Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.12 KB, 17 trang )

SỞ GD& ĐT THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN TẢ CẢNH CHO
HỌC SINH LỚP 6

Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Minh
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THẠCH THÀNH, NĂM 2016

1


MỤC LỤC
Nội dung
Phần 1: MỞ ĐẦU

Trang
3

I. Lí do chọn đề tài

3

II. Mục đích nghiên cứu



3

III. Đối tượng nghiên cứu

4

IV. Phương pháp nghiên cứu

4

Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

4

I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

4

III. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề

6

1. Hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm, đặc điểm và phân loại
văn miêu tả.
1.1. Hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm về văn miêu tả


6
6

1.2. Đặc điểm của văn miêu tả.

7

1.3. Phân loại văn tả cảnh

7

2. Phân biệt được sự khác nhau giữa văn miêu tả với văn tự sự
thuyết minh
3. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản để làm tốt bài văn tả
cảnh
3.1. Kĩ năng quan sát, ghi chép

8

3.2. Kĩ năng tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn tả cảnh

9

3.3. Kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cảnh

10

3.3.1 Kĩ năng dùng từ ngữ, hình ảnh


10

3.3.2. Kĩ năng xây dựng đoạn văn tả cảnh

10

3.4. Kĩ năng viết từng phần cho bài văn tả cảnh

11

IV. Hiệu quả của SKKN
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

8
8

14
15

2


Phần I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có vai
trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho
học sinh. Mỗi bài Tập làm văn ra đời là những tác phẩm sáng tác đầu tay của
học sinh. Là kết quả của sự tổng hợp kiến thức đã học về lí thuyết làm văn; về
kiến thức văn học; về những quan sát cảm nhận cuộc sống thiên nhiên và xã hội
quanh mình; về kĩ năng sử dụng ngôn từ để diễn đạt...Do vậy, người giáo viên

dạy văn phải làm cho các em hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, kích thích
hứng thú học tập cho học sinh. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng là
phải rèn kĩ năng hành văn cho học sinh.
Trong chương trình Ngữ văn THCS phần văn miêu tả đã được đưa vào
giảng dạy ngay từ lớp 6. Ở chương trình tiểu học, học sinh đã được giới thiệu về
kiểu văn bản này. Lên lớp 6 văn miêu tả lại được nhắc lại, nâng cao hơn, được
đặt trong mối quan hệ với văn tự sự nhằm giúp cho học sinh hiểu được những
đặc điểm cơ bản của loại văn bản này, để các em có thể chủ động đọc, hiểu
những văn bản miêu tả (nhiều văn bản được giảng dạy trong chương trình Ngữ
văn 6 thuộc phương thức miêu tả) giúp các em bước đầu viết những văn bản
miêu tả có trong chương trình tập làm văn lớp 6. Từ đó xây dựng cho học sinh
tình yêu đối với môn văn trong nhà trường, giúp các em có được tình yêu đối
với cảnh vật xung quanh như dòng sông, cánh đồng, môi trường… Rộng hơn là
tình yêu quê hương, đất nước. Cũng như sau này các em biết kết hợp miêu tả với
tự sự, thuyết minh, biểu cảm. Tuy nhiên từ chỗ hiểu đến việc viết các đoạn văn,
bài văn miêu tả hoàn chỉnh thì quả là một vấn đề còn nan giải đối với học sinh
lớp 6. Hiện tại kĩ năng viết bài văn miêu tả của học sinh còn nhiều hạn chế,
nhưng trong quá trình dạy học chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu đến vấn
đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có những biện pháp thiết thực để giải
quyết khắc phục.
Trong quá trình giảng dạy ngữ văn lớp 6 THCS tôi rút ra được một vài
kinh nghiệm nhỏ trong giảng dạy văn miêu tả nói chung, đặc biệt là kiểu bài tả
cảnh. Vì vậy, tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng làm văn
tả cảnh cho học sinh lớp 6 ở trường THCS Thành Minh” nhằm nâng cao chất
lượng dạy học ngữ văn lớp 6 THCS để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
II. Mục đích nghiên cứu
Việc rèn luyện kỹ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 6 là rất cần thiết
(vì toàn bộ chương trình Ngữ văn lớp 6 học kì II là học về văn miêu tả) nhằm
giúp các em nắm được đặc trưng của văn miêu tả; cách rèn kĩ năng làm văn
miêu tả cho học sinh bước đầu viết những văn bản miêu tả có trong chương trình

tập làm văn lớp 6 một cách trôi chảy, mạch lạc, hấp dẫn đối với người đọc. Mặt
khác, Văn học từ lâu đã là môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết, vì
vậy ngay từ lớp 6 việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả giúp các em tháo gỡ những
vướng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh, tạo cho các em
dần dần có tình yêu đối với môn học.

3


III. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng: Học sinh lớp 6, trường THCS Thành Minh.
- Phạm vi: Tập trung vào các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết các
phần, các đoạn từ dàn ý; sử dụng các thao tác như: quan sát, tưởng tượng, so
sánh và nhận xét trong bài văn tả cảnh.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp tôi đã sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích, chứng minh.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp trực quan.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong môn Ngữ văn, miêu tả là kiểu văn bản giúp người đọc, người
nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con
người, phong cảnh…Nhằm làm cho những cái được miêu tả như hiện ra trước
mắt người đọc, người nghe, giúp cho họ có thể hình dung ra chúng một cách cụ
thể, sinh động. Hay nói cách khác, văn miêu tả là loại văn thể hiện những đặc
điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, phong cảnh…
Như vậy, văn miêu tả có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng

ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật, hiện tượng một cách cụ thể sinh động.
Bất kì sự vật, hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được.
Tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại
được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc quan sát sử dụng từ ngữ và cách
diễn đạt khác nhau.
Văn tả cảnh thuộc dạng văn miêu tả, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
việc phát triển tư duy tái hiện lại các năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh,
liên tưởng và nhận xét của học sinh. Tuy nhiên, so với chương trình tiểu học mà
các em đã làm quen có nhiều khái niệm đối với các em còn trừu tượng. Giữa học
và làm là cả một thao tác, một khoảng cách khó. Làm văn đòi hỏi các em phải có
cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt là văn miêu tả phải có hình ảnh
sống động thuyết phục lòng người.
Rèn luyện kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 6 là khả năng vận dụng
những kiến thức đã thu nhận được ở dạng bài Tập làm văn tả cảnh, áp dụng vào
thực tế việc đặt câu, dựng đoạn, viết bài văn miêu tả hoàn chỉnh. Trong giai đoạn
hiện nay, khi mà việc đổi mới phương pháp dạy học – lấy người học làm trung
tâm của quá trình dạy học thì việc rèn luyện kĩ năng làm văn tả cảnh cho học
sinh càng phát huy ở các em sự chủ động, tính sáng tạo và niềm đam mê, hứng
thú của mình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào học sinh cũng ở thế chủ động, các thao
tác tư duy của các em cũng còn ở mức độ đơn giản, chưa có tính khái quát.

4


Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm thế nào tìm ra được
những biện pháp hữu hiệu để định hướng, rèn luyện kĩ năng cho các em
trong việc viết văn tả cảnh.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1. Thực trạng trong quá trình dạy học

Qua thực tế giảng dạy ta thấy ở cấp tiểu học (lớp 4, lớp 5) các em đã
được
học văn miêu tả và làm những bài văn miêu tả nhưng ở những yêu cầu nhất định
như viết văn dưới dạng văn bản mẫu hoặc tái tạo văn bản tương tự văn bản mẫu.
Cho nên lên đến lớp 6 việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật là việc làm vô cùng
khó khăn. Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn THCS của bản thân, đặc biệt là
trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 6 phần văn miêu tả tôi nhận thấy việc dạy và
học của giáo viên và học sinh như sau:
1.1.Về phía người dạy:
Nhiều giáo viên đã có sự tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những phương pháp tối
ưu trong dạy học văn miêu tả. Tuy nhiên vẫn còn giáo viên xa vào những vướng
mắc sau:
- Còn xem nhẹ, chưa chú ý đến việc rèn cách viết văn cho học sinh. Nhiều
tiết dạy còn mang tính chất áp đặt về lí thuyết, chưa thực sự hướng dẫn học sinh
luyện tập, rèn kỹ năng làm bài, chưa bắt tay chỉ việc cụ thể đến từng học sinh.
Giáo viên chỉ chú trọng đến việc cung cấp dàn bài chi tiết, học sinh chỉ việc dựa
sẵn vào dàn ý đó mà viết bài, như vậy giáo viên không phát huy được tính tư
duy của học sinh, các bài viết giống nhau và không có cảm xúc chân thực, thiết
tha với vấn đề miêu tả.
- Trong các tiết trả bài văn tả cảnh còn nặng về trình bày lại đáp án, chưa
thực sự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi, cách sửa lỗi, không phê (hoặc phê chung
chung) vào bài, chưa nhận xét cụ thể ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của
học sinh nên các em chưa nhận thấy được ưu điểm cũng như hạn chế trong bài
làm của mình.
1.2.Về phía người học.
Một số học sinh đã có sự nỗ lực, cố gắng trong học tập. Tích cực, chủ động,
sáng tạo tìm đọc thêm tài liệu, học hỏi để bài viết được phong phú hơn. Nhưng
bên cạnh đó còn nhiều học sinh:
- Còn yếu kỹ năng viết bài, nhiều học sinh không xác định được dạng bài,
kiểu bài, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu bài.

- Khi viết bài văn, các em không tuân thủ các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập
dàn ý, viết bài, đọc và sửa bài. Do đó dẫn đến việc các em viết lạc đề, bài làm
không đủ ý, bố cục lôn xộn, thậm chí bài viết không đủ ba phần. Học sinh viết
theo cảm tính, nghĩ gì viết đấy không cần biết đúng hay sai. Có những bài khi
đọc giáo viên không hiểu học sinh đang viết gì, nghĩ gì.
- Một số bài viết của các em chưa biết vận dụng kĩ năng quan sát, tưởng
tượng, so sánh, nhận xét trong bài văn tả cảnh một cách linh hoạt để làm nổi bật
đặc điểm tiêu biểu của cảnh vật.

5


- Bài viết lan man, khả năng sử dụng ngôn từ còn hạn chế.
- Viết văn còn khô cứng sáo rỗng, nghèo nàn vốn từ, không có cảm xúc chân
thực, nhiều bài viết còn dựa vào dàn bài sẵn có mà giáo viên cung cấp để viết
nên bài viết giống nhau.
- Ngôn ngữ vụng về, sa vào kể lể.
Ví dụ: Đề bài: Tả cảnh cánh đồng lúa quê em.
Em Nguyễn Văn Hoà lớp 6a3 trường THCS Thành Minh, năm học 20132014 viết phần mở bài như sau: “ Cánh đồng lúa là một cảnh đẹp của quê em.
Nên em rất thích cảnh đẹp đó.”
Hay đoạn văn ở phần thân bài của đề bài: Tả cảnh quê hương nơi em đang
ở của em Quách Văn Thanh lớp 6a1 trường THCS Thành Minh, năm học 20132014 viết như sau: “ Em rất yêu quê hương em vì quê hương em rất đẹp. Quê
hương em có hàng tre xanh. Có nhiều nhà ngói mọc. Có đường nhựa sạch bóng.
Quê em còn có những mẫu ruộng và một con suối. Con suối bề ngang khoảng
6m chảy ngoằn nghoèo. Chiều nào em cũng ra tắm suối và có nhiều bạn nhỏ
cùng tắm với em.”
Đoạn văn trên nghèo nàn từ ngữ miêu tả do không biết cách làm bài và yếu
về kĩ năng tả cảnh của học sinh.
2. Kết quả của thực trạng.
Kết quả chấm bài Tập làm văn tiết 88 văn tả cảnh ở lớp 6a1 và lớp 6a3 tại

