Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sử dụng phưng pháp bàn tay nặm bột gây hứng thú học tập môn sinh học khi dạy chương vận động cho học sinh lớp 8 trường THCS nga liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.74 KB, 21 trang )

Mục

MỤC LỤC
Tên đề mục

I.
1.
2.
3.
4.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
II.
1.
2.

PHẦN MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp dạy học trực tiếp
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SKKN


THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN

Trang
1
1
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3

3.

CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

5

3.1.
Bước 1

1. Tiến trình dạy học áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Tổ chức các hoạt động tạo tình huống xuất phát “giúp học sinh
bộc lộ quan niệm ban đầu” kết hợp với câu hỏi nêu vấn đề


5
5

Bước 2

Tổ chức hoạt động hình thành câu hỏi của học sinh và kỹ thuật
đặt câu hỏi của giáo viên trong dạy học theo phương pháp “Bàn
tay nặn bột”
Xây dựng giả thuyết, thiết kế phương án thực nghiệm thông qua
thảo luận và hoạt động nhóm
Tổ chức thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu tìm câu trả lời cho
từng đơn vị kiến thức của bài học
Tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích thông tin rút ra kết luận
và hệ thống hóa kiến thức
Bài giảng thực nghiệm:
HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
Quá trình thực hiện:
Kết quả nghiên cứu
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

6

Bước 3
Bước 4
Bước 5
3.2.
4.
4.1.

4.2.
5.
III.
1.
2.
IV.
V.

KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ
ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG
GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.

7
9
10
11
16
16
17
17
18
18
18
19
20

1



I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Dạy tốt - Học tốt” được coi là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Trong
giảng dạy phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác tìm tòi
của học sinh là vấn đề mà nhiều giáo viên và các cấp quản lí giáo dục phải quan
tâm, nghiên cứu. Muốn vậy trong mỗi bài giảng cần phải cải tiến được nội dung,
phương pháp giảng dạy một cách hợp lý để khai thác sâu kiến thức, rèn trí thông
minh, óc suy nghĩ sáng tạo cho học sinh giúp các em nắm kiến thức nhanh và
chính xác. Để đạt được như vậy thì mỗi giáo viên phải biết vận dụng các phương
pháp dạy học phù hợp với từng tiết dạy của môn học để gây hứng thú học tập.
Nội dung học tập của bộ môn Sinh học ở trường THCS nói chung, môn Sinh
học 8 nói riêng chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động, phong phú, hấp
dẫn, để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh tạo điều kiện hình
thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập của học sinh. Đặc
biệt, bộ môn Sinh học 8 là bộ môn khoa học nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu
sinh lý người và vệ sinh nên việc sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội
dung của môn học có vai trò rất quan trọng.
Là giáo viên đứng trên bục giảng lâu năm tôi luôn trăn trở và mong muốn tìm
được phương pháp dạy học để các em thấy dễ hiểu, hiểu sâu và quan trọng hơn
là các em biết cách để tự mình tìm ra tri thức như ông cha ta đã nói “Cho bát
cơm không quý bằng cho cái cần câu cơm”. Thay vì truyền đạt kiến thức cho các
em hãy giúp các em biết cách tự tìm lấy tri thức, được như vậy thực không còn
gì bằng.
“Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học mà tôi hằng mong muốn tìm
được vì “Bàn tay nặn bột” chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh
bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho
các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát,
nghiên cứu tài liệu hay điều tra…

Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đưa ra các câu hỏi, các giả
thiết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm
chứng và rút ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích,
tổng hợp kiến thức. Vì vậy với mỗi nội dung học sẽ là một trải nghiệm, điều này
khiến học sinh có hứng thú học tập, say mê nghiên cứu và khắc sâu kiến thức
hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó theo xu hướng giáo dục hiện nay thì “Người học là trung tâm, là
chủ thể của quá trình nhận thức” còn giáo giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng
dẫn, uốn nắn người học tìm ra kiến thức, mà phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã
đáp ứng được các yêu cầu nói trên.
Chính vì những lý do đã phân tích ở trên, để góp phần giúp học sinh học
môn Sinh học 8 tốt hơn tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp
“Bàn tay nặn bột” gây hứng thú học tập môn Sinh học khi dạy chương “Vận
động” cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Liên” để nghiên cứu và áp dụng.

2


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu vai trò của phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Sinh học 8.
Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh học 8 nhằm
gây hứng thú học tập cho học sinh.
Giúp cho các em học sinh nắm vững kiến thức và có thêm một số kỹ năng
vận dụng các kiến thức đó.
Tạo cho học sinh niềm tin, sự yên tâm, say mê học tập và tìm tòi thêm về
môn Sinh học 8. Phát huy được quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá tìm
tòi tri thức về môn Sinh học một cách chủ động, tích cực đó là quá trình tự phát
hiện và giải quyết các vấn đề. Góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả
dạy học môn Sinh học ở trường THCS Nga Liên.
Ngoài ra tôi còn tìm tòi, mở rộng, nâng cao để giúp học sinh phát triển tư duy

