Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài dạy ở chương nhiệt học vật lí 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.59 KB, 16 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi chứa
đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là
nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường hiện nay
đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi trường cần
được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu.
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa
đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi phân hủy
các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi
trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là
nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghĩ ngơi, hưởng
thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ …
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống
của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân
loại và của mỗi quốc gia. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái
môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc
phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục
quốc dân”; ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị
về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ
trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ
môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt
động ngoại khóa
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,
kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người
và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường,
năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường.
Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những
môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản


về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy, để đáp ứng
những yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật
lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không
thể thiếu.
Thực hiện chủ đề năm học: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng
cao chất lượng giáo dục”
Thực hiện cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

1


Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác trong trường
phổ thông, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong
quá trình giảng dạy môn Vật lí là vấn đề cần thiết không thể thiếu được vì vậy
tôi chọn đề tài : “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài dạy ở
chương Nhiệt học - môn Vật lí 8”.
1.2. Mục đích ngiên cứu
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí nhằm mục đích để
tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính phức tạp,
quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải
của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Bên cạnh đó các
em nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như
một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức
trách nhiệm, có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung chương trình bộ môn vật lí 8 có nhiều bài mà nội dung kiến
thức cần lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. Việc lồng ghép tích hợp bảo vệ

môi trường trong dạy môn vật lý 8 học sinh dễ áp dụng vì những kiến thức vật lí
gắn liền với các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, và ngày nay công
nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ nên việc cập nhật kiến thức
hiểu biết rất rễ ràng
Đề tài này áp trong phạm vi trường trung học cơ sở, với đối tượng là học
sinh khối 8 trường TH CS Quảng Lợi.
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và đề xuất một số giải pháp tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lí 8 đạt hiệu quả cao.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng
nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng.
Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi
trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích,
tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào
tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường
2005. Căn cứ quyết định 1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
Căn cứ quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
2020, xác định BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược
kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước.
Căn cứ chỉ thị số 32/ 2006/ CT- BGD & ĐT ngày 01-8-2006 về nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục phổ thông.
2



Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Thanh
Hóa, của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quảng Xương, của trường THCS
Quảng Lợi năm học 2015-2016.
Định nghĩa môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, luật bảo vệ môi trường 2005)
* Các chức năng cơ bản của môi trường
- Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Khái niệm về dạy học tích hợp: Quá trình dạy học tích hợp được hiểu là
một quá trình dạy học trong đó toàn thể các hoạt động học tập góp phần hình
thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết
cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa
nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm
tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp các mục tiêu giáo dục
của nhà trường.
* Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường Trung học cơ sở:
- Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng
chịu tải của môi trường ….
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như
một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng,
quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi
trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách.
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa
chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các
nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa

và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
Nguyên tắc, phương thức, phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong môn vật lí 8 ở trường Trung học cơ sở.
* Nguyên tắc:
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực liên ngành, tích hợp vào các
môn học và các hoạt động.
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải
phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo
của cấp học.
- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ
động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn
đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của
giáo viên.
3


- Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo
kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng
kiến thức và tăng thời gian của bài học.
* Phương thức giáo dục:
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn Vật lí
thông qua các chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ:
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương
phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic.
* Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớp học:
Hoạt động tham quan theo chủ đề: khu bảo tồn, danh lam thắng cảnh …
Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, thảo luận

phương án xử lí.
Hoạt động trồng cây, xanh hóa trường học: tổ chức nhân dịp tết trồng cây,
ngày môi trường thế giới 5/6 …
Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường: thi điều tra, sáng tác, văn nghệ về chủ
đề môi trường.
Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh về bảo vệ
môi trường: vệ sinh trường, lớp, bản làng, tuyên truyền bảo vệ môi trường ở nhà
trường và địa phương.
* Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp thí nghiệm.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
- Phương pháp học tập theo dự án.
- Phương pháp nêu gương.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dung sáng kiến kinh nghiệm
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó
có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ
đối với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần
giáo dục học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo
vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến
các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa
thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực
tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng
ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên
quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết
của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng
4



thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm
của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
Thực tế tại trường THCS và qua tìm hiểu các đồng nghiệp giảng dạy Vật
lí trên địa bàn huyện nói chung hiện tại chưa có một tài liệu cụ thể nào hướng
dẫn giáo viên về nội dung, chương trình cũng như phương pháp dạy học tích
hợp giáo dục môi trường trong môn vật lí một cách cụ thể, rõ ràng và phù hợp.
Hầu hết giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu và tự đưa ra nội dung giáo dục môi
trường cần tích hợp vì vậy không có sự thống nhất về nội dung, chương trình và
phương pháp. Cũng vì vậy trong quá trình dạy học, hầu hết giáo viên chưa quan
tâm nhiều đến việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường, nếu có chỉ mang tính
đối phó. Đa số giáo viên chỉ dạy học có tích hợp khi có sinh hoạt chuyên đề,
thao giảng.
Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức môi trường trong môn Vật lí
của học sinh khối 8 trường THCS Quảng Lợi, khi bắt đầu nghiên cứu lí luận để
viết sáng kiến này tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút năm học 2014-2015
(sau khi học sinh học xong Tiết 25 –Nguyễn tử, phân tử chuyển động hay đứng
yên ) với câu hỏi về kiến thức môi trường như sau:
Câu hỏi: Trong quá trình sử lý rác thải chúng ta mang rác đi đốt, bụi khí
và khói bụi. Các bụi khí này gây ra tác hại gì đối với môi trường và sinh vật?
Em hãy đề xuất một giải pháp để hạn chế những tác hại đó?
Kết quả học sinh trả lời câu hỏi trên như sau: khi chưa áp dụng đề tài ở năm học:
2014 - 2015

Lớp
8A
8B
8C
Tổn

g

Tổng
số
học
sinh
29
27
28

SL
5
3
4

TL%
17.2
11.1
14.3

84

12

14.3

Trả lời đúng

Kêt quả
Có trả lời nhưng

chưa đầy đủ
SL
TL%
9
31.0
10
37
9
31.1
30

35.7

Không có câu trả
lời hoặc trả lời sai
SL
TL%
15
51.8
14
51.9
15
54.6
44

52.4

Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường (sự
cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) còn rất hạn
chế, có hơn 50% số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức

môi trường liên quan trong môn Vật lí.
Trước thực trạng trên, trong năm học 2015 – 2016 tôi đã viết sáng kiến
kinh nghiệm "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí lớp 8"
nhằm:
- Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học môn Vật lí lớp 8.
- Đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường
trong môn Vật lí lớp 8 đạt hiệu quả cao.
5


2.3. Một số giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy
học Vật lí lớp 8 đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
phù hợp với nội dung bài học.
- Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống,
từ đó có những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ môi trường thì trước hết cần
chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp với
nhận thức của các em. Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương
trình học.
Ví dụ: Trong bài “Các chất được cấu tạo như thế nào - Vật lí 8”. Giáo
viên chọn chủ đề khai thác, giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách nên các
chất thải (khí, lỏng) xen lẫn vào môi trường và có thể gây hiển họa về môi
trường, nêu những biện pháp khắc phục
- Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra
để học sinh timg hiểu.
+ Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em.

- Thu thập tài liệu về môi trường sinh động và có sức thuyết phục.
- Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm
kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều
kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp
bảo vệ môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên
tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu,
nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên
lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện
tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn)
- Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường
- Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một
mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn
không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý
thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích
hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ
môi trường. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nôi dung
học tập của phần đó.
- Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy
cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi
không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh
thái độ tích cực trước các vấn đề về môi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạt
6


được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực
trạng cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường đưa lại.
Ví dụ 1: Trong bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào

Vị trí tích hợp: Tại sao khí thải từ các nhà máy, hoặc nước thải từ các gia
đình lại gây ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta.
Phương pháp tích hợp: Sử dụng một số hình ảnh về ô nhiễm không khí, ô
nhiếm nguồn nước ảnh hưởng đến sinh vật sống và con người.
Em có những giải pháp nào đưa ra để làm giảm ô nhiễm môi trường ?
Kiến thức, kĩ năng để vận dụng trả lời câu hỏi:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, nguyên tử, phân tử, giữa
chúng có khoảng cách. Do đó khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, nước
thai từ các hộ gia đình, từ các nhà máy, khu chế suất ... làm cho các phân tử khí
thải xen lẫn vào các phân tử không khí, cũng như các phân tử nước của nguồn
nước thải xen lẫn vào các phân tử nước ở ngoài môi trường.
Giải pháp: tuyên truyền cho gia đình, các hộ gia đình không nên xã nước
thải sinh hoạt ra sông, ao hồ. Phải xây cống, rãnh thoát nước thải.
Chính quyền địa phương kiểm tra theo dõi các vị trí xả nước thải ở các
nhà máy ra môi trường nếu có hiện tượng làm cho các sinh vật chết thì báo với
cơ quan cấp trên để kiểm tra.
Ví dụ 2 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ?
* Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh nắm được khái niệm hiện tượng khuếch
tán. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau. Hiện
tượng khuếch tán có thể xảy ra ở chất lỏng, chất khí, giữa chất lỏng và chất khí,
thậm chí còn xảy ra ở chất rắn.
Mặc dù không khí nhẹ hơn nước biển nhưng ở trong nước biển vẫn có
không khí. Nếu thiếu không khí, các loài sinh vật trong lòng đại dương không
thể sống được. Có nhiều tàu chở dầu bị tai nạn làm dầu loang rộng trên mặt biển
làm cho không khí không thể khuếch tán vào nước dẫn tới trong nước biển thiếu
ôxi làm chết rất nhiều sinh vật sống trong lòng đại dương, đồng thời cũng ảnh
hưởng đến nhiều loài sinh vật biển khác nữa.
Biện pháp khắc phục: Các ngành chức năng cần kiểm tra tàu chở dầu
trước khi lưu thông trên biển và cần đảm bảo các quy tắc an toàn trong suốt quá
trình lưu thông. Các tàu thường xuyên liên lạc với trung tâm cũng như với các

tàu khác trong khu vực lưu thông, tránh các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, không
những gây thiệt hại cho người và tài sản mà còn làm ô nhiễm môi trường, rất lâu
sau mới có thể khắc phục được.
Ví dụ 3: Bài 23. Đối lưu và bức xạ nhiệt
Vị trí tích hợp: - Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất
lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Nội dung tích hợp:
Sống và làm việc lâu trong các phòng kín không có đối lưu không khí sẽ
cảm thấy rất oi bức, khó chịu và có hại cho sức khỏe.

7


Biện pháp:
+ Tại nhà ở, nhà máy, nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu
thông dễ dàng (bằng các ống khói, cửa thông gió...).
+ Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các
phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông.
Lưu ý: Nội dung, chương trình tích hợp này được xây dựng dựa trên các
tài liệu:
+ Sách giáo khoa Vật lí lớp 8.
+ Chuẩn kiến thức-kĩ năng Vật lí lớp 8 ban hành năm 2008.
+ Phân phối chương trình môn Vật lí cấp THCS từ năm học 2011-2012.
+ Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lí cấp trung
học cơ sở kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn
Vật lí lớp 8 đạt hiệu quả cao.
- Phương pháp 1: Thông qua từng tiết học của môn Vật Lí lớp 8.
Khi dạy học tích hợp giáo dục môi trường theo phương pháp này cần đảm
bảo các nguyên tắc sau:

Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học Vật lí
thành bài học giáo dục môi trường.
Khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện.
Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh
nghiệm thực tế của học sinh, tận dụng cơ hội cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với
môi trường
Nội dung giáo dục môi trường cần gần gủi, thiết thực, gắn liền với hoạt
động thực tiễn của địa phương, đất nước.
Sau đây là các bài soạn minh họa giáo án Vật lí lớp 8 có tích hợp giáo dục
môi trường: (Chú ý: mẫu giáo án theo mẫu PGD, các nội dung không liên quan
đến kiến thức môi trường không thể hiện trên các giáo án này. Tất cả các kiến
thức môi trường cần có hình ảnh hoặc video clip minh họa giúp học sinh dễ
nắm bắt – trong sáng kiến này tôi có giới thiệu một số hình ảnh minh họa kèm
theo ở trang cuối)
Giáo viên đưa ra bài tập vận dụng
Bài tập 1
Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao. Vì
A. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
B. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
C. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
D. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
HS: Phương án C
Bài tập 2 : Vì sao trong một số nhà máy người ta xây dựng những ống
khói rất cao?
HS: Việc xây dựng những ống khói rất cao trong các nhà máy có hai tác
dụng cơ bản: Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt, giúp khói thoát ra
8


