Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan TP hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 95 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông
tin và nội dung trong đề tài này dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với
nguồn trích dẫn.
Tác giả đề tài

Bùi Thị Mai Hương

i


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Đào Văn Hiệp, ngƣời
đã hết lòng hƣớng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này.
Cảm ơn các thầy, cô giáo tại khoa Quản lý kinh tế- Viện đào tạo sau Đại họcTrƣờng Đại học Hàng Hải Việt Nam đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong quá
trình học tập, nghiên cứu tại Viện.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Cục Hải quan TP. Hải Phòng,
Lãnh đạo Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Lãnh đạo Đội 2 (đội mã số, thuế suất) và
các đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu,
thu thập tài liệu để thực hiện và hoàn thiện luận văn này.
Hải Phòng, ngày 10 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn

Bùi Thị Mai Hƣơng

ii


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .............................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
TRONG LĨNH VỰC MÃ SỐ, THUẾ SUẤT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 4
1.1. Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan .............................................. 4
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 4
1.1.2. Mục đích, đối tƣợng, đặc điểm của kiểm tra sau thông quan ......................... 8
1.1.3. Nguyên tắc kiểm tra sau thông quan ............................................................. 10
1.1.4. Vai trò kiểm tra sau thông quan .................................................................... 10
1.2. Những vấn đề chung về phân loại, áp mã số hàng hóa XNK .......................... 12
1.2.1. Khái niệm phân loại, áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu ............................. 12
1.2.2. Các quy định của pháp luật về phân loại, áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu
................................................................................................................................. 13
1.2.3. Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa ................................................ 14
1.2.4. Hệ thống danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.................... 14
1.2.5. Mã số hàng hóa ............................................................................................. 17
1.3. Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập
khẩu ......................................................................................................................... 18
1.3.1. Sự cần thiết kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng
hóa xuất nhập khẩu .................................................................................................. 18
1.3.2.Cơ sở pháp lý của kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất
hàng hóa xuất nhập khẩu ......................................................................................... 19

iii



1.3.3. Nội dung của kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng
hóa xuất nhập khẩu .................................................................................................. 20
1.3.4. Phân biệt giữa kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng
hóa xuất nhập khẩu với kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực khác ................... 25
1.3.5. Nguyên tắc tiến hành KTSTQ về mã số ....................................................... 26
1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh
vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu ....................................................... 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
TRONG LĨNH VỰC MÃ SỐ, THUẾ SUẤT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN- CỤC HẢI QUAN TP. HẢI
PHÒNG ................................................................................................................... 29
2.1. Giới thiệu chung về Chi cục Kiểm tra Sau thông quan – Cục Hải quan TP. Hải
Phòng ....................................................................................................................... 29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 29
2.1.2. Phạm vi quản lý ............................................................................................. 29
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ..................................................................................... 30
2.1.4. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 30
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất
hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan TP.
Hải Phòng ................................................................................................................ 32
2.2.1. Thực trạng chung việc phân loại áp mã và áp dụng thuế suất trong ngành Hải
quan ......................................................................................................................... 32
2.2.2. Áp dụng quy trình kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất
hàng hóa xuất nhập khẩu ......................................................................................... 33
2.2.3. Những gian lận phát hiện đƣợc trong quá trình kiểm tra sau thông quan lĩnh
vực mã số, thuế suất hàng hóa XNK và một số vụ việc điển hình ......................... 42
2.3. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số,
thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải
quan TP. Hải Phòng giai đoạn năm 2011 đến nay .................................................. 55

iv


2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 55
2.3.1. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân ..................................................... 61
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN TRONG LĨNH VỰC MÃ SỐ, THUẾ SUẤT HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN- CỤC HẢI
QUAN TP. HẢI PHÒNG ........................................................................................ 67
3.1. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và mục tiêu của công tác kiểm tra sau thông quan
trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục KTSTQ – Cục
Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2015-2020 ........................................................ 67
3.1.1. Mục tiêu của công tác KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất
nhập khẩu ................................................................................................................ 67
3.1.2. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của công tác KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế
suất hàng hóa xuất nhập khẩu ................................................................................. 68
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh
vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan
– Cục Hải quan TP Hải Phòng ................................................................................ 69
3.3.2. Giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ........................................ 71
3.3.3. Giải pháp về hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin, chất lƣợng thông tin ............. 74
3.3.5. Giải pháp về phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị trong và ngoài ngành
................................................................................................................................. 78
3.3.6. Giải pháp về ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro phục vụ cho công tác kiểm tra
................................................................................................................................. 79
3.3.7. Giải pháp tăng cƣờng tuyên truyền các quy định pháp luật Hải quan, nâng
cao nhận thức cho Doanh nghiệp về kiểm tra sau thông quan ................................ 80
3.4. Một số đề xuất và kiến nghị cụ thể .................................................................. 81
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 85


