Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở quận thủ đức, thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.94 KB, 69 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận và thực tiễn đều khẳng định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực
(NNL), quan tâm nhất là NNL chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
(KT – XH) nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
đất nước nói riêng. Thực tế nó đã chứng minh những quốc gia, những địa phương
nào đã quan tâm đến đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng NNL, đồng thời sử
dụng hợp lý và có hiệu quả NNL đều đạt được những thành công. Sự thành công
của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Singapore,... là những minh chứng
tiêu biểu cho việc đó.
Sức mạnh của con người và các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam phải thể
hiện thành sức mạnh của đội ngũ nhân lực, trong đó có bộ phận nhân tài, trên nền
sức mạnh dân trí với cốt lõi là nhân cách, nhân phẩm đậm đà bản sắc dân tộc của
từng người, từng nhà, cộng đồng, giai cấp và dân tộc.
Vì thế, trong bối cảnh hiện nay việc phát huy nguồn lực con người nhằm phục
vụ quá trình CNH, HĐH đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đi đến thành công không
chỉ có ý nghĩa lý luận to lớn mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đặc biệt là đối với
một quận có nhiều tiềm năng phát triển như Quận Thủ Đức.
Quận Thủ Đức nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích
tự nhiên là 4.776 ha, dân số 463.368 người, là một quận đang trên đà phát triển đô
thị hóa với tốc độ tương đối cao; trên địa bàn Quận có các Khu chế xuất Linh
Trung 1, Linh trung 2, Khu công nghiệp Bình Chiểu, có chợ đầu mối nông sản Thủ
Đức, có các trường ĐH đào tạo gần 100.000 sinh viên mỗi năm như: ĐH Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học (ĐH) Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh, trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, trường ĐH Ngân
hàng Thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở 2) và một số trường cao đẳng (CĐ), trung học

1



chuyên nghiệp … và nhiều khu dân cư mới đang được hình thành .v.v.. Cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của Quận đang được thành phố quan tâm đầu tư,
tạo điều kiện cho kinh tế-xã hội phát triển. Vì vậy, NNL đã đáp ứng cho nhu cầu
phát trển kinh tế-xã hội của Quận là rất lớn về số lượng cũng như đa dạng, đa tầng
của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề (tính đến cuối
năm 2011, tỷ trọng giá trị sản xuất trong khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm
72%, thương mại - dịch vụ hơn 27% và nông nghiệp còn khoảng 1%).
Để phát huy tốt và sử dụng có hiệu quả NNL Quận Thủ Đức cần thực hiện
tốt chiến lược phát triển NNL, nhất là đầu tư cho phát triển NNL chất lượng cao,
đủ năng lực để Quận Thủ Đức phát triển nhanh và bền vững cũng như thực hiện
đường lối CNH, HĐH.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên tôi chọn thực hiện đề tài “Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài thạc sỹ quản lý kinh tế. Đề tài
nhằm đánh giá thực trạng NNL phục vụ CNH, HĐH ở quận Thủ Đức, dự đoán nhu
cầu NNL phục vụ CNH, HĐH ở quận trong tương lai. Qua đó, đề xuất một số giải
pháp giúp nâng cao chất lượng nguôn nhân lực của quận Thủ Đức trong thời gian
tới.
2.

Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa quận Thủ Đức.

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
-


Bộ máy quản lý nnận sự và cơ cấu nguồn nhhân lực quận Thủ Đức tới

2015.

2


-

Các nhân tốc ảnh hưởng tới sự phát triển và chất lượng nguồn nhân

lực tại Quân Thủ Đức.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Thời gian: Nghiên cứu thực trạng NNL phục vụ CNH, HĐH quận Thủ

Đức giai đoạn 2010 – 2015 và đề xuất giải pháp phát triển NNL cho giai đoạn
2016 – 2020.
- Không gian: Nghiên cứu NNL phục vụ CNH, HĐH quận Thủ Đức thành
phố Hồ Chí Minh..
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp cơ bản, kết hợp với phương pháp phân
tích – thống kê, so sánh – tổng hợp, suy luận Loogic – Lịch sử,… nhằm làm rõ vấn
đề nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Luận văn giúp hệ thống hóa cơ sở

lý luận liên quan đến NNL phục vụ CNH, HĐH trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu kết
quả của những công trình trước đó và làm rõ đặc thù NNL cho CNH, HĐH cấp
quận. Qua việc nghiên cứu thực tiễn phát triển NNL trên thế giới và một số địa
phương trong cả nước, luận văn đúc rút những kinh nghiệm quý báu cho quận Thủ
Đức trong phát triển NNL. Luận văn cũng ứng dụng những mô hình phân tích vào
đánh giá thực trạng chất lượng NNL, nhu cầu NNL phục vụ CNH, HĐH ở quận
Thủ Đức. Qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển chất lượng NNL cho CNH,
HĐH ở quận Thủ Đức đến năm 2020.

5.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được chia ra làm ba chương:

3


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa quận Thủ Đức đến năm 2015.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở quận Thủ Đức.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHO CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA


1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thời gian gần đây, vấn đề NNL phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ngày càng được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều
công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này đã được thực hiện và công bố dưới
dạng sách tham khảo, luận án, bài báo khoa học,… Tiêu biểu có thể kể đến các
nghiên cứu của các tác giả như: Nolwen Henaff, Fiona Howell, Nguyễn Hữu
Dũng, Võ Đại Lược, Trần Tiến Cường, Nguyễn Thanh, Đoàn Văn Khải, Đào
Quang Vinh,…
Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên ta thấy, việc nghiên cứu về phát
triển NNL phục vụ cho CNH, HĐH đây là chủ đề nóng được nhiều người lựa chọn
nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH cho phạm
vi cấp quận hiện nay chưa nhiều. Đặc biệt, theo hiểu biết của tác giả hiện chưa có nghiên
cứu nào về nâng cao chất lượng NNL phục vụ CNH, HĐH quận Thủ Đức.

