bàn trưng bày
cho cả lớp nhận xét.( Cho cả lớp nhận xét về kỹ năng cắt, xếp, dán của trẻ)
Sau đó tôi nhận xét chung bài của cả lớp.
+ Sản phẩm của trẻ :

13


Hình ảnh 4: Búp bê
Với em búp bê này trẻ có thể dùng để trang trí lớp học, dùng để chơi hoạt
động góc.
Với chủ đề “ Thế giới động vật”
Đề tài: Dạy trẻ làm con công
Chuẩn bị : Vỏ hộp sữa chua, xốp màu, keo, kéo, bút chì.
Tiến hành:
- Tôi cho trẻ kể về một số con vật.
- Sau đó tôi cho trẻ quan sát đồ chơi “ Con công” và cho trẻ nhận xét đặc
điểm của con công gồm các bộ phận chính: Đầu, cánh, mình, đuôi, mỏ.
- Hướng dẫn trẻ làm:
+ Tôi vẽ đầu công, 2 cánh, đuôi công ra xốp màu phát cho trẻ.
+ Tiếp theo cho trẻ dùng kéo để cắt rời các mảng đầu, đuôi, cánh, theo
đường bao đó.
+ Dùng vỏ hộp sữa chua làm thân con công, dán 2 cánh công sang 2 bên
của vỏ hộp sữa chua, dán tiếp đuôi công ở phía sau và dán đầu công ở phía trước
rồi trang trí mỏ, mắt cho con công.
+ Cắt các màu từ xốp thành các hình giọt nước để trang trí lên đuôi công
cho đẹp, sinh động. Như vậy trẻ dán hoàn thành xong con công.
+ Trẻ làm xong cho trẻ mang sản phẩm của mình lên bàn trưng bày cho cả
lớp nhận xét: Trẻ nhận xét về kỹ năng cắt dán như thế nào? Con công được làm

ra từ những nguyên vật liệu gì? Cho trẻ trả lời sau đó tôi nhận xét chung bài của
cả lớp.
+ Sản phẩm của trẻ:

14


Hình ảnh 5: “Con công”
Với đồ chơi này bé sử dụng trong hoạt động góc, hoạt động cho trẻ
làm quen với toán, bé khám phá khoa học.
Ví dụ: Với chủ đề “ Phương tiện giao thông”
Đề tài: Dạy trẻ làm thuyền buồm bằng mo cau
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Mo cau, tre, giấy màu, hồ dán, kéo thủ công,
keo nến dính.
Tiến hành:
- Tôi cho trẻ kể về một số phương tiện giao thông.
- Sau đó tôi cho trẻ quan sát các loại phương tiện giao thông đường thủy
và đàm thoại với trẻ về các bộ phận thuyền buồm.
- Hướng dẫn trẻ làm thuyền bằng mo cau:
Để hướng dẫn trẻ làm “Thuyền buồm” trẻ phải kể được các nguyên vật
liệu đó là: Mo cau, tre, giấy màu, hồ dán, kéo thủ công, keo nến dính, dầu bóng.
+ Tôi hướng dẫn trẻ ép mo cau cho phẳng.
+ Tiếp theo dùng bút vẽ thân thuyền to, nhỏ theo ý thích.
+ Dùng kéo cắt chéo hai đầu ở khoảng giữa của mo cau, tôi luôn quan sát
hướng dẫn trẻ làm. Sau đó dùng keo nến giúp trẻ gắn chéo lại được mũi thuyền
+ Tiếp theo tôi hướng dẫn trẻ dùng một miếng mo cau uốn cong nhỏ làm
mui thuyền.
+ Gắn đứng que tre và dán một miếng mo lên que tre làm cánh buồm.
+ Cuối cùng là trang trí thành thuyền buồm.
+ Trẻ làm xong tôi cho trẻ mang sản phẩm của mình lên bàn trưng bày

