Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kinh nghiệm dạy giờ luyện tập toán nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 6 trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.38 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
I- Cơ sở chọn đề tài.

2

II- Thực trạng của vấn đề.

3

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- Các giải pháp thực hiện.

4

II- Các phương án thực hiện.

4

III- Tổ chức thực hiện.

5

KẾT LUẬN
I- Kết quả nghiên cứu.

14

II- Một số đề xuất và kiến nghị.



14

1


A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I-CƠ SỞ CHỌN ĐỀTÀI:
1.Cơ sở lí luận :
Trong chương trình THCS, toán học chiếm một vai trò rất quan trọng. Với đặc
thù là môn khoa học tự nhiên toán học gây nhiều hứng thú cho học sinh, toán
không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy, óc sáng tạo, khả năng tìm tòi và khám
phá tri thức, vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tế cuộc sống. Mà
toán học còn là công cụ giúp các em học tốt các môn học khác và góp phần giúp
các em phát triển một cách toàn diện. Một nhà toán học và nhà sư phạm đã nói “
Toán học được xem là môn khoa học chứng minh.” Muốn vậy người học phải
nắm vững kiến thức toán học từ thấp đến cao, phải học toán thường xuyên, liên
tục, phải tự tiếp thu kiến thức qua hoạt động học tập tích cực của bản thân.
Từ vai trò quan trọng đó mà việc giúp các em yêu thích, say mê học toán, giúp
các em học sinh khá giỏi có điều kiện mở rộng, nâng cao kiến thức cũng như
kèm cặp, phụ đạo cho học sinh yếu kém môn toán là yêu cầu tất yếu đối với giáo
viên dạy toán nói chung. Nhất là đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa
hiện đại hóa, rất cần những con người năng động, sáng tạo có hiểu biết sâu và
rộng…Chính vì vậy mà việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh trong
mọi tiết dạy học toán, nhất là những tiết luyện tập, củng cố kiến thức là rất cần
thiết. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi bản thân người giáo viên dạy
toán phải tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới “Phương pháp dạy tiết luyện tập toán”
góp phần vào việc “Dạy cho trí thông minh của các em hoạt động và phát triển”
(Phạm Văn Đồng )
2. Cơ sở thực tiễn:

Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán học hiện nay là tích cực hoá hoạt
động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình
thành ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện
và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Sách giáo
khoa toán mới không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hệ thống
kiến thức toán học trong chương trình. Hạn chế đưa vào chương trình những kết
quả có tính lý thuyết thuần tuý và các phép chứng minh dài dòng, phức tạp
không phù hợp với đại đa số học sinh. Tăng tính thực tiễn và tính sư phạm, tạo
điều kiện để học sinh được tăng cường luyện tập thực hành, rèn luyện kỹ năng
tính toán và vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và các môn học khác
Do đó, số tiết dành cho luyện tập khá nhiều. Nhưng tiết luyện tập không đơn
2


thuần là tiết để chữa bài tập ra về cho học sinh, làm như vậy tiết luyện tập đem
lại sự buồn tẻ, học sinh không có hứng thú học bài, đem lại sự nhàm chán cho
bản thân giáo viên và học sinh. Để tiết luyện tập có hiệu quả: Học sinh giỏi được
củng cố, nâng cao kiến thức, học sinh yếu, trung bình được khắc sâu kiến thức
và có thể tự mình làm được những bài tập trong sách giáo khoa và những bài với
yêu cầu cao hơn. Sau tiết luyện tập kiến thức cũ được cô đọng, khắc sâu cho học
sinh để các em vững vàng học những tiết học sau, tiếp thu những kiến thức mới
đó là điều mà không phải giáo viên nào cũng làm được.
Bản thân tôi là giáo viên toán đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề tôi quan niệm
quá trình học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến thức có sẵn, mà còn là
quá trình học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm tòi đến với kiến thức mới
nhờ sự học hỏi hướng dẫn giúp đỡ và tổ chức của giáo viên. Tôi thấy mình cần
phải tìm ra một phương pháp dạy tiết luyện tập toán để giúp các em học sinh
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi
dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi bản thân người giáo viên dạy toán
phải tìm tòi nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đưa chất lượng giờ
học toán của học sinh được nâng lên. Năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường
phân công dạy toán hai lớp 6C và 6D của trường THCS Minh Khai với trăn trở
trên và với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học toán ở trường THCS và
qua thực tế giảng dạy tôi đã tìm tòi và áp dụng một số giải pháp thành công đối
với giờ luyện tập toán. Qua kinh nghiệm của bản thân tôi đã đúc kết được một
đề tài, đó là “ Kinh nghiệm dạy giờ luyện tập toán nhằm nâng cao chất lượng
cho học sinh lớp 6 trường THCS” đưa vào dạy ở lớp 6C.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trong thực tế quá trình dạy tiết luyện tập giáo viên thường máy móc, cứng
nhắc không quan tâm đến tính chất và yêu cầu cụ thể của từng tiết luyện tập.
Tiết luyện tập thường diễn ra theo trình tự giáo viên kiểm tra lý thuyết rồi chữa
các bài tập đã được giao về nhà cho học sinh. Cứ rập khuôn như vậy nên đến
tiết luyện tập học sinh đã nắm được trình tự của tiết học gây nhàm chán, giờ học
buồn tẻ, không thu hút, học sinh mất dần hứng thú đối với giờ luyện tập toán,
máy móc trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong bài tập. Học
sinh hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, các phẩm chất của tư duy
linh hoạt, độc lập sáng tạo không được phát triển. Dẫn đến học sinh có thói
quen ỷ lại, không mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình, không nhanh nhẹn,
sáng tạo trong các tình huống nảy sinh khi giải quyết các bài tập. Mặt khác sách
giáo khoa rất quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để
làm các phép tính một cách nhanh chóng và thuận tiện. Nếu trong các tiết luyện
tập giáo viên không quan tâm đến việc này thì học sinh sẽ không biết sử dụng
thành thạo máy tính bỏ túi để tính. Chính vì vậy, rất cần một quá trình lao động
sư phạm tích cực và sáng tạo của giáo viên, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng
các tiết luyện tập toán theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
3



