Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh trường THCS nga thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 33 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1.MỞ ĐẦU
1.1Lí do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng chung về thảm họa thiên tai và hậu quả của biến
đổi khí hậu ở Việt Nam và địa phương
2.2.2.Thực trạng của giáo viên
2.2.3.Thực trạng của học sinh
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1.Tích hợp nội dung phòng chống thiên tai vào các bài học
chính khóa môn Địa lý cấp THCS
2.3.2.Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về cách phòng chống thiên
tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương
2.3.2.1. Ngoại khóa theo lớp
2.3.2.2. Ngoại khóa toàn trường
2.3.3. Tổ chức cho HS thi viết bài tuyên truyền, vẽ tranh cổ động hoặc
biểu diễn tiểu phẩm về cách phòng chống thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu
2.3.3.1.Tổ chức viết bài tuyên truyền
2.3.3.2.Tổ chức thi vẽ tranh
2.3.4. Phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức cho HS đi thăm quan thực
tế, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ở địa phương Nga Thủy
2.3.5.Yêu cầu học sinh sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về
một số thiên tai và sự biến đổi khí hậu thường xảy ra ở nước ta và ở


địa phương
2.4. Kiểm nghiệm

Trang
2
3
3
3
3
3
4
4
5
6
6
6
8
8
11
11
14
15
15
16
17
19

20

3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Kết luận
Kiến nghị

20
20
21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

1


1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay đang là những thách thức,
mối đe dọa lớn đối với đất nước của chúng ta. Những năm gần đây, do tác động
của biến đổi khí hậu toàn cầu làm những hiện tượng thiên tai như: bão, lũ lụt,
hạn hán, động đất… diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu
quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy,
làm thiệt hại nhiều tài sản, tính mạng của nhân dân ta. Không chỉ vậy,Việt Nam
còn là một trong bảy quốc gia trên Thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu. Miền Trung đang phải hứng chịu những trận mưa bão ngập lụt,
nhà của chìm trong biển nước, hay tình trạng hạn hán khốc liệt kéo dài ở miền
Trung, Tây Nguyên và sự xâm nhập mặn nặng nề ở khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long. Thiên tai và biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến
chúng ta. Trong đó những người nông dân nghèo, người dân sống ở vùng bãi
ngang ven biển, người dân tộc thiểu số ở miền núi, người khuyết tật, người cao
tuổi, phụ nữ và trẻ em là những người dễ bị tổn thương nhất.

Ngay tại xã Nga Thủy, vốn là vùng bãi ngang quanh năm nước ngập
ruộng đồng, cá tôm phong phú nhưng trong vòng nhiều năm trở lại đây, một
diện tích lớn đồng ruộng đã trở nên khô hạn hoang hóa, không thể tiến hành
canh tác hoặc canh tác không thể đúng thời vụ như trước đây do hạn hán, thiếu
nước...kéo dài, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân gặp không ít khó
khăn.
Mặc dù chúng ta thường xuyên cập nhật được thông tin về thiên tai và những
biểu hiện của biến đổi khí hậu qua các bản tin thời tiết trên đài phát thanh, đài
truyền hình, báo chí, mạng internet… và chúng ta cũng đã và đang có những kế
hoạch ứng phó thế nhưng hậu quả để lại vẫn còn rất nặng nề. Vậy chúng ta đã
bao giờ đặt câu hỏi: Tại sao trong thời gian qua, chương trình truyền thông về
vấn đề thiên tai và biến đổi khí hậu hoạt động rất tốt và có hiệu quả, thế nhưng
số người chết do thiên tai vẫn còn đông ? Phải chăng chúng ta còn thiếu những
biện pháp giáo dục mang tính chất thiết thực hơn (như giáo dục trong cộng
đồng, giáo dục trong trường học…). Đặc biệt chúng ta chưa phát huy hết vai trò
của giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường
học. Vì đối tượng giáo dục ở đây là học sinh- đối tượng dễ bắt chước và hết sức
nhạy bén. Khi các em học sinh được học cách ngăn ngừa rủi ro do thiên tai gây
ra thì đối tượng ấy sẽ không chỉ biết được cách bảo vệ bản thân mà còn có thể
truyền tải kiến thức đó tới các thành viên trong gia đình và cộng đồng bằng
nhiều cách rất có hiệu quả. Vì vậy, có thể xem các em là cầu nối giữa trường học
và cộng đồng.
Trăn trở về vấn đề này tôi nhận thấy rằng với vai trò là một GV giảng dạy
môn địa lý, lại công tác tại xã bãi ngang vùng ven biển- vùng thường xuyên xảy
ra thiên tai, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và tính mạng của
chính HS, người thân của học sinh mình. Bản thân nhận thấy càng phải có trách
nhiệm hơn trong công việc giáo dục các em có được những kiến thức, kĩ năng cần
thiết để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đang xảy ra ở ngay
2



địa phương, nhằm thoát hiểm và bảo vệ chính bản thân, gia đình, người thân của
các em. Mùa mưa bão sắp tới, tôi tin chắc rằng với suy nghĩ, cách làm của tôi và
của tập thể GV trường THCS Nga Thủy sẽ giúp các em học sinh, nhân dân xã
Nga Thủy hạn chế tối đa được những thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu gây
ra. Đây là cách mà mỗi chúng ta đã và đang góp phần chung tay cùng đất nước
vào công cuộc phòng chống và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai và sự biến đổi của khí
hậu.
Với những suy nghĩ như trên tôi đưa ra sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục
kỹ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh ở trường
THCS Nga Thủy thông qua môn Địa lý ”
Xin đưa ra để đồng nghiệp tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra những biện pháp tốt nhất để tích hợp các
kiến thức về phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong
chương trình địa lý cấp THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực, các
hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục cho học sinh
trường THCS Nga Thủy các kiến thức và kĩ năng về phòng chống thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về dạy học tích hợp trong
môn địa lý THCS; lồng ghép tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài
giờ lên lớp tại trường THCS Nga Thủy, phương pháp điều tra khảo sát thực tế,
phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu liên quan đến thiên tai và biến đổi
khí hậu trong phạm vi cả nước và ở địa phương.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
Như trên đã trình bày, với vai trò là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn
địa lý ở địa phương, nơi có mức độ ô nhiễm môi trường khá nặng nề và diễn
biến thiên tai xảy ra khá phức tạp đã và đang để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì
vậy tôi rất mong mỏi truyền thụ cho các em học sinh của mình ý thức bảo vệ
môi trường và cách phòng chống thiên tai một cách đơn giản nhưng có hiệu quả.

