Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.14 KB, 21 trang )

A. MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài:
Ở bậc Tiểu học, “ Tập đọc” là một phân môn có mục đích hình thành và phát
triển năng lực đọc cho học sinh, giáo dục lòng ham đọc sách và làm giàu kiến
thức về ngôn ngữ đời sống, kiến thức văn học cho các em. Hình thành và rèn
luyện kĩ năng đọc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học.
Các kỹ năng đọc đó là: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm.
Các kỹ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc chủ yếu là đọc thành
tiếng và đọc hiểu. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ tác động tích
cực đến kỹ năng khác. Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như thông hiểu
nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể
đọc nhanh và đọc diễn cảm được.
Nhiều tiết tập đọc, không phải học sinh nào cũng có thể hiểu được toàn bộ
nội dung văn bản, hiểu điều mình đang đọc. Có những em trong tiết tập đọc hầu
như toàn bộ sự chú ý tập trung vào việc nhận ra mặt chữ để phát âm, còn nghĩa
thì chưa hiểu. Nhiều giáo viên khi dạy tập đọc chỉ chú trọng vào rèn kỹ năng đọc
đúng cho các em, phần lớn thời gian của tiết học là dành cho luyện đọc chứ chưa
quan tâm nhiều đến việc các em có hiểu nội dung bài đọc hay không. Khi dự giờ
đồng nghiệp có những tiết dạy, học sinh đọc bài rất to, rõ ràng, phát âm rất chuẩn
nhưng khi đưa ra câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc thì các em còn lúng túng
không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô. Có những em thì trả lời bằng cách
đọc lại cả một đoạn văn bản rất dài không trọng tâm. Vậy làm thế nào để các em
vừa đọc tốt vừa hiểu được văn bản, làm thế nào để phối hợp tốt đọc thành tiếng
và đọc hiểu, làm thế nào để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của
các em. Đó chính là những băn khoăn suy nghĩ của tôi.
Từ những vấn đề trình bày ở trên, qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi với
rất nhiều đối tượng học sinh trong và ngoài nhà trường, tiếp xúc, trao đổi, học
hỏi các giáo viên có nhiều kinh nghiệm. Thêm nữa là tôi đã từng dạy lớp 5 nhiều
năm nên có điều kiện tìm hiểu, thử nghiệm, tìm mọi cách để nâng cao chất
lượng giờ dạy giúp học sinh nắm chắc nội dung bài học và bước đầu đã đạt được
những kết quả đáng kể. Từ lý do trên tôi đã chọn và nghiên cứu về nội dung:


“ Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5”
2- Mục đích nghiên cứu:
Để tiết tập đọc đạt hiệu quả thì mỗi học sinh không phải chỉ đọc đúng là
được mà các em cần phải thông hiểu nội dung của bài đọc. Tôi đã đưa ra mục
1


đích nghiên cứu đó là:
- Tìm ra những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh trong các giờ
tập đọc.
- Tìm ra được lí do vì sao vẫn còn những học sinh chưa hiểu sâu bài đọc,
nhanh quên nội dung bài đọc để từ đó tìm ra các biện pháp giúp học sinh thực
hiện tốt các mục tiêu cần đạt trong giờ tập đọc đó là đọc tốt hơn, hiểu văn bản
nhanh hơn.
- Tìm ra được một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà học sinh và
giáo viên còn chưa thực hiện tốt trong các giờ tập đọc. Qua đó, dần nâng cao
hiệu quả của việc đọc hiểu trong giờ tập đọc nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học.
3- Đối tượng nghiên cứu:
Để thực hiện thực nghiệm, tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu là chương trình
nội dung phân môn tập đọc lớp 5
4- Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi đã thực hiện một số biện pháp nghiên
cứu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề chung về mục tiêu, yêu cầu cần đạt qua phân
môn tập đọc lớp 5.
- Nghiên cứu các phương pháp và hình thức cần áp dụng khi dạy phân môn
tập đọc.
- Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là học
sinh lớp 5.

- Tìm hiểu thực tế học sinh trường mình đang công tác về sở thích của học
sinh, về khả năng tiếp thu và ý thức học tập của các em từ đó phát hiện ra những
vấn đề cần giải quyết.

B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Tập đọc là một phân môn có vị trí hàng đầu trong môn Tiếng Việt ở bậc
Tiểu học. Mục Tiêu của dạy Tập đọc là hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc cho
học sinh - Là bước đầu cho học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ
nghệ thuật và hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ. Đọc trở thành một đòi hỏi
cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó
các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng
trong giao tiếp và học tập. Đọc không chỉ là sự “đánh vần” theo đúng kí hiệu các
chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng
thông hiểu những gì được đọc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các
văn bản được đọc thì các em mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức,
2


tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh
hội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường. Mặt khác, chính biết
cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự
bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc
đọc sách, với việc tự học thường xuyên.
Quả đúng như vậy đọc và hiểu là hai nhiệm vụ của phân môn Tập đọc
luôn song hành và không tách rời nhau. Chúng luôn tác động và hỗ trợ qua lại
lẫn nhau, có đọc tốt thì mới hiểu đúng và có hiểu đúng thì mới đọc tốt. Kĩ năng
đọc cần đạt là: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Đọc một cách
có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người
đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái

thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như biết tư
duy có hình ảnh...Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo
dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM.
Trong những năm gần đây với sự đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là
việc thay sách bậc Tiểu học năm 2000, ta cũng thấy được bộ môn Tiếng Việt nói
chung, phân môn Tập đọc lớp 5 nói riêng đã có nhiều thay đổi căn bản về nội
dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Chính vì vậy mà
chất lượng đã được nâng lên rõ rệt. Các hình thức tổ chức tiết dạy Tập đọc đổi
mới đã giúp cho tất cả học sinh đều được rèn luyện các kĩ năng đọc. Các em
được đọc cho bạn, nhóm nghe, được cùng nhau rèn luyện đọc và cùng nhau thảo
luận tìm hiểu bài. Vậy là về căn bản phương pháp dạy học Tập đọc đã đổi mới.
Song thực tế cho thấy chất lượng giảng dạy môn Tập đọc ở trường Tiểu học
đang còn nhiều bất cập.
+ Về phía học sinh:
Trong quá trình dạy học nhiều năm lớp 5, tôi thấy kết quả học tập phần đọc
hiểu của các em qua các kì thi còn thấp, vậy nguyên nhân từ đâu? Vì sao lại như
vậy?
- Như chúng ta đã biết một số học sinh chưa yêu thích học môn Tiếng Việt nói
chung và phân môn Tập đọc nói riêng, về nhà hoặc ở lớp các em chỉ thích
làm Toán, ít chú ý đến luyện đọc.