B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I- Các giải pháp:
Để học sinh yêu thích học tiết luyện tập toán, không cảm thấy nhàm chán, rập
khuôn giáo viên cần phải:
- Chuẩn bị dạy một tiết luyện tập toán cần bám sát tư tưởng chủ đạo là hoàn
thiện ở mức độ cho phép học sinh hệ thống kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thuật
toán, rèn luyện nề nếp học.
- Tích cực hoá hoạt động tự luyện tập của học sinh từ khâu chuẩn bị ở nhà .
- Hoàn thiện, nâng cao (ở mức độ cho phép của chương trình ) lý thuyết qua
hệ thống bài tập.
- Khi luyện tập cho học sinh áp dụng thành thạo một quy tắc, công thức nào
đó cần lựa chọn một số bài tập có cách giải quyết riêng, đơn giản hơn là áp dụng
quy tắc tổng quát đã học.
- Rèn luyện kỹ năng, thuật toán, nguyên tắc giải toán (tuỳ từng bài cụ thể).
- Quan tâm rèn luyện cho học sinh khả năng chuyển dễ dàng nhanh chóng từ
tư duy thuận sang tư duy nghịch để học sinh nắm vững hơn nội dung kiến thức
đã học.
- Khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải khác nhau của một bài toán.
- Tổ chức trò chơi giữa các tổ, nhóm học tập bằng nhiều hình thức phong
phú, góp phần tăng hứng thú học toán.
- Rèn luyện nề nếp học tập có tính khoa học, rèn luyện các thao tác tư duy,
phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo.
- Tham gia học chuyên đề môn toán do sở và phòng giáo dục tổ chức.
- Thường xuyên tham gia dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp để học hỏi kinh
nghiệm.
- Tham khảo các tài liệu, tạp chí viết về đổi mới phương pháp dạy học để học
hỏi như: “thiết kế bài giảng ”, “sách giáo viên” , “sách bài tập”, “tạp chí giáo
dục ” …
II- Các phương án thực hiện:
Phương án 1:

Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học, sau đó
có thể mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông cho phép, thông qua phần
kiểm tra miệng ở đầu tiết.
Bước 2: Cho học sinh trình bày lời giải một số bài tập đã làm ở nhà mà giáo
viên quy định, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải toán của học
sinh, kiểm tra kỹ năng tính toán, cách diễn đạt bằng lời và cách trình bày lời
giải bài toán của học sinh. Giáo viên chốt lại những vấn đề có tính chất giáo dục
4


(phân tích một cách đúng, sai ở từng bài, nêu ra cách giải thông minh, ngắn gọn
… ).
Bước 3: Cho học sinh làm một số bài tập mới theo chủ định của giáo viên,
nhằm kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh hoặc rèn luyện một kỹ năng, một
thuật toán nào đó.
Phương án 2
Bước 1: Cho học sinh trình bày lời giải một số bài tập cũ mà học sinh đã
được chuẩn bị ở nhà để kiểm tra học sinh hiểu lý thuyết đến đâu? Kỹ năng vận
dụng lý thuyết trong việc giải các bài toán như thế nào? Học sinh thường mắc
sai sót ở đâu?.
Bước 2: Sau khi nắm được các thông tin qua bước 1 giáo viên cần phải chốt
lại các vấn đề có tính chất trọng tâm:
- Nhắc lại một số vấn đề lý thuyết mà học sinh chưa hiểu hoặc chưa hiểu
sâu, không vận dụng tốt vào việc giải toán.
- Chỉ ra các sai sót của học sinh thường mắc phải và phương hướng khắc
phục các sai sót.
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày, diễn đạt lời nói bằng ngôn ngữ toán
học.
Bước 3: Cho học sinh làm một số bài tập mới, nhằm kiểm tra ngay sự hiểu
biết của học sinh về lý thuyết hoặc rèn luyện một số kỹ năng, thuật toán nào đó

