Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng tại huyện giao thủy, tỉnh nam định và đề xuất giải pháp thích ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 114 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SỨC
KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM
ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

PHẠM THÙY LINH

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH
NAM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

PHẠM THÙY LINH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM THỊ MAI THẢO

HÀ NỘI, NĂM 2017



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Thị Mai Thảo
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Lưu Đức Hải
Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS: Nguyễn An Thịnh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 20 tháng 9 năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thùy Linh


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô giáo
trong khoa Môi Trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tôi
cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phạm Thị Mai Thảo

đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên cần thiết để tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ tại sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Nam Định, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, Trung
tâm y tế dự phòng tỉnh Nam Định và huyện Giao Thủy, Bệnh viện đa khoa huyện
Giao Thủy, Cục thống kê tỉnh Nam Định và một số sở ban ngành khác của huyện
Giao Thủy đã tạo điều kiện cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu trên địa bàn
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn quan
tâm, động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Học viên

Phạm Thùy Linh


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................3
1.1. Giới thiệu chung về biến đổi khí hậu .............................................................. 3
1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu .............................................................................. 3

1.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu............................................................... 3
1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ......................................................................... 3
1.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng ................................... 4
1.1.5. Các phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe .......... 9
1.1.6. Các nghiên cứu có liên quan giữa biến đổi khí hậu và sức khỏe cộng đồng .......... 11
1.1.7. Các giải pháp ứng phó tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe ............. 17
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................... 19
1.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 19
1.2.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 20
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................... 22
1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................. 24
1.2.5. Lĩnh vực văn hóa – giáo dục .......................................................................... 28
1.2.6. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Giao Thủy ......................................................... 29
1.2.7. Tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Giao Thủy ...................... 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 35
2.2. Thời gian nghiên cứu...................................................................................... 35


iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 35
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp............................................................. 35
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .......................................................... 35
2.3.3. Phương pháp điều tra xã hội học ..................................................................... 35
2.3.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ............................................................... 37
2.3.5. Phương pháp phân tích mối liên quan giữa BĐKH và một số bệnh dịch ....... 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................41
3.1. Diễn biến tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Giao Thủy .................... 41
3.1.1. Diễn biến khí hậu ............................................................................................ 41

3.1.2. Các hiện tượng thời tiết cực đoan ................................................................... 46
3.1.3. Tình hình các hiện tượng thời tiết bất thường trên địa bàn huyện theo kết quả
khảo sát điều tra ý kiến của người dân ...................................................................... 48
3.2. Diễn biến một số bệnh trên toàn huyện Giao Thủy giai đoạn từ năm 2008 –
2016 .......................................................................................................................... 53
3.3. Diễn biến tình hình một số loại bệnh trên địa bàn hai xã Giao Xuân và
Giao Hải giai đoạn 2006 – 2016 .............................................................................. 58
3.3.1. Diễn biến một số bệnh ở xã Giao Xuân ......................................................... 59
3.3.2. Diễn biến một số bệnh ở xã Giao Hải ............................................................ 71
3.4. Đánh giá mối tương quan giữa một số yếu tố khí hậu và sức khỏe cộng
đồng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn từ năm 2010 – 2015 ............................... 80
3.5. Mức độ quan tâm, hiểu biết của người dân về tác động của biến đổi khí
hậu tới sức khỏe cộng đồng và hành động thích ứng ở huyện ............................ 87
3.5.1. Sự hiểu biết và mức độ quan tâm của người dân về tác động của biến đổi khí
hậu tới sức khỏe cộng đồng....................................................................................... 87
3.5.2. Công tác thích ứng với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương .......... 90
3.6. Đề xuất giải pháp thích ứng ............................................................................ 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................96
1. Kết luận .................................................................................................................96
2. Kiến nghị...............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu


BHYT

: Bảo hiểm Y tế

EPA

: Cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý

HDI

: Chỉ số phát triển con người

IPCC

: Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

KTXH


: Kinh tế xã hội

PCLB

: Phòng chống lụt bão

RCP

: Đường dẫn đến nồng độ đại diện

SPSS

: Phần mềm phân tích thống kê

SR

: Sốt rét

SXH

: Sốt xuất huyết

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


TKCN

: Tìm kiếm cứu nạn

TTYT

: Trung tâm y tế

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNEP

: Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

XMN

: Xâm nhập mặn


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân chia dân số của huyện Giao Thủy....................................................24
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu y tế đạt được của huyện giai đoạn 2010 - 2015..............27