3


- Việc chuẩn bị bài trước ở nhà là rất hạn chế, các em chỉ đọc qua loa chiếu lệ,
dẫn đến học sinh đọc ngắt nghỉ câu chưa đúng kể cả đọc tiết tấu và ngữ điệu
của câu.
- Khi trả lời câu hỏi các em phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa (đọc cả câu,

đoạn) chứ không chọn lọc ra ý để trả lời, chưa biết diễn đạt thành câu văn.
- Với một số câu hỏi không có nội dung trả lời bày sẵn trong sách giáo khoa
mà yêu cầu học sinh phải động não, phải suy nghĩ từ nội dung bài đọc để tìm ra
câu trả lời thì hầu hết các em còn lúng túng, không nghĩ ra câu trả lời phù hợp.
- Các em tiếp thu bài không đầy đủ, hiểu bài hời hợt; chưa cảm nhận được
cái hay cái đẹp của tác phẩm, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
+ Về phía giáo viên.
Phương pháp dạy học của nhiều giáo viên chưa tốt, còn lúng túng khi dạy
Tập đọc đó là: Các bước lên lớp của giáo viên còn công thức, đọc mẫu chưa tốt,
hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài còn đơn điệu, máy móc, chưa làm chủ được nội
dung bài dạy. Một số giáo viên coi nhiệm vụ giờ Tập đọc chỉ là luyện đọc đúng
và lưu loát, chưa chú trọng đúng mức việc dạy đọc hiểu cho học sinh.

* Kết quả của thực trạng
Qua khảo sát việc đọc hiểu của lớp có 30 học sinh tôi thấy như sau:
KQ đọc
Đạt tốt
Đạt khá
Đạt yêu cầu
chưa đạt
Số
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
HS

30 em
4 em 13.3% 6em
20% 17 em 56,7% 3em 10%

III - GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Từ thực trạng và kết quả khảo sát trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện
pháp rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh như sau:
1 – Luyện đọc cá nhân :
Đây là khâu quan trọng nhất vì học sinh phải được tiếp xúc trực tiếp với bài
đọc nhiều lượt để từ đó rèn kỹ năng đọc hiểu và cảm nhận tốt hơn về bài đọc.
Đọc cá nhân có hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm.
* Cách thực hiện:
+ Đối với đọc thành tiếng: Học sinh đọc trước lớp, đọc trong nhóm, tổ (có trao
đổi về cách đọc cá nhân), đọc theo cặp ( 1HS đọc, 1 HS nghe và góp ý), tự đọc
4


một mình để học thuộc lòng.
+ Đối với đọc thầm: Đọc thầm nhằm củng cố kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh
đồng thời rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản. Giáo viên kiểm tra kỹ năng đọc thầm
của học sinh bằng nhiều cách như: Trả lời câu hỏi, tập đặt câu hỏi để tìm hiểu
văn bản, tóm tắt ý chính, tìm từ ngữ, hình ảnh nổi bật, đặt tên cho bài văn, đoạn
văn...
- Kích thích hứng thú đọc của học sinh thông qua các trò chơi luyện đọc,
thi đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc nhớ... Giáo viên lắng nghe, sửa, hướng
dẫn và đọc mẫu cho học sinh.
- Phần này cần khích lệ học sinh tự phân tích nội dung bài đọc, cảm nhận bài
đọc và hiểu kỹ nội dung bài đọc nói về vấn đề gì.
2– Kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc:
Mục tiêu của tiết học tập đọc là học sinh hiểu và đọc diễn cảm bài tập đọc. Do

vậy không nhất thiết cứ theo quy trình: tìm hiểu bài rồi mới luyện đọc diễn cảm.
Tùy thuộc cấu trúc của mỗi bài để giáo viên có thể kết hợp song song cả hai yêu
cầu này nhằm vừa củng cố vừa nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh.
Để củng cố, nâng cao kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm và rèn kỹ năng đọc
diễn cảm ở lớp 5, tôi thực hiện như sau:
* Đọc thành tiếng :
- Đọc thành tiếng để củng cố kỹ năng đọc đúng: Giáo viên nghe học sinh đọc
sau đó nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ
đọc, giúp học sinh có khả năng đọc tốt hơn.
- Đọc thành tiếng để luyện đọc hay ( Đọc diễn cảm) : Giáo viên căn cứ vào
nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở cho học sinh tìm ra cách đọc,
tập thể hiện bằng giọng đọc của mình, bước đầu ý thức được cách đọc nhằm diễn
tả nội dung một cách tốt nhất.
Cụ thể:
+ Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
thông qua việc dẫn dắt, gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng
đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, sự việc, tính cách nhân vật
trong bài văn, vở kịch, ... ( Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc sao cho đúng
về ngữ điệu, về tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung
đọc). Đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào cảm nhân riêng của từng cá nhân, giáo
viên cần khuyến khích học sinh đọc sáng tạo, tránh áp đặt một cách đọc khuôn
mẫu.

5


+ Đối với các loại văn bản khác giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ
điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo ( Làm rõ những thông tin cơ
bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng, nổi bật trong văn
bản; Khắc phục những cách đọc thiên về hình thức, “ đọc diễn cảm” tùy tiện.

- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh luyện đọc thành tiếng theo các hình
thức: Đọc cá nhân ( riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn) , đọc đồng thanh( nhóm, tổ,
lớp) khi cần thiết ( trong trường hợp cần khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của
đoạn văn, bài thơ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn bài cần học thuộc, có thể
thay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho lớp học, đọc theo vai ( phối hợp
nhiều học sinh đọc cá nhân).
* Đọc thầm :
Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao nhằm nắm bắt đúng và đủ thông
tin cơ bản, cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật là mục đích, yêu cầu cơ bản của hoạt
động đọc nói chung. Giáo viên căn cứ vào nội dung rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
ở lớp 5 để hướng dẫn học sinh luyện đọc trong giờ tập đọc.
- Đọc thầm để hiểu bài theo yêu cầu đề ra ( Trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài
tập ngắn trong SGK): giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm
định hướng rõ việc đọc – hiểu ( Đoạn văn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu,
nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì? ...) ; từng bước hình thành cho học sinh
thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, để nhập tâm, và
cảm thụ văn bản nghệ thuật.
- Đọc thầm (đọc lướt) để nắm bắt nội dung, tóm tắt ý hoặc chọn ý: Giáo viên
cần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó để học sinh quen dần
với cách đọc thầm nhanh( Đọc lướt câu, đoạn văn, cả bài)
Ví dụ : Đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại nhiều
lần trong đoạn văn; đọc thầm một đến hai lượt và cho biết bài thơ bộc lộ tình
cảm gì của tác giả ( hoặc cho biết ý chính của từng đoạn trong bài văn) ? Đọc
lướt toàn bài để tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách nhân vật.
3 – Thực hiện các bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu:
Đây là khâu không thể bỏ qua vì khi thực hiện các bài tập về kỹ năng đọc
hiểu có nghĩa là học sinh phải tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài văn, bài thơ,
tiếp theo là cảm nhận hình ảnh có trong bài, biết khai thác hàm ý lời nói, biết
nhận xét về nhân vật, biện pháp nghệ thuật và cuối cùng là nhận biết tư tưởng,
tình cảm của tác giả.

