Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Rèn luyện kĩ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận cho HS THPT qua giờ trả bài làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.66 KB, 22 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Văn học là nhân học”, từ xưa tới nay trong việc giáo dục con người,
văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ
nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã
hội. Mục đích chính của việc dạy học làm văn trong nhà trường THPT là rèn cho
học sinh (HS) kĩ năng cảm thụ, nhận xét, đánh giá, phân tích và bình luận những
áng văn hay; rèn cho học sinh khả năng tự mình đi vào “thẩm thấu” thế giới của
văn chương. Từ đó, tiếp tục rèn luyện kĩ năng đặt câu dùng từ đúng, trúng, có
thần, có sức gợi; kĩ năng dựng đoạn, hành văn trong sáng, mạch lạc để viết được
những bài nghị luận văn học có giá trị. Việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn vì
thế là một mắt xích tưởng chừng đơn giản, nhỏ nhặt nhưng vô cùng thiết yếu
trong việc lĩnh hội, sáng tạo văn bản của HS.
Thế nhưng, thực tế học văn và làm văn hiện nay ở một bộ phận HS cấp
THPT thật đáng buồn, hiện tượng HS “dị ứng” với môn văn, không thích học
văn, làm bài kiểm tra sơ sài và đối phó vẫn còn phổ biến. Hiện tượng HS không
biết tìm hiểu đề để xác định trọng tâm; bố cục bài văn lủng củng, lộn xộn; đặt
câu dùng từ sai, viết những câu văn “bất thành cú”; lập luận trong đoạn văn còn
thiếu khoa học, phi lôgíc, thậm chí xa rời thực tế khách quan, chưa biết triển
khai luận điểm, luận cứ, chưa biết cách dùng lĩ lẽ phân tích và thẩm định dẫn
chứng đưa ra... vẫn còn tồn tại.
Trong khi đó, có không ít GV chưa thực sự coi trọng “giờ trả bài”. Chỉ
dạy qua loa chiếu lệ với mục đích để học sinh xem điểm. Chính vì vậy học sinh
không nhận thức được những lỗi sai trong bài văn để tìm biện pháp khắc phục. Vì
vậy hiệu quả của giờ học không cao, chưa thực sự có ý nghĩa đối với việc rèn
luyện toàn diện cho học sinh.
Làm thế nào để HS phổ thông có những bài văn nghị luận với những đoạn
văn trôi chảy, logíc, mạch lạc? Đó là câu hỏi của rất nhiều GV đang giảng dạy bộ


môn văn đang đặt ra và muốn tìm hướng giải quyết.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Rèn luyện kĩ
năng lập luận trong đoạn văn nghị luận cho HS THPT qua giờ trả bài làm văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài Rèn luyện kĩ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận cho HS
THPT qua giờ trả bài làm văn nhằm giúp HS THPT rèn luyện kĩ năng xây dựng
2


đoạn văn hoàn hảo về nội dung và hình thức, đặc biệt là cách lập luận trong văn
nghị luận; giúp HS tạo dựng được những đoạn văn đúng và hay. Từ đó, nâng cao
kĩ năng lập luận trong trình bày, diễn đạt cho HS trong quá trình làm văn nghị
luận nói riêng và sử dụng ngôn ngữ nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
HS khối 11 (11A6, 11A7) và HS khối 12 (12C5, 12C7) của trường THPT
Như Thanh năm học 2015-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp lập luận
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp dạy học theo trạm
- Phương pháp GRAPH

3


NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Lập luận trong đoạn văn nghị luận
- Khái niệm lập luận

Lập luận là quá trình đi từ luận cứ đến kết luận. Lập luận là quá trình tổ
chức lí lẽ, dẫn chứng để nêu ra luận điểm, là quá trình đào sâu, mở rộng luận
điểm chính.
- Cấu tạo của lập luận
+ Luận điểm
Luận điểm là ý kiến xác định của người viết về vấn đề được đặt ra, một
đoạn văn có thể trình bày một luận điểm hoặc nhiều đoạn văn cùng nhau soi
sáng một luận điểm. Muốn chứng minh và làm sáng tỏ luận điểm thì phải đưa ra
hệ thống luận cứ chính xác cùng với các luận chứng cụ thể, đúng đắn để phân
tích và chứng minh cho luận điểm ấy.
Luận điểm là một mắt xích quan trọng trong quá trình lập luận, vì vậy chỉ
cần một luận điểm không ăn khớp là cả chuỗi lập luận sẽ bị lỏng lẻo, cả bài văn
sẽ mất tính liên kết.
+ Luận cứ
Luận cứ của lập luận là căn cứ để rút ra kết luận. Luận cứ bao gồm hai
loại: Luận cứ thực tế và luận cứ lí lẽ. Luận cứ thực tế là những dẫn chứng được
rút ra từ thức tiễn của đời sống xã hội hoặc trong các tác phẩm văn học. Luận cứ
lí lẽ bao gồm các nguyên lí, chân lí, các ý kiến đã được công nhận được sử dụng
nhằm mục đích minh hoạ cho luận điểm. Trong nội bộ luận cứ, lí lẽ và dẫn
chứng có quan hệ mật thiết với nhau, qui định và soi sáng lẫn nhau để tạo thành
một chỉnh thể của luận cứ. Lí lẽ làm cho dẫn chứng có khả năng thuyết minh
cho luận điểm, còn dẫn chứng làm cho lí lẽ có nội dung và có sức thuyết phục.
Nói chung các luận cứ phải có hiệu lực lập luận để phục vụ cho kết luận
của đoạn văn, tiến tới phục vụ cho kết luận của văn bản.
+ Kết luận
4


