Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 ở trường THCS dân tộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.56 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
C¸c ®Ò môc

Trang

1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài.

1

- Mục đích nghiên cứu.

2

- Đối tượng nghiên cứu.

2

- Phương pháp nghiên cứu.

3

2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận.
3-4
2. 2. Thực trạng nghiên cứu:
- Thực trạng vấn đề.

4-5

- Kết quả của thực trạng.


2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
- Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất của văn

6 - 16

biểu cảm, cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân.
- Giải pháp 2: Hướng dẫn cách làm bài văn biểu cảm.
- Giải pháp 3: Đọc cho học sinh nghe các bài văn mẫu, luyện viết
văn biểu cảm cho học sinh, chấm chữa bài thật kĩ cho học sinh.
2. 4. Hiệu quả trong việc triển khai SKKN.

3. Kết luận

1. Mở đầu
- Lí do chon đề tài:

15 - 16

16


“Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống,
trong sự phát triển tư duy và nhân cách của con người .
Vừa là bộ môn mang tính khoa học vừa là bộ môn mang tính nghệ thuật
môn Văn không chỉ cung cấp cho các em các tri thức khoa học mà còn giúp các
em hoàn thiện nhân cách hướng tới cái Chân- Thiện - Mĩ trong cuộc sống. Đồng
thời việc học tốt môn Ngữ Văn sẽ giúp các em học tốt các môn học khác và
nguợc lại.
Môn Văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học,
Tiếng việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn tập làm văn có vai

trò vô cùng quan trọng và vấn đề quan trọng nhất của phân môn Tập làm văn là
giúp học sinh có những kĩ năng viết thành thạo các thể loại văn học. Cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho học sinh
diễn tả cài gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ
chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói” ( Dạy văn là một quá trình rèn
luyện toàn diện , Nghiên cứu giáo dục, số 28,11/1973) .
Trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn và cụ thể là nghiên cứu thể loại văn
biểu cảm ở học kì I lớp 7. Có thể nói biểu cảm là một nhu cầu thiết yếu trong
cuộc sống hàng ngày của mỗi con người và học văn biểu cảm không chỉ giúp
học sinh có thêm những kiến thức khoa học quan trọng mà văn biểu cảm còn
như dòng suối ngọt lành bồi đắp những tình cảm đẹp cho tâm hồn các em, là cơ
hội quan trọng để giáo viên xích lại gần học sinh của mình thông qua những tình
cảm, cảm xúc của các em về bố mẹ, ông bà, thầy cô, bạn bè. Để đạt được điều
đó học sinh phải biết cách để thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân mình.
Nhưng trong thực tế giảng dạy, đa số các em học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm
xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” ( Văn 7 – tập 1). Khi
viết văn biểu cảm, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn
biểu cảm với các thể loại văn khác đặc biệt là các em còn nhầm lẫn giữa văn
biểu cảm với tự sự và miêu tả. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung
bình môn văn của các em còn thấp. Mặt khác các tài liệu viết về vấn đề này có
nhưng mới chỉ là lí thuyết suông, mang tính chung chung về thể loại. Trong tổ
chuyên môn nhà trường cũng chưa có được kinh nghiệm và biện pháp hữu hiệu
nào để khắc phục được vấn đề. Thực tế đó qủa là đáng lo ngại, thực trạng vấn đề

2


này phải giải quyết ra sao? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm
văn biểu cảm? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm
cho học sinh THCS? Đó là những vấn đề tôi trăn trở, day dứt và là lý do để tôi

chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài viết văn biểu cảm cho
học sinh lớp 7 ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước.
( Tập trung ở phần văn biểu cảm về con người, sự vật, thế giới xung quanh.)
- Mục đích nghiên cứu:
Như phần lí do chọn đề tài đã trình bày, văn biểu cảm là văn viết ra nhằm
biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh
và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Văn biểu cảm đòi hỏi người viết phải
thực sự có tình cảm, cảm xúc trước những vấn đề mình sẽ viết. Bởi tình cảm
trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân
văn sâu sắc. Rèn các kĩ năng làm văn nói chung và viết văn biểu cảm nói riêng
không chỉ xuất phát từ mục đích, yêu cầu của môn học (mang tính thực hành
tổng hợp cao) trong nhà trường THCS mà còn là trách nhiệm, nhiện vụ của
người thầy giáo trong chương trình thay sách giáo khoa hiện nay. Làm sao đó
trên mỗi trang giáo án, mỗi tiết dạy thực hành – kĩ năng làm bài văn cho học
sinh đều in đậm nét tình cảm nghề nghiệp, tình yêu con trẻ và những dấu ấn cảm
xúc cá nhân trong quá trình tìm hiếu, nghiên cứu, soạn giảng của người thầy.
Xác định rõ mục đích trên, bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này là để giúp học
sinh: Khi viết bài văn biểu cảm cần nắm rõ các thao tác, cách thức trình bày bài
văn biểu cảm, để từ các kĩ năng đó mà phát triển thành kĩ xảo, thói quen làm
văn. Có như vậy khi ra đời học sinh mới có năng lực thực hành về ngôn ngữ, về
văn học cũng như tư duy lôgic.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Nội dung biểu cảm rất phong phú, song đề tài này tập trung ở phần văn biểu
cảm về con người, sự vật, thế giới xung quanh. Cụ thể là: Một số biện pháp
nâng cao chất lượng bài viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7.
+ Học sinh lớp 7A, 7B trường THCS Dân Tộc Nội Trú.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, một đề tài có tính chất đúc rút kinh nghiệm
trong thực tiễn đòi hỏi người nghiên cứu phải có tâm huyết với vấn đề đặt ra,