sáng tạo, rèn luyện trí thông minh. Từ đó các em có khả năng giải quyết các bài
tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách chủ động hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Giáo viên và các em học sinh khối 8 của trường THCS Nga Liên.
Nghiên cứu việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học
chương “Vận động” Sinh học 8 để gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 8
trường THCS Nga Liên, Nga Sơn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Khảo sát thực tế học sinh: Qua hai đợt (đầu năm và qua bài kiểm tra giữa kì I)
4.2. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Tìm đọc và nghiên cứu kĩ SGK, các tài liệu có liên quan đến phương pháp
“Bàn tay nặn bột”.
4.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu nguyên tắc, phương thức, phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong
giảng dạy.
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
Nghiên cứu việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong Sinh học 8.
4.4. Sử dụng phương pháp dạy học trực tiếp
Thực hiện các tiết dạy học tại lớp 8A, 8C xây dựng các bài học bằng phương
pháp “Bàn tay nặn bột”.
Dạy thực nghiệm để đánh giá kết quả của phương pháp “Bàn tay nặn bột”
4.5. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Từ kết quả khảo sát, tiến hành thống kê, so sánh, phân tích và xử lí thông tin,
thu thập ý kiến phản hồi của học sinh và đồng nghiệp để khái quát hóa tình hình
nắm bắt kiến thức và kĩ năng của học sinh để đưa ra biện pháp khắc phục.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đây là đề tài được tôi áp dụng lần đầu tiên vào giảng dạy môn Sinh học 8 ở
trường THCS Nga Liên


3


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê
khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền
kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới.
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, thích
hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc
tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh
mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Tập
trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp
cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó
khám phá ra bản chất vấn đề.
Chương trình “Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương
pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp
mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích
bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương pháp này giúp
các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định, phương pháp này giúp
tạo lập cho học sinh thói quen làm việc như các nhà khoa học và niềm say mê
sáng tạo, phát hiện, giải quyết vấn đề.
Vậy phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là gì?
“Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm
nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
“Bàn tay nặn bột” chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng
các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn
đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên
cứu tài liệu hay điều tra...

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác “Bàn tay nặn bột” luôn coi
học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu
trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
Mục tiêu của “Bàn tay nặn bột” là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá,
yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa
học, “Bàn tay nặn bột” còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt
thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Qua việc quan sát, trò chuyện và điều tra tình hình về sự lĩnh hội kiến thức
môn Sinh học 8 của học sinh ở trường THCS Nga Liên tôi nhận thấy:
Trong thực tế có những học sinh khi học bài mặc dù ghi được rất nhiều
nhưng khi học vẫn không đầy đủ kiến thức hoặc không thành hệ thống. Việc học
4


như vậy khiến các em mất nhiều thời gian, học thụ động, chưa đem lại hiệu quả
cao.
Muốn học sinh học tập tích cực thì giáo viên phải có những phương pháp dạy
học thích hợp, thay vì truyền đạt kiến thức cho các em hãy giúp các em biết cách
tự tìm lấy tri thức, đây là vấn đề tôi luôn trăn trở, tìm tòi và nghiên cứu.
Qua trực tiếp giảng dạy môn Sinh học 8 tại trường THCS Nga Liên tôi thấy
rằng đa số học sinh không mấy hứng thú với môn Sinh học dẫn tới việc nắm bắt
kiến thức cơ bản và vận dụng vào thực tế chưa tốt. Mặc dù tôi luôn cố gắng
nghiên cứu vận dụng tối đa các phương pháp dạy học và tạo không khí vui vẻ,
thoải mái trong giờ học.
Nguyên nhân đưa đến việc học sinh không nắm bắt được kiến thức cơ bản
của bài học và không mấy hứng thú với môn học đó là:
Thứ nhất, do học sinh không chú ý vào tiết dạy: Trong giờ học Sinh học các
em không mấy hứng thú với môn học, vì môn Sinh học 8 có nhiều đơn vị kiến

thức khó và trừu tượng.
Thứ hai, trong những năm gần đây thi đầu vào lớp 10 THPT thường thi ba
môn Văn, Toán, Tiếng Anh do đó các em có thiên hướng học lệch ba môn trên,
coi môn Sinh học là môn học phụ. Bên cạnh đó môn Sinh học 8 là môn học
nghiên cứu về chính cơ thể các em nên nhiều học sinh thấy ngại, rụt rè từ đó làm
cho các em mất tự tin, dẫn tới chán nản.
Thứ ba, một số học sinh có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn
xa, gia đình đông con nên phụ huynh chưa có diều kiện quan tâm đến việc học
của con em mình, các em còn phải phụ giúp gia đình dẫn đến các em lĩnh hội
kiến thức mới còn chậm.
Mặt khác, nhà trường chưa có phòng học học bộ môn và phòng thí nghiệm để
thuận lợi cho việc giảng dạy các bộ môn khoa học. Trang thiết bị nói chung
trong các lớp học chưa đầy đủ phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động dạy học,
nhất là còn thiếu các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động báo cáo, thảo luận của
học sinh, dụng cụ thí nghiệm còn chưa đồng bộ và thiếu chính xác. Số học sinh
trên một lớp quá đông nên việc tổ chức học tập theo nhóm rất khó khăn.
Cụ thể đầu năm học 2015 – 2016 tôi tiến hành khảo sát chất lượng với nội
dung câu hỏi: Bằng thí nghiệm hãy cho biết xương có các thành phần hóa học
nào? Và thu được kết quả như sau:
Loại yếu
Loại kém
Sĩ Loại giỏi Loại khá Loại TB
Lớp
số SL % SL % SL
%
SL
%
SL
%
8A