Bảng 1.3: Biến đổi nhiệt độ (0C) trung bình theo kịch bản RCP4.5 của tỉnh Nam
Định ...........................................................................................................................30
Bảng 1.4: Mức thay đổi (%) lượng mưa trung bình theo kịch bản RCP4.5 của tỉnh
Nam Định ..................................................................................................................31
Bảng 1.5: Nguy cơ ngập (% diện tích) ứng với các mực nước biển dâng theo kịch
bản RCP4.5 của tỉnh Nam Định ................................................................................31
Bảng 2.1: Đối tượng điều tra phỏng vấn ...................................................................36
Bảng 2.2: Nhóm câu hỏi điều tra, phỏng vấn phục vụ nội dung nghiên cứu ............37
Bảng 3.1: Độ mặn tại một số điểm trên sông Hồng của huyện Giao Thủy đến tháng
12/2014 ......................................................................................................................45
Bảng 3.2: Tần suất diễn ra các loại hình thời tiết trong giai đoạn 2006-2016 ..........49
Bảng 3.3: Tần suất và mức độ ảnh hưởng của một số hiện tượng thời tiết trong giai
đoạn từ 2006 -2016 ...................................................................................................50
Bảng 3.4: Bảng thống kê số ca mắc bệnh về đường tiêu hóa ở xã Giao Xuân giai
đoạn 2006 - 2016 .......................................................................................................62
Bảng 3.5: Tần suất xuất hiện một số loại bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu trên
địa bàn xã Giao Xuân ................................................................................................65
Bảng 3.6: Mối tương quan giữa yếu tố khí hậu và các bệnh dịch.............................81


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy .......................................................20
Hình 2.1: Sơ đồ mô tả các bước thực hiện đánh giá tương quan giữa bệnh dịch và
yếu tố khí hậu ............................................................................................................39
Hình 3.1: Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại huyện Giao Thủy trong
giai đoạn từ 2010 - 2015 ...........................................................................................41
Hình 3.2: Diễn biến số ngày rét đậm và rét hại ở huyện giai đoạn 2010 -2014 .......42
Hình 3.3:Thống kê lượng mưa trung bình 2010 – 2015 của huyện Giao Thủy........43

Hình 3.4: Biểu đồ lượng mưa trung bình từng tháng trong năm 2015 .....................44
Hình 3.5: Một số đối tượng chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết .......................52
Hình 3.6: Diễn biến nhóm bệnh về đường tiêu hóa từ năm 2008 - 2016..................54
Hình 3.7: Diễn biến bệnh sốt rét và sốt xuất huyết ở huyện giai đoạn 2008 – 2016. ......56
Hình 3.8: Diễn biến bệnh cúm ở huyện giai đoạn 2008 - 2016 ................................57
Hình 3.9: Diễn biến bệnh tay – chân – miệng ở huyện giai đoạn 2008 - 2016.........58
Hình 3.10: Diễn biến các bệnh về đường hô hấp tại xã Giao Xuân giai đoạn 2006 2016 ...........................................................................................................................60
Hình 3.11: Diễn biến bệnh sốt rét và sốt xuất huyết tại xã Giao Xuân giai đoạn giai
đoạn 2006 -2016 ........................................................................................................63
Hình 3.12: Tình hình phát sinh bệnh dịch ở xã Giao Xuân ......................................64
Hình 3.13: Mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các nhóm tuổi ...................66
Hình 3.14: Các bệnh mà trẻ em thường mắc.............................................................67
Hình 3.15: Mức độ và nguyên nhân của từng loại bệnh đối với trẻ em....................67
Hình 3.16: Các bệnh mà người lớn thường mắc .......................................................68
Hình 3.17: Mức độ và nguyên nhân của từng loại bệnh đối với người lớn ..............69
Hình 3.18: Các bệnh mà người già thường mắc .......................................................70
Hình 3.19: Mức độ và nguyên nhân của từng loại bệnh đối với người già ..............70
Hình 3.20: Diễn biến các bệnh về đường hô hấp tại xã Giao Hải giai đoạn 2006 2016 ...........................................................................................................................72


viii

Hình 3.21: Diễn biến các bệnh về đường tiêu hóa tại xã Giao Hải giai đoạn 2006 2016 ...........................................................................................................................74
Hình 3.22: Diễn biến bệnh sốt rét và sốt xuất huyết tại xã Giao Hải giai đoạn 2006 2016 ...........................................................................................................................75
Hình 3.23: Mức độ bị ảnh hưởng bởi BĐKH theo độ tuổi .......................................76
Hình 3.24: Mức độ ảnh hưởng của các loại bệnh theo độ tuổi .................................76
Hình 3.25: Nguyên nhân mắc một số bệnh theo độ tuổi ...........................................78
Hình 3.26: Mối tương quan giữa độ ẩm và số ca mắc tiêu chảy/100.000 dân năm 2010.. .81
Hình 3.27: Mối tương quan giữa yếu tố khí hậu và tỷ lệ mắc bệnh lỵ/100.000 dân
năm 2012 ...................................................................................................................82

Hình 3.28: Mối tương quan giữa nhiệt độ và số ca mắc bệnh tiêu chảy/100.000
dân năm 2012 ...........................................................................................................83
Hình 3.29: Mối tương quan giữa lượng mưa và số ca mắc cúm/100.000 dân năm
2012 ...........................................................................................................................84
Hình 3.30: Mối tương quan giữa nhiệt độ, lượng mưa và số ca mắc bệnh sốt rét/100.000
dân năm 2013 .............................................................................................................85
Hình 3.31: Mối tương quan giữa lượng mưa và số ca mắc bệnh tiêu chảy/100.000
dân năm 2015 ............................................................................................................86
Hình 3.32: Những bệnh sẽ đi thăm khám ở cơ sở y tế ..............................................89


