Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Hoàn thiện công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.97 KB, 81 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong bài luận văn này hoàn toàn trung thực chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kì công trình nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày ….. tháng .... năm 2016

Nguyễn Thị Hƣơng

i


LỜI CÁM ƠN
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô trƣờng Đại học
Hàng Hải Việt Nam đã hết lòng truyền đạt, giảng dạy cho tôi những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong gần hai năm học để hôm nay tôi có thể vận dụng đƣợc
những kiến thức đó vào thực tế và hoàn thành bài luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Viện Đào tạo sau Đại học đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin
gửi lời cám ơn chân thành tới GS.TS Vƣơng Toàn Thuyên – ngƣời thầy đã tận tình
hết lòng hƣớng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong
đã tạo điều kiện trong việc cung cấp các số liệu văn bản cho tôi cũng nhƣ đã truyền
đạt cho tôi những kinh nghiệm thực tế hết sức quý báu.
Do kiến thức còn hạn chế cùng với những lí do khách quan chắc chắn không
tránh đƣợc những sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của mọi ngƣời.
Tôi xin chân thành cám ơn.

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cám ơn.................................................................................................................. ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ tắt và kí hiệu ................................................................................ v
Danh mục các bảng và sơ đồ ...................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG GNHH XNK BẰNG ĐƢỜNG BIỂN ................ 4
1.1. Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển ........................................................ 4
1.1.1. Vận tải đƣờng biển ........................................................................................... 4
1.1.2. Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển ..................................................... 7
1.2. Hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đƣờng biển ................................................ 8
1.3. Quy trình và chứng từ của công tác GNHH XNK bằng đƣờng biển ................. 10
1.3.1. Đối với hàng xuất khẩu ................................................................................... 10
1.3.2. Đối với hàng nhập khẩu .................................................................................. 13
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác GNHH XNK bằng đƣờng biển ............ 15
1.4.1. Chỉ tiêu sản lƣợng ........................................................................................... 15
1.4.2. Chỉ tiêu doanh thu ........................................................................................... 16
1.4.3. Chỉ tiêu chi phí ................................................................................................ 17
1.4.4. Chỉ tiêu lợi nhuận ............................................................................................ 17
1.4.5. Chỉ tiêu thị trƣờng giao nhận .......................................................................... 18
1.4.6. Chỉ tiêu mặt hàng giao nhận............................................................................ 18
1.5. Các tổ chức giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển ................... 18
1.5.1. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận - FIATA ....................................... 18
1.5.2. Liên đoàn Các Hiệp hội Giao nhận Đông Nam Á – AFFA ............................ 19
1.5.3. Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam – VLA........................... 19
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GNHH XNK BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG .................................. 22

iii


2.1. Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong .............. 22
2.1.1. Vài nét về quá trình hình thành phát triển ....................................................... 22
2.1.2. Sứ mệnh, nhiệm vụ và giá trị cốt lõi của công ty............................................ 24
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm dịch vụ của công ty ............................ 25
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và lực lƣợng lao động của công ty ......................................... 26
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn ..................................................................................... 30
2.2. Đánh giá công tác GNHH XNK bằng đƣờng biển tại công ty ......................... 32
2.2.1. Đánh giá quy trình GNHH XNK bằng đƣờng biển của công ty ..................... 32
2.2.2. Đánh giá kết quả công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ..................... 42
2.3. Nhận xét các bƣớc thực hiện quy trình giao nhận.............................................. 53
2.4. Những thành công và hạn chế trong công tác GNHH XNK của công ty .......... 54
2.4.1. Những thành công ........................................................................................... 54
2.4.2. Những hạn chế................................................................................................. 56
CHƢƠNG 3 : BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GNHH XNK BẰNG
ĐƢỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GNVT CON ONG.............................. 59
3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển của công ty ............................................ 59
3.1.1. Mục tiêu phát triển của công ty ....................................................................... 59
3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển của công ty ............................................................. 60
3.2. Biện pháp hoàn thiện công tác GNHH XNK bằng đƣờng biển ......................... 60
3.2.1. Biện pháp về thủ tục hải quan ......................................................................... 61
3.2.2. Biện pháp về thủ tục giấy tờ............................................................................ 62
3.2.3. Các biện pháp về thị trƣờng ............................................................................ 63
3.2.4. Các biện pháp về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phƣơng tiện vận tải....... 67
3.2.5. Các biện pháp về tổ chức quản lý,xây dựng đội ngũ nhân viên và chăm sóc
khách hàng hiệu quả .................................................................................................. 68
3.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 74