được nhanh chóng. Ngoài ra, ống khói có tác dụng làm cho khói thải ra bay lên

cao, giảm ô nhiễm môi trường.
GV tích hợp GDMT: Sống và làm việc lâu trong các phòng kín không có
đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức, khó chịu.
- Biện pháp bảo vệ môi trường:
+ Tại nhà máy, nhà ở, nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu
thông dễ dàng (bằng cửa thông gió, các ống khói ...).
+ Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các
phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông.
- Phương pháp 2: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua một hoạt động
ngoại khóa (Có thể chỉ ngoại khóa về môn Vật lí, cũng có thể ngoại khóa về
nhiều môn học trong đó có môn Vật lí).
Để tổ chức hoạt động ngoại khóa về môi trường đòi hỏi giáo viên cần có
kế hoạch tổ chức hoạt động khoa học, hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh.
Kế hoạch hoạt động ngoại khóa có thể xây dựng theo mẫu gợi ý sau:
Trong năm học 2015 – 2016, dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường,
bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Vật lí đã xây dựng kế hoạch
ngoại khóa về môi trường đối với môn Vật lí khối 8. Sau khi xây dựng đã đề
xuất lên nhà trường bằng văn bản và đã được nhà trường phê duyệt, dự kiến thực
hiện trong tháng 05 năm 2016 với đối tượng là học sinh khối 8 trường THCS
Quảng Lợi
Sau đây tôi xin đưa ra kế hoạch ngoại khóa về môi trường đã xây dựng từ
đầu năm học 2015 – 2016 đối với môn Vật lí khối 8:
* Chọn chủ đề môi trường: Việc chọn chủ đề môi trường cần dựa trên các
căn cứ sau:
- Căn cứ vào đặc điểm học sinh: Về lứa tuổi, về đặc điểm vùng miền
- Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường
* Hình thức hoạt động: Hội thi về môi trường, thời trang về môi trường,
tham quan dã ngoại, tuần lễ môi trường, tái chế các sản phẩm từ rác thải ...
* Thiết kế hoạt động:
- Mục tiêu hoạt động: Về nhận thức, về hành động.

- Các nội dung: Cần tránh những nội dung mang tính hàn lâm, giáo điều
mà cần căn cứ trình độ nhận thức và tâm lí học sinh. Cần tạo điều kiện thuận lợi
nhất để học sinh có thể trình bày những hiểu biết và những suy nghĩ, nguyện
vọng của mình.
- Nhân sự: Gồm nhóm hoạt động, người phụ trách, ban cố vấn ...
- Cách thức thực hiện hoạt động:
+ Đặt vấn đề với học sinh về ý tưởng tổ chức hoạt động ngoại khóa. Lấy ý
kiến học sinh, xây dựng kế hoạch hoạt động.
+ Trình bày kế hoạch hoạt động với lãnh đạo nhà trường để lãnh đạo phê
duyệt.
+ Công bố kế hoạch hoạt động tới lớp học sinh và các bộ phận liên quan.

9


+ Họp lớp và những cá nhân liên quan để phân công nhiệm vụ và các
công việc chuẩn bị.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính: Người lập kế hoạch cần dự toán kinh
phí tổ chức, cũng như huy động cơ sở vật chất cần thiết.
+ Thời gian, địa điểm tổ chức: Cần căn cứ kế hoạch nhà trường.
+ Thực hiện hoạt động: Tổ chức, giám sát, giúp đỡ, điều chỉnh, đánh giá...
(Lưu ý: Đối với hoạt động dã ngoại cần chuẩn bị đầy đủ vật chất, cần có sự tham
gia của nhân viên y tế).
TRƯỜNG THCS QUẢNG LỢI
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS Quảng Lợi
- Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của trường THCS
Quảng Lợi;
- Theo đề nghị của các giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp 8A, 8B, 8C
trường THCS Quảng Lợi,
- Nhằm hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2012
Tôi xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường bộ môn
Vật lí lớp 8 như sau:
I. Mục đích, ý nghĩa và tính chất của hoạt động
- Thông qua hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về môi
trường sống, tác hại và nguyên nhân của ô nhiễm môi trường và thiên tai đối với
cuộc sống của con người và sinh vật.
- Thông qua hội thi nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, cải tạo môi
trường cũng như tinh thần hợp tác trong học tập.
- Là một hoạt động thiết thực chào mừng ngày môi trường thế giới
5/6/2012.
II. Đối tượng, hình thức, thời gian và địa điểm
1. Đối tượng: Học sinh lớp 8A và 8B, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A, 8B,
8C và 8C, giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Vật lí trường THCS Quảng Lợi.
2. Hình thức tổ chức và điều kiện tham dự
a) Hình thức tổ chức: Thi hiểu biết kiến thức về môi trường trong môn
Vật lí 8.
b) Điều kiện tham dự: Học sinh tham gia tự nguyện
3. Thời gian tổ chức: Dự kiến trong tháng 5/2012 (vào tuần 18 của HKII –
môn Vật lí theo PPCT mới)
4. Địa điểm tổ chức: Sân trường,
III. Các nội dung: Chương trình gồm 5 phần thi.
Phần 1: Khởi động

