Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài cách mạng tư sản pháp để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời.Từ xưa nhân dân ta đã coi trọng việc
lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết,
thần thoại, ca dao có nhiều yếu tố của tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện
lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tri thức lịch sử có tác
dụng không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối
với quê hương, đất nước, học tập lịch sử để “ôn cố tri tân”( Nhắc cái cũ để biết
cái mới).
Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị
trường thì tri thức lịch sử lại không thiết thực với cuộc sống thực tế. Cho nên số
đông phụ huynh không hướng cho con em đầu tư nhiều vào học Lịch sử.Vì họ
nghĩ cần đầu tư nhiều vào các môn chính để thi vào phổ thông, các môn khoa
học tự nhiên để thi vào các trường chuyên nghiệp… Bản thân học sinh thì cho
rằng Lịch sử khó nhớ, khó học nên có học cũng chỉ là để đối phó. Vì vậy giáo
dục lịch sử cho học sinh là rất quan trọng. Cho nên cần phải có những phương
pháp phù hợp để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập Lịch sử.
Do đặc điểm của việc học tập Lịch sử: không trực tiếp quan sát các sự
kiện, nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho quá trình tư
duy của học sinh phát triển.[1] Để gây hứng thú học tập cho học sinh trong học
tập, để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử thì việc sử dụng đồ dùng trực quan
giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy tôi chọn đề tài:“Sử dụng đồ dùng
trực quan trong bài Cách mạng tư sản Pháp-Lịch sử 8, để phát huy tính
tích cực của học sinh ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để nâng cao hiệu quả bài học, giúp các em tích cực, chủ động
lĩnh hội kiến thức qua đó để phát triển khả năng tư duy của học sinh, để các em
có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc.Giúp các em có những nhận thức đúng đắn
về các sự kiện lịch sử. Qua đó để giáo dục tình cảm đạo đức cách mạng cho các
em, góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh cả về giáo dưỡng, giáo dục
và phát triển học sinh, giúp các em “ôn cố tri tân” (học cũ để biết mới) .


1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về việc: “Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài Cách
mạng tư sản Pháp - Lịch sử 8, để phát huy tính tích cực của học sinh”
- Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy
học, tôi chọn 2 lớp của Trường THCS Hợp Thành Triệu Sơn, cụ thể:
- Lớp đối chứng: 8A
- Lớp thực nghiệm: 8C
Hai lớp tôi chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng
nhau về ý thức học tập của học sinh, năng lực học tập và thái độ học tập với bộ
môn Lịch sử trước khi áp dụng sáng kiến.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp luận sử học.
1


- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết và vận dụng vào bài
giảng trên lớp.
- Phương pháp đối chứng.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
- Sử dụng đa dạng nhiều loại đồ dùng dạy học để phát huy tính tích cực của
học sinh trong học tập Lịch sử.
- Ứng dụng rộng rãi trong nhiều bài học để thể hiện tính tối ưu của phương
pháp “Sử dụng đồ dùng trực quan”.
- Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài : Cách mạng tư sản Pháp- Lịch sử 8
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Từ xưa nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ.
Kiến thức lịch sử là yếu tố quan trọng nhất để giáo dục tư tưởng chính trị, hình
thành thế giới quan khoa học, là một công cụ có hiệu quả trong hoạt động thực
tiễn. Nó không chỉ là phương tiện nhận thức xã hội mà còn là vũ khí đấu tranh

để cải tạo xã hội. Lịch sử có nhiều ưu thế trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo
dức...cho học sinh. Những con người và những việc thực của quá khứ có sức
thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Dạy lịch sử không chỉ giáo
dục cho các em tình cảm yêu, ghét, sự căm thù và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng mà còn bồi dưỡng cho các em biết yêu quý lao động, yêu cái đẹp, có óc
thẩm mĩ, biết cách ứng xử trong cuộc sống.[2] Vì vậy giáo dục lịch sử cho học
sinh là rất quan trọng. Cho nên cần phải có những phương pháp phù hợp để phát
huy tính tích cực của học sinh trong học tập Lịch sử.[3]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học là công cụ của giáo viên để trang bị cho học sinh
các tri thức và tổ chức quá trình nhận thức của học sinh. Trong dạy học Lịch sử
hiện nay, cùng một phương pháp nhưng giáo viên sử dụng theo nhiều hướng
khác nhau thì kết quả đạt được cũng khác nhau. Nếu giáo viên coi trọng chức
năng truyền thụ tri thức thì chúng được thể hiện theo hướng thông báo, liệt kê,
cung cấp kiến thức . Nếu giáo viên sử dụng phương pháp với chức năng tổ chức
quá trình nhận thức cho học sinh, thì học sinh phải chủ động hoạt động, tích cực
với các nguồn tri thức để tìm tòi, lĩnh hội tri thức đồng thời rèn luyện các kĩ
năng và quá trình tư duy của học sinh.[4]
Trong thực tế vẫn còn nhiều giáo viên chưa khai thác tối đa những ưu
điểm của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử nên hiệu quả giờ
dạy chưa cao. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan
trong học tập lịch sử, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình góp phần
thu hút học sinh, nâng cao chất lượng trong dạy học lịch sử.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm tại lớp 8A, 8C ở trường THCS Hợp
Thành Triệu Sơn khi chưa áp dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy, tôi thu được
kết quả như sau:

