I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học là một chức năng xã hội nhằm truyền đạt kinh nghiệm xã hội đã
tích luỹ được, nhằm biến kiến thức xã hội thành phẩm chất cá nhân. Dạy học là
tác động qua lại giữ thầy và trò, làm cho trò một phần nào đó lĩnh hội kinh
nghiệm xã hội. Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo
của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm
tạo được mục đích dạy học. Dạy học là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất giúp
học sinh phát triển năng lực trí tuệ một cách có hệ thống, thu được khối lượng
kiến thức lớn nhất. Dạy học là một trong những con đường chủ yếu cho học sinh
có được thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phẩm chất của
con người mới xã hội chủ nghĩa. Trường THCS có nhiệm vụ đào tạo ban đầu, cơ
bản nhân cách con người mới kế tục sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Mục
tiêu giáo dục THCS nhấn mạnh tính toàn diện: " Dạy chữ- dạy người- dạy
nghề", qua dạy học hình thành cho học sinh các năng lực chủ yếu đó là năng lực
hành động, năng lực thích ứng, năng lực cùng sống và làm việc, năng lực tự
khẳng định mình. Điều đó phù hợp với bốn trụ cột giáo dục Thế giới thế kỉ XXI
là học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để hoà nhập. Quản lí mục
tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động có chủ đích vào đối tượng
giáo dục để mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ. Trong công tác
quản lý giáo dục, nội dung quản lý về phương pháp giáo dục nói chung và dạy
học nói riêng là nội dung quan trọng nhất. Đó là tổ chức điều phối phương pháp
hỗ trợ chặt chẽ nội dung, cùng hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục.
Trong hoạt động dạy học không thể không có sự quản lí. Quản lý hoạt
động dạy học là quản lí quá trình giáo dục đã được đặt ra, sao cho bốn nhân tố
then chốt là mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, kết
quả giáo dục vận động tương tác thống nhất với nhau. Quản lí chuyên môn trong
nhà trường THCS đặt trong phạm trù quản lý hoạt động dạy học nói chung ở mọi
cấp học, ngành học. Phương pháp trong dạy học không phải là một phạm trù bất
biến, cứng nhắc mà luôn luôn vận động phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa
học công nghệ, văn minh nhân loại với sự phát triển của giáo dục. Đổi mới
phương pháp dạy học đang là một yêu cầu cấp bách của xã hội, của các nhà quản
lí giáo dục, của giáo viên trực tiếp tham gia hoạt động dạy học và tất cả mọi
thành phần tham gia hoạt động giáo dục hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học
là một nội dung quan trọng nhất trong đổi mới giáo dục, nhằm đáp ứng đòi hỏi
ngày càng cao của học sinh, phụ huynh, của ngành giáo dục và của toàn xã hội
về chất lượng giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện
nay. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được tất cả các cấp quản lí giáo
dục, cán bộ quản lý, giáo viên thuộc mọi cấp học, các nhà quản lí Nhà nước và
toàn thể xã hội quan tâm.
1
Tại trường THCS Quảng Tâm, trong các năm học vừa qua mỗi cán bộ
quản lí, đã thực hiện nhiều những biện pháp chỉ đạo thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học. Mỗi giáo viên đều đã trăn trở để tìm ra những biện pháp, giải pháp
phù hợp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học
nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị lớp và
góp phần vào nâng cao kết quả giáo dục toàn diện chung của nhà trường. Cán bộ
quản lý trường THCS Quảng Tâm đã tích cực chỉ đạo, quản lý việc thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học trong toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường. BGH nhà
trường đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy
học. Nhà trường đã giáo dục nhận thức cho giáo viên coi đổi mới phương pháp
dạy học là nhiệm vụ trọng tâm, là việc làm thường xuyên, liên tục của giáo viên,
là một giải pháp chống tụt hậu giáo dục hữu hiệu nhất hiện nay, đồng thời góp
phần nâng cao uy tín, vị thế của người thầy đối với học sinh , phụ huynh và xã
hội, góp phần to lớn, quan trọng trong nâng cao chất lượng dạy học của giáo
viên, học sinh và của nhà trường nói chung. Trên cơ sở thực tế đó, với những
biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhà trường đã làm trong nhiều năm học, đặc biệt
trong các năm học 2014-2014, 2014-2015 và đặc biệt là trong năm học 20152016, tôi xin đúc kết lại những kinh nghiệm của một cán bộ quản lý giáo dụcphụ trách chuyên môn nhà trường trong sáng kiến kinh nghiệm quản lý giáo dục:
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại
trường THCS Quảng Tâm”
2. Mục đích nghiên cứu
Qua quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường,
chúng tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm, sáng kiến hay, việc làm tốt, trong
khuôn khổ của một Sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi xin được nêu lên một số
biện pháp chính mà trường THCS Quảng Tâm đã thực hiện trong nhiều năm học,
đặc biệt trong năm học 2013-2014, 2014-2015 và năm học 2015-2016.Trong
sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin nêu những việc đã làm, đang làm nhằm góp
phần thúc đẩy tập thể giáo viên nhà trường tích cực đổi mới phương pháp dạy
học để đạt được kết quả tốt trong mỗi tiết bài dạy học, nâng cao uy tín của người
thầy giáo, nâng cao chất lượng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng các môn
văn hoá, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, xây dựng, củng cố uy tín
trường THCS Quảng Tâm.
Với sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học tại trường THCS Quảng Tâm”, chúng tôi cũng
mong muốn đức kết lại những kinh nghiệm của bản thân để kiểm chứng, bổ sung
với những vấn đề mang tính học thuật của khoa học giáo dục nhằm giúp ích hơn
cho bản thân trong công tác quản lý giáo dục. Từ sáng kiến kinh nghiệm này sẽ
áp dụng trở lại trong công tác để đạt được hiệu suất, hiệu quả tốt hơn trong công
tác quản lý giáo dục của bản thân và đồng nghiệp.
2
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong kiến kinh nghiệm ” Một số biện pháp quản
lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tại trường THCS Quảng Tâm” là hoạt
động dạy học của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh, là những kỹ thuật,
phương pháp dạy học tiên tiến giáo viên đã được học tập trong chuyên đề bồi
dưỡng giáo viên và việc giáo viên áp dụng vào thực tế dạy học tại nhà trường.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tác giả nêu lên những biện pháp đã
thực hiện trong quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn tại nhà trường, đặc biệt
là chỉ đạo giáo viên, tổ, nhóm chuyên môn thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học để nâng cao chất lượng dạy học trong mỗi tiết học, môn học, nâng cao chất
lượng giáo dục văn hoá trong nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong Sáng kiến kinh nghiệm ” Một số biện phápquản lý, chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học tại trường THCS Quảng Tâm”, tác giả kết hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau
1. Phương pháp nghiên cứu điều tra thực tế thu thập thông tin.
2.Phương pháp nghiên cứu thống kê, sử lý số liệu.