3


đồng thời phải có phương pháp nghiên cứu một cách khoa học. Để đảm bảo vấn
đề đặt ra trong đề tài có tính thực tiễn, tính khả thi đòi hỏi người nghiên cứu
nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề, phải có nhiều phương pháp nghiên cứu mới
đem lại hiệu quả thiết thực. Và để thực hiện thành công sáng kiến kinh nghiệm
này tôi đã sử dụng các phương pháp như :
- Phương pháp quan sát khoa học.
- Phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá.
- Phương pháp so sánh đối chứng, xử lý số liệu.

2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong nhà trường nói chung, trong trường THCS nói riêng, Ngữ văn là môn
học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học
(bao gồm: tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học … ) có nghĩa là góp phần tạo
cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp
nhận cũng như khả năng biết đánh giá đúng đắn, khoa học các hiện tượng cuộc
sống xã hội.
Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát
triển khả năng sản sinh văn bản mới ( nói và viết).
Làm văn là phân môn hướng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp học sinh hình
thành những kĩ năng cần thiết để làm được bài văn. Người học sinh từ tiểu học
đến trung học (kể cả vào đại học) đã và sẽ được làm văn theo ba dạng sau đây:
Dạng sáng tác văn học như: miêu tả, tường thuật, kể chuyện( tự sự) , biểu
cảm… và một số thể thơ quen thuộc như : thơ 5 chữ, thơ tứ tuyệt, thơ lục bát …
Dạng bài nghị luận với hai nội dung chủ yếu là nghị luận xã hội và nghị luận
văn học ( trong chương trình ở THCS là ở lớp 7, 8, 9).
Dạng văn hành chính công vụ như: đơn từ, biên bản, thông báo, báo cáo, hợp

đồng.
Đặc trưng cơ bản của nhóm thứ nhất là kích thích trí tưởng tượng phong phú,
xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh. Đặc trưng của nhóm thứ hai là nhằm
hình thành và phát triển tư duy lí luận với khả năng lập luận chặt chẽ, giàu sức
thuyết phục. Loại văn hành chính công vụ thì có đặc trưng là khuôn mẫu, công
thức.

4


Trong nhà trường phổ thông, nhìn chung không đặt ra việc sáng tác văn học.
Tuy nhiên để phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS được làm quen với kiểu sáng
tác, tạo tiền đề cho các em có thể vận dụng tốt trong quá trình học sau này.
Những bài văn hay loại này là những bài văn viết đúng quy cách, chân thật,
có những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên và đời sống gia đình, xã hội …
Trong chương trình Ngữ văn THCS, ở lớp 7 học sinh được học văn biểu cảm
chiếm thời lượng gần hết học kì I nhưng vì nhiều lí do nên các em viết loại văn
này vẫn chưa tốt.
Thực tế là giáo viên dạy Ngữ văn, công tác tại trường THCS Nội Trú, tôi
thấy các em viết bài văn biểu cảm chưa có cảm xúc, còn mắc nhiều lỗi mà nếu
giáo viên có thể giúp học sinh khắc phục được thì các em sẽ làm tốt hơn. Những
hạn chế trong bài làm văn biểu cảm của các em một phần do các em, một phần
do chưa có tài liệu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp và nhà trường chưa
có kinh nghiệm để khắc phục. Đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa có
được biện pháp phù hợp để giúp các em trong quá trình viết bài.
2. 2. Thực trạng nghiên cứu:
Thực trạng vấn đề:
Về phía giáo viên: Đa số giáo viên khi dạy học văn biểu cảm vẫn chưa
quan tâm một cách đúng mức tới việc hướng dẫn cho các em thật kỹ những kiến
thức cơ bản và quan trọng về văn biểu cảm, những giờ học lý thuyết chỉ là