Những kinh nghiệm ấy tôi đã tích lũy và viết nên sáng kiến: “Tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai ở địa phương( Thanh Hóa) thông qua
môn Địa lý 9 cấp THCS” được Hội đồng khoa học Ngành đánh giá xếp loại A
cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nga Sơn và được loại C cấp Sở Giáo dục
và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa năm học 2011-2012.
Đến những năm học tiếp theo sau đó và đặc biệt là ở năm học này tôi vẫn thấy
được sự rất cần thiết phải giáo dục cho các em học sinh (đặc biệt là đối với HS
vùng bãi ngang, ven biển) kỹ năng phòng chống thiên tai nên tôi tiếp tục nghiên
cứu, tìm tòi và ứng dụng các biện pháp mới để thực hiện mục tiêu trên. Điều đặc
biệt ở đề tài này là tôi không chỉ áp dụng đối với HS khối 9 mà còn áp dụng đối
với học sinh của toàn trường. Đồng thời tôi không chỉ dùng các biện pháp giáo
dục kĩ năng phòng chống thiên tai mà còn giáo dục cho học sinh một số biện
pháp để thích ứng với BĐKH. Để đề tài đạt hiệu quả cao tôi còn sử dụng nhiều
biện pháp, hình thức khác nhau trong đó có cả các hình thức dạy học chính
khóa như những năm trước đó mà tôi còn sử dụng nhiều các hình thức dạy học
3


khác như hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức tiết học ngoại khóa…để có thời
gian thực hiện nhiều hơn với phương pháp thân thiện, gần gũi, lôi cuốn học sinh,
lấy học sinh làm trung tâm và khuyến khích HS đưa ra những ý tưởng sáng tạo.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Thiên tai là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên( ví dụ như lũ lụt, bão, núi
lửa, động đất, sạt lở đất…) có thể ảnh hưởng tới môi trường dẫn tới những thiệt
hại về tài chính, môi trường và con người. Thiệt hại do thảm họa tự nhiên phụ
thuộc vào khả năng chống đỡ và phục hồi của con người với thảm họa”.
“Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân taọ trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ

hay hàng triệu năm”.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được xem là “rốn bão”của
Thế giới, được đánh giá là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại và dễ bị
tổn thương nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu.
Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách
nhằm nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và
chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phòng chống thiên tai hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn
cầu. Ở nước ta phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng đang
là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Ngày 11/6/2011, Bộ GD-ĐT tổ chức lễ công
bố kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020 và hội thảo cam kết xây dựng
kế hoạch hỗ trợ tổ chức thực hiện của nhóm điều phối giáo dục trong hoàn cảnh
khẩn cấp.Theo đó, kế hoạch hành động này đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ hoàn
thành việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho 100% cán bộ, công chức, viên
chức các cơ quan quản lý thuộc ngành giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; hoàn thành việc lồng ghép, tích
hợp những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với
biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục, hoạt động ngoại khoá trong nhà
trường để từ năm 2016 tổ chức triển khai đại trà theo kế hoạch cụ thể của Bộ
GD-ĐT.
Tại hội thảo về vấn đề lồng ghép kiến thức phòng chống thảm họa thiên tai
vào trường học diễn ra vào ngày 7/1/2012 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ
GD&ĐT Trần Quang Quý. Tiến sĩ Bùi Phương Nga (Viện Khoa học giáo dục
Việt Nam) đại diện cho nhóm tư vấn đã đưa ra đề xuất về việc tích hợp, lồng
ghép nội dung giáo dục phòng chống thảm họa thiên tai và ứng phó với biến đổi
khí hậu vào chương trình chính khóa trong nhà trường phổ thông và vào các
hoạt động ngoại khóa. Theo TS.Nga: Giáo dục phòng chống thiên tai , ứng phó
với biến đổi khí hậu cho HS không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà quan trọng
là hình thành các kĩ năng, năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai có thể xảy ra

và chung sống với nó.
4


Đối với việc lồng ghép trong chương trình chính khóa, nguyên tắc là không
làm thay đổi đặc trưng, không gây quá tải cho chương trình môn học; khai thác
nội dung giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu có
chọn lọc, có tính tập trung, không gượng ép. TS. Nga cũng đưa ra các môn học
thích hợp ở mỗi cấp học phù hợp để lồng ghép. Cụ thể, cấp tiểu học gồm Tiếng
Việt, Đạo Đức, Tự nhiên & Xã hội, Khoa học, Hát nhạc, Mỹ thuật; THCS,
THPT là các môn Địa lý, Sinh vật, Vật lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn.
Như vậy với những căn cứ nêu trên chúng ta một lần nữa khẳng định
rằng: Địa lý còn là môn học có nhiều khả năng tích hợp, lồng ghép nội dung
giáo dục kĩ năng phòng chống, ứng phó với thiên tai và BĐKH rất có hiệu
quả.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng chung về thảm họa thiên tai và hậu quả của biến đổi khí
hậu ở Việt Nam và địa phương
* Ở Việt Nam: Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của
thiên tai với nhiều loại hình khác nhau.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê
ngày 24/12/2016 cho thấy,Từ đầu năm 2016, thiên tai đã làm 11 người chết, 41
người bị thương; 475.580 hộ dân bị thiếu nước; 290.368 ha lúa, hoa màu và
161.365 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị thiệt hại; 19.804 con gia súc và
44.272 gia cầm bị chết; 7.145 ha thủy sản bị thiệt hại.Tổng thiệt hại khoảng
9.735 tỷ đồng (thiệt hại do rét đậm, rét hại là 700 tỷ đồng, thiệt hại do hạn hán,
xâm nhập mặn là 8.906 tỷ đồng, thiệt hại do dông, lốc, sét, mưa đá là 129 tỷ
đồng).
Không chỉ vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh
hưởng nghiêm trọng của BĐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một
trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Thực tế tại Việt

Nam, BĐKH đã và đang gây ra rất nhiều sự thay đổi như nhiệt độ trung bình
năm tăng 0.50C đến 0,70C trong vòng 50 năm; số lượng các đợt không khí lạnh
giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỷ; hình thái bão thay đổi và bão với cường độ
lớn xuất hiện ngày càng nhiều hay mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm trong
vòng 50 năm. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu nước biển dâng 1m sẽ
có 22 triệu người dân Việt nam bị mất nhà cửa.
* Tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; trong năm
2015 và những tháng đầu năm 2016 đến nay, mặc dù Thanh Hóa không chịu ảnh
hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới, nhưng những hiện tượng thời tiết
cực đoan như: rét đậm, rét hại; giông tố, sét đánh, tiểu lũ... cũng gây ra những
thiệt hại nhất định trên địa bàn tỉnh. Tính từ đầu năm 2015 đến nay, thiên tai đã
làm 14 người chết, 13 người mất tích, 2.540 ngôi nhà bị đổ, cuốn trôi, hư hại,
tốc mái; 3.000 con gia súc và hơn 14.000 con gia cầm bị chết rét; nhiều tài sản,
diện tích hoa màu bị thiệt hại... Tổng thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra lên
tới gần 1.000 tỷ đồng.
* Xã Nga Thủy: Nga Thủy là một trong 3 xã ven biển của huyện Nga Sơn
được Chính phủ phê duyệt là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo, giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020.
5