2



Giỏi

Khá

TB

Yếu

Ghi chú

Lớp

Số
HS

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)


8A

34

2

5,9

11

32,3

16

47,1

5

14,7

Lớp đối
chứng

8C

35

2


5,7

13

37,1

15

42,9

5

14,3

Lớp thực
nghiệm

Vậy làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập
Lịch sử, để đem lại hiệu quả tốt nhất. Đòi hỏi những giáo viên dạy môn Lịch sử
phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng
bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh. Trước những đòi hỏi của môn học và
thực tế của việc học lịch sử ở trường THCS, tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc
dạy học môn Lịch sử có hiệu quả hơn, học sinh say mê, hứng thú với môn học
hơn nữa. Vì vậy, tôi đã tiến hành thí điểm hai phương pháp dạy học cũ và mới ở
hai lớp 8A và 8C ở trường THCS Hợp Thành Triệu Sơn với nội dung khai thác,
sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực của
học sinh.
Ở lớp 8A (lớp đối chứng): Tôi dùng phương pháp truyền thống, trình bày
kết hợp với vấn đáp. Kết quả có nhiều em thuộc bài song đó chỉ là sâu chuỗi các
sự kiện lịch sử mà không hiểu bản chất các sự kiện lịch sử và không rút ra được

bài học.
Ở lớp 8C (lớp thực nghiệm): Tôi sử dụng tối đa các loại đồ dùng trực quan,
kết hợp với miêu tả, tường thuật, phân tích. Kết quả đa số các em không những
tích cực, hứng thú với bộ môn mà còn vận dụng tốt khi làm bài tập, các bài kiểm
tra và biết liên hệ, vận dụng ở các bài học sau.
2.3. Phương pháp “Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử ở
trường THCS” .
Sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp dạy học đặc trưng của môn
Lịch sử. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan, mỗi giáo viên cần
phải sử dụng đồ dùng thường xuyên trong mỗi tiết học. Không chỉ sử dụng đồ
dùng khi dạy bài mới mà cả trong kiểm tra bài cũ, trong bài ôn tập, tổng kết…
Vấn đề này tôi đã áp dụng ở trường THCS Hợp Thành và đạt được hiệu quả cao.
2.3.1.Vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử
- Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu
tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa
lịch sử của học sinh.
- Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là
phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất ,
giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội.
- Đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu
sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt
vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu được bằng trực quan. Đồ dùng trực quan
còn giúp phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của
học sinh. Qua quan sát đồ dùng trực quan còn giúp học sinh có những tình cảm
3


mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, những anh hùng, chiến sĩ cách mạng, lòng
quý trọng lao động và yêu mến nhân dân lao động, sự căm thù quân xâm lược và
chiến tranh...

