Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động diễn biến lòng dẫn sông hồng đến khu vực cửa vào sông đáy và đề xuất giải pháp ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 79 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KS. ĐINH VĂN TÙNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DIỄN BIẾN
LÒNG DẪN SÔNG HỒNG ĐẾN KHU VỰC CỬA VÀO
SÔNG ĐÁY VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HẢI PHÒNG - 2015


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KS. ĐINH VĂN TÙNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DIỄN BIẾN
LÒNG DẪN SÔNG HỒNG ĐẾN KHU VỰC CỬA VÀO
SÔNG ĐÁY VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGÀNH: KT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY; MÃ SỐ: 60580202


CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS., TS Đào Văn Tuấn

HẢI PHÒNG - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ

Đinh Văn Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng công trình thủy với đề tài
“Nghiên cứu đánh giá tác động diễn biến lòng dẫn sông Hồng đến khu vực
cửa vào sông Đáy và đề xuất giải pháp ứng phó” là kết quả của quá trình cố
gắng không ngừng của bản thân và đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các
thầy, bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm
ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học
vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS Đào
Văn Tuấn đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp tài liệu thông tin khoa

học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Hảng Hải, khoa Công trình
và Bộ môn xây dựng công trình thủy đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công
việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................1
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1
III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SÔNG HỒNG KHU VỰC CỬA VÀO SÔNG
ĐÁY. ..............................................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý. ............................................................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm địa hình sông Hồng khu vực cửa vào sông Đáy ......................... 4
1.1.3. Điều kiện địa chất ................................................................................................. 8
1.1.4. Điều kiện thủy văn .............................................................................................. 10
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐOẠN SÔNG HỒNG KHU
VỰC CỬA VÀO SÔNG ĐÁY.......................................................................14
1.3. VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU ....................................18

1.3.1. Vấn đề đặt ra ......................................................................................................... 18
1.3.2. Hƣớng nghiên cứu ............................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THUỶ ĐỘNG LỰC VÀ DIỄN BIẾN
ĐOẠN SÔNG HỒNG QUA CỬA VÀO SÔNG ĐÁY................................................. 21
2.1. PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ THUỶ ĐỘNG LỰC ĐOẠN SÔNG HỒNG QUA
CỬA VÀO SÔNG ĐÁY................................................................................21
2.1.1. Quá trình lƣu lƣợng ............................................................................................. 21
2.1.2. Quá trình mực nƣớc ............................................................................................ 23
2.1.3. Quan hệ lƣu lƣợng - Mực nƣớc........................................................................ 25
2.1.4. Dòng chảy bùn cát sông Hồng ......................................................................... 29
2.2. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN ĐOẠN SÔNG HỒNG KHU VỰC CỬA VÀO
SÔNG ĐÁY..................................................................................................31

iii


2.2.1. Phân tích diễn biến lịch sử đoạn sông Hồng khu vực cửa vào sông Đáy31
2.2.2. Phân tích diễn biến đƣờng lạch sâu đoạn sông ............................................ 34
2.2.3. Phân tích diễn biến trên cắt ngang .................................................................. 38
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN ...........41
2.3.1. Phân tích hiện trạng ............................................................................................ 41
2.3.2. Chế độ thủy lực khu vực cửa vào sông Đáy ................................................ 43
2.3.3. Tác động của điều tiết hồ Hòa Bình .............................................................. 43
2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG...........................................................................44
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21 FM, XÂY DỰNG MÔ HÌNH
MÔ PHỎNG THỦY LỰC ĐOẠN SÔNG HỒNG KHU VỰC CỬA VÀO SÔNG
ĐÁY............................................................................................................................................. 45
3.1. LỰA CHỌN VÀ GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ..............................................45
3.2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21FM-ST XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ
PHỎNG ĐOẠN SÔNG HỒNG KHU VỰC CỬA VÀO SÔNG ĐÁY .............46

3.2.1. Mô hình thủy lực 1 chiều mạng sông Hồng............................................... 46
3.2.2. Điều kiện biên mô hình đoạn sông Hồng khu vực cửa vào sông Đáy 53
3.2.3. Thiết lập mô hình tính toán Mike 21FM-ST cho đoạn sông Hồng khu
vực cửa vào sông Đáy .................................................................................................... 55
3.2.4. Kiểm định và thiết lập thông số mô hình ................................................... 57
3.2.5.

Nghiên cứu hiện trạng đoạn sông Hồng khu vực cửa vào sông Đáy

với cấp lƣu lƣợng tạo lòng ............................................................................................ 58
3.3. GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ CHO ĐOẠN SÔNG HỒNG CỬA VÀO SÔNG
ĐÁY .............................................................................................................61
3.3.1. Các phƣơng án bố trí công trình ...................................................................... 61
3.2.2. Kết cấu công trình kè bờ dạng mái nghiêng ................................................. 62
3.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG...........................................................................66
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 69

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1


Đặc trƣng lƣu lƣợng lũ (đơn vị: m3/s)

12

1.2

Thành phần lƣợng lũ 8 ngày lớn nhất (%) các sông nhánh

14

so với Sơn Tây
2.1

15

Lƣu lƣợng đỉnh lũ ứng với các tần suất khi có hồ Hoà

22

Bình,Thác Bà,
2.2

24

Kết quả tính toán tần suất mực nƣớc ngày giai đoạn 1999-

24

2008 tại các trạm thuỷ văn không ảnh hƣởng triều ĐBBB
2.3


Biến đổi các MN đặc trƣng qua các giai đoạn

25

2.4

Mực nƣớc ứng với các cấp Q qua 4 thời kỳ tại Sơn Tây

26

2.5

Mực nƣớc H (cm) ứng với các cấp lƣu lƣợng qua 4 thời kỳ

27

tại Hà Nội
2.6

Mực nƣớc H (cm) ứng với các cấp lƣu lƣợng

28

2.7

Diễn biến lòng sông đoạn sông Hồng khu vực cửa vào sông

36


Đáy từ năm 1976 – 2003
3.1

Chỉ tiêu S/  của các trận lũ tính toán

49

3.2

Tần suất phòng chống lũ cho Hà Nội và đồng bằng sông

53

Hồng
3.3

Kết quả tính Q và H sông Hồng đoạn Hà Nội theo Quy

54

trình vận hành các hồ
3.4

Lƣu lƣợng lũ thiết kế tại khu vực Hà Nội

55

3.5

Thông số của mô hình sau khi hiệu chỉnh


58

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Vị trí sông Đáy trong hệ thống sông Hồng-Thái Bình