3.Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
1. Nội dung đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại ngày nay là đổi mới mang
tính chất toàn diện từ đổi mới về chương trình, Sách giáo khoa, trang thiết bị,
phương tiện dạy học cho đến áp dụng các kỹ thuật dạy học tiên tiến. Đổi mới
phương pháp dạy học cũng phải bắt đầu từ đổi mới trong nhận thức của cán bộ
quản lý giáo dục và giáo viên, công nhân viên trong nhà trường nói riêng, của
các cấp quản lí giáo dục, chính quyền nói chung. Đó là sự chăm lo đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, là sự thay đổi trong nhận thức và
hành động của cán bộ, giáo viên, của học sinh và phụ huynh. Phương pháp dạy
học không phải là một phạm trù bất biến, cứng nhắc mà luôn luôn vận động phát
triển cùng với sự tiến bộ của Khoa học công nghệ, cùng với văn minh nhân loại
và sự phát triển của giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học là một phạm trù khoa học giáo dục rộng
lớn nhưng trong bối cảnh hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là dạy học theo
chương trình giảm tải, bớt đi kiến thức hàn lâm, nội dung học thuật, chú trọng
rèn luyện kỹ năng; đề cao vai trò của người học, coi người học là nhân vật trung
tâm trong hoạt động dạy học; là ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học, là
sử dụng tối đa các thiết bị phương tiện dạy học; là rèn luyện cho học sinh kỹ
năng tự học, kỹ năng vận dụng tri thức khoa học và công nghệ vào cuộc sống; là
chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng hoà nhập cho học sinh, là xây dựng
3
được mối quan hệ bình đẳng thân thiện giữa thầy và trò, xây dựng tiết học, buổi
học thân thiện…
2. Vai trò của các cấp quản lý trong đổi mới phương pháp dạy học
Trong nhiều năm trở lại đây ngành giáo dục luôn trăn trở, tìm tòi và đúc
kết nhiều kinh nghiệm hay, việc làm tốt trong phương pháp dạy học và chỉ đạo
các nhà trường, giáo viên phải liên tục thực hiện đổi mới phương pháp trong
dạy học, giáo dục học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất
lượng dạy học, đáp ứng sự phát triển của đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu hội
nhập Quốc tế và đặc biệt là xây dựng con người Việt Nam trong thời kì Công
nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước.
3.Vai trò của giáo viên, học sinh trong đổi mới phương pháp dạy học
Dạy học là một quá trình tác động qua lại giữa thầy và trò, làm cho trò một
phần nào đó lĩnh hội, tích luỹ kinh nghiệm xã hội do thầy hướng dẫn và
truyền thụ , biến kinh nghiệm xã hội thành tri trức và kinh nghiệm của bản thân.
Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo của thầy với
hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm tạo được mục
đích dạy học.
Trong dạy học truyền thống, dạy học là hoạt động mang tính một chiều,
trong đó thầy giữ vai trò trung tâm chủ đạo, học trò thụ động tiếp thu và lĩnh hội
kiến thức do thầy cung cấp, kỹ năng do thầy truyền đạt lại rồi qua sự tự lĩnh hội,
tích luỹ của mỗi người để trở thành tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm của người
đó. Ở môi trường giáo dục này, thầy là nhân vật trung tâm, chủ đạo làm nên hoạt
động dạy học, trò thụ động lĩnh hội, hoạt động dạy học thường diễn ra một chiều,
thầy vừa là người thiết kế, vừa thi công. Phương pháp dạy học truyền thống tuyệt
đối hoá vai trò của người thầy, nếu ví tiết dạy học là một sân khấu kịch thì người
thầy vừa viết kịch bản, làm đạo diễn và cũng chính là diễn viên chính trên sân
khấu còn học trò chỉ là những diễn viên phụ và hoạt động, diễn xuất hoàn toàn
tuỳ thuộc vào hướng dẫn của đạo diễn và dẫn dắt của nhân vật chính và kịch bnả
đã đè ra, Ở đây chúng ta ít thấy có sự tương tác giữa thầy và trò mà nội dung
kiến thức, kĩ năng được truyền thụ theo một chiều và có khi còn thông qua lăng
kính chủ quan của người thầy..
Trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của thầy và trò có sự
thay đổi, người học trở thành trung tâm, học trò chủ động lĩnh hội, tiếp thu tri
thức, kinh nghiệm thông qua sự gợi mở, dẫn dắt, hướng dẫn của thầy. Quan hệ
thầy trò trong một quá trình dạy học là quan hệ hai chiều, có sự tương tác qua lại
với nhau, thầy tổ chức, khơi gợi, hướng dẫn, trò tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn
của thầy để năm bắt, lĩnh hội tri thức cho bản thân, biến tri thức, kinh nghiệm
của nhân loại thành của bản thân mình. Trong dạy học, thầy không chỉ sử dụng
phương pháp dạy học truyền thống chủ yếu là truyền thu tri thức mà phải vận
dụng linh hoạt nhiều phương pháp, cách thức dạy học, phát huy điểm mạnh, tinh
hoa của các phương pháp dạy học truyền thống, kế hợp các phương pháp, kỹ
thuật dạy học hiện đại để đạt chất lượng, kết quả tốt nhất.
4
II.Thực trạng của vấn đề
1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về đổi mới
phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng dạy học, theo kịp sự
thông minh, nhạy bén trong tiếp cận cái mới của học sinh hiện nay, theo kịp sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt của Công nghệ thông tin;
đáp ứng yêu cầu của xã hội về giáo dục, đào tạo con người; đáp ứng yêu cầu về
nguồn nhân lực trong thời kì Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Quảng Tâm là
một hoạt động thường xuyên, liên tục, diễn ra trong suốt quá trình dài lâu cùng
với sự vận động và chỉ đạo của ngành, được cán bộ quản lý, giáo viên và học
sinh nhà trường luôn chú trọng thực hiện.
