Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.81 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Cùng với các môn học khác ở bậc Tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng
quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian
của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận
thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp
suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông
minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến
thức, kĩ năng môn toán ở Tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực
tế.
Trong nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc dạy giải toán có lời văn
trong chương trình toán bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức
cần thiết, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy
luận, phân tích nên việc dạy giải toán có lời văn ở tiểu học sẽ góp phần giúp cho
học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng
phong phú và hình thành khả năng giải toan có lời văn, đặt nền móng vững chắc
cho các em học tốt môn toán sau này ở các cấp học trên.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm
đứng lớp ở khối 2, tôi thấy: Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ
lớp một, đặc biệt ở lớp 2 yêu cầu các em viết lời giải cho phép tính… Có thể
nói, đây quả thực là một khó khăn đối với học sinh khi học giải toán có lời văn.
Đọc một đề toán đang còn là khó đối với các em vậy mà các em còn tiếp tục
phải: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính, đáp số… Vì vậy,
đa số các em còn gặp lúng túng trong khi giải toán có lời văn như: chưa biết xác
định yêu cầu đề bài hỏi gì?, chưa biết cách đặt câu lời giải thế nào cho đúng,...
dẫn dến một số em có thái độ lơ là, chán nản đối với những bài toán có lời văn.
Từ những vấn đề đó mà bản thân tôi luôn luôn suy nghĩ, trăn trở, trao đổi, thảo
luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích luỹ nghiệp vụ do nhà trường
tổ chức. Làm thế nào để giúp học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu
được câu lời giải hay, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự


nổ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp. Là một giáo viên đã có
nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 2, qua kinh nghiệm của
bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi mạnh dạn áp
dụng một số biện pháp vào trong quá trình hướng dẫn học sinh của lớp thực hiện
giải bài toán có lời văn và đã thành công. Chính vì thế tôi đăng kí viết đề tài:
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng để nắm được chương trình
của toán lớp 2. Trên cơ sở lí luận thực tiễn phân tích những ưu điểm, tồn tại để
tìm ra những biện pháp, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
mạch kiến thức giải toán có lời văn.

1


- Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi giải
toán có lời văn.
- Đề xuất biện pháp khắc phục những sai lầm cho học sinh khi giải toán có lời
văn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn lớp 2.
- Học sinh lớp 2 trường tiểu học Xuân Lập - Thọ Xuân.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến môn
toán lớp 2 như: Sách giáo khoa toán 2; Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 2; Điều
chỉnh nội dung dạy học các môn học lớp 2.
- Phương pháp điều tra:

+ Thông qua việc dự giờ của giáo viên cùng khối trong đơn vị và dự giờ
môn toán của giáo viên các khối khác để học tập, rút king nghiệm cho bản thân.
+ Căn cứ vào kết quả làm bài của học sinh ở các tiết dạy trên lớp và điểm
kiếm tra định kì cuối kì 1, cuối kì 2 giáo viên đánh giá, đối chiếu số liệu học
sinh hoàn thành mục tiêu môn học để có biện pháp phù hợp, kịp thời với từng
đối tượng học sinh.
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán
được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc,
có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời
văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đó che
đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra
được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm
được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài
toán.
Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán, đáp ứng theo yêu cầu
của chương trình, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta – những
người trực tiếp giảng dạy cho các em rất nhiều việc: Đặt câu lời giải cho bài
toán.
Ta thấy rằng, giải toán ở Tiểu học trước hết là giúp các em luyện tập, vận
dụng kiến thức, các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó, từng bước giúp
học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lôgíc.
Thông qua giải toán mà học sinh rèn luyện được phong cách của người lao động
mới: Làm việc có ý thức, có kế hoạch, sáng tạo và hăng say, miệt mài trong công
việc.
Thực tế tôi thấy học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm
so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho
phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không

làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt
2


ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so
với dạy trẻ thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số.
Việc đặt lời giải ngay từ lớp 1, 2 sẽ là một khó khăn lớn đối với mỗi giáo
viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 1, 2 nhất là những tuần đầu dạy toán có lời văn
ngay ở việc giúp các em đọc đề, tìm hiểu đề… Một số em mới chỉ đọc được đề
toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi thầy nêu: Bài toán cho biết
gì ?... Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có
câu lời giải… Những nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh 100%
được mà một phần lớn đó chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt
của những người thầy.
Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp
nhằm góp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói
riêng và trong môn toán 2 nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với
những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1. Thực trạng chung:
- Đa số các đồng chí giáo viên đã xác định được việc dạy "giải toán có lời văn"
trong chương trình môn toán lớp 2 là rất quan trọng nên các đồng chí chuẩn bị
bài rất chu đáo trước khi lên lớp, nhiều đồng chí đã chịu khó đầu tư, tìm tòi
nghiên cứu để giờ dạy đạt kết quả cao.
- Học sinh được trang bị kiến thức ngay từ cuối năm lớp 1 nên cũng có nhiều
thuận lợi cho việc giải toán ở lớp 2.
- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, có đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập phục
vụ cho việc học tập của các em. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số lỗi mà giáo
viên và học sinh còn mắc phải như:

2. Thực trạng đối với giáo viên.
- Khi dạy giải toán cho học sinh, giáo viên mới chỉ cung cấp cho học sinh một số
kiến thức cơ bản mà sách giáo khoa đã biên soạn, giáo viên chưa chú trọng việc
ra bài tập cho học sinh làm thêm, phụ đạo thêm để học sinh được luyện tập
nhiều, chưa dành thời gian để giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành.
- Giáo viên chưa tạo được mối liên quan giữa kiến thức mới và kiến thức đã học
để dẫn dắt học sinh tìm tòi sáng tạo trong khi tiếp nhận kiến thức.
- Giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi mà chỉ chú ý đến việc cho
học sinh ghi nhớ công thức và giải quyết một cách máy móc nên hiệu quả giảng
dạy chưa cao.
- Nhiều giáo viên trong giờ dạy chưa chú trọng đến cả ba đối tượng, số học sinh
nắm bắt kiến thức không đồng đều, chất lượng đại trà chưa cao, nên chưa phát
huy được khả năng phát triển toán học của các em.
3. Thực trạng đối với học sinh.
Khi giải toán đơn học sinh còn giải toán một cách thụ động, máy móc
theo yêu cầu của giáo viên, học sinh chỉ biết giải những bài toán cụ thể chưa biết
linh hoạt so sánh và liên hệ với các bài toán khác.

3


- Khi gặp những bài toán có dữ liệu "không tường minh" học sinh thường hay
lúng túng do chưa hiểu rõ đề bài và chưa có kĩ năng phân tích đề toán.
- Nhiều học sinh đọc còn chưa thông nên việc đọc kĩ đề toán là một việc khó
khăn nên dẫn đến giải bài toán sai.
- Nhiều em lựa chọn lời giải chưa hay, chưa phù hợp với nội dung bài toán.
- Việc đọc đề, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 2. Vì kĩ
năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu
đề còn thụ động, chậm chạp…
4. Kết quả của thực trạng trên:

Qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm của 34 em học sinh lớp 2 tôi thu được
kết quả như sau:
Điểm 9-10
SL
TL
4
11,7

Điểm 7-8
SL
TL
8
23,5

Điểm 5-6
SL
TL
10
29,5

Điểm dưới 5
SL
TL
12
35,3

Qua kết quả điều tra thực trạng trên tôi nhận thấy đây là kiến thức trọng tâm
của chương trình toán 2 mà còn rất nhiều học sinh nắm chưa vững. Đây là vấn
đề cần phải khắc phục ngay để giúp các em có đầy đủ kiến thức chuẩn bị cho
việc học toán ở các lớp trên và giúp các em vận dụng vào tính toán trong cuộc

sống hàng ngày. Vì vậy tôi đã tìm ra cách khắc phục thực tế trên trong việc dạy
giải toán cho học sinh lớp 2 như sau:
III. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Giải pháp chung:
Sau khi tôi đã vận dụng một số giải pháp để giúp các em nâng cao chất
lượng môn toán, tôi nhận thấy chất lượng có chuyển biến rõ rệt. Sau đây là một
số giải pháp cụ thể:
Giải pháp 1: Nắm vững nội dung chương trình toán 2.
Giải pháp 2: Giúp học sinh có kĩ năng giải tốt một số dạng toán có lời văn trong
chương trình toán 2.
Giải pháp 3: Tăng cường luyện tập các bài toán có lời văn cho học sinh.
Giải pháp 4: Dạy học quan tâm đồng đều đến tất cả các đối tượng học sinh. Tạo
hứng thú cho học sinh trong giờ toán.
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
2.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu chương trình toán 2, sau đó phân loại các dạng
bài trong phần giải toán có lời văn ở lớp 2.
Được phân công dạy lớp 2 nhiều năm tôi đã nghiên cứu và nắm vững nội
dung chương trình toán 2. Tôi nhận thấy: Trong phần giải các bài toán có lời văn
được lồng ghép, xuyên suốt trong toàn bộ chương trình. Ở tất cả các tiết học hầu
như đều có ít nhất một bài toán có lời văn. Qua nghiên cứu, tôi đã lọc ra một số
dạng bài toán có lời văn thường gặp ở lớp 2 như sau:

4


Dạng 1: Tìm số bị trừ.
Ví dụ: Trên bờ có một số con vịt. Khi 8 con vịt đã xuống ao thì còn lại 7 con vịt.
Hỏi trên bờ lúc đầu có bao nhiêu con vịt?
Dạng 2: Bớt đi 1 số đơn vị ở mỗi số.