1

MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân

loại trong thế kỷ 21 [1,7]. Thế giới đã và đang phải gánh chịu những hậu quả to lớn
từ biến đổi khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ bất thường kéo theo hàng loạt tác động tới
tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vùng miền: làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán,
giảm cân bằng nước, tăng nguy cơ cháy rừng, gây gia tăng áp lực lên gia súc, vật
nuôi, thay đổi mùa vụ, giảm năng suất và sản lượng cây trồng… Nước biển dâng
nhanh và cao hơn gây ra hiện tượng xâm nhập mặn sâu hơn làm ảnh hưởng tới các
hoạt động cung cấp nước, mất diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp, suy giảm sản
lượng và chất lượng thủy sản biển cũng như thủy sản nước ngọt… Sự thay đổi về
lượng mưa, các cơn bão hình thành với tần xuất và cường độ cao hơn có thể dẫn đến
việc tăng dòng chảy lũ, ngập lụt, tăng nguy cơ sói mòn và sạt lở đất, thay đổi hệ
sinh thái lưu vực sông, các vùng ngập nước, phá hủy các cơ sở hạ tầng giao thông

[2,6].
Ngoài những tác động trực tiếp, biến đổi khí hậu còn tác động đến con người,
sinh kế, sức khỏe cộng đồng đặc biệt là đối với người dân vùng ven biển: tăng số
người chết và bị thương do thiên tai; nhiệt độ tăng làm thay đổi thời vụ, mất mùa,
xuất hiện các loại bệnh mới, tăng nguy cơ đột tử đối với người già, người mắc bệnh
tim mạch; nước biển dâng xâm nhập mặn làm mất diện tích, giảm năng suất và sản
lượng nuôi trồng thủy hải sản ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, tăng các bệnh
truyền nhiễm. Lượng mưa thay đổi, bão lũ lụt, lốc xoáy, xói mòn, sạt lở đất xảy ra
nhiều hơn làm tăng chi phí gia cố, sửa chữa nhà cửa, là điều kiện thuận lợi cho phát
sinh, phát triển và lan truyền các vật chủ mang bệnh, tuổi thọ bình quân bị ảnh
hưởng
Hiện nay đã có rất nhiều những nghiên cứu về tác động trực tiếp của biến đổi
khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội: nông - lâm - ngư nghiệp, giao thông vận
tải; các vùng khí hậu,... Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động thứ cấp của biến đổi
khí hậu cả ở trong và ngoài nước lại chủ yếu là nghiên cứu, phân tích về tác động


2

của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân mà rất ít các nghiên cứu tập trung
đánh giá mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Trong khi đây cũng là một
trong những tác động cần được quan tâm và nghiên cứu sâu.
Huyện Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định được đánh giá là
một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí
hậu ở tất cả các khía cạnh. Do đó, đã có rất nhiều các nghiên cứu về tác động của
biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực. Nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể về sức khỏe
cộng đồng. Chính vì thế, tôi xin được lựa chọn đề tài: “Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và đề
xuất giải pháp thích ứng” nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng để đưa ra những
hành động thích ứng góp phần giảm thiểu tối đa tác động của biến đổi khí hậu tới

sức khỏe cộng đồng
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng và
đề xuất các giải pháp thích ứng phù hợp tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
3. Nội dung nghiên cứu
1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan về kịch bản biến đổi khí của
Nam Định và những tác động của biến đổi khí hậu tới huyện Giao Thủy. Các báo
cáo, công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại địa phương.
2. Điều tra về các loại bệnh dịch do biến đổi khí hậu gây ra cho người dân địa
phương. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng
3. Đánh giá mức độ quan tâm và hiểu biết của người dân/chính quyền địa
phương về các loại bệnh liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu và công tác
thích ứng hiện tại
4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe
người dân địa phương


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Giới thiệu chung về biến đổi khí hậu

1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ
thống khí hậu, hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên
của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất [2,2]

1.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu [3, 43-45]
Biến đổi khí hậu do 2 nguyên nhân: tự nhiên và nhân tạo, trong đó nguyên
nhân do con người là chủ yếu.
Nguyên nhân tự nhiên: là sự biến động của cường độ bức xạ Mặt trời chiếu
xuống trái đất và lượng bụi núi lửa tập trung nhiều phản xạ bức xạ mặt trời vào
không trung. Sự thay đổi của bề mặt Trái đất như sự phân bố biển và lục địa cùng
độ lớn của chúng, quá trình tạo sơn và sự nâng lên của các mảng lục địa lớn phân bố
các dòng hải lưu và thay đổi độ mặn nước biển của các đại dương, hoạt động của
núi lửa, hàm lượng khí CO2 tự nhiên trong khí quyển và lượng mây, v.v…
Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi đó là sự tăng
nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt
quan trọng là khí điôxit cacbon (CO2) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ
nhiên liệu hóa thạch (như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên...), phá rừng và chuyển đổi
sử dụng đất. Tăng nồng độ khí nhà kính dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính của khí
quyển và kết quả là tăng nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất.
1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu [4, 30]
Ở Việt Nam trong 50 năm qua biểu hiện của BĐKH đã rõ nét, cụ thể như sau:
- Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những
thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng
khoảng 0,62oC, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42oC.


