Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương trong một số tiết dạy môn sinh học 9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.04 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Stt
A.
I.
II.
III.
IV.
B.
I.
II.
1.
2.
3.
III
1.
2.
2.1

Nội dung

Mở
đầu.............................................................................................
Lí do chọn đề tài...............................................................................
Mục đích nghiên cứu........................................................................
Đối tượng nghiên cứu.......................................................................
Phương pháp nghiên cứu..................................................................
Nội dung..........................................................................................
Cơ sở lí
luận......................................................................................
Thực trạng nghiên cứu......................................................................
Về phía giáo viên .............................................................................


Về phía học sinh...............................................................................
Về phía địa phương..........................................................................
Giải pháp..........................................................................................
Các giải pháp thực hiện ...................................................................
Biện pháp cụ thể...............................................................................
2.2 Giáo viên cần xác định rõ một số vấn đề cơ bản trong quá trình
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường...............................................
2.3 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay trong các
hoạt động dạy học............................................................................
2.4 Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi
trường...............................................................................................
Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các trò chơi, hội thi vẽ
2.5 tranh về môi trường, hội thi viết bài về môi trường, tổ chức sân
khấu hóa về môi trường...................................................................
2.6 Tăng cường ngoại khoá thực tế trong giờ thực hành, hướng dẫn
học sinh thu thập thông tin thực tế...................................................
Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí
IV. hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường địa
phương.
C.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................
I.
Kết luận, kiến nghị.........................................................................
II.
Kết luận............................................................................................
Những kiến nghị đề xuất..................................................................

Trang
1

1
1
1
1
2
2
3
3
3
4
5
5
5
5
5
9
10
13
16

16
19
19
19

1


A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật đã đưa nền kinh tế thế
giới lên một tầm cao mới, có nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên với việc áp dụng
công nghệ hiện đại đã sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa với số lượng khổng lồ, có
thể cung cấp cho toàn thế giới. Song song với lợi ích đó thì con người phải chịu hậu
quả vô cùng to lớn do môi trường ô nhiễm mang lại, đó là bầu không khí bị ô
2


nhiễm trầm trọng, nguồn nước bị nhiễm bẩn, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn
kiệt… từ đó gây ảnh hưởng đến đời sống con người và các sinh vật khác.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn
đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các
em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Ở trường THCS thì nội dung
giáo dục môi trường được lồng ghép tích hợp qua nhiều môn học có liên quan như
vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục công dân. Thông qua giáo dục môi
trường, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về môi trường, vai trò của
môi trường đối với con người và tác động con người đối với môi trường, phát triển
kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường.
Xã Minh Lộc – Huyện Hậu Lộc có tổng số diện tích là 4,44 km² với khoảng
14.000 người, là một xã nằm trong khu vực bãi ngang ven biển, với số dân đông,
tình hình môi trường ở đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Là một
giáo viên dạy môn Sinh học thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em
học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vậy việc giáo dục
như thế nào có hệ thống và đạt hiệu quả. Tôi xin chọn Sáng kiến kinh nghiệm
“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương trong một số tiết dạy môn
Sinh học lớp 9 – THCS”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh ham mê, yêu thích bộ môn sinh học.
- Giúp HS hiểu biết kiến thức về bảo vệ môi trường và ý thức được một số vấn đề
về môi trường đang được quan tâm hiện nay, có liên quan trực tiếp tới quá trình dạy

và học môn Sinh học ở trường THCS Minh Lộc.
- Giúp các em có ý thức tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường – nơi các em
đang sinh sống.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, cải
thiện và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Đối với giáo viên : đẩy mạnh công tác "giáo dục môi trường", lồng ghép giáo dục
môi trường một cách thường xuyên trong quá trình giảng dạy.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường địa phương ở một số tiết dạy môn Sinh học
lớp 9 - THCS.
- Áp dụng cho các bài ở môn Sinh học 9 đặc biệt là phần II: Sinh vật và môi trường
- Nghiên cứu về môi trường ở địa phương xã Minh Lộc – Hậu Lộc.
- Từng bước giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường địa phương.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi thực hiện các phương pháp sau:
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp quan sát sư phạm, hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu thông tin.
- Phương pháp nêu gương.
B. NỘI DUNG
3