Ví dụ: Gà đẻ được 51 quả trứng. Mẹ đã lấy 6 quả để làm món ăn. Hỏi còn bao
nhiêu quả trứng?
Dạng 3: Tìm số hạng chưa biết.
Ví dụ: Cả cam và quýt có 45 quả trong đó có 25 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả
quýt?
Dạng 4: Tìm số trừ.
Ví dụ: Một bến xe có 35 ôtô, sau khi một số ôtô rời bến thì trong bến còn lại 10
ôtô. Hỏi có bao nhiêu ôtô rời bến?
Dạng 5: Bài toán về nhiều hơn, ít hơn. (hoặc thêm, bớt)
+ Lớp 2A có 15 bạn gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3
bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai ?
+ Tháng trước tổ em có 16 bạn được khen, tháng này tổ em có nhiều hơn
tháng trước 5 bạn được khen. Hỏi tháng này tổ em có bao nhiêu bạn được
khen? ...
2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh qua
một số dạng bài :
Dạng 1: Tìm số bị trừ.
Ví dụ: Trên bờ có một số con vịt. Khi 8 con vịt đã xuống ao thì còn lại 7 con vịt.
Hỏi trên bờ lúc đầu có bao nhiêu con vịt?
Tôi đã hướng dẫn học sinh giải dạng toán này như sau:
Bước 1 : Đọc và phân tích đề bài:
Đối với dạng toán này yêu cầu học sinh tìm hiểu kĩ nội dung đề bài để hiểu rõ
bài toán cho biết gì?
( Trên bờ có một số con vịt, có 8 con vịt xuống ao, còn lại 7 con vịt)
Khi đọc xong bài này học sinh phải hiểu kĩ từ "xuống ao" và thiết lập mối
quan hệ giữa các số đã cho để tóm tắt đề toán.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh minh hoạ bài toán bằng cách tóm tắt đề.
Giáo viên cho học sinh tự tìm tòi và tự tóm tắt theo cách hiểu của mình, sau
đó giáo viên đưa ra cách tóm tắt phù hợp nhất.
Tóm tắt: Trên bờ có: ? con vịt

Đã xuống ao: 8 con vịt
Còn lại : 7 con vịt
Bước 3: Lập kế hoạch giải bài toán.
Từ bước 2 tôi đã diễn giải để học sinh tìm cách giải như sau:
?
Số vịt trên bờ

-

8
Số vịt xuống ao

=

7
Số vịt còn lại
5


Giáo viên
? Bài toán này yêu cầu ta tìm gì?
Giáo viên phân tích cho học sinh nhận
ra các thành phần trong phép trừ.
? Hãy nhắc lại cho cô các thành phần
trong phép tính trừ?
? Nhìn vào sơ đồ em thấy bài toán yêu
cầu tìm gì?
? Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế
nào?
? Đối với bài toán này ta làm như thế

nào?

Học sinh
- Số vịt lúc đầu trên bờ
- Học sinh quan sát
- Số bị trừ - số trừ = hiệu
- Số bị trừ
- Ta lấy hiệu + số trừ
- Lấy số vịt còn lại + số vịt đã
xuống ao.

Bước 4: Thực hiện tính theo trình tự để viết bài giải.
- Học sinh tự tìm ra lời giải của bài toán.
Bài giải
+ Số vịt trên bờ lúc đầu là (câu lời giải được ghi dưới dạng mệnh đề khẳng
định)
Hoặc:
Trên bờ có số vịt là:
7 + 8 = 15 ( con vịt)
Đáp số: 15 con vịt
Bước 5: Kiểm tra lời giải, phép tính và đáp số.
- Học sinh nêu ra lời giải của mình.
- Học sinh nhận xét lời giải của bạn.
- Giáo viên đưa ra lời giải đúng.
- Học sinh tự sửa chữa bài của mình.
- Học sinh có thể giải bằng cách khác (nếu có).
Dạng 2: Bớt đi 1 số đơn vị ở mỗi số.
Ví dụ: Gà đẻ được 51 quả trứng. Mẹ đã lấy 6 quả để làm món ăn. Hỏi còn bao
nhiêu quả trứng?
Tôi cũng hướng dẫn giải theo các bước sau:

Bước 1: Đọc và phân tích đề bài
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì?