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

AHTN

Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á

B/L

Vận tải đơn

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ

DN

Doanh nghiệp

HS


Mã số hàng hóa

KTSTQ

MHS
NK

Kiểm tra sau thông quan

Hệ thống tra cứu, quản lý mã số hàng hóa
Nhập khẩu

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

PTPL

Phân tích phân loại

QLRR

Quản lý rủi ro

SLXNK

Số liệu xuất nhập khẩu
Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra


STQ01
TTXLTT

TP
VAT

sau thông quan và quản lý rủi ro
Thu thập xử lý thông tin

Thành phố
Thuế giá trị gia tăng
Hệ thống thông quan tự động/Hệ thống dữ liệu thông tin

VNACCS/VCIS

nghiệp vụ hải quan

WCO

Tổ chức Hải quan thế giới

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

XK
XNK

Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số bảng

Tên bảng

Trang

So sánh lợi ích của cơ quan Hải quan và cộng đồng
Bảng 1.1

10
doanh nghiệp khi tiến hành KTSTQ
Số lƣợng công chức kiểm tra sau thông quan tại Cục

Bảng 2.1

54
Hải quan TP. Hải Phòng
Trình độ cán bộ công chức tại Đội 2 Chi cục Kiểm

Bảng 2.2

tra sau thông quan năm 2015

55


Trang thiết bị Đội 2- Chi cục kiểm tra sau thông
Bảng 2.3

56
quan
Tình hình truy thuế cho ngân sách nhà nƣớc tại Đội

Bảng 2.4

2 Chi cục KTSTQ giai đoạn 2010-2015

vii

57


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Ví dụ minh họa mã HS trên C/O form A

21


Hình 1.2

Ví dụ minh họa mã HS trên C/O form AK

21

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục kiểm tra sau thông
Hình 2.1

30
quan

Hình 3.1

Minh họa ý tƣởng danh mục hàng hóa kèm hình ảnh

viii

74


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ theo xu hƣớng toàn cầu hóa đã làm
cho quan hệ giao lƣu kinh tế giữa các quốc gia ngày càng mở rộng. Lƣu lƣợng
hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng và phong phú. Thực tế này đã làm nảy
sinh nhiều hành vi trốn thuế, gian lận thuế với các thủ đoạn ngày một tinh vi, phức
tạp. Yêu cầu đặt ra cho cơ quan Hải quan là vừa phải tăng cƣờng biện pháp quản lý
để kiểm soát đƣợc tình hình xuất nhập khẩu, bảo đảm nguồn thu và chống thất thu

cho ngân sách Nhà nƣớc, vừa phải bảo đảm cho nhu cầu hết sức thiết thực của
cộng đồng doanh nghiệp là thông quan nhanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Biện pháp nghiệp vụ thỏa mãn các yêu cầu này chính là kiểm tra sau thông quan
(KTSTQ). Theo tổ chức Hải quan thế giới và kinh nghiệm của một số nƣớc tiên
tiến một hệ thống KTSTQ đủ mạnh có thể phát hiện và ngăn chặn mọi hình thức
gian lận trong khai báo làm thủ tục hải quan.
Một khía cạnh quan trọng của hàng hóa xuất nhập khẩu đó là mã số hàng
hóa. Nó đƣợc coi nhƣ là “thẻ căn cƣớc” của hàng hóa, giúp phân biệt đƣợc nhanh
chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau, từ đó xác định ra số thuế phải nộp
đối với hàng hóa đó. Chính vì thế việc phân loại, áp mã hàng hóa luôn là một trong
những khâu nghiệp vụ rất quan trọng của ngành Hải quan. Tuy nhiên, đối với lƣu
lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày một đa dạng nhƣ hiện nay thì việc phân loại,
áp mã hàng hóa càng trở nên phức tạp, gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Không ít
các doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của các quy định về mã số hàng hóa để gian
lận thuế. Theo thống kê, trong tổng số thuế thất thu đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu thì thất thu do áp mã sai chiếm một tỉ trọng khá lớn. Công tác KTSTQ đối với
mã số hàng hóa hơn bao giờ hết trở nên vô cùng quan trọng. Nó không những giúp
phát hiện ra gian lận, truy thu thuế cho Ngân sách Nhà nƣớc mà còn là cơ sở cho
quá trình áp mã sau này.
1


Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó và quá trình công tác tại Chi cục kiểm tra
sau thông quan – Cục Hải quan TP. Hải Phòng, tác giả đã chọn đề tài: “Tăng
cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng
hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan- Cục Hải quan TP.
Hải Phòng” làm đề tài luận văn. Tác giả mong muốn đƣợc đƣa ra một số ý kiến
đóng góp nhỏ của cá nhân về KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa
xuất nhập khẩu.
2. Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác KTSTQ trong lĩnh vực mã
số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan- Cục
Hải quan TP. Hải Phòng, bài luận văn đƣa ra các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả của công tác KTSTQ trong lĩnh vực này
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác KTSTQ trong lĩnh vực mã
số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác KTSTQ trong lĩnh vực
mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quanCục Hải quan TP. Hải Phòng trong giai đoạn từ 2010 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, lý luận,
thực tiễn và kinh nghiệm để nghiên cứu công tác KTSTQ trong lĩnh vực mã số,
thuế suất. Qua đó đánh giá việc áp dụng thực tế tại Chi cục KTSTQ- Cục Hải quan
TP. Hải Phòng và đề ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác KTSTQ.
5. Những đóng góp mới của Luận văn
Luận văn đi sâu nghiên cứu cụ thể công tác KTSTQ trong lĩnh vực phân
loại, áp mã số hàng hóa, xác định thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu. Luận văn chỉ
ra những phƣơng thức gian lận phổ biến mà doanh nghiệp hay sử dụng và cách
2


thức, kinh nghiệm để phát hiện cũng nhƣ xử lý những gian lận đó từ thực tiễn công
tác tại cơ quan.

3


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG
QUAN TRONG LĨNH VỰC MÃ SỐ, THUẾ SUẤT HÀNG HÓA XUẤT

NHẬP KHẨU
1.1. Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan
1.1.1. Khái niệm
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, Hội đồng hợp tác Hải quan, nay là Tổ chức
Hải quan Thế giới (WCO) đã bắt đầu nghiên cứu các biện pháp quản lý hải quan
tiên tiến và hiệu quả hơn, trong đó có biện pháp tiến hành kiểm tra sau khi hàng
hóa đã đƣợc thông quan. Cơ sở kiểm tra của biện pháp này là các chứng từ khai hải
quan, sổ sách kế toán và các loại giấy tờ khác đƣợc lƣu trữ tại cơ quan hải quan
cũng nhƣ tại doanh nghiệp và các bên liên quan khác về lƣợng hàng hóa đã đƣợc
thông quan. Hoạt động này vì vậy còn đƣợc gọi bằng một thuật ngữ chuyên môn là
“kiểm tra sau thông quan” (Post Clearance Audit – PCA) và ở một số nƣớc khác
trên thế giới đƣợc gọi là “kiểm toán hải quan” hay “kiểm tra hải quan trên cơ sở
kiểm toán”.
Hiện nay, có một số định nghĩa về kiểm tra sau thông quan nhƣ sau:
- Theo Tổ chức Hải quan thế giới WCO:
“ KTSTQ là quy trình công tác cho phép viên chức hải quan kiểm tra tính
chính xác của hoạt động khai hải quan bằng việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu ghi
chép về kế toán và thương mại liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng
hóa và tất cả các số liệu, thông tin, bằng chứng khác cho cơ quan hải quan mà
hiện tại đang được các đối tượng kiểm tra (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp
hay gián tiếp tham gia vào hoạt động buôn bán quốc tế nắm giữ”.
- Theo Công ƣớc đơn giản hóa và hài hòa thủ tục Hải quan(Công ƣớc
Kyoto) sửa đổi, bổ sung tháng 9/1999:
“KTSTQ hay kiểm tra trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp được cơ quan
hải quan tiến hành nhằm thỏa mãn các mục đích trong việc xác định tính chính xác
4


và trung thực của các tờ khai hàng hóa thông qua kiểm tra các chứng từ, biên bản,
hệ thống định mức kinh tế và dữ liệu thương mại của các bên liên quan” [4,Phụ lục

tổng quát, Chƣơng 2, định nghĩa E3/F4 Công ƣớc Kyoto]
- Theo tổ chức Hải quan ASEAN:
Trong cuốn Sổ tay hƣớng dẫn về kiểm tra sau thông quan của Tổ chức Hải
quan ASEAN đƣợc công bố tại cuộc họp Tổng cục trƣởng Hải quan ASEAN tại
Thái Lan tháng 8/2003 và đƣợc sửa đổi bổ sung vào tháng 11/2005 đó nêu
“KTSTQ là một biện pháp kiểm tra hải quan có hệ thống mà cơ quan hải quan tự
thoả mãn về độ chính xác và xác thực của khai báo hải quan thông qua việc kiểm
tra sổ sách, hồ sơ hệ thống kinh doanh có liên quan và dữ liệu thương mại của các
cá nhân và các công ty tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động thương
mại quốc tế”. [5]
- Ở Việt Nam, khái niệm KTSTQ cũng thống nhất với Công ƣớc Kyoto và
đƣợc nêu trong Luật Hải quan Việt Nam.
Theo Khoản 1, Điều 32, Luật Hải quan số 29/2001/QH10 và Luật số
42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan quy định:
“Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan
nhằm:
a) Thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ
hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất nhập khẩu,
nhập khẩu đó khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu,nhập khẩu đó được thông quan.
b) Thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan
đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”. [6, khoản 1, điều 32]
Theo Điều 77, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 (có hiệu lực
thi hành từ 01/01/2015, thay thế Luật Hải quan số số 29/2001/QH10 và Luật số
42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan) quy định:
5