những giờ học thoáng qua và dạy văn biểu cảm cũng theo khuôn mẫu như các
thể loại văn khác trong khi đó thế giới tình cảm, cảm xúc của con người lại vô
cùng phong phú, không có khuôn mẫu. Đồng thời trong quá trình dạy học văn
biểu cảm giáo viên chưa thật quan tâm tới tình cảm, cảm xúc của các em nhiều.
Về phía học sinh: Nhiều em chưa nắm vững những đặc trưng và bản chất
cơ bản của văn biểu cảm. Chính vì lẽ đó khi làm bài tập các em còn lúng túng
trong việc nhận diện thể loại văn biểu cảm, còn lẫn lộn giữa văn tự sự, miêu tả
và biểu cảm hoặc chưa biết cách để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân hay
có cảm xúc nhưng chỉ là cảm xúc vay mượn và việc viết bài của các em chỉ
mang tính nghĩa vụ chứ các em không xem mỗi giờ học văn biểu cảm là một cơ
hội để các em được chia xẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân và một lần để thấy
mình gắn bó hơn với cuộc sống xung quanh, với những người xung quanh mình.

5


Khi các em làm bài viết Tập làm văn số 2 tôi ra đề “Loài hoa em yêu” có thể nói
đây là một dạng bài tập cơ bản của văn biểu cảm nhưng kết quả bài làm của các
em làm tôi thấy thất vọng. Gần như các em thiên về việc tả loài hoa đó hơn là
bày tỏ cảm xúc của mình về loài hoa đó. Hoặc khi các em làm bài viết Tập làm
văn số 3: “Biểu cảm về người thân” các em viết: “Bố tôi làm công nhân,
thường ngày bố đi từ sáng đến tối mới về. Có những khi bố về là chúng tôi đã
đi ngủ nên chúng tôi ít khi trò chuyện với bố. Nhưng tôi sợ nhất là những lần
bố kiểm tra bài vở của tôi.Thể nào hôm đó tôi cũng được một trận nhớ đời”.
Liệu khi đọc đoạn văn trên, các đồng nghiệp của tôi có cho rằng đó là một đoạn
văn biểu cảm? Toàn bài viết của em học sinh đó đều là những lời văn, đoạn văn
tương tự như thế. Cũng với đề văn như trên, một học sinh khác viết về ông nội:
“Quê nội tôi ở xa nên thỉnh thoảng tôi mới về thăm ông. Ông tôi ở nhà không
phải làm gì chỉ việc chăm sóc mấy cây cảnh.Tôi không hiểu sao ông có thể
cắt là tỉa cành cho các cây hàng giờ mà không thấy chán”.

Kết quả của thực trạng:
Thực trạng trên dẫn tới kết quả sau:
Tổng

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

số HS

60

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

0

0

10

16,7

30

50

15

25

5

8,3

Từ thực trạng trên tôi thiết nghĩ cần phải có những biện pháp để nâng cao
chất lượng bài viết văn biểu cảm của các em.

2. 3. Các giải pháp:
Giải pháp1: Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm của văn biểu cảm
và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững những đặc điểm của văn biểu
cảm:
Để giúp các em có thể tiếp nhận một cách dễ dàng và nắm vững đặc điểm
của văn biểu cảm tôi sưu tầm một số bài thơ, bài văn , câu ca dao hay trình bày
lên máy chiếu cho các em quan sát và từ việc quan sát đọc những bài thơ, bài

6


văn đó tôi đưa ra các câu hỏi như: những bài thơ, bài văn đó thể hiện tình cảm ,
cảm xúc gì? Và người viết thổ lộ những tình cảm , cảm xúc đó làm gì? Đã bao
giờ em viết những bài văn tương tự chưa? Em viết để làm gì? Tiếp đó tôi yêu
cầu các em tự tìm và đọc một số bài ca dao, bài thơ. Những việc làm trên sẽ giúp
các em thấy được nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc là nhu cầu cần thiết và quan
trọng của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi cho các em thầy tầm
quan trọng của việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc tôi hướng dẫn các em những đặc
điểm chung của văn biểu cảm.Tôi trình chiếu hai đoạn văn biểu cảm cho các em
đọc thầm và gọi hai em có giọng đọc diễn cảm trong lớp lần lượt đọc hai đoạn
văn:
Đoạn văn 1: “Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung bàn
với Hồng, Ngọc, Minh, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào Thành phố Hồ Chí
Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình
cùng dạo Hồ Tây, cùng chơi Thủ Lệ, cùng tham quan Ao Vua? Thảo có nhớ một
lần mình ốm Thảo chép bài cho mình?"(Sgk Ngữ Văn 7 tập một).
Đoạn văn 2: "Trên đài một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca
của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả đã im lặng rồi, giọt sao ngoài
khung cửa đọng lại, đứng im không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn

còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân
ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời,
có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên
dáng như những đôi chân nhỏ thoăn gánh lúa chạy trên những con đường làng
trộn lẫn bóng tre và bóng nắng...Có lẽ không phải là một người con gái đã hát
trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ
lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong
đưa quả nặng, một ngày đã xa mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thưở mới lọt
lòng. Đó là tiếng ngân nga của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và
những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu."(Sgk Ngữ Văn 7 tập
một).
Khi các em đã đọc và quan sát hai đoạn văn tôi đưa ra các câu hỏi: Hai
đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm thể
hiện ở trong hai đoạn văn trên? Và để thể hiện những tình cảm ấy hai đoạn văn