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÍ HIỆU
ASEAN
WTO
TTP

Association of Southeast Asian
Nations
World Trade Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới

Trans-Pacific Strategic Economic

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên

Partnership Agreement

Thái Bình Dƣơng

Fédération Internationale des
FIATA

Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao

Associatión


nhận

de transitaires et Assimiles
AFFA

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN Federation of Forwarders

Liên đoàn Các Hiệp hội Giao nhận

Associations

Đông Nam Á
Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ

VLA

Vietnam Logistics Association

B/L

Bill of lading

Vận đơn

D/O

Delivery Order


Lệnh giao hàng

C/O

Certificate of origin

Giấy chứng nhận xuất xứ

FCL

Full Container Load

Hàng nguyên container

CFS

Container Freight Station

Kho đóng hàng lẻ

LCL

Less than Container Load

Hàng lẻ

P/L

Packing list


Phiếu đóng gói

INV

Commercial invoice

Hóa đơn thƣơng mại

L/C

Letter of credit

Thƣ tín dụng

Logistics Việt Nam

XNK

Xuất nhập khẩu

GNHH

Giao nhận hàng hóa

NGN

Ngƣời giao nhận

GNVT


Giao nhận vận tải
v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tổng sản lƣợng GNHH XNK của công ty

43

2.2

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty

47

2.3

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu về NSLĐ và lƣơng bình quân

51


2.4

Mặt hàng giao nhận của công ty

53

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần giao nhận vận tải
Con Ong

27

2.2

Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đƣờng biển

33

2.3


Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đƣờng biển

39

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Biểu đồ thể hiện sản lƣợng GNHH XNK của công ty

44

2.2

Doanh thu qua các năm của công ty

45

2.3

Chi phí qua các năm của công ty

46

2.4


Lợi nhuận sau thuế qua các năm của công ty

48

2.5

Mối quan hề doanh thu-chi phí-lợi nhuận

50

2.6

Biểu đồ thể hiện lƣợng bình quân và lợi nhuận của một
ngƣời lao động

52

vi


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay trên quốc tế hóa nền kinh tế là xu thế tất yếu khách quan. Đối với
các tất cả các nƣớc trên thế giới thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đƣờng tốt nhất
để rút ngắn khoảng cách giữa các nƣớc với nhau đồng thời có điều kiện để phát
huy những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc
tế.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc tham gia vào hội nhập quốc
tế đã đem lại rất nhiều cơ hội cho phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung và
lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng – một lĩnh vực đóng góp doanh thu tƣơng đối

lớn vào nền kinh tế.
Ngoài việc tham gia, kí kết các văn bản với các tổ chức kinh tế thế giới, Việt
Nam cũng đồng thời là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới - WTO, tham gia
vào hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng - TTP, đồng thời tham gia vào thị
trƣờng chung ASEAN chính thức thành lập cuối tháng 12/2015. Chính điều này đã
tạo nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển. Do
đó để có thể tận dụng đƣợc các cơ hội đồng thời vƣợt qua đƣợc các thách thức khi
tham gia sân chơi quốc tế thì buộc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải có
những bƣớc cựa mình đột phá, có chiến lƣợc, biện pháp nâng cao khả năng cạnh
tranh của mình, mục tiêu nhắm tới là cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác hàng hóa
cho thị trƣờng, cũng nhƣ thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Và trong quá trình ấy khâu
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng.
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho hàng hoá lƣu thông
một cách hiệu quả cho dù không có sự tham gia của ngƣời nhận, ngƣời gửi vào
trong quá trình. Nó giúp cho ngƣời chuyên chở tận dụng tối đa và có hiệu quả dung
tích và tải trọng của các phƣơng tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng nhƣ các
phƣơng tiện hỗ trợ khác. Nó góp phần trong việc giảm giá thành hàng hoá xuất
nhập khẩu,tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, đẩy mạnh tốc độ trao đổi

1


hàng hóa giữa các nƣớc với nhau, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nền
kinh tế.
Nhƣ vậy vai trò quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu là không thể phủ nhận, đặc biệt trong giao nhận hàng hóa bằng đƣờng biển vì
khối lƣợng hàng hóa chuyên chở bằng đƣờng biểm chiểm tỉ trọng lớn và là một
trong những phƣơng thức vận chuyển phổ biến hiện nay trên thế giới.
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu,
Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong ( Bee Logictics) nhận thức rất rõ vai

trò và lợi ích mà hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đem lại cũng nhƣ
các thách thức luôn đặt ra cho công ty trong quá trình hoạt động của mình.Do vậy,
công ty cũng đã và đang hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình để cạnh tranh
và phát triển lâu dài đồng thời thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu khách hàng, góp phần
vào sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu của đất nƣớc.
Trong quá trình hoàn thiện và phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu của mình, công ty vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Nhằm góp phần
hoàn thiện công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty, em đã tiến
hành lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong “ cho
bài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đƣờng biển của công ty cổ phần giao nhận vận tải con Ong.
- Kết hợp thực tế và lí thuyết đƣa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công
tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển của công ty cổ phần giao
nhận vận tải con Ong.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tƣợng nghiên cứu : Công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đƣờng biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong.
2