Trường THCS Thành Minh trong năm học 2013- 2014 như sau:
Xếp loại
Lớp
6a1
6a3
Tổng

Sĩ số
33
35
68

Giỏi
SL
1
0
1

Khá
%
3,0
0
1,5

SL
4
3
7

%

12,1
8,6
10,3

TB
SL
21
22
43

Yếu
%
63,7
62,8
63,2

SL
7
10
17

%
21,2
28,6
25,0

III. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
1. Hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm, đặc điểm và phân loại
của văn miêu tả.
1.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm về văn miêu tả.

Văn miêu tả là loại văn dùng để trình bày những đặc điểm tính chất nổi
bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…nhằm làm cho những cái được
miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe, giúp cho họ có thể hình
dung ra một cách cụ thể, sinh động. Nói cách khác, văn miêu tả là loại văn thể
hiện những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong
cảnh…một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong đời sống. Đây là loại văn
bản giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của người viết đối với sự
vật, sự việc, con người…
Khi chúng ta cần tái hiện hoặc giới thiệu với ai đó chưa trông thấy, hoặc
chưa hình dung ra về một sự vật, sự việc, con người…, ta cần dùng văn miêu tả.

6


Ví dụ: khi chúng ta đi chơi vườn bách thú về, mẹ hỏi: “ Con thấy con hổ
không? nó thế nào?”. Hay hè em về quê chơi, em muốn giới thiệu với bạn phong
cảnh đặc sắc của quê hương em…Khi đó ta cần miêu tả.
Qua văn miêu tả, người đọc không chỉ hình dung được đặc điểm bên ngoài
của sự vật hiện tượng mà còn hiểu rõ được bản chất bên trong của chúng.
1.2. Đặc điểm của văn miêu tả.
Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có thể trở thành đối tượng của văn
miêu tả, nhưng không phải bất kì sự miêu tả nào cũng trở thành văn miêu tả. Khi
miêu tả một cách lạnh lùng chỉ nhằm mục đích thông báo thì không phải là văn
miêu tả. Làm văn miêu tả thì phải tuân theo những yêu cầu sau:
- Tính thông báo thẩm mỹ chứa đựng tình cảm của người viết. Bao giờ
người miêu tả cũng theo một ý tưởng thẩm mỹ thể hiện một quan niệm thẩm mỹ
và mang đến cho người đọc một cảm giác thẩm mỹ.
Ví dụ đoạn văn tả cảnh trong tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân:
“ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt
trời lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả

trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên
một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời mầu ngọc trai nước
biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự
trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông. Vài
chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên chất bạc nén.”
Khi miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển Nguyễn Tuân đã tái hiện một cách
sinh động cảnh mặt trời lên đẹp rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ… không giống với
bất cứ cảnh bình minh nào trên núi, cao nguyên hay đồng bằng.
- Tính sinh động và tạo hình: Để tạo nên tính sinh động và tạo hình thì các
chi tiết miêu tả cần có những cái riêng của nó.
Ví dụ khi miêu tả ánh trăng trên bầu trời “ Trăng là cái liềm vàng giữa
cánh đồng sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời…”
- Ngôn ngữ giàu cảm xúc tạo hình: Ngôn ngữ giàu cảm xúc hình ảnh mới có
khả năng diễn tả cảm xúc của người viết thể hiện một cách sinh động đối tượng
miêu tả.
1.3 Phân loại văn tả cảnh.
Tả cảnh bao gồm tả phong cảnh thiên nhiên( rừng núi, sông biển, ruộng
đồng, cây cối, hoa lá…) và tả cảnh sinh hoạt( đường phố, trường học, chợ tết…)
Đối với bài tả phong cảnh thiên nhiên cần nêu rõ vị trí của cảnh vật,
những nét đặc sắc của cảnh vật từ nhiều góc độ, vai trò, tác dụng của cảnh vật
đối với cuộc sống con người.
Đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt cần làm rõ khung cảnh chung nơi diễn ra
những hoạt động( thời gian, không gian, địa điểm…) lựa chọn những hình ảnh
tiêu biểu, đặc sắc cho những hoạt động của người,vật ( hình dáng, tư thế, những
chuyển động…) sắp xếp theo trình tự thời gian( trước sau, bắt đầu, kết thúc…),
không gian( xa gần, trong ngoài…).