- Gà đẻ được 51 quả trứng, lấy đi 6 quả làm
món ăn.
- Còn lại bao nhiêu quả trứng.

Tôi chú ý giải thích cho học sinh hiểu được từ " lấy đi" có nghĩa là " bớt đi"
Bước 2: Tóm tắt đề bằng ngôn ngữ
Gà đẻ: 51 quả trứng.
Lấy đi: 6 quả trứng.
Còn lại: ? quả trứng.
6


Bước 3: Lập kế hoạch giải bài toán.
? Muốn biết còn lại bao nhiêu quả trứng ta làm như thế nào? ( Lấy số quả trứng
có lúc đầu (51 quả) trừ đi Số trứng lấy đi ( 6 quả)).
Bước 4: Giải bài toán
Học sinh đặt lời giải ứng với yêu cầu của đề bài
Bài giải
Số quả trứng còn lại là:
51 - 6 = 45 (quả)
Đáp số: 45 quả trứng.
Bước 5: Kiểm tra bài giải.
Học sinh tự đánh giá bài của mình và của bạn bằng cách đổi chéo vở để
kiểm tra kết qủa cho nhau (dựa trên kết quả đúng mà giáo viên đã đưa ra nhận
xét trên bảng)
Dạng 3: Tìm số hạng chưa biết.

Ví dụ: Cả cam và quýt có 45 quả trong đó có 25 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả
quýt?
Bước 1: Đọc và phân tích đề bài.
? Bài toán cho biết gì? (45 quả vừa cam, vừa quýt, có 25 quả cam).
? Bài toán hỏi gì? ( Có bao nhiêu quả quýt)
Bước 2: Tóm tắt bài toán.
Bài toán này tóm tắt bằng ngôn ngữ ngắn gọn.
45 quả
25 quả cam.
? quả quýt.
Bước 3: phân tích bài toán để tìm cách giải.
Bài toán có thể biểu diễn như sau:
25 quả cam + ? quả quýt = 45 quả.
? Nêu tên gọi và thành phần của phép - Số hạng + số hạng = tổng
tính trên
? Phép tính yêu cầu gì?
- Tìm số quả quýt (Chính là
số hạng chưa biết )
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
như thế nào?
? Áp dụng bài toán này ta làm như thế - Lấy 45 quả trừ đi 25 quả ta tìm được
nào?
số quả quýt.
Bước 4: Giải bài toán
? Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
? Lời giải bài toán như thế nào?
? Nêu phép tính thích hợp?

- Tìm số quả quýt
- Số quả quýt có là :

45 - 25 = 20 ( quả quýt)

7


Bước 5: Kiểm tra bài giải.
Học sinh tự kiểm tra lời giải của mình bằng cách so sánh bài của mình với
bài của bạn và bài của cô giáo.
Dạng 4: Tìm số trừ.
Ví dụ: Một bến xe có 35 ôtô, sau khi 1 số ôtô rời bến thì trong bến còn lại 10 ôtô.
Hỏi có bao nhiêu ôtô rời bến?
Bước1: Đọc và phân tích đề bài.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?

- Bến xe có 35 ôtô. Còn lại 10 xe ô tô.
- Có bao nhiêu xe đã rời bến.

Đối với bài này tôi phân tích cho học sinh hiểu các từ " có", " rời bến" và
mối liên hệ giữa các từ này.
Bước 2: Tóm tắt đề bài.
Tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng ngôn ngữ ngắn gọn như sau:
Có : 35 ôtô
Rời bến : ? ôtô
Còn lại: 10 ôtô
Bước 3: Lập kế hoạch giải bài toán
Bài toán có thể viết thành:


-


Rời bến

35 ôtô
? ôtô
? Hãy cho biết tên gọi các thành phần
trong phép trừ?
? Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào?
? Vậy muốn tìm số ô tô rời bến ta làm
như thế nào?

=

Còn lại

10 ôtô
- Số bị trừ, số trừ, hiệu
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu?
- Lấy số ô tô có (35 ô tô) trừ đi số ô tô
còn lại ( 10 ô tô)

Bước 4 : Giải bài toán
? Bạn nào đặt cho cô lời giải bài toán này? ( số ô tô rời bến là)
Học sinh giải bài toán vào vở.
Bài giải
Số ôtô rời bến là:
35 - 10 = 25 ( ôtô)
Đáp số: 25 ôtô
Bước 5: Kiểm tra bài giải
So sánh bài của mình và bài của bạn hoặc bài giải của giáo viên để có kết quả

đúng.