4

- Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc;
tăng ở hầu hết các trạm phía Nam.
- Cực trị nhiệt độ tăng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ nhiệt độ tối cao có xu thế
giảm ở một số trạm phía Nam.
- Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô.
- Mưa cực đoan giảm đáng kể ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam

Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Số lượng bão mạnh có xu hướng tăng.
- Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm nhưng xuất hiện những đợt rét dị
thường.
- Ảnh hưởng của El Nino và La Nina có xu thế tăng.
Dưới tác động của BĐKH, thời gian qua ở Việt Nam lượng mưa và phân bố
mưa thay đổi, các hiện tượng khí hậu thời tiết cực đoan gia tăng cả về tần suất, mức
độ và qui mô gây ra nhiều tác động tiêu cực, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương
thực, an ninh sinh thái, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người tài sản, các cơ sở hạ
tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động xấu đến môi trường.
1.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng
a. Một số loại bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu
Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người diễn ra khá phức tạp.
Nó thể hiện tác động tổng hợp và đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau. Có những
tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường xung
quanh với cơ thể. Có những tác động gián tiếp, thông qua các nhân tố khác như thực
phẩm, nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang bệnh... [3,82]. Từ những nhóm tác động
đó, có thể xác định được một số bệnh, nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu:
 Nhóm bệnh đường tiêu hóa
- Bệnh tiêu chảy: là tình trạng tăng lượng dịch đột ngột trong phân, biểu hiện
bằng tiêu phân lỏng ≥ 3 lần trong vòng 24 giờ. Nguyên nhân thường gặp là do siêu
vi, một số nguyên nhân khác như nhiễm trùng, tác dụng phụ kháng sinh, nhiễm
trùng ngoài đường ruột khác và một số nguyên nhân ít gặp [5].


5

- Bệnh tả: là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae)
gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là phân lỏng và
nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và

tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được xếp vào loại bệnh “tối nguy
hiểm”. Bệnh lây theo đường tiêu hoá, thông qua nguồn nước, thực phẩm, rau quả...
[6]
- Bệnh lỵ [6]
+ Lỵ trực trùng: Bệnh lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính
do vi khuẩn Shigella với biểu hiện lâm sàng đa dạng (25% có hội chứng lỵ rõ, 25%
nhiễm khuẩn không triệu chứng). Trực khuẩn lỵ gây tổn thương đại tràng, đa số
trường hợp chỉ có tiêu chảy nhẹ, một số ít có diễn biến mạn tính. Bệnh dễ phát
thành dịch, diễn biến thường lành tính, ít có nguy cơ tử vong.
+ Lỵ amip: là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica. Hầu
hết ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy
nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Bệnh lây trực tiếp do tay bẩn, bào
nang dính dưới móng tay, từ đó được đưa vào miệng qua thức ăn hoặc lây qua nước
uống, nước rửa rau quả, thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo), côn trùng trung gian,
trong đó ruồi là một trung gian truyền bệnh nguy hiểm
- Hội chứng lỵ: là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca
hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không
triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là
lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng
bụng, màng phổi, màng ngoài tim.
 Bệnh da liễu
- Bệnh tay- chân -miệng: là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường
ruột enterovirus gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có
khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn
thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn
tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm


6


não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện bệnh
sớm và xử lý kịp thời [7].
 Nhóm bệnh do vector truyền bệnh
- Bệnh sốt xuất huyết: là bệnh nhiễm trùng cấp do virus Dengue, có thể sốc
và liên quan chặt chẽ tăng tính thấm thành mạch, hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Có thể
tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời. Có thể gây dịch lưu hành và
dịch lớn. Bệnh lây cho người qua muỗi cái Aedes aegypti đốt (gián tiếp), muỗi
nhiễm virus có khả năng truyền bệnh khi đốt người [6].
- Bệnh sốt rét: là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium ở người
gây nên. Bệnh lây theo đường máu, truyền từ người này sang người khác qua vết
đốt của muỗi Anopheles truyền. Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét điển
hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Ở nước ta bệnh lưu hành chủ yếu
vùng rừng, đồi, núi, ven biển nước lợ; bệnh xảy ra quanh năm, nhưng chủ yếu vào
mùa mưa [6].
 Nhóm bệnh hô hấp
- Bệnh cúm: là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus
influenza gây nên. Bệnh có thể gặp ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng thường xảy ra ở
trẻ em, người già và những người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi mạn
tính, tiểu đường, bệnh tim mạch… Tuy trong đa số trường hợp bệnh chủ khu trú ở
đường hô hấp trên với tiến triển lành tính, nhưng có thể gây tử vong khi có biến
chứng [6].
- Bệnh viêm phổi: là bệnh thường gặp, thể hiện tình trạng viêm và đông đặc
nhu mô phổi do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, mycoplasma…). Triệu
chứng điển hình là sốt cao, lạnh run, ho khạc đàm mủ và đau ngực kiểu màng phổi
(đau khi hít sâu vào, khi ho) [8].
- Bệnh viêm phế quản: là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc phế quản,
với biểu hiện đặc trưng nhất là hiện tượng niêm mạc phế quản bị sưng và phù nề.
Đồng thời khi niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ làm tăng tiết dịch nhầy gây bít tắc
phế quản cũng như tổn thương lông mao [8].