42
2 4,8
5 11,9 17 40,5 12 28,6
6
14,2
8C
46
3 6,5
7 15,2 23 50,0
9
19,6
4
8,7

5


Với thực trạng như trên, tôi đã mạnh dạn vận dụng phương pháp “Bàn tay
nặn bột” vào giảng dạy bộ môn Sinh học 8 ở trường THCS Nga Liên trong năm
học 2015 – 2016.
3. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Tiến trình dạy học áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Sau đây là các bước của tiến trình dạy học áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn
bột” mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy môn Sinh học 8 ở trường THCS Nga Liên.
Bước 1: Tổ chức các hoạt động tạo tình huống xuất phát “giúp học sinh bộc
lộ quan niệm ban đầu” kết hợp với câu hỏi nêu vấn đề
Để thực hiện tốt bài dạy theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trước hết phải
bố trí lớp học hợp lí:
Bàn ghế cần sắp xếp hài hòa theo số lượng học sinh trong lớp, chú ý đến
hướng ngồi của các học sinh sao cho tất cả học sinh đều nhìn thấy rõ thông tin

trên bảng.
Khoảng cách giữa các nhóm phải phù hợp, tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho
học sinh khi lên bảng trình bày, di chuyển khi cần thiết.
Mục đích là xây dựng không khí làm việc thoải mái, vui vẻ tạo mối quan hệ
giữa các học sinh dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng, bình đẳng
giữa các học sinh trong lớp.
Tiếp theo giáo viên tổ chức các hoạt động tạo tình huống xuất phát giúp học
sinh bộc lộ “quan niệm ban đầu”, kết hợp với các câu hỏi nêu vấn đề:
Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo
viên chủ động đưa ra một tình huống mở có liên quan đến vấn đề khoa học đặt
ra. Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với trình
độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu
của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi khám phá, lĩnh hội
kiến thức.
Quan niệm ban đầu của học sinh thường là những biểu tượng còn khái quát
chung chung về sự vật, hiện tượng, có thể sai hoặc chưa thực sự chính xác về
mặt khoa học. Do đó giáo viên cần biết chấp nhận và tôn trọng những quan điểm
sai của học sinh khi trình bày biểu tượng ban đầu. Biểu tượng ban đầu có thể
trình bày bằng lời nói hay viết, vẽ ra giấy. Quan niệm ban đầu của học sinh càng
đa dạng, phong phú, càng sai lệch với kiến thức đúng thì tiết học càng sôi nổi,
thú vị, gây hứng thú cho học sinh và ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực
hiện hơn.
Sau khi có các biểu tượng ban đầu phù hợp với ý đồ dạy học, giáo viên giúp
học sinh phân tích những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các ý kiến, từ đó
hướng dẫn cho học sinh đặt câu hỏi cho những sự khác nhau đó. Đồng thời tạo
điều kiện giúp học sinh có thời gian suy nghĩ thêm về ý kiến của mình, so sánh ý
kiến cá nhân với các thành viên trong nhóm hay đối với học sinh khác.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cấu tạo và tính chất của cơ” hình thành quan niệm
ban đầu bằng cách yêu cầu học sinh vẽ hình để trả lời câu hỏi: Bắp thịt được
gắn với xương như thế nào?

6


Nhóm 1

Nhóm 2

Biểu tượng ban đầu của học sinh
Bước 2: Tổ chức hoạt động hình thành câu hỏi của học sinh và kỹ thuật đặt
câu hỏi của giáo viên trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Làm bộc lộ quan niệm ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi của học sinh
là bước quan trọng, đặc trưng của phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Giáo viên
khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước
khi được học kiến thức mới.
Giáo viên cần khéo léo chọn lựa một số quan niệm ban đầu khác biệt trong
lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội
dung bài học. Việc chọn lựa các quan niệm ban đầu không tốt sẽ dẫn đến việc so
sánh và đề xuất câu hỏi của học sinh gặp khó khăn.
Trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, câu hỏi của giáo viên
đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của phương pháp và thực hiện
tốt ý đồ dạy học. Câu hỏi của giáo viên có thể là câu hỏi cho từng cá nhân học
sinh, câu hỏi cho từng nhóm, câu hỏi chung cho cả lớp. Câu hỏi "tốt" có thể giúp
cho học sinh xác định rõ phần trả lời của mình và làm cho tiến trình dạy học đi
đúng hướng. Người ta gọi những câu hỏi này là câu hỏi "mở" vì nó kích thích
một "hành động mở". Các câu hỏi "mở" khuyến khích học sinh suy nghĩ tới
những câu hỏi riêng và phương án trả lời những câu hỏi đó. Các câu hỏi dạng
này cũng mang đến cho nhóm một công việc và một sự lập luận sâu hơn.
* Câu hỏi nêu vấn đề
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học hay môđun kiến thức. Câu hỏi
nêu vấn đề còn được gọi là câu hỏi xuất phát, được hình thành qua tình huống

xuất phát (hay còn gọi là tình huống nêu vấn đề). Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi
đặc biệt nhằm định hướng học sinh theo chủ đề của bài học nhưng cũng đủ "mở"
để kích thích sự tự vấn của học sinh.
Ví dụ: câu hỏi "Bắp thịt được gắn với xương như thế nào"? không "tốt" bằng câu
hỏi "Các xương và bắp thịt được sắp đặt như thế nào trong tay của chúng ta?".