1.2 Nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
1.2.1 Nguồn nhân lực
Khái niệm NNL (nguồn lực con người, nguồn tài nguyên con người) được
sử dụng những năm 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và một số nước
châu Á, và hiện nay khá thịnh hành trên thế giới dựa trên quan niệm mới về vai trò,
vị trí con người trong sự phát triển.Ở Việt Nam, khái niệm này được sử dụng khá
rộng rãi từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. Vì vậy, hiện nay có nhiều quan
5


niệm khác nhau về NNL, nhưng chung quy lại, NNL tiếp cận theo hai góc độ chủ
yếu sau:
Thứ nhất, NNL với tư cách là tiềm năng, là nguồn lực chung của con người.
Thứ hai, NNL với tư cách là tổng thể nguồn lực con người trong các đơn vị

và trên phạm vi cả nước.
Tổng hợp tất cả những quan điểm trên, chúng tôi cho rằng, NNL là khái
niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, cơ cấu và chất lượng NLĐ ở cả hiện
tại cũng như trong tương lai của một quốc gia hay một địa phương.
Với cách hiểu như trên, khái niệm” NNL” có nội dung rộng lớn, bao gồm
những mặt cơ bản sau:
Thứ nhất, về mặt số lượng, khái niệm NNL trước hết cũng được biểu hiện
ra là LLLĐ (số người trong độ tuổi LĐ có khả năng LĐ), là nguồn LĐ (độ ngũ LĐ
hiện có và sẽ có trong tương lai gần). Đồng thời, khái niệm NNL cũng phản ánh
quy mô dân số thông qua số lượng dân cư và tốc độ tăng dân số của một nước
trong thời kỳ nhất định.
Thứ hai, về mặt cơ cấu khái niệm NNL phản ánh khía cạnh cơ cấu dân cư
và cơ cấu LĐ trong các ngành, các vùng, cơ cấu LĐ đã qua đào tạo trong các lĩnh
vực và khu vực kinh tế,cơ cấu trình độ LĐ, cơ cấu độ tuổi trong LLLĐ, cơ cấu
nguồn LĐ dự trữ…Cơ cấu dân cư và LĐ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và
sức mạnh của NNL.
Thứ ba, về mặt chất lượng, khái niệm NNL chủ yếu phản ánh phương diện
chất lượng của LLLĐ, thể hiện qua hàng loạt yếu tố như: sức khỏe, mức sống,
trình độ GD - ĐT về văn hóa và chuyên môn nghề nghiệp, trình độ học vấn, năng
lực sáng tạo ,khả năng thích ứng, kỹ năng LĐ, văn hóa LĐ, đạo đức, tâm lý, tư
tưởng, tình cảm, tích cách, lối sống… song khái quát lại, gồm: thể lực, trí lực và
những phẩm chất đạo đức-tinh thần của con người.
6


1.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển NNL hay nâng cao chất lượng NNL là một khái niệm được sử dụng
rộng rãi từ thập niên 70 của thế kỷ XX đến nay đựa trên quan điểm mới về vai trò
và giá trị của con người trong phát triển. Trong tài liệu “Hiểu để hành động” (xuất
bản 1977 ở Paris), UNESCO đưa ra quan điểm: Con người đứng ở trung tâm của

sự phát triển, điều đó có nghĩa là “con người luôn là mục đích vừa là tác nhân của
sự phát triển”. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia và nó phát
triển này càng phong phú về lý luận cũng như thực tiễn. Cụ thể hóa nội dung trên,
UNESCO cho rằng, phát triển con người toàn diện, trong đó phải quán triệt bản
chất và ý nghĩa của các giá trị nhân văn, nhân đạo – đó là nguyên tắc chỉ đạo các
con đường phát triển, đến lượt mình, các giá trị nhân văn, nhân đạo này lại chỉ đạo
các con đường, chương trình phát triển.
Năm 1990, Báo cáo phát triển con người (Human Development Programme –
UNDP) được xuất bản, đánh dấu một bước quan trọng trong việc khẳng định vai
trò của con người trong phát triển thông qua tuyên ngôn: “của cải đích thực của
một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và mục đích để phát triển là để tạo ra
một môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe
mạnh và sáng tạo”.
Trong đó, UNDP chọn ba chỉ số cơ bản (sức khỏe, học vấn, mức sống) để đánh
giá thành tựu về sự phát triển con người ở cộng đống và quốc gia. Trên cơ sở đó,
UNDP cho rằng phát triển NNL được quy định bởi 5 yếu tố chủ yếu: GD - ĐT, sức
khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con người. Năm yếu tố
này luôn liên hệ với nhau, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển NNL; trong
đó, GD - ĐT là nhân tố cơ bản và trở thành nền tảnh của các nhân tố khác. Các
nhân tố khác như sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con
người là hết sức cần thiết để duy trì và đáp ứng sự phát triển bền vững của NNL.

7


Trong công trình “Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH”, Giá sư
Phạm Minh Hạc đã nhấn mạnh:” Phát triển NNL được hiểu về cơ bản là tăng giá
trị cho con người trên các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực...làm
cho con người trở thành những NLĐ có những năng lực và phẩm chất mới và cao,
đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự phát triển KT - XH, của sự nghiệp

CNH, HĐH đất nước”.
Nói chung, người Việt Nam có tư chất thông minh, sáng tạo, có khả năng vận
dụng và thích ứng nhanh, đó là ưu thế nổi trội của nguồn nhân lực nước ta. Những
phẩm chất này khẳng định năng lực trí tuệ của người Việt Nam có thể theo kịp tốc
độ phát triển của công nghệ hiện đại. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lý, người
lao động nước ta có khả năng làm chủ được các các loại hình công nghệ từ đơn
giản đến phức tạp và hiện đại. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhiều nhà đầu
tư nước ngoài, người lao động Việt Nam nhanh nhẹn hơn nhiều so với các nước
khác trong khu vực. Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọngcủa nguồn nhân lực nước
ta trong quá trình toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức.
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Phát triển NNL
chính là sự biến đổi số lượng và chất lượng về các mặt thể lực, trí lực, kĩ năng,
kiến thức và những phẩm chất đạo đức – tinh thần, tạo ra những biến đổi tiến bộ
trong cơ cấu nguồn nhân lực và phát huy hiệu quả tối đa của nó trong thực tiễn
phát triển KT - XH. Như vậy, phát triển NNL có thể nói đơn giản đó là quá trình
nâng cao năng lực của nguổn năng lực về mọi mặt để tham gia có hiệu quả vào
phát triển KT - XH. Nó bao gồm 4 nội dung cơ bản: phát triển NNL về mặt cơ cấu,
phát triển NNL về mặt chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng NNL.
Thứ nhất, làm gia tăng số lượng NNL. số lượng NNL. Số lượng NNL là toàn
bộ lực lượng người trong độ tuổi LĐ. Vì vậy, làm gia tăng số lượng NNL là làm
tăng thêm số lượng người trong độ tuổi LĐ phù hợp với sư phát triển KT - XH. Để
làm được điều này cần đảm bảo tỷ lệ sinh đẻ hợp lý, phù hợp với trình độ phát
triển và tăng trưởng kinh tế.
8


