I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ
hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn
ngữ được thể hiện trong bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là một phân
môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc
biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học
sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu
tiên, là chìa khóa để các em khám phá kho tàng tri thức trong suốt quá trình học
tập sau này.
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học,
những tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương
thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người
không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống
bình thường, hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận tri thức lên nhiều lần. Từ đây,
họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã
hội, tư duy. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa
cơ bản trong giao tiếp. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người
không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở
những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng
như bồi dưỡng tâm hồn.
Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ giáo dục mà
xã hội dành cho họ, không thể hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện.
Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc lại càng quan trọng vì nó
sẽ giúp con người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học. Vì vậy, dạy
đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong khi đó, việc dạy đọc ở trường Tiểu học bên cạnh những thành công
vẫn còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa đọc được như chúng ta mong muốn. Kết
quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng
đọc. Khi dạy Tập đọc: Giáo viên cần đọc bài với giọng như thế nào? Làm thế
nào để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay...? Đó là những trăn trở của bản thân
trong giờ dạy Tập đọc. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài: '' Một số
biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 3".
1.2 Mục đích nghiên cứu. Giúp học sinh lớp 3 đọc thành tiếng tốt, từ đó
học sinh học tốt môn tiếng việt và các môn học khác.
1.3 Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp, quy trình dạy Tập đọc với
học sinh lớp 3.
1
1.4 Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu, nghiên cứu qua tài liệu.
Điều tra khảo sát thực tế. Phân tích ngôn ngữ, so sánh, đối chiếu, thống kê và xử
lý các số liệu thu được.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Đọc là sự phát ra âm thanh: luồng hơi từ phổi qua thanh quản tạo âm
thanh trên khoang miệng thoát ra ngoài. Việc tạo ra âm thanh đó chính là lời nói.
Khi ta nói người khác nghe, phân biệt và hiểu được.
Khi đọc văn bản có sự tham gia của các cơ quan trong cơ thể, như: hệ
thần kinh, mắt, tai.. Việc đọc sẽ làm tiêu hao năng lượng cơ thể. Nên khi dạy
Tập đọc, chúng ta nên giúp các em đọc với âm lượng vừa đủ với không gian lớp
học. Không đọc nhỏ quá, người nghe sẽ không tiếp nhận được thông tin. Cũng
không nên cho học sinh đọc quá to, quá nhiều trong một thời gian dài sẽ làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của các em.
Mục tiêu của chương trình phân môn Tập đọc là:
+ Phát triển các ky năng đọc và nghe: Đọc thành tiếng, đọc thầm và hiểu
nội dung.
- Đọc thành tiếng: Phát âm đúng, ngắt nghỉ hợp lý. Tốc độ đọc khoảng 70
tiếng/phút. Cường độ đọc vừa phải không to quá hoặc nhỏ quá.
- Đọc thầm và hiểu nội dung: Biết đọc thầm không mấp máy môi. Nắm
được nội dung các câu và hiểu nội dung bài.
- Nghe: nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài; nghe
hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô; nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý
kiến của bạn.
+ Trau dồi vốn tiếng Việt, văn học; phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết
của học sinh về cuộc sống.
+ Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn lành mạnh trong sáng; tình yêu
cái thiện, cái đẹp và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; ham đọc sách và
yêu thích tiếng Việt.
Ngoài ra, trong năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ban hành Hướng
dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, trong đó có phân môn Tập
đọc.
Theo tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng với phân
môn Tập đọc lớp 3 còn quy định rõ hơn tốc độ đọc: Giữa kỳ I khoảng 55 tiếng/
phút; cuối kỳ I khoảng 60 tiếng/ phút; giữa kỳ II khoảng 65 tiếng/ phút; cuối kỳ
2
II khoảng 70 tiếng/ phút. So với lớp 2, tốc độ đọc và các kỹ năng đọc ở lớp 3 cao
hơn một chút - Đây là lớp cuổi giai đoạn 1 (Lớp 1,2,3).
Người học sẽ đạt được mục tiêu chủ yếu của việc đọc là đọc thông thạo,
hiểu được nội dung từ, câu, đoạn. Nêu được nội dung chính của bài Tập đọc.
Bước đầu học sinh biết đọc hay mà chưa yêu cầu học sinh đọc diễn cảm.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Chương trình phân môn Tập đọc lớp 3.
Dựa theo quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm phân tích và quan điểm tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Phân môn Tập đọc lớp 3: Mỗi tuần có 4 tiết, trong đó có 1 buổi có 2 tiết
Tập đọc - Kể chuyện (Tập đọc 1,5 tiết, Kể chuyện chiếm khoảng 1/4 thời gian
còn lại). Các bài Tập đọc thực hiện trong 33 tuần (trừ 2 tuần ôn tập và kiểm tra),
gồm 93 bài, có 30 bài thơ và 63 bài văn xuôi, miêu tả, văn bản khoa học.
Nội dung các bài Tập đọc bám sát các chủ điểm: Nhà trường, gia đình,
quê hương các vùng miền và các dân tộc anh em.
Các hình thức luyện tập trong môn Tập đọc: Luyện đọc từ, câu, đoạn hay
cả bài; trả lời câu hỏi tìm hiểu bài, câu hỏi liên hệ giáo dục kỹ năng sống, ý thức
cộng đồng...
Như vậy, so với các phân môn khác của Tiếng Việt lớp 3, phân môn Tập
đọc chiếm khối lượng nhiều nhất. Các phân môn: Tập làm văn, Luyện từ và câu,
Tập viết, Kể chuyện chiếm 1 tiết/tuần (trừ Kể chuyện khoảng 1/2 tiết).
Để học các phân môn khác của môn Tiếng Việt, trước tiên, ta phải học
Tập đọc. Sách giáo khoa đã cấu trúc 01 tiết Tập đọc đầu, sau đó mới đến các
phân môn: Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn. Hai
tiết Tập đọc còn lại bố trí xen kẽ. Tập đọc là nguồn cơ sở cung cấp nguồn tư
liệu, xuất hiện các kiến thức theo trục chủ điểm cho các phân môn còn lại của
môn Tiếng Việt.