7


Câu hỏi nêu vấn đề thường là câu hỏi nhằm mục đích làm bộc lộ quan niệm
ban đầu của học sinh. Giáo viên phải đầu tư suy nghĩ và cẩn trọng trong việc đặt
câu hỏi nêu vấn đề vì chất lượng của câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý đồ dạy
học ở các bước tiếp theo của tiến trình phương pháp và sự thành công của bài
học.
* Câu hỏi gợi ý
Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của học
sinh. Câu hỏi gợi ý có thể là câu hỏi "ít mở" hơn hoặc là dạng câu hỏi "đóng".
Vai trò của nó nhằm gợi ý, định hướng cho học sinh rõ hơn hoặc kích thích một
suy nghĩ mới của học sinh.
Ví dụ: "Vì sao các em nghĩ các kết quả này khác với những thí nghiệm
trước?"; "Theo em, điều gì đã xảy ra?"; "Em giải thích điều đó như thế nào?";
"Làm thế nào để chúng ta có thể tin điều đó là đúng?"...
Khi đặt câu hỏi gợi ý, giáo viên nên dùng các cụm từ bắt đầu như "Theo các
em...", "Em nghĩ gì…", "Theo ý em…"… vì các cụm từ này cho thấy giáo viên
không yêu cầu học sinh đưa ra một câu trả lời chính xác mà chỉ yêu cầu học sinh
giải thích ý kiến, đưa ra nhận định của các em mà thôi. Ví dụ đặt câu hỏi "Em
nghĩ nó sẽ diễn ra như thế nào?" thay cho câu hỏi " Nó sẽ diễn ra như thế nào?".
Ví dụ: Khi dạy bài "Cấu tạo và tính chất của xương" để tìm hiểu thành
phần hóa học của xương giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm ngâm
xương đùi ếch vào dung dịch axit Clohidric 10%, trả lời các câu hỏi "Theo em

điều gì sẽ xảy ra khi ta ngâm xương đùi ếch vào HCl 10%"? "Em giải thích điều
đó như thế nào"? Hoặc làm thí nghiệm đốt xương đùi ếch yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi "Theo các em sẽ có hiện tượng gì xảy ra"? "Em nghĩ gì về điều
này"?... Cuối cùng giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý giúp học sinh rút ra kết luận
của bài "Theo em xương có những thành phần hóa học nào"?
Bước 3: Xây dựng giả thuyết, thiết kế phương án thực nghiệm thông qua
thảo luận và hoạt động nhóm
Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các
em đề xuất các giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên
cứu để kiểm chứng các giả thuyết nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó.
Tùy theo kiến thức hay vấn đề đặt ra mà học sinh có thể đề xuất các phương
án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu khác nhau. Trong quá trình đề xuất phương
án thực nghiệm, nếu ý kiến của học sinh nêu lên có ý đúng nhưng ngôn từ chưa
chuẩn xác hoặc diễn đạt chưa rõ thì giáo viên nên gợi ý và từng bước giúp học
sinh hoàn thiện diễn đạt.
Sau khi học sinh đề xuất được phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu,
giáo viên nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành phương án với các dụng
cụ đã chuẩn bị sẵn kết hợp với các hình thức thảo luận, hoạt động theo nhóm.

8


Khi thực hiện lệnh thảo luận nhóm, giáo viên cần chỉ rõ nội dung thảo luận là
gì, mục đích của thảo luận. Lệnh yêu cầu của giáo viên càng rõ ràng và chi tiết
thì học sinh càng hiểu rõ và thực hiện đúng yêu cầu.
Khi học sinh thảo luận, cần để không khí lớp học sôi nổi, tất nhiên không có
nghĩa là ồn ào và lộn xộn.
Giáo viên tuyệt đối không được nhận xét ngay là ý kiến của nhóm này đúng
hay ý kiến của nhóm khác sai. Ý đồ dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn
bột” sẽ thành công khi có nhiều ý kiến trái ngược, không thống nhất để từ đó

giáo viên dễ kích thích học sinh suy nghĩ, sáng tạo, đề xuất câu hỏi, thí nghiệm
để kiểm chứng.
Nếu quan sát thấy một học sinh nào đó còn rụt rè chưa muốn nêu ý kiến, mặc
dù giáo viên cảm nhận được em này đang muốn nói, giáo viên cần khuyến khích
thậm chí chỉ định để học sinh này mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình.
Khi học sinh trình bày ý kiến chưa đúng, giáo viên không nên chê bai hoặc
nhận xét tiêu cực để tránh sự rụt rè, xấu hổ của học sinh.
Khi học sinh bế tắc trong thảo luận, giáo viên có thể gợi ý thêm bằng các câu
hỏi gợi ý hoặc những câu khẳng định mang tính chất dẫn dắt để học sinh chú ý
đến những dữ liệu, thông tin, đặc điểm liên quan đến việc tìm ra câu trả lời. Ví
dụ: "Chúng ta hãy nhìn vào những số liệu này…"; "Các em để ý ở…"; "Các em
hãy thử…"…
Ví dụ: Khi dạy bài “bộ xương” qua hình ảnh, mô hình giáo viên tổ chức cho
học sinh thảo luận, hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi “Các xương trong cơ
thể được sắp xếp như thế nao”? “Có thể chia bộ xương thành mấy phần”? “Vì
sao chân, tay của chúng ta lại cử động dễ dàng, linh hoạt được”?...