cho cả lớp nhận xét. Sau đó tôi nhận xét chung bài của cả lớp. Tôi hỏi trẻ đây là
cái gì? sử dụng nguyên liệu gì để làm ra thuyền? nguyên liệu đó hằng ngày cô
trò thu gom ở đâu?
Với đồ chơi này bé sử dụng trong hoạt động góc, hoạt động cho trẻ làm
quen với toán, bé khám phá khoa học.
Như vậy, trong quá trình trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học, trẻ sẽ dần
hoàn thiện những kỹ năng tạo hình từ đơn giản đến phức tạp, tư duy, sự tưởng
tượng và nhận thức của trẻ sẽ ngày một nâng cao dần. Đồng thời trẻ biết cách
15


sưu tầm và chuẩn bị các nguyên vật liệu phù hợp với từng loại đồ dùng đồ chơi
cần làm để tạo ra những sản phẩm đồ chơi đẹp và có giá trị sử dụng cao.
* Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi mọi lúc mọi nơi
Có thể nói đây là một hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia
một cách tự nguyện, tự giác. Các hoạt động này có thể diễn ra ở những thời
điểm khác nhau trong ngày một cách hợp lý như dạo chơi, sinh hoạt chiều. Tổ
chức các cuộc thi có thể là “Bé khéo tay” để cho trẻ có cơ hội được làm đồ chơi
dự thi.
Với hoạt động chiều và trong các cuộc thi, tôi thường chuẩn bị cho trẻ
những nguyên vật liệu đơn giản và phổ biến. Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
của trẻ hầu hết là nhằm rèn luyện, củng cố những kỹ năng đã học, khuyến khích
trẻ vận dụng những kỹ năng cũ để sáng tạo ra những sản phẩm mới có thể là trẻ
tự tưởng tượng hoặc cô có thể gợi ý.
Ví dụ: Trong giờ dạo chơi ngoài sân trường tôi cho trẻ nhặt những chiếc
lá rụng và hướng dẫn trẻ từ những chiếc lá đó có thể làm được rất nhiều đồ chơi,
các con cuộn lá lại để làm những chiếc kèn thổi rất hay, hoặc có thể cuộn dọc lá
rồi dùng dây buộc lại sau đó lấy một chiếc dây khác buộc phần cuống lại làm
con cào cào. Hay làm con trâu tôi cho trẻ dùng tay xé sừng trâu theo đường gân
lá vào đến sống lá (ở phía gần cuống lá) để làm đầu của con trâu ọ, sau đó cuốn

lá lại rồi lấy dây buộc để làm thân. Buộc dây vào đầu cuống lá, sau đó luồn sợi
dây đó vào trong thân vừa cuốn như thế trẻ đã làm được con trâu hoàn thiện.
Bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn trẻ làm con sâu từ lá chuối khô, làm con châu
chấu.

Hình ảnh 6: Đồ chơi làm từ lá cây
Làm như vậy trẻ vừa được tham gia vào hoạt động dạo chơi, lao động lại
vừa góp phần làm sạch sân trường và đặc biệt trẻ làm được một đồ chơi do chính
tay mình làm ra, trẻ sẽ rất hứng thú và tham gia một cách rất tích cực.
16


Như vậy, việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi không chỉ có thể tổ chức trên
tiết học mà còn có thể tổ chức ngoài tiết học. Hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ
chơi luôn được trẻ ủng hộ và tham gia khá nhiệt tình.
Ngoài ra, trong những giờ sinh hoạt chiều, tôi thường tổ chức cho trẻ tự
làm một đồ chơi cho riêng mình từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng, tuy
đó chỉ là những đồ chơi rất đơn giản nhưng đây là một việc làm hết sức ý nghĩa
đối với trẻ, hơn thế nữa tôi tổ chức theo hình thức thi làm đồ dùng đồ chơi cho
trẻ ở lớp và chắc chắn không khí của tiết học sẽ trở nên tưng bừng và náo nhiệt
hơn. Sản phẩm của trẻ làm ra vừa để ngắm vừa là một món quà độc đáo của trẻ
nhỏ dành cho người thân bằng chính sức lao động và khả năng của mình, lại vừa
thoả mãn chính nhu cầu chơi của trẻ.
Giải pháp 4: Sử dụng sản phẩm trong các hoạt động của trẻ
Đối với trẻ Mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động một
ngày của trẻ diễn ra từ lúc đón trẻ đến khi trả trẻ. Vì vậy khi trẻ tự làm đồ dùng
đồ chơi cô cần cho trẻ được sử dụng nhiều sản phẩm của mình ở mọi hoạt động:
Hoạt động học, hoạt động góc, trang trí các mảng tường, lớp học và cho trẻ trải
nghiệm thật nhiều trên sản phẩm của mình làm ra để trẻ thấy được sản phẩm làm
ra của mình thật có ích và cần được trân trọng bảo vệ và giữ gìn. Khi sử dụng