mà giáo viên vừa bổ sung ở phần trên.
Việc lựa chọn phương án nào, tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu cụ thể
của tiết luyện tập, giáo viên không nên cứng nhắc.
III- Tổ chức thực hiện:
1) Việc chuẩn bị dạy tiết luyện tập, điều quan trọng là phải bám sát tư
tưởng chủ đạo là hoàn thiện hệ thống kiến thức (ở mức độ cho phép ), rèn
luyện kỹ năng, thuật toán, rèn luyện nền nếp học tập.
Để đảm bảo phát huy tối đa hoạt động của giáo viên và học sinh, tránh sự
đơn điệu thụ động như các tiết luyện tập toán trước đây. Giáo viên cần tìm tòi,
thiết kế hệ thống các câu hỏi, kèm theo bài tập để kiểm tra nhận thức của học
sinh, tạo tình huống mới về kiến thức đã học, kích thích hứng thú học tập của
học sinh. Hệ thống các câu hỏi, bài tập đó gắn với các biện pháp kỹ thuật của
người giáo viên làm cho tiết học sinh động hơn, làm cho học sinh nắm kiến thức
sâu sắc hơn.
Ví dụ dạy tiết 89 “Lyện tập ” Toán 6
(Sau tiết 88 “Tính chất cơ bản của phép nhân phân số ”)
Mục tiêu của tiết này là:
Kiến thức: Củng cố và khắc sâu phép nhân phân số, các tính chất cơ bản của
phép nhân phân số.
5


Kỹ năng: Vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học về phép nhân phân số và
các tính chất cơ bản của phép nhân phân số để giải toán.
Thái độ: Giáo dục sự yêu thích môn toán, học tập gương nhà toán học Việt
Nam. Vì vậy, giáo viên có thể tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập giao về nhà để kiểm tra sự
vận dụng lý thuyết vào làm bài tập của học sinh (bài 75 SGK/39)
Bài 75 (Đề bài ghi trên bảng phụ) và cho học sinh lên điền vào ô trống
x


2
3

2
3

4
9

−5
6

7
12

−1
24

−5
6
7
12
−1
24

- HS lên bảng điền vào 3 ô ở hàng ngang thứ 1
Giáo viên từ kết quả của 3 ô ở hàng ngang thứ nhất ta điền được ngay ô
nào ? Vì sao?
Từ đó rút ra được tính chất gì của phép nhân phân số?

Giáo viên: nêu tính chất giao hoán
Bước 2: Nắm được sự tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua bước 1, giáo
viên chốt lại các vấn đề sau: Với mỗi bài tập, có thể có nhiều cách giải khác
nhau, vì vậy cần quan sát kỹ các phân số (trong bảng hay biểu thức có quan hệ
với nhau như thế nào ) rồi suy nghĩ, tính nhẩm sẽ tìm được cách giải hợp lý nhất.
Do đó, trong học tập cũng như trong cuộc sống, ta luôn tìm cách giải quyết
công việc một cách hợp lý.
Bước 3: Giáo viên tiến hành cho học sinh làm một số bài tập mới để rèn luyện
tính thông minh.
Bài tập: Tính giá trị của biểu thức sau (bằng hai cách )
1
6

1
8

A = 24 . ( − )
Giáo viên : Bài tập có mấy cách làm ? Em chọn cách nào? Vì sao?
Học sinh : Có hai cách làm
Cách 1: Thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Cách 2: Sử dụng tính chấp phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
6


Giáo viên : Ta thấy 24 là bội chung của 6 và 8, khi đó nếu sử dụng tính
chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính thì bài toán trở nên đơn
giản hơn.
Trong sách bài tập toán 6, còn có rất nhiều bài tập để phát hiện học sinh khá
giỏi, ở tiết luyện tập này nếu có thời gian giáo viên có thể giao bài 94 trang 19
SBT

2) Tích cực hoá hoạt động tự luyện tập của học sinh từ khâu chuẩn bị ở
nhà:
Khối lượng kiến thức, kỹ năng sau một tiết lý thuyết không phải là nhiều
song nếu học sinh không coi trọng việc học và làm bài tập về nhà sẽ dẫn đến
lúng túng khi lên bảng chữa bài, không hiểu bài, không nhận xét được bài làm
của bạn. Do đó, giáo viên mất nhiều thời gian khi tiến hành bước 1, bài giảng đã
được chuẩn bị sẽ tiến hành không như ý định đặt ra.
Ví dụ: Tiết 22 “Luyện tập ”
(Sau tiết 21 “Tia phân giác của góc” Toán 6)
Với mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức về tia phân giác của một góc.
- Rèn kỹ năng giải bài tập về tính góc, áp dụng tính chất về tia phân giác
của một góc để làm bài tập.
- Vẽ hình cẩn thận, chính xác.
* Đối với lớp 6D giáo viên tiến hành bước 1 như sau:
- Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tia phân giác của một góc ? Vẽ tia phân giác của
góc xOy ?
Học sinh lên bảng phát biểu thuộc lòng định nghĩa tia phân giác của một góc,
nhưng việc vẽ tia phân giác của góc xOy là khó khăn, vì học sinh không hiểu
sâu bản chất của kiến thức, học sinh lúng túng trong việc vận dụng kiến thức vào
làm các bài tập có liên quan.
- Đối với lớp 6C giáo viên tiến hành bước 1 như sau:
Ra bài tập kiểm tra bài cũ :
+ Vẽ xOy = 1800
+ Vẽ tia phân giác Ot của góc xOy
+ Tính góc xOt, góc tOy
+ Từ đó rút ra nhận xét ?
Để làm được bài tập này, học sinh cần ôn tập kiến thức về vẽ góc khi biết số
đo (để vẽ xOy = 180 0), hoặc góc có số đo 180 0 là góc bẹt thì không cần dùng
thước đo góc cũng vẽ được góc xOy. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải nắm được

cách vẽ tia phân giác (đã làm quen ở phần lý thuyết ) thì mới vẽ được tia Ot
⇒ tính được góc xOt, góc tOy.