9


Bước 4: Tổ chức thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu tìm câu trả lời cho từng
đơn vị kiến thức của bài học
Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm
hoặc yêu cầu học sinh cho biết mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau
đó giáo viên mới phát các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với hoạt
động.
Các thí nghiệm được tiến hành lần lượt tương ứng với từng môđun kiến thức.
Mỗi thí nghiệm được thực hiện xong, giáo viên nên dừng lại để học sinh rút ra
kết luận. Giáo viên lưu ý học sinh ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và
thực hiện thí nghiệm, ghi chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm, kết luận sau thí

nghiệm vào vở thực hành. Khi học sinh làm thí nghiệm, giáo viên bao quát lớp,
quan sát từng nhóm. Nếu thấy nhóm hoặc học sinh nào làm sai theo yêu cầu thì
giáo viên chỉ nhắc nhở trong nhóm đó hoặc với riêng học sinh đó.
Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệm
chứng minh thì có thể cho học sinh trả lời trực tiếp phương án đã đề xuất.
Đối với các kiến thức phức tạp, thí nghiệm cần thực hiện để kiểm chứng, học
sinh khó đề xuất đầy đủ và chuẩn xác, giáo viên có thể chuẩn bị một loạt các vật
dụng liên quan đến việc làm thí nghiệm sau đó yêu cầu các nhóm lên lấy các đồ
dùng cần thiết để làm thí nghiệm chứng minh. Như vậy học sinh sẽ phải suy
nghĩ để tìm những vật liệu hợp lý cho ý tuởng thí nghiệm của mình.
Phương án tìm câu trả lời hay thí nghiệm kiểm chứng đều xuất phát từ những
sự khác biệt của các ý tưởng ban đầu của học sinh, vì vậy giáo viên nên xoáy
sâu vào các điểm khác biệt gây tranh cãi đó để giúp học sinh tự đặt câu hỏi thắc
mắc để tìm ra câu trả lời.
Khi học sinh đề xuất phương án tìm câu trả lời, giáo viên không nên nhận xét
phương án đó đúng hay sai mà chỉ nên hỏi ý kiến các học sinh khác nhận xét,
phân tích. Nếu các học sinh khác không trả lời được thì giáo viên gợi ý những
mâu thuẫn mà phương án đó không đưa ra câu trả lời được nhằm gợi ý để học
sinh tự rút ra nhận xét và loại bỏ phương án.
Ví dụ 1: Khi dạy bài "Cấu tạo và tính chất của xương" để tìm hiểu hình
dạng của xương cánh tay, học sinh A cho rằng nên mổ cánh tay ra để quan sát,
học sinh B nói có thể dùng mô hình bộ xương người để quan sát hình dạng
xương cánh tay, học sinh C trả lời rằng có thể dùng phim chụp X - quang cánh
tay để xem hình dạng xương cánh tay… giáo viên gợi ý cho cả lớp việc mổ cánh
tay ra để quan sát có thể thực hiện được không? Nếu chỉ để xem hình dạng
xương cánh tay mà phải mổ cánh tay ra thì có nên không?
Ví dụ 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện thí nghiệm để trả lời câu hỏi "Làm
thế nào để biết được thành phần hóa học của xương"? Trước hết giáo viên yêu
cầu học sinh nêu mục đích, yêu cầu của thí nghiệm, sau đó giáo viên mới phát
các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng. Tiếp theo giáo viên hướng dẫn

cho học sinh các bước tiến hành thí nghiệm để các em thực hiện. Cuối cùng giáo

10


viên gợi các ý phương án để học sinh rút ra kết luận “Xương gồm có những
thành phần hóa học nào”?...

Hình 8.6. Ngâm xương
trong HCl 10%

Hình 8.7. Đốt xương trên
ngọn lửa đèn cồn

Bước 5: Tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích thông tin rút ra kết luận và
hệ thống hóa kiến thức
Khi làm thí nghiệm, quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết chú ý đến các thông tin chính để rút ra kết
luận tương ứng với câu hỏi.
Lệnh yêu cầu thực hiện phải rõ ràng, gắn gọn, dễ hiểu để giúp học sinh nhớ,
hiểu và làm theo đúng hướng dẫn.
Đối với các thí nghiệm cần quan sát một số hiện tượng trong thí nghiệm để
rút ra kêt luận, giáo viên nên lưu ý cho học sinh chú ý vào các hiện tượng hay
phần thí nghiệm đó để lấy thông tin, nhắc nhở học sinh bám vào mục đích của
thí nghiệm để làm gì, trả lời cho câu hỏi nào…
Đối với các thí nghiệm cần đo đạc và lấy số liệu, giáo viên yêu cầu học sinh
ghi chép lại các số liệu để từ đó rút ra nhận xét. Tốt nhất nên có mẫu ghi chú kết
quả thí nghiệm để học sinh ghi chú ngắn gọn, khoa học.
Cùng một thí nghiệm kiểm chứng nhưng với các nhóm khác nhau, học sinh
có thể sẽ bố trí thí nghiệm khác nhau với các vật dụng và cách tiến hành khác

nhau theo quan niệm của các em. Khuyến khích các em độc lập thực hiện giữa
các nhóm, không nhìn và học theo nhau. Nếu phát hiện được nhóm nào"copy ý
tưởng" của nhóm khác giáo viên không nên ngăn chặn hay có thái độ không hài
lòng mà cứ để các nhóm hoàn thành hết và bắt nhóm "copy ý tưởng" của nhóm
khác trình bày, giải thích vì sao mình làm như vậy. Nếu nhóm "copy ý tưởng" và
nhóm bị "copy ý tưởng" đều thực hiện thí nghiệm không thành công thì đây là
dịp để giáo viên giáo dục cho học sinh cần độc lập suy nghĩ và tin tưởng vào sự