Thứ hai, tạo ra những biến đổi tích cực trong cơ cấu NNL về tuổi tác, trình
độ chuyên môn phù hợp với cơ cấu KT - XH.Để làm được điều này cần chú trọng
đến công tác dự báo và quy hoạch NNL.
Thứ ba, nâng cao chất lượng NNL tức làm tăng thêm những phẩm chất

người như sức khỏe, trí tuệ, chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, kỹ năng,
kinh nghiệm...của NLĐ. Trong đó, nâng cao trí tuệ, đạo đức và năng lực chuyên
môn là những yếu tố cơ bản. Để nâng cao được giá trị NNL, trước hết và chủ yếu,
cần phải tập trung các nguồn lực để nâng cao trình độ và chất lượng của nền GD ĐT; đồng thời, phải nâng cao hiệu sử dụng NNL.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả sử dụng NNL tức là tạo điều kiện tối ưu để hiện
thực hóa giá trị NNL trong thực tiễn. Để làm được điều này, cần hoàn thiện hệ
thống cơ chế và chính sách đồng bộ; đồng thời phát triển phương pháp và nghệ
thuật dùng người, khẳng định và tôn vinh giá trị con người, nhất là giá trị của tài
năng cống hiến nhiều cho xã hội.
Các mặt trên có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, do vậy phải
được giải quyết một cách đồng bộ.
1.3 Vai trò của nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.3.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Trên phạm vi toàn thế giới, trong khu vực và ở nước ta hiện nay, cả lý luận
và thực tiễn khẳng định CNH, HĐH là giai đoạn phát triển tất yếu mà mỗi quốc gia
sớm hay muộn đều phải trải qua. Vấn đề được đặt ra đối với các nước là thực hiện
CNH, HĐH như thế nào cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước mình để
đạt hiệu quả cao nhất với thời gian ngắn nhất để rút ngắn được khoảng cách so với
các nước phát triển.
Lịch sử các nước phát triển trên thế giới đều khẳng định rằng: nhờ thực hiện
thành CNH, HĐH nhiều nước trên thế giới đã chuyển từ văn minh nông nghiệp lên
9


văn minh công nghiệp và trở thành các nước phát triển. Thế giới đã chứng kiến có
nhiều loại mô hình CNH, HĐH diễn ra tuần tự từ thấp đến cao, nhưng có những
nước con đường CNH, HĐH có thể rút ngắn mà không trải qua tuần tự của các
nước phát triển đi trước.
Cho đến nay, mô hình công nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế vẫn
đang trong quá trình hình thành khảo nghiệm. Tuy nhiên, mô hình này tỏ ra phù

hợp trong tình hình thế giới đang có sự suy thoái về kinh tế. Nhiều nước cũng đang
thực hiện mô hình này, coi trọng thị trường trong nước tìm kiếm thị trường nước
ngoài đề duy trì tốc độ tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho NLĐ.
Trong điều kiện ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển
mạnh mẽ, công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa như đã phân tích ở trên, nếu
không sẽ bị tụt hậu và hàng hóa tạo ra không thể nào cạnh tranh được với hàng hóa
của các nước. Các nước đi sau như các nước công nghiệp hóa mới châu Á (Nics),
Trung Quốc…thành công nhờ thực hiện chiến lược CNH, HĐH tăng tốc, nếu như
các nước đi trước tuần tự phải mất hàng trăm năm, nhưng các nước đi sau, tận
dụng lợi thế của thời đại đưa lại, nên chỉ trong vòng 30 năm đã thực hiện được
thành công chiến lược công nghiệp hóa, đưa đất nước của họ phát triển.
Như vậy, CNH, HĐH là con đường tất yếu để thoát khỏi nghèo nàn và lạc
hậu. Bởi vì, các nước đang phát triển, việc thực hiện có kết quả quá trình CNH,
HĐH trước hết sẽ thủ tiêu tình trạng lạc hậu về trình độ của LLSX, từ công cụ LĐ,
phương tiện sản xuất đến yếu tố NLĐ thay vào đó là những công nghệ, phương
tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, CNH, HĐH cũng góp phần thúc
đẩy sự phân công LĐ xã hội một cách mạnh mẽ, hình thành cơ cấu kinh tế một
cách hợp lý, nhờ đó mà sản xuất phát triển. Mặc khác, quá trình CNH, HĐH cũng
góp phần thủ tiêu tình trạng lạc hậu về xã hội, nâng cao mức sống nhân dân, nâng
cao trình độ dân trí, đưa xã hội đến văn minh công nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta
cũng không nên đề cao CNH, HĐH đến mức xem nó là liều thuốc vạn năng để
chữa căn bệnh kém phát triển, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố do tính đặc
10


thù của mỗi nước quy định. Song, dù thế nào đi nữa cũng phải thừa nhận rằng,
CNH, HĐH cũng đã tạo ra năng suất LĐ cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, cơ
cấu sản xuất đa dạng hơn, việc làm nhiều hơn, thu nhập quốc dân tính trên đầu
người cũng sẽ cao hơn.
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, CNH, HĐH vẫn được coi là phương

tiện chủ đạo, là con đường tất yếu phải trải qua của các nước đang phát triển. Đối
với Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu tiến hành CNH, HĐH cũng là một
yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hang đầu trong suốt
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thông qua CNH, HĐH, chúng ta sẽ tạo ra
được một trình độ phát triển mới về KT - XH, tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn
so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cải thiện được đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, có điều kiện củng cố quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn
định chính trị, bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
Nắm được tính tất yếu khách quan của quá trình CNH, HĐH đối với công
cuộc xây dựng đất nước, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Đảng ta đã xác
định phải tiến hành công nghiệp hóa đất nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đến nay nhiệm vụ đó vẫn là trung tâm,
nhưng công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay phải gắn với hiện đại hóa.
Hiện nay nền kinh tế nước ta vẫn mang nặng tính chất nông nghiệp, công
nghiệp vẫn còn nhỏ bé, thu nhập đầu người còn thấp nhiều lần so với thế giới. Nếu
cứ tiếp tục dựa vào nền kinh tế nông nghiệp thì khó có thể phát triển nhanh, nếu
không nói là tụt hậu. Lịch sử các nước đi trước trên thế giới cho thấy chưa có nước
nào bằng con đường nông nghiệp hóa mà trở thành nước phá triển. Vì vậy, muốn
thoát khỏi tình trạng nước nghèo và chậm phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn
về kinh tế so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, nước ta không có
con đường nào khác ngoài tiến hành CNH, HĐH đất nước, công nghiệp hóa phải
gắn liền với hiện đại hóa. Thấy được thực tế khách quan đó của đất nước, Hội nghị
11


đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII(1- 1994) của Đảng ta đã xác định là
phải đưa đất nước chuyển dần sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một
bước CNH, HĐH đất nước. Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta tiếp tục khẳng định:
“đẩy mạnh CNH, HĐH từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản

trở thành một nước công nghiệp”.
Kế thừa những tư duy mới của Đại hội VIII, qua phân tích, đánh giá tình
hình trong nước và thế giới, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4 – 2001)
khẳng định: “con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian
so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”.
Những quan điểm về CNH, HĐH đất nước do Đại hội VIII, IX đề ra tiếp tục được
khẳng định trong Đại hội X của Đảng, đẩy mạnh CNH, HĐH rút ngắn gắn với phát
triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và
CNH, HĐH.
Đảng ta xác định, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, phù hợp
với thực tế của thời đại. Vì, chúng ta tiến hành CNH, HĐH khi trên thế giới nền
kinh tế tri thức đã phát triển. Chúng ta có thể và cần thiết không qua các bước tuần
tự như những nước đi trước đã làm, từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp
rồi mới đến kinh tế tri thức. Đó cũng là lợi thế của các nước đi sau, trong đó có
Việt Nam. Vì trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh
đó, xu thế hội nhập mở cửa và sự tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra
nhiều cơ hội cũng như thách thức mỗi quốc gia trong điều kiện thế giới ngày nay.
Việt Nam chỉ có thể nắm bắt các cơ hội và xu thế thời đại để đi tắt, đón đầu, tiến
hành công nghiệp hóa rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn đúng con đường phát
triển của dân tộc mình; đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển tri thức.
Như vậy CNH, HĐH là tất yếu đối với cách mạng nước ta. Thành công của
CNH, HĐH sẽ góp phần đưa nền KT - XH nước ta từ nghèo nàn lạc hậu, LĐ thủ
công là chủ yếu sang một nền kinh tế có công – nông hiện đại, LĐ chủ yếu bằng
12


máy móc với trình độ khoa học công nghệ hiện đại, năng suất LĐ xã hội cao, góp
phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
CNH, HĐH là yêu cầu khách quan đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta,

mục tiêu CNH, HĐH ở nước ta là “xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật
chất- kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với
trình độ phát triển của LLSX, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an
ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến
2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp”. Đường lối
CNH, HĐH được Đảng ta tiếp tục khảng định tại đại hội, đại biểu toàn quôc lần
thứ IX và lần thứ X. Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) của Đảng ta
tiếp tục khẳng định; “đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước…Đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, giữ vững ổn định
chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và trên
trường quốc tế.
Như vậy, có thể khẳng định rằng sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta được tiến
hành trong bối cảnh phức tạp, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đang xen
nhau. Do vậy, cùng với việc khẳng định tính tất yếu khách quan của sự nghiệp
CNH, HĐH với việc nhận thức rõ các điều kiện thuận lợi, thời cơ và những khó
khăn, thách thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định đường lối
chiến lược, mục tiêu nội dung và phương pháp tiến hành CNH, HĐH cho phù hợp
để phát huy mọi tiềm năng của đất nước, củng cố quyết tâm, chủ động nắm bắt thời
cơ để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm khác với CNH, HĐH
của các nước khác. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành CNH, HĐH
như thế nào cho phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta. CNH, HĐH trong bối
cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang phát triển đang phát
triển mạnh mẽ trên phạm vi thế giới, xu thế toàn cầu hóa đồi sống kinh tế- xã hội
13


ngày càng sâu rộng, mô hình công nghiệp hóa hỗn hợp (kết hợp giữ thay thế nhập
khẩu với đẩy mạnh xuất khẩu)theo hướng hội nhập quốc tế có triển vọng hơn cả. Ở

nước ta, CNH, HĐH về cơ bản cũng đang vận động theo mô hình đó. Do vậy,
CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay có những đặc điểm mới so với trước đây. Những
đặc điểm đó là:
Một là: công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa, kết hợp giữa công
nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. đồng thời đi nhanh vào hiện đại hóa ở
những khâu quyết dịnh. Lịch sử phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia trên thế
giới những năm qua cho thấy, hai yếu tố CNH, HĐH luốn gắn kết với nhau. Tuy
nhiên, tùy theo từng thời kỳ mà có biểu hiện khác nhau. Đối với nước ta, quá trình
hiện đại hóa nền kinh tế là không ngừng nâng cao trình độ phát triển của LLSX
theo tiến trình phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới. Tuy nhiên, quá
trình này khi thực hiện ở nước ta sẽ gặp phải nghịch lý. Một mặt, nếu không kịp
thời áp dụng những kỹ thuật và công nghệ hiện đại để nhanh chóng hiện đại hóa
nền kinh tế thì nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế sẽ ngày một tăng. Mặt khác, nếu
tập trung tất cả mọi việc đầu tư cho việc trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại
tăng lên cũng sẽ có nguy cơ không phù hợp với điều kiện hiện có, lãng phí nhiều
tiềm năng, thậm chí nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc. Để khắc phục nghịch lý
này, trong quá trình CNH, HĐH chúp ta cần áp dụng đồng thời nhiều trình độ kỹ
thuật mà các nước đi trước đã thực hiện ở những thời điểm khác nhau. Chỉ có vậy,
chúng ta mới có thể vừa từng bước hiện đại hóa nền kinh tế, vừa có thể khai thác
tốt các nguồn lực và lợi thế của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng (4-2001) khảng định: “con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút
ngắn thời gian so với các nước đã đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có
bước nhảy vọt”.
Hai là: CNH, HĐH được thực hiện trong cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản. Trước đổi mới,
công nghiệp hóa ở nước ta được triển khai theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp,