10


Phần 2: Hiểu biết
Phần 3: Tăng tốc
Phần 4: Dành cho khán giả
Phần 5: Về đích
IV. Phân công phụ trách
1. Phụ trách chung
- Đồng chí: Nguyễn Xuân Toàn – Giáo viên dạy Vật lí
- Đồng chí: Trịnh Xuân Nghĩa – GVCN lớp 8A
- Đồng chí: Hoàng Thị Châm – GVCN lớp 8B
- Đồng chí: Ngô Tiến Hoà
2. Giám khảo hội thi
- Đồng chí: Nguyễn Xuân toàn – Giáo viên dạy Vật lí khối 8.
- Mời đồng chí : Trần Thị Huê – Hiệu Trưởng đến dự
3. Dẫn chương trình: Mời đồng chí : Trần Bích Hạnh
V. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội dung trong hội thi
Mỗi lớp 8A và 8B, 8C chọn 5 học sinh lập thành một đội mang tên chi đội
mình. Các học sinh còn lại làm khán giả.
Phần 1: Khởi động
- Hai đội thể hiện phần thi năng khiếu về môi trường đã chuẩn bị trước có
thể là những tiểu phẩm ngắn và vui về môi trường, thể hiện ca khúc về môi trường.
- Có phần giới thiệu về lớp và các thành viên trong đội.
- Thời gian tối đa cho phần thi này là 5 phút. Điểm tối đa cho phần thi này
là 20 điểm.
Phần 2: Hiểu biết
- Có 2 gói câu hỏi, mỗi đội tham gia được chọn 1 trong 2 gói câu hỏi để
trả lời. (Mỗi gói câu hỏi có 3 câu)
- Thể lệ: Từng đội lên bốc thăm gói câu hỏi. Người dẫn chương trình lần

lượt đọc từng câu hỏi. Nhóm bốc xăm có tối đa 15 giây suy nghĩ trả lời cho mỗi
câu hỏi, trả lời sai đội bạn được quyền trả lời. Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm.
- Gói câu hỏi kèm theo, cứ 3 câu lập thành 1 gói :
Câu 1: Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói
rất cao vì:
A. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
B. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
C. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
D. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 2: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải
là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời tới Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứn gần bếp lò.
C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của
một thanh đồng.

11


D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không
gian bên trong bóng đèn.
Câu 3: Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa.
Lớp dầu này ngăn cản việc hòa tan Oxi vào nước vì vậy nhiều sinh vật không lấy
được Oxi sẽ bị chết. Nguyên nhân nào dẫn đến dầu nổi trên mặt nước?
A. Do dầu không hòa tan trong nước.
B. Do khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước
C. Do dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu lớn hơn
khối lượng riêng của nước.
D. Do dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn
khối lượng riêng của nước.

Câu 4: Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn. Dưới tác
dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ
gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái. Em không nên
làm gì?
A. Không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
B. Chỉ sử dụng chất nổ để đánh bắt cá dưới suối khi có người lớn đi cùng.
C. Tuyên truyền người dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
D. Khi phát hiện có người sử dụng chất nổ để đánh bắt cá, kịp thời báo
với người lớn và chính quyền địa phương.
Câu 5: Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá có thể dẫn đến hậu quả
nào sau đây:
A. Làm đổ vở các công trình xây dựng, giao thông lân cận.
B. Ảnh hưỡng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
C. Có thể xãy ra những tai nạn lao động đáng tiếc cho công nhân.
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 6: Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di
chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Cải thiện chất
lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ có thể mang lại ích
lợi gì?
A. Giảm ách tắc giao thông
B. Tiết kiệm năng lượng
C. Góp phần bảo vệ môi trường
D. Cả A,B,C đều đúng
Phần 3: Tăng tốc
- Dẫn chương trình, trình chiếu lên màn hình 6 bức tranh được sắp xếp
ngẩu nhiên.
- Thể lệ: Hai đội có tối đa 3 phút để sắp xếp các bức tranh trên theo đúng
ý tưởng và lí giải cách sắp xếp của đội lên bảng phụ.
- Sắp xếp đúng các hình được 10 điểm, giải thích đúng cách sắp xếp được
10 điểm.