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung : đề tài nghiên cứu về công tác giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu trong đó tập trung nghiên cứu về công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong.
+ Phạm vi thời gian : các số liệu đƣợc thu thập từ năm 2011 đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Kết hợp lí luận và thực tiễn về GNHH bằng đƣờng biển, phƣơng pháp thống
kê, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp thu thập thông tin tra cứu số liệu, phân tích
tổng hợp đối chiếu từ các báo cáo kinh doanh của công ty. Đồng thời sử dụng
phƣơng pháp phân tích kinh tế để đánh giá và đƣa ra các biện pháp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
* Ý nghĩa khoa học :
- Làm rõ các nội dung lí thuyết liên quan tới hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đƣờng biển.
- Làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá hoạt động GNHH XNK.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Là tài liệu tham khảo trong việc đánh giá, đƣa ra các biện pháp hoàn thiện công
tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển của công ty cổ phận giao
nhận vận tải Con Ong nói riêng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhân
hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung.
6. Kết cấu của đề tài.
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về hàng hóa xuất nhập khẩu và hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển.
Chƣơng 2 : Đánh giá công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đƣờng biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong.
Chƣơng 3 : Biện pháp hoàn thiện công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong.

3


CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG BIỂN
1.1. Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển
1.1.1. Vận tải đƣờng biển

Vận tải đƣờng biển là một ngành vận tải sản xuất ra vật chất đặc biệt là tạo
ra sự di chuyển hàng hóa và hành khách bằng các đƣờng giao thông trên biển với
các phƣơng tiện riêng của mình.Vận tải đƣờng biển xuất hiện khá sớm,và hiện tại
là phƣơng thức sử dụng chủ yếu trong vận tải của thế giới.
1.1.1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
- Vận tải đƣờng biển phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán
quốc tế.
- Các tuyến đƣờng vận tải trên biển chủ yếu là những tuyến đƣờng giao thông tự
nhiên.
- Năng lực chuyên chở rất lớn,thích hợp với hầu hết các loại hàng hóa..
- Ƣu điểm vận tải đƣờng biển là giá thành thấp.
- Nhƣợc điểm của vận tải đƣờng biển là phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự
nhiên.Thêm vào đó tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của
tàu biển còn bị hạn chế.
Do vậy vận tải đƣờng biển đƣợc áp dụng cho:
- Thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
- Thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lƣợng lớn, chuyên chở trên cự ly dài
nhƣng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng.
1.1.1.2. Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế
- Không tách rời thƣơng mại quốc tế, thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
- Góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trƣờng trong buôn bán quốc
tế.
- Tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.
4


1.1.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển
- Các tuyến đƣờng biển: Là các tuyến đƣờng nối hai hay nhiều cảng với nhau trên
đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá.
- Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá

trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển.
- Phƣơng tiện vận chuyển: chủ yếu là tàu biển. “Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi
di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển”. [7]
1.1.1.4. Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá
a) Phƣơng thức thuê tàu chợ
* Khái niệm: “Tàu chợ là tàu chạy thƣờng xuyên trên một tuyến đƣờng nhất định,
ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trƣớc. Lịch tàu thƣờng đƣợc
xây dựng sẵn bới các nhà vận chuyển và đƣợc thông báo đến cho khách hàng”.[11]
* Đặc điểm:
- Thƣờng chở hàng bách hoá có khối lƣợng nhỏ.
- Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác.
- Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn ở vận đơn đƣờng biển.
* Trình tự các thuê tàu chợ: “Thuê tàu chợ là chủ hàng trực tiếp hay qua ngƣời môi
giới yêu cầu chuyển tàu giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở
hàng hoá từ cảng này đến cảng khác. Mối quan hệ này đƣợc điều chỉnh bằng vận
đơn đƣờng biển. Nội dung của vận đơn đƣờng biển do hãng tàu quy định sẵn.”[11]
Thuê tàu chợ gồm 6 bƣớc dƣới đây:
+ Bƣớc 1: Chủ hàng thông qua ngƣời môi giới,tìm tàu hỏi tàu .
+ Bƣớc 2: Ngƣời môi giới chào tàu, hỏi tàu bằng việc gửi giấy lƣu cƣớc tàu chợ
(liner booking note).
+ Bƣớc 3: Ngƣời môi giới thoả thuận với chủ tàu một số điều khoản chủ yếu trong
xếp dỡ và vận chuyển.
+ Bƣớc 4: Ngƣời môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lƣu cƣớc với chủ tàu.
+ Bƣớc 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tàu.