7

- Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Do virus đường hô hấp gây ra bao
gồm các nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp, bao gồm mũi, tai, họng,
thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi. Thời gian ủ bệnh 2- 3 ngày và
bị bệnh không quá 30 ngày, các dấu hiệu chính là chảy mũi, nghẹt mũi, đau họng và
ho. Bệnh xuất hiện theo mùa và nhiều người mắc phải, lây lan nhanh [7].
Dưới tác động của biến đổi khí hậu sẽ có rất nhiều nhóm bệnh gia tăng và xuất
hiện cả bệnh dịch mới. Tuy nhiên, dựa vào tình hình bệnh tật thu thập từ các cơ sở y
tế trên địa bàn tỉnh Nam Định và huyện Giao Thủy trong những năm gần đây, xin
được đưa ra được một số loại bệnh có liên quan đến biến khí hậu như trên
b. Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng
Do biến đổi khí hậu, tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định, cộng đồng người
nghèo không có điều kiện thuận lợi nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình quân
cũng bị ảnh hưởng. Kết quả là HDI không có sự tăng tiến phù hợp với những cố
gắng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước [9, 204].
Biến đổi khí hậu không phải là một nguyên nhân mới gây bệnh tật hay tử vong
mà nó chỉ thay đổi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người
và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật và tử vong [2, 42]
Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người từ thay đổi khí
hậu và môi trường dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi
và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Những giai đoạn quá nóng
hoặc quá lạnh, hay tác động trực tiếp lên mầm bệnh làm nảy sinh những mầm bệnh
mới [9]. Gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia
tăng một số nguy cơ đối với những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh
Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua
trung gian truyền bệnh [9], làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch
như bệnh cúm A/H5N1, tay chân miệng, tiêu chảy, dịch tả…
Cụ thể một số tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe như [2, 47]:



8

 Sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa (Các thông số nhạy cảm như: số
ngày nóng liên tục trên 38oC; số ngày không mưa liên tục, số ngày mưa liên tục; số
ngày có nhiệt độ thấp hơn 10oC...) sẽ gây ra một số loại bệnh sau:
- Tăng nguy cơ bệnh tật, tử vong do các đợt nắng nóng/lạnh kéo dài xảy ra đối
với những người làm việc ngoài trời, người già, người bệnh, người bị tiểu đường,
người bị tim mạch, béo phì, trẻ em, trẻ sơ sinh, người nghèo và người vô gia cư
- Gia tăng các bệnh dị ứng do nhiệt độ và độ ẩm tăng, do gia tăng nồng độ
Ozone ở tầng đối lưu, đặc biệt trẻ em và người có sức đề kháng yếu
- Nhiệt độ và độ ẩm tăng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển làm gia
tăng các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết đặc biệt ở những đối tượng có sức đề
kháng kém như trẻ em, người già, người bệnh, người nghèo, người sống ở khu dân
cư có thu nhập thấp điều kiện vệ sinh kém, người sống ở vùng thấp, có nguy cơ
ngập lụt. Thêm vào đó, còn gia tăng các bệnh do kí sinh trùng làm chuyển dịch
vùng nhiễm bệnh do các loài côn trùng và sinh vật di chuyển lên các vĩ độ cao hơn
cùng với sự thay đổi nhiệt độ; lan truyền dịch bệnh do sự lây nhiễm giữa người –
người, động vật – người như cúm; Tăng diện tích vùng nhiễm bệnh và tăng các
bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do lan truyền qua đường nước
- Tăng nguy cơ viêm đường hô hấp, viêm phổi, bệnh tim mạch và đột tử do
tăng lượng khí axit NO2, SO2…) và bụi; đặc biệt là trẻ em và người làm việc ngoài
trời, người già, người bệnh tim phổi
- Tăng nguy cơ ung thư
 Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác: Bão, lụt, áp thấp nhiệt đới, rét
đậm, rét hại
- Tăng nguy cơ bị thương hoặc tử vong do bão, lũ, áp thấp nhiệt đới tăng lên
về cường độ và tần xuất
- Tăng nguy cơ viêm đường hô hấp, viêm phổi, bệnh tim mạch do nhiệt độ

thấp,…
- Tăng mức độ phá hoại, hư hỏng đối với cơ sở hạ tầng y tế (Bệnh viện, trạm y
tế…) và thiết bị y tế, cứu trợ.