I. Cơ sở lí luận.
Trong vài thập niên gần đây, ở khắp nơi trên thế giới, tình trạng ô nhiễm môi
trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi bất lợi của thiên
nhiên đang hằng ngày, hằng giờ ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi
trường, như: cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, nước
biển dâng, ô nhiễm môi trường sống. Đại hội XI của Đảng đã nhận định: “Môi
trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt,
khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp”. Vì
vậy, bảo vệ môi trường ngày càng trở thành một trong những chính sách quan
trọng của Đảng và Nhà nước. Điều đó đã được thể hiện thông qua các nghị quyết,
chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về việc bảo vệ môi
trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban bí thư về: Tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì
đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lí tài nguyên và bảo vệ
môi trường.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương ngày 04/11/2013 về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế đã được hội nghị Trung Ương 8 (khóa XI) thông qua.
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh
Thanh Hóa về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi
trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
“Trích Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về việc bảo
vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”
1. Quan điểm:
- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố
bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào
việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của
phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch,
dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư
tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu
tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của
mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của
xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự
nhiên của cha ông ta.
- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động
xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải
4


thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với
đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp
giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và
liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng,
sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân.
2. Mục tiêu:
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do
hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi
trường.
- Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng
trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi

người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.
II. Thực trạng nghiên cứu:
1. Về phía giáo viên.
- Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên thường không chú trọng đến việc giáo
dục tích hợp bảo vệ môi trường, hoặc giáo dục tích hợp chỉ mang tính chất chung
chung, chưa gắn liền với địa phương nơi các em sinh sống là do một trong các lý do
sau:
+ Giáo viên dành nhiều thời gian trong tiết dạy để dạy nội dung kiến thức.
+ Xem nhẹ phần liên hệ thực tế, chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục bảo vệ môi
trường địa phương.
- Trong quá trình giảng dạy, có nhiều bài giáo viên có thể tích hợp một số nội dung
trong việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên việc dạy theo nội dung bài học theo đúng
chuẩn SGK có khi lại không hay để ý đến việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường địa phương cho học sinh. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao.
2. Về phía học sinh.
- Thực trạng học sinh chưa hiểu biết nhiều về môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi
trường mang lại, ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm
môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường.
- Mặc dù biết ô nhiễm môi trường mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên
do thói quen của bản thân và gia đình nên các em có nhiều hành động vi phạm về
luật bảo vệ môi trường. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả
rác bừa bãi, bẻ cành cây và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường.
- Hiện nay đa số học sinh THCS có kỹ năng thu nhận thông tin từ các phương tiện
thông tin đại chúng chưa được cao, từ thực tế làm vốn kiến thức để vận dụng kiến
thức thực tế vào bài học. Vì vậy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh là chưa cao.
3. Về phía địa phương:
- Thực trạng môi trường địa phương đang bị ô nhiễm ở nhiều nơi, đặc biệt là khu
vực ven biển, lượng rác thải nhiều và nguồn nước bị ô nhiễm:
5



Hình ảnh: Ô nhiễm nguồn nước ở cống Bà Bồ - Minh Lộc (Tháng 11 năm 2015)

Hình ảnh: Rác thải khu vực ven bờ biển Ở Minh Lộc (Tháng 11 năm 2015)
- Việc bảo vệ môi trường diễn ra không thường xuyên.
- Chế tài xử phạt những người vi phạm chưa cao.
- Chưa có nơi để xử lí rác thải, nước thải.
- Việc tuyên truyền giáo dục cho người dân đang còn hạn chế.
Vậy chúng ta cần phải tìm ra biện pháp để khắc phục vấn đề này.
III. Giải pháp:
1. Các giải pháp thực hiện.
1.1 Xác định mục tiêu tích hợp, nguyên tắc tích hợp, nội dung, phương pháp, hình
thức tích hợp, địa chỉ tích hợp phải gắn liền với tình hình môi trường địa phương.
1.2 Xác định giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu hàng đầu
trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo viên cần coi đây là một nội dung bắt buộc
trong quá trình dạy học.
1.3 Phải xây dựng cho học sinh văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ
sở đổi mới tư duy, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường
trong xã hội và của mỗi người dân.
1.4 Trong các hoạt động dạy học cần phải áp dụng kĩ thuật dạy học, các phương
tiện dạy học cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao.
2. Biện pháp cụ thể.
2.1 Giáo viên cần xác định rõ một số vấn đề cơ bản trong quá trình tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường.
- Mục tiêu tích hợp.
- Nguyên tắc tích hợp.
6



- Nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp.
- Địa chỉ tích hợp.
Tuy nhiên dù tích hợp nội dung nào trong giảng dạy người giáo viên cũng phải
thực hiện nghiêm túc kiến thức cơ bản của môn học, không kéo dài thời gian trên
lớp và làm nặng nề giờ học.
2.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay trong các hoạt động
dạy học.
Nếu trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới môi trường được đặt ở
phần cuối của mỗi bài học và chiếm một nội dung trong hoạt động giáo dục, tuy
nhiên người giáo viên nhất thiết không được xem nhẹ mà dạy một cách qua loa.
Cần phải xác định đây là nội dung trong phần giáo dục bảo vệ môi trường và là một
nội dung rất cần thiết và bổ ích đối với các em. Giáo viên có thể dẫn dắt gợi ý cho
học sinh tự nói dựa trên hiểu biết của mình, sau đó giáo viên khuyến khích cho
điểm đối với học sinh đưa ra những thông tin đúng ngoài SGK.
Ví dụ 1: Bài 53:Tác động của con người đối với môi trường - Sinh học 9.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Sau khi học nội dung phần I: “Tác - Học sinh sẽ hiểu được thời kì nguyên
động của con người tới môi trường thuỷ môi trường ít chịu tác động của
qua các thời kỳ phát triển của xã hội” con người, thời kỳ xã hội nông nghiệp
đã chịu sự tác động chủ yếu của con
người do hoạt động phá rừng làm rẫy,
xây dựng khu dân cư......đặc biệt đến
thời kỳ xã hội công nghiệp thì việc cơ
giới hoá nông nghiệp, đô thị hoá....
- Giáo viên dẫn dắt học sinh đến nội ngày càng phát triển mạnh mẽ dẫn tới
dung phần II. “Tác động của con có thể gây nên những hậu quả lớn trong
người làm suy thoái môi trường tự việc hủy hoại môi trường tự nhiên.
nhiên”.
- HS hoàn thành bảng.

- GV: Yêu cầu HS hoàn thành nội dung
bảng 53.1/159
- HS trả lời: (Mất nhiều loài sinh vật,
- GV: Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi mất nơi ở của sinh vật, xói mòn và
và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường,
quả nghiêm trọng. Theo em đó là cháy rừng, hạn hán, mất cân bằng sinh
những hậu quả gì?
thái...)
- HS tự tìm hiểu và trả lời. Thấy được
- Nội dung tích hợp: GV Yêu cầu học có nhiều hoạt động của cộng đồng dân
sinh tự tìm hiểu những hoạt động của cư gây ảnh hưởng tới môi trường, ảnh
cộng đồng dân cư nơi mình đang sống hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của
có ảnh hưởng tới môi trường như thế con người.
nào? Từ đó cho các em có thể kể ra các
hoạt động như: Thải rác bừa bãi xuống
biển, chất thải trong khu dân cư không
có chỗ thoát, phun thuốc trừ sâu, diệt
cỏ, bụi bặm do hoạt động của các
phương tiện giao thông…
- HS liên hệ: (Thải rác bừa bãi xuống
7


- GV: Ở địa phương em, con người đã biển, thải nước thải xuống biển, một số
có những hoạt động nào gây ô nhiễm vùng sử dụng tràn lan hóa chất bảo vệ
môi trường biển?
thực vật, gây ô nhiễm nguồn đất,
nước...)
- GV hướng đến nội dung phần III “Vai
trò của con người trong việc bảo vệ và

cải tạo môi trường tự nhiên”
- Nội dung tích hợp: GV giúp các em
tìm ra các biện pháp bảo vệ và cải tạo
môi trường tự nhiên.
- GV: Chúng ta cần phải làm gì để bảo
vệ môi trường tự nhiên, nơi các em
đang sinh sống?

- HS trả lời các biện pháp bảo vệ môi
trường tự nhiên (Không thải rác bừa
bãi, thải rác đúng nơi quy định, làm vệ
sinh đường làng, ngõ xóm, khu vực đê
biển theo định kì...)
Ví dụ 2: Bài 54 - 55: Ô nhiễm môi trường - Sinh học 9
Để thực hiện nội dung bài học này thì giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh kẻ
bảng 55 ( trang 168) vào vở bài tập. Mỗi tổ chuẩn bị : Sưu tập tranh ảnh về ô nhiễm
môi trường về các nội dung:
+ Ô nhiễm không khí
+ Ô nhiễm nguồn nước.
+ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
+ Ô nhiễm do chất phóng xạ.
+ Ô nhiễm do chất thải rắn.
+ Ô nhiễm do các sinh vật gây bệnh.
Hoạt động 1: Ô nhiễm môi trường là gì ?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu các tổ báo cáo kết - HS các tổ báo cáo
quả của tổ theo phần chuẩn bị .
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát - HS qua sát tranh
tranh.

- GV? Em có nhận xét gì về tình hình - HS nhận xét; tình hình môi trường rất
môi trường ở đây?
ô nhiễm
- GV? Vậy Ô nhiễm môi trường là gì ? - HS trả lời, học sinh tự khái quát
thành khái niệm.
- GV? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi - HS trả lời:
trường là gì ?
+ Do tự nhiên
+ Do con người
- GV? Kể tên một số môi trường bị ô - HS trả lời (Môi trường đất, môi
nhiễm mà em biết?
trường nước, môi trường không khí...)
- Nội dung tích hợp: Em có nhận xét gì - HS nhận xét: Môi trường địa phương
về môi trường ở địa phương em – nơi đang bị ô nhiễm, đặc biệt là khu vực
mà em đang sinh sống?
ven biển...
8


Kết luận: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời
các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới con
người và các sinh vật khác.
Nguyên nhân:
+ Do tự nhiên.
+ Do con người.
Hoạt động 2: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và các biện pháp hạn chế gây ô
nhiễm môi trường.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm

+ Tổ 1: Ô nhiễm do các chất khí thải
ra từ hoạt động công nghiệp và sinh
hoạt
+ Tổ 2: Ô nhiễm do hoá chất và thuốc
bảo vệ thực vật, ô nhiễm do các chất
phóng xạ.
+ Tổ 3: Ô nhiễm do các chất thải rắn.
+ Tổ 4: Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
- Giáo viên yêu cầu đại diện 4 nhóm,
mỗi nhóm 2 HS thi giữa các nhóm
hoàn thiện phiếu học tập:
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm.
+ Biện pháp hạn chế ô nhiễm
+ Liên hệ
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm đội
thắng và có nhiều đáp án đúng.
- GV: Chúng ta cần phải làm gì để hạn
chế ô nhiễm môi trường?

- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Thảo luận các nội dung.
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm.
+ Biện pháp hạn chế ô nhiễm.
+ Liên hệ bản thân.

- Đại diện từng nhóm thi hoàn thị bảng

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ thực tế để trả lời.


Bảng 55. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm SGK- 168.
Tác dụng hạn chế
Ghi kết
Biện pháp hạn chế
quả
1. Ô nhiễm không khí.
a, Lắp ráp các thiết bị lọc khí cho các
nhà máy.
b, Sử dụng nhiều năng lượng mới
2. Ô nhiễm nguồn nước.
không sinh ra khí thải (năng lượng gió,
mặt trời).
c, Tạo bể lắng và lọc nước thải.
3. Ô nhiễm do thuốc bảo
d, Xây dựng các nhà máy xử lí rác.
vệ thực vật, hóa chất.
e, Chôn lấp và đốt cháy rác một cách
khoa học.
g, Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để
4. Ô nhiễm do chất thải
dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
9


rắn.
5. Ô nhiễm do chất
phóng xạ.
6. Ô nhiễm do các tác
nhân sinh học.

7. Ô nhiễm do hoạt động
tự nhiên, thiên tai.
8. Ô nhiễm tiếng ồn.

h, Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất
thải thành các nguyên liệu, đồ dùng...
i, Xây dựng công viên xanh, trồng cây.
k, Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi
người về ô nhiễm và cách phòng
chống.
l, Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ
các chất gây nguy hiểm cao.
m, Kết hợp ủ phân động vật trước khi
sử dụng để sản xuất khí sinh học.
n, Sản xuất lương thực và thực phẩm an
toàn.
o, Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp... ở
xa khu dân cư.
p, Hạn chế gây tiếng ồn của các
phương tiện giao thông.
q, ..........................................................

Kết luận: Bảng 55. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm SGK- 168
Các loại ô nhiễm
Tác nhân gây ô nhiễm
Biện pháp hạn chế
- Khí thải từ hoạt động công
1. Ô nhiễm không khí
a,b,d,e,g,i,k,l,m,o
nghiệp và sinh hoạt.

- Nước thải từ hoạt động công
nghiệp và sinh hoạt, xác chết
2. Ô nhiễm nguồn nước
c,d,e,g,i,k,l,m,o
động thực vật, rác thải đổ ra
sông...
3. Ô nhiễm do thuốc bảo - Thuốc bảo vệ thực vật: Trừ
g,k,l,n
vệ thực vật, hoá chất.
sâu, diệt cỏ, diệt nấm....
- Các chất phóng xạ: Công
4. Ô nhiễm do các chất
trường khai thác chất phóng d,e,g,h,k,l
phóng xạ.
xạ, nhà máy điện nguyên tử.
5. Ô nhiễm do chất thải Chất thải rắn: Cao su, nhựa, ni
g,k,l
rắn.
lông, vôi xỉ .....
6. Ô nhiễm do sinh vật - Sinh vật gây bệnh: Xác chết,
c,d,e,g,k,l,m,n
gây bệnh.
phân rác....
7. Ô nhiễm do hoạt động
- Do hoạt động núi lửa, lũ lụt. g,k
tự nhiên, thiên tai.
- Do các nhà máy, phương
8. Ô nhiễm tiếng ồn
g,i,k,o,p
tiện giao thông.

Như vậy ta cứ tiến hành tích hợp ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vào các
bài học liên tục. Từ đó hình thành cho các em có ý thức, trách nhiệm và hành vi
trong việc bảo vệ môi trường trước hết ở phương diện lý thuyết sau đó sẽ thành
hành động cụ thể khi các em hiểu rõ vấn đề.
2.3 Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường.
10