4

2.1

Đƣờng tần suất luỹ tích mực nƣớc trung bình ngày tại các

23

trạm thuỷ văn từ năm 1999 đến năm 2008
2.2

Quan hệ Q~H trạm Sơn Tây


26

2.3

Quan hệ Q~H trạm Hà Nội

27

2.4

Bản đồ xói lở bồi tụ lòng dẫn khu vực Sơn Tây - Đan

32

Phƣợng giai đoạn 1965 - 1987

2.5

Bản đồ xói lở - bồi tụ lòng dẫn khu vực Sơn Tây – Đan

33

Phƣợng
2.6

Sơ đồ các mặt cắt khảo sát đoạn sông Hồng, cửa Đáy.

35

2.7


Diễn biến đáy lòng sông đoạn sông Hồng từ cửa Đáy tới

35

Trung Hà
2.8

Diễn biến mặt cắt ngang sông Hồng 6,7 và 9

40

2.9

Diễn biến mặt cắt ngang sông Hồng 11

40

2.10

Diễn biến mặt cắt ngang sông Hồng 14

41

3.1

Sơ đồ tính toán thủy lực mạng sông

50


3.2

Quá trình thực đo và tính toán theo phƣơng pháp diễn toán

51

lũ sóng động học
3.3

Quá trình thực đo và tính toán theo phƣơng pháp diễn toán

52

lũ sóng động học
3.4

Lƣới và địa hình tính toán đoạn sông Hồng từ Sơn Tây đến

56

Chèm
3.5

Đƣờng quá trình lƣu lƣợng lũ khu vực cửa vào sông Đáy

57

trận lũ tháng 6/1971
3.6


Đƣờng quá trình mực nƣớc lũ khu vực cửa vào sông Đáy
trận lũ tháng 6/1971
vi

57


3.7

Địa hình khu vực nghiên cứu

58

3.8

Phân bố mực nƣớc đoạn Sơn Tây – Chèm

58

3.9

Mặt cắt ngang vị trí thƣợng lƣu cửa vào sông Đáy

59

3.10

Mặt cắt ngang vị trí cửa vào sông Đáy

59


3.11

Mặt cắt ngang vị trí hạ lƣu cửa vào sông Đáy

59

3.12

Phân bố vận tốc mặt cắt ngang vị trí thƣợng lƣu cửa vào

59

sông Đáy
3.13

Phân bố vận tốc mặt cắt ngang vị trí cửa vào sông Đáy

59

3.14

Phân bố vận tốc mặt cắt ngang vị trí hạ lƣu cửa vào sông

59

Đáy
3.15

Sự thay đổi cao trình đáy theo mặt cắt ngang vị trí thƣợng


60

lƣu cửa vào sông Đáy
3.16

Sự thay đổi cao trình đáy theo mặt cắt ngang vị trí cửa vào

60

sông Đáy
3.17

Sự thay đổi cao trình đáy theo mặt cắt ngang vị trí hạ lƣu

60

cửa vào sông Đáy
3.18

Kết cấu kè gia cố bờ dạng mái nghiêng

65

3.19

Mặt bằng đoạn kè mái nghiêng

65


vii


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dự án cải tạo làm sống lại sông Đáy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xây dựng từ đầu năm 2004 đã đi vào vận hành. Cụm công trình đầu mối Cẩm
Đình - Hát Môn - Đập Đáy thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Nội là cụm công trình quan
trọng lấy nƣớc từ sông Hồng vào sông Đáy cấp nƣớc vào sông Đáy với lƣu lƣợng
mùa kiệt, đáp ứng nhu cầu nƣớc phục vụ sản xuất, cải tạo môi trƣờng sinh thái, kết
hợp phát triển giao thông đƣờng thuỷ.
- Đã có nhiều công trình nhiều nghiên cứu về sông Đáy trong nhiều năm
qua, nhƣng chƣa có một để tài, dự án nào nghiên cứu giải pháp chỉnh trị, ổn định
sông Hồng, chống bồi lấp khu vực cửa vào sông Đáy mới đƣợc tái lập. Việc lấy
nƣớc vào sông Đáy phụ thuộc nhiều vào khu vực cửa vào sông Đáy nằm trên sông
Hồng, do đó phụ thuộc vào diễn biến lòng dẫn trên sông Hồng.
- Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu nâng cao, hoàn thiện hơn những vấn
đề chƣa đƣợc giải quyết về cửa vào sông Đáy, về diễn biến và ổn định cửa vào
sông Đáy và nghiên cứu, đề xuất giải pháp chỉnh trị ổn định đoạn sông Hồng khu
vực cửa vào sông Đáy.
Vì vậy đề tài luận văn đi sâu về vấn đề lòng dẫn đoạn sông Hồng khu vực
cửa lấy nƣớc vào sông Đáy mới đƣợc tái lập là đề tài có ý nghĩa thực tiến và khoa
học, là lý do chính cho thấy sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Nghiên cứu đánh giá tác động diễn biến lòng dẫn sông Hồng đến khu
vực cửa vào sông Đáy và đề xuất giải pháp ứng phó.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích đào tạo:
Để học viên tổng hợp đƣợc các kiến thức đã học của chƣơng trình cao học
và chuyên ngành động lực sông, chỉnh trị sông, đồng thời nắm đƣợc phƣơng pháp
luận nghiên cứu và giải quyết một vấn đề thực tế trên các cơ sở khoa học và tiếp

cận với các giải pháp công nghệ phù hợp.