7


t

O

x

(

xOt =

tOy =

180 0
2

y

= 900 )

Học sinh (nhận xét ): Tia phân giác của góc bẹt hợp với mỗi cạnh của góc một
góc 900
.
Không nhất thiết giáo viên phải hỏi: “ Thế nào là tia phân giác của một góc ”
hoặc “Nêu cách vẽ tia phân giác của một góc”. Mà thông qua bài tập trên học

sinh vẫn tái hiện lại các kiến thức đó. Ngoài ra, còn rèn luyện kỹ năng tính toán
từ đó rút ra nhận xét quan trọng về tia phân giác của góc bẹt. Với cách làm theo
phương pháp này tôi thấy học sinh tập trung, chú ý học, làm việc tích cực hiểu
bài sâu và kĩ, nên đa số các em đều vận dụng kiến thức làm tốt các bài tập theo
yêu cầu.
Để quá trình tự luyện giải bài tập ở nhà của học sinh được tốt hơn giáo viên
cần chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, bài tập giao về nhà hợp lý, để học sinh vận
dụng ngay kiến thức vừa học vào giải quyết các yêu cầu đó mà không gặp nhiều
khó khăn. Nếu giao những bài tập quá khó thì đối với những học sinh yếu, kém
sẽ không làm được, dẫn đến tâm lý nặng nề, dần sẽ sợ học môn toán, không phát
huy được năng lực của các em.
3) Khi luyện tập cho học sinh áp dụng thành thạo một công thức, qui
tắc nào đó, giáo viên cần lựa chọn một số bài tập có cách giải quyết đơn
giản hơn là áp dụng quy tắc tổng quát đã học.
Ví dụ 1: So sánh hai phân số

2
−5

3
6

- Đối với lớp 6D tôi cho học sinh vận dụng qui tắc đưa hai phân số đã cho về
dạng hai phân số có cùng mẫu dương, sau đó so sánh tử của chúng, phân số nào
có tử lớn hơn thì lớn hơn.
Ta có:

2 4
=
3 6


Vì 4 > - 5 =>

4 −5
2 −5

⇒ 
6
6
3
6

Với cách làm này học sinh máy móc, rập khuôn áp dụng qui tắc. Dẫn đến học
sinh không linh hoạt, năng động trong việc sử lí các bài toán khác, cũng như
trong cuộc sống.
- Đối với lớp 6C sau khi học xong bài “ So sánh phân số” tiết luyện tập giáo
viên có thể cho học sinh làm một số bài tập so sánh phân số mà không nhất thiết
phải áp dụng quy tắc đã học (đưa về cùng mẫu dương , rồi so sánh tử với nhau),
mà có thể dùng : Phân số trung gian để so sánh hoặc tìm phân số bù của hai
phân số để so sánh …
8


Ví dụ 1: So sánh hai phân số

2
−5

3
6


Giáo viên nên hướng dẫn học sinh so sánh với phân số trung gian là 0
−5
2
−5
< 0
⇒ >
6
3
6
3
8
Hoặc : so sánh hai phân số và
9
4
3
1
Ta thấy phần bù của
là :
4
4
8
1
phần bù của
là :
9
9
1
1
3

8

> nên : <
9
4
9
4

Vì :

2
>0
3

;

Đối với cách làm này học sinh sử lí bài toán nhanh gọn, không máy móc, rập
khuôn.
Ví dụ 2: Tìm BCNN và ƯCLN của các số không nhất thiết phải đi đúng quy
tắc , như:
Tìm ƯCLN (13;78) = 13
(vì 78  13 )
Tìm BCNN (12; 36; 72) = 72
(vì 72 12 ; 72  36 )
Những bài tập như vậy rất tốt giúp học sinh khắc phục được tính ỳ (hành động
một cách máy móc, không thay đổi phù hợp với điều kiện mới), làm trí tuệ trở
nên linh hoạt.
Tuy nhiên, giáo viên ra số lượng bài tập loại này vừa phải và chọn thời điểm
phù hợp (nói chung là sau khi học sinh nắm được và vận dụng tương đối thành
thạo quy tắc tổng quát ), nếu không học sinh không còn tin vào quy tắc nữa. Vấn

đề là giáo viên phải tư duy, linh hoạt vừa làm cho học sinh nắm vững quy tắc
tổng quát để có thể áp dụng có hiệu quả cho mọi bài toán cùng loại, đồng thời
biết phân biệt có thể giải bằng phương pháp đơn giản hơn.
4) Khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải khác nhau của một bài
toán
Ví dụ: Tiết 48 “Luyện tập” (sau bài “ Tính chất của phép cộng số
nguyên” Toán 6)
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 39a, trang 79 SGK
Tính tổng : 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
- Đối với lớp 6D nếu giáo viên không nói gì thêm thì học sinh chỉ dừng lại ở
việc tính ra kết qủa của phép tính bằng cách tính từ trái sang phải, do đó không
phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh.
- Đối với lớp 6C tôi yêu cầu học sinh tìm các cách tính khác nhau :
Cách 1:
1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
= [1+(-3)] +[5 + (-7) ] + [9 + (-11)]
9