7


đã dùng phương thức biểu đạt gì? Trả lời cho các câu hỏi trên là các em đã xác
định được nội dung của đoạn văn biểu cảm là thể hiện tình cảm, cảm xúc với
bạn bè, với quê hương và đây là những tình cảm đẹp mang tính nhân văn trong
cuộc sống, cách thể hiện tình cảm có thể thể hiện trực tiếp bằng lời kêu, lời than
hoặc dùng phương thức tự sự và miêu tả để thể hiện tình cảm.Sau đó, tôi trình
chiếu hai đoạn văn một đoạn văn tự sự và một đoạn văn miêu tả cho các em đọc
và quan sát:
Đoạn văn miêu tả:
"Thảo là bạn thân của tôi. Bạn có dáng người dong dỏng cao, có mái tóc
dài và đẹp lúc nào cũng được tết gọn gàng sau lưng. Nhưng nổi bật nhất là
khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt tròn đen láy ánh lên sự thông minh, nhanh nhẹn."
Đoạn văn tự sự:

"Tôi và Thảo là đôi bạn thân của nhau, nhà hai chúng tôi sát cạnh
nhau.Sáng sáng tôi cùng Thảo cùng dắt tay nhau đi học, hai đứa vừa đi vừa trò
chuyện và đố nhau những bài tính nhanh. Chiều về tôi và Thảo lại cùng nhau ôn
bài.Tôi có chuyện gì buồn hay vui cũng đều tâm sự với Thảo và khi được chia xẻ
với cô bạn ấy niềm vui của tôi được nhân đôi và nỗi buồn vơi đi một nửa"
Sau đó tôi đưa ra hệ thống câu hỏi để các em so sánh và rút ra sự khác nhau
giữa đoạn văn biểu cảm với đoạn văn tự sự và đoạn văn miêu tả: So sánh nội
dung của các đoạn văn trên? Để thể hiện nội dung ấy các đoạn văn đã dùng
phương thức biểu đạt chính nào? Qua đây các em sẽ so sánh và thấy được những
điểm khác biệt giữa văn biểu cảm với văn tự sự và miêu tả. Sau bài phần hướng
dẫn trên lớp tôi tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp bằng việc yêu cầu các em
về sưu tầm những bài văn biểu cảm, những bài thơ, những bài ca dao tổ nào tìm
được đúng, nhiều sẽ được cộng điểm thi đua. Ở tiết học sau về văn biểu cảm tôi
kiểm tra phần việc này của các em và chọn ra một hai văn bản biểu cảm tiêu
biểu để các em tự phân tích những đặc điểm của văn biểu cảm dựa vào các văn
bản đó.
Những việc làm trên giúp các em học sinh nắm được đặc điểm của văn bản
biểu cảm và những khác biệt quan trọng giữa văn biểu cảm với miêu tả, tự sự
đồng thời các em cũng thấy được vai trò quan trọng của yếu tố miêu tả và tự sự
trong văn biểu cảm văn biểu cảm.

8


Bước 2: Hướng dẫn cho học sinh cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của
bản thân và cách làm một bài văn biểu cảm.
Khi các em đã nắm vững những đặc điểm cơ bản của văn biểu cảm tôi bắt
đầu hướng dẫn cho các em cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân vì việc
làm này sẽ giúp các em có được những định hướng quan trọng khi thực hiện bài
viết văn biểu cảm.