Để giảng dạy kiến thức có liên quan đến môi trường, giáo viên cần tích hợp một
cách có hệ thống các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường với kiến thức môn học
thành nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối liên hệ lí luận và
thực tiễn được đề cập trong bài học. Vì vậy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
không phải muốn đưa vào lúc nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài
học có liên quan với vẫn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào.
Đối với môn Sinh học có thể áp dụng hai dạng khác nhau:
- Dạng lồng ghép:
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình
SGK và trở thành một phần kiến thức môn học. Trong SGK Sinh học 9 nội dung
này có thể chiếm một vài chương như: Chương I: Sinh vật và môi trường; Chương
II: Hệ sinh thái; Chương III: Con người, dân số và môi trường; Chương IV: Bảo vệ
môi trường.
Chiếm một mục, một đoạn trong bài học (lồng ghép một phần). Trong SGK
Sinh học 9:
Ví dụ 1: Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Trong bài này ở mục III có các biện
pháp để hạn chế bệnh và tật di truyền ở
người.
- Sau khi học sinh hiểu biết về một số

tật, bệnh di truyền.
- Nội dung tích hợp: GV giúp HS liên - Học sinh liên hệ thực tế tại địa
hệ thực tế tại địa phương về các biện phương, từ đó nêu được một số biện
pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di
truyền ở người: “Đấu tranh chống sản truyền.
xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ
khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm
môi trường. Sử dụng đúng cách các loại
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa
bệnh”.
Ví dụ 2: Bài 30: Di truyền học với con người
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Trong bài này ở mục III có nêu lên
hậu quả di truyền do ô nhiễm môi
trường.
- GV cho HS tìm hiểu hậu quả của di - HS tìm hiểu.
truyền do ô nhiễm môi trường.
- Nội dung tích hợp: GV giáo dục cho - HS đề xuất được các biện pháp trong
HS ý thức trong việc bảo vệ môi trường việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi
nói chung và tại địa phương nói riêng.
trường địa phương.
- Dạng liên hệ:
11


Ở dạng này các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được đưa vào
chương trình và SGK nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung
kiếm thức giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan với bài học qua giờ lên lớp.
Trong SGK Sinh học 9 có nhiều bài có khả năng liện hệ kiến thức bảo vệ môi

trường. Tuy nhiên, giáo viên cần xác định các bài học có khả năng lồng ghép và lựa
chọn các kiến thức và vị trí có thể đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài
một cách hợp lí. Muốn làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải luôn cập nhật các
kiến thức về môi trường.
Ví dụ: Bài 21: Đột biến gen.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Ở nội dung phần II – Nguyên nhân
phát sinh đột biến gen. Một trong
những nguyên nhân gây ra đột biến gen - Từ đó các em có thể biết được các
là do hậu quả của ô nhiễm môi trường hậu quả do ô nhiễm môi trường mang
mang lại.
lại và có thể nêu lên được những biện
- Nội dung tích hợp: Ở nội dung phần pháp khắc phục các hậu quả đó tại địa
này giáo viên có thể liên hệ cho các em phương, nơi các em đang sinh sống.
hậu quả của ô nhiễm môi trường ở địa
phương nơi các em đang sinh sống.
2.4 Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các trò chơi, hội thi vẽ tranh về môi
trường, hội thi viết bài về môi trường, tổ chức sân khấu hóa về môi trường.
Để thay đổi hình thức dạy - học cho học sinh đỡ nhàm chán (đặc biệt đối với
phần sinh thái và môi trường - Sinh học 9) thì ta nên sử dụng phương pháp này.
Giáo viên bộ môn có thể tham mưu với nhà trường để có thể tổ chức lồng ghép
chương trình sân khấu hóa thông qua các tiểu phẩm, các phần thi hùng biện, thi vẽ
tranh, viết bài về môi trường trong các dịp chào mừng các ngày lễ lớn trong năm
học.
Qua các hoạt động này thì giáo viên có thể giúp cho các em hiểu rõ hơn về môi
trường các em đang sống, từ đó giúp các em yêu quý môi trường hơn và nâng cao
được ý thức trong việc bảo vệ môi trường và tuyên truyền được một cách rộng rãi
hơn đối với tất cả mọi người.
Các trò chơi, hội thi tìm hiểu có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hình thành ý

thức bảo vệ môi trường vì:
- Gây hứng thú cho học sinh khi nghiên cứu vấn đề về bảo vệ môi trường.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đối với những vấn đề về
bảo vệ môi trường.
- Giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường.
- Phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác nhóm nhỏ.
- Hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Để tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường dưới hình thức này giáo viên cần tuân
thủ các bước sau đây:
Bước 1: Xác định tên chủ đề.
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung.
12


Bước 3:
Bước 4:
Bước 5:
Bước 6:
Bước 7:
Bước 8:
Bước 9:

Xác định thời gian, địa điểm.
Thành lập nhóm giám khảo
Tuyên truyền phát động trò chơi, hội thi.
Thiết kế chương trình.
Chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị
Tiến hành trò chơi, hội thi.
Tổng kết, rút kinh nghiệm.