2. Cơ sở vật chất nhà trường phục vụ đổi mới phương pháp dạy học
Trường THCS Quảng Tâm đạt chuẩn Quốc gia tháng 6 năm 2010, trong
các năm học 2011-2012, 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015 nhà trường tiếp tục
tham mưu với địa phương, bằng các nguồn tài chính trong và ngoài ngân sách,
xã hội hóa giáo dục đã đầu tư lắp máy chiếu 12/12 phòng học và 01 phòng học
Tin học, mua sắm thêm nhiều đồ dùng, thiết bị dạy học, nối mạng Lan… xây
dựng cơ sở vật chất, khuôn viên nhà trường khang trang, xanh, sạch đẹp, an toàn,
đảm bảo môi trường dạy học, giáo dục .
2. Đội ngũ cán bộ giáo viên
Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhà trường có 25/25 đạt chuẩn và trên
chuẩn, trong đó 1/25 trình độ CĐSP, 23/25 đạt trình độ ĐH, có 1/25 thạc sỹ. Cán
bộ, giáo viên nhà trường đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng, sự cần thiết của
việc đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học để góp phần
nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất
lượng dạy học, về nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Cán bộ giáo viên nhà trường đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
bằng những việc làm cụ thể của mình đó là phát huy, kế thừa những ưu điểm,
tinh hoa của các phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp hài hoà, tinh tế, có
chọn lọc ưu điểm của các phương pháp dạy học, tận dụng mọi điều kiện có thể
về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu sách giáo khoa và đồ dùng dạy học để
phục vụ tốt dạy và học, ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở mức độ
phù hợp. Trong dạy học, giáo viên đã chú trọng ứng dụng Công nghệ thông tin,
sử dụng đồ dùng dạy học, phát huy tính tích cực, khả năng học tập của học sinh,
hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu, khám phá và hình thành tri thức mới
dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên.
3.Quản lý, chỉ đạo thực hiện dạy học trong nhà trường
Trong nhiều năm học, đặc biệt trong năm học 2013-2014, 20142015,2015-2016, nhà trường đã tích cực chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới
5
phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học,đáp ứng nhu cầu, nhiệm
vụ đổi mới của ngành, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và đạt chất lượng
giáo dục của một trường chuẩn Quốc gia.
Trong quản lí chỉ đạo hoạt động dạy học, nhà trường thường xuyên yêu
cầu, nhắc nhở giáo viên quan tâm hướng dẫn học sinh tự học gồm tự học ở nhà,
tự học trên lớp, tự học có hướng dẫn của thầy cô giáo, của các bạn. Trong các
năm học 2011-2012, 2012-2013 nhà trường đã yêu cầu tất cả giáo viên phải có
tham luận đúc rút kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự học, tổ chức được Hội
thảo hướng dẫn học sinh tự học ở cấp tổ và nhà trường, tổ chức cho học sinh
điển hình báo cáo kinh nghiệm tự học của bản thân. Công tác hướng dẫn học
sinh tự học được nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện ở tất cả các khối lớp,
môn học và đặc biệt được giáo viên thực hiện trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi bởi đây là đối tượng có khả năng tự học cao và có khả năng hướng dẫn các
bạn khác học tập.
Nội dung đổi mới phương pháp dạy học tíếp theo đó là việc ứng dụng
Công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Do cơ sở vật chất của nhà trường đã
được đầu tư tương đối đáp ứng được yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin
nên nhà trường đã chỉ đạo và yêu cầu giáo viên thực hiện dạy học có sử dụng
máy chiếu tối thiểu 2 tiết/ tuần. Trong sử dụng máy chiếu phục vụ dạy học cần
thực hiện ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh, bài dạy và yêu
cầu của tíết bài. Nhà trường đã thường xuyên kiểm tra việc soạn bài của giáo
viên để tránh tình trạng giáo viên cóp- pi giáo án trên mạng để dạy học mà không
có sự đầu tư trong khâu soạn bài trước khi lê lớp.Yêu cầu giáo viên phải thành
thạo vi tính, biết khai thác giáo án trên mạng, chỉnh sửa giáo án để phù hợp đối
tượng học sinh và phù hợp điều kiện cơ sở vật chất nhà trường, trình độ, năng
lực của giáo viên.
Một nội dung đổi mới phương pháp dạy học khác cũng được nhà trường
hết sức quan tâm đó là việc vận dụng các kĩ thuật dạy học. Trong suốt các năm
học từ 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016 nhà trường luôn yêu cầu giáo viên sử
dụng các kĩ thuật dạy học vào trong các tiết bài cụ thể, phải thể hiện rõ việc sử
dụng các kĩ thuật dạy học trong giáo án, trong lịch báo giảng và để lại sản phẩm,
bút tích sau tiết dạy. Các kĩ thuật dạy học như Khăn phủ bàn, Bản đồ tư duy, Tổ
chức hoạt động nhóm, sử dụng phiếu học tập được sử dụng nhiều và thu đựơc
kết quả tốt góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học.
Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động chuyên môn nói chung và
trong chỉ đạo đỏi mới phương pháp dạy học nói riêng, Ban giáo hiệu nhà trường
đã thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp. Qua chỉ đạo, quản lý giáo viên thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Quảng Tâm, chúng tôi đã
đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt đổi
mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng tại trường THCS Quảng
Tâm.
6
III. Biện pháp thực hiện
1. Biện pháp thứ nhất: Giáo dục nâng cao nhận thức cho giáo viên về
việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường
BGH nhà trường, trong chỉ đạo dạy và học đã thường xuyên giáo dục nâng
cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc đổi
mới phương pháp dạy học, giáo dục cho giáo viên nhận thức được:
1.1 Đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng dạy học, theo kịp sự
thông minh, nhạy bén trong tiếp cận cái mới của học sinh hiện nay, theo kịp sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt của Công nghệ thông tin;
đáp ứng yêu cầu của xã hội về giáo dục, đào tạo con người; đáp ứng yêu cầu về
nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học là sự kết hợp các phương pháp dạy học
truyền thống và hiện đại, kế thừa, phát huy ưu điểm, tinh hoa của các phương
pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học không phải xoá bỏ hoàn toàn phương pháp
dạy học truyền thống mà phải biết phát huy, kế thừa ưu điểm, tinh hoa của các
phương pháp dạy học truyền thống. Đổi mới phương pháp dạy học là kết hợp hài
hoà, tinh tế, có chọn lọc ưu điểm của nhiều phương pháp dạy học, tận dụng mọi
điều kiện có thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng
dạy học, Công nghệ thông tin để phục vụ tốt dạy học. Giáo viên cần ứng dụng
một cách hợp lý Công nghệ thông tin, sử dụng tối đa đồ dùng, phương tiện dạy
học trong mỗi tiết học.