11


suy luận của mình không nên "copy ý tưởng" của người khác vì có thể họ cũng
không đúng.
Sau khi thực hiện thực nghiệm các câu trả lời dần dần được giải quyết, các
giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có
hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. Giáo viên có nhiệm vụ tóm
tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức của bài
học. Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại,
đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu, để phát hiện ra mình sai hay đúng và chủ
động sửa chữa, thay đổi cho chính xác. Từ đó giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn,
khắc sâu kiến thức.
Sau khi học sinh rút ra được kiến thức của bài học cần so sánh, đối chiếu kết
quả thu nhận được của học sinh với kiến thức sách giáo khoa và kiến thức khoa
học khác.
Trong quá trình tìm tòi kiến thức học sinh đưa ra dự đoán, thực hiện thí
nghiệm, thảo luận với nhau và đưa ra kết luận như công việc của các nhà khoa
học thực thụ để xây dựng kiến thức. Vì vậy sau khi các em rút ra được kiến thức
của bài học yêu cầu học sinh so sánh với kiến thức sách giáo khoa và các tài liệu
khoa học khác.
Việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay

nặn bột” cũng là một khâu quan trọng không thể thiếu giúp giáo viên nắm bắt
được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh, hứng thú học tập, say mê nghiên
cứu bộ môn.
Ngoài ra, với phương pháp dạy học thực nghiệm như “Bàn tay nặn bột” thì
vở thực hành có vai trò cực kì quan trọng giúp học sinh tự do diễn đạt suy nghĩ,
ý kiến của mình thông qua ngôn ngữ viết.
Vở thực hành được lưu giữ và được giáo viên xem xét như là một phần biểu
hiện về sự tiếp thu kiến thức, thái độ học tập, làm việc của học sinh. Thông qua
vở thực hành, giáo viên có thể nhìn nhận được quá trình tiến bộ của học sinh
trong học tập. Giáo viên, phụ huynh có thể nhìn vào các ghi chú để tìm hiểu xem
học sinh có hiểu vấn đề không, tiến bộ như thế nào (so với trước khi học kiến
thức), có thể nhận thấy những vấn đề học sinh chưa thực sự hiểu. Và thậm chí học
sinh có thể nhìn lại những phần ghi chú để nhận biết mình đã tiến bộ như thế nào
so với suy nghĩ ban đầu, giúp học sinh nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn kiến thức.
Vở thực hành là một đặc trưng quan trọng trong thực hiện phương pháp Bàn
tay nặn bột. Thông qua việc ghi chép trong vở thực hành, học sinh được tập làm
quen với công tác nghiên cứu khoa học và giáo viên cũng giúp học sinh rèn
luyện ngôn ngữ viết thông qua cuốn vở này.
Nói tóm lại, dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” là giúp cho học
sinh rèn luyện các kỹ năng, tìm phương án giải quyết cho các vấn đề đặt ra, hiểu
kiến thức hơn là việc làm rõ hay giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Chính vì vậy
việc đánh giá học sinh cũng nên thay đổi theo hướng kiểm tra kỹ năng, kiểm tra
năng lực nhận thức (sự hiểu) hơn là kiểm tra độ ghi nhớ kiến thức.
12


3.2. Bài giảng thực nghiệm:
Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy
Bài 9 - Tiết 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Mục tiêu

1. Kiến thức :
- Biết được cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ
- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự
co cơ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, kỹ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn, có ý thức bảo vệ hệ cơ.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 9.(1,2,3,4) SGK, tranh vẽ hệ cơ người.
- Búa y tế, bộ khay mổ, dụng cụ mổ.
- 4 con ếch, dung dịch sinh lí 0,65% NaCl, cần ghi, bút ghi, giá, nguồn điện 6V.
- Bìa caton cứng, kéo...
Học sinh:
- Vở thực hành, giấy A4, bút chì, chuẩn bị trước bài 9.
II. Tiến trình bài dạy
Gồm 5 bước cụ thể:
Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
Giáo viên có thể đặt vấn đề tạo tình huống xuất phát: Bắp thịt được gắn
với xương như thế nào? Nhờ đâu cánh tay của chúng ta có thể gập, duỗi và cầm
nắm dụng cụ lao động một cách dễ dàng?
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
Giáo viên có thể chia nhóm hoạt động, yêu cầu HS cử động tay (gập,
duỗi tay); sờ các bắp cơ rồi sau đó vẽ hình để trả lời câu hỏi: Bắp thịt được gắn
với xương như thế nào? Vì sao cánh tay của chúng ta có thể gập, duỗi, cầm nắm
một cách dễ dàng?

Biểu tượng ban đầu của học sinh


13


Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao tay có thể cử động (gập, duỗi tay) được?
Học sinh có thể đề xuất giả thuyết: cơ co - dãn làm tay cử động (gập, duỗi tay)!
Giáo viên: làm thế nào để chứng minh hay loại bỏ giả thuyết vừa nêu? Thử làm
mô hình xem có được không?
Dụng cụ cho mỗi nhóm: 1 bìa cứng; 1 cái kéo; 2 chốt cố định có thể xoay được
(lây dây thép mềm cuộn lại cũng được); 4 dây chun; 4 dây mảnh; 4 quả bóng
bay dài; 4 chiếc tất dài mỏng.
1. Hãy thực hiện theo mẫu dưới đây với chiếc bìa cứng. Hình mẫu này thể hiện
một cách đơn giản các phần cứng (xương) của cánh tay em.

2. Em hãy chọn vật liệu để thể hiện những bắp thịt.
3. Đầu tiên em hãy bố trí các bắp thịt sao cho cánh tay có thể gập lại được và sau
đó là cả gập lẫn duỗi ra, mà không ảnh hưởng tới phần xương.
4. Em hãy vẽ lại sơ đồ về cách bố trí của mình trong quyển vở thí nghiệm
5. Em hãy so sánh với hình vẽ cánh tay đầu tiên của nhóm mình và chữa lại.