Ví dụ 1: Bài 56 - 57: Thực hành tìm hiểu tình hình môi trường địa phương (tiết 2)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ - Các tổ chuẩn bị nhiệm vụ được phân
chuẩn bị nội dung phần hùng biện về công.
việc bảo vệ môi trường địa phương.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh viết theo
sườn như sau:
+ Vai trò của môi trường.
+ Thực trạng của môi trường địa
phương em.
+ Nguyên nhân.
+ Hậu quả.
+ Biện pháp khắc phục.
+ Cảm nghĩ của em...
- Trong quá trình chuẩn bị, giáo viên cử - Ban giám khảo lên làm việc.
ban giám khảo gồm 5 người (Lớp
trưởng và 4 tổ trưởng) sau đó giáo viên
phát thang điểm và hướng dẫn chấm
cho ban giám khảo.
- Sau khi các em đã chuẩn bị xong, giáo - Các nhóm lên trình bày.
viên yêu cầu đại diện của 4 nhóm lên - Lớp trưởng thay mặt ban giám khảo
trình bày.
đọc kết quả.
- Giáo viên tổng hợp kết quả, tuyên
dương những nhóm làm tốt, động viên
những nhóm chưa tốt.
Ví dụ 2: Dạy bài 62: Thực hành vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ
môi trường ở địa phương (Sinh học 9)
Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh
- Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu - HS chú ý lắng nghe.
và yêu cầu bài học
- Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.
- Giáo viên chia học sinh làm 4 tổ.
- Các tổ nhận nhiệm vụ.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi tổ.
+ Tổ 1: Thảo luận nội dung: Không đổ
rác bừa bãi gây mất vệ sinh.
+ Tổ 2: Thảo luận nội dung: Không gây
13


ô nhiễm nguồn nước.
+ Tổ 3: Thảo luận nội dung: Không sử
dụng phương tiện giao thông cũ nát
+ Tổ 4: Thảo luận nội dung: Không sử
dụng thuốc nổ để đánh bắt cá.
- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ đưa ra các
tình huống có vấn đề trong nội dung
của tổ và chuẩn bị giải quyết tình
huống của các tổ còn lại.
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm để
đưa tình huống của các tổ và giải quyết
tình huống ở các tổ.
- Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thảo
luận.
- Hoạt động 4: Đại diện các nhóm đưa
ra tình huống và giải quyết tình huống
theo sự sắp xếp bốc thăm.

- GV gợi ý một số Ví dụ một số câu hỏi
bốc thăm:
? Em xử lý như thế nào khi gặp người
đổ rác bừa bãi, Sử dụng thuốc nổ đánh
cá ở địa phương ?
Hoạt động 5: Đánh giá.
- Giáo viên cho học sinh đánh giá chéo
giữa các tổ và cho điểm.
- Giáo viên đánh giá và cho điểm các
tình huống.
- Kết quả đưa tình huống và giải quyết
tình huống là nội dung của bài học.
- GV nhận xét đánh giá chung.

- Các tổ hoạt động.

- HS thực hiện.
- HS thảo luận.
- HS thực hiện.

- HS thực hiện việc đánh giá.

Ví dụ 3: Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - Sinh học 9
Bài này gồm 3 nội dung: Sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
Sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ về - HS chuẩn bị tình huống được phân
chuẩn bị các tình huống (mỗi tổ 1 tình công.

huống, 1 nội dung)
- Sau đó các tổ đưa ra tình huống sử
- GV làm trọng tài cho các tổ.
dụng một loại tài nguyên nào đó và yêu
- Sau đó nhận xét sự hoạt động của các cầu tổ khác giải quyết tình huống đó tổ, tuyên dương tổ làm tốt, sử dụng hợp xem sử dụng như thế đã hợp lý chưa,
lí tài nguyên thiên nhiên.
giải thích....
- Sau đó GV hướng dẫn những tổ chưa
làm tốt có thể về nhà bổ sung.
14


2.5 Tăng cường ngoại khoá thực tế trong giờ thực hành, hướng dẫn học sinh
thu thập thông tin thực tế.
Minh Lộc là một xã ven biển của Hậu Lộc, trong những năm gần đây dưới sự
tác động của con người môi trường tại đây có nhiều thay đổi cả tích cực và tiêu
cực. Tình hình môi trường ở khu vực đê biển là một vấn đề rất cần được quan tâm,
vì vậy việc tổ chức ngoại khoá cho cho học sinh đi đến những nơi có thay đổi tích
cực, tiêu cực là một dịp để các em nắm vững nội dung bài học, từ đó tìm ra phương
pháp bảo vệ môi trường hiện tại và tương lai.
Qua hoạt động này giúp các em học sinh có được kĩ năng quan sát, thu thập
được thông tin ngoài thực tế, học sinh có thể đánh giá được tình hình môi trường
địa phương, sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới môi trường, ảnh hưởng của
sự tác động của con người tới môi trường địa phương, từ đó hình thành cho các em
có ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường và các loài sinh vật xung quanh.
Ví dụ 1: Bài 45 - 46: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh
thái lên đời sống sinh vật.
Giáo viên chọn địa điểm, yêu cầu học sinh chuẩn bị về phương tiện, vật dụng
cần thiết hướng dẫn cho học sinh kẻ một số bảng cần thiết, qua việc quan sát ngoài
thực tế học sinh có thể hoàn thành các nội dung theo bảng sau:

Bảng 45.1. Các loại sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành.
Tên sinh vật
Nơi sống
Thực vật: ......
Động vật: .....
Nấm: .....
Địa y: .....
Bảng 45.2. Các đặc điểm hình thái của lá cây.
St Tên cây
Nơi sống
Đặc điểm của
Các đặc điểm
Những nhận
t
phiến lá
này chứng tỏ lá xét khác (nếu
cây quan sát là:
có)
1
2
Bảng 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được.
St Tên động vật Môi trường sống Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi
t
với môi trường sống
1
2
Sau khi học sinh thu thập thông tin và hoàn thành bảng, đến lớp giáo viên cho
cho các nhóm trình bày và cho các nhóm khác nhận xét.
Ví dụ 2: Bài 56 - 57: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương (tiết 1)
Giáo viên chọn địa điểm gần trường trước 2 ngày sau đó thông báo cho học sinh

chuẩn bị về phương tiện, vật dụng cần thiết, hướng dẫn cho học sinh kẻ một số
bảng cần thiết như:
Bảng 56.1. Các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm
15


Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

Hoạt động của con người trong
môi trường.

Bảng 56.2. Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm
Các nhân tố
Mức độ ô nhiễm
Nguyên nhân gây
gây ô nhiễm
(ít/nhiều/rất ô nhiễm)
ô nhiễm

Đề xuất biện pháp
khắc phục

Sau đó đến giờ thực hành giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm, quan sát, thảo
luận nhóm tự tìm đáp án điền vào bảng.
Trong quá trình thực hành bằng kiến thức thực tế học sinh cảm nhận được vai
trò của việc bảo vệ môi trường tại địa phương nói riêng và trên toàn cầu nói chung
trong giai đoạn hiện nay. Từ đó giúp cho các em có ý thức tự giác trong việc bảo vệ
môi trường – nơi các em đang sinh sống.

Hàng tháng, nhà trường phối kết hợp với địa phương để tổ chức cho các em học
sinh (đặc biệt là học sinh khối 9) đi lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm, vệ sinh
ven biển. Qua hoạt động này, một phần làm cho môi trường sạch đẹp hơn, một
phần hình thành cho các em có ý thức tốt hơn trong việc giáo dục bảo vệ môi
trường ngay tại địa phương.

Hình ảnh: Lao động vệ sinh khu vực ven biển Minh Lộc – Hậu Lộc
(Tháng 2 năm 2016)

Hình ảnh: Lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm Minh Lộc – Hậu Lộc
(Tháng 2 năm 2016)
2.6 Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức,
hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên và bảo vệ môi trường địa phương.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo dư luận xã hội lên án và thống
nhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên,
gây ô nhiễm môi trường, săn bắt trái phép động vật.
16


Nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân. Xây dựng tiêu chí,
chuẩn mực về bảo vệ môi trường trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, cán bộ, đảng viên. Hình thành các thiết chế văn hoá, đạo đức môi trường
trong xã hội. Thực hiện đánh giá, phân hạng về môi trường đối với các ngành, địa
phương.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh khối 9 là góp phần
giúp cho các em nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi
trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân

các em cũng như đối với cộng đồng xã hội, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn
trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức
trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và
phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. Mục tiêu này có định hướng xây dựng thái độ, cách
đối xử thân thiện với môi trường.
Hình thành cho các em có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng
cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng
một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để các em và gia
đình có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi
trường cụ thể tại địa phương. Đây là mục tiêu về khả năng Giáo dục môi trường
hoàn toàn không tách rời những giá trị về kiến thức, kinh nghiệm thực tế và
cách thức thực hiện của từng địa phương hay khu vực về một quá trình tạo lập và
phát triển bền vững. Giáo dục môi trường luôn trân trọng những tri thức bản địa và
ủng hộ việc giáo dục tương ứng với việc học tập dựa trên môi trường địa
phương.
Qua quá trình triển khai sáng kiến kinh nghiệm có thể giúp cho:
- Giáo viên và học sinh dễ dàng tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường qua các
phương tiện thông tin đại chúng ( sách báo, tivi, internet, các môn học khác, qua
thực tế địa phương...)
- Học sinh có thể dễ dàng hình thành những thói quen, hành động cụ thể để bảo vệ
môi trường sống, làm việc, học tập như không vứt rác bừa bãi...
- Học sinh đỡ nhàm chán trong việc học tập, ham tìm hiểu về môi trường.
Sau khi thực hiện nội dung này đối với học sinh khối 9 tại trường THCS Minh
Lộc thì vấn đề ô nhiễm môi trường địa phương phần nào được khắc phục, thực
trạng môi trường địa phương đã sạch đẹp hơn.