14



kế hoạch hóa cao độ với các chỉ tiê pháp lệnh ngiêm ngặt từ trên xuống đã làm triệt
tiêu mọi động lực phát triển kinh tế- xã hội. Sau đại hội toàn quốc lần thứ VI của
Đảng (12-1986), CNH, HĐH được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lí
của nhà nước. Trong có chế thị trường, CNH, HĐH phải tôn trọng các quy luật giá
trị, cung cầu, cạnh tranh, còn kế hoạch chỉ mang tính chất định hướng. Cơ chế thị
trường tạo ra những cơ hội và những điều kiện để NLĐ tham gia vào các hoạt động
kinh tế- xã hội, nó kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của NLĐ. Cơ chế thị
trường tạo điều kiện để chuyển dịch cơ câu LĐ, cả người sử dụng LĐ lẫn người lao
động đều có thể chủ động trong việc lựa chọn LĐ việc làm. Tuy nhiên, cơ chế thị
trường bên cạnh mặt tích cực cũng còn những hạn chế nhất định, nếu không chủ
động khắc phục quá trình CNH, HĐH sẽ khó có thể đạt được những mục tiêu đã
xác định về xã hội, về an ninh quốc gia cũng như về môi trường. Bởi vậy, cơ chế
thị trường phải có sự quản lí của nhà nước, thông qua các công cụ chủ yếu như
định hướng kế hoạch phát triển, hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế- xã hội,
các quĩ quốc gia để điều tiết quá trình CNH, HĐH đất nước.
Ba là: công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ via trò chủ đạo. Cách mạng là sự
nghiệp sáng tạo của quần chúng nhân dân, chân lý đó được chứng minh trong lịch
sử của các dân tộc trên thế giới cũng như ở nước ta. Cũng cần nói rằng, CNH,
HĐH trước đây cũng như hiện nay đều xuất phát từ nhân dân, đều nhằm nâng cao
đời sống vật chất của nhân dân. Nhưng trước đây, trong quá trình công nghiệp hóa
chúng ta chưa có cơ chế chính sách phù hợp để nhân dân phát huy tốt vai trò của
mình đối với sự nghiệp đó. Công nghiệp hóa thời kỳ này được hiểu là công việc
của Nhà nước, được thực hiện thông qua một thành phần kinh tế - thành phần KT XH chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể. Chuyển sang cơ chế
thị trường, thực hiện nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế đã khơi
dậy và phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Nhân dân, bằng
sức LĐ, bằng tài năng, sức sáng tạo, tiền vốn, tài sản của mình đã phát huy sức
mạnh của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là
15



lực lượng vật chất quan trọng để định hướng và điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy các
thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Đồng thời, CNH, HĐH chỉ thực sự là sự
nghiệp của toàn dân, do dân khi nó phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân
dân trong việc tham gia, giám sát đóng góp xây dựng chủ trương, kế hoạch và quản
lý giám sát CNH, HĐH trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nói rằng, việc huy động mọi
nguồn lực trong nhân dân vào quá trình phát triển KT - XH là giải pháp quan trọng
bảo đảm sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Bốn là: CNH, HĐH gắn liền với việc xây dựng nền kinh tế mở, hướng mạnh
về xuất khẩu. Đối với nước ta, muốn cho nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh, vững
chắc, phải tiến hành CNH, HĐH gắn với xây dựng nền kinh tế mở và hội nhập,
giải quyết tốt mối quan hệ giữa chủ động hội nhập với xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ, giữa vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế mở là nền kinh tế
dựa trên cơ sở phát triển các quan hệ hợp tác đa phương, đa hình thức hướng mạnh
vào xuất khẩu và thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu
quả, nhằm tạo nguồn vốn cho CNH, HĐH. Mở cửa nền kinh tế là sự đổi mới mang
tính bước ngoặt trong tư duy của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Đó là
sự thay đổi quan niệm về độc lập, tự chủ trong kinh tế. Độc lập, tự chủ hoàn toàn
khác với kinh tế “tự cấp, tự túc, khép kín nền kinh tế”, mà chỉ có nền kinh tế mạnh,
phát triển vững chắc mới co khả năng độc lập, tự chủ. Mở cửa hội nhập kinh tế
quốc tế là điều kiện để kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại,
khai thác tốt nguồn lực, cả bên trong lẫn bên ngoài cho công cuộc CNH, HĐH.
Năm là: khoa học và công nghệ được xác định là nền tảng và động lực của
CNH, HĐH, kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH.
Nói đến CNH, HĐH là nói đến việc áp dụng những tiến bộ của kho học – công
nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý KT - XH. Do đó, không thể có
CNH, HĐH nếu không được vào khoa học và công nghệ, nhưng khoa học và công
nghệ chỉ có thể phát huy khi NLĐ thực sự có trình độ, có tri thức. Vì vậy, khoa học

16



và công nghệ, tri thức của NLĐ thực sự đóng vai trò là nền tảng và động lực của
quá trình CNH, HĐH.
Sáu là: CNH, HĐH phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố
cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; CNH, HĐH phải gắn với mục tiêu
phát triển bền vững. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng
khao học và công nghệ hiện ddai dã và đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất xã
hội. Nếu như trước đây, quá trình CNH, HĐH tập trung khai thác nguồn lực tự
nhiên thì ngày nay, CNH, HĐH lại hướng vào khai thác nguồn lực con người, mà
đặc biệt tiềm năng trí tuệ của con người. Mặc khác, CNH, HĐH không chỉ đơn
thuần tăng trưởng kinh tế, mà quan trọng hơn cả là phải đạt được mục tiêu phát
triển nhanh và bền vững. Đó là sự tăng trưởng không chỉ về tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), mà còn là sự tăng lên vể phúc lợi xã hội. Do đó, trong sự nghiệp CNH,
HĐH đòi hỏi phải biết nuôi dưỡng, phát huy và khai thác hợp lý, có hiệu quả
nguồn lực con người, CNH, HĐH phải do con người và vì con người.
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản của quá trình CNH, HĐH ở nước ta
hiện nay. Đồng thời, đó cũng chính là một số quan điểm cơ bản chi phối việc
hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.
1.3.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với công cuộc công nghiêp hóa, hiện đại
hóa
Trong tổng thể các nguồn lực thì NNL luôn ở vị trí trung tâm và giữ vai trò
quyết định không những đối với các nguồn lực khác, mà còn quyết định toàn bộ
quá trình phát triển kinh tế- xã hội, của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Bởi vì NNL được coi là nguồn lực vô tận, phong phú, vô giá, quý báu nhất, duy
nhất sang tạo và có khả năng sinh ra giá trị lớn hơn nhiều lần bản thân nó trong quá
trình sản xuất xã hội. Các nguồn lực khác chỉ là nguồn tiềm năng muốn phát huy
tác dụng phải thông qua nhân tố con người, một nội lực cơ bản nhất. Các nguồn
lực khác tự mình không tự động phát huy tác dụng, không trở thành động lực của