Học tập đọc tốt giúp học sinh tiếp thu và học tốt các môn khác, như Toán,
Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức...Bởi có đọc đúng nhanh, hiểu được nội dung thì
mới giúp học sinh giải quyết tốt các yêu cầu của môn học khác. Nếu đọc chậm,
sai nội dung thì sẽ làm sai lệch kết quả.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Là trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Học sinh lớp tôi được học 2
buổi/tuần.
Trong các năm học vừa qua, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và
chủ nhiệm lớp 3A. Lớp học của tôi có 27 học sinh. 100% học sinh con nông
thôn. Có 12 HS nữ, gần 30% em là học sinh vùng công giáo.
Các em hầu hết ngoan có y thức học tốt, rèn luyện tốt.
3
Bên cạnh đó các em còn hơi nhút nhát, giao tiếp hạn chế. Khả năng đọc
không đồng đều. có 5-7 em đọc chậm. Kết quả khảo sát việc thực hiện phân môn
Tập đọc trong lớp khi mới vào đầu năm học 2015 - 2016, như sau:
Bảng khảo sát chất lượng đọc học sinh phân môn Tập đọc đầu năm
Năm học 2015 - 2016, Lớp 3A
Mức độ đọc:
Tổng số
HS
Âm, vần, tiếng, từ
27
Thanh ?/ ~
Hiểu câu, nội dung
chính đoạn (bài)
Đúng
Chưa
đúng
Đúng
Chưa
đúng
Hoàn
thành
Chưa hoàn
thành
12
15
21
6
9
18
Tốc độ và cường độ đọc.
Tổng
số
HS
27
em
Ngắt (nghỉ) câu
Đúng
Chậm
Nhanh
8
2
5
Đúng
Sai
Đọc quá
to
10
17
4
Đọc quá
nhỏ
10
Qua bảng khảo sát ta thấy:
+ Về đọc:
- Học sinh còn sai về cách phát âm: ch/tr, s/x, các tiếng có vần chứa
nguyên âm đôi: iê, ua, uô,.. Ví dụ: chiến khu học sinh đọc thành chín khu;
Trìu mến học sinh đọc thành chìu mến; sai phổ biến hơn là tiếng có vần:
ua, ưa học sinh đọc thành tiếng có vần u, ư. Ví dụ: của học sinh đọc thành củ;
mưa học sinh đọc thành mư...
- Về dấu thanh: HS nhầm lẫn khi đọc các tiếng có chứa thanh hỏi, ngã. Ví
dụ: dẫn học sinh đọc thành dẩn; suy nghĩ học sinh đọc thành suy nghỉ; ngưỡng
cửa học sinh đọc thành ngưởng cửa hoặc ngưỡng cữa. Về dấu thanh chủ yếu là
sai thanh ngã thành thanh hỏi. Đây là lỗi phổ biến của địa phương. Tôi cố gắng
để hướng dẫn đọc đúng, tránh đọc sai những tiếng đó làm sai nghĩa của từ.
Chẳng hạn nghĩ và nghỉ hay đỗ và đổ là hai cặp từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau
và còn nhiều từ khác nhau bởi thanh hỏi và thanh ngã mà chúng ta không được
phép viết sai, khi học trên lớp giáo viên phải dạy cho các em đọc đúng.
4
- Về ngắt, nghỉ câu sai: đây là lỗi phổ biến khi học sinh phát âm câu dài,
hay nhịp thơ của dòng thơ. Ví dụ: Tiếng trống mỗi buổi sáng trong trẻo ấy là
tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong cuộc đời đi học của tôi sau này.
(Bài: Ông ngoại (Tiếng Việt 3 - tập 1, trang 35). Học sinh đọc ngắt nhịp như
sau: Tiếng trống mỗi buổi sáng trong trẻo / ấy là tiếng trống trường đầu tiên, /
âm vang mãi trong / cuộc đời đi học của tôi sau này. Lẽ ra phải ngắt đúng khi
đọc là: Tiếng trống mỗi buổi sáng trong trẻo ấy / là tiếng trống trường đầu
tiên, / âm vang mãi trong cuộc đời đi học của tôi / sau này.
- Về âm lượng đọc: Học sinh thường đọc nhỏ. Khi các em này đọc học
sinh chỗ khác trong cùng lớp không nghe được. Những học sinh này do thói
quen đọc. Việc đọc quá to thì ít hơn, nhưng cũng có vài em đọc quá to. Những
học sinh đọc quá to thường là lúc đọc đồng thanh. Các em đua nhau đọc và đọc
quá to dẫn đến tiêu hao năng lượng nhiều. Các em đó sẽ trở nên mệt mỏi, ảnh
hưởng đến tiếp thu các tiết khác, nhất là cuối buổi.
- Về tốc độ: Học sinh thường đọc chậm và sai về cách ngắt nghỉ câu, do
khả năng linh hoạt của bản thân. Bên cạnh đó cũng có em đọc khá nhanh không
biết ngắt nghỉ câu văn, dòng thơ. Những em đọc nhanh cũng do thói quen mà
trước đó chưa sửa. Khi các em đọc bài thơ thường không hay, đọc như văn xuôi.
3. Giải quyết vấn đề.
Trước thực trạng trên bản thân đã tìm các giải pháp khắc phục.
+ Sửa lỗi sai về âm, thanh, ngắt nhịp, tốc độ đọc ngay sau khi nắm được
tình hình đọc của mỗi em.
+ Tích cực rèn các kỹ năng đọc thành tiếng, đọc câu, đọc đoạn và cả bài
qua quy trình dạy tập đọc ngay trong tiết học chính và học ôn buổi chiều.
+ Tích hợp với các môn học khác để giúp các em đọc đúng.
+ Tổ chức các trò chơi củng cố cách đọc ngay trong tiết dạy, ở phần củng
cố, nhận xét, góp phần tạo hứng thú cho học sinh khi học.