nhiều tạo cho trẻ động cơ phấn khởi, hứng thú để tiếp tục học làm những đồ chơi
về sau và hứng thú khi khám phá các hoạt động..
Ví dụ: Ở giờ đón trẻ, tôi trưng bày các sản phẩm của trẻ đã làm ra ở các
góc theo nội dung từng chủ đề để cho trẻ được chơi và khám phá. Qua đó giáo
dục trẻ biết cách giữ gìn bảo vệ đồ chơi trẻ thấy được ý nghĩa của đồ chơi mình
làm.
Hay trong hoạt động học có chủ định "Khám phá khoa học" về đồ dùng
gia đình. Để trẻ dễ liên hệ đồ dùng trong gia đình tôi đã cho trẻ những vỏ chai
nhựa tìm và đếm những đồ dùng mà trẻ làm được từ những vỏ chai nhựa tìm và
cho trẻ quan sát và nhận xét về đồ dùng đó. Từ đó trẻ được trải nghiệm, sử dụng
có hiệu quả và ghi nhớ đặc điểm của đồ dùng trong gia đình.
Trong hoạt động góc cho trẻ sử dụng đồ chơi của mình làm ra, xây dựng
mô hình theo chủ đề, từ đó trẻ thấy được các đồ dùng đồ chơi tuy giống nhau
nhưng có thể sử dụng được với các chủ đề khác nhau, tạo ra các mô hình phù
hợp các chủ đề đó. Trẻ biết cách giữ gìn, biết bảo vệ môi trường, biết tiết kiệm,
thấy được ý nghĩa của đồ chơi mình làm.

17


Hình ảnh 7: đồ dùng, đồ chơi sử dụng trong hoạt động góc
Sản phẩm đồ chơi của trẻ cần được trưng bày đẹp, dễ quan sát để trẻ có
thể giới thiệu sản phẩm của mình với người thân, bạn bè. Tôi để sản phẩm làm
ra ở các góc, trang trí tuỳ nội dung chủ đề, trang trí các mảng lớn, ứng dụng vào
từng nội dung để trẻ có thể tự học như cây hoa - quả gắn chữ cái, số (trẻ làm
cùng cô).
Từ những sản phẩm của trẻ làm ra được chúng ta trân trọng trẻ sẽ cảm
thấy phấn khởi, có ý nghĩa từ đó trẻ có ý thức giữ gìn, tôn trọng sản phẩm của
mình làm ra tốt hơn. Trẻ chú ý học bài đạt kết quả hơn.
Kết quả:100% trẻ học có hứng thú. Nắm được kiến thức của bài học, tích

cực tham gia các hoạt động.
Giải pháp 5: Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh tìm kiếm
nguyên vật liệu phế thải.
Để thực hiện tốt hoạt động dạy trẻ 5 - 6 tuổi làm đồ dựng đồ chơi là nhờ
một phần không nhỏ của các bậc phụ huynh tham gia đóng góp nguyên vật liệu
đó qua sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, chai dầu gội đầu, dầu rửa bát, đĩa CD,...để
cho cô giáo và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. Việc
phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu như vậy đã góp phần tăng thêm hứng thú
và sự tích cực của trẻ trong việc tham gia vào hoạt động làm đồ dùng đồ chơi.
Và để làm được điều này tôi đã phải xây dựng một hệ thống bài tập dạy
trẻ làm đồ dùng đồ chơi, lên kế hoạch cụ thể, cô hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu về
một bài tập dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi nào đó và phụ huynh có thể cùng tham
gia, phối kết hợp với giáo viên dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi ngay cả khi ở nhà.
Ví dụ: Muốn làm ngôi nhà bằng cói thì tôi đã tuyên truyền phụ huynh
mang cói khô đến lớp vì đây là sản phẩm sẵn có ở địa phương. Đặc biệt quê tôi
nổi tiếng với vùng chiếu cói Nga Sơn, việc lựa chọn các nguyên vật liệu từ cói,
18