14


Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu (nhằm kiểm chứng các giả thuyết)
Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm trên ếch để quan sát “Bắp thịt
được gắn với xương như thế nào?”
Dụng cụ cho mỗi nhóm:
- Một con ếch; 1 bộ đồ mổ; 1 khay mổ; bông thấm nước; móc thủy tinh; khăn
sạch.
HS lần lượt thực hiện các hoạt động:

- Phá hủy tủy sống để làm ếch bất động. Hãy lột da của con vật. Dùng kéo cắt da
vòng quanh bụng ếch và lột bỏ da phần dưới thân. Tay trái cầm thân ếch sao cho
đầu ếch chúc xuống dưới và phần xương cùng nhô lên cao. Dùng kéo bấm đứt
mỏm cuối xương cùng và cắt đứt các cơ bên phía trái và phải xương cùng, làm
như vậy thì xương cùng sẽ nhô lên cao. Dùng kéo cắt bỏ xương cùng để lộ các
bó dây thần kinh màu trắng đi từ tủy sống xuống hai chân sau.

2. Hãy quan sát cái đùi để xác định vị trí của các xương, các bắp thịt và những
điểm nối giữa chúng?
3. Hãy làm cho bàn chân cử động sao cho chân gập lại và duỗi ra?
4. Hãy tìm dây thần kinh tọa (gân nhỏ màu trắng) và xác định nó từ cột sống ra?
Cắt tách màng liên cơ phía sau đùi ếch của một bên chân, dùng móc thủy tinh
lách xuống tìm dây thần kinh tọa. Tách dây thần kinh tọa từ cột sống cho đến sát
khớp đầu gối. Khi tách dây thần kinh tọa, cần chú ý tách dần dây này ra khỏi các

15


mô cơ bao quanh đồng thời cắt đứt các nhánh dây nhỏ từ dây thần kinh tọa đi
vào các cơ đùi.
5. Hãy vẽ một hình kèm theo lời thuyết minh và đề mục về những gì quan sát
được vào quyển vở ghi thí nghiệm của mình?
6. Hãy xem lại hình vẽ đầu tiên cái tay em vẽ để chữa lại hình đó.
Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Các xương và bắp thịt được sắp đặt như thế
nào trong tay của chúng ta?
Nguyên liệu cho mỗi nhóm: Sách giáo khoa Sinh học 8; 1 bức ảnh (hình
7.1SGK); Các phim X quang chụp cánh tay.
1. HS quan sát hình 9.4 sách giáo khoa Sinh học 8:
+ Phát hiện cơ 2 đầu và cơ 3 đầu.

+ Khi gập cánh tay thì cơ nào co, cơ nào dãn?
2. HS quan sát các phim X quang chụp cánh tay ở trạng thái co gập và duỗi để
hình dung trạng thái cơ tay.

16


Vai trò của cơ cánh tay
- Trình bày các kiến thức mới lĩnh hội được cuối bài học:
+ Cơ bám vào xương. Khi một cơ co, nó sẽ rút co ngắn lại và làm cho các xương
liên quan xoay quanh khớp. Cùng lúc đó, cơ được định vị ở một đầu bên kia của
khớp sẽ duỗi ra: nó được gọi là cơ đối vận. Các cử động của cơ được điều khiển
bởi hệ thống thần kinh.
+ Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau điển
hình là bắp cơ hình thon dài. Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế
bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh và tơ dày.
+ Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày là tế bào cơ co
ngắn lại, đó là sự co cơ.
- Đặt ra các câu hỏi mới: Quan sát hình 11.4SGK Sinh học 8 giải thích sự co các
cơ mặt biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau: vui, suy tư, lo âu, sợ hãi.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC.
4.1. Quá trình thực hiện:
Đối tượng học sinh lớp 8A sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, lớp đối
chứng là 8C dạy học theo cách thông thường không sử dụng các phương pháp
“Bàn tay nặn bột” ở các tiết học tương ứng để đối chứng.
Thời gian thực hiện: Một số tiết học ở lớp 8A năm học 2015 – 2016
17



Để so sánh hiệu quả học tập giữa 2 lớp tôi có 2 bài kiểm tra chung cho 2 lớp
với cùng nội dung kiến thức.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả học tập ở 2 lớp như sau:
+ Mức độ hứng thú học tập của học sinh thông qua số các em tham gia xây dựng
bài.
+ Kết quả nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức thông qua tỷ lệ học sinh đạt
điểm cao trong các bài kiểm tra.
Tiết học hiệu quả thì số học sinh tham gia xây dựng bài nhiều và kết quả
kiểm tra kiến thức có nhiều em nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng được kiến thức
và đạt điểm cao hơn.
4.2. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp 8 tương đương tại trường THCS Nga
Liên, Nga Sơn: lớp 8A là lớp thực nghiệm, lớp 8C là lớp đối chứng đều do cùng
một giáo viên dạy. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy
các bài học cụ thể. Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả
học tập của học sinh.
Cụ thể cuối năm học 2015 – 2016 tôi tiến hành khảo sát chất lượng với cùng
nội dung câu hỏi của khảo sát dầu năm đó là: Bằng thí nghiệm hãy cho biết
xương có các thành phần hóa học nào?
Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng thể hiện ở hứng thú
học tập của lớp 8A cao hơn, số học sinh tham gia xây dựng bài nhiều hơn, tỷ lệ
học sinh nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức cao hơn 8C. Điều đó chứng
minh rằng: phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
Kết quả bài khảo sát cuối năm học 2015 – 2016
Loại yếu
Loại kém
Sĩ Loại giỏi Loại khá Loại TB
Lớp
số SL % SL % SL