17


sự phát triển, chúng phải dựa vào sức lực và trí tuệ của con người. Mặt khác, cần
phải thấy rằng, các nguồn lực đó nếu như khong được con người chăm sóc, nuôi
dưỡng thì khai thác mãi cũng cạn kiệt, chỉ có nguồn lực với trí tuệ, chất xám có
khả năng tự sản sinh và tái sinh vô hạn. Có thể nói, con người, NNL với tất cả
những phẩm chất, năng lực và sức mạnh của mình có thể trở thành mục tiêu và
động lực cho sự phát triển của xã hội, của sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam.
Vai trò quyết định của NNL còn được thể hiện ở vai trò, sức mạnh của trí
tuệ. Trí tuệ của con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật chất
hóa, trở thành LLSX trực tiếp. Bên cạnh đó, vai trò NNL còn được thể hiện ở việc
hoạch định đường lối chiến lược, và tổ chức thực hiện đường lối chiến lược của
CNH, HĐH.
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của NNL, Đảng ta đã xác định để thực
hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH cũng như để phát triển ngang bằng với các
nước trong khu vực thì phải tập trung đầu tư phát triển NNL. Bởi lẽ không có NNL
đủ mạnh thúc đẩy CNH, HĐH thì khó tránh khỏi nguy cơ thụt hậu xa hơn về kinh
tế. Thật vậy, phát triển NNL sẽ có tác dụng như sau: phát triển NNL góp phần phát
triển kinh tế- xã hội; làm tăng khả năng khai thác ngày càng có hiệu quả các nguồn
lực tự nhiên. Tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa VIII, Đảng
ta đã khẳng định: muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo
dục- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh
và bền vững; là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, phát triển con người toàn diện,
phát triển NNL ngày càng khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống và
hiện đại.
Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trước hết phải hướng tới mục tiêu, con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. CNH, HĐH
cũng là một bước phát triển tất yếu đối với nước ta hiện nay, khi nền kinh tế vẫn
mang nặng tính chất nông nghiệp lạc hậu; công nghiệp còn nhỏ bé; kết cấu hạ tầng


18


kinh tế- xã hội còn kém phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế còn
thấp, cơ sở vật chất- kỹ thuật chưa xây dựng được bao nhiêu.
Từ một xuất phát điểm quá thấp, với thu nhập bình quân đầu người ở những
quốc gia nghèo nhất, CNH, HĐH sẽ là con đường cơ bản đưa nước ta thoát khỏi
tình trạng lạc hậu và nguy cơ tụt hậu, đảm bảo đi lên chủ nghĩa xã hội văn minh,
hiện đại. Đó chính là lời giải cho bài toán phát triển tăng nhanh tốc độ phát triển ở
nước ta, tiến hành CNH, HĐH “không chỉ là đẩy nhanh nhịp độ và nâng cao tỷ
trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, mà còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế
gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh,
hiệu quả cao và lâu bền của nền kinh tế”.
Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nước đang phát triển
khác, được đặc trưng bằng sự chiếm ưu thế của sản phẩm nông nhiệp là LĐ thủ
công ở nông thôn, dù công nghiệp hóa đã bắt đầu. Muốn phát triển phải cấu trúc lại
toàn bộ nền kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng đẩy mạnh CNH,
HĐH. Nền kinh tế từ nặng về nông nghiệp sẽ chuyển dần về phía công nghiệp chế
biến và các dịch vụ xã hội, dịch vụ kinh tế, dịch vụ trí tuệ ... Đặc biệt coi trọng
CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông- lâm- ngư nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp ưu tiên
các ngành chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dung, hàng xuất
khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát
triển nhanh du lịch, các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính, viễn thông …
phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối
ngoại.
CNH, HĐH là một quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, đòi hỏi một ý chí và
bản lĩnh vững vàng để sẳn sang tạo lập, nắm bắt lợi thế của người “đi sau” mà bỏ
qua các thế hệ công nghệ trung gian, đi ngay vào công nghệ tiên tiến ở những lĩnh

vực quan trọng, nhằm bắt kịp xu thế chung của thế giới.

19


Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp
có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ,
phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc
phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp.
Vậy là, xét về nhiều mặt, trước mắt cũng như lâu dài, trên cơ sở đánh giá
một cách toàn diện, khách quan các tiềm năng về nhân tài, vật lực của đất nước,
chúng ta sẽ xác định được NNL là điều kiện, yếu tố đầu vào quyết định nhất, là nội
lực chính, là lợi thế lớn nhất cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Quan niệm này
sẽ quy định phương hướng, nội dung, bước đi và biện pháp CNH, HĐH nhằm thực
hiện chiến lược phát triển lâu dài và hiện hữu cho đất nước. Một trong sáu quan
điểm chỉ đạo mà Đảng ta đã chỉ ra ở Đại hội Đảng lần thứ VIII là: “Lấy việc phát
huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
Có thể nói quan điểm lấy NNL con người làm điểm tựa cho quá trình CNH,
HĐH và đi lên của dân tộc ta xuất phát từ ưu thế NNL Việt Nam. Đó là truyền
thống yêu nước, cần cù, thông minh, sáng tạo, kế thừa tinh hoa của hơn 4.000 năm
văn hiến của con người Việt Nam. Khi đã có trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ
cao, tay nghề vững, chúng ta có cơ sở để tạo ra phương pháp công nghiệp và công
nghệ hiện đại. Nguồn lực con người đó, nay lại được sử dụng các phương pháp,
phương tiện, công nghệ tiên tiến, hiện đại chắc chắn sẽ đạt được năng suất LĐ xã
hội cao, hàng hóa nhiều và có chất lượng. Theo kết quả điều tra dân số đến tháng
12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người. Đó là một thị trường lớn có nhu cầu đa
dạng, có tiềm lực về sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như tham gia phân
công LĐ quốc tế. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ “dân số vàng” với số

lượng NNL nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; NNL công
nhân là 9,5 triệu người, chiếm gần 10% dân số; NNL trí thức, tốt nghiệp ĐH, CĐ
trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; NNL từ các doanh