8


Dạng 5: Bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
Ví dụ: Hoà có 4 bông hoa, bình có nhiều hơn Hoà 2 bông hoa. Hỏi Bình có mấy
bông hoa?
- Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán:
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào?
+ Đề bài cho chúng ta biết cái gì?
+ GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu bước 2.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán:
Biểu thị số bông hoa bằng sơ đồ đoạn thẳng.
4 bông hoa

2 bông hoa

Hoà:
Bình:
? bông hoa

+ Tìm cách giải bài toán:
Nhìn vào tóm tắt cho thấy Bình có nhiều hơn Hoà 2 bông hoa.
- Muốn tìm số bông hoa của Bình thì ta phải tìm thế nào?
* Thực hiện cách giải:
Bình có số bông hoa là:
4 + 2 = 6 ( bông )
Đáp số: 6 bông hoa.
* Ví dụ: Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7

cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam? (Bài tập 1, Tr. 30- SGK Toán 2)
- Hướng dẫn HS tóm tắt:
17 cây

Vườn nhà Mai:
Vườn nhà Hoa:

7 cây
? cây

Bài giải:
Vườn nhà Hoa có số cây cam là:
17 - 7 = 10 (cây)
Đáp số: 10 cây cam.
2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn qua thực hiện qua
các bước cụ thể.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Để học sinh lớp 2 thực hiện tốt các bài
tập giải toán có lời văn thì giáo viên cần cung cấp hướng dẫn học sinh thực hiện
9


thuần thục các bước giải bài toán. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi
luôn chú ý hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải của bài toán có lời văn
như sau:
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán.
Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ
khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn
từ thông thường như: “ ít hơn”, “ nhiều hơn”, “tất cả”…
Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần
hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài

toán đang làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đăt câu hỏi đàm
thoại: “ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?” và dựa vào tóm tắt để nêu đề
toán…
Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp
giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh hoạ để các em tìm hiểu, nhận xét nội
dung, yêu cầu của đề toán. Qua đó học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và
dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp số của bài
toán rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập.
Bước 2: Tìm cách giải bài toán.
a. Chọn phép tính giải thích hợp:
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái
phải tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn “ phép tính
cộng” nếu bài toán yêu cầu “ nhiều hơn” hoặc “ gộp”, “ tất cả”. Chọn “ phép
tính trừ” nếu “bớt” hoặc “ tìm phần còn lại” hay là “ít hơn”…
Ví dụ:
Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây
cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam?
Để giải được bài toán này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ giữa cái
đã cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông qua các câu
hỏi gợi ý như:
+ Bài toán cho biết gì? ( Vườn nhà Mai có 17 cây cam)
+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (Vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7
cây)
+ Bài toán hỏi gì? (Vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam)
+ Muốn biết vườn nhà Hoa có mấy cây cam em làm tính gì? (tính trừ)
+ Lấy mấy trừ đi mấy? (17 – 7)
+ 17 - 7 bằng bao nhiêu? ( 17 – 7 = 10 )
b. Đặt câu lời giải thích hợp.
Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng
quan trọng và khó khăn nhất đối với học sinh lớp 2. Chính vì vậy việc hướng

dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn lớn đối với
người dạy. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn các cách hướng dẫn sau:

10


- Cách 1: (Được áp dụng nhiều nhất và dễ hiểu nhất): Dựa vào câu hỏi
của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu “hỏi” và từ cuối “mấy” rồi thêm từ “là” để có câu
lời giải: “Vườn nhà Hoa có số cây cam là:”
- Cách 2: Nêu miệng câu hỏi: “Vườn nhà Hoa có mấy cây cam?” Để
học sinh trả lời miệng: “Vườn nhà Hoa có số cây cam là:” rồi chèn phép tính
vào để có cả bước giải (gồm câu hỏi, câu lời giải và phép tính):
Vườn nhà Hoa có số cây cam là:
17 - 7 = 10 (cây cam)
Đáp số: 10 cây cam.
Tóm lại: Tuỳ từng đối tượng, từng trình độ học sinh mà hướng dẫn các
em cách lựa chọn, đặt câu lời giải cho phù hợp.
Trong một bài toán, học sinh có thể có nhiều cách đặt khác nhau như 2 cách
trên.
Song trong khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể tôi đưa cho các em suy
nghĩ, thảo luận theo bàn, nhóm để tìm ra các câu lời giải đúng và hay nhất phù
hợp với câu hỏi của bài toán đó.
Tuy nhiên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách hay nhất (cách 1) còn các cách
kia giáo viên đều công nhận là đúng và phù hợp nhưng cần lựa chọn để có câu
lời giải là hay nhất để ghi vào bài giải.
Bước 3: Trình bày bài giải:
Như chúng ta đã biết, các dạng toán có lời văn học sinh đã phải tự viết câu
lời giải, phép tính, đáp số, thậm chí cả tóm tắt nữa.
Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp
mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này

trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn, quy
định.
- Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi tóm tắt, sau
gần tóm tắt là trình bày bài giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch
chân), câu lời giải ghi cách lề khoảng 2 -> 3 ô vuông, chữ ở đầu câu viết hoa, ở
cuối câu có dấu hai chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 -> 3
chữ, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số
ghi sang phần vở bên phải ( có gạch chân) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả
và đơn vị tính (không phải viết dấu ngoặc đơn nữa).
Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình
bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày
để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó, tôi còn thường
xuyên chấm bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp; tuyên dương
trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng
trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập…
Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc
nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết số đúng mẫu - đẹp. Việc kết
hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo
nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em.
11


Cùng với việc áp dụng các biện pháp ngay từ đầu năm học và áp dụng trực
tiếp các biện pháp vào bài dạy đầu tiên về giải toán có lời văn, tôi đã cho học
sinh làm một số dạng bài tập giải toán có lời văn như sau:
Ví dụ 1: Nam có 6 lá cờ, Hùng có 9 lá cờ. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu lá
cờ?
Không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm như
sau:
Tóm tắt

Bài giải
Namcó:
6 lá cờ.
Cả hai bạn có số lá cờ là:
Hùng có:
9 lá cờ.
6 + 9 = 15 ( lá cờ)
Cả hai bạn : … lá cờ?
Đáp số: 15 lá cờ.
Ví dụ 2: Hải có 15 hòn bi, Hải cho bạn 6 hòn bi. Hỏi Hải còn lại bao nhiêu
hòn bi?
Học sinh lớp tôi thực hiện như sau:
Tóm tắt
Bài giải
Hải có:
15hòn bi.
Hải còn lại số hòn bi là:
Cho bạn:
6 hòn bi.
15 – 6 = 9 (hòn bi)
Còn lại: … hòn bi?
Đáp số: 9 hòn bi.
2.4. Biện pháp 4: Tăng cường luyện tập cho học sinh trong giờ toán.
Như tôi đã nói trong phần biện pháp 1. Các bài toán có lời văn ở lớp 2
được xuyên suốt trong toàn bộ chương trình, có ở gần hết tất cả các tiết học
toán. Nhưng trong một tiết học ở phần luyện tập chỉ có một đến hai bài, đôi khi
không có. Vì vậy người giáo viên phải linh hoạt trong quá trình dạy học. Không
phụ thuộc sách giáo khoa, cần sưu tầm thêm một số bài toán có lời văn ngoài
sách giáo khoa, hoặc giáo viên tự ra đề ngay tại lớp cho học sinh làm, vào buổi
học thứ hai trong ngày.

Ví dụ khi dạy dạng toán nhiều hơn, ít hơn học sinh còn lúng túng và ngay
buổi học thứ hai tôi tập trung ra thêm một số bài toán như sau để củng cố cho
học sinh kĩ năng giải toán. Đặc biệt các bài toán ra thêm phải có tính thực tế, gần
gũi với học sinh.
Cụ thể:
1. An hái được 9 bông hoa, An hái ít hơn mẹ 3 bông. Hỏi mẹ hái được
mấy bông hoa?
2. Anh gấp được 15 bông hoa, em gấp được ít hơn anh 5 bông. Hỏi em
gấp được bao nhiêu bông hoa?
3. Con vịt nặng 3kg, con ngỗng nặng hơn con vịt 2kg. Hỏi con ngỗng
nặng mấy kg?
4. Bình có 27 lá cờ, Bình có nhiều hơn Hòa 9 lá cờ. Hỏi Hòa có bao
nhiêu lá cờ?
Đối với ví dụ 1 đây là bài toán “dữ liệu chưa tường minh” là dạng khó
đối với học sinh. Học sinh sẽ thực hiện ngay phép trừ vì các em thấy “ít hơn”.
12