1


2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu quy luật diễn biến lòng dẫn sông Hồng khu vực cửa lấy nƣớc
vào sông Đáy mới đƣợc tái lập.
- Đề xuất giải pháp chỉnh trị lòng dẫn sông Hồng chống bồi lấp cửa lấy nƣớc
vào sông Đáy.
III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Do điều kiện thời gian không cho phép và các điều kiện nghiên cứu cần thiết
khác về lĩnh vực chỉnh trị sông học viên chỉ tập trung vào nghiên cứu những cơ sở
khoa học chính và đề xuất những giải pháp thật cơ bản để ổn định lòng dẫn.
Phƣơng pháp nghiên cụ thể là:
- Phƣơng pháp xử lý và thống kê thuỷ văn.
- Phƣơng pháp mô hình toán: Sử dụng mô hình hình thái Mike 21FM-ST
tính toán.
- Phƣơng pháp phân tích hệ thống: Tính toán sạt lở đƣợc xem xét trên quan
điểm phân tích hệ thống, sự tƣơng tác giữa dòng chảy, điều kiện địa chất lòng dẫn,
hình thành lòng sông và tác động của con ngƣời.v...v.. gây nên diễn biến lòng dẫn.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SÔNG HỒNG KHU VỰC CỬA VÀO SÔNG
ĐÁY.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Sông Hồng là một con sông lớn chảy qua vùng đồng bằng Bắc Bộ ở Việt

Nam. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776m trên dãy
Ngụy Sơn. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc có tên là Nguyên Giang. Sông vào
lãnh thổ Việt Nam, tại Hà Khẩu thuộc tỉnh Lào Cai. Đoạn từ Lào Cai đến ngã
ba Bạch Hạc, thuộc thành phố Việt Trì gọi là sông Thao. Đoạn qua Hà Nội, sông
uốn cong nhƣ vành tai, nên gọi là Nhĩ Hà. Sông dài khoảng 1.183 km, đoạn chảy
qua nƣớc ta là 650km, qua địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Hà Nội, Hƣng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình. Diện tích toàn lƣu vực là
155.000 km2 chiếm 45.6% diện tích. Ngoài ra, sông Hồng còn có 614 phụ lƣu từ
cấp 1 đến cấp 6, trong đó có những phụ lƣu lớn nhƣ sông Đà, sông Lô, sông
Chảy… Sông đổ ra biển ở cửa biển Ba Lạt, nằm giáp ranh giữa huyện Tiền
Hải, tỉnh Thái Bình và huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Đoạn sông từ Lào
Cai đến Yên Bái có 26 thác, hơn 100 ghềnh, từ Yên Bái xuống Việt Trì lòng sông
rộng và sâu.
Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km và lƣu vực (cùng với phụ lƣu sông
Nhuệ) hơn 7500 m trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh
Bình và Nam Định. Trƣớc năm 1934, sông Đáy là phân lƣu tự nhiên của sông
Hồng. Đó là một trong những nhánh thoát lũ chính của sông Hồng trƣớc đây. Giai
đoạn từ 1934 đến1937 ngƣời Pháp xây dựng đập Đáy ngăn dòng sông tự nhiên
này. Từ đó đập Đáy chỉ đƣợc mở khi lũ sông Hồng lớn để phân lũ vào sông Đáy
nhằm hạ thấp mực nƣớc sông Hồng cứu nguy cho Thủ đô Hà nội và vùng hạ lƣu
sông Hồng. Với mục đích nhƣ trên từ khi có đập Đáy, sông Đáy không còn mang
tính chất của một sông phân lƣu tự nhiên nữa. Sông Đáy không còn lƣợng nƣớc
thƣờng xuyên dồi dào nhập vào từ sông Hồng. Nguồn nƣớc chính của sông Đáy

3


chỉ là nƣớc nội tại tập trung trên lƣu vực nhỏ của các nhánh sông Tích, sông Bùi,
sông Nhuệ, sông Hoàng Long. Vì vậy lƣợng nƣớc mùa kiệt của sông Đáy rất thiếu
không đủ cung cấp cho các yêu cầu dùng nƣớc, nhất là cho sản xuất nông nghiệp

của các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.

Hình 1. 1. Vị trí sông Đáy trong hệ thống sông Hồng-Thái Bình
1.1.2. Đặc điểm địa hình sông Hồng khu vực cửa vào sông Đáy
Đối với sông Hồng, khu vực cửa vào sông Đáy nằm ở giữa đoạn sông cong
Sơn Tây - Bá Giang. Trong đó có đoạn cong lồi Cẩm Đình (Hà Tây). Thanh Điềm
Trung Hà (Vĩnh Phúc). Bờ lõm đoạn sông là Phƣơng Độ – Cẩm Đình – Xuân Phú
nằm trong địa phận Hà Tây. Bờ lồi đoạn sông là Vĩnh Lạc – Vĩnh Thịnh thuộc địa
phận tỉnh Vĩnh Phúc. Đoạn sông Hồng ở đây có phạm vi biến động lớn nhất trên
sông Hồng. Thể hiện rõ rệt là khoảng cách giữa hai tuyến đê của đoạn sông là lớn
nhất trên toàn hệ thống đê sông Hồng. Nếu nhƣ các khu vực khác của sông Hồng
khoảng cách giữa 2 tuyến đê chỉ là 2.000m, 3.000m, 4.000 m thì ở khu vực này
khoảng cách giữa hai tuyến đê là 6800m. Điều đó thể hiện trong lịch sử biến động

4


lòng sông theo phƣơng ngang ở khu vực này rất lớn kể cả trƣớc và sau khi có đập
Đáy.
Trƣớc khi có đập đáy cửa vào sông Đáy khu vực Hát Môn có đặc điểm
tƣơng tự các cửa phân lƣu khác nhƣ cửa phân lƣu sông Đuống, cửa phân lƣu sông
Luộc trên sông Hồng. Khu vực cửa phân lƣu mở rất rộng. Trƣớc cửa phân lƣu có
bãi giữa rất lớn. Bãi giữa này dao động sang phải, sang trái, dịch lên thƣợng lƣu
hoặc dịch chuyển xuống hạ lƣu tuỳ theo chế độ thuỷ lực thuỷ văn của khu vực cửa
phân lƣu, ở cửa phân lƣu sông Đuống có bãi giữa Tầm Xá. ở cửa phân lƣu sông
Luộc có bãi giữa Tam Tỉnh, ở cửa phân lƣu Trà Lý có bãi Phú Nha - Minh Châu.
Còn ở cửa phân lƣu Hát Môn sông Đáy có bãi Vĩnh Lạc và Trung Châu. Hiện nay
các bãi Vĩnh Lạc Trung Châu đã gắn vào bờ trở thành bãi bên rất lớn, ở giữa lòng
sông chỉ còn một vài bãi giữa rất thấp, nhỏ và luôn dao động.
Khu vực thƣợng lƣu cửa vào sông Đáy là đoạn sông Sơn Tây – Phƣơng Độ