Địa hình xã Nga Thủy tương đối bằng phẳng và thoải dần về phía biển.Với
vị trí địa lí đặc thù là dải đất ven biển nên khí hậu của xã Nga Thủy mang tính
chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; nắng lắm mưa nhiều, rét
sớm và chịu tác động trực tiếp của bão biển theo mùa. Khí hậu ở Nga Thủy mát
mẻ dễ chịu. Tuy nhiên do tác động của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên
hàng năm phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai như áp thấp nhiệt đới, bão,
ngập lụt, hạn hán, triều cường, nước mặn xâm thực làm thu hẹp diện tích canh tác.
Trong các cơn bão gần đây, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp tỉnh, cấp
trung ương phải thường xuyên có mặt để chỉ đạo phòng tránh. Các cơn bão trên

khiến cho hàng nghìn người dân xã Nga Thủy phải sơ tán đến nơi an toàn, nhiều
ngôi nhà bị tốc mái, cây cối bị dập đổ, một số đoạn đê bị nước tràn qua. Hai trường
Tiểu học và THCS bị gió bão làm bay mái tôn nhà xe giáo viên, học sinh, cây đổ,
nhiều đoạn tường bị đổ…Do tác động của biến đổi khí hậu những năm gần đây, đất
đai nhiễm mặn nên diện tích trồng cói bị hoang hóa khá nhiều. Từ diện tích 240 ha
cói, phải chuyển 60 ha bị xâm nhập mặn sang làm ao đầm và trang trại, 180 ha còn
lại do thiếu nước ngọt nên thu nhập rất thấp, hiện tại chỉ còn khoảng 80 ha trồng cói,
gần 100 ha còn lại là hoang hóa.
2.2.2 Thực trạng của giáo viên
Trong chương trình THCS, kiến thức về thiên tai và ứng phó với biến đổi
khí hậu chỉ có thể lồng ghép vào một phần nhỏ trong các bài học của bộ môn.
Vì vậy để giúp cho các em có được kiến thức sâu rộng về thiên tai như:
Nguyên nhân, hậu quả, cách ứng phó…còn rất nhiều hạn chế.
Mặt khác trong quá trình giảng dạy GV gặp khó khăn như: Tài liệu viết về
thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu xảy ra ở địa phương rất ít; nếu không
nghiên cứu, sưu tầm, liên hệ và lựa chọn phương pháp thích hợp thì số liệu đưa
ra sẽ phiến diện, đơn điệu, thiếu tính thực tế. Do đó sẽ không lôi cuốn HS học
tập, gây tâm lí chán học, ngại học.
Đa số GV chưa chú trọng đến việc giáo dục cách phòng chống thiên tai,
ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương cho HS nên việc trao đổi kinh
nghiệm giữa các đồng nghiệp về vấn đề này còn ít và gặp nhiều khó khăn.
Hơn thế nữa đội ngũ GV trong nhà trường hầu như chưa được trang bị đầy
đủ kiến thức, phương pháp, kĩ năng truyền đạt… về thiên tai và cách ứng phó
với biến đổi khí hậu một cách có bài bản. Đặc biệt ít được tham gia lớp tập huấn,
tham gia vào từng hoạt động cụ thể để rèn luyện kĩ năng ứng phó. Chỉ mới năm
học 2011-2012 tổ chức Care quốc tế - một tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển
quốc tế lớn đã triển khai dự án tại trường, GV và HS của trường mới được tập
huấn nâng cao kiến thức, kĩ năng về thiên tai.
2.2.3. Thực trạng của học sinh
- Nhiều học sinh còn coi địa lý là môn phụ nên chưa nhiệt tình, say mê đối

với môn học. Việc tiếp cận kiến thức môn học nói chung và vấn đề giáo dục
kiến thức và kĩ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu cho
học sinh còn nhiều hạn chế và khó khăn.
- Nhiều HS có thái độ thờ ơ, coi việc thiên tai xuất hiện và sự biến đổi của
khia hậu là lẽ tự nhiên của thiên nhiên, có làm gì cũng không ngăn chặn được
6


nó. Chính thái độ này đã gây nên sự khó khăn cho GV trong việc triển khai kế
hoạch.
- Một bộ phận HS học yếu, ngại học, tâm lí không bình thường... nên
khó tập trung học tập, tiếp thu bài còn chậm, nhút nhát. Số HS khác hiếu
động, nghịch ngợm, cá biệt nên việc tiếp thu kiến thức về thiên tai và cách
ứng phó với biến đổi khí hậu chưa tốt.
- Nhiều HS có ý thức học tập, chịu khó nghiên cứu. Các em muốn tìm hiểu
cách bảo vệ môi trường sống xung quanh, hiện tượng biến đổi khí hậu, nước
biển dâng, bão gió, lũ lụt phá hoại mùa màng, hạn hán nước biển xâm nhập, rét
đậm kéo dài, nhiệt độ tăng lên bất thường... Nhưng do thời lượng và nội dung
chương trình ít, thiếu tư liệu, lại hạn chế về kiến thức, tư duy và hướng dẫn của
GV... nên sự tìm hiểu của các em còn nhiều hạn chế.
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình ở địa phương, thực trạng của HS nhà
trường, tôi đã khảo sát xác suất 80 HS ở tất cả các khối( mỗi khối 20 em)
thông qua phiếu điều tra, với nội dung như sau:
Số
Nội dung câu hỏi
Trả lời
TT
Đ
S
1

Theo em việc giáo dục kiến thức, kĩ năng phòng chống
thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhà trường
là quan trọng?
2 Em tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức, kĩ năng phòng
chống khi có thiên tai và biến đổi khí hậu xảy ra?
3 Việc thiếu kiến thức, kĩ năng phòng chống thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu là do chưa được giáo dục
nhiều?
4 Em nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung cấp
kiến thức và rèn luyện kĩ năng phòng chống thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu ?
5 Theo em việc được trực tiếp tham gia vào các hoat động
phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu để
từ đó khắc sâu và rèn luyện kĩ năng ứng phó là rất cần
thiết?
6 Theo em cần thiết phải đưa giáo dục kĩ năng sống trong
đó có kĩ năng phòng chống thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu vào các môn học trong trường phổ thông?
Kết quả thu được:
- 75/ 80= 93,8% nhận thấy rằng việc giáo dục kiến thức, kĩ năng phòng
chống thiên tai trong nhà trường là quan trọng.
- 43/ 80 = 50,6% HS tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức, kĩ năng
phòng chống khi có thiên tai xảy ra.
- 71/ 80 = 88,8% HS cho rằng thiếu kĩ năng phòng chống thiên tai và ứng
phó với biến đổi khí hậu là do chưa được giáo dục nhiều về kĩ năng phòng
chống.

7



- 74/ 80 = 92,5% HS nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung
cấp và rèn luyện kĩ năng phòng chống thiên tai .
- 76/ 80 = 95,0% HS nhận thấy việc được trực tiếp tham gia vào hoạt
động cụ thể trong nhà trường để từ đó khắc sâu và rèn luyện kĩ năng phòng
chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là đúng.
- 70/ 80 = 87,5% các em đồng ý với ý kiến: phải đưa giáo dục kĩ năng sống
trong đó có kĩ năng phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu vào các
môn học trong trường phổ thông.
Từ kết quả điều tra này tôi nhận thấy rằng việc quyết định đưa ra một số
biện pháp giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở
trường THCS Nga Thủy là rất cần thiết và cấp bách.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tích hợp nội dung phòng chống thiên tai vào các bài học chính khóa
môn Địa lý cấp THCS
Lớp
Tên bài
Địa chỉ
Nội dung lồng ghép
Hình
thức
6 Bài 18:Thời Mục1: Thời
Cung cấp cho HS những thông Liên hệ
tiết, khí hậu, tiết, khí hậu
tin và biểu hiện của BĐKH
nhiệt độ
trên Thế giới và ở Việt Nam.
không khí
→ Từ đó giáo dục cho Hs ý
thức bảo vệ bầu khí quyển để
giảm thiểu sự biến đổi khí hậu