Như vậy, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học
Lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Nó là “chiếc cầu nối”giữa quá khứ
với hiện tại.
2.3.2.Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử
Có thể chia thành ba nhóm lớn:
- Đồ dùng trực quan hiện vật.
- Đồ dùng trực quan tạo hình.
- Đồ dùng trực quan quy ước.
a. Đồ dùng trực quan hiện vật
- Đồ dùng trực quan hiện vật bao gồm :
+ Những di tích lịch sử và cách mạng như thành nhà Hồ( Lớp 7), hang Pác
Bó, nhà số 5D phố Hàm Long( Lớp 9)...
+ Những di vật khảo cổ như công cụ đồ đá cũ núi Đọ, Trống đồng Đông
Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng ( Lớp 6), trống và cờ thời kì Xô viết Nghệ Tĩnh....
- Đồ dùng trực quan hiện vật là một loại tài liệu gốc có ý nghĩa to lớn về mặt
nhận thức . Thông qua việc tiếp xúc với những di tích hay những dấu vết còn lại
của quá khứ, học sinh sẽ có những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá khứ, từ đó
có tư duy lịch sử đúng đắn.
b. Đồ dùng trực quan tạo hình
Đồ dùng trực quan tạo hình bao gồm các loại phục chế, sa bàn, tranh ảnh lịch
sử....có khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật, biến cố,
sự kiện lịch sử một cách cụ thể sinh động và khá xác thực.
- Mô hình, sa bàn, các loại đồ phục chế có khả năng diễn tả khá đầy đủ vẻ bề
ngoài của một sự vật hay sự kiện lịch sử.
- Hình vẽ, phim ảnh lịch sử có giá trị như một tư liệu lịch sử như hình vẽ trên
vách hang động( Lớp 6), tranh Nguyễn Ái Quốc ở đại hội Tua(1920), lễ thành
lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân(22/12/1944)( Lớp 9)....
- Tranh ảnh, phim truyện như tranh chân dung các nhân vật lịch sử, có tác
dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội hay các
phim truyện có phần hư cấu của tác giả như khi dạy bài “Nhân dân miền Bắc

chống đế quốc Mĩ xâm lược có thể xem phim về trận “Điện Biên Phủ trên
không”( Lớp 9)...
c. Đồ dùng trực quan quy ước
- Đồ dùng trực quan quy ước bao gồm các loại bản đồ, đồ thị, sơ đồ, niên
biểu...
- Loại đồ dùng này tạo cho học sinh những hình ảnh tượng trưng khi phản ánh
những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh
hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị – xã hội của đời sống. Nó
không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện lịch sử mà còn là cơ sở để hình
thành khái niệm cho học sinh.
- Trong dạy học ta thường sử dụng các loại đồ dùng theo quy ước sau:
* Bản đồ lịch sử
4


- Nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định.
Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng
lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá
trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ kiến thức đã học.
- Về hình thức, bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên
nhiên mà cần có những kí hiệu về biên giới quốc gia, các vùng kinh tế, địa bàn
xảy ra biến cố ( Các cuộc khởi nghĩa, cách mạng, chiến dịch...)
- Về nội dung, bản đồ lịch sử có thể chia làm hai loại : Bản đồ tổng hợp và bản
đồ chuyên đề.
+ Bản đồ tổng hợp: Phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng của một nước
hay nhiều nước có liên quan tới một thời kì nhất định, trong những điều kiện tự
nhiên nhất định.
Ví dụ: Bản đồ”Sự phân chia thuộc địa của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX”, “Chiến tranh thế giới thứ nhất”( Lớp 8),”Việt Nam giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới”(Lớp 9)....

+ Bản đồ chuyên đề: Diễn tả những sự kiện riêng rẽ hay một mặt của quá trình
lịch sử, như diễn biến trận đánh, sự phát triển kinh tế một nước trong một giai
đoạn lịch sử.
Ví dụ: Bản đồ“Chiến dịch Việt Bắc thu -đông năm 1947” (Lớp 9), bản
đồ“Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950”( Lớp 9), bản đồ “Nội chiến ở
Pháp 1871” (Lớp 8)...
* Niên biểu
- Nhằm hệ thống hóa các sự kiện theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu lên mối
quan hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước qua một thời kì.
- Ta có thể chia làm mấy loại như sau:
+ Niên biểu tổng hợp : Là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời
gian dài. Giúp học sinh không những ghi nhớ các sự kiện chính mà còn nắm
được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng. Niên
biểu tổng hợp còn trình bày những mặt khác nhau của một sự kiện xảy ra ở một
nước trong một thời kì hay nhiều thời kì.[5]
Ví dụ : Niên biểu “Các sự kiện quan trọng trong thời kì thứ nhất lịch sử thế giới
cận đại(1640-1870)”sử dụng trong bài ôn tập, tổng kết ( Lớp 8).
Thời gian
1566

Lịch sử thế giới ( Từ 1640 – 1870 )
Cách mạng Hà Lan

1640-1688

Cách mạng tư sản Anh

1776
1789-1794
1868


Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Mĩ
Cách mạng tư sản Pháp
Minh Trị duy tân

5


Niên biểu”Những thành tích của nhân dân Việt Nam trong thời kì kháng
chiến chống Pháp (1946-1954)” ( Lớp 9)
Quân sự

Chính

trị
- Chiến
- Đại hội
dịch Việt đại biểu
Bắc thu
toàn quốc
đông năm lần thứ II
1947.
của Đảng
- Chiến
(T2/1951).
dịch biên - Thành lập
giới thu
Mặt trận
đông năm Liên Việt
1950.