1.3. Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, khả năng học
tập của học sinh, hướng dẫn học sinh tự học, tự chiếm lĩnh tri thức
Đổi mới phương pháp dạy học là hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu,
khám phá và hình thành tri thức mới dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên.
Giáo viên không phải là người truyền thụ kiến thức mà là người dẫn dắt, khơi
gợi, hướng dẫn để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, làm cho học sinh từ chỗ chỉ
biết, hiểu, nhớ một nội dung, một vấn đề, một đơn vị kiến thức đến học sinh phải
trả lời được câu hỏi vì sao lại như thế, cao hơn nữa là biết vận dụng, ứng dụng tri
thức đã lĩnh hội, chiến lĩnh được trong quá trình học tập vào trong cuộc sống.
2. Biện pháp thứ hai: Quản lý việc thực hiện chương trình.
Chương trình dạy học thể hiện nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
của các môn, thời gian dạy từng môn học: số tiết dạy học bài mới, tiết ôn tập,
kiểm tra, thực hành…nhằm thực hiện yêu cầu mục đích của chương trình cấp
học, quản lí việc thực hiện chương trình của giáo viên về tiến độ thời gian và
chất lượng. Để đảm bảo dạy học đúng, đủ chương trình, nhà trường đã chỉ đạo
thực hiện xây dựng kế hoạch cá nhân giáo viên, kế hoạch của tổ, nhóm chuyên
môn, kế hoạch Phó hiệu trưởng. Phân công trách nhiệm cho các lực lượng giúp
việc, quan tâm theo dõi kí duyệt kịp thời các loại hồ sơ chuyên môn như lịch báo
7
giảng, sổ đầu bài, giáo án, vở ghi, vở bài tập của học sinh. Sử dụng thời khoá
biểu, kế hoạch hằng tháng, hằng tuần, hằng ngày để điều khiển, chỉ đạo và
kiểm soát việc thực hiện chương trình của giáo viên ở mỗi khối, lớp, môn học..
Hằng tháng, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn kiểm tra việc thực hiện
chương trình dạy học của từng bộ môn, từng khối lớp; phát hiện, nhận xét, yêu
cầu và có kế hoạch để giáo viên điều chỉnh; tổ chức thảo luận và thống nhất việc
thực hiện chương trình theo đúng phân phối chương trình.
3. Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo, quản lý giáo viên thực hiện đổi mới khâu
chuẩn bị lên lớp
BGH trong chỉ đạo chuyên môn đã giáo dục, nâng cao nhận thức cho giáo
viên đổi mới công tác chuẩn bị trước khi lên lớp. Chuẩn bị lên lớp không chỉ là
việc soạn bài mà đó là một quá trình và là sự tích hợp của nhiều hoạt động.
Chuẩn bị lên lớp trước hết là khâu nghiên cứu tài liệu tham khảo, sách
giáo khoa, nghiên cứu phân phối chương trình, nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ
năng do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Để giáo viên làm tốt khâu này, nhà
trường đã mua nhiều tài liệu tham khảo cho Thư viện , yêu cầu giáo viên tự mua
sau đó nhà trường thanh toán lại , yêu cầu giáo viên phải có Chuẩn kiến thức kĩ
năng và Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng trong Hồ sơ giáo án của
mình, coi đó là một hồ sơ bắt buộc như giáo án.
Nhà trường yêu cầu giáo viên trong sọan bài trước khi lên lớp, phải đặc
biệt quan tâm tới chuẩn kiến thức, tránh tham kiến thức hàn lâm sách vở mà phải
bám sát chuẩn kiến thức- kĩ năng do Bộ GD&ĐT qui định. Giáo viên cần tổng
hợp, thâu tóm kiến thức,làm cho những kiến thức hàn lâm sách vở trong SGK,
trong Tài liêụ tham khảo thành những kiến thức dễ hiểu, gần gụi, bổ ích với học
sinh để học sinh dễ tiếp thu. Giáo viên phải là người làm đơn giản hoá, làm mềm
hoá nội dung sách giáo khoa để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng nhưng vẫn
phải coi trọng tính chính xác, khoa học của mỗi nội dung kiến thức.
Chuẩn bị lên lớp còn là việc chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học và
trang thiết bị dạy học, Nhà trường yêu cầu giáo viên phải tận dụng, khai thác tối
đa điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để phục vụ dạy học, đặc biệt trong
lĩnh vực CNTT, giáo viên có thể ứng dụng CNTT để làm bảng phụ, mô tả thí
hoá nghiệm, xem phim, hình ảnh minh hoạ, tổ chức trò chơi... Trước khi vào
năm học mới, nhà trường yêu cầu nhóm giáo viên theo bộ môn cùng với cán bộ
phụ trách Thư viện - thí nghiệm thống kê số ĐDDH hiện có, phân loại ĐDDH,
báo cáo nhà trường lên kế hoạch mua xắm, nhà trường căn cứ vào yêu cầu và kế
hoạch của giáo viên để mua xắm tương đối đầy đủ theo yêu cầu. Nhà trường yêu
cầu 100% giáo viên sử dụng máy chiếu ở các mức độ khác nhau phục vụ dạyhọc tối thiểu 2 tiêt/ tuần, 100 % sử dụng ĐDDH khi tiết bài học có yêu cầu
Trong Đăng kí kế hoạch giảng dạy của giáo viên, nhà trường yêu cầu trong
từng tiết bài cần ghi rõ sử dụng ĐDDH gì, phương tiện dạy học nào. .
Nhà trường yêu cầu giáo viên thường xuyên mượn và sử dụng tài liệu, đọc
sách trên thư viện nhà trường, chỉ đạo thủ thư và giáo viên phụ tá thí nghiệm
8
theo dõi, ghi chép và báo cáo Ban giám hiệu về việc mượn sách, mượn ĐDDH
của giáo viên. BGH thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thực hiện mượn,
trả đúng qui định, tận dụng, phát huy có hiệu quả ĐDDH có sẵn, tu sửa, cải tạo
ĐDDH, làm ĐDDH phục vụ dạy học. Tuyên dương những giáo viên thực hiện
tốt nội dung này trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng, cho điểm
khuyến khích trong các đợt thi đua. Động viên khuyến khích giáo viên tự mua
thêm Tài liệu tham khảo, đặc biệt là tài liệu phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi,
động viên khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học, nhà trường thanh toán
kinh phí cho giáo viên khi mua tài liệu tham khảo, làm ĐDDH có giá trị cao…
Thường xuyên kiểm tra sổ mượn ĐDDH, mượn sách, tài liệu tham khảo của giáo
viên trong sổ của giáo viên tự viện- phụ tá thí nghiệm.Việc chuẩn bị ĐDDH trở
thành một nội dung bắt buộc trong khâu chuẩn bị bài trước khi dạy học trên lớp.