= (-2) +(-2) +(-2) = - 6
Cách 2:
1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
= ( 1 + 5 + 9 ) + [(-3) + (-7) + (-11)]
= 15 + ( -21) = -6
Cách 3:
1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
= (1 + 9) + [(-3) + (-7)] +[5 + (-11)]
= 10 + (-10) + (-6) = - 6
Học sinh nhận xét về các cách làm
Giáo viên (kết luận) để cộng các số nguyên, ta có thể :

+ Cộng từ trái sang phải.
+ Cộng các số nguên dương với nhau, cộng các số nguyên âm với
nhau, rồi cộng các kết quả lại.
+Nhóm các số nguyên tròn chục, tròn trăm ...vào một ngoặc rồi
tính.
Mỗi cách giải là một phương hướng khác nhau, giáo viên có thể gợi ý để
học sinh tìm ra nhiều cách giải. Việc tìm ra nhiều cách giải của một bài toán tất
nhiên phải đưa đến đòi hỏi học sinh phải so sánh các kết quả đó, để tìm ra lời
giải hay nhất, ngắn gọn nhất, mở đường cho sự sáng tạo phong phú, nên học
sinh rất hứng thú học, giờ học rất sôi nổi.
5) Trong tiết luyện tập, giáo viên cần quan tâm đến việc rèn luyện
cho học sinh khả năng chuyển dễ dàng, nhanh chóng từ tư duy thuận sang
tư duy nghịch để học sinh nắm vững hơn nội dung kiến thức đã được học ở
tiết trước.
Ví dụ :
Tiết 23 “Luyện tập ”
(Sau bài “Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9” Toán 6 )
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập
Bài 104 (trang 42 SGK): Điền chữ số vào dấu * để :
a, 5 * 8 chia hết cho 3
b, 6 * 3 chia hết cho 9
Mục đích: Biết một số chia hết cho 3, cho 9 thì tổng các chữ số của nó
phải chia hết cho 3, cho 9.
Nếu nắm được điều này thì học sinh sẽ dễ dàng tìm được
a, * ∈ { 2;5;8}
b, * ∈ { 0;9}
Bài 105 (trang 42 SGK): Dùng ba trong bốn chữ số 4; 5; 3; 0 ghép thành
các số có ba chữ số sao cho các số đó.
a. Chia hết cho 9
b. Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9

10


Bài tập này đòi hỏi học sinh phải cộng tổng ba chữ số trong bốn số 4; 5;
3; 0 nếu tổng nào chia hết cho 9 thì lập được số chia hết cho 9… Học sinh tìm
được đáp số :
a. 450; 540; 405; 504
b. 453; 435; 345; 354; 543; 534
Ví dụ 2: Tiết 64 – “Luyện tập ”
(Sau tiết 63 : “Tính chất của phép nhân ”- Toán 6)
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 99 (trang 96 SGK): áp dụng tính chất:
a(b – c) = ab – ac điền số thích hợp vào ô trống :
a.
. (-13) + 8 . (-13) = ( -7 + 8) . (-13) =
b. (-5). (-4 ) = (-5). (-4) – (-5) . (-14) =
Mục đích: Sử dụng tính chất: a(b – c) = ab – ac, biết nếu có ab – ac thì có
thể viết thành: a(b – c). Suy luận như vậy nhanh chóng tìm ra kết quả :
a. (-7) ; (- 18)
b. (-14) ; (-50)
6) Xen vào các tiết luyện tập sau khi chữa bài tập giáo viên nên tổ
chức các trò chơi giữa các nhóm học tập bằng nhiều hình thức phong phú ,
góp phần tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa học sinh trong lớp, giảm tính
chất căng thẳng của tiết học toán. Thông qua các bài tập “đố”, “thi ghép
chữ”, “thi tính nhanh” … học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và nhớ
kiến thức lâu hơn.
- Đối với lớp 6C các ví dụ sau tôi cho học sinh làm với những hình thức sau:
Ví dụ 1 : Bài tập sau tiết “ Phép cộng phân số ” Toán 6
Tổ chức “ Trò chơi tính nhanh ” ( bài 62 b SBT)
Hoàn chỉnh bảng sau: (đề ghi trên hai bảng phụ )
−1

2
5
−3
-1
+

−1
12

2

3

6

4

Tiến hành cho một đội nam và một đội nữ chơi . Mỗi đội cử 5 bạn, mỗi
bạn được quyền điền kết quả vào một ô rồi chuyền phấn cho bạn tiếp theo, thời
gian chơi trong 3 phút. Kết thúc giáo viên cho cả lớp nhận xét và thưởng cho
đội thắng cuộc
Ví dụ 2: Tiết 83 - “Luyện tập ”
( Sau tiết 82 : “Tính chất cơ bản của phép cộng phân số )
Giáo viên cho học sinh tiến hành làm phiếu hoc tập theo nhóm (bài tập 55
trang 30 SGK)