lõi cói để làm ra các loại đồ chơi rất phong phú, từ đó lồng ghép vào các bài học
rất bổ ích cho trẻ.

Hình ảnh 8: Cói nhỏ dệt làm mái nhà
Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới động vật” tôi xây dựng một loạt các bài tập
dạy trẻ làm các con vật như làm con thỏ, con gấu, con lợn,.....kèm theo đó là
những hướng dẫn cách làm cụ thể đưa cho phụ huynh để phụ huynh có thể cùng
với trẻ làm đồ chơi khi ở nhà.
Hay với chủ đề “ Thế giới thực vật” tôi xây dựng một loạt các bài tập dạy
trẻ làm các loại hoa từ những nguyên vật liệu khác nhau như: Lõi giấy vệ sinh,
vỏ kẹo, hốp sữa chua...và kèm theo đó cũng là những hướng dẫn cách làm cụ thể

để phụ huynh có thể dạy trẻ làm.
Để làm các bức tranh phục vụ cho chủ đề giáo dục tôi đã vận động phụ
huynh mang những tờ lịch cũ, hoạ báo, vỏ trai, vỏ ngao, hột hạt,... để làm đồ
dùng đồ dạy học cho trẻ.

19


Hình ảnh 9: Tranh chủ đề: Thế giới động vật
Ngoài ra, tôi thường xuyên mời phụ huynh tham quan góc học tập, xem các
đồ dùng đồ chơi do chính tay trẻ làm để phụ huynh thấy được rằng con em mình
hoàn toàn có thể làm được đồ chơi từ những nguyên vật liệu thiên nhiên đã qua sử
dụng. Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh một số kiến
thức về việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trong các giờ đón và trả trẻ, từ đó phụ
huynh có thể đóng góp cho cô giáo những kiến thức mới trong hoạt động dạy trẻ
làm đồ dùng đồ chơi và đóng góp những nguyên vật liệu thiên nhiên đã qua sử
dụng cho nhà trường.Tôi nghĩ đây cũng là một hình thức khá hay trong việc phát
huy ở trẻ tính tích cực sáng tạo trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
*Đối với Giáo dục:
Qua một năm áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban
giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các
buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:
*Bảng kết quả của trẻ
STT
1
2
3
4


Nội dung

Tổng
số trẻ

Ý thức thu thập nguyên vật
liệu có sẵn.

27

Trẻ hứng thú trong việc làm
đồ dùng đồ chơi.
Trẻ sáng tạo, linh hoạt trong
việc làm làm đồ dùng đồ
chơi.
Ý thức biết trân trọng và giữ
gìn sản phẩm do mình làm
ra.

Đạt yêu cầu
T
K
TB
10
11
6

Chưa
đạt
0


Tỷ lệ

37%

41%

22%

%

27

10

10

7

0

Tỷ lệ

37%

37%

26%

%


27

9

10

7

1

Tỷ lệ

33%

37%

26%

4%

27

12

10

5

0


Tỷ lệ

44,5% 37% 18,5%

%
20


* Đối với bản thân:
+ Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ
chơi.
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu.
+ Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ chơi và dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
* Đối với đồng nghiệp:
+ 100% đồng nghiệp tham khảo các biện pháp và được triển khai, nhân
rộng trong nhà trường.
+ Được đồng nghiệp đánh giá cao với các biện pháp đưa ra trong sáng
kiến.
* Đối với nhà trường:
Nhà trường được Phòng giáo dục đánh giá cao về công tác làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo và tổ chức hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi trong nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận chung:
Qua quá trình tổ chức và thực hiện hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi tôi nhận thấy rằng: Đây là một việc làm vô cùng cần thiết. Để
thực hiện có hiệu quả thì yêu cầu đặt ra đối với giáo viên mầm non phải nắm
được những tiêu chí cơ bản khi làm đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu
phế thải:
Đảm bảo tính sư phạm (Có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm,