Cách thực hiện các nội dung vừa nêu như sau:
a - Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài văn, bài thơ:
6


Hiểu nghĩa của từ ngữ trong văn bản là yêu cầu đầu tiên đối với người đọc
tác phẩm văn học. Có thể nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc tìm hiểu từ, nhưng
như thế không có nghĩa là để hiểu nghĩa văn bản, chúng ta phải lần lượt giả thích
nghĩa của tất cả các từ. Học sinh phải có kỹ năng nhận ra từ nào cần tìm hiểu. Từ
mới là những yếu tố của thông tin mới trong văn bản, nhận ra từ khó hiểu tức là
người đọc đã chú ý đến thông tin mới trong văn bản vì vậy xác định các từ khó
hiểu để tìm hiểu nghĩa của chúng là kỹ năng đầu tiên ta cần dạy học sinh.
Để tìm từ mới, trong giờ học giáo viên phải đặt vấn đề “ hãy chỉ ra những từ
em chưa hiểu nghĩa”. Câu trả lời chính là việc chọn lựa từ nào để giải thích, giáo
viên phải có hiểu biết về địa phương cũng như vốn từ của mẹ đẻ vùng mình dạy
học để chọn từ thích hợp. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ càng bài dạy, chuẩn bị
kiến thức về các từ ngữ và sẵn sàng giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài
mà các em cần. Tuy nhiên không phải là các từ khó hiểu đó đều có vai trò quan
trọng như nhau. Trong văn bản có một số từ quan trọng nếu không hiểu chúng
thì học sinh khó lòng hiểu đúng văn bản do đó chúng ta cần sàng lọc để giữ lại
những từ “ chìa khóa” những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản giúp ta hiểu được
nội dung của bài.
Ví dụ: ở bài tập đọc hạt gạo làng ta ( Tiếng Việt 5 – tập 1) học sinh phải
hiểu từ “ hạt vàng” và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
Với câu hỏi này giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào những điều tác giả
muốn nói trong từng khổ thơ ( hạt gạo kết đọng bao hương vị tinh túy của đất
trời, hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của bao người, hạt gạo góp phần
làm nên chiến thắng chung của dân tộc trong công cuộc kháng chiễn chống Mĩ
cứu nước của dân tộc, từ đó các em phát biểu cách hiểu của mình về hạt gạo hạt vàng. Giúp học sinh trả lời những câu hỏi như vậy chính là bước đầu luyện
kỹ năng đọc hiểu ngôn từ trong tác phẩm văn học.

Ở nhiều bài tập đọc nhà văn dùng từ rất tinh tế, sáng tạo, học sinh khó có thể
tự hiểu được. Trong trường hợp đó, giáo viên phải có biện pháp giúp các em huy
động vốn hiểu biết của mình để phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới. Chẳng hạn
ở bài: “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”(Tiếng Việt 5 – tập 1) có rất nhiều từ
chỉ màu vàng: Màu lúa chín vàng xuộm, nắng vàng hoe, chùm quả xoan vàng
lịm, lá mít vàng ối, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi, buồng chuối
đốm quả chín vàng, những tàu lá chuối vàng ối, bụi mía vàng xọng, rơm và rạ
vàng giòn ... Hiểu và phân biệt nghĩa của tất cả các từ chỉ màu vàng trong bài là
khó đối với học sinh, do vậy để học sinh trả lời được câu hỏi: “ Chọn một từ chỉ
màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?” Giáo viên cần
7


cho học sinh một “ điểm tựa” Bằng việc nghiên cứu kĩ từ mẫu mà SGK đưa ra:
Vàng xọng- màu vàng gợi cảm giác như có nước. Nếu giáo viên chỉ cho học sinh
đọc mẫu mà không phân tích, giảng giải gì thêm, các em sẽ cảm giác mình phải
bắt buộc thừa nhận và sẽ ghi nhớ máy móc nghĩa của từ “ Vàng xọng” để tránh
được điều này, giáo viên nên giải thích để học sinh hiểu đây là màu vàng của bụi
mía, nếu em nào từng được quan sát bụi mía sẽ thấy khi đến độ được thu hoạch,
thân cây mía có màu vàng bóng. Tiếng xọng trong từ vàng xọng gợi nhớ đến
những từ như mọng, đọng, gợi ấn tượng thân cây mía căng tròn có nhiều nước
ngọt thơm. Từ đó giáo viên có thể gợi ý về một cách hiểu nghĩa của từ: Muốn
hiểu nghĩa của một từ chỉ màu vàng trong bài, cần xem từ đó diễn tả đặc điểm
của sự vật nào sau đó các em sẽ huy động vốn sống, vốn hiểu biết sẳn có của
mình về sự vật để nhận biết được nghĩa của từ. Với cách hướng dẫn như bài học
này sẽ để lại trong học sinh ấn tượng về nghệ thuật dùng từ độc đáo của nhà văn
từ đó biết chú ý tìm hiểu và thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ trong văn bản nghệ
thuật cũng như sự sáng tạo của nhà văn.
b- Cảm nhận hình ảnh:
Một trong những đặc điểm của văn bản của nghệ thuật là giàu hình ảnh.

Qua khâu tìm hiểu bài, học sinh biết cảm nhận hình ảnh trong tác phẩm văn học
nhưng không yêu cầu các em phải phát biểu thế nào là hình ảnh. Để hướng dẫn
học sinh cảm nhận được những hình ảnh gợi ra từ ngôn từ nghệ thuật, giáo viên
cần có biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh trả lời đúng các câu hỏi yêu
cầu chỉ ra hình ảnh, chi tiết tạo ra hình ảnh.
Ví dụ : Để giúp học sinh trả lời câu hỏi: “ Những chi tiết nào trong bài thơ
gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường
sông Đà?” (tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà - Tiếng Việt 5 tập 1, tôi đã
tách nhỏ câu hỏi để học sinh dễ trả lời.
Chẳng hạn: “ Trong bài thơ, những chi tiết nào giúp chúng ta nhận biết vẻ
tĩnh mịch của không gian?”. Câu hỏi này giúp học sinh nhận ra vẻ “ tĩnh mịch”
của công trường: Cả công trường với những xe ủi, xe ben, tháp khoan, cần trục..
đã thôi hoạt động. Tất cả như đang chìm vào giấc ngủ say sau một ngày lao động
vất vả. Trong không gian ấy chỉ có một âm thanh duy nhất vang lên (tiếng đàn
Ba – la – lai- ca). Âm thanh tiếng đàn vang xa giữa không gian bao la càng
chứng tỏ cảnh đêm tĩnh mịch. Sau đó tôi tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh nhận
biết vẻ sinh động của công trường: “ Những chi tiết nào của bài thơ đã giúp ta
nhận thấy cảnh đêm trăng sông Đà tĩnh mịch nhưng rất sinh động?”. Học sinh
có thể trao đổi nhóm, sau đó mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp. Giáo
8