9

1.1.5. Các phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe
Có rất nhiều phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe
cộng đồng đã được nghiên cứu [10]:
- Phương pháp đánh giá chuyên môn: phương pháp này dành cho các nhóm
chuyên gia y tế nghiên cứu. Cần các số liệu về bệnh tật tử vong hiện tại, dự báo khí
hậu theo từng khu vực cụ thể. Áp dụng cho những đánh giá ban đầu trong mọi vấn
đề. Ưu điểm của phương pháp là không tốn kém, nhanh chóng, có thể tích hợp
nhiều yếu tố tuy nhiên nó có thể mang tính chủ quan không chính xác
- Phương pháp lập bản đồ đơn giản (Mô hình hoá ý tưởng, đánh giá rủi ro
dựa trên sinh thái): Yêu cầu phải có người vẽ bản đồ và chuyên gia về GIS. Dữ
liệu cần thiết gồm có: Dữ liệu bệnh tật và các dự báo khí hậu địa lý, GIS đòi hỏi
phải có dữ liệu chỉ số không gian. Phương pháp này được áp dụng đánh giá những
bệnh do vector truyền và những vấn đề về sức khỏe do nước biển dâng. Với ưu
điểm: không đắt, nhanh, có thể đại diện cho thông tin quan trọng cho các nhà hoạch
định chính sách. Nhược điểm của phương pháp là: không thể tích hợp nhiều yếu tố
và mô hình tương tác động.
- Phương pháp hồi quy (Mô phỏng lịch sử hoặc mô phỏng địa lý): Các nhà
dịch tễ học, nhà điều tra sinh học sử dụng những dữ liệu lịch sử thích hợp để xác
thực mô hình áp dụng với một số bệnh có liên quan đến sự thay đổi của nhiệt độ,
các hiện tượng cực đoan, bệnh do vector truyền, bệnh về hô hấp.
+ Mô phỏng lịch sử: từ những sự kiện và xu hướng trong quá khứ có thể cho
phép dự đoán tác động của các sự kiện và xu hướng thời tiết khắc nghiệt tương tự
trong tương lai. Tương tự, việc phân tích các giai đoạn khí hậu lịch sử bất thường có

thể cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa khí hậu và bệnh truyền nhiễm
+Mô phỏng không gian, địa lý: Trong việc thiết lập các mối quan hệ thực
nghiệm giữa khí hậu và bệnh tật, các khu vực xảy ra biến đổi khí hậu nhiều hơn thì
có khả năng mang lại kết quả cao hơn so với các khu vực có ít biến đổi. Phương
pháp này tính toán đơn giản hơn so với các mô hình số nhưng lại hạn chế với những
giá trị nằm ngoài khoảng theo dõi


10

- Phương pháp mô hình số: là phương pháp yêu cầu có thời gian và mức tài
chính lớn. Đòi hỏi phải có các chuyên gia về máy tính và tác giả mô hình. Cần cung
cấp các dữ liệu về bệnh tật, sinh thái học, kinh tế xã hội và cả dữ liệu lịch để xác
thực mô hình. Phương pháp có khả năng tích hợp nhiều yếu tố, sự tương tác giữa
các yếu tố. Tuy nhiên lại tốn kém hơn, mất thời gian, tính không chắc chắn lớn
Có thể xác định được một số phương pháp, mô hình được áp dụng đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe thông qua các nhóm bệnh cụ thể như sau
[11]:
- Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính xác định mối quan hệ giữa nhiệt độ và
bệnh tật tử vong
- Lập bản đồ ảnh hưởng theo không gian và thời gian để đánh giá tác động của
các thiên tai tới sức khỏe con người: việc lập bản đồ có thể được thực hiện ở quy
mô địa phương liên quan đến các chỉ số nhỏ của khu vực điều tra. Phương pháp ước
tính này rất khó khăn do kịch bản khí hậu không kết hợp với các hiện tượng cực
đoan
- Phương pháp chuỗi thời gian: áp dụng để xác định tác động đến các bệnh lây
qua đường nước.
 Có một số phương pháp đánh giá rủi ro trong tương lai đối với sức
khoẻ con người do biến đổi khí hậu [11]
- Sử dụng các nghiên cứu tương tự (một phần) để dự báo các khía cạnh trong

tương lai của biến đổi khí hậu: bằng định tính và định lượng mô tả mối quan hệ về
khí hậu/sức khoẻ cơ bản.
- Sử dụng kinh nghiệm để phân tích các mối quan hệ giữa các khuynh hướng
khí hậu và các chỉ số về nguy cơ sức khoẻ thay đổi (ví dụ như muỗi) hoặc tình trạng
sức khoẻ (ví dụ tử vong do nhiệt)
- Sử dụng kiến thức và lý thuyết thực nghiệm hiện có để tiến hành tạo mô hình
dự báo (hoặc đánh giá tổng hợp) về sức khoẻ tương lai:
+ Mô hình thống kê – thực nghiệm: Mở rộng mối quan hệ về khí hậu/bệnh
tật trong một khoảng thời gian ước lượng sự thay đổi liên quan đến nhiệt độ