5


+ Bƣớc 6: Sau khi hàng hoá đã đƣợc xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu
sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.

b) Phƣơng thức thuê tàu chuyến
* Khái niệm : “Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng
theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở hợp đồng thuê tàu, không chạy thƣờng xuyên
trên một tuyến đƣờng nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và không
theo một lịch trình định trƣớc” [10]
* Đặc điểm.
- Chạy theo yêu cầu của chủ hàng.
- Thƣờng chở đầy tàu 1 hoặc vài loại hàng có khối lƣợng lớn.
- Tàu không có trang thiết bị xếp dỡ riêng.
- Ngƣời thuê tàu có thể thỏa thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở và giá
cƣớc trong hợp đồng thuê tàu.
- Giá cƣớc có thể bao gồm chi phí xếp dỡ hoặc không do thỏa thuận của hai bên.
- Ngƣời chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc ngƣời thuê tàu.
* Ƣu điểm và nhƣợc điểm
- Ƣu điểm :
+ Chủ hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn thời gian và cảng xếp hàng.
+ Giá cƣớc thuê tàu thấp hơn so với cƣớc tàu chợ
+ Có thể thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng.
+ Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh
- Nhƣợc điểm:
+ Không kinh tế khi chở lƣợng hàng nhỏ.
+ Kỹ thuật và nghiệp vụ thuê tàu phức tạp.
+ Giá cƣớc biến động.
* Trình tự thuê tàu chuyến: phƣơng thức thuê tàu chiến là chủ tàu (Ship-owner)
cho ngƣời thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở
hàng hóa từ cảng này đến cảng khác.
Trình từ phƣơng thức thuê tàu chuyến đƣợc trình dƣới đây.
6



+ Bƣớc 1: Ngƣời thuê tàu thông qua ngƣời môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu.
+ Bƣớc 2: Ngƣời môi giới chào hỏi tàu phù hợp với yêu cầu đặt ra.
+ Bƣớc 3: Ngƣời môi giới đàm phán với chủ tàu.
+ Bƣớc 4: Ngƣời môi giới thông báo kết quả đàm phán với ngƣời thuê tàu.
+ Bƣớc 5: Ngƣời thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng
+ Bƣớc 6: Thực hiện hợp đồng.
1.1.2. Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển
* Khái niệm xuất nhập khẩu:
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế.
theo luật thƣơng mại 2005: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá đƣợc đƣa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”. “Xuất khẩu làm
tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hƣớng
theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải
quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ”.
“ Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá đƣợc đƣa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nƣớc ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” – Luật thƣơng mại 2005. Mỗi thời
kỳ có đặc điểm riêng, chiến lƣợc phát triển kinh tế riêng vì vậy mà vai trò, nhiệm
vụ của nhập khẩu cũng đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nhà nƣớc đề ra.
* Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Hàng hóa xuất nhập khẩu mà sử dụng phƣơng thức vận chuyển chủ yếu
bằng tàu biển thì gọi là hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển. Hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đƣờng biển phổ biến hiện nay là sử dụng container để vận chuyển.
Ngƣời xuất khẩu có thể gửi cả nguyên cont hàng bán cho ngƣời nhập khẩu và
ngƣợc lại. Hoặc nếu số lƣợng giao dịch ít thì ngƣời bán hàng có thể thông qua các
công ty trung gian - công ty giao nhận , họ tiến hành gom hàng của nhiều công ty
để đóng thành cont và chuyển tới các địa điểm đích của ngƣời mua hàng.
7