viên cùng cả lớp nhận xét và khẳng định ý kiến thuyết phục nhất. Các em cần
nêu được : Công trường trong đêm trăng tĩnh mịch vẫn sống động bởi mọi vật
được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa “ công trường say ngủ...”; Tháp
khoan đang bận “ngẫm nghĩ”; xe ủi, xe ben sóng vai nhau “ nằm nghỉ”... Sau khi
học sinh đã trả lời được hai câu hỏi, tôi có thể yêu cầu: “ Em hãy tả lại hình ảnh
đên trăng trên công trường sông Đà? ”.
Với cách làm nêu trên, qua nhiều bài tập đọc, học sinh dần dần tự nhận biết
được thế nào là hình ảnh và xác định được những hình ảnh gợi ra trong đoạn

văn, đoạn thơ. Thông qua đó, trí tưởng tượng của các em sẽ phát huy, khả năng
cảm thụ hình tượng văn học dần hình thành và phát triển.
Bên cạnh đó, để giúp học sinh thực hiện yêu cầu tái hiện lại hình ảnh, cảnh
vật mà các em hình dung và cảm nhận được từ ngôn ngữ nghệ thuật hàm súc,
giàu nhạc điệu, giàu cảm xúc của tác phẩm văn học. Lời miêu tả của các em có
mang bóng dáng hình ảnh, cảnh vật trong tác phẩm của nhà văn, nhà thơ hay
không, phụ thuộc vào năng lực cảm nhận của các em tinh tế đến đâu.
Để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu này, giáo viên cần chuẩn bị một số
câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu hình ảnh, cảnh vật
được miêu tả trong bài văn, bài thơ sau đó hướng dẫn các em miêu tả lại bằng lời
của mình.
Chẳng hạn, với yêu cầu: Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên
trong bài thơ. ( Bài Trước cổng trời, Tiếng Việt 5, tập 1). Để giúp học sinh thực
hiện yêu cầu này, giáo viên nói với học sinh: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ
gồm nhiều cảnh vật. Muốn tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, chúng ta phải
cả nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh, từng cảnh vật sau đó giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh thực hiện các bước sau:
- Bước 1:Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài.
- Bước 2: Tập tả lại một hình ảnh thiên nhiên( giáo viên đưa ra mẫu hoặc học
sinh khá giỏi làm mẫu)
Ví dụ:
Cảnh trong bài thơ
Tả lại
Con thác réo ngân nga Một dòng thác trắng xóa đổ xuống từ triền núi cao, tiếng
vang vọng, ngân nga như khúc nhạc của đất trời.
Đàn dê soi đáy giếng Bên dòng suối mát trong xanh uốn lượn dưới chân núi,
đàn dê thong dong, soi mình xuống đáy nước, giếng
nước trong vắt....

9



- Bước 3: Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ. ( giáo viên
nên gợi ý học sinh đóng vai người quan sát, ngắm toàn cảnh để miêu tả vẻ đẹp
của cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ, có thể miêu tả theo trình tự khác với bài
thơ. Giáo viên cho học sinh làm theo nhóm để nhiều em được thực hành tả lại
bức tranh thiên nhiên mà các em cảm nhận được từ bài thơ).
Tái hiện lại hình ảnh, cảnh vật mà các em hình dung và cảm nhận được khi
đọc bài văn, bài thơ là cách thức kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản
nghệ thuật, khả năng truyền đạt lại những điều đã đọc, đã hiểu của học sinh
đồng thời đó cũng là một cách để rèn cho các em kĩ năng diễn đạt, kỹ năng xắp
xếp ý cho bài viết hiệu quả.
3 - Khai thác hàm ý lời nói:
Tác phẩm văn học vốn hàm súc và có nhiều tầng ý nghĩa. Việc đọc hiểu
văn bản nghệ thuật thực chất là công việc khai thác hàm ý sâu trong câu chữ,
hình ảnh, hình tượng của tác phẩm. Đối với học sinh yêu cầu này tương đối khó,
vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác
hàm ý của lời nói một cách hợp lí, đảm bảo tính vừa sức.
Ví dụ:
Câu hỏi: Em hiểu hai câu thơ cuối khổ thơ 2 nói gì? ( Bài ca về trái đất,
Tiếng Việt 5 – tập 1). Giáo viên cần yêu cầu các em đọc kỹ đoạn thơ và sẽ nhận
thấy hai câu: Vàng, trắng, đen...dù da khác màu/ Ta là nụ, là hoa của đất chính
là căn cứ để các em suy ra điều mà hai câu thơ cuối khổ thơ muốn nói.
4 - Phát biểu nhận xét về nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật...
Việc luyện cho học sinh biết nhận xét nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ
thuật,...là rất cần thiết bởi nó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong việc đọc hiểu tác phẩm văn học nói riêng và trong học tập nói
chung. Thông qua đó, học sinh biết bộc lộ cách cảm, cách nghĩ của mình trước
những vấn đề của cuộc sống. Giáo viên cần khuyến khích các em phát biểu nhận
xét riêng của mình về nhân vật (cử chỉ, hành động, lời nói, tính tình, phẩm

chất,...)về những chi tiết, biện pháp nghệ thuật góp phần làm nên cái hay, cái đẹp
cho tác phẩm.
VD: Bài “ Chuỗi ngọc lam” – Tiếng Việt 5 –tập 1
Giáo viên nêu câu hỏi: + Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện
này? Học sinh nêu được tính tình, phẩm chất của từng nhân vật trong câu
chuyện. Thông qua đó, học sinh sẽ hiểu được cách sống của mọi người là: “quan
tâm và đem lại hạnh phúc người khác khác”
5- Nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả:
10


Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của nhà văn gửi tới bạn đọc.
Người đọc văn phải cảm nhận được thông điệp đó mới thực sự hiểu tác phẩm.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý tới việc luyện cho học sinh biết
chia sẻ cảm xúc, tâm tình với tác giả, có ý thức tìm hiểu, khám phá những điều
tác giả kí tác trong tác phẩm. Để nói lên được tình cảm thái độ của tác giả gửi
trong tác phẩm của mình, giáo viên cần yêu cầu học sinh phải dựa vào một số từ
ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật trong bài để hiểu điều tác giả muốn gửi gắm.
Trong một số trường hợp, giáo viên yêu cầu học sinh phải tự cảm nhận được suy
nghĩ, cảm xúc của tác giả toát lên từ toàn bộ tác phẩm.
Qua việc thực hiện các bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu, học sinh sẽ được tập
duyệt kỹ năng đọc- hiểu văn bản nghệ thuật từ đó góp phần hình thành ở các em
hứng thú khám phá vẻ đẹp muôn màu của thế giới văn học nghệ thuật.
Ví dụ : Bài “ Tranh làng Hồ” Tiếng Việt 5 – tập 2.
Ở hai đoạn cuối bài, tác giả đã đánh giá về những nét đặc sắc, kỹ thuật tranh
đã đạt đến việc trang trí tinh tế từ việc chọn màu và chất liệu màu vẽ. để thể hiện
sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ, khi dạy giáo viên giúp học sinh
tìm ra những từ ngữ thể hiện sự đánh giá đó.
Qua bài “ tranh làng Hồ” giáo viên giúp học sinh cảm nhận sự biết ơn tác giả
đối với nghệ sĩ dân gian làng Hồ, từ đó giáo dục học sinh biết quý trọng, giữ gìn