Nhà trường cũng huy động nguồn tài chính từ xã hội hóa để mua xắm
trang thiết bị đồ dùng phụ vụ dạy học, mua xắm được nhiều đồ dùng dạy học
thiết yếu trị giá hàng chục triệu đồng trong mỗi năm học.
BGH nhà trường chỉ đạo tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn
thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên từ khâu
chuẩn bị ĐDDH đến khâu soạn giáo án lên lớp. Phân công giao việc vụ thể cho
từng thành viên, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, BGH thường xuyên thanh tra
chuyên đề, chú trọng khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên.
4. Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo, quản lý giáo viên thực hiện đổi mới trong
soạn giáo án trước khi lên lớp.
BGH luôn nhắc nhở, giáo dục giáo viên nhận thức đúng đắn về việc soạn
giáo án, đây là một khâu vô cùng quan trọng quyết định thành công của tiết dạy
học trên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thể hiện trong việc soạn
giáo án trước khi lên lớp. Hiện nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin,
giáo án lên lớp được giáo viên trao đổi, truy cập trên mạng nên khâu soạn giáo
án có phần giảm bớt được thời gian so với thời còn phải chép tay, giáo viên có
thêm thời gian để đọc và nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị các nội dung khác phục vụ
dạy học. Tuy nhiên việc để cho người dạy ngấm giáo án, thuộc giáo án, đầu tư
tâm huyết trong soạn giáo án lại hạn chế hơn so với trước, do đó trong khâu xây
dựng kế hoạch dạy học bài học, BGH yêu cầu chặt chẽ giáo viên phải chú trọng
việc sửa chữa, điều chỉnh giáo án cho phù hợp đối tượng học sinh, với điều kiện
về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường, không sao chép
thuần tuý, không đối phó với BGH, cấp trên mà chú trọng chất lượng giáo án, cụ
thể từng khâu, từng qua trình lên lớp, trong giáo án. Chú trong nội dung đánh giá
rút kinh nghiệm trong giáo án sau khi giáo viên đã dạy học trên lớp của mỗi tiết
bài. Trong giáo án phải thể hiện được các bước lên lớp, hoạt động chủ đạo của
thầy và trò, cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên, tránh vụn vặt, sa
vào trình bày nội dung kiến thức bài học.Trong giáo án, tránh tham kiến thức mà
cần phải xác định được các đơn vị kiến thức cơ bản, trọng tâm, cần thể hiện đầy
đủ, hài hoà hoạt động của thầy và trò, thể hiện được nội dung hướng dẫn học
9
sinh tự học, thể hiện được sự tích hợp giữa nội dung kiến thức khoa học và giáo
dục rèn luyện kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống
cho các em.
Tổ chức thảo luận tổ, nhóm chuyên môn về soạn bài khó, thống nhất hoặc
cải tiến nội dung phương pháp soạn bài, trao đổi cho nhau kinh nghiệm tốt, việc
làm hay. Chú trọng phần nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm sau tiết dạy học,
cùng với tổ trưởng, tổ phó, cốt cán chuyên môn kiểm tra, nắm bắt tình hình soạn
bài của giáo viên bằng xem bài soạn, dự giờ, tổng hợp tình hình soạn bài cảu
giáo viên qua sổ sách, nội dung sinh hoạt chuyên môn, kế hoạch giảng dạy, báo
cáo, thống kê. Lưu ý tổ chuyên môn, những giáo viên có khinh nghiệm, có trình
độ tri thức và chuyên môn vững vàng kèm cặp hướng dẫn cho các giáo viên còn
ít tuổỉ nghề, ít kinh nghiệm, chưa có được thành tích cao trong dạy học.
BGH khuyến khích giáo viên soạn bài trên máy vi tính, truy cập mạng để
phục vụ dạy học, soạn và dạy giáo án điện tử…cũng như yêu cầu giáo viên tăng
cường học tin học để phục vụ tốt hơn công tác soạn bài. Giáo viên phải coi giáo
án thực chất là một bản đồ án nhỏ trong đó thể hiện được tiến trình giờ dạy học,
nội dung kiến thức cần đạt, phương pháp dạy học chính được sử dụng, thể hiện
được hoạt động của giáo viên và học sinh trong tiết học mà trong đó học sinh là
chủ đạo, thầy cô giáo trong vai trò tổ chức, hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tự tìm
hiểu và lĩnh hội tri thức khoa học đồng thời phải chú ý đến rèn luyện các kĩ năng
cho học sinh, chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp học. Sau khâu
soạn giao án, yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu kĩ giáo án, SGK, chuẩn kiến
thức để thực hiện tốt bước lên lớp, tránh thụ động khi lên lớp, phụ thuộc nhiều
vào giáo án, không chủ động được kiến thức và phương pháp làm cho tiết học
khô cứng, nhàm chán không gây được hứng thú học tập cho học sinh.
BGH nhà trường chỉ đạo tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn
thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc chuẩn bị giáo án lên lớp của giáo viên,
phân công giao việc vụ thể cho từng thành viên kí duyệt giáo án 1 lần/ tuần. Nhà
trường có qui định rõ ràng và đưa vào qui chế thi đua việc soạn và sử dụng giáo
án lên lớp.
5. Biện pháp thứ năm: Quản lý, chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học trong mỗi giờ dạy học trên lớp
Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn với họat động của con
người, chủ thể thực hiện là thầy và trò với những phương pháp và phương tiện
nhất định, sau một qua trình vận động hoạt động dạy học phải đạt tới những kết
quả mong muốn. Giờ lên lớp là hình thức dạy học chủ yếu ở trong các nhà
trường phổ thông từ trước tới nay, nó đóng vai trò quyết định chất lượng dạy
học, giúp học sinh thu nhận kiến thức một cách hệ thống, đầy đủ và khoa học
nhất. Người quản lí nhà trường cần phải quan tâm đúng mức và đầu tư đáng kể
cho quá trình này.Trong dạy học, giáo viên là người giữ vai trò quyết định và
chịu trách nhiệm về chất lượng giờ lên lớp của mình. Giờ lên lớp là phần cơ bản
10
của quá trình dạy học, " Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh trong giờ
lên lớp như hình ảnh mặt trời thu gọn trong giọt nước" - Xcatkin-.
Cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường xác định phương pháp dạy học là
khâu then chốt quyết định chất lượng một tiết dạy học, quyết định chất lượng dạy
học của giáo viên và học sinh, từ đó đã tăng cường chỉ đạo, quản lí giáo viên
thực hiện đổi mới trong tổ chức dạy học tiết bài cụ thể trên lớp. Nhà trường yêu
cầu trong tiết bài dạy học trên lớp, giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động dưới
sự chỉ đạo và dẫn dắt, gợi ý của giáo viên. Tránh nói nhiều, làm thay việc của
học sinh, cần tạo điều kiện, cơ hội cho mọi học sinh đều được làm việc, tổ chức
cho học sinh làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, làm việc với cả lớp.
Trong quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học, BGH nhà trường thường xuyên
yêu cầu, nhắc nhở giáo viên trong dạy học cần quan tâm hướng dẫn học sinh tự
học, tự học ở nhà, tự học trên lớp, tự học có hướng dẫn của thầy cô giáo, của các
bạn. Trong năm học 2013- 2014, nhà trường đã yêu cầu giáo viên phải có kế
hoạch, có tham luận đúc rút kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự học, tổ chức
Hội thảo hướng dẫn học sinh tự học ở cấp tổ và nhà trường. Công tác hướng dẫn
học sinh tự học được nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện ở tất cả các khối
lớp, môn học và đối tượng học sinh nhưng chú trọng nhất trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi, bởi đây là đối tượng có khả năng tự học cao và có khả năng
hướng dẫn các bạn khác học tập. Hơn nữa, đối tượng học sinh giỏi trong quá
trình tự học của các em còn thúc đẩy, kích thích giáo viên phải tự học, tự tìm
hiểu chiếm lĩnh tri thức anâng cao của lớp học,cấp học để cùng học sinh giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập đó.
BGH, tổ chuyên môn thường xuyên đi dự giờ, thăm lớp. Giờ lên lớp là
phần cơ bản của qua trình dạy học vì vậy người làm công tác quản lí giáo dục
phải quan tâm đúng mức đến việc quản lí giờ lên lớp, việc dự giờ giáo viên là
một biện pháp không thể thiếu trong quản lý chất lượng dạy học, dự giờ của giáo
viên không chỉ để tìm ra nhược điểm, hạn chế của giáo viên trong tiết dạy học
đó mà còn để phát hiện ra những vấn đề mang nét chung bao quát về ưu điểm và
tồn tại của tiết bài cụ thể, của giáo viên đó và của tập thể giáo viên. Qua dự giờ,
người dự cũng đúc rút được những thành công và cả thất bại, những kinh
nghiệm, khắc phụ những hạn chế của bản thân. Trong việc dự giờ, cần dự giờ
của tất cả giáo viên trong trường, tất cả các bộ môn, tất cả các khối lớp, chú
trọng và quan tâm đến giáo viên có tay nghề còn non yếu hoặc những giáo viên
đã có bề dày thành tích, bề dày kinh nghiệm. Qua một vài tiết dự giờ chưa thể
đánh giáo được chất lượng dạy học cuả giáo viên mà còn phải thông qua nhiêù
kênh thông tin khác đó là dư luận, là đánh giá của học sinh, của phụ huynh, của
đồng nghiệp và đặc biệt là kết quả học tập thi cử của học sinh cuối kì, cuối năm
học và trong thi học sinh giỏi… để đánh giá chất lượng dạy học của một giáo
viên, một môn học , lớp học nào đó.
Chỉ đạo nhắc nhở giáo viên trong dạy và học cần tuyết đối chống dạy
chay, dạy học theo kiểu đọc chép hay dạy học thuần tuý theo phương pháp thuyết
11
trình, truyền thụ mà giáo viên cần lựa chọn, kết hợp hài hoà, tối ưu các phương
pháp dạy học truyền thống với hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học ở mức độ cho phép. Giáo viên cần chú trọng tạo không khí cởi mở, thân
thiện trong giao tiếp giữa thầy và trò, trò với trò để tạo hứng thú, tự tin cho học
sinh trong học tập. Trong dạy học cần chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh,
tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được làm việc, được giao tiếp, được bày tỏ
thái độ, chính kiến của các em, tránh áp đặt.
Trong dạy học cần xác định các đơn vị kiến thức trọng tâm, lựa chọn vấn
đề phù hợp, hấp dẫn, vấn đề được học sinh quan tâm, thích thú để mở rộng,
nâng cao; cần đơn giản hoá các kiến thức hàn lâm để phù hợp tư duy và kinh
nghiệm sống của các em, tích hợp tri thức với đời sống để học sinh dễ hiểu, dễ
nhớ và vận dụng những tri thức khoa học, hiểu biết xã hội vào trong cuộc sống.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nhiều khi giáo viên phải là người viết lại
sách giáo khoa qua tiết bài dạy để học sinh dễ hiểu, phải làm sao cho học sinh
hiểu được, nắm được một cách kĩ càng và nắm được bản chất của mỗi đơn vị
kiến thức cần nhớ trong sách giáo khoa. Cần chú ý tích hợp các nội dung như
giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đaọ đức, truyền thống cho học sinh, dạy học tri
thức khoa học gắn với rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Ví dụ trong
dạy học môn Ngữ văn, trong các tiết bài đọc và tìm hiểu văn bản, đặc biệt là với
các tác phẩm văn học, giáo viên cần kết hợp hài hoà phương pháp mới và truyền
thống, chú trọng phương pháp giảng bình để học sinh cảm nhận được cái hay, cái
đẹp của tác phẩm văn chương thông qua sự cảm nhận, chau chuốt, chắt lọc và cả
sự chiêm nghiệm của giáo viên, từ đó gieo vào lòng học sinh niềm yêu thích văn
chương, từ cảm thụ tác phẩm văn chương đến đồng sáng tạo với tác giả, khơi gợi
cảm hứng sáng tạo cho các em, gieo vào lòng các em lòng yêu mến và tự hào về
ngôn ngữ dân tộc. Với các môn khoa học xã hội khác, cần thông qua dạy kiến
thức khoa học bộ môn để giáo dục tình cảm, tư tưởng, đạo đức, nhận thức và kĩ
năng sống cho học sinh.