Hình ảnh: Môi trường ven biển Minh Lộc – Hậu Lộc
(Tháng 5 năm 2016)

Hình ảnh: Đường làng, ngõ xóm Minh Lộc – Hậu Lộc

(Tháng 5 năm 2016)
17


Qua nội dung khảo sát học sinh lớp 9 học kỳ II năm học 2015 - 2016 tôi đã thu
được kết quả như sau:
Đầu học kỳ II:
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
Kém
Lớp
SS
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
40
10
25
18
45
12
30
9A2
38
8

21
13
34
17
45
Tổng 78
18
23
31
39,7
29
37,3
Cuối học kỳ II
Lớp

SS

9A1
9A2
Tổng

40
38
78

SL
28
25
53


Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
Kém
%
SL
%
SL
%
70
12
30
0
0
65,8
13
34,2
0
0
67,9
25
32,1
0
0

C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Bằng thực tế giảng dạy và nghiên cứu sự thay đổi của chương trình và sách giáo
khoa, kết hợp áp dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt
động học tập của học sinh, kể từ năm học 2015 - 2016 tôi đã mạnh dạn áp dụng

sáng kiến trên trong kế hoạch giảng dạy của mình, kết hợp với các giáo viên bộ
môn khác, cùng thống nhất áp dụng sáng kiến trên vào công tác giảng dạy ở đơn vị
trường, tôi nhận thấy có nhiều hiệu quả tốt.
Đối với HS từ chỗ các em có ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt, thờ ơ trước sự
ô nhiễm môi trường đến ý thức tốt trách nhiệm của mình trước cộng đồng trong
việc chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh của chúng ta như : đổ rác đúng
nơi quy định, vệ sinh chuồng trại, nhà ở, trường học, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây
xanh. Trên cơ sở đó giúp cho các em học sinh lòng ham mê, yêu thích bộ môn giúp cho thầy cô giáo định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh khi còn trên
ghế nhà trường, đồng thời các em cũng là các tuyên truyền viên ở gia đình, địa
phương.
Đối với giáo viên, có thể tự tìm tòi, nghiêm cứu học hỏi kiến thức có liên quan
đến vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là kiến thức thực có liên quan ở tại địa
phương, trong nước và trên thế giới, và ý thức được tầm quan trọng của công tác
giáo dục bảo vệ môi trường cho HS, là một trong những biện pháp hữu hiệu và có
tính bền vững nhất trong các biện pháp để góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi
trường .
II. Những kiến nghị đề xuất:
18


- Đối với nhà trường cần tạo điều kiện để cho giáo viên, HS được đi tham quan,
học hỏi kinh nghiệm, học tập nâng cao hiểu biết về môi trường.
- Cần cung cấp, mua sắm thêm nhiều tài liệu, sách báo có liên quan đến môi trường
để giúp cho việc học tập được thuận lợi hơn.
- Đối với địa phương:
+ Địa phương cần có kế hoạch giúp nhà trường trong việc trồng và bảo vệ cây
xanh.
+ Cần có chế tài trong việc xử lí các tổ chức và cá nhân nếu vi phạm luật bảo vệ
môi trường ở địa phương.
+ Vận động, tuyên truyền các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân có ý thức và bảo vệ

môi trường. Có kế hoạch xây dựng nơi đổ rác thải, nước thải cho đảm bảo công tác
vệ sinh môi trường cho nhân dân nhất là các chất thải vô cơ khó tiêu.
+ Tích cực trong việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển.
- Đối với giáo viên cần tích cực học hỏi nâng cao kiến thức đặc biệt là kiến thức
thực tế về môi trường, tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, Internet,
trong quá trình giảng dạy cần tích hợp kiến thức giáo dục môi trường thông qua các
phần của bài.
- Đối với HS cần tích cực học hỏi, thu nhận thông tin từ mọi phương tiện, từ thực tế
làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học.
Trên đây là là một số kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường địa phương cho học sinh, trong quá trình làm sáng kiến của mình không thể
tránh được những thiếu sót về nội dung và cách trình bày. Tôi rất mong sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô và đồng nghiệp đi trước quan tâm đến vấn đề này nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THCS.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 10 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

GV: Trịnh Văn Huy

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 9 - Nhà xuất bản Giáo dục
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học THCS - Nhà

xuất bản Giáo dục (Ngô Văn Hưng chủ biên).
3. Phân phối chương trình Môn Sinh học THCS - Nhà xuất bản Giáo dục
4. Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường - Nhà xuất bản Giáo dục (Lê Văn
Khoa chủ biên).
5. Một số văn bản nghị quyết, chỉ thị đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo
dục bảo vệ môi trường.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về việc bảo vệ môi
trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban bí thư về: Tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì
đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lí tài nguyên và bảo vệ
môi trường.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương ngày 04/11/2013 về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế đã được hội nghị Trung Ương 8 (khóa XI) thông qua.
20


- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh
Thanh Hóa về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi
trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

21




×