“1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối
với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ

liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần
thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội
dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ
quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác
của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải
quan.
2. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ
sở người khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi
nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.
3. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai
hải quan.” [7, Điều 77]
Những khái niệm trên tuy có sự khác nhau nhất định về từ ngữ và diễn đạt
(hay cách dịch) song đều thể hiện rõ các khía cạnh cơ bản của hoạt động KTSTQ.
Cụ thể nhƣ sau:
- KTSTQ giúp chia sẻ trách nhiệm về thủ tục hành chính hải quan mang tính
chất hệ thống hoá với các đơn vị chức năng thuộc ngành Hải quan.
- KTSTQ là quá trình kiểm tra của cơ quan Hải quan.
- KTSTQ là khâu kiểm tra sau khi hàng hoá đã đƣợc thông quan.
- KTSTQ đƣợc tiến hành nhằm xác định việc tuân thủ các yêu cầu của pháp
luật hay các qui định về công tác quản lý nhà nƣớc liên quan của các bên tham gia
vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- KTSTQ không chỉ áp dụng với đối tƣợng khai Hải quan mà còn áp dụng
với tất cả các cá nhân tổ chức tham gia vào thƣơng mại quốc tế.
- Mục đích kiểm tra là để phát hiện các sai sót, vi phạm chƣa đƣợc phát hiện
trong quá trình thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng bên liên
6


quan, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, tạo thuận lợi cho thƣơng mại

quốc tế phát triển.

7


1.1.2. Mục đích, đối tượng, đặc điểm của kiểm tra sau thông quan
* Mục đích:
Mục đích của KTSTQ đó là phát hiện ra những sai sót hoặc gian lận trong
việc khai báo của chủ hàng, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn thuế và xử lý vi
phạm pháp luật thông qua việc xác định mức độ trung thực, chính xác của việc kê
khai hàng hóa; xác định mức độ chính xác của việc tự tính và nộp thuế; và xác định
mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp
* Đối tượng KTSTQ bao gồm:
- Hồ sơ hải quan đang lƣu giữ tại doanh nghiệp và đơn vị hải quan làm thủ
tục hải quan cho hàng hóa liên quan;
- Chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) đã
đƣợc thông quan do doanh nghiệp lƣu giữ ở dạng giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử;
- Hàng hóa, nơi sản xuất nếu cần thiết và còn điều kiện
* Đặc điểm kiểm tra sau thông quan
Đặc điểm KTSTQ là những nét đặc trƣng cơ bản của KTSTQ. Trong quá
trình hình thành và phát triển, KTSTQ có các đặc điểm cơ bản sau:
- KTSTQ là một trong những nghiệp vụ kiểm tra của cơ quan hải quan. Luật
Hải quan và các văn bản pháp quy của các cơ quan Nhà Nƣớc có thẩm quyền đã
đƣa ra các quy định cần thiết để thực hiện KTSTQ, trong đó bao gồm cả thẩm
quyền của cán bộ công chức Hải quan, quá trình thực hiện KTSTQ cũng nhƣ các
chế tài đƣợc áp dụng trong KTSTQ... Thông qua quy trình KTSTQ, công chức Hải
quan tiếp cận, hợp tác với các doanh nghiệp đang đƣợc kiểm tra (ngƣời đƣợc kiểm
tra) và tiến hành KTSTQ với sự hợp tác của doanh nghiệp.
- KTSTQ chia sẻ trách nhiệm quản lý Hải quan một cách có hệ thống với
các bộ phận chức năng khác của ngành Hải quan. Bởi vì, trong hệ thống kiểm tra

của ngành Hải quan KTSTQ là không phải là một hệ thống độc lập mà là một bộ
phận tổ chức của cơ quan Hải quan nhằm thực hiện một phần chức năng kiểm tra
8