cho nghệ thuật tranh làng Hồ tồn tại và phát triển mãi mãi.
4 – Phát huy tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết học:
Đây là yêu cầu mà trong tiết học giáo viên giữ vai trò tổ chức hứng dẫn học
sinh tìm tiểu bài và luyện đọc; lắng nghe và sửa cách đọc của từng học sinh
nhưng không áp đặt và gò ép. Học sinh được giáo viên tạo mọi điều kiện để
tham gia vào tiết học “ Trả lời câu hỏi, phát biểu về nghĩa của từ, mở rộng từ,
tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu...”; đề xuất cách đọc diễn cảm sau khi hiểu
từ, hiểu nghĩa; biết lắng gnhe và nhận xét ý kiến của các bạn; được rèn đọc đúng
và đọc diễn cảm, tham gia các trò chơi luyện đọc.
Ở phần luyện đọc, nhiều giáo viên cho là dễ nhưng thực chất đây là phần khó
nhất, là phần trọng tâm của bài giảng. ở phần này nhiều giáo viên không biết dạy
như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Nhiều giáo viên
lúng túng không biết nên đọc mẫu hay để học sinh đọc lần đầu. Hiện nay chưa
có tài liệu nào quy định giáo viên không được đọc mẫu, nhưng nếu học sinh có
giọng đọc hay, hấp dẫn thì nên để học sinh đọc. Có thể giáo viên coi đây là cách
đọc hay của em đó và khuyến Khích các em khác thể hiện cách đọc riêng của
mình. Đây cũng là hình thức phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong
11


luyện đọc. ngoài việc khuyến khích học sinh thể hiện giọng đọc riêng, giáo viên
có thể tổ chức thi đọc một câu, một đoạn ngay trong tiết học.
Ví dụ : Đọc lời thoại của ông bố dặn con trong bài Ê mi – li, con... đọc đoạn
thơ, câu khó..” Lúc này học sinh sẽ có ngay giọng đọc cao thấp, ngắt nghỉ khác
nhau. Có thể học sinh tìm ra cách ngắt nghỉ khác dự kiến của giáo viên, ta vẫn
nên tôn trọng ý kiến của các em ( không vội kết luận sai), rồi sau đó cho học
sinh đọc lại, suy nghĩ, đối chiếu với cách ngắt phù hợp để xác định đúng sai.
Ví dụ: Trong bài “ về ngôi nhà đang xây” Tiếng Việt 5 – tập 1
Giáo viên dự kiến : Chúng em qua/ ngôi nhà xây dở
- Học sinh đọc: Chúng em qua ngôi nhà /xây dở.

(Có thể học sinh cho rằng cách ngắt nhịp của mình làm cho câu thơ giàu hình
ảnh hơn). Phần này giáo viên nên từ từ hướng dẫn để học sinh đọc lại nhiềulần
kết hợp cảm nhận ý của câu thơ qua từng cách ngắt nghỉ để các em hiểu ra vấn
đề cần tìm hiểu.
5 - Xây dựng phong trào đọc diễn cảm ngoài lớp học:
Phần này đòi hỏi giáo viên phải công phu đầu tư công sức và có nhiều biện
pháp, hình thức sinh động hấp dẫn. Nếu tổ chức những nhóm giúp đỡ nhau đọc
diễn cảm ở nhà và từng bài trước buổi học hoặc giáo viên giao thêm bài tập dựa
trên cơ sở học sinh đã tìm hiểu sơ bộ bài đọc ( trong giờ tập đọc hoặc được giáo
viên hướng dẫn đọc thầm trước). Nay các em tiếp tục hiểu sâu hơn và nhằm mục
đích tìm được cách đọc diễn cảm có sáng tạo. Sau khi học sinh đọc cụ thể, giáo
viên cần nhận xét hướng dẫn thêm( chú ý phát hiện và khuyến khích sự sáng tạo
của học sinh.
Ví dụ 1: Bài “ người gác rừng tí hon” – Tiếng Việt 5 – tập 1
Sau khi tìm hiểu kĩ bài thơ và dự kiến cách đọc diễn cảm của mình, em đối
chiếu với mục: “ Hướng dẫn đọc ở sách giáo khoa”
+ Những chỗ nào em đọc đúng, những chỗ nào em đọc sai, lí do vì sao?
+ Chỗ nào em chú ý thêm? ( về giọng đọc từ ngữ cần nhấn mạnh).
+ Những câu thơ nào cần đặc biệt lưu ý cách ngắt nhịp? vì sao vậy?
Ví dụ 2: “Lòng dân” – Tiếng Việt 5 – tập 1.
Sau khi tìm hiểu bài, em đọc diễn cảm thể loại văn đối thoại nhằm diễn tả
tính cách từng nhân vật như trong sách giáo khoa đã hướng dẫn. Em hãy ghi kí
hiệu đọc cụ thể về cách đọc của em vào bài đọc để luyện đọc.
Lưu ý: Chép bài ra giấy, có thể sáng tạo thêm những kí hiệu khác như giọng
trầm xuống ( ) Giọng lên cao (
) từ ngữ đọc có độ rung kéo dài (
) với
cách luyện như những ví dụ ở trên giáo viên có thể lựa chọn thêm hoặc cho học
12



sinh tự chọn bài văn, bài thơ hay, phù hợp với lứa tuổi các em. Qua đó, giáo viên
cần chú ý bồi dưỡng những hạt nhân đọc diễn cảm để tham dự các cuộc thi ở
khối, trường.
6 - Đổi mới các phương tiện dạy học:
Đây cũng là yêu cầu cần thiết vì nó hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong quá
trình dạy học. Vì vậy, để dạy học đạt hiệu quả chúng ta cần:
- Xây dựng phổ biến các phương tiện dạy học khác nhau.
- Làm đồ dùng dạy học sẽ phát huy được tính sáng tạo và nâng cao năng lực
chuyên môn của giáo viên, biết sử dụng phương tiện khác nhau một cách có hiệu
quả.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm các đồ dùng học tập sẽ có tác dụng kích thích
hứng thú học tập, việc học tập nhẹ nhàng hơn và học sinh nắm chắc kiến thức
hơn, đảm bảo: “ học mà chơi, chơi mà học”
7 - Đổi mới hình thức dạy học:
Như chúng ta đã biết, chất lượng đọc diễn cảm của học sinh phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó vai trò của người giáo viên rất quan trọng, dễ nhận thấy:
Giáo viên đọc diễn cảm tốt thì lớp có nhiều học sinh đọc diễn cảm tốt. Để từng
bước nâng cao chất lượng dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, tôi đưa ra một
số biện pháp sau:
1- Chuẩn bị kĩ cho việc dạy đọc diễn cảm giáo viên cần thực hiện một trong
hai yêu cầu sau:
- Đọc mẫu tốt.
- Chuẩn bị hướng dẫn cho học sinh đọc diễn cảm tốt.
- Đọc mẫu của giáo viên, đây là khâu quan trọng mà có thể nói là dẫn đến
thành công của một tiết học. Giáo viên đọc mẫu với giọng đọc hấp dẫn, lôi cuốn
thu hút được sự chú ý của học sinh ngay từ đầu. Nếu như không làm được điều
này thì dù giáo viên có thể hiện hết khả năng của mình trong quá trình dạy tập
đọc và dù bài soạn có tốt đến đâu đi nữa cũng không thể đạt được kết quả cao.
Để đọc mẫu tốt, chúng ta phải rèn luyện khá công phu về cả giọng đọc, kĩ