7



2. Phân biệt sự khác nhau giữa văn miêu tả với văn tự sự và văn thuyết
minh.
- Miêu tả và tự sự thường được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ trong
quá trình nói hoặc viết. Chỗ khác nhau giữa chúng là: khi tự sự ( kể) thì chú ý
vào diễn biến của sự vật, sự việc, hoạt động của các nhân vật còn khi tả thì chú ý
vào đặc điểm tính chất của các sự vật, sự việc, nhân vật; khi kể thì sắp xếp các
sự vật, sự việc theo bố cục của không gian. Các nhà văn thường kết hợp cả kể và
tả trong quá trình sáng tác: khi nào thì kể, khi nào thì tả tuỳ theo đối tượng và
mục đích.
- Văn miêu tả và văn thuyết minh tuy đều chú ý tới những đặc điểm, tính
chất của sự vật, sự viêc nhưng giữa chúng cũng có sự khác nhau. Miêu tả nhằm
giúp làm nổi bật những đặc điểm, tính chất của các sự vật, sự việc, tạo ấn tượng
cho người đọc, người nghe… Còn thuyết minh nhằm cung cấp tri thức về đặc
điểm, tính chất của sự vật, sự việc. Miêu tả đòi hỏi người viết phải quan sát,
tưởng tượng, liên tưởng khi trình bày… Còn thuyết minh lại đòi hỏi người viết
phải khách quan, chính xác, khoa học khi trình bày.
Đoạn viết văn miêu tả về chổi rơm:
Trong các họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh sắn nhất.
Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc
nếp vàng tươi, được tết săn lại cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo
len vậy.
Còn đây là cách viết của văn thuyết minh:
Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng
rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.
( SGK Ngữ văn 6, tập hai, trang 58)
3. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản để làm tốt bài văn tả cảnh.
3.1 Kĩ năng quan sát và ghi chép
Đây là bước quan trọng đầu tiên của văn tả cảnh. Nhưng đối với học sinh
lớp 6, việc chủ động quan sát, ghi chép một cách hiệu quả về đối tượng quả
không phải dễ dàng. Vì tư duy của các em còn ở mức độ đơn giản, chưa có sức

khái quát, chọn lựa vấn đề để miêu tả. Vì vậy, giáo viên cần có sự định hướng
cho các em bằng các bước sau:
- Tạo tâm thế, hứng thú để các em quan sát đối tượng từ lời gợi dẫn, lời giới
thiệu của giáo viên về vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh vật.
- Hướng dẫn các em biết chọn thời điểm để quan sát theo yêu cầu của đề.
Ví dụ: Với đề bài : Tả lại cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng đẹp trời.
Thời điểm học sinh cần quan sát là vào buổi sáng chứ không phải vào những
thời gian khác trong ngày.
- Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát sự vật. Đây là cơ sở quan trọng để
các em tiến hành miêu tả đối tượng theo trình tự không gian hay thời gian. Việc
quan sát đối tượng theo trình tự nhất định sẽ giúp các em có cái nhìn đầy đủ, chi
tiết về sự vật, tránh được lối quan sát theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa ” .

8


- Hướng dẫn học sinh lựa chọn được các đặc điểm của sự vật để ghi chép,
làm tư liệu cho việc miêu tả. Bởi nếu không ghi chép thì hình ảnh sau quá trình
quan sát ít nhiều sẽ bị phai nhạt trong kí ức, gây khó khăn cho việc hình dung để
miêu tả lại.
3.2 Kĩ năng tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn tả cảnh
- Tưởng tượng là yếu tố cần thiết mà giáo viên cần giúp học sinh nhận thức
được. Không có tưởng tượng thì dù hình ảnh được miêu tả có giống hệt sự vật
ngoài đời cũng trở nên khô cứng, vô hồn.
Ví dụ : Từ văn bản “ Lao xao ” của nhà văn Duy Khán, hãy tả lại khu vườn
vào buổi sáng đẹp trời theo trí tưởng tượng của em.
Rõ ràng với đề văn này, học sinh phải phát huy khả năng tưởng tượng để
hình dung được vẻ đẹp, sự sống động của thế giới diệu kì các loài cây, hoa trái
và các loài chim ở khu vườn ấy.
- Mặt khác, tưởng tượng cũng là căn cứ để các em lựa chọn các từ ngữ và

biện pháp nghệ thuật phù hợp, trong đó có phép so sánh. Vì khi tưởng tượng,
học sinh có thể nghĩ tới một đối tượng khác có nét tương đồng với sự vật miêu
tả. Sự liên tưởng, so sánh này làm cho sự vật hiện lên cụ thể, sinh động, rõ nét
hơn.
Ví dụ: Tưởng tượng, so sánh : bầu trời ửng hồng như đôi má của các cô
gái đang tuổi dậy thì ; Những ô mạ, nương khoai, bãi mía như những tấm thảm
nhung mượt mà...
Dưới đây là một số cảnh vật có thể đem so sánh với những sự vật, hiện
tượng khác có nét tương đồng mà giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh:
TT
1

2
3

4

Đối tượng, hiện tượng có
thể so sánh với nhau
So sánh cảnh với con vật

Ví dụ

Dòng sông vào mùa lũ, nước đỏ ngầu,
giận dữ như con trăn khổng lồ đang há
miệng đỏ lòm, chỉ chực nuốt chửng tất cả
vào bụng.
So sánh cảnh với người
Biển về đêm như người mẹ hiền dịu đang
hát ru đứa con thơ say nồng giấc ngủ.

So sánh cảnh với các lực Gió mơn man lay động cây lá, tựa như
lượng siêu nhiên
bóng dáng nàng tiên đang chải mái tóc
dài thướt tha bên cầu ao sóng sánh ánh
trăng.
So sánh cảnh với các hiện Hạ về, hoa xoan rụng trắng xoá như mưa
tượng thiên nhiên
sao băng trên con đường làng quen thuộc.

- Nhận xét là cách thể hiện dấu ấn chủ quan của người viết về cảnh được tả.
Thông qua nhận xét, học sinh có thể bộc lộ cảm xúc, thái độ, tình cảm riêng của
mình với đối tượng.