+ GV phải tự luyện đọc mẫu bằng cách phát âm chuẩn. Giáo viên phải
đọc theo đúng nghĩa đọc mẫu để học sinh dể cảm nhận ngay trong tiết học. Vì
chỉ có giáo viên là mẫu chuẩn khi đọc mà không ai khác. Nhất là học sinh vùng
nông thôn các em rất ít được nghe những giọng đọc hay và chuẩn. Khi tiếp xúc
với môi trường bên ngoài ít có người phát âm đúng.
3.1. Tăng cường khả năng đọc mẫu của GV trước lớp:
Muốn người học cảm nhận được cái hay của từng đoạn, cả bài không có
biện pháp nào hữu hiệu hơn là giọng đọc mẫu của giáo viên. Giáo viên đọc hay
(diễn cảm tốt) sẽ làm cho nội dung đó truyền cảm đến học sinh nhanh nhất và
hiệu quả nhất mà không gì có thể thay thế - kể cả lớp trong lớp có học sinh đọc
tốt. Vì giáo viên luôn là hình mẫu l ý tưởng để học sinh nghe và đọc theo. Đó là
điều cảm nhận của tất cả giáo viên Tiểu học. Các em nghe theo lời thầy cô chủ
5
nhiệm hơn cả cha mẹ mình cũng là người đồng nghiệp, cùng trường. Xác định
được điều đó, tôi đã tiến hành như sau:
+ Chuẩn bị tốt các lần đọc mẫu trong các bài Tập đọc:
- Tôi thường đọc trước các bài Tập đọc sẽ học trong tuần, ghi âm và phát
lại trên điện thoại để tự kiểm tra. Đọc cho đồng nghiệp hoặc người hiểu biết
nghe và góp xem đã chuẩn chưa. Có những lúc do chưa tự tin và đọc dấu thanh
(hỏi, ngã) tôi đã ghi âm cách đọc đúng, chuẩn của mình nghe lại và chọn những
đồng nghiệp đọc mẫu hay để nghe rút kinh nghiệm cho bản thân. Khi cần, tôi đã
phát lại cách đọc đúng cho học sinh nghe.
- Những bài khó cần chuẩn bị kỹ hơn. Đọc văn xuôi, bài thơ, các dòng thơ
hay bảng biểu tôi phải đọc thử vài lần để không bị vấp hoặc sai. Đối với bài thơ
ban đầu, khi chưa quen tôi cũng đã xem và đánh dấu vào chỗ cần ngắt giọng để
đọc trước học sinh tự tin tin hơn.
+ Khi dạy, đến lúc đọc mẫu, tôi cố gắng đọc diễn cảm tốt nhất là ngắt nghỉ
câu (nhịp thơ), những từ ngữ gợi tả, gợi cảm truyền cảm hứng cho học sinh
nghe. Khi đọc, các em rất chăm chú nghe tôi đọc và có những em có khả năng
đã đọc lại cho cả lớp và tôi nghe rất tốt. Các em đó luôn được cả lớp biểu dương
và học tập.
Kết quả: Sau hai năm dạy lớp 3, khi đã có vốn kinh nghiệm và không phải
chuẩn bị kỹ như lúc đầu; nhưng tôi vẫn có thói quen đọc thử trước khi lên lớp,
nhờ vậy các bài Tập đọc khi tôi đọc mẫu trên lớp bao giờ cũng lôi cuốn được
học sinh. Nhiều em tiến bộ đọc ngày càng hay hơn, mà không biết rằng đó là
cách đọc diễn cảm. Điều đó giúp tôi càng tự tin khi dạy Tập đọc trên lớp.
3.2. Tăng cường rèn đọc cho học sinh trong các tiết Tập đọc:
Biện pháp này tôi tiến hành như sau:
a) Chuẩn bị:
- Chia nhóm nhóm cho việc đọc, gồm:
+ Nhóm theo bàn (2 em);
+ Nhóm 4 em (hai bàn quay lại với nhau. Khi còn lẻ 1 em ở cuối mỗi dãy
thì em đó tự ghép vào nhóm cuối gần nhất);
+ Nhóm lớn theo dãy bàn (3 dãy).
- Quy định cách đọc, hình thức đọc:
+ Khi học sinh cá nhân, lúc đầu của bài là lệnh đọc cá nhân. HS sẽ thực
hiện đọc theo hàng dọc hoặc hàng ngang, ở vị trí ngồi thẳng hàng (ngang hoặc
dọc). Khi gọi cá nhân đọc theo đoạn tôi chỉ theo hiệu lệnh. Lúc thì học sinh đọc
trong nhóm, lúc đại diện mỗi nhóm một em đọc nối tiếp đoạn, để tránh ít học
sinh được đọc đoạn. Việc làm này, tôi tiến hành ở đầu năm học.
6
+ Khi đọc trong nhóm: Mỗi học sinh đọc lần lượt theo yêu cầu cả bài hoặc
nối tiếp đoạn. Khi một em đọc, các em còn lại nghe để nhận xét, sửa lỗi về cách
đọc (giọng đọc hợp với yêu cầu của câu, đoạn, bài hay chưa?).
+ Đọc nhận xét trong nhóm, báo cáo trước lớp (giáo viên) lỗi bạn hay mắc
(âm vần, dấu, ngắt nhịp, tốc độ nhanh, chậm...) mà nhóm đã nhận xét, đề nghị
với giáo viên giúp đỡ cách đọc. Tìm ra bạn đọc tốt nhất để thi cùng các nhóm
khác.
- Phân loại đối tượng: Học sinh đọc có năng khiếu và học sinh đọc còn
hạn chế vào đều các dãy để các em kèm cho việc đọc tốt hơn khi luyện đọc theo
nhóm. Việc này tôi tiến hành sau 2 tuần đầu năm học (Sau khi biết khả năng đọc
của từng em).
b) Tiến hành:
+ Luyện đọc đúng tiếng, từ. Thực hiện ở phần luyện đọc nối tiếp theo
câu.
Bước 1: Chọn một số tiếng, từ ngữ hay đọc sai ghi lên bảng ở phần luyện
đọc. GV không chọn quá nhiều, chỉ chọn tối đa 7 từ, vì ít có bài nào HS sai
nhiều như vậy.
Vi dụ: Tập đọc: Trận bóng dưới lòng đường - Tiếng Việt 3, tập 1, trang
54, 55.