20


nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu
người … . Đó là tiềm năng song lại là áp lực đối với nền kinh tế nước ta. Sự
nghiệp CNH, HĐH sẽ “ cho phép khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân,
nhân tố con người, giải phóng con người và phát triển xã hội, xác lập quan niệm
con người là nguồn lực lớn nhất, nguồn lực của mọi nguồn lực sáng tạo và phát
triển”.
Vậy là trong thời đại ngày nay, không phải cứ nhập công nghệ tiên tiến bằng
mọi giá mà không tính đến yếu tố con người. Cần nhớ rằng công nghệ tiên tiến của
nước ngoài khi được tiếp thu sẽ phát huy tác dụng hay bị lãng phí, thậm chí bị phá
hoại là hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố con người khi sử dụng chúng. Do đó, chúng
ta phải biết lựa chọn công nghệ thích hợp để toàn dụng LĐ.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, tốc độ công nghiệp hóa của các nước
trên thế giới rất không giống nhau. Quốc gia nào chuẩn bị tốt NNL và thừa hưởng
những thành quả của khoa học công nghệ hiện đại của nhân loại thì sẽ rút ngắn
được quá trình CNH, HĐH, nhanh chóng tạo ra “bước ngoặt” phát triển đất nước.
Rõ ràng, trong xu thế phát triển thế giới, dĩ nhiên đối với Việt Nam, phát
huy NNL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bảo đảm cho sự thành cong sự nghiệp
CNH, HĐH. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, chỉ có phát huy tốt NNL mới
tạo ra cho mọi người có cơ hội tìm kiếm công ăn, việc làm, giải quyết được nạn
thất nghiệp. Đồng thời đó cũng là nhân tố cần thiết để các công ty nước ngoài có
thể chuyển nhượng các công nghệ hiện đại vào Việt Nam.
1.3.3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trƣớc yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
Dân số vừa cung cấp NNL vừa là mẫu số của các chỉ số phát triển của KT XH. Việt Nam chúng ta đang có NNL dồi dào với dân số cả nước gần 87 triệu

người (theo Niêm giám thống kê 2010, dân số của Việt Nam là 86.927.700 người),
là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực.

21


Theo thống kê năm 2010, trong quy mô dân số gần 87 triệu người, số người
trong độ tuổi LĐ (từ 15 tuổi trở lên) tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng
56,5% dân số cả nước, tức là 49.148.500 người. Tỷ số việc làm trên dân số, được
hiểu là tỷ lệ phần trăm dân số 15 tuổi trở lên có việc làm chiếm trong tổng dân số
từ 15 tuổi trở lên, tại thời điềm 1/9/2009 là 74,5%.
Kết quả Điều tra LĐ và việc làm 2009 cho thấy tại thời điểm 1/9/2009, cả
nước có khoảng 1,3 triệu LĐ thất nghiệp, trong đó số nữ chiếm 50,2 % tổng số LĐ
thất nghiệp.
Tuy nhiên, hiê ̣n nay Viê ̣t Nam vẫn là nước đấ t châ ̣t , người đông , quy mô
dân số lớn. Bên ca ̣nh đó , tỷ lệ số người sinh con thứ 3 có xu hướng trong thời gian
gầ n đây, điề u này tiề m ẩ n nguy cơ tỷ lê ̣ tăng dân số cao trong những năm tới.
Điể m qua các số liê ̣u cho thấ y , Viê ̣t Nam đang có nguồ n nhân lực rấ t dồ i
dào. Đây là mô ̣t thuâ ̣n lơ ̣i xét từ góc đô ̣ cung ứng lao đô ̣ng , nhưng la ̣i là khó khăn
nế u nề n sản xuấ t xã hô ̣i không đáp ứng đủ viê ̣c làm cho người lao đô ̣ng . Quy mô
dân số đông cùng với tố c đô ̣ tăng dân số như hiê ̣n nay cũng là mô ̣t

áp lực lớn đối

với vấ n đề giáo du ̣c, đào ta ̣o nâng cao triǹ h đô ̣ cho nguồ n nhân lực.
Theo dự báo , đến năm 2020 dân số Viê ̣t Nam khoảng 96 triê ̣u người, bình
quân mỗi năm có khoảng 1,4 triê ̣u người bước vào tuổ i lao đô ̣ng . Đế n năm 2020
lực lươ ̣ng trong đô ̣ tuổ i là 54,4 triê ̣u người, trong đó số lao đô ̣ng đang làm viê ̣c là
52,8 triê ̣u người; cơ cấ u lao đô ̣ng nông – lâm – ngư nghiê ̣p là 29%; công nghiê ̣p,
xây dựng: 32,4% và dịch vụ 38,6%; Hằ ng năm, khoảng 1 triê ̣u lao đô ̣ng trong khu

vực nông nghiê ̣p chuyể n dich
̣ sang khu vực công nghiê ̣p và dich
̣ vu ̣.
Nguồ n nhân lực phân bố không đề u giữa các điạ phương

. Dưới tác đô ̣ng

của toàn cầu hóa kinh tế , tại các thành phố , đă ̣c biê ̣t là thành phố lớn

(Hà Nội ,

Thành phố Hồ Chí Minh , Đà Nẵng), các cơ sở đào tạo , dạy nghề phát triển mạnh .
Đặc biệt phát triển các ngành nghề : công nghê ̣ thông tin , điê ̣n tử , điê ̣n la ̣nh , xây
dựng, may mă ̣c , du lich
̣ , cơ khí chế ta ̣o và sửa chữa , điê ̣n công nghiê ̣p… ta ̣o ra
22


cung lớn nhưng cung lao đô ̣ng chuyên môn kỹ thuâ ̣t thường lớn hơn cầ u rấ t nhiề u .
Tình trạng thất nghiệp của lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tại các thành
phố lớn khá phổ biế n.
Trong khi đó , tại nhiều địa phương (đă ̣c biê ̣t là các tin̉ h vùng núi phiá Bắ c ,
miề n núi các tin
̉ h miề n Trung , đồ ng bằ ng sông Cửa Long… ) thiế u các cơ sở đào
tạo, dạy nghề và thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật . Các chính sách thị trường
lao đô ̣ng chưa có tác du ̣ng nhiề u đố i với các vùng