– Cẩm Đình. Từ rất lâu đã hình thành đoạn sông đơn một lạch.
Khu vực hạ lƣu cửa sông Đáy là đoạn Trung Hà - Thanh Điềm (Vĩnh Phúc)
và Bá Giang (Hà Tây). Đây là khu vực rất phức tạp có biến động lòng dẫn thƣờng
xuyên.
Từ thực hiện trạng có thể phân khu vực cửa vào sông Đáy từ Cẩm Đình tới
Trung Châu thành 3 khu vực nhỏ như sau :
- Khu vực bãi sông bên ngoài đê tràn phân lũ.
- Khu vực đê tràn phân lũ.
- Khu vực bụng chứa lũ Vân Cốc
1.1.2.1. Khu vực bãi sông bên ngoài đê tràn phân lũ :
- Bãi sông bờ hữu sông Hồng kéo dài từ Phƣơng Độ – Cẩm Đình cho tới Hát
Môn – Trung Châu. Đối với lòng chính của sông Hồng ở đây mép bãi cũng là
đƣờng bờ sông. Trong khu vực này có hai khu vực nhỏ có đặc điểm khác nhau. Đó
là :
+ Khu vực Phƣơng Độ Cẩm Đình :

5


Chiều rộng bãi sông của Phƣơng Độ – Cẩm Đình chỉ từ 100m tới 400m.
Hiện nay bãi sông đang bị sạt lở mạnh. Cao trình bãi sông dao động từ +12m tới
+13m. Toàn bộ khu vực bãi sông Phƣơng Độ Cẩm Đình đã đƣợc phủ kín bởi khu
dân cƣ thuộc các xã Phƣơng Độ – Cẩm Đình (huyện Phúc Thọ – Hà Tây). Các xã
này nằm hoàn toàn trên bãi sông.
- Tổng số nhân khẩu :

4300 ngƣời.

- Tổng số hộ dân :


1950 hộ

- Tổng số nhà cửa :

980 nhà

Đất canh tác chủ yếu tập trung cho trồng màu và vƣờn cây ăn quả một phần
trồng lúa nƣớc.
+ Khu vực từ Xuân Phú tới Trung Châu :
Bãi sông của Xuân Phú – Trung Châu mở rộng rất rộng. Rộng nhất là khu
vực Hát Môn - Trung Châu. Bãi sông ở đây đã mở rộng tới 2500m (tính tới lòng
sông chính), ở giữa bãi có các lạch phụ nhỏ, lạch phụ chỉ tồn tài vào mùa lũ.
Nhƣ vậy cửa vào sông Đáy cũ ở vị trí Hát Môn nay đã là bãi sông lớn. Cao
trình bãi sông từ +11m tới +12m. Khu vực bãi sông sát đê đã trở thành các khu dân
cƣ của các xã Xuân Phú, Vân Phúc, Vân Nam, Hát Môn và Trung Châu. Hầu hết
các xã này đều có diện tích một phần trên bãi sông (ngoài đê) và một phần trong
đê, trong khu chứa lũ Vân Cốc.
Tổng số dân sống trên bãi sông và diện tích canh tác ở khu vực này lớn hơn
nhiều khu vực Phƣơng Độ – Cẩm Đình. Không có số liệu cụ thể về tình hình này
do các xã vừa có diện tích nằm trong đê tràn phân lũ vừa nằm ngoài đê.
Đất canh tác trên bãi sông chủ yếu là trồng mầu (ngô khoai, đậu) và đất
vƣờn, trồng cây ăn quả (chuối và cây lƣu niên).
1.1.2.2. Khu vực đê tràn phân lũ
Đê tràn Vân Cốc là tên gọi chung cho khu vực đê tràn phân lũ, nó có chức
năng, nhiệm vụ và cao trình, kích thƣớc riêng biệt khác với các đoạn đê khác của
sông Hồng.

6



Đoạn đê này bắt đầu từ xã Cẩm Đình tách ra từ sông Hồng ở Km34+500.
Sau đó chạy dài tới cống Vân Cốc, cống Vân Cốc nằm trong tuyến đê tràn. Qua
cống Vân Cốc đê chạy qua các xã : Xuân Phú, Vân Phú, Vân Nam, Hát Môn,
Trung Châu và gặp đê sông Hồng ở La Thạch.
Cao trình đê trong khoảng +15m, chiều rộng đỉnh đê 6m – 8m, mái thƣợng
lƣu m = 2.5m, mái hạ lƣu m = 2.
Đoạn đê Vân Cốc có chức năng phục vụ cho phân lũ vào khu chứa lũ Vân
Cốc để phân lũ qua đập Đáy.
Khi mực nƣớc lũ tại khu vực lên tới và vƣợt quá +15m tức là khi ở Hà Nội
mực nƣớc đã vƣợt quá +13.3m Ủy ban phòng chống lụt bão lệnh phân lũ sông
Đáy. Khi đó nƣớc lũ tràn qua đê phân lũ vào khu chứa lũ Vân Cốc. Đồng thời với
tình hình trên Cống Vân Cốc đƣợc mở ra cho nƣớc vào khu vực bụng chứa lũ trƣớc
để tạo ra lớp đệm cho lũ tràn qua đê phân lũ.
Quy trình mở cống Vân Cốc và tràn qua đê phân lũ và việc mở đập Đáy đã
đƣợc chỉ định rõ trong quy trình vận hành hệ thống phân lũ sông Đáy. Quy trình
này nằm trong quy trình điều hành lũ và kiểm soát lũ toàn hệ thống sông Hồng. Nó
bao gồm cả vận hành hồ Hoà Bình và các khu vực chậm lũ khác đã đƣợc xác định.
1.1.2.3. Khu vực bụng chứa lũ Vân Cốc.
Đó là khu vực có dung tích 300 triệu nằm ở thƣợng lƣu đập Đáy đƣợc hoạch
định là khu bụng chứa lũ Vân cốc. Nó đƣợc giới hạn bởi :
- Đê tràn phân lũ Vân Cốc.
- Đê Nhật Tảo bên hữu.
- Đê La Thạch bên tả.
- Đập Đáy.
Đây là vùng quá độ của phân lũ, trƣớc khi mở đập Đáy phân lũ. Khu vực
bụng chứa lũ Vân cốc hiện nay bao gồm 11 xã thuộc hai huyện Phúc Thọ và Đan
Phƣợng (Hà Tây), ở đây có tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp cao cùng với việc
gia tăng dân số. Hiện nay các khu vực dân cƣ nhà cửa, vƣờn cây, khu canh tác đã