9


Việc định hướng cho các em cách nhận xét cảnh vật bằng từ ngữ phù hợp
với cảm xúc chân thật nhất là điều giáo viên không được phép xem nhẹ. Để học
sinh có thể dễ dàng đưa ra những nhận xét chính xác về đối tượng, giáo viên có
thể gợi dẫn bằng những câu hỏi mở.
Ví dụ: - Em thấy quang cảnh cánh đồng lúa vào mùa gặt thế nào ?
- Em có nhận xét gì về quang cảnh cánh đồng lúa vào mùa gặt ?
Học sinh có thể trả lời : Cánh đồng lúa vào mùa gặt tràn đầy không khí
khẩn trương, tưng bừng, náo nức của người ra đồng. Có lẽ niềm vui vụ mùa bội
thu đã khiến họ thêm hào hứng, phấn chấn.
Câu trả lời của học sinh vừa là lời nhận xét chân thực về cảnh vật, vừa ẩn
chứa niềm vui, tình yêu và sự gắn bó sâu sắc của các em với quê hương nên mới
có thể nhận xét như vậy được.
3.3 Kĩ năng viết đoạn văn tả cảnh
3.3.1 Kĩ năng dùng từ ngữ, hình ảnh

Tiếng Việt là thứ tiếng giàu và đẹp. Vì vậy, vốn từ sử dụng cho văn tả cảnh
là vô cùng phong phú.
Ví dụ: Có thể sử dụng các từ ngữ cho việc miêu tả cơn mưa như : xối xả,
trắng xoá, mù mịt, tối tăm mặt mũi, rả rích, lộp bộp, đổ ầm ầm, như trút nước,
ào ào, ầm ầm...
Đó là những từ ngữ gợi hình ảnh, âm thanh, gợi cảm xúc, ấn tượng về cảnh
cơn mưa. Tuy nhiên, nếu không được rèn luyện kĩ năng này, học sinh sẽ rơi vào
tình trạng khuôn sáo, máy móc khi tả cảnh cơn mưa bằng bất kì từ ngữ nào trong
số các từ trên. Để tránh tình trạng đó, giáo viên cần gợi dẫn cho học sinh nắm rõ
đặc trưng của từng loại cảnh vật để sử dụng từ ngữ, hình ảnh miêu tả thích hợp.
Ví dụ : Nếu đề văn yêu cầu Tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ, giáo viên cần đặt
hệ thống câu hỏi gợi mở :
- Mưa rào mùa hạ khác mưa xuân, mưa ngâu như thế nào ?
- Những trận mưa rào em từng chứng kiến có to không ?
- Âm thanh tiếng mưa rào thường ra sao ?
- Khi mưa rào kéo xuống, người dân chúng ta thường có hành động gì ?...
Như vậy, khi hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của cơn mưa rào qua
các câu hỏi trên, là đã giúp các em có thể lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh phù
hợp khi tả cơn mưa rào như : trắng xoá, xối xả, ào ào, ầm ầm, tối tăm mặt mũi,
mưa như trút nước... mà không phải là rả rích, lất phất, mưa lay phay... như khi
miêu tả cảnh những cơn mưa khác.
Bên cạnh đó, để việc sử dụng hình ảnh đạt hiệu quả khi làm văn tả cảnh,
giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng thành thạo các từ tượng thanh,
tượng hình, các biện pháp nghệ thuật như từ láy, phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,
hoán dụ, điệp ngữ...
3.3.2. Kĩ năng xây dựng đoạn văn tả cảnh
Việc xác lập ý( tìm ý) là khâu cần thực hiện nhằm chia các ý trong bài viết
thành các đoạn văn cụ thể. Có thể chia đoạn văn bằng những cách sau :

10



- Đoạn văn tả cảnh theo trình tự thời gian: Nghĩa là học sinh phải biết đặt
cảnh vào những khoảng thời gian khác nhau để miêu tả.
Ví dụ 1: Với đề bài Tả lại dòng sông quê em vào một ngày đẹp trời.
Ta có thể chia các ý phần Thân bài thành 4 đoạn văn theo trình tự:
+ Đoạn văn tả cảnh dòng sông vào buổi sáng
+ Đoạn văn tả cảnh dòng sông vào buổi trưa
+ Đoạn văn tả cảnh dòng sông vào buổi chiều
+ Đoạn văn tả cảnh dòng sông vào buổi tối
- Đoạn văn tả cảnh theo trình tự không gian: đây là cách giáo viên hướng
dẫn học sinh tả cảnh ở nhiều vị trí khác nhau
Ví dụ 2. Đề bài: Tả cánh đồng lúa quê em vào mùa gặt, ta có thể chia văn
bản thành các đoạn:
+ Đoạn văn tả từ xa đến gần cánh đồng lúa
+ Đoạn văn tả từ trên xuống dưới cánh đồng lúa
+ Đoạn văn tả từ trái qua phải cánh đồng lúa…
- Căn cứ vào số lượng sự vật được miêu tả trong bài văn tả cảnh để chia
tách đoạn văn.
Ví dụ 3: Tả cảnh quê hương em vào một buổi sáng
Với đoạn văn trên, ta có thể căn cứ vào số lượng sự vật để tách thành các đoạn
văn:
+ Đoạn văn tả cảnh bầu trời
+ Đoạn văn tả cảnh mặt đất
+ Đoạn văn tả cảnh vườn cây
+ Đoạn văn tả cảnh cánh đồng lúa…
Sau khi hướng dẫn học sinh chia tách các đoạn văn tả cảnh, giáo viên cần
hướng dẫn các em mở rộng ý trong từng đoạn văn. Có thể sử dụng các cách sau:
- Mở rộng ý bằng cách liên tưởng, so sánh đối tượng được tả với các sự vật
khác có liên quan.