, điạ phương thiế u nhân lực

chuyên môn lành nghề và lành nghề cao . Đây là khó khăn lớn cho phát triể n kinh

tế , thu hút FDI, khai thác tiề m năng xuấ t khẩ u ta ̣i các vùng , điạ phương có kinh tế
châ ̣m phát triể n.
Nguồ n nhân lực Viê ̣t Nam đươ ̣c cấ u thành chủ yế u là nông dân , công nhân,
trí thức , doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành nghề . Sự xuấ t hiê ̣n của
giới doanh nghiê ̣p trẻ đươ ̣c xem như mô ̣t nh ân tố mới trong nguồ n nhân lực , nế u
biế t khai thác , bồ i dưỡng, sử du ̣ng tố t sẽ giải quyế t đươ ̣c nhiề u vấ n đề quan tro ̣ng
trong phát triể n kinh tế – xã hội .
Về cơ cấu trình độ LĐ, số liệu Tổng điều tra dân số cho thấy tỷ lệ dân số
tính từ 15 tuổi trở lên có trình độ CMKT cao tương đối thấp (13,3%) vào năm
2009 chỉ có 2,6% tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% tốt nghiệp trung cấp, 1,6% tốt nghiệp
CĐ, 4,2% tốt nghiệp ĐH và 0,2% tốt nghiệp thạc sỹ trở lên. Như vậy, có tới 86,7%
LLLĐ không có CMKT. Riêng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, LĐ qua đào
tạo nghề mới chỉ đạt khoảng 7 – 8%. Trong lĩnh vực công nghiệp, LĐ có trình độ
từ CĐ trở lên chiếm 16,1%; trung cấp: 14,6%; công nhân kỹ thuật: 28,1%; không
được đào tạo: 41,2%. Hiện nay, ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đang nghiêm
trọng công nhân có trình độ CMKT cao; chỉ có 75,85% công nhân đang làm những
công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo .
Báo cáo LĐ – việc làm 2009 cũng cho thấy, phân theo trình độ học vấn cao
nhất của người đang có việc làm thì LĐ không có CMKT chiếm 10,6%, trong khi

23


LĐ có trình độ ĐH trở lên chỉ có 5,2%. Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động thì
nhóm lao đọng không có kỹ năng sẽ khó có thể tránh được những tổn thương về
việc làm và thu thập.
Về cơ cấu độ tuổi của LLLĐ , theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở
năm 2009, Việt Nam đã bước vào thời kỳ mà các nhà nghiên cứu goi là “dân số
vàng” – điều chỉ xảy ra một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia – dự
kiến sẽ kéo dài đến năm 2040. Thời kỳ này sẽ kéo dài trong vòng 30 năm và là cơ

hội duy nhất, “có một không hai” trong quá trình quá độ nhân khẩu học.
Năm 2010, trên 60% người Việt Nam ở độ tuổi LĐ (15 – 64 tuổi). Giai
đoạn 2011 – 2020, LLLĐ Việt Nam tăng 1%/năm, tương ứng 47,82 triệu người
năm 2011, 50,4 triệu người năm 2015 và 53,15 triệu năm 2020 .
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy “cơ hội dân số vàng” đóng góp khoảng
1/3 tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Á thần kỳ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này
cũng khẳng định rằng lợi tức từ “cơ hội dân số vàng” không tự đến với các nước.
Các nước có “cơ hội dân số vàng”đã tận dụng thành công cơ hội này bằng cách
đầu tư lớn và có hiệu quả cho y tế, phát triển GD - ĐT và NNL – những nhân tố
tích cực đến kỹ năng, trình độ của LLLĐ trong việc xây dựng nền kinh tế thị
trường nhanh nhạy và bền vững. Ngược lại, việc quản lý hiệu quả nền kinh tế tăng
trưởng cao cho phép các nước này tích lũy được nguồn lực để đầu tư mạnh hơn
nữa cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, đẩy mạnh đào tạo tiên tiến và phát triển
năng lực.
Muốn khai thác được lợi ích của cơ cấu dân số vàng thì nhóm dân số trẻ
tuổi và những nhóm thuộc độ tuổi có năng suất LĐ cao nhất cần phải được trang bị
đầy đủ kiến thức và các kỹ thuật chuyên môn. Theo tiêu chuẩn quốc tế, độ tuổi 25
trở lên được coi là độ tuổi mà mỗi cá nhân đã trải qua tất cả các bậc giáo dục cơ
bản cũng như đào tạo nghề hay ĐH. Việt Nam mặc dù đã thực hiện tương đối tốt
việc phổ cập giáo dục đối với tiểu học và xóa mù chữ nhưng vẫn phải đối mặt với

24


một thách thức lớn trong việc đào tạo các kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng
nhu cầu hiện đại. Điều này liên quan tới tỷ lệ phần trăm người lớn có trình độ học
vấn bậc trung (tương đương với cấp 3 – giáo dục bật trung – và bậc 4 – giáo dục
trung học nâng cao không phải ĐH – trong phân loại chuẩn quốc tế về giáo dục
ISCED của UNESCO) và trình độ học vấn bậc cao (tương đương với bậc 5 – bước
đầu của giáo dục bậc 3 (ĐH trở lên) – và bậc 6 – bước hai của giáo dục bậc 3, dẫn

đến một bằng nghiên cứu cao cấp – trong phân loại chuẩn quốc tế vào giáo dục
ISCED của UNESCO). Các chỉ số này thường được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm
người lớn từ 25 tuổi trở lên có trình độ giá dục bậc trung và bậc cao. Theo số liệu
của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, có 18,9% dân số tờ 25 tuổi
trở lên có trình độ học vấn bậc trung (với Nhật Bản là 43,9%, với Mỹ là 49%, với
Philippin là 26,4%), và chỉ có 5,4% dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ học vấn
bậc cao (với Nhật Bản là 30%, với Mỹ 36,2%,với Philippin là 8,4%) .
Dân số trong độ tuổi 25 – 34 đóng vai trò chủ chốt trong phát triển KT XH của đất nước. Vì vậy, tỷ lệ 8,2% dân số ở nhóm tuổi này đạt trình độ học vấn
bậc cao theo chuẩn của UNESCO tương đương với trình độ ĐH trở lên) là một tỷ
lệ khá thấp. Đây là một gánh nặng lớn đặt ra cho ngành GD - ĐT và toàn xã hội.
Thất bại trong việc tận dụng các cơ hội dân số có thể tác động tiêu cực đến
triển vọng tương lai một khi tình trạng thất nghiệp lan rộng, các quan hệ xã hội bị
xói mòn và các nguồn lực bị cạn kiệt bởi dân số già. Các nhà hoạch định chính
sách phải nắm bắt được xu hướng biến động dân số và xây dựng các chính sách
nhằm tận dụng những tác động tích cực của những biến động đó đến tăng trưởng
kinh tế…
Ở nước ta, cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ:
ĐH và trên ĐH là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92;
trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1 – 4 – 10.

25


×