%
SL
%
SL
%
8A
42 12 28,6 15 35,7 14 33,3
1
2,4
0
0
8C
46
4
8,7
8 17,4 29 63,0
4
8,7
1
2,2
Học sinh được học bằng những phương pháp dạy học tích cực trước đã có
những kết quả tiến bộ. Đa số học sinh trả lời được yêu cầu cơ bản của chương
trình trong khi kiểm tra bất thường. Tuy nhiên học sinh lại không trả lời được
những câu hỏi mang tính bản chất của vấn đề. Trong khi đó những học sinh được
học bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột” lại làm khá tốt.
Cụ thể: Học sinh học lực kém không còn em nào.
Số học sinh học lực yếu giảm xuống chỉ còn 2,4%
Số học sinh khá giỏi tăng lên đạt 64,3%
Hơn thế nữa học sinh được học bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột” không
những giúp học sinh khắc sâu kiến thức mà còn rèn luyện khả năng trình bày

bằng cả ngôn ngữ nói và viết. Điều này giúp các em tự tin hơn và mạnh dạn hơn
trong các công tác tập thể. Mặt khác nó còn giúp học sinh hình thành phong cách,
lối suy nghĩ của người nghiên cứu khoa học, tự học.
18


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Như vậy nếu vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy một
cách hợp lý sẽ phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh khi học tập bộ
môn Sinh học 8 ở trường THCS. Nói một cách khác với cách giảng dạy như tôi
đã trình bày ở trên, học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên học sinh đã tích cực
hoạt động từ đó so sánh, phân tích, tổng hợp, tư duy logic tự mình rút ra được
các kiến thức cơ bản của bài học.
Khi áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi thấy phương pháp “Bàn tay nặn bột”
có những ưu điểm sau:
Giáo viên có sự gần gũi, hiểu được suy nghĩ, tư duy của học sinh từ đó có thể
thu thập được thông tin về phía học sinh.
Phần lớn học sinh rất hứng thú và tích cực với phương pháp mới này. Đặc
biệt là những học sinh khá, giỏi.
Học sinh tích cực, chủ động trong việc hoạt động nhóm và trình bày suy nghĩ
của bản thân về sự vật và hiện tượng quan sát được. Phát huy tối đa đồ dùng dạy
học hiện có.
Phương pháp có 5 bước cụ thể nên nó là phương pháp có tiến trình dạy học
rõ ràng, dễ hiểu.
Học sinh hứng thú hơn với việc học tập khi tự tìm tòi, thí nghiệm, nghiên cứu
để khám phá ra tri thức, tiết học sôi nổi hơn.
2. KIẾN NGHỊ
Các đồ dùng dạy học trong các nhà trường đặc biệt là các mô hình đều làm
bằng chất liệu mỏng nên trong quá trình sử dụng, di chuyển đã bị hư hỏng nhiều

cần có kế hoạch cấp hoặc khôi phục lại .
Số lượng tranh ảnh còn ít và thiếu nên cần có kế hoạch bổ sung thêm.
Các dụng cụ thực hành thí nghiệm bị hư hỏng do sử dụng nên cần có kế
hoạch bổ sung thêm.
Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ cho các trường học
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 13/04/2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Đinh Văn Phan

19


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học. Môn sinh học cấp THCSBộ GDĐT/ Vụ GD trung học. NGUYỄN VINH HIỂN (Chỉ đạo nội dung),
PHẠM NGỌC ĐỊNH - NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG, TRẦN THANH
SƠN - NGUYỄN XUÂN THÀNH- NXBGD, 2012.
2. Giáo trình đại cương phương pháp giảng dạy sinh học THCS, Trần Bá
Hoành, Trịnh Nguyên Giao, NXBGD.
3. SGK Sinh học 8, Trịnh Nguyên Dao, Nguyễn Thanh Long, Phòng sửa bản in
NXB Giáo dục 2004.

20



V. DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Kết quả
đánh giá Năm học
Cấp đánh giá xếp
TT
Tên đề tài SKKN
xếp
đánh giá
loại(Phòng, sở,..)
loại(A, B, xếp loại
C)
Hình thành kĩ năng giải bài
1 tập về lập công thức Hóa
Phòng GD&ĐT
A
2008-2009
học cho học sinh lớp 8
Sử dụng phương pháp dạy
2 học tích cực môn Hóa học ở
Phòng GD&ĐT
B
2010-2011
trường THCS
Nâng cao tính tích cực của
3 học sinh trong giờ học Hóa
Phòng GD&ĐT
C

2011-2012
học ở trường THCS
Sở dụng PPTN để phát huy
tính tích cực của học sinh
nhằm nâng cao kết quả học
4
Phòng GD&ĐT
C
2012-2013
tập môn Hóa học ở lớp 8A
và 9D trường THCS Nga
Liên
Sử dụng thiết bị dạy học để
nâng cao chất lượng giờ dạy
5
Phòng GD&ĐT
A
2013-2014
môn Sinh học 8 ở trường
THCS Nga Liên
Sử dụng thiết bị dạy học để
nâng cao chất lượng giờ dạy
6
Sở GD&ĐT
C
2013-2014
môn Sinh học 8 ở trường
THCS Nga Liên

21




×