Luyện đọc
Tìm hiểu bài
- Tiếng, từ khó: húi cua, chút nữa
- Ngần ngừ, dốc bóng
quyết định, khuỵu xuống, xuýt xoa
- Khung thành
“kít...ít”
- Câu:
Bước 2: Luyện đọc sửa lỗi phát âm sai: Phát huy tính tích cực của HS tự
sửa, GV đọc mẫu (nếu cần), HS luyện đọc đúng. Thời gian khoảng 2-4 phút.
HS hay phát âm sai “cua” đọc thành “cu”; tiếng kít...ít nhiều HS đọc sai
như cách viết, mà phải đọc tiếng kít...ngân dài. Các từ khó: quyết định, khuỵu
xuống, xuýt xoa. Gọi HS đọc, nếu HS đọc chưa đúng thì GV đọc mẫu rồi cho
HS đọc lại đúng.
Riêng từ chút nữa HS hay đọc sai thành trút nửa hay chút nửa (Sai âm
và dấu thanh) GV cũng cho tiến hành như trên, nhưng khi phát âm tiếng nữa HS
cần chú ý đọc đúng theo mẫu. Vì nửa và nữa hoàn toàn khác nhau về nghĩa.
Bước 3: Luyện củng cố: Chọn một số tiếng khó vừa đọc cho 1-3 em đọc
lại. (1 phút). Bước này tôi thường cho nhóm đọc để tự sửa lỗi.
7
+ Luyện đọc câu dài: Lấy bảng ngắt câu dài làm chuẩn treo trên bảng lớp
để HS làm tiêu chí nhận xét.
Cách làm (xuất hiện cách ngắt nhịp):
Bước 1: Chọn câu dài (dòng thơ) cần ngắt nhịp. Treo lên bảng lớp nội
dung này. Thực hiện ở phần luyện đọc theo đoạn của tiết Tập đọc.
Ví dụ 1: Tiếng trống mỗi buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường
đầu tiên, âm vang mãi trong cuộc đời đi học của tôi sau này. (Bài: Ông ngoại
(Tiếng Việt 3 - tập 1, trang 35).
Bước 2: Tìm chỗ cần ngắt nghỉ đúng câu dài hoặc nhịp thơ:
- Gọi 1 HS đọc, cả lớp nghe để nhận xét.
- HS đọc và nêu cách ngắt nghỉ đúng, thì GV chốt đúng cho HS đọc lại.
Ví dụ 1: (Đúng) Tiếng trống mỗi buổi sáng trong trẻo ấy / là tiếng trống
trường đầu tiên, / âm vang mãi trong cuộc đời đi học của tôi / sau này.
- Nếu HS đọc và nêu cách nhịp sai
Chẳng hạn theo Ví dụ 1: HS nêu: Tiếng trống mỗi buổi sáng/ trong trẻo
ấy là tiếng trống trường đầu tiên, / âm vang mãi trong cuộc đời/ đi học của tôi
sau này. GV cho HS nhận xét, chỉ cách ngắt nhịp đúng hay sai. Nếu 1-2 em nêu
không đúng thì GV đọc cho HS nghe và nêu chỗ ngắt nghỉ để không làm mất
nhiều thời gian.
Bước 3: GV kết luận chỗ đánh dấu ngắt câu dài đúng, thời gian nghỉ chỗ
không có dấu phẩy và dấu chấm ký hiệu là 1 vạch chéo (/) và bằng chỗ nghỉ dấu
phẩy. Hai vạch chéo (//) nghỉ lâu hơn đó là dấu chẩm, dấu hỏi, chấm cảm.
Với câc dòng thơ cũng thực hiện tương tự, nhưng dấu ngắt một vạch là
chỗ ngắt nhịp thơ. Ví du: Bài: Về quê ngoại - Tiếng Việt 3, tập 1, trang 133.
Cách ngắt nhịp 2 dòng thơ đầu như sau:
Em về quê ngoại / nghỉ hè,//
Gặp đần sen nở / mà mê hương trời.//
...........
Lưu ý HS phải đọc ngắt nghỉ đúng để bảo đảm ý nghĩa của câu.
+ Luyện đọc tìm hiểu đoạn, bài:
Rèn kỹ năng đọc thầm, phát hiện nội dung, trả lời câu hỏi liên quan đến
bài học.
Bước 1: HS đọc thầm các đoạn liên quan đến nội dung câu hỏi, để tìm ra
câu trả lời.
8
GV nêu yêu cầu để HS thực hiện. Ví dụ câu hỏi 1: Điều gì khiến các bạn
nhỏ phải dừng lại? GV yêu cầu đọc cả đoạn 1 và 2 để tìm ra câu trả lời là có một
ông cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường chờ xe buýt chở đến bệnh viện.
Bước 2: Chọn câu trả lời hợp với câu hỏi.
HS thảo luận trong nhóm để tìm câu trả lời hay nhất, đúng nhất.
Bước 3: Chốt nội dung chính của đoạn bài.
GV ghi bảng lớp nội dung cho HS nhăắc lại để nhớ. Mục đích là giúp HS
hiểu được nội dung chính của đoạn, bài để các em đọc hay hơn.
+ Luyện đọc lại, thi đọc:
- Việc luyện đọc lại thường tiến hành trong nhóm sau đó để nhóm chọn 1
em tham gia thi đọc để củng cố và học tập lần nhau.
- Theo nhóm để sửa lỗi: Khi tổ chức luyện đọc nhóm, tôi để HS tự sửa sai
cho HS, theo cách: từng em đọc, nhóm nghe nhận xét, đề nghị bạn đọc đúng.
+ Tổ chức tốt hình thức luyện đọc theo nhóm.
- Tôi chỉ định luân phiên các em đọc tốt làm nhóm trưởng để điều hành
việc đọc và kết hợp sửa sai.
- Nếu nhóm nào có HS đọc sai thì biểu dương và đặc biệt khen những
nhóm có HS đọc đúng và hay phát âm sai, sửa lỗi tốt. Tôi ghi luôn nhận xét vào
sổ theo dõi chất lượng giáo dục của tháng đó với HS tiến bộ.