(3/3/1951).
- Chiến
- Thành lập
dịch Điện Liên minh
Biên Phủ nhân dân
năm 1954. Việt-MiênLào
(11/3/1951)

Thành tích nổi bật
Kinh tế
Ngoại giao
- Tích cực sản
xuất lương
thực theo khẩu
hiệu”Thực túc
binh cường”,
“Ăn no đánh
thắng”.
- Xây dựng
nền kinh tế tự
cấp tự túc.
- Năm 1953
thực hiện giảm
tô và cải cách
ruộng đất.

-Ngày14/1/1950, chủ
tịch Hồ Chí Minh
tuyên bố sẵn sàng dặt
quan hệ ngoại giao

với các nước. Từ đó
nhiều nước đặt quan
hệ ngoại giao với ta:
Trung Quốc, Liên
Xô, các nước dân chủ
nhân dân khác.
- Ngày 21/7/1954
Hiệp định giơ-ne-vơ
được kí kết về chấm
dứt chiến tranh ở
Đông Dương.

Văn hóa
- Tháng
7/1950,
thực hiện
cải cách
giáo dục
phổ
thông,
phục vụ
kháng
chiến,
kiến
quốc.
- Phong
trào thi
đua yêu
nước.


+ Niên biểu chuyên đề : Trình bày nội dung một vấn đề quan trọng của một thời
kì nhất định. Nhờ đó học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện,
đầy đủ.
Ví dụ: Niên biểu”Các giai đoạn chính trong cách mạng tư sản Pháp 1789”, giúp
học sinh hiểu rõ hướng phát triển đi lên của cách mạng, vai trò của quần chúng
nhân dân và sự ngả dần về phía phản cách mạng của giai cấp tư sản. ( Lớp 8).
+ Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc
trong lịch sử, nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để
rút ra kết luận khái quát có tính chất nguyên lí.
Ví dụ : Niên biểu về “sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc Anh, Pháp,
Đức, Mĩ , Nhật trong thời kì 1870-1914”( Lớp 8) nhằm so sánh tốc độ phát triển
của các nước này, đồng thời rút ra kết luận có tính chất quy luật về sự phát triển
không đều của các nước đế quốc, về việc nảy sinh mâu thuẫn giữa chúng.
Bảng so sánh là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng số liệu và
cả tài liệu sự kiện chi tiết làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng loại
hay khác loại .
Ví dụ: Bảng so sánh sự khác biệt giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và
cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ( Lớp 8).
6


Nội dung
Tính chất,nhiệm vụ

Cách mạng dân chủ tư sản
kiểu cũ
Đánh đổ phong kiến, xóa
bỏ đặc quyền phong kiến,
thực hiện dân chủ


Giai cấp lãnh đạo

Tư sản

Động lực cách mạng Tư sản, nông dân, bình dân
thành thị
Chính quyền nhà
Chuyên chính tư sản
nước
Xu thế phát triển
Xây dựng chủ nghĩa tư bản
của cách mạng

Cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới
Đánh đổ phong kiến
xóa bỏ đặc quyền
phong kiến, thực hiện
dân chủ
Vô sản
Công nhân, nông dân
Chuyên chính cách
mạng của công- nông
Làm cách mạng xã hội
chủ nghĩa và xây dựng
xã hội chủ nghĩa.

* Đồ thị: Dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch
sử, trên cơ sở sử dụng số liệu ,tài liệu thống kê trong bài học. Đồ thị có thể biểu
diễn bằng một mũi tên để minh họa sự vận động đi lên, sự phát triển của một

hiện tượng lịch sử, hoặc được biểu diễn trên trục hoành (ghi thời gian) và trục
tung (ghi sự kiện).
* Sơ đồ: Nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mô hình, hình học đơn
giản, diển tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa
các sự kiện lịch sử.
2.3.3. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử ở
trường THCS.
* Nguyên tắc: Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cần lưu ý
các nguyên tắc sau:
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của bài để lựa chọn đồ dùng cho phù hợp.
Vì vậy cần xây dựng hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với các
bài học lịch sử.
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
Bảo đảm sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh.
- Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan ( Đi sâu
phân tích bản chất của sự kiện).
- Kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan, rèn luyện khả năng
thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng.[6]
* Cách sử dụng:
a. Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách
sử dụng khác nhau:
- Loại đồ dùng trực quan treo tường: Bản đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu...
+ Giáo viên cần nắm vững nội dung , ý nghĩa của từng loại .
7


+ Xác định đúng thời điểm, vị trí treo bản đồ, chỉ dứt khoát các địa điểm, căn cứ,
hướng tiến công....
+ Giáo viên phải luôn theo dõi, kiểm tra sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh
phân tích, nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh.