trên Thế giới và ở Việt Nam
6 Bài 27: Lớp Mục 3; ảnh
Giáo dục HS ý thức bảo vệ sự Liên hệ
vỏ sinh
hưởng của
đa dạng và phong phú của thực
vật.Các nhân con người
vật đặc biệt là phải khai thác
tố ảnh hưởng đến sự phân rừng hợp lý→ Từ đó giúp
đến sự phân bố động ,
giảm thiểu lũ lụt, sạt lở đất...
bố động thực thực vật
và BĐKH → hình thành kĩ
vật trên Trái
năng ứng phó thiên tai và
Đất
BĐKH.
7 Bài 1: Dân số Mục 2: Dân
Biết được dân số thế giới tăng Lồng
& Bài 10:
số thế giới
nhanh và sự bùng nổ dân số đã ghép
Dân số và
tăng nhanh
tác động tiêu cực đến tài
một
sức ép dân số trong thế kỉ
nguyên , môi trường một cách phần
tới tài
XIX và thế kỉ nhanh chóng→ Đó là nguyên

Liên hệ
nguyên, môi XX
nhân dẫn đến thiên tai và
trường ở đới Mục 3: Sự
BĐKH → Từ đó giáo dục HS
nóng
bùng nổ dân ý thức thực hiện và tuyên
số
truyền về công tác KHHGĐ
7

Bài 15: Hoạt
động công
nghiệp ở đới
ôn hòa

Mục 2: Cảnh
quan công
nghiệp

Hiểu được hoạt động công
nghiệp hiện đại cùng với cảnh
quan công nghiệp hóa cũng là
nguyên nhân chính gây nên ô

Liên hệ

8



8

8

8

9

nhiễm môi trường , gây ra
những BĐKH , thiên tai .→ Từ
đó giáo dục HS ý thức không
đồng tình với các hoạt động
kinh tế ảnh hưởng xấu tới môi
trường đặc biệt là tới bầu khí
quyển
Đặc điểm khí Mục 2: Tính + Biết được thời tiết, khí hậu
hậu Việt
chất đa dạng Việt Nam trong những năm
Nam
và thất
gần đây có những biến động
thường
phức tạp và những biểu hiện
cụ thể của BĐKH, cường độ
thiên tai ngày càng nhiều ,mức
độ nguy hiểm ngày càng cao
và nguyên nhân của nó.
Giáo dục HS ý thức bảo vệ
thực vật, trồng cây xanh, trồng
rừng để ngăn lũ, chống sạt lở

đất …→ hình thành kĩ năng
ứng phó với thiên tai và
BĐKH.
Bài 32: Các
Cả bài
Giáo dục HS một số biện pháp
mùa khí hậu
phòng trừ thiên tai, ứng phó
và thời tiết
với BĐKH do thời tiết , khí
nước ta.
hậu gây ra.
Giáo dục cho Hs tinh thần
tương thân , tương ái.
Bài 38: Bảo
Mục 2: Bảo
Biết được giá trị, hiện trạng và
vệ tài nguyên vệ tài nguyên nguyên nhân, hậu quả suy
sinh vật Việt rừng
giảm của tài nguyên rừng.
Nam
Giáo dục HS ý thức bảo vệ sự
đa dạng tài nguyên rừng. Từ
đó giúp giảm thiểu thiên tai và
BĐKH.
Bài 4: Lao
Mục 3:
Hiểu môi trường sống cũng là
động và việc Chất lượng
một trong những tiêu chuẩn

làm, chất
cuộc sống
của chất lượng cuộc sống.
lượng cuộc
Chất lượng cuộc sống của
sống
người dân Việt Nam và ở địa
phương của học sinh chưa cao
do môi trường sống còn nhiều
hạn chế đặc biệt còn phải hứng
chịu nhiều hậu quả của thiên
tai và sự biến đổi của khí hậu.
Có ý thức giữ gìn môi trường

Lồng
ghép
liên hệ

Lồng
ghép,
liên hệ

Lồng
ghép

Lồng
ghép

9



sống và các nơi công cộng
khác, tham gia tích cực các
hoạt đông phòng chống thiên
tai và biến đổi khí hậu.
9

Bài 6: Sự
phát triển nền
kinh tế Việt
Nam

Mục 2:
Những thành
tuự và thách
thức

+ Biết các hiện tượng thiên tai Lồng
và biến đổi khí hậu đang xảy
ghép,
ra ở nước ta là một khó khăn
liên hệ.
trong quá trình phát triển kinh
tế đất nước.
+ Hiểu được để phát triển bền
vững thì phát triển kinh tế phải
đi đôi với bảo vệ môi trường,
phòng chống thiên tai và biến
đổi khí hậu.


9

Bài 7: Các
nhân tố ảnh
hưởng đến sự
phát triển và
phân bố nông
nghiệp
Bài 8: Sự
phát triển và
phân bố nông
nghiệp

Mục 1: Các
nhân tố tự
nhiên

Từ thực trạng, nguyên nhân,
hậu quả, các biện pháp chống
ô nhiễm môi trường→ gv cung
cấp kiến thức về thiên tai, cách
ứng phó với một số thiên tai
(hạn hán, Bão, nhiễm mặn…)
Cung cấp kiến thức cho học
sinh biết được việc trồng cây
công nghiệp, phá thế độc canh
là một một trong những biên
pháp để giúp giảm thiểu thiên
tai và biến đổi khí hậu.


Bài 9: Sự
phát triển và
phân bố lâm
nghiệp thủy
sản
Phần IV: Sự
phân hóa
lãnh thổ
(Địa lý các
vùng kinh tế)
Phần V: Địa
lý địa
phương

Mục 1: Tài
nguyên rừng

9

9

9

Mục I/ 2:
Cây công
nghiệp

Lồng
ghép


Lồng
ghép
Liên hệ

Nghiêm cấm khai thác rừng
Liên hệ
bừa bãi → Hạn chế lũ lụt, sạt
lở, sói mòn đất... → hình thành
kĩ năng ứng phó với lũ lụt, sạt
lở đất.
Tùy theo
Biết được mỗi vùng có thế
Lồng
từng vùng
mạnh về tài nguyên thiên
ghép
kinh tế khác nhiên phong phú, đa dạng
nhau giáo
khác nhau tạo điều kiện phát
viên có thể
triển kinh tế song tự nhiên của
lựa chọn các mỗi vùng cũng gặp nhiều khó
kiến thức ở
khăn đặc biệt là thiên tai ảnh
mục II ( Điều hưởng không nhỏ đến đời sống
kiện tự nhiên, và sự phát triển kinh tế của
tài nguyên
vùng
thiên nhiên), Chất lượng cuộc sống người
10



hoặc ở mục
III(Đặc điểm
dân cư- xã
hội), hoặc
Mục IV
( Tình hình
phát triển
kinh tế)