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong toàn thể giáo viên nhà
trường, BGH đã thực hiện và chỉ đạo thực hiện tốt khâu dự giờ thăm lớp, kiểm
tra giáo án, khảo sát chất lượng học sinh, kiểm tra việc sử dụng phương tiện, đồ
dùng dạy học của giáo viên, kiểm tra sách vở đồ dùng, việc ghi bài, làm bài tập
của học sinh, kiểm tra nền nếp học tập của học sinh… Chỉ đạo thực hiện nghiêm
túc kế hoạch dự giờ 1 tiết/ tuần với mỗi giáo viên, thao giảng 2 lần/ năm học, tổ
chức dạy thể nghiệm, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học, báo cáo kinh
nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy học theo chủ đề tích hợp.... Ban giáo hiệu,
tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thực hiện dự tối thiểu 50% giờ dạy thao giảng của
giáo viên, dự giờ trong kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, dự giờ đột xuất,
dự giờ có báo trước mỗi giáo viên 1- 2 tiết trong một học kì. Sau khi dự giờ đã
trao đổi, nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm cho mỗi giáo viên về thành công, hạn
chế, tổ chức cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm, phương pháp dạy học, qua đó
giúp đỡ giáo viên tiến bộ trong chuyên môn.
12
IV. Hiệu quả đạt được
Những biện pháp thực hiện nêu ở trên đã góp phần thúc đẩy chất lượng
dạy học của nhà trường, trong 3 năm học qua, trường THCS Quảng Tâm đã đạt
được những kết quả sau
2. Năm học 2013- 2014
Năm học 2013-2014, trường THCS Quảng Tâm tiếp tục thực hiện các biện
pháp, giải pháp trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phát huy những mặt
mạnh đã làm được, khắc phục tồn tại, yếu kém, không ngừng đổi mới trong quản
lí, đổi mới phương pháp dạy học, giữ gìn và phát huy thành quả đã đạt được
trong những năm học trước. Nhà trường thông qua giáo dục tuyên truyền đã
nâng cao nhận thức của giáo viên về yêu cầu, nhiệm vụ và tầm quan trọng của
"đổi mới phương pháp dạy học" trong nhà trường THCS. Từ đó giáo viên tích
cực đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi tiết bài lên lớp, coi đổi mới phương
pháp dạy học là một tất yếu khách quan quan trọng nhất để nâng cao chất lượng
dạy học.
Từ đó, chất lượng giáo dục nhà trường nâng lên rõ rệt, nhà trường được
xếp thứ 3 đồng đội trong kì thi học sinh giỏi cấp Thành phố các môn văn hoá lớp
9, đội tuyển Vật lý 9 xếp thứ Nhất. Tỷ lệ học sinh lớp 9 đậu tốt nghiệp THCS đạt
100%, thi vào THPT đạt 94%, không có học sinh bị điểm 0.
Xếp loại học lực
TS học
sinh
353
Giỏi
SL
56
Khá
TL
SL
15, 16
9
4
Trung
Yếu
Kém
bình
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
46, 13 36,
3
0,8
5
0
8
3. Năm học 2014- 2015
Năm học 2014-2015, trường THCS Quảng Tâm tiếp tục thực hiện các giải
pháp, biện pháp trong chỉ đạo, quản lý đổi mới phương pháp dạy học, phát huy
những mặt mạnh đã làm được, khắc phục tồn tại, yếu kém, giữ gìn và phát huy
thành quả đã đạt được trong những năm học trước. Nhà trường qua giáo dục
tuyên truyền đã nâng cao nhận thức của giáo viên về yêu cầu, nhiệm vụ và tầm
quan trọng của "đổi mới phương pháp dạy học" trong nhà trường THCS. Từ đó
giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi tiết bài lên lớp, coi
đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan, là một thành tố quan
trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong nhà
trường.
Với các biện pháp quản lý, chỉ đạo chuyên môn của các đồng chí tổ
trưởng, tổ phó chuyên môn và Ban giám hiệu , chất lượng giáo dục nhà trường
nâng lên. Tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 100%, thi đỗ THPT đạt 95%,
13
không có học sinh bị điểm 0. Có 3 học sinh đậu chuyên Lam Sơn môn Sinh học
Tin học và Tiếng Anh.
Kết quả xếp loại học lực
TS học sinh
Giỏi
SL
417
65
Khá
TB
TL
SL
TL
SL
15,6
186
44,6 156
TL
37,4
Yếu
SL
10
TL
Kém
SL
TL
2,4
3. Năm học 2015- 2016
Năm học 2015-2016, trường THCS Quảng Tâm tiếp tục thực hiện các
biện pháp trong quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, phát huy những
mặt mạnh đã làm được, khắc phục tồn tại, yếu kém, giữ gìn và phát huy thành
quả đã đạt được trong những năm học trước. Với các biện pháp quản lý, chỉ đạo
chuyên môn của các đồng chí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và Ban giám hiệu,
chất lượng giáo dục nhà trường được ổn định và nâng lên. Nhà trường đã đạt
được những kết quả sau
- Tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 100%.
- Trong các kì thi học sinh giỏi cấp Thành phố 9 môn văn học lớp 9, môn
Máy tính cầm tay Casio, môn tiếng Anh trên mạng, nhà trường đạt tổng 25 giải,
trong đó có 4 giải Nhì, 4 giải Ba và 17 giải KK.
- Trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh 9 môn văn học lớp 9, nhà trường đạt
2 giải trong đó có 1 giải Nhất môn Hóa học, 1 giải Nhì môn Lịch sử.
- Kết quả xếp loại học lực ( trước khi thi lại hè 2016 )
Tổng số học sinh
415
Giỏi
Khá
SL
TL
SL
69
16,6 187
TB
Yếu
TL
SL
TL
SL
TL
45
145
35
14
3,4
Kém
SL
TL
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đúc rút lại những vấn đề đã nêu trên, chúng tôi thấy để nâng cao chất
lượng dạy học nói chung và chất lượng giờ lên lớp nói riêng, trong công tác quản
lí giáo dục nhà trường, cần chỉ đạo quản lý giáo viên thực hiện tốt nội dung đổi
mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng được
yêu cầu, đòi hỏi của xã hội về giáo dục và đào tạo con người trong thời kì CNHHĐH đất nước, đáp ứng xu thế hội nhập Quốc tế hiện nay.