thuật đọc lẫn năng lực cảm thụ văn học. Tìm hiểu kỹ bài văn để cảm thụ sâu sắc
tinh tế sẽ tìm được cách đọc hấp dẫn và ngược lại, cứ thế đọc to bài văn, bài thơ
thật nhiều lần cũng giúp chúng ta cảm thụ tốt hơn. Giáo viên cố gắng đọc mẫu
thật diễn cảm vừa gây được hứng thú cho học sinh vừa có cơ sở để dạy các em
đọc tốt. Dựa vào sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, bài soạn để tự luyện
đọc bài văn thật diễn cảm. Ngoài ra người giáo viên còn phải chuẩn bị để hướng
dẫn học sinh đọc diễn cảm trên lớp chu đáo. Sự chuẩn bị đó cần được ghi lại trên
13


văn bản ở sách giáo khoa, coi đây là một bộ phận của giáo án lên lớp. Cần tránh
sự chuẩn bị một cách tùy tiện
Ví dụ : Bài “ Buôn Chư Lênh đón cô giáo” – Tiếng Việt 5 – tập 1.
Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: Đọc trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô
giáo với nghi thức long trọng; Đọc giọng vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô
giáo viết chữ.
Ở đoạn 4, khi đọc cần chú ý nhấn giọng những chi tiết thể hiện sự háo hức
chờ đợi và yêu quý cái chữ: Im phăng phắc, nghe rõ cả tiếng đập trong lồng
ngực mình....
Những từ ngữ cần nhấn mạnh phải được gạch chân. Những câu đoạn trọng
tâm cần ghi ký hiệu ngắt hơi (/ ), nghỉ hơi ( // ). Ngoài ra còn có thể sử dụng
những ký hiệu đọc diễn cảm nếu thấy cần thiết như lên giọng, xuống giọng hay
kéo dài... khi đọc các từ ngữ quan trọng trong bài văn. Trong giáo án cần ghi rõ
trọng tâm luyện đọc từng bài phù hợp với đối tượng học sinh. Nếu giáo án còn
ghi được cả dự kiến các loại đối tượng học sinh ở từng đoạn hoặc câu có sửa
chữa và lưu ý thì càng tốt. Tuy nhiên khi lên lớp còn nhiều tình huống sư phạm
mới mẻ cần xử lý, sự chuẩn bị cho việc đọc diễn cảm chu đáo càng giúp cho
người giáo viên chủ động hơn khi giảng dạy trên lớp.
2 - Tăng cường luyện đọc diễn cảm trên lớp:
Đọc và cảm thụ là hai hoạt động có mối quan hệ qua lại trong quá trình tiếp

xúc với bài văn. Cảm thụ văn học thông qua luyện đọc diễn cảm là con đường
phù hợp với tâm sinh lý học sinh Tiểu học. Tăng cường luyện đọc diễn cảm cho
học sinh trên lớp là yêu cầu được học sinh coi trọng. ở những khâu lên lớp cơ
bản, giáo viên đều có thể giúp học sinh tìm hiểu, suy nghĩ kỹ để thật sự rung
cảm với bài văn, từ đó mới xác định được nhiệm vụ đọc, cách diễn tả sắc thái
của từng đoạn văn, từng nhân vật, từng mức độ và biện pháp khác nhau
a – Khâu kiểm tra bài cũ:
Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập ở bài trước giáo viên cần coi việc
đọc diễn cảm bài học thuộc lòng hoặc đoạn văn, đoạn thơ đã luyện đọc ở giờ
trước. Những học sinh đọc liến thoắng cần được uốn nắn đọc lại thong thả, diễn
cảm. Không nên đánh tốt cho những học sinh chỉ thuộc mà chưa đọc diễn cảm.
b – Hướng dẫn tìm hiểu bài mới:
Giáo viên đọc mẫu lần 1 thật diễn cảm sẽ có tác dụng vừa gây hứng thú học
tập, vừa định hướng cách đọc bài văn trọn vẹn cho học sinh với ấn tượng ban
đầu khó phai. ở một đôi câu hoặc đoạn bài có thể áp dụng quy trình đọc – hỏi
( để giảng từ và gợi ý cách đọc diễn cảm ).
14


Ví dụ: ở bài “ Mùa thảo quả” – Tiếng Việt 5, tập 1.
Học sinh đọc đoạn 1 “ Thảo quả trên rừng....nếp khăn”, học sinh trả lời câu 1
trong mục tìm hiểu bài, gợi ý tìm cách đọc diễn cảm tả nội dung và cảm thụ
“chất thơ” trong văn xuôi được thể hiện qua nhịp điệu, thanh điệu của bài. Như
vậy việc luyện đọc diễn cảm có thể được lồng vào từng khâu tìm hiểu bài mới
(có mức độ) giờ học như vậy sẽ sinh động, nhẹ nhàng, hứng thú.
c – Khâu luyện đọc (trọng tâm là đọc diễn cảm)
- Hướng dẫn nhiệm vụ đọc toàn bài, cách đọc từng đoạn, sau đó đọc mẫu lần 2
thể hiện, hướng dẫn cụ thể và luyện đọc diễn cảm từng bước đoạn 1,2,3, cả bài.
- Hướng dẫn nhiệm vụ đọc toàn bài, cách đọc từng đoạn, có thể dừng lâu
hơn ở những câu khó đọc diễn cảm. Cần chú ý đối tượng học sinh để giúp từng