khám phá khoa học, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ; trẻ có thể thao tác với
đồ chơi trong nhiều trò chơi).
Đảm bảo tính phù hợp, an toàn (Màu sắc, kích thước phù hợp, an toàn,
không độc hại, không nguy hiểm. Cần vệ sinh các sản phẩm trước khi tái chế
thành đồ chơi).
Đảm bảo tính phổ biến (Nguyên liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương, có thể sử
dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau.
Đảm bảo tính sáng tạo (Từ một loại vật liệu có thể tạo hình thành nhiều đồ
chơi khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác, sử dụng)…
Cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải
phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào mà trẻ có
thể sưu tầm được. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho
trẻ cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng
nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ mà quy định thời gian thực hiện ngắn hay
dài. Đối với những trẻ đã lớn nên khuyến khích để trẻ tham gia vào quá trình
làm đồ chơi với cô giáo. Đấy cũng chính là khởi đầu cho mọi sự sáng tạo sau
này cho mỗi đứa trẻ.
Vì vậy để thực hiện tốt nội dung hướng dẫn làm ĐDĐC cho trẻ đòi hỏi
chúng ta những nhà giáo dục phải kiên trì, sáng tạo, không thể lập trên một mặt
trận chung mà nó phải được xác định một cách có kế hoạch, có mục đích và
được tổ chức ở mọi hoạt động, mọi thời điểm, mọi lúc mọi nơi và phải biết
21


tuyên truyền vận động phụ huynh cùng tham gia thực hiện. Đây cũng chính là
một trong những nội dung vô cùng quan trọng góp phần thực hiện nâng cao chất
lượng toàn diện cho trẻ.
3.2. Kiến nghị
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Mở các lớp bồi dưỡng, thường
xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, tập huấn.

Đối với nhà trường: Tham mưu với các cấp, ngành đầu tư, nâng cấp cơ sở
vật chất, thiết bị phù hợp.
Trên đây, là bài viết sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc hướng dẫn trẻ
5 - 6 tuổi tự tạo đồ dùng đồ chơi cho mình. Rất mong được sự góp ý của Hội
đồng khoa học ngành cũng như của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nga Hưng, ngày 8 tháng 4 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh
nghiệm này là do bản thân tôi viết.
Cam kết không copy của ai!.
Người viết SKKN

Mai Thị Thu Trang

Thịnh Thị Hương

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số tài liệu trong các trang web trên mạng Internet như:
- Bài vai trò của hoạt dộng vui chơi trong giáo dục trẻ mầm non( Đăng
08/18/2006/bởi Pandakids School | Chuyên mục Bài viết & Tin tức, Cẩm nang
Pandakids);
- Bài viết: Tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mầm non của
tác giả: Hoàng Thị Hoài, nguồn tin: Trường MN Lâm Thủy; Đăng lúc; Thứ 209/05/2016; Người đăng bài: Võ Văn Bằng
- Bài Vai trò của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mầm non mẫu giáo
(sieuthidochoimamnon.com)

2.Tài liệu học bồi dưỡng thường xuyên modunle 30 của Phùng Thị Tường.
3. Tài liệu hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên
nhiên của Giảng viên - Thạc sỹ Nguyễn Thị Bách Chiến chuyên viên vụ giáo
dục mầm non.
4. Thông tư 17/2009/TT - BGDĐT ban hành ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục mầm non của nhà xuất bản
giáo dục Việt nam( tái bản lần thứ sáu)

23


×