11


−1

2

+
−1
2
5
9
1
36
− 11
18

5
9

1
36

− 11
18

-1

Luật chơi: Mỗi ô điền đúng được một điểm, kết quả chưa rút gọn trừ 0,5
điểm. Nhóm nào phát hiện được những kết quả giống nhau điền nhanh sẽ được
thưởng 2 điểm, thời gian là 5 phút. Giáo viên khen thưởng đội thắng cuộc.
Ví dụ 3: Tiết 16 “Luyện tập ”
( Sau tiết 15 “ Thứ tự thực hiện các phép tính” – Toán 6 )
Giáo viên ra câu đố (bài tập 82 SGK trang ): Cộng đồng các dân tộc Việt
Nam có bao nhiêu dân tộc ? Cho học sinh đưa ra nhiều ý kiến, để biết kết qủa

chính xác học sinh tiến hành tính giá trị của biểu thức 3 4 – 33, kết qủa chính là
câu trả lời (54 dân tộc ).
- Đối với lớp 6D tôi tiến hành như sau:
Ví dụ 1 tôi cho học sinh làm cá nhân, sau đó gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời
Ví dụ 2 tôi cho học sinh làm theo nhóm sau đó gọi đại diện nhóm lên bảng điền
kết quả.
Ví dụ 3 yêu cầu ngay học sinh tính giá trị biểu thức 3 4 – 33 để trả luôn cho câu
hỏi của bài tập.
Với cách làm này tiết học diễn ra một cách buồn tẻ, không gây sự thu hút của
học sinh, học sinh dễ ỷ lại bạn học tốt tính nhanh, thụ động không hào hứng
trong học tập, kiến thức không lưu lâu trong đầu các em.
Còn với cách làm ở lớp 6C học sinh sôi nổi, hào hứng, chăm chú làm, làm bài
nhanh, giờ học vui vẻ, gây ấn tượng cho các em dẫn đến các em khắc sâu kiến
thức giáo viên cần truyền đạt.
Tuy nhiên, việc tiến hành tổ chức các trò chơi trong giờ học đòi hỏi giáo
viên phải linh hoạt, điều khiển tốt, nếu không tiết học trở thành lộn xộn, học sinh
có thể cãi nhau, ảnh hưởng không tốt đến các lớp xung quanh.
7) Chú trọng rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi ở học sinh,
để giảm nhẹ những khâu tính toán không cần thiết.
Thời đại hiện nay là thời đại của tin học, mọi thông tin cần thiết đều được
truy cập hàng ngày trên mạng Internet. Để có thể đáp ứng được và theo kịp xu
thế đó, bản thân mỗi học sinh cần được trang bị khả năng sử dụng máy tính bỏ
túi thành thạo, để có thể thực hiện các phép tính : cộng, trừ, nhân, chia, luỹ
thừa, trên các tập số; tính giá trị các biểu thức … học sinh biết sử dụng các phím
12


nhớ, lưu … ở đây học sinh có thể sử dụng MTBT Casio MS- 570, Casio EF- 500

Ví dụ: Tiết 16 “ Luyện tập ”

(Sau tiết 15 “Thứ tự thực hiện các phép tính ”- Toán 6)
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi thông qua bài tập 81
SGK:
Biểu thức
(8 – 2). 3

Nút ấn
8

-

2

x

3

3. (8 – 2 )
Thực hiện như dòng trên
2.6+3.5 2 x 6
3
x
+

Kết quả
18

=

5


=

27

Chú ý: Khi sử dụng các nút nhớ, phím lưu kết qủa khi tính một phép tính
hoặc một dãy tính. Cách gọi kếtquarđã lưu trong máy ra màn hình... để xoá dùng
phím DEL, ...
Dùng máy tính bỏ túi để tính:
(274 + 318) . 6 ;

34 . 29 + 14 . 35;

49 . 62 – 32 . 51

Nếu giáo viên trong tiết luyện tập dùng MTBT hướng dẫn học sinh chức
năng của các nút bấm trên và thực hành mẫu thì học sinh sẽ tính các biểu thức
trên một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó giáo viên có thể
gọi một học sinh tính kết quả thứ nhất bằng cách tự cộng và nhân bằng bút, một
học sinh khác tính bằng máy tính bỏ túi để học sinh thấy được công dụng của
việc tính khi sử dụng máy tính bỏ túi. Giáo viên cũng cần nhắc nhở học sinh
không nên quá lạm dụng máy tính bỏ túi vào tính toán, ảnh hưởng đến khả năng
tính nhẩm, tính nhanh của các em, ỷ lại máy tính không học các quy tắc, công
thức để tính.
Tóm lại, khi dạy tiết luyện tập toán, giáo viên cần phải lưu ý: Suy nghĩ tìm cách
giải, tìm những cách giải khác nhau (nếu có ) và chọn cách hay nhất để giải và
từ đó hướng dẫn học sinh làm theo. Trên cơ sở thiết kế hệ thống câu hỏi khai
thác bài toán, tổng quát hoá, tương tự và mở rộng bài toán. Đồng thời, giáo viên
cần phải quan tâm sửa chữa các sai sót học sinh thường gặp như: Vẽ hình thiếu
chính xác, lập luận chứng minh không chặt chẽ … trong hình học; nhầm lẫn

trong việc sử dụng các phép toán, áp dụng lẫn lộn các quy tắc toán học.