7



phủ kín khu vực bãi sông và lòng sông Đáy cũ. Tuy nhiên theo tính toán trƣớc đây
bụng chứa này có thể chƣa đƣợc 300 triệu m3 nƣớc. Khả năng và con số tính đoạn
này cần phải kiểm tra xem xét lại.
1.1.3. Điều kiện địa chất
Địa chất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự ổn định của
bờ sông . Để đánh giá điều kiện địa chất đoạn bờ khu vực cửa vào sông Đáy luận
văn đã căn cứ vào tài liệu 6 hố khoan thăm dò cùng với kết quả phân tích 12 mẫu
đất tạo thành bờ Trên khu vực Cẩm Đình - Vân Cốc, đó là các tài liệu thực tế có
thể thu thập đƣợc. Các khu vực khác không có tài liệu khảo sát địa chất.
Các đặc trƣng địa chất của các lớp đất bờ đƣợc thể hiện nhƣ sau:
+ Khu vực xã Cẩm Đình :
- Lớp 1: Là lớp đất thổ nhƣỡng có mầu xám nâu, trạng thái dẻo mềm, có chứa
rễ thực vật, chiều dày 0,7 - 0,8m.
- Lớp 2: Là lớp sét pha cát có mầu nâu hồng đến nâu xám, trạng thái dẻo mềm.
Chiều dày của lớp này tƣơng đối ổn định từ 6 - 7m.
Tính chất vật lý và cơ học của lớp này nhƣ sau:
* Thành phần hạt:
Hạt cát

2 - 0.05mm

= 41.8%

Hạt cát

0.05 - 0.005mm

= 35.4%


Hạt cát

0.005mm

= 22.8%

* Tính chất vật lý:
Giới hạn Atterberg
Giới hạn chảy

WT

=

34.28 %

Giới hạn dẻo

WP

=

22.36%

Chỉ số dẻo

IP

=


11.92%

Độ sệt

B

=

0.661

Độ ẩm

W

=

30.24%

Khối lƣợng thể tích

w

=

1.88

Khối lƣợng thể tích cồn đất

c


=

1.44

8


Khối lƣợng riêng của đất



=

2.73

Độ rỗng

e

=

0.89

Hệ số rỗng

n

=


47.1%

Độ bão hoà

G

=

92.22%

Hệ số thấm

K

=

3.3.10-5 cm/s

Góc ma sát trong



=

13029

Lực dính kết

C


=

0.20 kg/cm2

Hệ số nén lún

a1-2

=

0.028 cm2 /kg

Mô đuyn biến dạng

E1-2

=

63.8 kg/cm2

* Tính chất cơ học :

- Lớp 3 : Là lớp cát hạt trung, màu xám tro, bão hoà nƣớc chiều sâu các hố khoan
chƣa xuyên thủng lớp này. Lớp này thuộc cát có độ chặt vừa, đánh giá theo
ChunII-b1-62.
Tính chất vật lý và cơ học của lớp này nhƣ sau:
* Thành phần hạt :
Hạt cát

2 - 0.05mm


= 91.32%

Hạt cát

0.05 - 0.005mm

= 6.32%

Hạt cát

0.005mm

= 2.36%

* Tính chất vật lý :
Độ ẩm

W

=

30.24%

Khối lƣợng riêng của đất



=


2.73

Góc nghỉ khi khô

M ax

=

360

Góc nghỉ khi ƣớt

M in

=

25030'

Độ chặt tƣơng đối D

D

=

0.35

* Tính chất cơ học :

Đánh giá :