Ví dụ : Khi giới thiệu đồ thị về “Tốc độ phát triển kinh tế của các nước Anh,
Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”(Lớp 8) giáo viên cần hướng dẫn
học sinh nêu quy luật phát triển không đều của các nước đế quốc: Các đế quốc
già (Anh, Pháp) dần mất vị trí hàng đầu trong công nghiệp nhường chỗ cho các
đế quốc trẻ (Mĩ, Đức).
Từ đó học sinh hiểu được mâu thuẫn giữa các tập đoàn đế quốc là không tránh
khỏi, mâu thuẫn này tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh đế quốc.
- Sử dụng tranh ảnh, cần lưu ý học sinh quan sát, giải thích nội dung để chọn lựa
những chi tiết phục vụ cho bài học: Cụ thể hóa sự kiện làm cơ sở cho việc tường
thuật, mưu tả và rút ra kết luận khái quát.
- Khi sử dụng tranh, ảnh chân dung các nhân vật lịch sử, giáo viên không nên
chú ý mưu tả hình dạng bên ngoài nhân vật mà phải hướng học sinh phân tích
nội tâm, tài, đức, quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật. Để thấy được
những đóng góp, vai trò của các nhân vật đối với lịch sử.
b. Tùy theo đối tượng học sinh để có các cách sử dụng cho phù hợp với khả
năng và kích thích lòng say mê yêu thích môn học của các em.
- Đối với học sinh khá-giỏi : Thông qua quan sát đồ dùng trực quan để hiểu biết,
nhận thức về đồ dùng trực quan, cần phân tích, so sánh và khái quát được các sự
kiện lịch sử để rút ra bài học, kết luận.
- Đối với học sinh trung bình : Quan sát đồ dùng trực quan để nhận biết và hiểu
được và ghi nhớ các sự kiện lịch sử.
- Đối với học sinh yếu kém : Quan sát đồ dùng trực quan để nhận biết các sự
kiện lịch sử.
* Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài ”Cách mạng tư sản Pháp (17891794)” (Sử 8)
- Đặt vấn đề: Đây là một bài học hay và có vị trí quan trọng trong phần Lịch
sử thế giới cận đại : thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản. Cách mạng tư sản
nổ ra và thành công ở nhiều nước (Hà Lan, Anh..) trong đó ở nước Pháp cách
mạng đạt đến sự phát triển cao và được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để
nhất trong Lịch sử thế giới cận đại. Khi học sinh hiểu rõ bài này sẽ rút ra được
những điểm giống và khác so với các cuộc cách mạng tư sản trước, có ý nghĩa

lớn đối với sự phát triển của lịch sử. Vậy tại sao cách mạng tư sản Pháp lại đạt
đến đỉnh cao và được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong Lịch sử
thế giới cận đại. Để hiểu được điều đó thì việc sử dụng các đồ dùng trực quan
giữ một vai trò quan trọng.
- Ứng dụng cụ thể trong bài:
+ Ở phần I. Nước Pháp trước cách mạng
Nội dung phần 2.Tình hình chính trị-xã hội: cho học sinh vẽ sơ đồ ba đẳng
cấp trong xã hội kết hợp với việc khai thác kênh H.5 trang 10 SGK phân tích
cho học sinh hiểu rõ sự phân chia đẳng cấp trong xã hội : Vai trò, vị trí, quyền
lợi khác nhau của các đẳng cấp, mâu thuẫn và quan hệ giữa các đẳng cấp:
8


Tăng lữ

Quý tộc

Có mọi quyền
Không phải đóng thuế

Nông dân
Đẳng cấp thứ ba

Tư sản
Các tầng lớp khác

Không có quyền gì
Phải đóng thuế và làm nghĩa vụ với xã hội phong kiến [7]

Từ đó khắc họa về hình ảnh người nông dân Pháp trước cách mạng.