- Cho HS có năng khiếu đọc, học sinh mắc lỗi đọc lại với tinh thần cầu
thị.
Kết quả, sau gần 1 học kỳ làm quen với cách rèn luyện kỹ năng trên,
nhiều học sinh đọc có tiến bộ đọc nhanh và lưu loát hơn. Các em này rất phấn
khởi và hay xung phong đọc.
+ GV biết cách quan sát cách đọc của học sinh.
- Phát hiện nhanh HS hay đọc sai các lỗi. Cho HS nhận xét. GV trực tiếp
sửa cách đọc đúng cho HS.
- GV phải kiên trì khi luyện đọc cho HS nhất là HS đọc chậm, sai lỗi.
Khen, động viên qua nhận xét sự tiến bộ của HS từng bài, đúng theo tinh thần
Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT để giúp các em vượt qua khó khăn.
3.3. Tổ chức thi đọc và các trò chơi gây hứng thú cho HS ở phần Thi
đọc theo nhóm hay củng cố, tổng kết bài.
3.3.1. Thi đọc:
Mục đích:
- Luyện đọc đúng và nhanh từng đoạn văn ( khổ thơ) trong bài tập đọc ở
sách giáo khoa Tiếng Việt 3
9
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp giữa các bạn
trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng đoạn trong bài.
Chuẩn bị:
- Bài tập đọc truyện kể đầu tuần (Có chia đoạn) hoặc bài thơ có từ hai khổ
thơ trở lên trong SGK Tiếng Việt 3.
- Lập nhóm chơi: Căn cứ vào số đoạn văn (hoặc số khổ thơ) trong bài tập
đọc để qui định số người trong mỗi nhóm tham gia chơi (bằng số đoạn văn hoặc
số khổ thơ trong bài).
- Giáo viên (hoặc 1 học sinh có năng lực) làm người điều khiển cuộc chơi:
Chọn một nhóm (2 - 4 em) làm giám khảo ( HS đại diện cho các tổ) nhận xét,
đánh giá kết quả thi đọc của từng nhóm.
Cách tiến hành:
- Lần lượt từng nhóm đăng kí dự thi lên đứng trước lớp, cầm SGK để thi
đọc. Mỗi người trong nhóm chỉ đọc một đoạn văn ( hoặc một khổ thơ) trong bài
tập đọc theo đúng thứ tự từ đoạn (khổ thơ) thứ nhất đến đoạn (khổ thơ) cuối.
- Chọn 1 HS điều khiển từng nhóm lên thi đọc, ghi kết quả đánh giá của
giám khảo được chọn trong các tổ (nhóm lớn). Khi các nhóm thi đọc xong, trọng
tài tính kết quả chung và dựa vào xếp loại kết quả cuộc thi: Nhất, nhì, ba,...
3.3.2. Trò chơi '' Xì điện'':
a. Mục đích:
- Rèn kĩ năng đọc (đọc thầm, đọc thành tiếng) ngày càng thành thạo các
bài đọc (Tập đọc) trong SGK Tiếng Việt 3.
- Luyện thói quen tập trung chú ý cao (kết hợp vừa đọc thầm vừa nghe
bạn đọc thành tiếng); phản xạ nhanh nhạy, kịp thời.
b. Chuẩn bị:
- Bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3.
- Chọn 1 học sinh làm trọng tài; ghi tên những học sinh được '' Xì điện''
và kết quả đọc của học sinh đó lên bảng theo từng nhóm.
c. Cách chơi:
- Cả lớp cử một người đọc đầu tiên (theo cách bình chọn hoặc bắt thăm)
- Người đọc đầu tiên ( HS 1) đứng lên đọc thành tiếng thật rõ ràng, rành
mạch từ 1 đến 4 câu văn (hoặc dòng thơ) thì dừng lại và chỉ định nhanh ('' Xì
điện'') một bạn bất kì trong lớp ( HS 2) đọc tiếp.
- Nếu HS 2 được chỉ định nhưng không đọc được câu tiếp theo ( sau khi
cả lớp đếm '' một, hai, ba '') hoặc đọc không đúng câu tiếp theo ( \cả lớp hô
''sai''), thì đứng tại chỗ: HS1 có quyền ''Xì điện'' lần 2 (mời bạn khác đọc tiếp).
10
Nếu HS2 đọc đúng câu tiếp theo (từ 1 đến 4 câu văn hoặc câu thơ) rồi dừng lại
''Xì điện'' một bạn khác (HS3) đọc tiếp... cứ như vậy cho đến hết bài.
- Trường hợp học sinh đọc hết bài, nếu chưa có lệnh của trọng tài thì vẫn
được ''Xì điện'' bạn khác đọc tiếp lại từ đầu bài văn ( bài thơ); cho đến khi trọng
tài yêu cầu dừng lại là kết thúc cuộc chơi.
3.3.3. Trò chơi ''Thả thơ'':
a. Mục đích:
- Rèn kĩ năng nhớ và đọc đúng các câu thơ, khổ thơ trong bài thơ đã học
thuộc lòng (HTL) trong SGK Tiếng Việt 3.
- Luyện trí nhớ tốt, tác phong ứng xử nhanh nhẹn, chính xác và ý thức nỗ
lực của từng người trong nhóm (tổ) khi đọc thành tiếng từng câu thơ (khổ thơ)
theo yêu cầu nêu ra.
b. Chuẩn bị:
- Học sinh học thuộc bài thơ ( hoặc đoạn thơ) đã yêu cầu HTL ở lớp.
- Lập hai nhóm chơi có số người bằng nhau: Giáo viên (hoặc cử 1 HS) làm
trọng tài, xác định bài học thuộc lòng để chuẩn bị phiếu ''Thả thơ''
VD: Bài '' Hai bàn tay em'' (SGKTiếng Việt 3, tập 1, trang 7), cần làm 5
phiếu, ghi 5 dòng thơ đầu của mỗi khổ thơ dưới đây:
Khổ thơ 1:
Khổ thơ 2:
Khổ thơ 3:
Khổ thơ 4:
Khổ thơ 5:
Hai bàn tay em
Đêm em nằm ngủ
Tay em đánh răng
Giờ em ngồi học
Có khi một mình
C. Cách chơi:
- GV nêu cách chơi:
11
+ Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm (tổ) có số người bằng số phiếu ''thả thơ'' đã
chuẩn bị cho mỗi bài. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành cho việc ''thả
thơ'' của nhóm mình. Hai nhóm trưởng bắt thăm để giành quyền '' thả thơ'' trước.