1.2. Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển
1.2.1. Hoạt động giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận đƣợc
định nghĩa nhƣ là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lƣu
kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng nhƣ cũng nhƣ các dịch vụ tƣ
vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính,
mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
Theo điều 163 luật thƣơng mại Việt Nam thì “ Giao nhận hàng hoá là hành vi
thƣơng mại, theo đó ngƣời làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ ngƣời
gửi, tổ chức vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ
khác có liên quan để giao hàng cho ngƣời nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của
ngƣời vận tải hoặc của ngƣời giao nhận khác”.
1.2.2. Ngƣời giao nhận.
Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “ Ngƣời giao nhận là
ngƣời lo toan để hàng hoá đƣợc chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì
lợi ích của ngƣời uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là ngƣời chuyên chở.
Ngƣời giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng
giao nhận nhƣ bảo quản, lƣu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan,kiểm hoá…” .
Theo điều 164 Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 : “ Ngƣời làm dịch vụ giao nhân
hàng hóa là thƣơng nhân có giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa “.
Ngƣời giao nhận có thể là :
- Chủ hàng : chủ hàng đứng ra trực tiếp làm công tác giao nhận hàng hóa của
mình.
- Chủ tàu : Khi chủ tàu thay mặt chủ hàng làm công tác giao nhận.
- Đại lí hàng hóa, công ty bốc xếp hay kho hàng: những ngƣời có đăng kí kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

8



1.2.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa
* Ðại diện cho người xuất khẩu.
Ngƣời giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình
(ngƣời xuất khẩu) những công việc sau:
- Lựa chọn tuyến đƣờng vận tải.
- Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của ngƣời vận tải.
- Giao hàng và cấp các chứng từ liên quan.
- Tìm hiểu điều kiện của thƣ tín dụng (L/C).
- Tƣ vấn về bảo hiểm hàng hoá (nếu đƣợc yêu cầu).
- Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục cần thiết và giao hàng hoá
cho ngƣời vận tải.
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá.
- Hỗ trợ ngƣời xuất khẩu trong việc khiếu nại ( nếu có tổn thất hàng hóa).
* Ðại diện cho người nhập khẩu.
Ngƣời giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình
những công việc sau:
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá .
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển.
- Nhận hàng từ ngƣời vận tải.
- Chuẩn bị các chứng từ và làm thủ tục hải quan.
- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).
- Giao hàng hoá cho ngƣời nhập khẩu.
- Hỗ trợ ngƣời nhập khẩu trong việc khiếu nại ( nếu có tổn thất hàng hóa).
* Các dịch vụ khác.
Ngoài các dịch vụ kể trên, ngƣời giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác
nhƣ dịch vụ gom hàng, tƣ vấn cho khách hàng về thị trƣờng mới, chiến lƣợc xuất
khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp, v.v.


9


1.3.Quy trình và chứng từ của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đƣờng biển
1.3.1. Ðối với hàng xuất khẩu
* Ðối với hàng hoá không phải lƣu kho bãi tại cảng
Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thƣơng vận chuyển từ các nơi trong
nƣớc để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho
của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc ngƣời đƣợc chủ hàng uỷ thác có thể
giao trực tiếp cho tầu. Các bƣớc giao nhận cũng diễn ra nhƣ đối với hàng qua cảng.
- Ðƣa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành
- Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tầu
+ Chủ hàng ngoại thƣơng phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tầu xếp dỡ
+ Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu nhƣ hải quan, kiểm dịch...
+ Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tầu
+ Liên hệ với thuyền trƣởng để lấy sơ đồ xếp hàng
+ Tiến hành xếp hàng lên tầu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải
theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tầu
và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện)
+ Lập biên lai thuyền phó ghi số lƣợng, tình trạng hàng hoá xếp lên tầu (là cơ sở để
cấp vận đơn).
+ Ngƣời chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đƣa thuyền trƣởng ký, đóng
dâú.
+ Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng đƣợc hợp đồng hoặc L/C quy định
+ Thông báo cho ngƣời mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm cho hàng
hoá (nếu cần).
+ Tính toán thƣởng phát xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có)
* Ðối với hàng phải lƣu kho bãi của cảng
Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bƣớc lớn: chủ hàng ngoại

thƣơng (hoặc ngƣời cung cấp trong nƣớc) giao hàng XK cho cảng, sau đó cảng tiến
hành giao hàng cho tàu.
10


* Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc:
- Chủ hàng hoặc ngƣời đƣợc chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lƣu kho bảo quản
hàng hoá với cảng
- Trƣớc khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy tờ:
+ Danh mục hàng hoá XK (cargo list)
+ Thông báo xếp hàng của hãng tầu cấp ( shipping order) nếu cần
+ Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note)
- Giao hàng vào kho, bãi cảng
* Cảng giao hàng cho tàu:
- Trƣớc khi giao hàng cho tầu, chủ hàng phải
+ Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếu có....
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tầu đến (ETA), chấp nhận NOR
+ Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng - Tổ chức xếp và giao hàng cho tầu:
+ Trƣớc khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng,
ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và ngƣời áp tải nếu cần
+ Tiến hành bốc và giao hàng cho tầu. Việc xếp hàng lên tầu do công nhân cảng
làm. Hàng sẽ đƣợc giao cho tầu dƣới sự giám sát của đại diện hải quan.
Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lƣợng
hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong
một tầu, ghi vào Final Report. Phía tầu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả
vào Tally Sheet.
Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện
+ Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tầu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó
(Mate‟s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L)
- Lập bộ chứng từ thanh toán:

Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc
lấy các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để
thanh toán tiền hàng.