Hải quan, kết quả kiểm tra của KTSTQ đƣợc cập nhật vào hệ thống dữ liệu của
ngành Hải quan để các bộ phận khác trong toàn ngành khai thác và sử dụng.
- KTSTQ là phƣơng pháp kiểm tra ngƣợc thời gian, diễn ra sau khi hàng
hóa đã đƣợc thông quan. KTSTQ có hiệu quả đáng kể khi thực hiện kiểm tra đối
với những cá nhân, tổ chức có tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu liên
tục trong một thời gian nhất định và có giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu lớn dựa
trên cơ sở phân tích trƣớc thông tin về hồ sơ lƣu trữ.
- KTSTQ đƣợc tiến hành để xác định tính chính xác của các khai báo trên tờ
khai hải quan. Đây đƣợc coi là đặc điểm quan trọng của KTSTQ vì KTSTQ đòi hỏi
sự tự giác và tính tuân thủ pháp luật cao trong khai báo của ngƣời khai Hải quan,
cơ quan Hải quan cần tiến hành các biện pháp toàn diện nhằm khuyến khích các
nhà XNK hoặc bất kỳ đối tƣợng khai Hải quan nào tuân thủ các quy định pháp luật
Hải quan thông qua phần tự khai báo.
- KTSTQ thực hiện các biện pháp kiểm tra theo tất cả các thông tin liên
quan, bao gồm cả dữ liệu điện tử, do các cá nhân, các tổ chức có liên quan cung
cấp nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của các khai báo Hải quan. Công
chức Hải quan tập hợp các bằng chứng thu thập từ các nguồn thông tin, thực hiện
phân tích và đánh giá các thông tin trên cơ sở quy định của pháp luật Hải quan để
có căn cứ xác định mức độ ƣu tiên trong quá trình làm thủ tục Hải quan đối với đối
tƣợng có hồ sơ Hải quan đã đƣợc KTSTQ.
- Khi tiến hành KTSTQ, cơ quan Hải quan phải tiến hành thu thập phân tích
và xử lý thông tin, các thông tin thu thập không chỉ dừng lại ở đối tƣợng tham gia
trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu nhập khẩu mà còn cần sự hỗ trợ của các nguồn
cung cấp thông tin từ bên ngoài nhƣ: Ngân hàng, Cơ quan Thuế nội địa, các hãng
Bảo hiểm ... Chính sự hợp tác chặt chẽ trong quá trình thu thập, phân tích và xử lý

thông tin này sẽ giúp cho cơ quan Hải quan xác định đƣợc đối tƣợng của KTSTQ.
Với các đặc điểm của KTSTQ nêu trên đã phản ánh những nét cơ bản về
nghiệp vụ KTSTQ, tuy nhiên hoạt động KTSTQ là một hoạt động nghiệp vụ của
9


ngành Hải quan, các công việc đƣợc thực hiện dựa trên các nguyên tắc cụ thể và
thống nhất. Các nguyên tắc KTSTQ là một trong những vấn đề cơ bản của KTSTQ
cần thống nhất trong mỗi cuộc KTSTQ.
1.1.3. Nguyên tắc kiểm tra sau thông quan
Nguyên tắc KTSTQ là những quy định cơ bản, ổn định và chuẩn mực để
hƣớng dẫn thực hiện nghiệp vụ KTSTQ. Các nguyên tắc KTSTQ đƣợc thể hiện
nhƣ sau:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động KTSTQ đảm bảo tuân thủ đúng các
quy định của pháp luật quốc gia, các điều ƣớc quốc tế, các chuẩn mực quốc tế.
Nguyên tắc 2: Chính trực, khách quan, độc lập, không gây cản trở đến hoạt
động sản xuất kinh doanh bình thường của đơn vị được kiểm tra.
Nguyên tắc 3: Bí mật thông tin.
Nguyên tắc 4: Dẫn chứng bằng tài liệu.
Nguyên tắc 5: Tuân thủ quy trình KTSTQ.
Các nguyên tắc KTSTQ là những chuẩn mực để công chức hải quan thực
hiện đúng nội dung KTSTQ dựa trên các phƣơng pháp và kỹ thuật nghiệp vụ trong
KTSTQ.
1.1.4. Vai trò kiểm tra sau thông quan
Trong những thập kỷ gần đây, cơ quan Hải quan các nƣớc mới bắt đầu nhận
thức KTSTQ là một kỹ năng nghề nghiệp và nằm trong chƣơng trình phát triển,
hiện đại hoá của ngành Hải quan. Việc tiến hành chƣơng trình KTSTQ chuyên
nghiệp đƣa lại cho Hải quan rất nhiều lợi ích nhƣ quản lý, đánh giá các hoạt động
của doanh nghiệp XNK trong mối quan hệ tổng thể, liên tục tạo thuận lợi cho

doanh nghiệp làm ăn chân chính, răn đe hạn chế thấp nhất các doanh nghiệp có khả
năng vi phạm pháp luật Hải quan, đồng thời tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực cho
cơ quan Hải quan.
10


Ngoài ra KTSTQ nâng cao khả năng tập trung vào đảm bảo nguồn thu qua
việc nộp thuế đúng đủ, kịp thời vào ngân sách (đây là điểm đặc biệt quan trọng đối
với những nƣớc đang phát triển mà ở đó nguồn thu từ Hải quan chiếm phần lớn
trong ngân sách chính phủ).
Về mặt dài hạn, KTSTQ đạt đƣợc hiệu quả trong việc làm cho doanh nghiệp
hiểu và tuân thủ các quy định và yêu cầu khác của pháp luật ở mức độ cao và tự
giác.. Việc đánh giá mức độ tuân thủ của KTSTQ đã mang lại lợi ích cho cả cơ
quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. Theo đó hàng hoá và tờ khai của các
doanh nghiệp tham gia vào quy trình đánh giá tuân thủ sẽ không còn đòi hỏi phải
kiểm tra thực tế toàn bộ nhƣ trong quy trình làm thủ tục hải quan truyền thống
trƣớc đây nữa. Có thể tổng kết lợi ích của cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh
nghiệp nhƣ sau:
Bảng 1. 1. So sánh lợi ích của cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp
khi tiến hành KTSTQ
Lợi ích của Hải quan