11

+ Mô hình sinh học: Các mô hình phát sinh từ lý thuyết được chấp nhận. Có
thể được áp dụng phổ biến, ví dụ như dự báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do
vector gây bệnh. Mô hình dựa trên khả năng vector
+ Mô hình đánh giá tích hợp: Liên kết nhiều nhân tố khác nhau theo chiều
dọc (dân số, đô thị hóa,…) để thể hiện được mối quan hệ giữa bệnh tật và biến đổi
khí hậu
Khi lựa chọn các phương pháp, cần xem xét một số vấn đề như quy mô “phơi
nhiễm” và “ảnh hưởng”. Một trong những vấn đề chính về dự báo các tác động
trong tương lai là sự không phù hợp giữa quy mô không gian và thời gian của các
yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1.1.6. Các nghiên cứu có liên quan giữa biến đổi khí hậu và sức khỏe cộng đồng
a. Nghiên cứu trong nước
- Lê Thị Phương Mai trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
sức khỏe một số cộng đồng dễ bị tổn thương ở Việt Nam và giải pháp ứng phó” vào
năm 2015 đã sử dụng mô hình bệnh tật để mô tả những bệnh tật dễ phát sinh tại một
số vùng trọng điểm bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mô tả mối liên quan giữa
biến đổi khí hậu và sức khỏe cộng đồng tại một số vùng trọng điểm. Xây dựng và

thử nghiệm một số giải pháp nâng cao sức khỏe cộng đồng ứng phó với biến đổi khí
hậu tại một số vùng bị ảnh hưởng [12].
- Trong nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các bệnh
truyền nhiễm trên người và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp cho vùng ven
biển đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ” Vũ Xuân Nghĩa năm 2016, đã tiến hành thu
thập số liệu về bệnh truyền nhiễm, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các
bệnh truyền nhiễm trên người và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp cho vùng
ven biển đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Thực trạng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu
chảy do phẩy khuẩn tả, viêm não virus, cúm tại khu vực đồng bằng ven biển Bắc Bộ
và Nam Bộ. Báo cáo: Đặc điểm phân bố, tập tính của muỗi Aedes aegypti,
Ae.albopictus và muỗi Anopheles epiroticus khu vực đồng bằng ven biển Bắc Bộ và
Nam Bộ [13].


12

- Phạm Ngọc Châu năm 2014 đã nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
tới sức khỏe, bệnh tật của lực lượng vũ trang và đề xuất giải pháp y sinh học khắc
phục để đánh giá thực trạng, đưa ra dự báo ảnh hưởng của nắng nóng, khô hạn, lũ,
lũ quét, bão, lở đất, ngập do biến đổi khí hậu tới sức khoẻ, bệnh tật của lượng vũ
trang và đề xuất giải pháp y sinh học trong dự phòng, giảm thiểu tác động, đề xuất
biện pháp dự phòng, kiểm soát, cấp cứu, điều trị và dập dịch khi xảy ra dịch bệnh,
tai nạn thương tích của lực lượng vũ trang lụt [14].
- Trong một bài viết của Phạm Huy Dũng và Phạm Huy Tuấn Kiệt về “Biến
đổi khí hậu và bệnh tật từ cách nhìn toàn cầu đến bối cảnh Việt Nam” tại Kỷ yếu
hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba năm 2008 đã phân tích ảnh hưởng của
thay đổi khí hậu lên một số bệnh tại Việt Nam và đề xuất phương pháp phân nhóm
một số bệnh chịu tác động của thay đổi khí hậu, sử dụng một mô hình minh chứng
nguyên nhân và hậu quả giữa thay đổi khí hậu và bệnh tật để trên cơ sở đó thử xem
xét tác động của thay đổi khí hậu địa cầu đến bệnh tật trong bối cảnh Việt Nam. Kết

quả của bài viết phần nào đóng góp vào chiến lược phòng chống bệnh tật và tổng
hợp được các loại bệnh tật do biến đổi khí hậu [15].
b. Nghiên cứu nước ngoài
- Năm 2016, nghiên cứu khoa học của Crimmins, A., J. Balbus, J.L. Gamble,
và cộng sự về: “Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người ở Mỹ” năm
2016 đã phân tích, đánh giá và ước tính định tính các tác động của biến đổi khí hậu
tới sức khỏe. Cung cấp một cách toàn diện dựa trên những bằng chứng và ước tính
định tính tác động sức khỏe của BĐKH tới sức khỏe con người ở Mỹ. Đánh giá đã
được phát triển để thông báo cho các quan chức y tế công cộng, nhà quy hoạch đô
thị, người dân Mỹ và các bên có liên quan cả trong và ngoài nước về rủi ro của biến
đổi khí hậu tới sức khỏe con người. Nghiên cứu tập trung vào sức khỏe ở cả nước
Mỹ, đối tượng đánh giá rộng và là một quốc gia phát triển với điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội khác so với Việt Nam [16].
- Năm 2007, IPCC đã cung cấp báo cáo “Biến đổi khí hậu: tác động, thích ứng
và tính dễ bị tổn thương” đây là đánh giá khoa học toàn diện nhất về tác động của