11


Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách
máy móc với L/C và phải phù hợp với nhau và phải xuất trình trong thời hạn hiệu
lực của L/C
- Thông báo cho ngƣời mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu
cần)
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng nhƣ chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo
quản, lƣu kho...
- Tính toán thƣởng phạt xếp dỡ, nếu có
* Ðối với hàng XK đóng trong contaner:
+ Nếu gửi hàng nguyên (FCL)
- Chủ hàng hoặc ngƣời đƣợc chủ hàng uỷ thác điền vào booking note và đƣa cho
đại diện hãng tầu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargo list)
- Sau khi đăng ký booking note, hãng tầu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ
hàng mƣợn
- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình
- Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám đinh (nếu có) đến kiểm tra
và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan
sẽ niêm phong, kẹp chì container
- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tầu tại CY quy định, trƣớc khi hết
thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tầu (thƣờng là 8 tiếng trƣớc khi
tầu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhận container để chở MR.
- Sau khi container đã xếp lên tầu thì mang MR để đổi lấy vận đơn
+ Nếu gửi hàng lẻ (LCL) :

- Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tầu, cung cấp cho
họ những thông tin cần thiết về hàng XK.
Sau khi booking note đƣợc chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tầu về
ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng.
- Chủ hàng hoặc ngƣời đƣợc chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho ngƣời
chuyên chở hoặc đại lý taị CFS hoặc ICD quy định
12


- Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng hàng
vào container của ngƣời chuyên chở hoặc ngƣời gom hàng. Sau khi hải quan niên
phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tầu
và yêu cầu cấp vận đơn
- Ngƣời chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ
- Ngƣời chuyên chở xếp container lên tầu và vận chuyển đến nơi đến
1.3.2. Ðối với hàng nhập khẩu
* Ðối với hàng không phải lƣu kho, bãi tại cảng.
Trong trƣờng hợp này, chủ hàng hoặc ngƣời đƣợc chủ hàng uỷ thác đứng ra giao
nhận trực tiếp với tầu
- Ðể có thể tiến hành dỡ hàng trƣớc khi tầu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao
cho cảng một số chứng từ
+ Bản lƣợc khai hàng hoá
+ Sơ đồ xếp hàng
+ Chi tiết hầm hàng
+ Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu
- Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận
hàng nhƣ:
+ Biên bản giám định hầm tầu (lập trƣớc khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho
tầu về những tổn thất xảy sau này.

+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
+ Thƣ dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
+ Bản kết toán nhận hàng với tầu (ROROC)
+ Biên bản giám định
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)............
- Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, chủ hàng có thể đƣa về kho riêng để mời hải quan kiểm
hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho
- Làm thủ tục hải quan
13


- Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá.
* Ðối với hàng phải lƣu kho, lƣu bãi tại cảng
+ Cảng nhận hàng từ tầu:
- Dỡ hàng và nhận hàng từ tầu (do cảng làm)
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải
cùng lập)
- Ðƣa hàng về kho bãi cảng
+ Cảng giao hàng cho các chủ hàng
- Khi nhận đƣợc thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vạn đơn gốc, giấy giới
thiệu của cơ quan đến hãng tầu để nhận lệnh giao hàng (D/O - delivery order).
Hãng tầu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho ngƣời nhận hàng
- Chủ hàng đóng phí lƣu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến
văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lƣu 1
bản D/O
- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho.
Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng
- Làm thủ tục hải quan qua các bƣớc sau:
+ Xuất trình và nộp các giấy tờ:.