+ Hai nhóm đứng đối diện và cách nhau khoảng 2m. Mỗi người trong
nhóm A cầm một tờ phiếu (giữ kín); khi nghe trọng tài hô: ''Bắt đầu'', nhóm A
cử một người đưa (''thả'') ra một tờ phiếu cho một bạn bất kì ở nhóm kia (nhóm
B). Bạn của nhóm B nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ. Khi nhóm A ''thả''
xong hết số phiếu, trọng tài tính tổng số thành tích của cả nhóm và ghi lại.
- Để lại nhóm '' thả thơ'' ( đến lượt nhóm B), chơi tương tự như trên, sau đó
tính tổng số thành tích của nhóm B.
Chỉ được '' thả '' từng phiếu và '' thả'' cho mỗi bạn đối diện một lần. Không
''thả'' nhiều phiếu một lúc, không ''thả'' nhiều lần phiếu cho một bạn.
+ Người nhận được phiếu phải tự nghĩ và đọc thuộc khổ thơ (câu thơ), không
được hỏi bạn khác trong nhóm - các bạn trong nhóm không được nhắc bạn.
+ Sau khi nhận phiếu, quá 10 giây (Trọng tài đếm từ 1 đến 10) mà người
nhận không đọc được thì sẽ không được tính thành tích; nếu đọc đủ câu nhưng
có hai lần hoặc đọc ngắc ngứ thì sẽ ghi một lỗi.
- Kết thúc cuộc chơi, trọng tài nhận xét và công bố kết quả: nhóm đạt nhiều
thành tích hơn là nhóm thắng cuộc.
3.3.4. Trò chơi: “Hái hoa”
a. Mục đích:
- Ôn luyện các bài tập đọc ngắn (hoặc bài HTL) trong các tiết ôn tập giữa
học kì, cuối học kì theo chương trình qui định.
- Rèn kĩ năng đọc đúng và rành mạch bài tập đã học (hoặc đọc thuộc và
bước đầu đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ có yêu cầu HTL) có trong SGK Tiếng
Việt 3.
b. Chuẩn bị:
- SGK Tiếng Việt 3 ( để học sinh ôn về bài tập đọc đã học).
- Một cành cây có gắn các bông hoa bằng giấy. Mỗi bông hoa giấy đính
một phiếu ghi tên bài tập đọc ngắn ( bài tập đọc dạy trong một tiết) đã học, nếu
ôn tập về tập đọc, một phiếu ghi tên bài HTL( ghi rõ đoạn cần đọc thuộc, nếu
có) để ôn tập về HTL. ( Tham khảo phần chuẩn bị phiếu ở dưới)
- Giáo viên hoặc cử 1 HS làm người điều khiển cuộc chơi, chọn một
nhóm giám khảo (3 đến 4 HS đại diện cho các tổ) nhận xét, đánh giá kết quả thi
đọc ( HTL) của từng HS .
12
Mỗi giám khảo có một bộ bìa gồm 3 tấm ( kích thước mỗi tấm bìa
khoảng 20 cm x 10 cm, tương tự ở trò chơi 1- Thi đọc theo nhóm), mỗi tấm bìa
ghi một loại ( A, B, C) dùng để đánh giá kết quả đọc của từng HS.
C. Cách chơi:
1. Từng HS xung phong lên '' hái hoa'' xem phiếu và mở SGK đúng bài
Tập đọc (Bài ghi trên phiếu).
2. HS theo dõi bạn đọc đánh giá dựa theo tiêu chuẩn sau để nhận xét:
Tập đọc
Học thuộc lòng
- Đọc đúng: không phát âm sai đọc - Đọc thuộc lòng toàn bài hoặc đoạn
to, rõ ràng, rành mạch.
HTL)
- Đọc hay: nhấn giọng đúng từ ngữ - Đọc to rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ
gợi tả, gợi cảm, ngắt nghỉ đúng.
đúng nhịp thơ, dòng thơ.
3. Tùy thời gian cho phép, có thể mời 7 đến 8 HS tham gia '' hái hoa''. Kết
quả xếp loại của từng HS được ghi lên bảng, sau đó người điều khiển cuộc chơi
cùng cả lớp nhận xét, bình chọn HS đọc hay nhất để biểu dương (hoặc xếp loại
chung theo kết quả : Nhất, Nhì, Ba,..).
3.3.5. Hình thức đọc phân vai:
Áp dụng khi dạy truyện kể, trước khi đọc phân vai, GV cho HS thảo luận
theo nhóm về giọng đọc của từng nhân vật.
- Tiến hành: Gọi từng nhóm đọc (học sinh cầm sách đọc) sau đó hướng dẫn
học sinh nhận xét về giọng đọc của từng vai và vỗ tay tuyên dương.
- Áp dụng cho cuối tiết học thuộc lòng. HS thực hiện theo nhóm 4- 5 học
sinh ( 2 nhóm một lần)
- Tiến hành: Bạn thứ nhất (nhóm 1) đọc khoảng 2- 3 câu tùy theo khả năng
thuộc sau đó '' truyền điện'' vào một bạn bất kì.
3.4. Xây dựng tốt mối quan hệ giao tiếp trong tiết Tập đọc:
1. Giáo viên - học sinh: Tăng cường mối quan hệ thân thiện với HS.
Thể hiện mối quan hệ này qua những việc làm của giáo viên:
- Nêu tình huống: Thầy đọc như vậy - cách ngắt như thế nào?
- Làm mẫu: Đọc mẫu.
- Giải thích, uốn nắn, trao đổi.
2. Học sinh - học sinh:
- Trao đổi - thảo luận cách đọc.
13
- Theo dõi - đánh giá.
3. Học sinh - giáo viên:
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Nêu thắc mắc.