Người nông dân phải chịu hai tầng áp bức trong xã hội phong kiến với hình ảnh:

9


Hình 5.Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
Người nông dân cõng trên lưng 2 người đại diện 2 thế lực: một là tăng lữ,
một là quý tộc; trong tay cầm chiếc gậy chống với thân hình còm cõi. Bên cạnh
đó dưới chân họ là chim chóc, chuột bọ đại diện cho sâu bệnh, thiên tai phá hoại
mùa màng, tay đang chống cái cuốc - công cụ lao động thô sơ, ruộng đồng nứt
nẻ, khô hạn. Qua đó chứng tỏ người nông dân Pháp bị bóc lột nặng nề, kinh tế
nông nghiệp lạc hậu, đời sống vô cùng cực khổ.
Nội dung phần 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng : Khai thác bức chân
dung của ba nhà tư tưởng nổi tiếng của giai cấp tư sản lúc bấy giờ (qua nội dung
phần kênh chữ SGK) đã đấu tranh chống chế độ phong kiến, góp phần vào sự
bùng nổ và thắng lợi của cách mạng.
+ Phần II. Cách mạng bùng nổ
Nội dung phần 2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng : Dùng bức tranh ”Tấn
công pháo đài-nhà tù Ba-xti”. Miêu tả pháo đài để làm rõ : Vì sao việc đánh
chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng? Pháo đài-nhà tù
Ba-xti là biểu tượng của chế độ quân chủ chuyên chế của nước Pháp. Đó là chế
độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu
thắng lợi và tiếp tục phát triển.

10


Hình 9.Tấn công pháo đài- nhà tù Ba-xti
Ngày 14-7-1789 tiếng chuông báo động khẩn cấp lại đánh thức Pa-ri dậy.
Cuộc khởi nghĩa vẫn chưa kết thúc, ngục ba-xti – thành trì tượng trưng cho chế

độ quân chủ Pháp chưa bị chiếm.“Hãy tiến tới Ba-xti”. Lời kêu gọi truyền đi
khắp thành phố. Từ mọi ngả đường, khu phố, đoàn người khởi nghĩa tiến về Baxti.
Giữa trưa, gần 30 vạn quần chúng tấn công ngục Ba-xti, xông vào cửa lớn của
nhà tù nhưng cầu treo đó rút và hầu như không thể vào được pháo đài. Bọn quân
đồn trú ở Ba-xti bắn xối xả vào quân khởi nghĩa, nhiều người bị chết và bị
thương. Máu chảy làm tăng thêm lòng phẫn nộ của quần chúng. Cuộc tấn công
mãnh liệt lại bắt đầu. Sau 4 giờ, đội quân đồn trú ở Ba-xti đầu hàng, viên chỉ
huy ra lệnh bắn đại bác vào nhân dân bị giết chết ngay. Khởi nghĩa thắng lợi,
quần chúng san phẳng nhà ngục Ba-xti và dựng tấm biển đề dòng chữ “Ở đây
người ta nhảy múa”.[8] Tấm biển thể hiện niềm vui sướng của nhân dân khi
ngục Ba-xti biểu tượng của nền quân chủ chuyên chế bị san phẳng.
+ Phần III. Sự phát triển của cách mạng
Nội dung phần 2. Bước đầu của nền cộng hòa :Dựa vào lược đồ” lực lượng
phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793” để cụ thể hóa tình hình “Tổ
quốc lâm nguy”(vùng nổi loạn chống cách mạng lan rộng, cuộc tấn công nước
Pháp trước cách mạng từ nhiều phía).Trước tình hình ấy quần chúng nhân dân
phải làm gì? ( Phải bảo vệ tổ quốc, lật đổ phái Gi-rông-đanh).
+ Nội dung phần 3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh: Đây là
giai đoạn cách mạng đạt tới đỉnh cao. Vì chính quyền Gia-cô-banh đã thi hành
nhiều chính sách tiến bộ đem lại những quyền lợi cơ bản cho nhân dân. Vì thế

11


có tác dụng động viên quần chúng, khơi dậy và phát huy tinh thần cách mạng,
sức mạnh của quần chúng trong việc chống ngoại xâm và nội phản.
Ở phần này tôi khai thác kênh hình 11 SGK giới thiệu đôi nét về Rô-be-spie
với các phẩm chất tốt đẹp: Kiên quyết cách mạng, không chịu khuất phục trước
kẻ thù, là “con người không thể bị mua chuộc”
Tôi sử dụng chân dung của nhân vật kết hợp với miêu tả:


Hình 11. M.Rô - be – spie (1758-1794)
Đó là người đứng đầu và lãnh đạo chính phủ chuyên chính Gia-cô-banh.
Khi con người trẻ trung với tầm vóc không cao, mảnh dẻ ăn mặc chỉnh tề có bộ
tóc giả rắc phấn xuất hiện ở các cuộc họp của phái Gia-cô- banh thì mọi người
vỗ tay nồng nhiệt đón tiếp ông. Quốc ước và cả nước Pháp, Châu Âu lắng nghe
từng lời nói của ông. Ông có được uy tín này không chỉ vì ông sáng suốt trong
quản lý Nhà nước mà vì ông đấu tranh không nghiêng ngả, quyết liệt với kẻ thù
của cách mạng. Ông hoàn toàn cống hiến sức mình cho cách mạng, từ bỏ cuộc
đời riêng. Đạt tới địa vị cao nhất của chính quyền Rô-be-spie vẫn sống trong
một mái nhà bằng gỗ của bác thợ mộc Ri-plê. ông được nhân dân tặng danh hiệu
"Con người không thể mua chuộc".[9]
Dưới sự lãnh đạo của ông, phái Gia-cô-banh đã thi hành nhiều biện pháp
kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của
nhân dân.Vì vậy đã đưa Cách mạng tư sản Pháp lên tới đỉnh cao.
+ Sau khi tìm hiểu xong về sự phát triển của cách mạng yêu cầu học sinh lập
niên biểu:”Các giai đoạn chính trong cách mạng tư sản Pháp 1789”, giúp học
sinh hiểu rõ hướng phát triển đi lên của cách mạng, vai trò của quần chúng nhân
dân và sự ngả dần về phía phản cách mạng của giai cấp tư sản .
12


Các giai đoạn

Tầng lớp nắm chính quyền

Những sự kiện chính

Từ 14/7/1789 -> Đại tư sản tài chính thiết lập Nhân dân phá ngục Ba-xti
10/8/1792:Cách

nền quân chủ lập hiến.
lật đổ chế độ quân chủ
mạng bùng nổ và
chuyên chế. Cách mạng
phát triển
lan rộng ra cả nước.
Từ
10/8/1792- Tư sản công thương nghiệp Nền quân chủ lập hiến bị
2/6/1793: Cách lập chế độ cộng hòa.
lật đổ, thiết lập nền cộng
mạng tiếp tục
hòa. Lu-i XVI bị tử hình.
phát triển
Từ
2/6/1793- Tầng lớp tư sản cách mạng Nhân dân Pa ri lật đổ phái
27/7/1794: Đỉnh thiết lập nền chuyên chính Ghi-rông-đanh.
cao của cách dân chủ Gia- cô- banh.
Xóa bỏ đặc quyền của
mạng
bọn phong kiến.Đẩy lùi
ngoại xâm.
Từ
27/7/1794- Tư sản mới giàu lên trong Phái Gia- cô- banh bị lật
9/11/1799: Thoái cách mạng. Thiết lập chế độ đổ
trào cách mạng.
đốc chính.
Từ 1795-1799:chế độ đốc
chính.
Đảo chính của Na- pô- lêông. chế độ độc tài quân
sự được thiết lập.

[10]
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử nói chung, trong
bài “Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)” nói riêng tôi thấy :
- Đối với hoạt động giáo dục: khi sử dụng phương pháp này góp phần nâng
cao hiệu quả bài học lịch sử nói riêng và góp phần vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung.
- Đối với bản thân: Khi áp dụng sáng kiến này giúp tôi có thể truyền đạt hết
kiến thức cơ bản, quan trọng của bài học một cách dễ dàng, hứng thú với bài
dạy, phát huy được tối đa khả năng tư duy của học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Tất cả học sinh đều rất hứng thú với bài dạy và tích cực xây dựng bài .
+ Đa số học sinh hiểu bài, trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa và trong
vở bài tập.
+ Học sinh nhớ kĩ và hiểu sâu kiến thức cơ bản, vận dụng tốt kiến thức trong
các bài kiểm tra chất lượng.
+ Một số ít học sinh nhận thấy đồ dùng trực quan là một phương tiện để xem,
nhìn. Như vậy dù sao thì việc sử dụng đồ dùng trực quan cũng rất hữu ích. Sẽ
13


hạn chế được tình trạng nói chuyện riêng, kém tập trung. Với những học sinh
không yêu thích môn học thì việc sử dụng trực quan sẽ có tác dụng ngăn chặn
sự quấy phá, ảnh hưởng đến những bạn ngồi xung quanh.
Chất lượng đó còn được thể hiện rõ rệt qua các bài tập, bài kiểm tra và kết quả
giữa học kỳ II ở 2 lớp 8A, 8C trường THCS Hợp Thành Triệu Sơn như sau:
Giỏi