9


Trên cơ sở tài liệu khảo sát và đánh giá điều kiện địa chất công trình cho
thấy rằng: Đất cấu tạo bờ tại khu vực Cẩm Đình là loại sét pha cát và cát là những
loại đất dễ bị xói lở, khi mái dốc bờ không đủ ổn định do tác động rút nƣớc nhanh,
thoát nƣớc ngầm. Vì thế khu vực này đang xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Khi xây
dựng công trình cần chú ý đặc điểm địa chất này.
1.1.4. Điều kiện thủy văn
1.1.4.1. Đặc điểm mưa lũ
Lũ trên lƣu vực sông Hồng là sản phẩm của mƣa rào nhiệt đới, đồng thời lại
chịu tác động của địa hình lƣu vực. Tuỳ theo chế độ mƣa khác nhau mà tính chất lũ
cũng khác nhau.
- Ở Bắc Bộ mùa lũ từ tháng 6 - tháng 10, cũng có năm bắt đầu sớm hơn 15 20 ngày hoặc muộn hơn 15 - 20 ngày; ở phía Đông Bắc có thể xảy ra lũ lớn vào
tháng 11; Ở Tây Bắc mùa lũ có thể sớm hơn.
- Tỷ lệ lƣợng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 65% - 80% tổng lƣợng dòng chảy
năm. Tuy nhiên có những năm do tổ hợp nhiều nhân tố, tổng lƣợng dòng chảy lũ
có thể đạt trên 80% lƣợng dòng chảy cả năm.
- Tuỳ theo điều kiện hình thái thời tiết gây ra mƣa khác nhau mà số lần xuất
hiện lũ hàng năm có biến động đáng kể, ít nhất là một trận và nhiều nhất là 10 trận.
Thời gian duy trì trận lũ của từng loại sông có khác nhau, tuỳ thuộc vào diện tích
lƣu vực, vào hình thái thời tiết gây lũ. Ở sông lớn nhƣ sông Thao, Đà, Lô, sông
Chảy, sông Thái Bình thƣờng từ 7 - 15 ngày. Ví dụ trận lũ lớn vào tháng 8/1971
trên các sông này kéo dài trong khoảng trên dƣới 10 ngày. Trên các sông vừa và
nhỏ lũ thƣờng tập trung lên nhanh xuống nhanh nên chỉ kéo dài khoảng từ 2 - 5
ngày.
- Thời gian tập trung lũ khá nhanh, từ khi mƣa đến khi lũ về chỉ trong vòng 2
đến 3 ngày, riêng đối với các sông miền núi có nơi không quá 24h, cƣờng suất lũ
lớn đạt từ 5 - 7 m/ngày ở thƣợng lƣu sông Đà, sông Lô; ở trung lƣu 2-3m/ngày và
ở hạ lƣu là 0,5 - 1,5m/ngày. Ở thƣợng du sông Thái Bình có thể đạt tới 1-2 m/giờ.


10


- Biên độ mực nƣớc ở các sông nhỏ đạt 3 - 4 m, sông lớn tới 10m. Biên độ
tuyệt đối đạt tới 13,22m ở Lào Cai (sông Thao); 31,1m ở Lai Châu (sông Đà);
20,4m ở Hà Giang (sông Lô) và 13,1 m ở Hà Nội (sông Hồng). Trên sông Thái
Bình ở Phả Lại đạt 7,91m.
Nói chung mực nƣớc tràn bờ các sông vùng trung du và thƣợng du sông
Hồng thƣờng ứng với lƣu lƣợng có mức bảo đảm tần suất P = 50 - 60%. Phần lớn
các sông vùng trung du và hạ du sông Hồng đều có hệ thống đê điều hoàn chỉnh.
Toàn bộ hệ thống đê sông Hồng kể cả đê bối và đê nội đồng dài đến 5000 km. Cao
trình đê đảm bảo không tràn với mức 85 - 90% đối với đê bối, 96 - 99,5% đối với
đê chính tƣơng ứng với cao trình 13,10 m tại Hà Nội, trừ vùng hạ lƣu sông Thái
Bình có mức bảo đảm thấp hơn từ 5 - 10%.
1.1.4.2. Đặc trưng nước lũ trên lưu vực sông Hồng
Theo diện tích lƣu vực hứng nƣớc, thì hệ thống sông Hồng vào loại vừa
nhƣng lƣợng nƣớc hàng năm và lũ lại rất lớn: Về tổng lƣợng nƣớc bình quân năm
đứng thứ 22, còn về lƣu lƣợng đỉnh lũ đứng thứ 15 so với các sông có lƣợng nƣớc
và lƣu lƣợng đỉnh lũ lớn nhất trên thế giới. Ví dụ nhƣ sông Mê kông có diện tích
lƣu vực gấp 5,25 lần và tổng lƣợng nƣớc gấp 4 lần nhƣng lƣu lƣợng đỉnh lũ chỉ gấp
1,5 lần so với sông Hồng; lũ sông Hoàng Hà (Trung Quốc) nổi tiếng hung dữ vào
loại nhất thế giới có Qmax= 36.800 m3/s, nhƣng lại nhỏ hơn đỉnh lũ tháng 8/1971
của sông Hồng tại Sơn Tây có Q max= 37.800 m3 /s. Lƣu lƣợng đỉnh lũ đã đo đƣợc
gấp 10 lần lƣu lƣợng bình quân năm trung bình nhiều năm. Lƣu lƣợng đỉnh lũ sông
Hồng chỉ nhỏ hơn một số sông trên thế giới nhƣ sông Von Ga ở Châu Âu, sông
Công Gô ở Châu Phi, sông Amazôn, sông PaLaTa, sông Misisipi ở Châu Mỹ. Đặc
trƣng nƣớc lũ hệ thống sông Hồng nhƣ sau:

11



Bảng 1. 1. Đặc trƣng lƣu lƣợng lũ (đơn vị: m3/s)

TT

Trạm

Sông

Qmax

Qmax

TB

max

Thời gian

Qmax

Thời

min

gian

1


Sơn Tây

Hồng

16785

37.800

8/1971

9.630

1916

2

Lai Châu

Đà

7242

14.200

8/1932

4.080

1980


3

Tạ Bú

Đà

9919

22.700

8/1996

5.840

1989

4

Hoà Bình

Đà

9618

22.700

8/1996

4.390


1987

5

Yên Bái

Thao

5143

10.350

8/1971

3.170

1998

6

Hàm Yên



2897

5.700

7/1986


1.580

1972

7

Chiêm Hoá

Gâm

3188

6.220

8/1971

1.120

1963



5156

11.700

8/1971

2.180


1908



5467

14.000

8/1971

2.910

1972

8

9

Tuyên
Quang
Vụ Quang

Lũ sông Hồng đoạn qua Hà Nội, lũ tổng hợp của 3 sông Đà, Thao, Lô dồn
vào một dòng, nên tốc độ dòng chảy lũ còn rất mạnh, đạt VmaxTB=2,6m/s,
Vmaxmax=3,45m/s. Chỉ thua lũ sông Đà và đầu nguồn sông Thao và sông Lô, cƣờng
suất nƣớc lên tới 1,88 m/ngày ở Sơn Tây còn lớn hơn cƣờng suất nƣớc lên ở Hoà
Bình. Biên độ mực nƣớc năm lớn nhất đạt tới 12,72 m, còn biên độ mực nƣớc lũ
đạt 11,41 m ở Sơn Tây, chỉ khoảng 2 - 3 ngày là đạt tới đỉnh lũ, ngắn hơn lũ xuống
tới 3-4 lần.