bước.
+ Vận dụng linh hoạt, sáng tạo để gây không khí sôi động nhưng không quá tự do.
+ Kỹ thuật đọc và cách biểu hiện tình cảm khi đọc: Giáo viên cần hướng dẫn,
uốn nắn cụ thể rõ ràng. Đối với học sinh đọc yếu cần lưu ý cả cách lấy hơi để
ngắt nghỉ đúng, để đọc liền những từ bị ngắt giọng do trang in của sách giáo
khoa.
+ Thái độ : Giáo viên cần kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách đọc cho học sinh một
cách chân thành, động viên học sinh tốt, khuyến khích cách đọc biểu lộ tình cảm
riêng, sáng tạo.
+ Về thời gian: Luyện đọc cần dành khoảng 18 – 20 phút (hạn chế những câu hỏi
thêm sau khi học sinh đọc diễn cảm). Tùy trình độ học sinh, giáo viên có thể
luyện kỹ đoạn trọng tâm cho vài em đọc cả bài để cả lớp nghe.
3 – Giáo viên tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để dạy đọc diễn
cảm tốt hơn:
Cải tiến hình thức sinh hoạt chuyên môn sao cho thiết thực, nâng cao tay
nghề cho giáo viên. Ngoài những nội dung cần thiết bồi dưỡng hàng tuần, các
nhóm chuyên môn cần phân công giáo viên soạn kỹ bài, đọc diễn cảm một bài
đọc trước nhóm để cùng nhau trao đổ, nhận xét góp ý, phổ biến kinh nghiệm của
những giáo viên đọc diễn cảm tốt. Đó là việc làm thiết thực.
8 - Đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới phương pháp dạy học là một hiện tượng xã hội, cái gì cũ kỹ, lạc
hậu thì không thể tồn tại và phải được thay thế bằng sự tiến bộ phù hợp với xu
thế của thời đại mới, phương pháp dạy học cũng nằm trong quy luật đó.
Đổi mới phương pháp dạy học trong điều kiện hiện nay được hiểu là trên cơ sở
phát huy mặt tích cực của phương pháp truyền thống, vận dụng những phương
15


pháp dạy học tiên tiến vào nhà trường Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục mà vẫn đảm bảo tính hoạt động ổn định của nhà trường.

Dạy các loại bài tiếng Việt, bên cạnh các phương pháp đặc biệt gắn với từng
loại bài là các phương pháp dạy học có thể sử dụng cho nhiều loại bài học.
Cụ thể:
- Phương pháp thực hành:
Thực hành các phương pháp được sử dụng nhiều trong dạy học nói chung,
trong dạy tiếng Việt nói riêng. Có thể sử dụng phương pháp thực hành để rèn
luyện kỹ năng và khả năng giao tiếp tiếng Việt. Hình thành phổ biến cho học
sinh thông qua thực hành và xây dụng nên các tình huống giao tiếp sau đó dùng
biện pháp sắm vai để thực hiện các tình huống giao tiếp này
- Phương pháp thảo luận nhóm:
Phương pháp chủ yếu khi học theo nhóm là thảo luận nhóm. Thảo luận là
cách học tạo điều kiện cho học sinh luyện tập kỹ năng giao tiếp, khả năng hợp
tác và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh thông qua thảo luận ngôn
ngữ tư duy của học sinh trở nên linh hoạt và sinh động hơn.
- Phương pháp sử dụng các trò chơi học tập:
Là hình thức tập đọc thông qua trò chơi. Trò chơi học tập không chỉ nhằm
vui chơi giải trí mà còn nhằm góp phần củng cố tri thức, kỹ năng học tập của học
sinh, làm cho việc hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh bớt đi
vẻ khô khan, tăng thêm phần sinh động.
Đổi mới phương pháp dạy học còn được thể hiện trong việc đổi mới hình
thức tổ chức lớp học. Có các hình thức tổ chức lớp học như sau:
+ Học theo lớp : Tổ chức học chung toàn lớp.
+ Học theo nhóm: Tạo bầu không khí hợp tác học tập. Học tập có tổ chức, có
trách nhiệm giữa các thành viên trong một nhóm học sinh khi học theo nhóm,
mỗi học sinh phải phát biểu ý kiến riêng của mình, phải thực hiện những nhiệm
vụ cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm.
+ Học cặp đôi: Hai cá nhân gần nhau cùng trao đổi thảo luận về một nội dung,
về một câu hỏi được giáo viên nêu ra.
+ Học cá nhân: Tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực của học sinh để các em
giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập ở lớp.

Đổi mới phương pháp dạy học trong điều kiện hiện nay được hiểu là chuyển
từ phương pháp thụ động sang phương pháp tích cực hóa hoạt động người học,
trong đó thầy đóng vai trò tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều
được bộc lộ và phát triển.
16


Đổi mới phương pháp dạy học vận dụng quan điểm tích hợp vừa hình thành
kỹ năng, vừa cung cấp tri thức. Trong các tri thức cung cấp cho học sinh ngoài
những tri thức tiếng Việt còn có các tri thức về khoa học tự nhiên và xã hội.
Việc hình thành các kỹ năng sử dụng tiếng Việt muốn có hiệu quả cao phải
được thực hiện không chỉ ở bài học tiếng Việt mà còn ở các bài học thuộc những
môn học khác. Tương ứng với hai sự kết hợp trên là hai dạng tích hợp trong dạy
tiếng Việt.
Tích hợp trong nội dung bộ môn tiếng Việt: Kết hợp dạy các kỹ năng đọc,
viết, nghe, nói trong từng bài học, kết hợp dạy thực hành các kỹ năng trên với
dạy tri thức và tiếng Viêt.
Tích hợp nội dung các môn học khác vào môn tiếng Việt.
Những bài học của các môn học khác có ngữ liệu thích hợp với việc dạy
tiếng Việt được coi là tình huống để rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt
thông qua các bài học, thông qua việc thảo luận trong nhóm hoặc trong lớp về
nội dung của các bài học ấy, học sinh được tăng thêm vốn từ, học được nhiều các
diễn đạt, bằng tiếng Việt và quy tắc sử dụng tiếng Việt theo các phong cách chức
năng đã được dùng để viết ra chúng, do đó có nhiều cơ hội để ứng xử bằng tiếng
Việt thích hợp với những ngữ cảnh khác nhau.
Tích hợp kiến thức thông qua hệ thống chủ điểm, nội dung các bài học được
thiết lập theo chủ điểm và chương trình là một hệ thống các chủ điểm về các vấn
đề gần gũi với trẻ như gia đình, trường học.
Tích hợp các kỹ năng học tập (Các bài học được chú ý rèn luyện cả 4 kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên trong đó có một kỹ năng trung tâm, các kỹ

năng khác được rèn luyện phối hợp và có tác dụng bổ trợ cho kỹ năng chính)
Các phân môn như chính tả, tập đọc, tập viết, kể chuyện...tập hợp quan điểm
các bài đọc.
IV- HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ
TRƯỜNG:
Trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng phương pháp nêu trên, đến nay hầu hết
học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Trên lớp tôi đã áp dụng phương pháp rèn kỹ
năng đọc hiểu cho các em, tôi luôn nhắc nhở, kèm cặp và uốn nắn cho các em
hàng ngày nên dần các em đã hứng thú học tập hơn, hiểu bài nhanh hơn, các em
đọc bài trôi chảy, đọc to, rõ ràng, đọc diễn cảm hơn, giờ học diễn ra sôi nổi, tự
nhiên, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Kết quả cuối năm học các em học sinh rất