Văn biểu cảm là văn trữ tình, là bộc lộ tình cảm, cảm xúc chủ quan của con
người. Nhưng thể hiện tình cảm như thế nào để khêu gợi lòng đồng cảm nơi
người đọc người nghe mới là điều quan trọng.Thông thường có hai cách để thể
hiện tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm đó là biểu cảm trực tiếp và biểu cảm
gián tiếp. Biểu cảm trực tiếp là cách gọi tên rõ tình cảm, cảm xúc của mình bằng
từ ngữ, câu chữ chứ không thông qua một hình thức nào khác. Đây là một cách
phổ biến và gần với học sinh hơn cả nhưng nếu thể hiện không khéo thì tình cảm
các em thể hiện dễ rơi vào giả tạo, gượng ép. Vì vậy tôi hướng dẫn các em một
số cách để thể hiện trực tiếp tình cảm của bản thân: dùng những động từ chỉ cảm
xúc để diễn tả những cung bậc trong trạng thái tình cảm của con người, dùng từ
có tính biểu cảm đặc biệt là những từ láy, dùng các từ hay các câu cảm thán hoặc
dùng những câu hỏi tu từ. Bên cạnh việc hướng dẫn các em cách thể hiện tình
cảm trực tiếp tôi cũng giới thiệu và hướng dẫn cách thể hiện gián tiếp để có thể
một số học sinh khá giỏi vận dụng vào bài viết của mình.
Giải pháp 2: Hướng dẫn cách làm một bài văn biểu cảm.
Để học sinh có những kĩ năng cơ bản để thực hành bài viết văn biểu cảm
việc hướng dẫn chi tiết và tỉ mỉ cách làm bài văn biểu cảm là một việc làm vô
cùng quan trọng.Tôi hướng dẫn học sinh tỉ mỉ theo từng bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Tìm hiểu đề:
Có thể nói bước quan trọng đầu tiên của việc viết một bài văn biểu cảm là
bước tìm hiểu đề và tìm ý. Ở bước thứ nhất này, trước khi cho học sinh tìm hiểu
một đề bài cụ thể tôi cho các em làm quen và tiếp xúc với các dạng đề văn biểu
cảm bằng cách trình chiếu cho các em đọc và quan sát những đề văn này:
Ví dụ:
- Cảm nghĩ về dòng sông (cánh đồng, vườn cây, đêm trăng ...) quê hương.

9



- Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
- Vui buồn tuổi thơ.
- Loài cây em yêu.
Khi học sinh đã quan sát và làm quen với các dạng đề văn biểu cảm tôi bắt
đầu hướng dẫn cho các em các bước tìm hiểu một đề văn biểu cảm.Thông
thường, đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả đối
tượng học sinh. Do đó, quá trình tìm hiểu đề bài sẽ diễn ra như một hoạt động
nhằm cá thể hóa đề bài cho từng học sinh kết quả của quá trình này là mỗi học
sinh có một bài tập cho riêng mình.Trong đề bài văn biểu cảm, tôi thường định
hướng cho các em tìm hiểu đề bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật,
loài cây,cảnh vật . . .) nào? Về người nào?
- Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì? (giãi bày cảm xúc, tình cảm
nào?).
- Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc ? (cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, bạn bè...)
Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (trình bày
cảm xúc gì ?) , giọng điệu bài viết.
Ví dụ:
Đề bài Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
Tôi lựa chọn đề bài trên trình chiếu lên bảng cho các em quan sát, đọc kỹ
và gọi một số em học sinh lần lượt đọc lại đề bài sau đó tôi hướng dẫn các em
tìm hiểu đề bài theo hệ thống câu hỏi:
- Đề bài yêu cầu biểu cảm về đối tượng nào? Đối tượng ấy có quen thuộc
với em không? Để bày tỏ cảm xúc về đối tượng em sẽ viết văn biểu cảm, miêu tả
hay tự sự? Và em sẽ dùng những phương thức gì để làm cơ sở bày tỏ tình cảm,
cảm xúc của bản thân?
Việc tìm hiểu đề bài sẽ giúp các em xác định được nội dung bài viết và lựa
chọn thể loại bài viết phù hợp với yêu cầu của đề.
- Tìm ý :
Bài phát biểu cảm nghĩ vốn là một kiểu bài lệ thuộc vào cảm hứng, cảm

xúc của người viết chứ không có khuôn khổ sẵn nên rất khó tìm một hệ thống ý
chung cho cả lớp.Vì vậy muốn tìm ý cho bài viết văn biểu cảm giáo viên phải

10


hướng dẫn học sinh quan sát, hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm ( cảnh vật,
vật, sự việc, con người...) trong không gian, thời gian, trong từng hoàn cảnh cụ
thể. Phải biết lắng nghe những cung bậc cảm xúc của bản thân khi giao hoà cùng
đối tượng để từ đó bày tỏ những cảm xúc, ý nghĩ của chính bản thân mình. Giáo
viên hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi và trả lời chính những câu hỏi mà
mình đặt ra.Thường có các dạng câu hỏi như sau:
- Tình cảm, cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ sâu sắc nhất của em về đối tượng
là gì?
- Những đặc điểm, tính chất gì của đối tượng tác động nhiều nhất tới cảm
xúc, suy nghĩ của em?
- Đối tượng làm em nghĩ dến, liên tưởng đến những gì? Em có kỉ niệm gấn
bó sâu săc gì với đối tượng? Đối tượng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống
của em?
Ví dụ với đề bài trên tôi hướng dẫn các em tìm ý bằng hệ thống câu hỏi:
- Em có hay thấy nụ cười của mẹ không? Khi nào mẹ em hay nở nụ cười?
Khi mẹ cười em cảm thấy thế nào? Vắng nụ cười của mẹ em cảm thấy như thế
nào? Vậy làm sao để lúc nào nụ cười cũng thường trực trên môi mẹ?
Với hệ thống câu hỏi trên mỗi học sinh sẽ có những định hướng cảm xúc
cho riêng mình về nụ cười của mẹ và định hướng những nội dung cơ bản cho bài
viết của mình.
Bước 2: Lập dàn ý.
Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài ) như
các kiểu văn bản khác. Mở bài nhằm giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về
đối tượng. Phần thân bài là sự phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở

bài. Phần kết bài khép lại các ý đã trình bày. Ở phần lập dàn ý giáo viên cần có
những hướng dẫn cụ thể với từng phần.Sau khi các em hoàn thành công việc của
mình giáo viên hưóng dẫn học sinh trình bày trước lớp dàn bài của mình, học
sinh trong lớp theo dõi và đưa ra nhận xét để thống nhất một dàn bài chung cho
cả lớp.
Ví dụ: Lập dàn ý cho đề bài Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
Tôi yêu cầu mỗi học sinh tự lập một dàn bài riêng, sau đó tôi gọi một số
học sinh lần lượt trình bày dàn bài của mình, các học sinh trên lớp đưa ra ý kiến

11


nhận xét trước những dàn bài đó.Tiếp đó, tôi chọn một dàn bài đạt yêu cầu nhất
hoặc dàn bài đã chuẩn bị sẵn và trình chiếu cho cả lớp quan sát để các em có
những định hướng chung cho bài của riêng mình.
Mở bài: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ: nụ cười làm em thấy hạnh
phúc, ấm lòng.
Thân bài:
- Nêu các biểu hiện,sắc thái nụ cười của mẹ:
+ Nụ cười vui, thương yêu.
+ Nụ cười khuyến khích.
+ Nụ cười an ủi.
->Nụ cười của mẹ làm em vui sướng , phấn khởi.
- Tâm trạng của em khi thiếu vắng nụ cười của mẹ:
+ Buồn và cố gắng phấn đấu để nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi
mẹ.
Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của bản thân với nụ cười của mẹ qua đó
khẳng định lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Sau khi hướng dẫn học sinh lập dàn bài trên lớp tôi yêu cầu các em về nhà
tự chọn một đề bài và lập dàn ý cho đề bài và việc lập dàn ý là việc làm thường

xuyên tôi yêu cầu các em phải thực hiện trước mỗi đề văn.
Bước 3: Viết bài.
Viết bài là bước quan trọng nhất, bài viết của các em sẽ thể hiện việc các
em xác định đề, tìm ý có phù hợp với yêu cầu của đề bài hay không, các em đã
biết lựa chọn những phương thức phù hợp để bày tỏ tình cảm của mình hay
chưa, các em đã biết liên kết các phần các đoạn của văn bản thành một thể thống
nhất hay chưa.Và để các em có được những kĩ năng cần thiết để hoàn thành một
bài văn biểu cảm việc hướng dẫn của giáo viên có vai trò rất quan trọng. Ở bước
này tôi hướng dẫn các em viết từng đoạn văn trước hết là phần mở bài.Sau khi
các em viết sau phần mở bài tôi yêu cầu các em lần lượt đọc phần mở bài của
mình, các học sinh khác lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét, tôi tổng hợp ý
kiến, đánh giá và cho điểm. Sau đó tôi trình chiếu một mở bài đã chuẩn bị sẵn
cho các em quan sát và so sánh với bài làm của mình. Khi các em đã thành thạo
với việc viết mở bài tôi chọn một vài ý trong phần thân bài và yêu cầu các em

12


viết thành đoạn văn và tôi thực hiện các thao tác tương tự như đối với phần mở
bài.Việc luyện viết các đoạn văn sẽ là một tiền đề rất quan trọng cho việc viết
thành bài hoàn chỉnh vì thực chất của việc viết bài văn là liên kết các đoạn văn
cùng chủ đề thành một thể thống nhất về hình thức và nội dung.
Việc tiếp theo tôi yêu cầu các em viết thành những bài viết hoàn chỉnh theo
bố cục ba phần mở bài, thân bài và kết bài.
Bước 4: Sửa bài.
Bước cuối cùng của việc viết bài văn biểu cảm là sửa bài, đây cũng là một
trong những bước quan trọng không thể thiếu của việc hoàn chỉnh một bài văn
biểu cảm nhưng đa số học sinh khi làm bài không biết cách phân phối thời gian
hợp lí nên viết xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong
bài hay có những em làm khi viết xong là cảm thấy mình đã hoàn thành nhiệm