12


Lũ sông Hồng cũng giống nhƣ sông Thao, Đà, Lô, thƣờng xảy ra nhiều ngọn
liên tiếp, lên xuống nhanh vào tháng 4 - 5, biên độ lũ khoảng tháng 6 có thể lên tới
5 - 6 m, sang tháng 7, 8 các cơn lũ đổ về liên tiếp con lũ thứ nhất chƣa rút hết đã
chồng tiếp con lũ thứ 2 làm đỉnh lũ lên cao dần và thƣờng đạt đỉnh lũ vào tháng 8.
Sau đó mực nƣớc hạ xuống dần. Do vậy quan hệ mực nƣớc lƣu lƣợng ở từng trạm
luôn thay đổi kể cả trị số lớn nhất, vì đó là dòng không ổn định, lƣu lƣợng lũ cũng
luôn thay đổi theo từng trận lũ không những khác nhau về dạng lũ (cao, mập),
nhọn gầy hoặc không cao nhƣng kéo dài ngày và bắt đầu lên ở mức nƣớc do con lũ
trƣớc còn lại cao thấp quyết định. Vì thế khi mực nƣớc sông Hồng đã ở mức cao từ
11,5-12,5 m chỉ xảy ra thêm một đợt lũ không lớn trên diện rộng hay gặp bão thì sẽ
xảy ra lũ đặc biệt nhƣ lũ tháng 8/1971, rất nguy hiểm cho hệ thống đê dọc sông.
Mực nƣớc lũ sông Hồng thƣờng cao hơn mặt ruộng đồng bằng 4 - 5 m, có
những năm cao đến 4 - 6 m, có tới 3 năm đặc biệt cao hơn mặt ruộng đến 8 - 9 m.
Nếu không có đê thì sản xuất vụ mùa rất khó khăn do ảnh hƣởng thời tiết cuối vụ
do cấy muộn, trời rét lúa trổ bông bị hạt lép và mực nƣớc cao kéo dài nên hệ thống
đê bị uy hiếp, kém độ an toàn nên phải có nhiều biện pháp giảm thấp mực nƣớc lũ.
Trong gần 100 năm qua thì có khoảng 73% số năm mức nƣớc từ Báo động I đến
Báo động III (từ 9,5 - 11,5 m ở Hà Nội) trong khi đó đồng ruộng của đồng bằng
phần lớn dƣới cao độ 5 - 5,5 m. Đặc biệt thời gian hơn 50 năm gần đây đã xảy ra 3
trận lũ đạt trên 13 m ở Hà Nội, riêng năm 1971 đặc biệt lớn, mức nƣớc thực tế đạt
14,13 m; hoàn nguyên nếu không vỡ đê và không phân lũ thì lên tới 14,80 m ở Hà
Nội vƣợt cả chiều cao thiết kế của đê. Lƣu lƣợng Sơn Tây đạt tới 37.800 m3/s.
Lũ sông Hồng phần lớn do 2 hoặc 3 sông cùng lớn tạo nên, nhƣng có một số
năm do có lũ một sông rất lớn và các sông khác trung bình gây nên lũ sông Hồng
nhƣ năm 1964, 1970 lũ sông Đà lớn đã có lũ lớn trên sông Hồng, lũ sông Thao
năm 1968, lũ lớn sông Lô 1915, 1940, cũng tạo ra lũ khá lớn trên sông Hồng.



Tổ hợp lũ các sông lớn thượng lưu tạo thành lũ sông Hồng.
Xét thành phần lũ sông Thao, sông Đà, sông Lô và yếu tố lƣu lƣợng đỉnh lũ

Qmax, tổng lƣợng lũ thời đoạn 8 ngày (W8 ngày), 30 ngày (W30 ngày); về mùa lũ,

13


về dạng lũ, thời gian nƣớc lên xuống, đều tạo thành những trận lũ sông Hồng khác
nhau về đỉnh lũ, lƣợng lũ 8 ngày và 30 ngày, dạng lũ, các ngọn liên tiếp, trùng đè
lên nhau, đƣờng chủ lƣu, tốc độ truyền lũ, cƣờng suất nƣớc lũ, quan hệ mực nƣớc
giữa các trạm của từng trận lũ cũng khác nhau, ngay cả lƣu lƣợng phù sa, hàm
lƣợng phù sa và thành phần hạt cũng khác nhau, gây nguy hiểm cho từng vị trí đê,
diễn biến lòng sông và cửa biển cũng khác nhau.
Bảng 1. 2. Thành phần lƣợng lũ 8 ngày lớn nhất (%) các sông nhánh so với Sơn
Tây

Sông

Trạm

Lớn nhất

Thành phần

Nhỏ nhất

trung bình %


%

năm

%

năm

Đà

Hoà Bình

49,2

68,8

1964

30,4

1954

Thao

Yên Bái

19,0

30,0


1954

13,4

1926



Phù Ninh

28,2

41,5

1983

17,4

1964

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐOẠN SÔNG HỒNG KHU VỰC
CỬA VÀO SÔNG ĐÁY
Đối với sông Đáy nói riêng và hệ thống sông Hồng - Thái Bình nói chung có
rất nhiều đề tài nghiên cứu và dự án của các cơ quan nhƣ Viện Khoa học Thuỷ lợi
Việt Nam, Trƣờng Đại học Thuỷ lợi, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Cục Quản lý đê
điều và phòng chống lụt bão, Viện Khi tƣợng Thuỷ văn...
Những công trình của các cơ quan:
Viện khí tượng thuỷ văn (2001): Trong đề tài "Đánh giá khả năng phân chậm
lũ sông Đáy và sử dụng lại các khu phân chậm lũ và đề xuất các phƣơng án xử lý
khi gặp lũ khẩn cấp" thực hiện năm 2001 cho kết quả:

- Với hệ thống phân lũ sông Đáy chỉ có thể chuyển tải đƣợc 3727 m3/s (đạt
74,5% so với lƣu lƣợng thiết kế Q TK 5000 m3/s và phối hợp tất cả các khu phân,
chậm lũ theo NĐ62/CP tham gia cắt lũ đồng thời chỉ giảm đƣợc 39 cm tại Hà Nội
với kịch bản lũ 8/1971.
14


- Theo số liệu thực đo năm 1971, lƣu lƣợng lớn nhất qua đập Đáy 2300 m3 /s
([6], tr.69), không đảm bảo đƣợc yêu cầu phân lũ đề ra.
- Về kiến nghị:
+ Cần mở rộng nghiên cứu vai trò của sông Đáy trong hệ thống phòng lũ
chung trên toàn hệ thống sông Hồng-Thái Bình bao gồm dòng chảy của sông Đáy.
+ Nghiên cứu chọn phƣơng pháp thích hợp để cải tạo lòng dẫn sông Đáy để
dẫn đƣợc lƣu lƣợng thiết kế trong hai trƣờng hợp: giữ nguyên tuyến phân lũ qua
đập Đáy và cả trƣờng hợp có tuyến phân lũ bổ sung.
Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam (2003): Một trong những kết luận của Đề
tài "Nghiên cứu mô hình đề xuất cơ sở khoa học để cải tạo và nâng cấp hệ thống
thoát lũ sông Đáy phục vụ công tác phòng chống lụt bão đồng bằng Bắc bộ" nhƣ
sau:
Giai đoạn 1: Với mức an toàn đê 13.4 m, có hồ Hoà Bình, Thác Bà và đập
Đáy chúng ta đã chống đƣợc trận lũ 125 năm.
Giai đoạn 2 và 3: Có thêm hồ Tuyên Quang và Sơn La chúng ta đã nâng tiêu
chuẩn chống lũ lên 500 năm nhƣng vẫn còn duy trì giải pháp phân lũ sông Đáy với
mức thiết kế của nó, do vậy vấn đề sông Đáy vẫn còn là vấn đề tranh luận.
Giai đoạn 4: Nghiên cứu tiếp với mục tiêu cao nhất là làm sống lại sông
Đáy. Tiến hành cải tạo nâng cấp lòng dẫn sông Đáy để nâng khả năng thoát lũ của
lòng dẫn lên 2400m3/s, là một điều kiện cần để loại bỏ chức năng trữ lũ của khu
Chƣơng Mỹ và Mỹ Đức.
Hy vọng rằng sau Đề tài này sẽ còn nhiều công trình nối tiếp Dự án này
nghiên cứu thực thi nguyện vọng chung nêu trên của toàn thể mọi ngƣời.

Đề tài kiến nghị: Cần nghiên cứu quy trình vận hành đồng bộ cụm công
trình Vân Cốc - Hát Môn - Đập Đáy và Vân Cốc (cũ) - Vân Cốc (mới) - Đập Đáy
(giai đoạn sau 2010 có Đại Thị Sơn La) trên mô hình tổng thể bao gồm đồng bộ
các công trình phân lũ, lòng hồ và kênh dẫn lũ. Mà do hạn chế của điều kiện thí
nghiệm với các mô hình vật lý của Dự án không phản ánh đƣợc đầy đủ và chính
xác sự phối hợp và làm việc đồng bộ giữa các công trình trong hệ thống khi phân

15


lũ. Đây cũng là tồn tại của dự án cần phải nghiên cứu tiếp.
Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam (2007): Trong Đề tài "Quy trình vận hành
liên hồ chứa trên sông Đà và sông Lô phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo an toàn và
phát triển kinh tế xã hội đồng bằng bắc bộ", Hà Nội-2007. Kết quả của Đề tài đã
xây dựng quy trình vận hành hồ chứa trên sông Đà và sông Lô đảm bảo an toàn
chống lũ đồng bằng Bắc bộ. Quy trình vận hành này là kết quả của một dự án lớn
của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, do Viện Khoa Học Thuỷ Lợi chủ trì
nghiên cứu với sự phối hợp với các cơ quan là Cục Quản lý Đê điều, Viện Quy
Hoạch Thuỷ Lợi và Tổng công ty điện lực Việt Nam năm 2005-2006, đã trình Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt và ra Quyết định số 80 ngày 1/6/2007. Trong quyết
định 80 đƣa ra quy trình vận hành cắt lũ đảm bảo mực nƣớc Hà Nội HHN ≤
13,40m đối với các trận lũ có chu kỳ lặp lại theo từng giai đoạn quy hoạch.
HEC (2006): Lập dự án cải tạo sông Đáy và để xác định quy mô của cống,
kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận, cải tạo sông Đáy từ Đập Đáy - Ba Thá với lƣu
lƣợng thiết kế QTK là 36 m3/s.
Viện Quy hoạch thuỷ lợi (2009): Trong dự án "Rà soát quy hoạch phòng
chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy" [1], tháng 12/2009, có những kết luận sau:
- Duy trì phân lũ sông Hồng vào sông Đáy khi lũ trên sông Hồng vƣợt mực
thiết kế với lƣu lƣợng tối đa là 2500 m3 /s.
- Xây dựng cống đầu mối phân lũ mới thay thế Đập Đáy (bên cạnh cống lấy

nƣớc mùa kiệt) chiều rộng B=88m, Zđ=9,0m. Cống mới có thể phân lũ từ sông
Hồng vào sông Đáy với Qmax = 2500m3/s.
- Cải tạo kênh dẫn đi theo tuyến Cẩm Đình - Hiệp Thuận với chiều rộng
150m, đáy đầu kênh ở cao trình +2,0m và cuối kênh +1,0m. Hai tuyến đê dọc theo
hai kênh dẫn có khoảng cách khoảng 500m.
- Hệ thống sông Đáy sau khi cải tạo sẽ đƣợc sử dụng đƣa nƣớc thƣờng
xuyên từ sông Hồng vào sông Đáy với lƣu lƣợng mùa kiệt tăng từ 36 lên 106m3/s,
lƣu lƣợng thƣờng xuyên mùa lũ là 800 m3 /s.
- Cải tạo và kênh hoá sông Đáy từ Đập Đáy đến Ba Thá với bề rộng 150m,

16


×