17


thích học tập đọc và hầu hết các em đọc đúng, đọc trôi chảy và hiểu bài nhanh
hơn, tốt hơn.
Kết quả đạt được qua quá trình thực nghiệm của lớp tôi như sau:
Khảo sát qua tổng số 30 học sinh:
Kết quả
Đạt tốt
Đạt Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
SL

TL
SL
TL
đánh giá
10 em 33,3% 13
43,3% 7 em 23,4% 0

C: KẾT LUẬN.
1 – Kết luận:
- Tập đọc là phân môn vô cùng quan trọng trong môn tiếng Việt và sử dụng
hầu hết ở các môn học khác, nó hình thành kỹ năng đọc và giúp học sinh thông
hiểu văn bản được đọc.
Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh là cần thiết, đó là mục đích cuối
cùng của tiết dạy tập đọc giúp học sinh hiểu trọn vẹn nội dung bài đọc. Để đạt
được mục tiêu và kết quả mong muốn trong tiết học đòi hỏi người giáo viên phải
kiên trì rèn cho học sinh kỹ năng cơ bản: nghe đọc, nói, viết chính là rèn khả
năng sử dụng tiếng Việt cho các em trên cơ sở chuẩn mực tiếng Việt đã hình
thành và phát triển vững chắc, tiếp tục phát triển sáng tạo những mẫu mực mới
theo nhu cầu phát triển không ngừng của đời sống xã hội. Chính vì vậy, nhiệm
vụ của người giáo viên tiểu học phải thật mẫu mực khi sử dụng và giảng dạy
tiếng Việt. Phải có sự nghiên cứu và thông hiểu nội dung văn bản. Mỗi giáo viên
cần nhận thức rõ ràng, nâng cao chất lượng đọc cho học sinh với yêu cầu đọc
diễn cảm là một trong những việc làm thiết thực góp phần gìn giữ bản sắc văn
hóa truyền thống, tinh hoa phong cách tiếng Việt, niềm tự hào của dân tộc Việt
nam.
Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm nâng cao khả năng sử
dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo 4 khả năng nghe, nói, đọc , viết giúp học sinh lớp
5 đọc diễn cảm tốt từ đó hiểu bài nhanh hơn, góp phần làm cho giờ tập đọc đạt
hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên những thiếu sót trong quá trình viết và trình bày của
tôi là không thể tránh khỏi.

Rất mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng
nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi thêm phần phong phú và hoàn thiện
hơn.
2.

Kiến nghị - đề xuất

18


Để nâng cao chất lượng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc , tôi có một số
đề xuất như sau:
a. Đối với giáo viên
- Mỗi giáo viên khi nhận lớp phải nắm rõ đối tượng HS của lớp mình,
phải có kế hoạch phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, ghi rõ lực
học, chuyển biến của các em từng tuần, từng tháng, từng kì để có kế hoạch bồi
dưỡng, giúp đỡ các em.
- Mỗi giáo viên phải nắm rõ đặc điểm phương ngữ nơi mình dạy. Từ đó có
kế hoạch luyện đọc đúng, đọc trơn , ngắt nghỉ hơi đúng sao cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh, từng bài cụ thể , không dừng lại ở mức độ luyện đọc
chung chung như hướng dẫn trong sách giáo khoa.
b. Đối với giáo viên phụ trách chuyên môn.
- Đối với cán bộ chuyên môn , khi đánh giá giờ dạy Tập đọc của giáo viên
cần phải biết linh hoạt, căn cứ vào hiệu quả tiết dạy làm tiêu chí đánh giá hàng
đầu, phải xem tiết dạy đó học sinh được rèn đọc như thế nào, đối với đối tượng
đọc yếu thì giáo viên đã xử lí ra sao, đối với đối tượng đọc tốt hơn thì giáo viên
đã làm gì? Rõ ràng trong một tiết dạy, không phải giáo viên chỉ dùng đơn thuần
một hình thức tổ chức dạy học mà phải tuỳ theo từng đối tượng để xử lí linh hoạt
các hoạt động học tập, cốt sao sau khoảng thời gian cho phép rèn đọc tiếng, học
sinh được luyện đọc nhiều, số học sinh đọc trôi chảy, đọc đúng, đọc diễn cảm tốt

thì tiết học đó đã đạt hiệu quả cao bởi vì nếu học sinh đọc tốt chắc chắn các em
sẽ hiểu nội dung bài tốt hơn. Cán bộ phụ trách chuyên môn không nên cứng
nhắc đánh giá tiết dạy tập đọc theo kiểu là phải đi đúng trình tự các bước, phải
ghi chép bảng theo đúng yêu cầu…Tóm lại điều cốt lõi sau khi học xong tiết
Tập đọc, học sinh phải đọc được, hiểu được nội dung văn bản, đó mới là vấn đề
thiết yêu của mục tiêu phân môn Tập đọc .
c. Đối với cấp trên
- Đối với các cấp phụ trách chuyên môn cần tăng cường tổ chức hội thảo
chuyên đề ở phân môn này hoặc tổ chức các sân chơi “ thi đọc” cho học sinh
vì học sinh của tỉnh Thanh Hóa chúng ta hiện tượng phát ngôn theo phương ngữ
vẫn chiếm phần đa .
- Đối với các cấp có thẩm quyền, cần cố gắng tạo điều kiện cung cấp tài liệu,
tranh ảnh phục vụ cho phân môn Tập đọc nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung
để kết quả dạy học môn Tiếng Việt đạt cao hơn đáp ứng mục tiêu dạy học Tiếng
Việt Tiểu học trong thời đại mới .
d.Đối với phụ huynh HS :
- Cần nâng cao tầm nhận thức, quan tâm hơn nữa tới việc học hành của
con em mình, không nên phó mặc hoặc nghĩ việc con em tới lớp, kết quả học tập
là trách nhiệm chỉ riêng của thầy cô.
- Mua sắm đủ sách vở, đồ dùng học tập cho các em
- Lập cho các em có thời gian biểu ôn vài ở nhà hợp lí …
e. Đối với HS
- Phải tự giác học tập
19


- Phải có sự cố gắng không những chỉ học ở trường mà còn phải tự học ở
nhà , học qua sách vở, học ở thầy cô, học qua bạn bè….
- Phải thực hiện những yêu cầu mà thầy cô căn dặn ở lớp để về nhà thực
hành luyện đọc …

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 2 tháng 3 năm2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Hằng

MỤC LỤC
20


A. MỞ ĐẦU

trang

1- Lí do chọn đề tài:

1

2- Mục đích nghiên cứu:

1

3- Đối tượng nghiên cứu:


2

4- Phương pháp nghiên cứu:

2

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2

II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM.
III - GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

3
4

IV- HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN,
ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.

17

C: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1 – Kết luận:
2.

Kiến nghị - đề xuất


18

19

21



×