vụ và các em không quan tâm đến việc đọc lại bài viết để sửa bài. Để các em có
ý thức cao trong việc này tôi thường xuyên quan sát và nhắc nhở các em thậm
chí tôi yêu cầu các em phải ghi lại những phần sửa lỗi của mình vào một trang
vở và trình bày trước lớp.
Giải pháp 3: Đọc cho học sinh nghe các bài văn biểu cảm mẫu, luyện
viết các đoạn văn, bài văn biểu cảm và chấm chữa bài thật kĩ cho học sinh.
Bước 1: Đọc cho học sinh nghe các bài văn biểu cảm mẫu và khuyến
khích các em tìm đọc:
Việc học sinh được lắng nghe các bài văn biểu cảm mẫu là một việc làm rất
quan trọng vì những bài văn mẫu là những bài văn đạt chuẩn nên qua những bài
văn này các em sẽ học được cách diễn đạt, cách thể hiện tình cảm cảm xúc của
bản thân, cách lựa chọn những điểm gợi cảm của đối tượng để bày tỏ tình
cảm,cảm xúc.Vì vậy tôi thường xuyên lựa chọn và đọc cho các em những bài
văn mẫu đồng thời khuyến khích việc học sinh đọc sách, bắt đầu từ việc đọc các
văn bản trong SGK. Thực tế cho thấy học sinh rất lười đọc sách dẫn đến đọc yếu
gây khó khăn cho việc cảm thụ văn bản. Chính vì thế, giáo viên cần khơi nguồn
và nuôi dưỡng thói quen đọc sách của học sinh bằng cách: trong mỗi tiết dạy GV
lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các câu nói, đoạn thơ, đoạn văn hay từ các sách tham
khảo, sách nâng cao, các tác phẩm văn học và cho các em trực tiếp nhìn thấy .
Khi được lắng nghe những bài văn biểu cảm hay các em sẽ có sự giao hoà cảm

13


xúc đối với những bài viết đó và tự bản thân các em sẽ thấy hứng thú trong việc
tìm đọc tài liệu tham khảo.Và khi có sự giao hoà cảm xúc với những áng văn ấy
những cảm xúc trong tâm hồn các em được khơi dậy đây sẽ là một nền tảng
quan trọng cho việc các em tự bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.
Bước 2: Luyện viết các đoạn văn và bài văn biểu cảm:
Khi học sinh đã nắm vững những kiến thức quan trọng về đặc điểm của văn

biểu cảm, cách bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân, các bước làm bài văn
biểu cảm tôi bắt đầu luyện viết văn biểu cảm cho các em.
Trước hết, tôi để cho các em tự chọn đề tài cho mình.Vì khi các tự chọn đề
tài các em sẽ chọn những gì mà mình cảm thấy phù hợp nhất với tình cảm của
bản thân và vì vậy tình cảm mà các em thể hiện sẽ là những tình cảm chân thành
của bản thân các em. Đến khi học sinh đã có những kĩ năng cơ bản để bộc lộ
tình cảm, cảm xúc của bản thân mình tôi bắt đầu giao việc cho các em.Và khi
giao đề bài tôi thường chọn những đề tài quen thuộc trong cuộc sống hàng
ngày của các em để các em bày tỏ tình cảm, cảm xúc như ông bà, bố mẹ, bạn bè,
quê hương, gia đình...Và từ việc cung cấp những đề tài chung cho cả lớp ( có
tính định hướng chung ) tôi đi vào việc cá thể hóa đề bài (quá trình hướng dẫn
mỗi học sinh đi từ đề tài chung cho cả lớp đến việc xác định đề bài riêng, đề bài
cụ thể phù hợp với vốn sống, với tình cảm, cảm xúc riêng của mỗi học
sinh ).Khi các em đã có những kĩ năng thành thạo để viết bài văn biểu cảm tôi
cung cấp cho các em những đề bài mang tính nâng cao hơn ( Như biểu cảm về
tuổi thơ, biểu cảm về tình bạn...) để các em thỏa sức vận dụng các kĩ năng đã
được hình thành và đây cũng chính là quá trình các em tự khám phá thế giới tình
cảm vốn vô cùng phong phú của bản thân mình.Và việc luyện viết văn biểu cảm
được tiến hành liên tục thường xuyên trên lớp học và các bài tập về nhà của học
sinh.
Bước 3: Chấm, chữa bài thật kĩ cho học sinh:
Việc chấm, chữa bài cho học sinh có thể nói là một việc làm không thể
thiếu của quá trình dạy môn ngữ văn. Nhưng rất nhiều giáo viên xem việc chấm
và chữa bài của học sinh chỉ là thông báo số điểm học sinh đạt được và những
lỗi các em mắc phải trong bài làm chứ không phải việc chấm chữa bài là một lần
các em được tập dượt, rút kinh nghiệm cho các bài tập sau.Vì vậy, nhiều khi việc