Lợi ích của doanh nghiệp

Dẫn đến kết quả tuân thủ cao

Giảm chi phí

Đảm việc thu thuế cho ngân sách


Thuận lợi cho nhập khẩu

Tiết kiệm các nguồn lực để hƣớng vào

Dẫn đến kết quả thực hiện các dịch vụ

giao dịch có mức độ rủi ro cao.

nhất định, tin cậy, đồng bộ.

Tổ chức WCO và Hải quan các nƣớc trong khu vực đã triển khai thực hiện
nghiệp vụ KTSTQ đều có đánh giá chung về vai trò của nghiệp vụ này:
- Là biện pháp nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Hải quan, thực hiện
chống gian lận thƣơng mại có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện, cho phép áp dụng
đơn giản hoá, tự động hoá thủ tục hải quan đảm bảo thông quan nhanh hàng hoá
XNK góp phần tích cực vào phát triển và giao lƣu thƣơng mại quốc tế, cải thiện
môi trƣờng đầu tƣ; góp phần tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong
sản xuất, lƣu thông.
11


- Là một trong những biện pháp đảm bảo để Luật Hải quan và pháp luật có
liên quan đến lĩnh vực XNK, xuất nhập cảnh đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh.
- Đảm bảo ngăn chặn tình trạng thất thu ngân sách, giảm chi phí quản lý về hải
quan; Giảm thiểu rủi ro cho các đối tƣợng tham gia vào quan hệ pháp luật Hải quan.
- KTSTQ tác động tích cực trở lại với hệ thống quản lý của cơ quan Hải
quan thông qua việc nhận biết và xử lý các rủi ro tiềm ẩn của hệ thống.
- Thông qua hoạt động KTSTQ có thể dẫn tới mở rộng phạm vi kiểm tra tiếp
theo khi cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác nhƣ kiểm tra chế độ giấy phép, về hạn
ngạch, về xuất xứ hàng hóa, về chống bán phá giá …

- KTSTQ là một công cụ hiệu quả đối với công tác kiểm tra, giám sát của
hải quan bởi thông qua nghiệp vụ này cơ quan hải quan có đƣợc khá đầy đủ các
thông tin về giao dịch có liên quan đƣợc phản ánh trong hệ thống số sách và báo
cáo của các doanh nghiệp.
- KTSTQ cho phép cơ quan hải quan áp dụng đơn giản hóa các biện pháp
giám sát, quản lý trên cơ sở hiện đại hóa hải quan nhƣng vẫn đảm bảo chức năng
quản lý Nhà nƣớc về hải quan.
Trong bối cảnh tự do hóa thƣơng mại hiện nay vai trò của KTSTQ ngày
càng khẳng định đƣợc tầm quan trọng. Một mặt KTSTQ đảm bảo tạo thuận lợi cho
hoạt động thƣơng mại hợp pháp, mặt khác vẫn đảm bảo nguồn thu cho ngân sách,
chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại có hiệu quả cũng nhƣ các nguy cơ ảnh
hƣởng đến an ninh quốc gia và an toàn xã hội.
1.2. Những vấn đề chung về phân loại, áp mã số hàng hóa XNK
1.2.1. Khái niệm phân loại, áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu
Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là việc căn cứ vào tên gọi, mô tả về
tính chất, thành phần, cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính
khác của hàng hoá để xác định, sắp xếp hàng hoá vào một mã số nhất định theo Hệ
thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá, Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
12


Theo thuật ngữ của Tổ chức Hải quan thế giới WCO thì áp mã hàng hóa hay
áp mã thuế hàng hóa (Tarriff classification of goods) là việc xác định dòng thuế
trong Danh mục biểu thuế mà theo đó một hàng hóa cụ thể đƣợc phân loại.
Việc phân loại, áp mã hàng hóa trong lĩnh vực hải quan nhằm mục đích xác
định mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hồ sơ hải quan, qua thực tế
hàng hóa và các thông tin khác về hàng hóa; từ đó tìm đƣợc mức thuế suất thuế
nhập khẩu (xuất khẩu), thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa đó. Đối với
kiểm tra sau thông quan đây là một nghiệp vụ nhằm kiểm tra sự chuẩn xác trong

việc khai báo mã và thuế suất hàng hóa của chủ hàng.
1.2.2. Các quy định của pháp luật về phân loại, áp mã số hàng hóa xuất
nhập khẩu
Hệ thống các quy định pháp luật hƣớng dẫn phân loại hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu đã đƣợc Nhà nƣớc, Chính phủ, Bộ Tài chính quy định khá đầy đủ từ
Luật, đến Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn. Khi phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu phải tuân thủ:
- Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam (các chú giải Phần, Chƣơng,
Nhóm hàng, Phân nhóm hàng...)
- Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi
- Sáu quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo hệ thống hài
hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
- Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 của Chính phủ quy định về
việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tƣ số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài
Chính hƣớng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa.
- Chú giải chi tiết HS
- Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO
- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định đặc điểm, tính chất, cấu
tạo, công dụng hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa...
13