Ví dụ: Khi miêu tả cảnh mặt trời mọc trên quê em, học sinh có thể liên hệ
tới vẻ đẹp cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Mở rộng ý bằng cách lồng ghép bộc lộ suy nghĩ, nhận xét và cảm nghĩ của
bản thân.
Ví dụ: Ở đoạn văn tả cảnh cánh đồng lúa quê em, học sinh sau khi miêu tả
chi tiết cảnh cánh đồng lúa, có thể lồng ghép bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ:
“ Nhìn cánh đồng lúa xanh mơn mởn mà lòng em trào dâng niềm hạnh
phúc. Em chợt nghĩ đến mùa vàng bội thu đang tới. Hình ảnh cánh đồng bát
ngát ấy chính là vẻ đẹp trù phú, ấm no, là hình ảnh quê hương em đang từng
ngày thay da đổi thịt, thật đáng tự hào!”
3.4. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết từng phần cho bài văn tả cảnh.
Từ dàn ý đã có sẵn, các em có thể viết từng phần, từng đoạn, thành bài.
Giáo viên hướng dẫn viết từng đoạn tiêu biểu: Đoạn mở bài, các đoạn phần thân
bài và đoạn kết bài.

11


a. Kỹ năng viết mở bài : Trong bài tập làm văn phần mở bài là phần gây ấn
tượng đầu tiên cho người đọc. Các em có thể viết mở bài bằng một câu hay một
đoạn nhưng cần phải bám vào nội dung, yêu cầu đã xác định. Chỉ được nêu
những ý khái quát (không được lấn sang phần thân bài). Có rất nhiều cách mở
bài (mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp) học sinh có thể chọn lựa tùy vào dụng
ý của mình.
Chẳng hạn mở bài bằng cách giới thiệu trực tiếp cảnh :
“ Em đã ngắm trăng không biết bao nhiêu lần. Khi từ góc sân nhà, khi từ
cánh đồng lúa nặng trĩu hạt, lúc lại từ góc sân làng hay trên đường làng ngập
tràn bóng tre xanh. Nhưng không hiểu sao, lần nào cũng vậy khi ngắm trăng
quê mình em đều cảm thấy trăng huyền ảo và quyến rũ vô cùng. Mỗi lần ngắm
trăng là một lần em thấy mình thêm yêu quê hương hơn, gắn bó máu thịt với

làng xóm mình hơn.”
( Đề bài tả cảnh đêm trăng nơi em ở)
Cách mở bài đi thẳng vào giới thiệu đêm trăng đẹp để bộc lộ cảm xúc của
bản thân.
Cách mở bài bằng cách đưa dấu hiệu của sự vật để giới thiệu sự xuất
hiện cảnh :
“ Tiếng chú trống choai nhà tôi vang lên lanh lảnh. Tiếp đó tiếng những
chú gà khác trong xóm cũng nổi gáy như tiếp lời, râm ran khắp xóm. Tiếng gà
xóm tôi như đã đánh thức mọi vật, xua tan dần màn sương mờ. Thế là một ngày
mới lại bắt đầu đến với làng xóm quê tôi.”
( Bài làm của học sinh tả lại một buổi sáng trên quê em)
Mở bài bằng cách lật ngược lại vấn đề :
“ Đã gần một tháng nay, trời oi bức ngột ngạt. Quạt máy trong các nhà
chạy suốt đêm, không ngừng, không nghỉ. Ai cũng uống no nước mà chẳng thấy
đỡ khát. Mồ hôi ướt đầm đìa. Cây cối đứng im lìm không có một gợn gió. Ai
cũng khao khát một trận mưa. Bỗng từ đâu mây đen kéo đến, mưa ầm ầm đổ
xuống.”
( Bài làm của học sinh tả cơn mưa rào mùa hạ)
Hay các em có thể dẫn dắt từ lời thơ, bài hát về cảnh sẽ tả để giới thiêu cảnh :
Ví dụ : Hãy tả ngôi trường của em :
“ Trường của em bé bé
Nằm lặng giữa rừng cây”
Trường trung học cơ sở Thành Minh mà em đang học không phải là mái
trường be bé. Mặc dù nằm trên một xã vùng cao của huyện Thạch Thành nhưng
trường của em là một ngôi trường đẹp, rộng lớn, bằng phẳng, khang trang.
Bước vào cổng trường, em như thấy mình lớn lên từng ngày.
Dù là cách mở bài nào giáo viên cũng lưu ý học sinh đủ ý cần và đủ trong
mở bài đó là phải đảm bảo ba yêu cầu : Dẫn vào đề, nội dung đề, chuyển ý.
b. Kỹ năng viết các đoạn trong phần Thân bài:
Trước hết, giáo viên cần xác định cho học sinh nhận thức được vai trò của