Tiết dạy minh họa môn Địa lý 9
TiÕt 25:
Bµi 23:

dân của một số vùng chưa cao
do môi trường sống còn nhiều
hạn chế đặc biệt còn phải hứng
chịu nhiều hậu quả của thiên
tai( lũ quét, lũ ống, sạt lở đất,
hạn hán, lx lụt , xâm nhập
mặn.....) và sự biến đổi của khí
hậu.
- Thấy được sự cần thiết phải
khai thác, bảo vệ và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên một
cách hợp lý nhằm bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi
trường→ Từ đó giảm thiểu
thiên tai và hạn chế đến sự

biến đổi khí hậu.
-Biết được mỗi vùng kinh tế có
các thiên tai khác nhau. Từ đó
GV cung cấp cho HS những
kiến thức và kĩ năng phòng
chống các loại thiên tai khác
nhau.
Vïng B¾c trung bé
( Phần Phụ lục)

2.3.2 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về cách phòng chống thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương
2.3.2.1. Ngoại khóa theo lớp
(Tổ chức vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp)
Thành phần: Mời BGH nhà trường, cô giáo : Ngô Thị Thu Hồng(GVCN lớp), cô
giáo: Trịnh Thị Ngọc Lan (giáo viên giảng dạy môn Địa lý), 32 học sinh lớp 9B
Hình thức tổ chức: Thi trả lời câu hỏi; Thi làm tuyên truyền viên .
Dưới đây là nội dung sinh hoạt của tập thể lớp 9B, trường THCS Nga Thủy ngày
10/12/2016
Hoạt động 1: Khởi động
Hát tập thể bài: “Nối vòng tay lớn”
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:
- Giới thiệu về thể lệ cuộc thi:
Phần 1: Có 10 câu hỏi, các tổ bấm chuông để trả lời nhanh các câu hỏi, tổ nào nhanh
tay bấm chuông trước được quyền trả lời, Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Phần 2: 4 tổ cùng tham gia làm tuyên truyền viên, mỗi tổ cử một bạn đại diện
lên trình bày. Thời gian tối đa cho mỗi tổ trình bày là 5 phút.
Hoạt động 2: Thi trả lời câu hỏi
Bấm chuông trả lời các câu hỏi:
11



Câu hỏi 1: Hãy kể tên một số loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra tại Việt
Nam?
Đáp án: Áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất/ đá, giông và
sét, lốc, nhiễm mặn, cháy rừng, mưa đá…
Câu hỏi 2: Mùa bão ở Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào? Nguyên
nhân nào hình thành nên bão?
Đáp án:
-Từ tháng 5 đến hết tháng 11
- Bão được hình thành từ vùng nước ấm, không khí ẩm ướt và gió hội tụ.
Bão vào nước ta thường được hình thành từ Biển Đông và Thái Bình Dương.
Câu hỏi 3: Bão gây ra những tác hại gì?
Đáp án:
- Gió lớn: Thổi bay mái nhà, sập nhà; Làm cây cối bị đổ, gãy, gây cản trở
giao thông; Làm đứt đường dây điện, có thể gây ra cháy hoặc tai nạn điện.
- Mưa lớn và lũ lụt: Có thể gây sạt lở đất, khiến cho giao thông bị gián
đoạn; Ngập lụt nhà cửa, làm hư hỏng đồ đạc; Làm chết người hoặc bị thương;
Làm chết gia súc, gia cầm; Các hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn.
- Sóng lớn và triều cường: Tàu thuyền ngoài khơi có thể bị chìm; Gây
ngập lụt vùng ven biển; Nước biển dâng làm ngập mặn đồng ruộng.
Câu hỏi 4: Trước khi mùa mưa bão về em nên làm gì?
Đáp án: Tham gia trồng cây xanh xung quanh nhà và trường học để tạo
thành hàng rào bảo vệ, chống gió bão và sạt lở đất; Giúp cha mẹ chằng, chống
nhà cửa để chống chịu được gió; Cất sách vở và các giấy tờ quan trọng vào túi ni
lông kín; Giúp cha mẹ dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men và
các vật dùng cần thiết lên chỗ an toàn, cao ráo; Luôn theo dõi các thông tin về
bão để có những hành động kịp thời.
Câu hỏi 5: Theo em sạt lở đất có thể xảy ra ở những vùng nào?
Đáp án: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng , ven biển

Câu hỏi 6: Chúng ta cần làm gì khi có người khác bị đuối nước?
Đáp án: Nếu gần bờ thì dùng dây thừng hay cây sào để nạn nhân nắm lấy
và kéo vào bờ; Gọi người khác đến hỗ trợ cứu người.
Câu hỏi 7: Chặt phá rừng có thể dẫn đến những hiện tượng thiên tai nào?
Đáp án: Sạt lở đất, hạn hán, lũ lụt, mưa lớn trên đầu nguồn, nước biển
dâng
Câu hỏi 8: Mời các em quan sát các hình ảnh sau:

12


õy l hin tng thiờn tai gỡ?
ỏp ỏn: Hn hỏn
Cõu hi 9: Bin i khớ hu ó gõy ra nhng hu qu gỡ ti chỳng ta?
ỏp ỏn: Lm mc nc bin dõng, nh hng ti s a dng sinh hc, lm
thay i thiờn tai v cỏc dng thi tit cc oan, tỏc ng n sn xut lng
thc v an ninh lng thc, tỏc ng n sc khe ca con ngi.
Cõu hi 10 :Em hóy k nhng bin phỏp thớch ng v gim nh BKH
ỏp ỏn: * Nhng bin phỏp thớch ng vi bin i khớ hu:
-Theo dừi d bỏo thi tit v ch ng phũng nga thiờn tai
- Trng cỏc cõy cú kh nng chu c hn, chu lt
* Nhng bin phỏp gim nh vi bin i khớ hu:
- S dng cỏc thit b tit kim in
- Gim n tht v n nhiu rau xanh hn.
Đối với phần thi này sau khi các đội đa ra câu trả lời,
ngi dẫn chơng trình công bố đáp án và một số câu hỏi khó
có thể mở rộng kiến thức cho học sinh hiểu biết.
13



Hoạt động 3: Thi làm nhà tuyên truyền viên giỏi
Mỗi tổ cử một học sinh đại diện lên bảng trình bày trong vòng 5 phút
Nội dung trình bày phải đảm bảo: Chọn một loại hình thiên tai hay xảy ra ở
địa phương xã Nga Thủy (Bão, hạn hán, nước mặn xâm thực, sạt lở đê…); Tác
hại của loại hình thiên tai mà tổ lựa chọn; Cách ứng phó với loại hình thiên tai
đó; Lời kêu gọi mọi người chung tay phòng chống thiên tai.
Sau đó, giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả của các tổ.
Kết thúc hoạt động: 5 phút
- Công bố kết quả; Mời BGH trao thưởng.
- Người điều khiển tuyên bố kết thúc cuộc thi.
2.3.2.2. Ngoại khóa toàn trường
Giáo viên tham mưu cho hiệu trưởng nhà trường, tổ chức ngoại khóa về
phòng chống thiên tai vào một tiết chào cờ nào đó.
Hình thức tổ chức: Biểu diễn tiểu phẩm; Câu hỏi giao lưu; Chương trình
hành động.
Chẳng hạn: hưởng ứng ngày phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (13/10).
Trong tiết chào cờ ngày thứ 2 (10/10/2016), chúng tôi đã hướng dẫn học sinh
lớp 9A tiến hành buổi ngoại khóa như sau:
Hoạt động 1: Học sinh biểu diễn tiểu phẩm: Tiểu phẩm “Bốn tại chỗ”
+ Tiểu phẩm gồm các vai:
- HS Nhất: Bố
- HS Thơm: Con gái.
+ Nội dung tiểu phẩm:
Con: Bố ơi mùa mưa bão sắp đến rồi con cứ nghe người ta nói hoài đến 4 tại
chỗ.
Bố: À, đó là phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống lụt bão con à.
Con: Thế phương châm 4 tại chỗ, nó là cái gì vậy bố?
Bố: Con gái bố hôm nay lại quan tâm chuyện vĩ mô. Đó là chỉ huy tại chỗ, lực
lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Con: Đúng là toàn chuyện vĩ mô, con nghe chả hiểu gì cả.