Hay ở ví dụ 4, học sinh sẽ dễ dàng nhầm lẫn làm phép tính cộng vì thấy dữ liệu
"nhiều hơn". Biết được điều đó, nên để khắc phục cho học sinh tôi hướng dẫn
học sinh đọc đề nhiều lần trước khi làm, tìm hiểu kĩ các dữ kiện đã cho của bài
toán. Không vội vàng đặt ngay phép tính khi mới chỉ đọc đến dữ kiện "nhiều
hơn" hay "ít hơn" của bài toán mà cần xem xét kĩ từng dữ kiện từ đó có cách giải
phù hợp.
2.5. Biện pháp 5: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học toán.
Đặc điểm chung của học sinh tiểu học là thích được khen hơn chê nên tôi
luôn hạn chế chê các em trong học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, nếu ta không biết
kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích.
Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti, vì vậy tôi luôn luôn chú ý
nhắc nhở, gọi các em trả lời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “tiến

bộ nhỏ” là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh
dạn, tự tin hơn. Đối với những em có khả năng tư duy tốt, luôn hoang thành tốt
mục tiêu môn học thì phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt tôi mới
khen. Chính sự khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong
lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh trong học tâp.
Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một
yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học
tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn.
Vì chúng ta đều biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp hai nói riêng có
trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. đó là tiền
đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán,
rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa cơ thể của các em còn đang
trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện
vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học
cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có
hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là
kiểu dạy học: “ Lấy học sinh làm trung tâm.”, hướng tập trung vào học sinh,
trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành khoảng 2 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập
vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng
nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học….
Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến
rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý
đến việc: Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Để phù hợp với với phương pháp dạy học mới sau khi áp dụng các biện
pháp nêu trên, để kiểm tra kết quả tôi đã ra đề kiểm tra về nội dung kiến thức
không thay đổi so với năm học trước nhưng hình thức kiểm tra là phương pháp
trắc nghiệm và trình bày bài giải như sau:


13


Đề bài kiểm tra khảo sát chất lượng
Môn: Toán ( thời gian : 40 phút)
Câu 1: Trên cành có một số con chim. Có 6 con bay đi chỉ còn lại 7 con. Hỏi
lúc đầu trên cành cây có tất cả bao nhiêu con chim?
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
A. 7 con chim.
B. 6 con chim.
C. 13 con chim.
Câu 2: Cả trâu và bò có 65 con trong đó có 30 con trâu. Hỏi có bao nhiêu con
bò?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
Câu 3: Lan có 3 mét vải. Lan đã may quần áo hết 25dm. Hỏi Lan còn bao nhiêu
vải chưa dùng?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
Câu 4: Hãy khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Tìm x. biết: 80 - x = 45.
A. x = 45.
B. x = 35.
C. x= 25.
Với đề bài trên, tôi đã thu được kết quả đáng mừng đó là: Tất cả học sinh
của lớp tôi phụ trách đều làm đúng các bài tập liên quan đến mạch kiến thức giải
toán có lời văn. Cách trình bày bài giải của các em đều đúng yêu cầu, khoa học.
Điều đó cho thấy, các biện pháp áp dụng của bản thân vào dạy học giải toán có
lời văn đã có hiệu quả.
Nhờ áp dụng, kết hợp các biện pháp trên trong giảng dạy mà tôi đó thu
được những kết quả ban đầu trong việc dạy học “Giải toán có lời văn” nói
riêng và trong chất lượng môn Toán nói chung bởi vì “Giải toán có lời văn” là

dạng toán khó và mới của chương trình lớp 2. Học sinh phải đặt lời giải trước
phép tính và kết quả của bài toán. Nếu các em nắm chắc được cách giải toán ở
lớp hai chắc chắn sau này các em học lên các lớp trên sẽ có kiện tốt hơn ở dạng
toán khó hơn.
Trong năm học trước: (2014 – 2015) có những em khi giải toán còn đặt
câu lời giải như: “Có tất cả bao nhiêu là:” hoặc “Hỏi số gà còn lại là:”…
Những lỗi đó đến nay không còn nữa, học sinh lớp tôi không những biết cách
đặt câu lời giải hay, viết phép tính đúng mà còn biết cách trình bày bài giải đúng,
đẹp.
Qua việc khảo sát và theo dõi đánh giá quá trình dạy học trên lớp, tôi đã
thống kê được các lỗi mà học sinh mắc phải và so sánh với kết quả khảo sát đầu
năm thì thu được kết quả như sau:
Điểm 9-10
SL
TL
14
41,1