13

biến đổi khí hậu, sự tổn thương của môi trường tự nhiên và con người, và khả năng
thích ứng. Trong chương 8, báo cáo đã mô tả việc quan sát và dự đoán tác động của
biến đổi khí hậu tới sức khỏe con người ở hiện tại và tương lai. Báo cáo đưa ra các
chiến lược, chính sách và các biện pháp đã và có thể được thực hiện để giảm thiểu
tác động. Đánh giá này của IPCC sẽ hình thành các tài liệu tham khảo khoa học tiêu
chuẩn cho tất cả những người, những bên liên quan về tác động của biến đổi khí
hậu, bao gồm cả sinh viên và các nhà nghiên cứu về sinh thái học, sinh học, thủy
văn, môi trường khoa học, kinh tế, khoa học xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên,
sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và thiên tai, và hoạch định chính sách và
quản lý trong các chính phủ, ngành công nghiệp và các tổ chức khác về tài nguyên
có khả năng là bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu [17].

- Nghiên cứu về Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng và vai
trò của người chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh biến đổi khí hậu của Đại học Rhode
Island năm 2011 đã thu thập thông tin, tóm tắt những tác động trực tiếp, gián tiếp
của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng trên thế giới được nêu trong các báo
cáo trước đó của EPA (2011), của McMicheal (2006)... Dự án chỉ ra những ảnh
hưởng tới sức khỏe ở từng biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu: nhiệt độ tăng, tăng
tần suất xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán gây tổn hại
cho sức khỏe con người bằng nhiều cách khác nhau cả trực tiếp và gián tiếp như:
mất chỗ ở, di dân, ô nhiễm nguồn nước, mất sản lượng lương thực (dẫn đến nạn đói
và suy dinh dưỡng), tăng nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm và thiệt hại cho cơ sở hạ
tầng cho việc cung cấp các dịch vụ y tế. Dự án cũng đã đưa đánh giá ảnh hưởng sức
khỏe cho từng khu vực trên thế giới cụ thể ở châu Á: các nguy cơ sức khỏe cộng
đồng chính do biến đổi khí hậu là sốt rét và dịch tả, ứng suất nhiệt và các bệnh liên
quan đến ô nhiễm không khí. Dự án này đã giúp người đọc có cái nhìn khái quát về
tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới [18].
- Năm 2009 trong Báo cáo tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe con
người của Global Humanitarian Forum bằng tổng hợp, thống kê thông tin đã đánh
giá sự tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người trên toàn cầu.


14

Những phát hiện của báo cáo chỉ ra rằng mọi sự thay đổi khí hậu hàng năm khiến
trên 300.000 người chết, 325 triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những con số
trung bình này dựa trên xu hướng dự đoán trong nhiều năm qua. Điều này sẽ tăng
lên đến khoảng nửa triệu người trong 20 năm. Hơn chín trong mười trường hợp tử
vong có liên quan đến suy thoái môi trường do biến đổi khí hậu - chủ yếu suy dinh
dưỡng, tiêu chảy, sốt rét, với tử vong còn lại được liên kết các thảm họa thời tiết
liên quan đến biến đổi khí hậu. Báo cáo này cho thấy biến đổi khí hậu đã gây ra sự
tàn phá trên diện rộng và đau khổ quanh hành tinh hiện nay. Hơn nữa, trong những

thập kỷ tiếp theo, xã hội loài người phải chuẩn bị cho sự thay đổi khí hậu nghiêm
trọng hơn và nhiều hơn nữa. Báo cáo nhằm nâng cao sự hiểu biết công chúng tác
động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng [19].
- WHO đã nghiên cứu về “Bảo vệ sức khỏe trước những tác động của biến đổi
khí hậu. Đáng giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng”. Sử dụng
phương pháp định tính đưa ra những hướng dẫn cơ bản và linh hoạt vào việc đánh
giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở các quốc gia tại thời điểm hiện tại và
tương lai. Những chính sách và chương trình nhằm tăng khả năng phục hồi, có tính
đến nhiều yếu tố quyết định kết quả sức khỏe môi trường. Kết quả đánh giá sẽ cung
cấp thông tin về mức độ, nguy cơ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các chính sách,
chương trình ưu tiên để làm giảm mức độ nghiêm trọng của các tác động trong
tương lai [20].
- WHO đã tiến hành đánh giá và phân tích sự tương tác giữa biến đổi khí hậu,
giới tính và sức khỏe trong báo cáo Giới, biến đổi khí hậu và sức khỏe. Nhằm cung
cấp bằng chứng cho thấy sự khác biệt giới tính quyết định mức độ bị ảnh hưởng từ
rủi ro môi trường. Hỗ trợ các nước thành viên trong việc phát triển đánh giá rủi ro
về sức khỏe và các chính sách can thiệp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ và
nam giới. Nhiều rủi ro về sức khỏe có khả năng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
đang diễn ra cho thấy sự khác biệt về giới tính [21].
- Sổ tay về các phương pháp đánh giá tác động biến đổi khí hậu và các chiến
lược thích ứng của UNEP đã được xuất bản năm 1998. Cuốn cẩm nang là một tài


×