Bố: Là chuyện vĩ mô nhưng liên quan trực tiếp đến từng gia đình trong mùa
mưa bão đó con à. Mà việc chuẩn bị đối phó với thiên tai trong mùa mưa bão,
nhà mình cũng phải vận dụng phương châm 4 tại chỗ. Chỉ huy tại chỗ, Bố xin
đứng mũi chịu sào, chỉ huy để cả nhà mình được an toàn. Lực lượng tại chỗ thì
chính là hai bố con mình và mẹ chứ ai. Phương tiện tại chỗ, để mấy bữa nữa, Bố
mua cái xuồng tôn về gác sẵn trên mái, nước lên là mình có cái để mà di chuyển.
Cứ chủ động là hơn, chứ đợi đến khi có xuồng cứu hộ nhiều khi đã muộn. Còn
hậu cần tại chỗ, Bố phân công luôn đó là việc của con và mẹ. Mẹ và con xem
mua sẵn vài thứ thiết yếu như gạo, muối, mì tôm chống đói, diêm, nến cũng sẵn
sàng đề phòng đêm hôm nước lên mất điện, tích trữ nước sạch để uống nữa. Con
nhớ nhắc mẹ chuẩn bị luôn cái radio, để lúc lụt bão rồi, nhà mình bị cách ly,
không có điện mình vần có thể biết được thông tin dự báo qua cái radio. Hai mẹ
con nhớ phải chuẩn bị pin đầy đủ nhá.
14


Con: Vâng. hậu cần tại chỗ cứ để hai mẹ con lo (nũng nịu) Thế nhưng chỉ có 4
cái tại chỗ ấy thôi hả bố?
Hoạt động 2:Câu hỏi giao lưu
Câu 1: Hãy kể tên các loại hình thiên tai thường xảy ra ở xã Nga Thủy mà em
biết?
Câu 2: Chúng ta cần làm gì khi có người khác bị đuối nước?
Câu 3: Hôm qua trường học quyết định đóng cửa sớm vì thời tiết xấu. Nhà em
ở xa trường, bố mẹ em vẫn đang đi làm. Em sẽ làm gì?
Hoạt động 3: Nêu chương trình hành động
Tổng phụ trách Đội nêu các nội dung:
- Thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống thiên tai, cách ứng phó với biến đổi khí
hậu.
- Tổ chức làm vệ sinh trong nhà trường, đường làng ngõ xóm, trồng và chăm sóc
cây xanh tạo môi trường xanh - sạch - đẹp.

* Ý nghĩa của các buổi hoạt động ngoại khóa
Sau một thời gian chuẩn bị công phu và chu đáo các buổi hoạt động ngoại
khóa diễn ra rất sôi nổi, hào hứng, thu hút đa số học sinh của trường THCS Nga
Thủy và cả một bộ phận lớn dân cư trong xã. Điều đó đã phản ánh sự thành công
của các buổi hoạt động ngoại khóa và ý nghĩa to lớn hơn nữa của các hoạt động
ngoại khóa này là đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền và nâng cao
sự hiểu biết về cách phòng chống thiên tai và ứng phó với sự biến đổi của khí
hậu cho mọi người nhất là tầng lớp học sinh- những chủ nhân tương lai của đất
nước.
2.3.3. Tổ chức cho HS thi viết bài tuyên truyền, vẽ tranh cổ động hoặc biểu diễn
tiểu phẩm về cách phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.3.3.1 Tổ chức viết bài tuyên truyền (Phối hợp với giáo viên dạy môn Ngữ văn)
- Tổ chức cho học sinh viết bài theo nội dung cần đạt được:
+ Tình hình thiên tai và biểu hiện của BĐKH xảy ra hiện nay ở Việt nam và ở
địa phương.
+ Nguyên nhân hình thành một số loại thiên tai.
+ Tác hại do thiên tai gây ra.
+ Cách phòng chống một số thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu thường gặp
ở địa phương.
- Đánh giá bài tuyên truyền
GV bộ môn cùng nhóm GV văn là cô Trần Thị Châu, Bùi Thị Hồng, Hà Thị
Quy cùng đánh giá bài viết của HS .
- Phổ biến bài viết hay(Cho học sinh đọc bài viết hay trước toàn trường)
GV lựa chọn bài viết của em Đỗ Thị Linh Chi- học sinh lớp 8A phổ biến
trước toàn trường
( Phần phụ lục)
2.3.3.2 Tổ chức thi vẽ tranh: (Phối hợp với giáo viên dạy môn Mỹ thuật)
15



- Nội dung của bức tranh chỉ cần mô tả một phương diện nào đó về việc
phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, cách ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tổ chức cho học sinh thi vẽ (Thời gian: 60 phút; tranh vẽ trên khổ giấy A3)
- Tổ chức đánh giá (nhờ giáo viên Mỹ thuật)
- Trưng bày tranh đẹp, thể hiện rõ nội dung tuyên truyền cho HS nhà trường
tham quan:
Dưới đây là một số bức tranh của HS:

Chống bão (Tranh của học sinh:Trần Thị Xuân Bích- Lớp 8B)

16


Cứu hộ bão lụt ( Tranh của học sinh: Trần Thị Thảo- Lớp 7A)

Chăm sóc cây xanh ( Tranh của học sinh:Nguyễn Thị Sen- Lớp 6A)
2.3.4. Phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức cho HS đi thăm quan thực tế, trồng
và bảo vệ rừng ngập mặn ở địa phương Nga Thủy
2.3.4.1. Tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và
phát triển kinh tế xã hội. Rừng ngập mặn có tác dụng làm tăng thêm tốc độ bồi tụ
phù sa trên các bãi bồi ven biển; chắn sóng; hạn chế được tốc độ chảy và tác hại
các dòng hải lưu ven bờ, qua đó bảo vệ hệ thống đê ngăn mặn ven biển; làm giảm
nhiệt độ mặt nước và mặt đất trong những ngày hè nóng gắt và giữ nhiệt độ của
nước không tụt xuống quá thấp trong mùa đông giá lạnh. Có thể nói rừng ngập
mặn là “hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học cao” ở vùng ven biển. Đây
cũng là nơi cung cấp lâm sản có giá trị và là nơi sinh sống của nhiều loại thủy sản,
chim nước (diệc, két, mòng…), chim di cư (chim xanh, cò, trích…)
Ngoài việc cung cấp thức ăn, bãi đẻ cho các loại chim muông, rừng ngập
mặn còn là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Do đó, muốn phát triển nuôi