14



chấm chữa bài chỉ mang tính khái quát và hiệu quả không cao. Chính vì lẽ đó,
tôi rất chú trọng đến việc chấm chữa bài cho học sinh. Khi chấm bài làm văn
biểu cảm của học sinh, tôi chú trọng việc chỉ ra những lỗi sai, những cái đúng
trong bài làm của các em nhưng không chữa trực tiếp vào bài làm (Việc này tôi
thống kê riêng ra một tờ giấy) mà tôi chỉ ra và để học sinh tự chữa những lỗi cô
đã chỉ. Em nào không tự chữa sẽ phải tranh thủ hỏi cô hỏi bạn và quá trình các
em tự chữa lỗi bài làm của mình cũng là quá trình các em tích luỹ kinh nghiệm
cho bản thân. Bên cạnh việc chỉ ra lỗi bài làm tôi rất chú trọng đến cái hay cái
tốt trong bài làm của học sinh dù rất nhỏ nhất là ở một số học sinh trung bình và
tôi sẽ thưởng điểm cho các em ở phần này để các em thấy phấn khởi trân trọng
và hào hứng với thành quả mình làm được.Ở phần lời phê tôi thiên về việc
khuyến khích động viên tinh thần học tập của các em và đặc biệt chỉ ra hướng
phát huy hoặc khắc phục những nhược điểm.Ví dụ: "Văn em khô khan vì không
bộc lộ được cảm xúc" hoặc "câu văn quá dài nên mạch văn yếu".
Bên cạnh việc chấm, chữa bài tôi rất coi trọng giờ trả bài sau các bài kiểm
tra. Mỗi giờ trả bài kiểm tra tôi yêu cầu các em ghi chép như một tiết học và giờ
trả bài của tôi theo trình tự như sau:
Trước hết tôi trình chiếu lại đề bài cho các em đọc lại đề bài và cùng
nhau xác lập yêu cầu cụ thể của đề bài. Sau đó tôi trình chiếu một dàn bài chi
tiết với thang điểm cụ thể cho từng phần để học sinh đọc và tự so sánh với bài
làm của mình.Tôi gọi một số học sinh tự nhận xét,đánh giá bài làm của mình so
với những yêu cầu trên bảng.
Tiếp đó tôi đánh giá chung về ưu khuyết, sự tiến bộ của cả lớp một cách
ngắn gọn và chọn ra một bài văn hay nhất của lớp đọc cho cả lớp nghe. Đây là
một việc làm rất quan trọng để động viên và khuyến khích tinh thần học tập của
các em.Việc cuối cùng là tôi sửa những lỗi sai điển hình không nêu tên tác giả
và cố gắng phê phán một cách dí dỏm hài hước nhất có thể để trước những lỗi
mình mắc phải các em tiếp nhận một cách nhẹ nhẹ nhàng và bản thân tự thấy
phải rút kinh nghiệm cho những bài làm sau.
Thực hiện giờ trả bài theo cách đó tôi nhận thấy học sinh háo hức hơn rất

nhiều trước mỗi giờ trả bài và mỗi giờ trả bài thực sự trở thành một giờ học có
hiệu quả đối với học sinh.

15


2. 4. Hiệu quả trong việc triển khai SKKN.
Nhận xét, đánh giá về các biện pháp thực hiện.
Qua một năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu
trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở môn văn khối 7 ở
trường THCS Dân tộc Nội Trú năm học 2014- 2015 được nâng cao rõ rệt. Ở
phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững
vàng hơn trong chuyên môn, tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Đối
với các em học sinh, các em bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của môn
văn, biết bộc lộ cảm xúc của mình đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học
sinh có kĩ năng làm văn biểu cảm tốt khá nhiều. Cụ thể, thống kê điểm trung
bình môn văn học kì I năm học 2014-2015 là rất khả quan .
Kết quả khi áp dụng:
Tổng

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém


số HS

60

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

15

25

20


33,3

25

41,7

0

0

0

0

3. Kết luận
Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng bài viết văn biểu cảm cho
học sinh lớp 7 ở trường THCS Dân Tộc Nội trú và đó cũng là những gì bản thân
tôi tích luỹ và phát hiện được trong quá trình dạy học thể loại văn biểu cảm.
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, chất lượng bài viết của
học sinh đã được nâng lên rõ rệt, nhiều bài viết của học sinh khi đọc, chấm bài
khiến tôi cảm động rơi nước mắt.
Những biện pháp trên được tôi rút ra từ thực tế cũng như thông qua trao đổi
với đồng nghiệp, có thể vẫn còn hạn chế. Vậy tôi rất mong được tiếp thu ý kiến
đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường và Hội đồng khoa học của Phòng
Giáo dục & Đào tạo huyện nhà để từ đó có thể trao đổi, rút kinh nghiệm giúp tôi
nâng cao chất lượng giảng dạy ở bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là bài làm văn biểu
cảm cho học sinh lớp 7.
16



Tôi xin cam đoan SKKN không sao chép của người khác.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Bá Thước, ngày 10 tháng 10 năm

2015
Người thực hiện

Lê Thị Hương

Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7 tập 1
2. Giúp các em viết tốt các dạng bài Tập làm văn 7- NXB Giáo dục.
3. Dạy học tập làm văn ở trung học cơ sở - Nguyễn Trí – NXB Giáo dục.
17


18



×