Mục đích của việc làm này, giúp cho các mối quan hệ thực hiện tốt.
- HS cảm thấy được quan tâm hơn sự chỉ bảo của thầy cô.
- Biết cách hoạt động nhóm có hiệu quả hơn. Tinh thần hợp tác, trách
nhiệm trước tập thể cao hơn khi làm đại diện.
- Tích cực, tự giác và chủ động hơn khi được giao việc, không né tránh,
đùn đẩy.
Qua thời gian làm quen, lúc đầu HS còn lúng túng. Sau đó, nhờ giúp đỡ
của cô và các bạn các em có tính chưa mạnh dạn, nhút nhát đã tự tin hơn.
Hanwng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, đọc bài càng tiến bộ.
3.5. Thực hiện tốt các yêu cầu của chuẩn kiến thức- kỹ năng, qui trình
dạy học tập đọc phù hợp với nhận xét đánh giá theo Thông tư 30.
- Thiết kế bài theo đúng quy trình và chuẩn kiến thức - kỹ năng và mục
tiêu của bài học. Những phần dành cho HS khá giỏi trước đây, nay chuyển cách
gọi HS có năng lực tốt. HS yếu, kém thay bằng học sinh chưa hoàn thành. Tôi đã
lựa chọn cách gọi sao cho phù hợp nhất. Với các môn Nhạc, Mĩ thuật HS khá
giỏi thì thay là HS có năng khiếu. Điều chỉnh như vậy khi nhận xét, đánh giá
giúp HS không có mặc cảm khi mình đọc còn chưa tốt. HS sẽ cố gắng vươn lên
trong các tiết học khác.
- Vận dụng linh hoạt sáng tạo quy trình để các tiết học trong đó có phân
môn Tập đọc đạt hiệu quả. Trong các bài Tâp đọc tôi thường dựa vào thiết kế
sau mà khi vận dụng tôi thấy có hiệu quả.
Dưới đây là thiết kế bài dạy mà tôi đã sử dụng cho các tiết Tập đọc.
Phần này dựa theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo viên
và sự vận dụng của bản thân
I. Mục tiêu: Theo chuẩn kiến thức kỹ năng (có điều chỉnh đối tượng cách
gọi HS theo Thông tư 30)
- Kiến thức:
- Kỹ năng:
- Giáo dục trách nhiệm (Liên hê):.......
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
- Học sinh:
14
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: (Khoảng 3-5 phút)
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài. (1 phút) Có thể thông qua tranh của bài để giới thiệu bài.
2. Luyện đọc: ( Khoảng 18 phút)
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp câu 2 lượt (luyện đọc tiếng, từ khó); (khoảng 5 phút)
- HS đọc nối tiếp theo đoạn 2 lượt, kết hợp giải nghĩa các từ khó (2-7 từ);
(khoảng 5 phút)
- Đọc đồng thanh (nếu cần)
- Học sinh trong nhóm (bàn) tự đọc. (khoảng 3-4 phút)
- Thi đọc. (khoảng 5 phút)
3. Tìm hiểu bài: (Khoảng 7 phút)
- Đọc trả lời câu hỏi sách giáo khoa hoặc GV (HS) nêu câu hỏi để học
sinh trả lời.
- HS nêu được ý chính đoạn, bài.
* Luỵên đọc lại (Đọc thuộc lòng) (khoảng 5 phút)
- GV đọc mẫu lần 2.
- Thi đọc đoạn hay cả bài.
- Nhận xét và kết luận.
4. Phần củng cố. (khoảng 3-4 phút)
- 1 học sinh có giọng đọc tốt đọc trình bày cho cả lớp nghe.
- Tổ chức trò chơi (nếu còn thời gian).
- Nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài tập đọc.
C. Nhận xét, đánh giá. Biểu dương tinh thần học tập của HS.
Với cách thiết kế và bảo đảm yêu cầu của phân môn Tập đọc, tôi thấy giờ
học dần dần trở nên hấp dẫn và lôi cuốn với HS hơn. HS rất thích đọc hay (diễn
cảm) mà tôi nêu mục tiêu cần đạt được khi yêu cầu về giọng đọc đoạn hay cả bài
với các bài văn xuôi hay bài thơ.
Muốn đạt hiệu quả cao cho kĩ năng đọc thì khả năng rèn luyện, rèn kĩ
năng đọc là trọng tâm, thông qua đọc chúng ta giúp học sinh cảm nhận được nội
dung. Chỉ có thông qua đọc HS mới hình thành tốt các kỹ năng, phát huy tính tự
chủ, HS tự sửa lỗi cho nhau, nâng cao năng lực giao tiếp. Luyện đọc cho học
sinh là cốt lõi vấn đề của tiết Tập đọc.
15
4. Kết quả việc áp dụng các kinh nghiệm của việc rèn kĩ năng đọc cho
học sinh lớp 3.
Thực tế cho thấy việc áp dụng linh hoạt các biện pháp nêu trên kết quả
phân môn Tập đọc của lớp thể hiện qua bảng phân tích số liệu như sau:
Bảng kết thống kê kết quả học phân môn Tập đọc
Học sinh lớp 3A - Năm học 2015 - 2016
( Tổng số HS : 27 em - tính bằng %).
Thời điểm
Giữa kỳ 1
Giữa->cuốikỳ 1
Đầu->giữa kỳ 2
Giữa kỳ2-> nay
19 em
70,4%
20 em
74,1%
20 em
74,1%
21 em
77,8%
2 em
7,1%
24 em
88,9%
24 em
88,9%
23 em
85,2%
25 em
92,6%
10 em
37,0%
26 em
92,3%
27 em
100%
26 em
92,3%
27 em
100%
12 em
44,4%
27 em
100%
27 em
100%
27 em
100%
27 em
100%
17 em
62,9%
Mức độ đúng
Âm
(số lượng và %)
Vần
(số lượng và %)
Thanh ?/~
(số lượng và %)
Ngắt - nghỉ
(số lượng và %)
Đọc hay
(số lượng và %)
Nhìn vào bảng số liệu này, cho biết học sinh biết đọc đúng từ 70-100%,
tăng 30%.