Tờ khai hàng NK.
Giấy phép nhập khẩu.
Bản kê chi tiết.
Lệnh giao hàng của ngƣời vận tải.
Hợp đồng mua bán ngoại thƣơng.
Một bản chính và một bản sao vận đơn.
Giấy chứng nhận xuất xứ.
Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có.
Hoá đơn thƣơng mại
+ Hải quan kiểm tra chứng từ
14


+ Kiểm tra hàng hoá
+ Tính và thông báo thuế
+ Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày)
và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
- Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang ra
khỏi cảng và chở về kho riêng
* Hàng nhập bằng container
+ Nếu là hàng nguyên (FCL)
- Khi nhận đƣợc thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và
giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy D/O
- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có
thể đề nghị đƣa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhƣng
phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng
cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
+ Nếu là hàng lẻ (LCL):

Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại lý của
ngƣời gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tục
nhƣ trên.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đƣờng biển
1.4.1. Chỉ tiêu sản lƣợng
Tổng sản lƣợng là mức sản lƣợng đƣợc sản xuất ra từ các mức khác nhau
của một yếu tố đầu vào kết hợp với các mức cố định của các yếu tố khác. Kí hiệu
là TP. Chỉ tiêu sản lƣợng là biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị.
Đối với nghành giao nhận hàng hóa thì sản phẩm tạo ra rất đặc biệt. Sản phẩm của
ngành giao nhận vận tải là sự dịch chuyển hàng hóa, các sản phẩm vô hình làm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
15


Vậy chỉ tiêu sản lƣợng của doanh nghiệp vận tải đƣợc biểu hiện cụ thể là số
lƣợng hàng hóa, khách hàng đƣợc dịch chuyển trong không gian. Nó là cơ sở để
tính toán các chỉ tiêu khác của quá trình sản xuất nhƣ: giá thành, lao động, tiền
lƣơng. sử dụng tài sản cố định, lợi nhuận và các mối quan hệ ngân sách.Sản lƣợng
đối với ngành vận tải có thể đƣợc tính theo:
- Sản lƣợng luân chuyển : đƣợc tính bằng sản lƣợng hàng hóa vận chuyển nhân với
quãng đƣờng vận chuyển hàng hóa đó ( đơn vị tính T.Km) – kí hiêu T: Tấn
- Sản lƣợng vận chuyển : là khối lƣợng hàng hóa vận chuyển của công ty (đơn vị
tính T.
- Sản lƣợng thông quan: là khối lƣợng hàng hóa mà công ty làm thủ tục thông quan
để xuất hay nhập khẩu ( đơn vị tính có thể là kg, T, TEUS).
Chỉ tiêu sản lƣợng đƣợc đánh giá trong một năm ít hay nhiều không nói lên
hiệu quả kinh doanh của công ty đó tốt hay kém, để đánh giá đƣợc hiệu quả kinh
doanh còn phải xét nhiều yếu tố liên quan. Vì đối với ngành giao nhận, có những
lô hàng đƣợc thực hiện với sản lƣợng rất lớn tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận mà

công ty thu về có khi không so sánh bằng với những lô hàng sản lƣợng ít nhƣng
khi xét lợi nhuận mang về cho công ty lại khá cao.
1.4.2. Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng
hóa, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lê) và khách hàng chấp nhận thanh toán
(không phân biệt đã thu hay chƣa thu tiền).
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm
dịch vụ lao vụ đã đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán( không phân biệt đã thu
hay chƣa thu đƣợc tiền)
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh tiền thực tế doanh
nghiệp thu đƣợc trong kinh doanh.

16


- Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên kết, góp
vốn cổ phần, cho thuê tài chính, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua
bán chứng khoán hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập năm
trƣớc nhƣng không sử dụng hết.
Thông thƣờng chỉ tiêu doanh thu đƣợc kí hiệu R và đƣợc tính nhƣ sau:
- Doanh thu vận tải hàng hoá đƣợc tính bằng số hàng hoá thực tế vận chuyển đƣợc
(kể cả bao bì nếu có) nhân với đơn giá cƣớc bình quân thực tế.
- Doanh thu bốc xếp hàng hoá đƣợc tính bằng khối lƣợng hàng hoá bốc xếp thực tế
từ phƣơng tiện ra khởi phƣơng tiện (hoặc ngƣợc lại từ ngoài lên phƣơng tiện) nhân
với đơn giá cƣớc bình quân thực tế.
1.4.3. Chỉ tiêu chi phí
Chí phí kinh doanh trong ngành dịch vụ bao gồm:
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí kinh doanh phát sinh liên quan

trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
– Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền công, tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng phải
trả cùng các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ với tiền lƣơng phát sinh tính vào chi phí.
– Chi phí sản xuất chung: là những chi phí còn lại chi ra trong phạm vi bộ phận
kinh doanh.
– Ngoài ra còn có các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ hay tổ chức,quản lý, điều
hành toàn bộ hoạt động của công ty. Đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Chỉ tiêu chi phí kí hiệu chữ C và đƣợc tính bằng tổng các chi phí bên trên
mà doanh nghiệp chi ra trong kì để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
1.4.4. Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trƣởng và phát triển của doanh
nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Đây chính là động lực thôi thúc