Để hiểu đƣợc nội hàm của phân loại, áp mã hàng hóa XNK, cần tìm hiểu về
các khái niệm nhƣ: Mã số hàng hóa; Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá;
Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1.2.3. Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa là bản danh mục hàng hóa do Tổ
chức Hải quan thế giới ban hành, bao gồm danh sách các nhóm hàng, phân nhóm
hàng cùng mã số tƣơng ứng của các nhóm, phân nhóm hàng đó. Hệ thống còn bao

gồm cả các chú giải phần, chƣơng, nhóm, phân nhóm và các quy tắc giải thích cho
hệ thống, đƣợc ban hành kèm Công ƣớc Quốc tế về Hệ thống hài hoà mô tả và mã
hoá hàng hoá (International Convention on the Harmonized Commodity
Description anh Coding System) (Công ƣớc HS)
Phiên bản mới nhất của hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, tiêu
chuẩn toàn cầu để phân loại trên 98% hàng hóa trong thƣơng mại quốc tế có hiệu
lực vào ngày 01/01/2012. Đây là lần thứ năm danh mục HS đƣợc sửa đổi kể từ khi
Hội đồng WCO phê duyệt và thông qua năm 1983.
1.2.4. Hệ thống danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
1.2.4.1. Quá trình hình thành
Vào cuối năm 2006, Việt Nam chuẩn bị cho việc tham gia vào Tổ chức
Thƣơng mại thế giới WTO. Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thƣơng mại và theo
đúng tinh thần hội nhập thì Việt Nam cần phải có một danh mục hàng hóa XNK và
Biểu thuế XNK đạt đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là thỏa mãn các chuẩn
mực khoa học của Biểu thuế quan hài hòa ASEAN để đảm bảo việc thực hiện danh
mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) và Nghị định thƣ thực hiện AHTN.
Ngày 21/06/2006, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội thảo danh mục Biểu
thuế hài hoà ASEAN với tinh thần xây dựng danh mục hàng hóa XNK Việt Nam
thỏa mãn các tiêu chuẩn của AHTN, trở thành danh mục thuế quan của một nƣớc
thành viên; là phƣơng tiện thu thuế và phân tích số liệu thống kê thƣơng mại Quốc
tế; đàm phán thƣơng mại; kiểm tra giám sát Hải quan. Theo đó, nhóm chuyên viên
14


kỹ thuật hàng hóa của các Tổng công ty/Công ty có trình độ chuyên môn về hàng
hóa và nhóm chuyên viên về Danh mục Biểu thuế (chuyên viên Tổng cục Thống
kê, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế) đã phối hợp, hiệu đính bản dịch AHTN.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đƣợc Bộ Tài Chính ban hành
hoàn toàn thống nhất với AHTN.
1.2.4.2. Cấu trúc danh mục

Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam mới nhất hiện nay đƣợc ban hành theo
thông tƣ số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài Chính. Danh mục gồm
hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, với nội dung gồm:
- Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hoà mô tả và mã
hoá hàng hoá (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới;
- Các chủ giải phần, chƣơng, chú giải nhóm, phân nhóm. Danh mục gồm 21
phần, 97 chƣơng.
“Phần I : Động vật sống, các sản phẩm từ động vật (gồm 5 chƣơng – từ
chƣơng 1 đến chƣơng 5)
Phần II : Các sản phẩm thực vật (gồm 9 chƣơng – từ chƣơng 6 đến 14)
Phần III : Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các
sản phẩm tách từ chúng; chất béo ăn đƣợc đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc
thực vật (chƣơng 15)
Phần IV : Thực phẩm chế biến ; đồ uống ; rƣợu mạnh và giấm ; thuốc lá và
các nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến (gồm 9 chƣơng – từ chƣơng 16 đến
chƣơng 24)
Phần V : Khoáng sản (gồm 3 chƣơng – từ chƣơng 25 đến chƣơng 27)
Phần VI : Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công
nghiệp liên quan (gồm 11 chƣơng – từ chƣơng 28 đến chƣơng 38)
Phần VII : Plastic và các sản phẩm bằng plastic ; cao su và các sản phẩm
bằng cao su (gồm 2 chƣơng – từ chƣơng 39 đến chƣơng 40)
15