- Bộ tranh phần chơi này in kèm theo trang cuối cùng của sáng kiến.
Phần 4: Dành cho khán giả
- Có 2 câu hỏi. Người dẫn chương trình lần lượt đọc từng câu hỏi, gọi
khán giả đưa tay trả lời.
12


- Mời đại diện ban tổ chức trao quà cho khán giả trả lời đúng.
- Gói câu hỏi:
Câu 1: Vì sao nằm ngủ trong các phòng kín cửa ta thường thấy rất oi bức,
khó chịu? Biện pháp khắc phục?
Câu 2: Đi trên đường trơn, nhiều bùn đất dễ bị trượt ngã. Nêu nguyên
nhân và cách khắc phục?
Phần 5: Về đích (chơi trò chơi ô chữ)
- Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm ra từ chìa khoá của chương trình (từ hàng
dọc). Để tìm được từ chìa khoá thì các đội phải lần lượt tìm ra 9 từ hàng ngang.
- Đại diện 2 đội chơi lần lượt chọn câu hỏi bất kì (chọn số thứ tự). Trả lời
đúng từ hàng ngang được 10 điểm. Nếu trả lời không đúng, quyền trả lời sẽ
thuộc về đội còn lại. Nếu cả 2 đội trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về khán giả.
- Gói câu hỏi phần thi về đích:
Câu 1. Nhiệt truyền từ mặt trời qua các cửa kính làm nóng không khí
trong nhà và các vật trong phòng nhờ hình thức truyền nhiệt nào? (bức xạ nhiệt)
Câu 2. Trong quá trình lưu thông, các phương tiện giao thông đường bộ
làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác
hại to lớn đối với môi trường, ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người. Để
bảo vệ sức khỏe khi tham gia giao thông cần mang dụng cụ này? (khẩu trang)
Câu 3. Tên của 1 chương trong Vật lí 8. (cơ học)
Câu 4. Vì động năng phụ thuộc vào yếu tố này nên khi tham gia giao
thông, phương tiện tham gia có động năng lớn sẽ khiến cho việc xử lí sự cố gặp
khó khăn, nếu xảy ra tai nạn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. (vận tốc)

Câu 5. Nhờ hiện tượng này mà cá, tôm dưới sông, suối vẫn sống được
mặc dù không khí nhẹ hơn nước. (khuếch tán)
Câu 6. Do loại lực này lớn mà khi xe đi trên đường nhiều bùn đất dễ xãy
ra tai nạn. (ma sát trượt)
Câu 7. Do thiếu yếu tố này nên khi tắc đường, dù các phương tiện tham
gia giao thông vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời xả ra môi
trường nhiều chất khí độc hại vẫn không thực hiện một công cơ học nào. (quãng
đường)
Câu 8. Vì có dạng năng lượng này lớn nên các vật rơi từ trên cao xuống
có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người và các công trình xây dựng.
(động năng)
Câu 9. Người ta lắp đặt thiết bị này trong bếp lò của gia đình hay các xí
nghiệp, nhà máy sản xuất gạch ngói để lưu thông không khí. (ống khói)
Từ khóa: BẢO VỆ RỪNG
- Kết thúc hoạt động: Đánh giá kết quả, nhận xét, báo cáo, kiến nghị thực
tiễn, kết quả rút ra với bản thân ...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Do đã ấp ủ ý định tìm những giải pháp để việc dạy học tích hợp giáo dục
môi trường trong môn Vật lí đạt hiệu quả cao nên từ đầu năm học 2015 – 2016,
khi được nhà trường phân công tiếp tục giảng dạy bộ môn Vật lí lớp 8 tôi đã
13


mạnh dạn đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong một số bài dạy ở chương nhiệt học - môn Vật lí 8” đạt hiệu quả.
Qua một quá trình vừa nghiên cứu lí luận vừa đề xuất giải pháp vừa áp dụng vào
thực tế giảng dạy bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan. Để thấy được
kết quả mà sáng kiến mang lại, từ đầu năm học tôi đã chủ động lồng ghép vào
các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết và kiểm tra học kì các câu hỏi liên
quan đến kiến thức về môi trường trong môn Vật lí khối 8.