Điểm 7-8
SL
TL
15
44,2

Điểm 5-6
SL
TL
5
14,7


Điểm dưới 5
SL
TL
0

Có được kết quả như vậy một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự giác
của học sinh, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh học sinh, bên cạnh đó là các
biện pháp giáo dục đúng lúc, kịp thời của giáo viên.
14


Qua kết quả đó đạt được trên, tôi thấy số học sinh chưa hoàn thành không
còn, số học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt mục tiêu môn học tăng. So với
năm học trước thì kết quả trên thật là một điều đáng mừng. Điều đó cho thấy
những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả
quan.
Với kết quả này, chắc chắn khi các em học lên các lớp trên, các em sẽ vẫn
tiếp tục phát huy hơn nữa với những bài toán có lời văn yêu cầu ở mức độ cao
hơn.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua những vướng mắc thực tế, cùng với lòng say mê, nhiệt tình nghiên cứu
và áp dụng thực tế vào lớp học do tôi chủ nhiệm đã giúp tôi hoàn thành ý tưởng
của mình. Mỗi lần thực hiện, vận dụng vào thực tế lớp học tôi lại rút ra được
một vài kinh nghiệm sau:
- Người giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, với
lương tâm trách nhiệm của người thầy.
- Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, đúc rút những vướng mắc, khó
khăn thực tế ở lớp mình dạy, để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốt
nhất.

- Mỗi biện pháp giáo dục của giáo viên phải được thực hiện đúng thời điểm,
đúng nội dung ở từng bài học.
- Không nên quá phụ thuộc vào sách giáo viên, vì sách giáo viên chỉ là tài liệu
hướng dẫn - tham khảo, không thể áp dụng đại trà với mọi đối tượng học sinh
trong lớp được.
- Cần quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em vượt qua mọi khó
khăn để học tập tốt hơn.
- Trong quá trình hướng dẫn giải toán có lời văn ( ở lớp 2 ) giáo viên cần lưu ý
hơn nữa tới việc hướng dẫn cho các em cách đặt câu lời giải cho hay, cho xúc
tích. Vì việc thực hiện phép tính các em đều có thể nêu được ngay sau khi đọc
xong đề toán.
- Để giúp học sinh có kĩ năng giải toán thành thạo, người giáo viên cần chú ý
nhiều đến kĩ năng: nghe - đọc - nói - viết trong môn Tiếng việt. Luyện kĩ năng
hỏi - đáp giúp các em có vốn từ ngữ lưu thông hơn, giúp các em dễ dàng đặt câu
lời giải cho bài toán.
- Phải cố gắng khắc phục các sai lầm của các em trong mỗi bài, mỗi phần, mỗi
dạng toán, tránh để các sai lầm dồn lại sẽ khó giải quyết.
- Điều rất quan trọng nữa là sự mềm mỏng, kiên trì uốn nắn học sinh của giáo
viên trong mọi lúc của giờ học.
- Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp, nhiều
hình thức hoạt động học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân, làm
việc theo nhóm… và tập trung chú ý tới tất cả các đối tượng học sinh để giúp
các em học tốt hơn.

15


- Người giáo viên cần phải luôn luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức để
đáp ứng với yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. Muốn thế, người giáo viên
phải giành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự tìm tòi trong các tài liệu có liên

quan, tham gia tích cực vào các lớp nghiệp vụ do ngành, trường tổ chức. Điều
quan trọng nhất trong dạy học là: Lòng yêu nghề và trình độ chuyên môn của
mỗi giáo viên.
- Nếu được thực hiện đồng bộ, đúng lúc, kịp thời các biện pháp trên, tôi tin rằng
chất lượng môn toán nói chung và phần giải toán có lời văn nói riêng của các em
lớp 2 sẽ có kết quả nhất định và là nền móng vững chắc để các em học tốt hơn ở
các lớp sau.
- Với một vài kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một phhần nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và với dạng bài “Giải toán có
lời văn” trong môn Toán 2 nói riêng.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa
học, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học.
2. Đề xuất - Kiến nghị:
a. Đối với giáo viên
- Không ngừng nghiên cứu tài liệu, tập san giáo dục để phục vụ tốt cho việc dạy
học.
- Nghiên cứu chuẩn bị xây dựng kế hoạch bài dạy và đồ dùng dạy học phù hợp.
- Luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
b. Đối với nhà trường
Tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn để giáo viên có điều kiện trao
đổi ý kiến về dạy học, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tự viết,
không sao chép của người khác.
Xác nhận của nhà trường
Hiệu trưởng

Người viết

Phạm Văn Tuân


Nguyễn Thị Nga

16


17



×