Ban giám hiệu nhà trường cần phải giáo dục, nâng cao nhận thức cho toàn
thể cán bộ giáo viên nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới
phương pháp dạy học. Đó là để nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo
dục, nâng cao vị thế và uy tín của người thầy, nâng cao uy ín của nhà trường, xây
14
dựng một môi trường giáo dục thực sự có chiều sâu về chất lượng, đáp ứng lòng
tin của học sinh, phụ huynh, của Đảng, chính quyền nhân dân địa phương, của
ngành giáo dục và của toàn xã hội.
Nhà trường luôn yêu cầu, tổ chức, hướng dẫn, nhắc nhở giáo viên thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức
của giáo viên bằng đôn đốc, nhắc nhở, đưa vào nghị quyết của nhà trường, vào
tiêu chí thi đua của giáo viên, có chế độ tuyên dương khen thưởng và sử phạt
minh bạch, hợp lý. Trong hoạt động thanh kiểm tra, luôn chú trọng nội dung đổi
mới phương pháp dạy học, chú trọng chất lượng thực chất tiết bài dạy học, chú
trọng hiệu quả dạy học qua chất lượng học sinh .
Để giáo viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học cần có sự chỉ
đạo quản lí chặt chẽ, khoa học, cần có sự đổi mới trong quản lí của BGH nhà
trường ở các khâu: quản lí việc thực hiện chương trình, quản lí việc soạn bài và
chuẩn bị lên lớp của giáo viên, quản lí hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên
và học sinh, đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới hoạt động dạy học trên lớp của
giáo viên như việc sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng máy móc công nghệ, ứng
dụng tiến bộ Công nghệ thông tin vào dạy học. Cần chú trọng hướng dẫn học
sinh tự học, trong dạy học lấy học trò làm trung tâm, người dạy tránh chủ quan
áp đặt mà phải tổ chức, hướng dẫn, khơi gợi để học sinh tự phát hiện và chiếm
lĩnh tri thức mới, học sinh biết ứng dụng tri thức đã tiếp thu được vào cuộc sống,
dạy chữ để dạy người kết hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh.
Qua thực hiện chỉ đạo, quản lý đổi mới phương pháp dạy học của BGH
trường THCS Quảng Tâm, toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đã thấm
nhuần yêu cầu, nội dung đổi mới, tự giác thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, đã hạn chế tối đa dạy học theo phương pháp thuyết trình, đã tuyệt đối xoá
bỏ dạy học kiểu đọc- chép, dạy chay. Giáo viên tích cực, chủ động và thực hiện
tốt theo yêu cầu tiết bài dạy học về sử dụng ĐDDH, sử dụng linh hoạt các
phương tiện phục vụ dạy học, ứng dụng CNTT vào dạy học, gây được sự tập
trung, tạo được hứng thú học tập cho học sinh góp phần to lớn trong nâng cao
chất lượng dạy học trong nhà trường. Từ đó hình thành cho học sinh thói quen
và kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập, tích cực tham gia cùng giáo viên làm và sử
dụng, cải tiến ĐDDH.
Qua quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường
THCS, trường THCS Quảng Tâm đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp về chất
lượng văn hoá trong chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng học sinh giỏi và
trong phụ đạo nâng bậc học sinh yếu kém. Nhờ những kết quả đạt được trong
dạy học, trường THCS Quảng Tâm đã được học sinh, phụ huynh, Đảng, chính
quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao và tin trưởng vào chất lượng dạy
học của nhà trường, yên tâm khi con em được học tập rèn luyện tại trường THCS
Quảng Tâm.
15
2. Kiến nghị
1.Trong mỗi năm học, phòng GD&ĐT Thành phố Thanh Hóa cần tổ chức
chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các môn học, trong mỗi
chuyên đề cần có 2 phần: dự 1-2 tiết dạy được đánh giá thành công trong đổi
mới phương pháp dạy học của các đồng chí giáo viên có bề dày kinh nghiệm dạy
học, đã đạt được thành tích cao trong dạy học và được đồng nghiệp đánh giá cao
về chuyên môn; nghe báo cáo tham luận của các đồng chí giáo viên, cán bộ
quản lí các nhà trường đã thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học
trong hoạt động chuyên môn của nhà trường, đã được phòng GD&ĐT đánh giá
tốt trong các năm học trước đó .
2. Sau mỗi kì thao giảng giáo viên giỏi cấp Thành phố, cấp Tỉnh,
PGD&ĐT nên chọn các giờ dạy xuất sắc, giáo viên đạt điểm cao nhất mỗi môn
thi trong hội thi trình diễn lại tiết dạy để cán bộ quản lí, cốt cán chuyên môn của
các trường dự, học tập và rút kinh nghiệm.
3. Phòng GD&ĐT tổ chức giao ban chuyên môn tại các nhà trường như đã
thực hiện trong các năm học 2012-2013, 2013-2014 để cán bộ quản lý, cán bộ tổ,
cốt cán chuyên môn các nhà trường được dự, tham quan, học tập kinh nghiệm
của đồng nghiệp, của trường bạn một cách thiết thực và có hiệu quả.
Trong Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học tại trường THCS Quảng Tâm” tôi chỉ xin nêu những biện
pháp, giải pháp, những việc làm cụ thể mà bản thân tôi cùng với đồng chí Hiệu
trưởng, các đồng chí Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn, cốt cán ở các bộ môn đã
làm trong các năm học 2013-2014, 2014-2015 và trong năm học 2015-2016. Nội
dung đã đề cập đến trong Sáng kiến kinh nghiệm này chủ yếu là những kinh
nghiệm được đúc kết từ thực tế công tác quản lý trong một nhà trường với những
việc cụ thể mà chúng tôi đã làm do đó không tránh khỏi những thiển cận, những
điều cần kiểm chứng, đúc kết và tiếp tục rút kinh nghiệm
Trong khuôn khổ một Sáng kiến kinh nghiệm, bản thân người viết chưa có
nhiều kinh nghiệm tốt, sáng kiến hay, hơn nữa do trình độ nghiên cứu, trình bày
một vấn đề vừa là những kinh nghiệm thực tế vừa mang tính học thuật thuộc
lĩnh vực khoa học Quản lý giáo dục còn có nhiều hạn chế nên bài viết còn nhiều
điểm khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong các đồng chí đồng nghiệp, cấp trên quan
tâm đến vấn đề đã nêu trên, cho chúng tôi những ý kiến nhận xét, góp ý, đánh giá
và bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN
QuảngTâm, ngày 20 tháng 5 năm 2016
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết
16
Nguyễn Thị Ngọc
17