trồng thủy sản bền vững thì một trong những biện pháp cơ bản nhất là bảo vệ và
phát triển rừng ngập mặn ở ven biển. Xã Nga Thủy có diện tích đất bãi bồi ven
biển lớn với 130 ha. Đây không chỉ là “lá phổi xanh” mà còn là vành đai chắn
sóng bảo vệ cộng đồng dân cư trước thiên tai.
Khi trồng được một vành đai rừng ngập mặn 50m, có thể giảm sức mạnh
các cơn sóng cao 1m xuống còn 0,3m.
Khi có rừng ngập mặn: Sóng thủy triều bị giảm sức mạnh; nguồn lợi từ
biển được duy trì và phát triển; tích lũy lượng các bon; bờ biển giảm xói mòn;
công trình mùa màng bớt tổn thất; khí hậu được điều hòa.
Rừng ngập mặn có nhiều lợi ích như: Hấp thụ khí nhà kính; điều hòa khí
hậu; chống xói lở bờ biển; hạn chế xâm nhập mặn; giảm độ tàn phá của bão, lốc;
17


cung cấp thức ăn và nguyên liệu cho con người; tham quan, học tập, nghiên cứu;
phát triển du lịch sinh thái...
2.3.4.2. Học sinh tham quan rừng ngập mặn tại địa phương
Từ việc tham quan, thấy rõ được thực trạng của rừng ngập mặn ở Nga
Thủy hiện nay, để học sinh nhắc nhở nhau thực hiện: Không xả rác, túi ni lông
xuống biển; không dẫm đạp lên rừng ngập mặn mới trồng; không chặt, phá rừng
bừa bãi.

Học sinh tham quan rừng ngập mặn
2.3.4.3. Học sinh tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương
Từ lợi ích của rừng ngập mặn đem lại, trong những năm học qua nhà
trường đã phối hợp với chính quyền địa phương xã Nga Thủy tổ chức cho học
sinh tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
- Tuyên truyền cho nhân dân cùng tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn
để tăng diện tích phủ xanh của thảm rừng phòng hộ ven biển.
- Lên án những hành vi chặt phá rừng ngập mặn của người dân để nuôi trồng

thủy sản làm hủy hoại diễn thế tự nhiên bồi tụ và phát triển rừng ngập mặn non trẻ.

18


Học sinh tham gia trồng rừng ngập mặn

Học sinh tham gia chăm sóc rừng ngập mặn
2.3.5. Yêu cầu học sinh sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số
thiên tai và sự biến đổi khí hậu thường xảy ra ở nước ta và ở địa phương
Đối với giải pháp này ngay từ lớp 6 giáo viên bộ môn dạy địa lí cần có sự
định hướng và khuyến khích tất cả các em học sinh thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng (báo, đài, ti vi, mạng Internet...) , có thói quen thường xuyên
theo dõi diễn biến những đợt thiên tai, sự biến đổi khí hậu... ở Việt Nam, tỉnh
Thanh Hóa hay chính của địa phương Nga Thủy nơi các em đang sinh sống và
học tập. Đồng thời giáo viên có thể yêu cầu học sinh ghi chép các sự kiện , hoặc
19


sưu tầm các tranh ảnh về thiên tai, biến đổi khí hậu.... vào cuốn sách “Sổ tay địa
lí của em”.
( Hướng dẫn học sinh cách ghi tóm tắt: loại thiên tai, biểu hiện của biến đổi khí
hậu, ngày tháng năm xảy ra, nơi xảy ra, những thiệt hại đã biết. Nguồn tài liệu:
sách, báo, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet…). Vào cuối của mỗi học kì
giáo viên có thể thu lại, nhận xét và đánh giá kết quả sưu tầm của các em trước
tập thể lớp. Biểu dương và khen ngợi những em có kết quả sưu tầm tốt để kích
thích các bạn học sinh trong khối, trong trường từ đó tạo thêm niềm hứng thú
của học sinh đối với môn học.
2.4. Kiểm nghiệm
Sau khi thực hiện các hoạt động dạy học chính khóa và đặc biệt là các hoạt

động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp trong nhà trường với chủ đề học sinh ứng
phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Để đánh giá mức độ thành công của đề tài
tôi đã theo dõi 80 HS đã tiến hành khảo sát xác xuất trước khi tiến hành thực
hiện đề tài của trường THCS Nga Thủy ở đầu năm học 2016-2017. Cuối năm
học, tôi đã tiến hành kiểm tra lại mức độ hiểu biết và nhận thức của HS về vấn
đề này và đã thu được kết quả như sau:
Tổng
Không biết
Biết
Hiểu
Vận dụng
số HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
80
0
0
18
22,5 29
36,2
33
41,3
Như vậy rõ ràng so với phiếu điều tra xác suất ban đầu với nội dung câu hỏi
số 2 “Em tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức và kĩ năng phòng chống khi có

thiên tai, biến đổi khí hậu xảy ra?”. Kết quả chỉ có 50,6% số HS của nhà trường
tự nhận thấy mình có kiến thức và kĩ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với
biến đổi khí hậu thì sau khi áp dụng đề tài đã có 100% HS trong trường được
tiến hành điều tra đã nắm vững vấn đề này. Đặc biệt các em có thể vận dụng
những kiến thức, hiểu biết đã được học vào công tác phòng chống, hạn chế rủi
ro do thiên tai, sự biến đổi khí hậu gây ra.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
Kinh nghiệm : “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai, ứng phó
với biến đổi khí hậu cho học sinh ở trường THCS Nga Thủy thông qua môn Địa lý ”
đã có hiệu quả thiết thực, nâng cao hiểu biết của học sinh trong cách phòng, chống thiên
tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để hình thành cho HS những kiến thức và kĩ năng phòng chống thiên tai, ứng
phó với biến đổi khí hậu một cách tốt nhất thì biện pháp giáo dục trong trường
học là biện pháp đem lại hiệu quả tốt và khả quan nhất. Vì qua đó giúp các em
nắm chắc kiến thức về các loại thiên tai, hiểm họa; hình thành cho mình những
kĩ năng, năng lực cần thiết để phòng chống, giảm nhẹ rủi ro do
thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra cho bản thân, gia đình và
20


cộng đồng. Ngoài ra các biện pháp này còn giúp HS tích cực
tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, chia sẻ thông tin về
cách phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, biến đổi khí
hậu gây ra một cách rất có hiệu quả đến cộng đồng.
Để giáo dục phòng chống thiên tai và cách ứng phó với biến đổi khí hậu
cho học sinh thông qua môn địa lý có hiệu quả, giáo viên cần: Tích hợp nội
dung phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu vào các tiết dạy chính
khóa trong bộ môn địa lý cấp THCS; Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài
giờ lên lớp tìm hiểu về diễn biến thiên tai và sự biến đổi khí hậu ở địa phương;