phần Thân bài trong một bài văn. Nếu mở bài và kết của một bài văn chỉ triển

12


khai thành một đoạn văn tương ứng với mỗi phần thì phần thân bài chia thành
nhiều đoạn để viết. Mỗi đoạn sẽ diễn đạt một ý hoàn chỉnh lôgic, chặt chẽ, mạch
lạc. Thông thường học sinh rất lúng túng không biết tả cảnh cụ thể là tả cảnh
gì ? Tả như thế nào ? theo trình tự nào ?...Các em thường liệt kê cảnh một cách
lôn xộn, tràn lan, không tạo ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy để khắc phục
tình trạng này tôi hướng dẫn học sinh hình dung mỗi cảnh nhỏ sẽ viết thành một
đoạn văn trọn vẹn. Đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát đến cụ thể (gọi là đoạn văn
gì), bao giờ câu đầu đoạn cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó. Sau câu tả khái
quát là câu miêu tả cụ thể theo trình tự từ xa đến gần (hoặc từ gần đến xa). Trong
quá trình miêu tả, giáo viên lưu ý học sinh trình tự miêu tả phù hợp với vị trí
quan sát kết hợp lời văn tưởng tượng, so sánh, nhận xét, ý câu sau lôgic với câu
trước tạo sự liên kết.
Ví dụ : Đề bài : Hãy tả một cơn mưa rào mà em đã được chứng kiến.
- Đoạn thứ nhất : Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.
- Đoạn thứ hai : Cơn mưa đến.
- Đoạn thứ ba : Cảnh vật và con người trong cơn mưa.
- Đoạn thứ tư : Cảnh những đứa trẻ trong cơn mưa.
- Đoạn thứ năm : Cảnh vật lúc cơn mưa ngớt.
Việc sắp xếp trật tự nội dung của các đoạn văn trên là theo mạch thời gian.
Học sinh không được tuỳ tiện đảo lộn trật tự giữa các đoạn khiến bài văn lộn
xộn, tối nghĩa.
Học sinh viết đoạn văn : Những dấu hiệu báo cơn mưa đến :
“ Nắng mãi rồi cũng tới ngày mưa. Trời đang nắng chang chang bỗng
tối sầm lại như đang ngồi trong nhà có ai đó đóng tất cả cửa lại. Nhìn lên bầu
trời, mây đen kéo đến ùn ùn. Mây lao nhanh vun vút, mỗi lúc một nhiều hơn,

tầng tầng, lớp lớp. Gió bắt đầu thổi mạnh. Các hàng cây nghiêng ngả , cúi rạp
mình để tránh cơn cuồng phong. Lá vàng, bụi đường bay mù mịt. Tiếng các
cành cây khô gãy răng rắc. Tiếng các gia đình í ới gọi nhau cất chăn màn, quần
áo. Những làn gió mang hơi nước về làm cho thời tiết dịu hẳn lại. Rồi bầu trời
vang lên những tiếng sấm oàng oàng, những tia chớp rạch sé không gian.
Người trên đường ai cũng vội vã tìm cho mình chỗ trú mưa an toàn.”
Học sinh viết đoạn văn: Cảnh vật lúc cơn mưa ngớt:
“Một tiếng sau cơn mưa tạnh.Trời sáng dần, sáng dần. Mặt trời bỗng lại
từ đâu ló ra chói lọi. Mưa dần dần tạnh hẳn.Cây cối bên đường như vừa được
tắm gội sạch sẽ, lá óng mượt, mịn màng.Trên cành cây bên đường líu lo tiếng
chim hót. Lúc nẫy nước còn tràn ngập làng phố, giờ đang từ từ rút dần. Mặt
đường hiện ra bóng loáng, sạch sẽ. Nước đọng trên mái nhà cũng đang tí tách
rơi những rọt cuối cùng.
Cần căn cứ vào thao tác dựng đoạn ở mục 3.3.2 để viết các đoạn văn phần
thân bài đảm bảo đúng yêu cầu đề ra.
c. Kỹ năng viết đoạn Kết bài: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ của bài văn
nhưng lại rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của
người viết đối với đối tượng miêu tả. Thực tế cho thấy, học sinh rất ít chú ý đến

13


kết bài, có chăng các em cũng chỉ liệt kê cảm xúc của mình làm phần kết bài
một cách khô cứng, gò bó thiếu chân thực. Vậy để phần kết bài có sức thuyết
phục, cần chú ý 2 loại kết bài có thể rèn luyện cho học sinh:
- Kết bài khép: Nghĩa là sau khi miêu tả đầy đủ, chi tiết về đối đối tượng,
học sinh có thể kết bài để khái quát lại vấn đề đã miêu tả và khẳng định cảm xúc
bản thân về vấn đề đó.
Ví dụ học sinh viết : “ Ngôi trường THCS Thành Minh thật là đẹp. Em rất
yêu thích ngôi trườngcủa mình. Em mong ngôi trường ấy sẽ trường tồn mãi

cùng thời gian.”
Đây là kết bài thường gặp, học sinh có thể dễ dàng thực hiện được.
- Kết bài mở: là không chỉ khái quát lại vẻ đẹp của cảnh được tả, bộc lộ
cảm nghĩ bản thân mà còn biết mở rộng, liên hệ thực tế, thậm chí khi bài văn
khép lại nhưng lại hướng người đọc tới nmột sự liên tưởng, suy nghĩ mới đầy
tích cực.
Ví dụ 1: Kết bài có sự mở rộng liên hệ bài học kĩ năng sống, đạo lí cho
mỗi học sinh:
“ Năm tháng rồi cũng sẽ qua đi, em sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành. Thời gian
không gian mở rộng, em có thể đi đến nhiều chân trời mới nhưng mái Trường
trung học cơ sở Thành Minh nơi chắp cánh bao ước mơ của em, vẫn lưu giữ
bao kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè, những bài học hay....Em cố gắng học tập
thật tốt để không phụ lòng công ơn dạy dỗ của thầy cô.”
Ví dụ 2: Kết bài mở, gợi ra liên tưởng, suy nghĩ cho bạn đọc:
“ Ngắm nhìn cánh đồng lúa vàng quê em vào mùa gặt, em chợt nghĩ tới
những cánh đồng chiêm trũng, chìm trong lũ lụt của dải đất miền Trung và tự
hỏi lòng mình rằng đã bao giờ người dân nơi ấy được hưởng niềm hạnh phúc
trọn vẹn khi gặt trên tay những bông lúa trĩu hạt? Lúc đó, trong hình dung em
đã hiện lên những việc mình cần làm ở tương lai để cánh đồng lúa quê em và
mọi miền Tổ quốc được bội thu, tươi tốt.”
Như vậy, với cách kết bài này, học sinh không chỉ khẳng định tình cảm
bản thân mà còn gợi cho bạn đọc liên tưởng tới những hình ảnh khác, tới những
việc làm thiết thực, hữu ích của mình trong tương lai đối với quê hương, đất
nước.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi hoàn thành, sáng kiến kinh nghiệm này đã giải quyết trong tôi
những băn khoăn trong quá trình rèn học sinh kỹ năng viết văn tả cảnh. Cũng từ
đây, bản thân tôi còn được trang bị, củng cố thêm kiến thức về cách viết bài văn
tả cảnh. Có cách nhìn toàn diên, sâu sắc hơn về kĩ năng viết bài văn tả cảnh. Từ
đó, giúp cho tôi có những phương pháp cụ thể phù hợp khi giảng dạy văn tả cảnh.

Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy văn tả cảnh đối với học
sinh lớp 6 trường THCS Thành Minh, tôi thấy các em có nhiều hứng thú trong
giờ học tập làm văn, không còn ngại học văn, không còn ngại viết bài nữa, các
em đã chủ động, tích cực hăng say phát biểu ý kiến, thích viết đoạn văn, bài văn.
Bài văn tả cảnh của các em đã viết trôi chảy hơn, mạch lạc hơn. Ngay từ cách

14


mở bài cũng có nhiều sáng tạo. Phần thân bài đã được triển khai thành các đoạn
tương ứng với các ý chính. Các em không diễn đạt thành “khối” như phần thân
bài trước đây nữa. Cụ thể kết quả bài viết của học sinh Trường trung học cơ sở
Thành Minh ở hai lớp 6a1 và lớp 6a3 năm học 2014- 2015 như sau:
Xếp loại
Lớp
6a1
6a3
Tổng


số
30
32
62

Giỏi
SL
7
5
12


%
23.3
15.6
19.4

Khá
SL
18
15
33

%
60.0
46.9
52.2

TB
SL
05
10
15

%
16.7
31.3
24.2

Yếu
SL

0
02
02

%
0
6.2
3.3

Phần III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Kiểu văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng đóng vai trò vô cùng
quan trọng đối với việc rèn luyện khả năng quan sát, hình dung, tưởng tượng,
liên tưởng... để tạo lập được văn bản miêu tả hoàn chỉnh cho học sinh. Để viết
được một bài văn tả cảnh hay, có sức sáng tạo cao ở trò thì người giáo viên phải
là người tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi, trau dồi nâng cao kiến thức
về kĩ năng viết đoạn văn, bài văn để kịp thời đáp ứng những vướng mắc cho học
sinh. Chính bản thân người giáo viên cũng phải viết được đoạn văn, bài văn hay
thì mới có thể hướng dẫn được học sinh thực hiện được. Đặc biệt, ở những tiết
học thực hành lập dàn ý, thực hành viết đoạn văn, thực hành luyện nói, giáo viên
cần chú trọng và phát hiện những học sinh còn mắc lỗi cần chỉ rõ và sửa ngay tại
lớp. Ở các tiết trả bài kiểm tra, giáo viên cần chấm, chữa bài chi tiết, cẩn thận,
chính xác để kịp thời nhận ra những ưu điểm, tiến bộ của học sinh để khuyến
khích khen ngợi hoặc thấy những thiếu sót để khắc phục sữa chữa kịp thời cho
học sinh.
Về phía học sinh cần phải có ý thức rèn luyện kĩ năng thực hành nhận diện
đề, yêu cầu cụ thể của đề để từ đó có hướng tạo lập văn bản hoàn chỉnh theo yêu
cầu đề ra. Học sinh cần có ý thức quan sát, tích luỹ tri thức, vồn sống, vốn từ
phong phú để xây dựng được những bài văn hay. Bên cạnh đó, việc lựa chọn từ
ngữ, miêu tả cũng góp phần tạo nên thành công cho quá trình viết văn tả cảnh ở

các em. Bởi từ vựng tiếng Việt vốn phong phú, đa dạng nên cần có sự cân nhắc,
lựa chọn kĩ càng sao cho phù hợp, đạt hiêu quả cao. Mặt khác, quá trình trải
nghiệm với từng cảnh vật cụ thể của chính các em vừa là để rèn luyện kĩ năng,
vốn sống, cũng vừa để có được tri thức đầy đủ, chân thực, sinh động nhất cho
bài văn tả cảnh của mình, góp phần phát huy khả năng tự học, tự sáng tạo của
các em, đáp ứng mục tiêu dạy học phát triển theo định hướng năng lực của học
sinh trong hiện tại và tương lai.
II. Kiến nghị
Đối với mỗi giáo viên: Phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy.

15


Đối với tổ chuyên môn và nhà trường:
- Cần tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh
nghiệm dạy học.
- Khuyến khích, động viên mỗi giáo viên nghiên cứu, thực hiện và áp dụng
những sáng kiến hay để đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng chuyên môn
trong nhà trường.
Đối với Phòng giáo dục và sở giáo dục và & đào tạo:
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, tiết dạy mẫu của các giáo viên cốt
cán để các đồng nghiệp được dự giờ, học tập kinh nghiệm.
- Những sáng kiến kinh nghiệm của các đồng chí giáo viên có giá trị áp
dụng trong giảng dạy cần in thành tập san để các trường học tập kinh nghiệm
quý báu đó vào thực tế giảng dạy.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã rút ra trong quá trình
giảng dạy ở trường THCS Thành Minh. Rất mong được sự góp ý của các cấp
lãnh đạo và bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn
thiên hơn, có hiệu quả hơn cho những năm dạy tiếp theo.

Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thành Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan SKKN là do tôi tự
làm, không sao chép của người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Dung

16


17



×