13


C- KẾT LUẬN
I- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau một năm học tiến hành dạy tiết luyện tập toán theo phương pháp trên
vào quá trình giảng dạy ở lớp 6C ( lớp 6D không áp dụng) của trường trung học
cơ sở Minh Khai bản thân tôi thấy bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt. Qua kiểm
tra đánh giá học sinh ở ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng tôi thấy chất
lượng học sinh đang có sự chuyển biến, các em dần dần làm quen được cách làm
mới, giờ học sôi nổi hơn, các em được khắc sâu kiến thức hơn, vận dụng kiến
thức vào làm bài tập một cách chủ động, sáng tạo, không máy móc và từ những
bài tập đơn giản các em đã có thể tự mình làm được những bài nâng cao. Qua
thăm dò ý kiến của học sinh thì tiết học toán – luyện tập có áp dụng phương
pháp trên thì học sinh rất thích thú, hăng say phát biểu ý kiến. Còn tiết luyện tập
theo hướng cũ học sinh không mấy hứng thú, giờ học buồn tẻ dẫn đến học sinh
ngại học toán.
Cụ thể năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường phân công dạy toán hai lớp 6C,
6D chất lượng môn toán thu được sau một năm đối với lớp áp dụng phương
pháp trên và đối với lớp không áp dụng như sau:

Lớp

Sĩ sô

KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
ĐỀTÀI
Giỏi


Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6C

45

5

11,1


12

26,7

19

42,
2

9

20

6D

40

3

7,5

10

25

19

47,
5


8

20

KẾT QUẢ SAU KHI VẬN DỤNG ĐỀ TÀI
Lớp

Sĩ sô

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

6C

45

10

22,2

21

47,6

12

26,
7

2

3,5

6D

40

5


12,5

12

30

17

42,
5

6

15

II-MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
Để thực hiện đề tài có hiệu quả cần:
14


- Thay đổi phương pháp dạy học cũ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều giáo
viên, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với trình độ học sinh và thời
đại.
- Giáo viên cần tham khảo thêm nhiều tài liệu hướng dẫn cách dạy theo
phương pháp mới.
- Phải nâng chất lượng học sinh từ cấp tiểu học.
- Giáo viên cần chuẩn bị bài giảng một cách chi tiết, rõ ràng, chu đáo, cụ
thể trong từng hoạt động. Có phương án dự phòng sử lí các tình huống sư
phạm xảy ra trong khi dạy.

- Cần có máy chiếu đa năng để nhận xét bài làm của học sinh theo nhóm
được nhanh chóng, học sinh thấy rõ bài làm của mình ( nhóm mình) đúng
sai chỗ nào.
- Tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị bài về nhà của học sinh.
Việc nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh thì mỗi thầy, cô giáo có một cách
làm riêng. Để làm được tốt người thầy phải tận tâm với nghề, phải có tấm lòng
hy sinh cao cả, không quản khó khăn vất vả, không quản thời gian, tất cả vì
tương lai của các em. Do đó rất cần đến sự chia sẻ từ phía các cấp lãnh đạo trong
ngành giáo dục.
Dưới khuôn khổ là một “ Sáng kiến kinh nghiệm” đề tài đã đưa ra một số vấn
đề, mong được góp một phần nâng cao chất lượng bộ môn toán của các em học
sinh lớp 6 trường THCS nói chung và trường THCS Minh Khai nói riêng. Tuy
nhiên với năng lực và sự hiểu biết có hạn, vốn kiến thức còn hạn hẹp, bề dày
kinh nghiệm còn khiêm tốn, nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất
mong được sự góp ý, phê bình của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp và của bạn
đọc để sáng kiến này được hoàn thiện hơn, thực sự đem lại kết quả học tập tốt
cho các em học sinh thân yêu. Để các em cảm nhận được rằng “ Mỗi một giờ
học toán là một giờ vui “.
Tôi xin chân thành cám ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI

Thanh Hóa ngày 15/ 3/

2016
SKKN của

Tôi xin cam đoan đây là
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác .
Người


viết

15


Nguyễn Thị
Thu Oanh

PHỤ LỤC

1. SGK toán 6 tập 1 và tập 2
2. SGV toán 6 tập 1 và tập 2
3. Thiết kế toán 6 tập 1 và tập 2.
4. Bài tập toán 6 tập 1 và tập 2– NXBGD.
5. Để học tốt toán 6.
6. Một số phương pháp giải bài tập toán 6.
7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS.
8. Tạp chí “ Toán học tuổi trẻ”.
9. Báo “Toán tuổi thơ “