Tổ chức cho HS thi viết bài tuyên truyền, vẽ tranh cổ động hoặc biểu diễn tiểu phẩm
về cách phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Kiến nghị
Để giúp GV thực hiện có hiệu quả hơn về vấn đề giáo dục phòng chống thiên tai,
ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua môn địa lý ở trường THCS, tôi có một số
kiến nghị như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có nhiều tài liệu hướng dẫn, tranh ảnh, băng
đĩa về giáo dục những kĩ năng phòng chống thiên tai, cách ứng phó với biến đổi
khí hậu cho giáo viên và học sinh tham khảo.
- Trong chương trình môn địa lý của cấp THCS đặc biệt đối với địa lý lớp 8
và lớp 9 nên tăng thêm số tiết ngoại khoá về tìm hiểu địa phương để từ đó GV
dễ dàng lồng ghép được nội dung giáo dục phòng chống thiên tai, ứng phó với
biến đổi khí hậu đến học sinh được nhiều hơn và có hiệu quả hơn.
- Nhà trường cần phối hợp với trạm y tế xã, tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức Care để
tăng số buổi tập huấn kiến thức, kĩ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí
hậu cho HS và giáo viên.
Chắc chắn rằng Sáng kiến này còn có những thiếu sót và hạn chế, vì vậy rất
mong được sự góp ý, nhận xét và bổ sung của lãnh đạo chuyên môn, đồng
nghiệp và những người quan tâm đến nội dung này để Sáng kiến kinh nghiệm
của tôi được hoàn chỉnh hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa
lý ở cấp THCS.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 04 năm 2017
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT
Trịnh Thị Ngọc Lan


.
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ
rủi ro thiên tai- NXB Giáo dục, 2012
2.Sổ tay ABC về biến đổi khí hậu- NXB Giáo dục , 2012
3.Tài liệu hướng dẫn” Dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai” NXB Giáo dục ,
2012
4. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nguyễn Đức Ngữ, 2009
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
5. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và
môi trường, 2012
6. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu - Lê Văn Khoa(chủ biên), Trần Trung
Dũng, Lưu Đức Hải, Nguyễn Văn Viết, 2012 - NXB Giáo dục, Hà Nội

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Ngọc Lan
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thủy
TT
Tên đề tài

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
1.
2.
3.
4.

5.

Giáo dục chính sách dân
số cho học sinh lớp 7
thông qua môn Địa lý
Kĩ năng địa lý với vấn đề
sử dụng kênh hình trong
dạy học Địa lý THCS
Phương pháp sử dụng
lược đồ trống trong dạy
học Địa lý 8
Tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường, phòng chống
thiên tai ở địa phương
( Thanh Hóa) thông qua
môn Địa lý 9 cấp THCS
Một số biện pháp sử dụng
sơ đồ trống để nâng cao
chất lượng dạy học môn
Địa lý lớp 8 ở Trường
THCS Nga Thủy


Phòng
GD&ĐT

Kết quả
Năm học
đánh giá đánh giá xếp
xếp loại
loại
(A,B hoặc
C)
C
2007-2008

Phòng
GD&ĐT

B

2008-2009

Phòng
GD&ĐT

B

2009-2010

Phòng
GD&ĐT


A
2011-2012

Sở
GD&ĐT

C

Phòng
GD&ĐT

A

Sở
GD&ĐT

C

2013-2014

23


Phn ph lc 1:
Tit dy minh ha mụn a lý 9

Tiết 25:

Bài 23:


Ngày soạn :13/11/2016
Ngày dạy:
15/11/2016
Vùng Bắc trung bộ

I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS đạt đợc:
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của
chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
- Trình bày đợc đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của
vùng, quan trng nht l rng,chng trỡnh trng rng, xõy dng h cha
nc ó gúp phn gim nh thiờn tai v bo v mụi trng. Phõn tớch c
nhng thn li, khú khn ca t nhiờn v ti nguyờn thiờn nhiờn đối với việc
phát triển kinh tế - xã hội ca vựng.
- Trình bày đợc đặc điểm dân c, xã hội và những thuận lợi,
khó khăn đối với việc phát triển của vùng. Bit c i sng dõn c
ca vựng c bit l ngi dõn vựng ven bin, vựng nỳi cũn gp nhiu khú
khn do nh hng ca thiờn tai v bin i khớ hu.
2. Kĩ năng:
- Xác định đợc trên bản đồ, lợc đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Sử dụng các bản đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Bắc Trung
Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để phân tích và trình bày về
đặc điểm tự nhiên.
- Phân tích các bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc
điểm tự nhiên, dân c, xã hội của vựng.
- Rèn cho Hs một số kỹ năng sống nh: t duy, giải quyết vấn đề
tự nhận thức
3.Thái độ:

- Giỏo dc ý thc bo v bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mụi trng, ý
thc phũng nga thiờn tai v ng phú vi bin i khớ hu.
II. Chuẩn bị
- Lợc đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
- Su tầm tài liệu để làm bài tập.
III. Tiến trình dạy học:
A. Bài cũ:
GV chấm 5 vở bài tập ca HS
B. Bài mới :

24


Vùng Bắc Trung Bộ có v trớ a lý thun li, iu kin t nhiờn v ti
nguyờn thiờn nhiờn khá phong phú và đa dạng nhng cũng có nhiều
thiên tai, ảnh hởng tới sản xuất và đời sống. Ngời dân có
truyền thống cần cù lao động, dũng cảm. Vy vựng Bc Trung B cú
nhng c im ni bt gỡ v t nhiờn, dõn c- xó hi v nh hng ca chỳng
ti s phỏt trin nn kinh t ca vựng ra sao. Hụm nay chỳng ta s tỡm hiu qua
tit 25, bi 23 Vựng Bc Trung B.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
I. Vị trí địa lí và giới hạn
lãnh thổ
HĐ cỏ nhõn
GV: - Treo lc đồ địa lí t
nhiờn vựng Bc Trung B kt hp
kờnh ch SGK cho bit din tớch v
tờn cỏc tnh ca vựng theo th t t

bc vo nam.
? Xỏc nh v trớ, gii hn ca vựng
* Vị trí địa lí:
+ Phía bắc : giáp Trung du v
miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng
sông Hồng.
+ Phía tây : giáp CHDCND
Lào
+ Phía nam : giáp Duyờn hi
? Quan sỏt lc H27.1 em cú nhn Nam Trung Bộ.
xột gỡ v hỡnh dng lónh th ca + Phía đông: giáp biển.
vựng?
* Giới hạn : lãnh thổ hẹp
ngang,
- Từ dãy Tam Điệp phớa nam
? Vị trí địa lí ú mang li cho dóy Bch Mó
vựng nhng thun li gỡ?
- Gm phn t lin v vựng bin o

Chuyn ý: V trớ a lý ca vựng cú ý
ngha rt quan trng. Vy iu kin
t nhiờn v ti nguyờn thiờn nhiờn
ca cựng cú nhng c im gỡ?
nh hng ra sao ti s phỏt trin
kinh t, chỳng ta cựng nghiờn cu.

*ý nghĩa :
- Cầu nối giữa miền Bắc và
miền Nam
- Cửa ngõ của các nớc láng

giềng ra Biển Đông và ngợc lại
- Cửa ngõ hành lang Đông
-Tây của cỏc nc Tiểu vùng
sông Mê Công.

II. Điều kiện tự nhiên và tài
Hoạt động 2
nguyên thiên nhiên
HĐ cá nhân/ cp
? Quan sát H 23.1 hoc Quan
25


×