Số HS đọc ngắt nghỉ đúng tăng 22,2%.
Số HS đọc diễn cảm ngày càng được nâng cao từ 7,1 đến 62,9%.
Sở dĩ số liệu dần càng cao nhờ việc rèn luyện đọc thường xuyên, kiên trì
và sự linh hoạt khi hoạt động tích cực, chủ động trên lớp. Những HS chưa đạt
các yêu cầu ở buổi chính, tôi giao cho HS có năng lực kèm cặp thêm vào buổi
thứ 2 tại lớp.
HS đã tích cực, tự giác cao trong tiết Tập đọc, tự luyện đọc theo sự hướng
dẫn của thầy và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn.
HS có hứng thú và thích học Tập đọc vì thấy được sự cần thiết phải học
tốt phân môn này. Các em được tham gia trò chơi, được luyện giọng đọc theo
từng bài, được biết nhiều nội dung, kiến thức mới và bổ ích không những cho
phân môn Tập đọc mà các phân môn của Tiếng Việt, Toán, TN&XH...
Đa số học sinh đều thích học, trông chờ để đến giờ Tập đọc. Các em đã
có hứng thú cao với môn học làm người dạy càng tự tin hơn.
Như vậy, với kết quả khảo sát trên, tôi thấy kĩ năng đọc của HS ngày càng
được nâng cao hơn.
16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Mỗi phân môn đều có yêu cầu đặc trưng riêng của nó. Để học sinh được
phát triển toàn diện nền móng ngay đầu người giáo viên cần có tâm huyết với
nghề, luôn có ý thức học hỏi chuyên môn, nghiệp vụ để nắm vững mục tiêu bài
dạy, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình sử dụng các biện pháp dạy học để nâng
cao hiệu quả giờ dạy.
Qua quá trình giảng dạy và áp dụng một số biện pháp như đã nêu ở phần
trên, tôi đã đầu tư rất nhiều công sức, gặp không ít những khó khăn song tôi đã
thành công và hài lòng với kết quả đạt được. Đó là từ nhiều học sinh đọc chậm,
nhỏ, phát âm chưa đúng nay đã có nhiều em đọc to, lưu loát, không sai lỗi về
phát âm và hơn nữa tất cả là các em ham mê học Tập đọc nói riêng cũng như
các môn học khác, như Toán, TN&XH... Các em thích đọc các loại sách tham
khảo khác.
2. Bài học kinh nghiệm:
Bằng những kinh nghiệm nhỏ vận dụng trong quá trình giảng dạy phân
môn Tập đọc, tôi rút ra bài học kinh nghiệm là:
- Nắm vững tinh thần đổi mới nhận xét, đánh giá HS theo Thông tư 30
của Bộ GD&ĐT để vận dụng tốt cách đánh giá, cách ghi nhận xét khuyến khích
tinh thần người học phù hợp với đặc trưng môn học.
- Trong tiết học cần tổ chức cho học sinh tích cực đọc SGK, tự đọc tốt.
- Chú trọng luyện đọc tiếng, từ khó. Cách đọc ngắt nghỉ câu dài, ngắt nhịp
thơ, dòng thơ hợp lý.
- Tổ chức nhiều hình thức đọc. Giáo viên vận dụng linh hoạt các PPDH theo
quy trình tiết học. Chú ý phần luyện đọc: Thông qua luyện đọc cá nhân, nhóm
để giúp các em đọc tốt và phát hiện ra cách đọc hay (đọc diễn cảm). Ghi nhớ các
nội dung kiến thức của các bài Tập đọc đã được học mà các nhà viết sách giáo
khoa dày công nghiên cứu.
- Tổ chức tốt hoạt động theo nhóm. Phát huy vai trò tự giác, tích cực của
các thành viên, không để HS ngoài tiết học, khi học nhóm.
- Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học dạy tốt các
dạng bài của phân môn Tập đọc, sử dụng linh hoạt các trò chơi để góp phần giúp
học sinh dễ học, dễ thuộc bài của giờ Tập đọc. GV chủ động về nội dung, bám
sát mục tiêu bài, luôn sáng tạo trong giờ học để gây hứng thú cho học sinh.
- Bản thân cần tích cực tìm tòi, vận dụng sáng tạo hơn nữa trong xu hướng
đổi mới phương pháp hiện nay để hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ
bản của cấp học nền tảng đề ra.
17
- Cần chú ý đến đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3 (chú ý mang đặc điểm
cảm tính) nên trong việc dạy tập đọc cần áp dụng các hình thức đọc tạo hứng thú
cho học sinh.
- Luôn nâng cao chất lượng: Kế hoạch dạy, học hỏi, dự giờ, tham khảo tài
liệu,..., giữ tốt mối liên hệ với phụ huynh và giáo viên khác trong thực hiện
nhiêm vụ.
- Trong tiết dạy tập đọc phải đảm bảo các mối quan hệ: Giáo viên - học
sinh; học sinh - học sinh; học sinh - giáo viên.
3. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với học sinh:
- Luôn có ý thức trách nhiệm cao với việc làm, nhất là tự luyện đọc ở lớp.
- Tìm thêm nhiều sách, báo đọc để nâng cao kĩ năng đọc.
* Đối với giáo viên:
- Khi tổ chức bất kỳ hoạt động nào phải bảo đảm nội dung, nhưng linh
hoạt rõ ràng theo các bước một cách nhanh chóng, tránh lặp lại tạo sự nhàm
chán cho HS.
- Có sự quan tâm nhiệt tình, yêu thương học sinh tạo cho các em sự say mê,
thoải mái trong tiết học.
- Nghiên cứu bài dạy thật chu đáo trước khi lên lớp.
- Tác động tới phụ huynh để quan tâm đến việc học hơn nữa cho sự hình
thành kĩ năng đọc của học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã tìm tòi, đúc rút từ
thực tế, vận dụng trong quá trình dạy các tiết Tập đọc. Trong quá trình thực hiện
đề tài, bản thân đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo, anh chị
em đồng nghiệp, Hội đồng khoa học. Bản thân tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu và tiếp
tục học tập để dạy thật tốt.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày ….tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN
18