16


17


18



Đổi mới phơng pháp dạy học
I- Nội dung đổi mới
Thc hin dy và hc tớch cc khụng cú ngha l gt b cỏc phng
phỏp dy hc truyn thng. Cn phi k tha nhng giỏ tr, nhng
yu t hp lớ ca cỏc PPDH hin cú ng thi chuyn i nhng gỡ cú
th chuyn i c ngay, chun b v nhanh chúng a cỏc quan
nim, mụ hỡnh dy hc hin i, cỏc PPDH tiờn tin vo trng ph
thụng.
Theo nh hng trờn, cú th k ra mt s PPDH di õy:
a) Vn ap
b) Dy va hc phỏt hin va gii quyt vn
c) Dy va hc hp tac trong nhúm nh
d) Phng phap trng hp
e) PPDH theo d an
Trong các PP trên tôi chọn đổi mới PP dạy học và hợp tác trong
nhóm nhỏ
II- Lí do đổi mới PPDH
Vn i mi PPDH ó c t ra i vi tt c cỏc cp hc
trong h thng giỏo dc ph thụng. c bit, khi chỳng ta tin hnh i
mi chơng trình v SGK thỡ vn i mi PPDH ó tr thnh mt yờu
cu cp thit. Phong tro i mi PPDH ó din ra rng khp trong
ngnh GD ton quc.
Chính vì thế tôi đã chọn một PPDH để đổi mới với lí do
sau : PP dạy học và hợp tác trong nhóm nhỏ lâu nay nhiều giáo
viên thờng dùng rất hình thức bởi vì tuy chia nhóm để thảo
luận nhng thực chất chỉ có một em học tốt trong nhóm làm
việc cho cả nhóm , những em khác trong nhóm thờng ỷ lại , lời
suy nghĩ và nhiều khi các em nghĩ để các bạn trong nhóm
thảo luận mất thời gian , thì sẽ không đợc cô nhận xét , cho
điểm bài của nhóm mình nên một em học tốt làm cả bài cho

nhanh. Do đó việc thảo luận nhóm nh vậy phản lại tác dụng mà
giáo viên mong muốn bởi vì hợp tác kiểu nh vậy thì các em
trong nhóm không phải làm việc mà chỉ hởng thụ thành quả
lao động của bạn dẫn đến càng không hiểu bài. Hơn nữa một
số giáo viên chia từng phần kiến thức trong bài dạy cho từng
nhóm HS thảo luận , sau đó nhóm này nhận xét bài của nhóm
kia. Tôi thấy làm nh vậy nhóm này không đợc nghiên cứu kiến
19


thức của nhóm khác thì làm sao các em có thể nhận xét đợc
sự sai đúng và hiểu đợc kiến thức của nhóm đó. Chính vì
thế tôi nghĩ phải đổi mới PP này để đa các em đến con đờng tìm hiểu tri thức một cách hiệu quả nhất.
III- Kế hoạch thực hiện đổi mới PP đã chọn
- Phng phỏp dy hc trong nhóm nhỏ phải giỳp cỏc thnh viờn
trong nhúm chia se cỏc bn khon, kinh nghim ca bn thõn, cựng nhau xõy
dng nhn thc mi. Bng cỏch núi ra nhng iu ang ngh, mi ngi cú th
nhn rừ trỡnh hiu bit ca mỡnh v ch nờu ra, thy mỡnh cn hc hi
thờm nhng gỡ. Bi hc tr thnh quỏ trỡnh hc hi ln nhau ch khụng phi ch
l s tip nhn th ng t giỏo viờn.
- Kết quả ca bi hc ph thuc vo s nhit tỡnh tham gia
ca mi thnh viờn trong nhóm, vỡ vy giáo viên phải giám sát để
mọi thành viên trong nhóm phải làm việc. PP này là phng
phỏp trung gian gia s lm vic c lp ca tng hc sinh vi s
vic chung ca c lp. Trong hot ng nhúm, t duy tớch cc ca
hc sinh phi c phát huy v ý quan trng ca phng phỏp ny
l rốn luyn nng lc hp tỏc gia cỏc thnh viờn trong t chc lao
ng.
-Trong hc tp, khụng phi mi tri thc, k nng, thỏi u
c hỡnh thnh bng nhng hot ng c lp cỏ nhõn. Lp hc l

mụi trng giao tip thy - trũ, trũ - trũ, to nờn mi quan h hp
tỏc gia cỏc cỏ nhõn trờn con ng chim lnh ni dung hc tp.
Thụng qua tho lun, tranh lun trong tp th, ý kin mi cỏ nhõn
c bc l, khng nh hay bỏc b, qua ú ngi hc nõng mỡnh
lờn mt trỡnh mi. Bi hc vn dng c vn hiu bit v kinh
nghim sng ca mỗi HS.
-Trong hot ng theo nhúm nh khụng để hin tng li;
tớnh cỏch nng lc ca mi thnh viờn c bc l, un nn, phỏt
trin tỡnh bn, ý thc t chc, tinh thn tng tr. Mụ hỡnh hp tỏc
trong xó hi a vo i sng hc ng s lm cho cỏc thnh viờn
quen dn vi s phõn cụng hp tỏc trong lao ng xó hi.
Trong nn kinh t th trng ó xut hin nhu cu hp tỏc
xuyờn quc gia, liờn quc gia. Chính vì thế nng lc hp tỏc
phi tr thnh mt mc tiờu giỏo dc m nh trng phi chun b
cho hc sinh.
Giáo viên

20


NguyÔn ThÞ
Thu Oanh

21



×