Kết quả thu được năm học 2015-2016 như sau:
Kết quả
Tổng
Không có câu
Đợt
số
Có trả lời nhưng
Lớp
Trả lời đúng
trả lời hoặc trả
kiểm tra
học
chưa đầy đủ
lời sai
sinh
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8A
31
15
48.4
10
32.3
6
19.3
15 phút

8B
34
18
52.9
12
35.3
4
11.8
HKII
8C
30
12
40.0
16
53.3
2
6.7
Tổng
95
45
47.4
38
40.0
12
12.6
Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường đã
tăng một cách rõ rệt. Năm học 2014-2015 tỷ lệ học sinh không có câu trả lời
hoặc trả lời sai chiếm tỷ lệ 50%. Đến khi khảo sát ở bài kiểm tra 15 phút trong
học kì II thì tỷ lệ học sinh hiểu và vận dụng kiến thức vật lí đã học trong
chương trình để giải thích, trả lời các câu hỏi có kiến thức liên quan đến môi

trường. Số học sinh không có câu trả lời hoặc trả lời sai giảm xuống còn 12.6%.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Tóm lại để nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong giảng dạy môn Vật lí 8 cần xây dựng được nội dung, chương trình
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và có các phương pháp dạy học tích hợp
đạt hiệu quả cao, đảm bảo khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung không làm
mất tính đặc trưng của môn học, không biến bài học vật lí thành bài học giáo
dục môi trường.
Nội dung giáo dục môi trường cần gần gủi, thiết thực, gắn liền với hoạt
động thực tiễn của địa phương, đất nước.
Để các giải pháp đưa ra trong sáng kiến này phát huy tối đa hiệu quả khi
áp dụng ở trường THCS Quảng Lợi nói riêng và các trường học trong toàn
huyện nói chung.
3.2. Kiến nghị
* Về phía giáo viên: Đối với các kiến thức môi trường cần tích hợp nếu
gần gủi thiết thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của địa phương thì nên
hướng dẫn giúp các em tự đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường. Đối với các
kiến thức môi trường chưa thể áp dụng (không có điều kiện áp dụng) tại địa
phương thì giáo viên nên cung cấp thông tin và hình ảnh đầy đủ giúp các em mở
rộng hiểu biết của mình
14


* Về phía nhà trường:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức những buổi ngoại khóa, hội thi về giáo dục
bảo vệ môi trường cho các em học sinh từ đầu năm học.
+ Trang bị máy ảnh kĩ thuật số để giáo viên có công cụ thu thập những
hình ảnh cụ thể về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở địa phương hoặc một khu
vực nào đó.

* Về phía phòng giáo dục: Có kế hoạch xây dựng nội dung, chương trình
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí phù hợp với huyện nhà và
mở các lớp tập huấn giúp giáo viên nắm vững các phương pháp dạy học tích hợp
đạt hiệu quả.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Trần Thị Huê

Nguyễn Xuân Toàn

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT

Tên tác giả

3
4

Vũ Quang
Bùi Gia Thịnh
Vũ Quang

Bùi Gia Thịnh
Nguyễn Mỹ Hảo
Mai Lễ - Vũ Quang

5

Nguyễn Đức Thâm

1
2

Năm
Xuất bản

Tên tài liệu

Nhà
xuất bản

2009

Vật lí 8

Giáo dục

2009

Sách giáo viên Vật lí 8

Giáo dục


2008
2007

Thiết kế bài giảng Vật lí 8
Hà Nội
Tự kiểm tra kiến thức Vật lí Giáo dục
Đại
học
Phương pháp dạy học Vật lí
Huế
Chuẩn kiến thức - kĩ năng
BGD
môn Vật lí THCS
Phân phối chương trình SGD
môn Vật lí THCS
T.Hoá
PGD
Nhiệm vụ năm học
Q.Xương
Luật bảo vệ môi trường

2008

6

2008

7


2011

8

2011

9

2003

16



×