Phần VIII : Da sống, da thuộc, da lông và các sản phẩm từ da ; yên cƣơng và
bộ đồ yên cƣơng; hàng du lịch, túi xách tay và các loại đồ chứa tƣơng tự; các mặt
hàng từ ruột động vật (trừ ruột con tằm) (gồm 3 chƣơng – từ chƣơng 41 đến 43)
Phần IX : Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ, than từ gỗ; lie và các sản phẩm bằng
lie; các sản phẩm từ rơm, cỏ giấy hoặc các vật liệu tết bện khác; các sản phẩm

bằng liễu gai và song mây (gồm 3 chƣơng - từ chƣơng 44 đến chƣơng 46)
Phần X : Bột giấy từ gỗ hoặc từ nguyên liệu xơ sợi Xenlulo khác ; Giấy loại
hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa) giấy và bìa và các sản phẩm của chúng
(gồm 3 chƣơng- từ chƣơng 47 đến chƣơng 49)
Phần XI : Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt (gồm 14 chƣơng – từ chƣơng
50 đến chƣơng 63)
Phần XII : Giầy, dép, mũ và các vật đội đầu khác, ô, dù, ba toong, gậy tay
cầm có thể chuyển thành ghế, roi gậy điều khiển, roi điều khiển súc vật thồ kéo và
các bộ phận của các loại hàng trên; lông vũ chế biến và các sản phẩm làm từ lông
vũ chế biến; hoa nhân tạo; các sản phẩm làm từ tóc ngƣời (gồm 4 chƣơng- từ
chƣơng 64 đến chƣơng 67)
Phần XIII : Sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các
vật liệu tƣơng tự; đồ gốm; thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh (gồm 3
chƣơng từ chƣơng 68 đến 70)
Phần XIV : Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim
loại quý, kim loại đƣợc dát phủ kim loại quý, các sản phẩm của chúng; đồ trang
sức làm bằng chất liệu khác; tiền kim loại (chƣơng 71)
Phần XV : Kim loại cơ bản và các sản phẩm bằng kim loại cơ bản (gồm 12
chƣơng – từ chƣơng 72 đến 83)
Phần XVI : Máy và các trang thiết bị cơ khí; thiết bị điện; các bộ phận của
chúng; thiết bị ghi và tái tạo âm thanh; thiết bị ghi và tái tạo hình ảnh, âm thanh
truyền hình và các bộ phận và phụ kiện của các thiết bị trên ( chƣơng 84 và 85)
16


Phần XVII : Xe cộ, phƣơng tiện bay, tàu thuyền và các thiết bị vận tải liên
hợp (gồm 4 chƣơng – từ chƣơng 86 đến 89)
Phần XVIII : Dụng cụ, thiết bị và máy quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo
lƣờng, kiểm tra độ chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; đồng hồ cá nhân và đồng hồ
thời gian khác; nhạc cụ; các bộ phận và phụ kiện của chúng (gồm 3 chƣơng – từ

chƣơng 90 đến 92)
Phần XIX : Vũ khí và đạn; các bộ phận và phụ kiện của chúng (chƣơng 93)
Phần XX : Các mặt hàng khác gồm đồ nội thất (chƣơng 94) ; đồ chơi
(chƣơng 95) ; các mặt hàng khác (chƣơng 96).
Phần XXI : Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sƣu tầm, đồ cổ (chƣơng 97).” [8]
Trong mỗi phần, ở phần đầu sẽ có chú giải phần, chƣơng; chú giải này xác
định phạm vi của từng phần, chƣơng và nhóm hàng. Các chú giải này bao gồm 4
loại: Chú giải loại trừ (loại trừ hàng hóa không thuộc vào phần, chƣơng, nhóm và
phân nhóm); chú giải định nghĩa (nêu lên khái niệm phạm vi của các từ, nhóm từ
hay các diễn đạt khác); chú giải định hƣớng (định hƣớng làm thế nào để phân loại
một hàng hóa cụ thể); chú giải bao trùm (bao trùm một danh sách hàng hóa điển
hình đƣợc phân loại vào một nhóm cụ thể).
Danh mục đƣợc chia làm 3 cột: Mã hàng; Tên gọi và mô tả hàng hóa và đơn
vị tính. Căn cứ vào Danh mục này, Bộ Tài Chính đã ban hành Biểu thuế xuất khẩu,
biểu thuế nhập khẩu; Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt... Nhƣ vậy mỗi loại hàng
hóa sẽ đƣợc phân vào một chƣơng, nhóm, phân nhóm cụ thể và có một mã số nhất
định. Vậy thì mã số hàng hóa là gì? Trong Danh mục HS và trong Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam nó đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào?
1.2.5. Mã số hàng hóa
Mã số hàng hóa là dãy số dùng để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa
khác, là con số duy nhất đặc trƣng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa đƣợc nhận
diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tƣơng ứng với một loại hàng hóa.
17


×