Khá


TB

Yếu

Lớp

Số
HS

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

8A

34

3


8,8

12

35,3

15

44,1

4

11,8

8C

35

6

17,1

16

45,7

12

34,3


1

2,9

Ghi chú
Lớp đối
chứng
Lớp thực
nghiệm

Như vậy sau khi ứng dụng vào bài dạy ở lớp 8C tôi thấy kết quả đã được nâng
lên rõ rệt. Đây là cơ sở khoa học để từ dây tôi sẽ cố gắng sử dụng tối đa các loại
đồ dùng trực quan trong giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh trong
học tập Lịch sử, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
Sau khi sử dụng đồ dùng trực quan ở lớp 8C khi dạy bài “Cách mạng tư sản
Pháp” ở đầu năm học tôi thấy các em rất tích cực, say mê học tập, tôi đã triệt để
sử dụng các loại đồ dùng trực quan ở các khối học khác và chất lượng đã được
nâng lên rõ rệt. Nhất là trong năm học vừa qua tôi đã có một học sinh đạt giải ba
môn Lịch sử cấp tỉnh, một học sinh đạt giải nhì, một học sinh đạt giải khuyến
khích cấp tỉnh trong lần dự thi “em yêu Lịch sử xứ Thanh”.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Như vậy trong dạy học Lịch sử ở trường THCS , việc kết hợp chặt chẽ giữa
lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều quan
trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của học
sinh. Với những ý nghĩa to lớn đó, đồ dùng trực quan góp phần to lớn vào việc
gây hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng trong dạy học Lịch sử.
Nó là “chiếc cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại.
Trên đây là sự nhận thức thiển cận của bản thân tôi về việc “Sử dụng đồ

dùng trực quan trong bài Cách mạng tư sản Pháp - Lịch sử 8, để phát huy
tính tích cực của học sinh”. Có gì thiếu sót mong các bạn đồng nghiệp góp ý
bổ sung, để tôi có thể khai thác triệt để vào bài dạy của mình, nhằm kích thích
lòng say mê của học sinh. Góp phần vào việc nâng cao chất lượng trong dạy
học Lịch sử nói riêng và nâng cao chất lượng trong dạy học nói chung .
3.2. Kiến nghị
Thực tế hiện nay đồ dùng trực quan( Lược đồ, tranh ảnh…) trong dạy học
Lịch sử còn thiếu rất nhiều, một số thì đã hư hỏng, kém chất lượng nên khi sử
dụng còn gặp nhiều khó khăn. Rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp
lãnh đạo, các ban ngành để chúng tôi có thể sử dụng tốt nhất vào các bài dạy để
14


gây hứng thú học tập của học sinh và góp phần vào việc nâng cao chất lượng
dạy học.
Tôi xin trân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Đỗ Thị Hường

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Một số vấn đề đổi mới PPDH môn Lịch sử - Nhà xuất bản giáo dục.
[2] Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị - Nhà xuất

bản giáo dục.
[3]. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Lịch sử Nhà xuất
bản giáo dục.
[4]. Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị - Nhà xuất
bản giáo dục.
[5]. Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị - Nhà xuất
bản giáo dục.
[6]. Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị - Nhà xuất
bản giáo dục.
[7]. Sách giáo viên Lịch sử 8 - Nhà xuất bản giáo dục.
[8]. Sách giáo viên Lịch sử 8 - Nhà xuất bản giáo dục.
[9]. Tham khảo trên mạng Internet .
Tranh ảnh: Coppy từ giáo án điện tử trên mạng Internet.
15


[10]. Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị - Nhà xuất
bản giáo dục.

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Hường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THCS Hợp Thành

TT

Tên đề tài SKKN

1


Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy học môn Lịch sử lớp 7

Cấp đánh Kết quả
giá xếp
đánh
loại
giá xếp
(Phòng,
loại (A,
Sở,
B, hoặc
Tỉnh...)
C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng giáo

2009-2010

C

16


dục

2
Sử dụng đồ dùng trực quan trong

Phòng giáo
dục

B

2010-2011

A

2016-2017

dạy học Lịch sử ở trường THCS
3

Sử dụng đồ dùng trực quan trong Phòng giáo
bài Cách mạng tư sản Pháp - Lịch
dục
sử 8, để phát huy tính tích cực của
học sinh”

17



×