17


doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình trong môi trƣờng cạnh tranh
gay gắt.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra đạt đƣợc doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp
đƣa lại.Thƣờng đƣợc kí hiệu bởi chữ P.Đây là chỉ tiêu chất lƣợng để đánh giá hiệu
quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
1.4.5. Chỉ tiêu thị trƣờng giao nhận.
Thị trƣờng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển là chỉ tiêu
đáng giá quy mô hoạt động của công ty. Cho ta thấy đƣợc rằng thƣơng hiệu,uy tín
của công ty nhƣ thế nào, sức cạnh tranh của công ty thế nào trên thị trƣờng giao
nhận.

Nếu thị trƣờng của công ty trải dài thì cho thấy hoaạt động GNHH của công
ty phát triển mạnh, đƣợc khách hàng tin tƣởng lựa chọn và ngƣợc lại.
1.4.6. Chỉ tiêu mặt hàng giao nhận.
Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực GNHH xuất nhập khẩu là công ty dịch
vụ. Sản phẩm là sự hài lòng của khách hàng thông qua việc sử dụng yếu tố đầu vào
là các yêu cầu của khách và sử dụng nguồn lực chủ yếu là con ngƣời để cho ra sản
phẩm đặc biệt này. Do đó mặt hàng để đánh giá ở các công ty rất đa dạng : dệt
may, nông sản, linh kiện điện tử, dồ dân dụng, máy móc thiết bị…
Chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu này là 1 trong những chỉ tiêu để đánh giá
hiệu quả hoạt động GNHH XNK bởi nếu mặt hàng các đa dạng đòi hỏi công ty
phải có các cách xử lí khác nhau, cần nhiều kinh ngiệm, chuyên môn… để đem lại
mức độ hài lòng cao nhất cho khách hàng. Nếu làm tốt thì khách hàng sẽ tin tƣởng
lựa chọn cho các đơn hàng kế tiếp, thƣơng hiệu công ty nâng cao, do đó hiệu quả
hoạt động GNHH XNK cũng tăng lên.
1.5. Các tổ chức giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển
1.5.1. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận - FIATA
Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA- Fédération Internationale
des Associatión de transitaires et Assimiles) thành lập năm 1926 là tổ chức giao
18


nhận vận tải phi chính phủ lớn nhất thế giới. Thành viên của FIATA là hội viên
chính thức (ordinary members) và hội viên hợp tác (associated member). Thành
viên của FIATA chủ yếu là các Hiệp hội Giao nhận và Logistics của các Quốc gia.
Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cƣờng lợi ích của ngƣời Giao nhận
trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lƣợng dịch vụ giao nhận, liên kết nghề nghiệp,
tuyên truyền dịch vụ giao nhận,vận tải; xúc tiến quá trình đơn giản hoá và thống
nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nhằm cải tiến chất lƣợng
dịch vụ của hội viên; đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cƣờng các quan hệ
phối hợp giữa các tổ chức Giao nhận với chủ hàng và ngƣời chuyên chở. Phạm vi

hoạt động của FIATA rất rộng thông qua hoạt động cuả hàng loạt tiểu ban:
Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của FIATA.
1.5.2. Liên đoàn Các Hiệp hội Giao nhận Đông Nam Á - AFFA
Liên đoàn Các Hiệp hội Giao nhận Đông Nam Á – AFFA (ASEAN
Federation of Forwarders Associations) đƣợc thành lập 1991, đƣợc ASEAN nhìn
nhận là tổ chức phi chính phủ trực thuộc ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu:
- Thống nhất các nhà giao nhận vận chuyển hàng hóa trong khu vực ASEAN thông
qua các tổ chức giao nhận vận tải hàng hóa quốc gia.
- Thúc đẩy, phát huy, phát triển và duy trì hợp tác chặt chẽ giữa các nhà giao nhận
vận tải hàng hóa trong khu vực ASEAN.
- Đại diện cho lợi ích các thành viên liên quan đến giao nhận vận tải hàng hóa đặc
thù cho khu vực ASEAN.
- Theo đuổi các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, tiêu chuẩn và chuyên
nghiệp các nhà giao nhận vận tải hàng hóa trong khu vực ASEAN.
Việt Nam gia nhập AFFA năm 1999. Năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam
đƣợc bầu chọn làm chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN.
1.5.3. Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam – VLA
Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam – VLA (Vietnam
Logistics Association ) với tên cũ là Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam 19


×