Kết luận là cái đích mà lập luận hướng tới, kết luận có thể là một phán
đoán khái quát nhằm khẳng định hay phủ định một vấn đề nào đó. Kết luận phải

tương hợp với các luận cứ được nêu ra, kết luận phải là hệ quả tất yếu được suy
ra từ các luận cứ, được trình bày phù hợp với lôgíc cuả lập luận, phù hợp với
lôgíc của đời sống. Kết luận cũng phải được lựa chọn cho phù hợp với mục đích
của lập luận, phù hợp với mục đích thuyết phục của người nói, người viết.
Một kết luận có giá trị là kết luận có nội dung đảm bảo tính chân thực,
sáng rõ, mạch lạc, thể hiện đầy đủ quan niệm tư tưởng sâu sắc của chủ thể lập
luận. Kết luận có thể được trình bày một cách tường minh, có thể do người đọc
tự rút ra từ các luận cứ và nội dung ngữ cảnh (kết luận hàm ẩn).
- Phương pháp lập luận
Phương pháp lập luận là sự phối hợp, tổ chức liên kết các luận cứ theo
những cách thức suy luận nào đấy để dẫn đến kết luận và làm nổi bật kết luận.
1.2. Những lí luận cơ bản về đoạn văn
- Đoạn văn là sự thống nhất về mặt nội dung và hình thức:
+ Về mặt nội dung: Đoạn văn có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh,
sự không hoàn chỉnh này nằm trong ý đồ của người viết chứ không phải là được
tạo ra một cách tuỳ tiện hay vô thức. Khi đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung được
gọi là đoạn ý (đoạn tự nghĩa), khi đoạn văn không hoàn chỉnh về nội dung gọi là
đoạn lời, đoạn diễn đạt (đoạn hợp nghĩa)
+ Về mặt hình thức: Đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh thể hiện qua dấu
hiệu, mở đầu đoạn là sau dấu chấm, viết hoa và lùi vào đầu dòng, cuối đoạn là
một dấu chấm kết thúc.
- GS-TS Lê A nêu khái niệm đoạn văn: “Đoạn văn là một bộ phận của văn
bản gồm một chuỗi câu không hạn định, được xây dựng theo một cấu trúc và theo
một nội dung thống nhất (đầy đủ hoặc không đầy đủ) được tách rõ ràng về mặt
hình thức. Ở dạng nói, nó có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng chỗ
ngắt hơi dài. Ở dạng viết, nó bắt đầu bằng dấu mở đoạn (lùi đầu dòng và viết hoa)
và kết thúc bằng dấu hiệu dứt đoạn (dấu ngắt phát ngôn và xuống dòng)”.
5



* Đoạn văn mắc lỗi về lập luận là đoạn văn mà luận điểm, luận cứ, luận
chứng không logic, không ăn nhập với kết luận đưa ra, không có sự thống nhất
giữa nội dung và hình thức.
1.3. Lí luận về dạy học giờ trả bài trong nhà trường THPT
Giờ trả bài mang tính thực hành, là giờ học luyện tập củng cố và hình
thành kĩ năng, kĩ xảo tạo lập văn bản cho HS. Giờ trả bài nếu được tổ chức
giảng dạy tốt sẽ tạo được nhiều hứng thú học tập cho các em bởi đó là giờ học
mang tính khái quát tổng hợp cao. Kiến thức của giờ trả bài mang tính tích hợp
của hai bộ môn tiếng Việt và Văn học được giảng dạy trong nhà trường. Giờ trả
bài nhằm củng cố, nâng cao các kĩ năng làm văn.
Giờ trả bài vừa nâng cao năng lực tư duy, vừa nâng cao năng lực sử dụng
ngôn ngữ, bồi dưỡng năng lực diễn đạt trong làm văn cho HS. Giờ trả bài còn
rèn luyện nhiều kĩ năng khác trong đời sống: Năng lực nhận biết cái đúng, cái
sai, cái hay, cái đẹp; năng lực đánh giá, phê phán, rút kinh nghiệm… Giờ trả bài
còn mang ý nghĩa giáo dục về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo lí, tình cảm, thái độ để
từ đó các em HS lựa chọn thái độ và tình cảm sống đúng đắn.
Trên đây là những cơ sở lí luận cơ bản mà đề tài lấy làm căn cứ để tiến
hành nghiên cứu.
2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Như Thanh là ngôi trường có bề dày lịch sử và thành tích,
với 50 năm xây dựng và trưởng thành trường luôn là cánh chim đầu đàn trong
phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” của giáo dục huyện nhà, những năm gần
đây nhà trường nỗ lực vươn lên và đã có nhiều đóng góp cho giáo dục Tỉnh
Thanh Hoá.
- Về phía GV: GV trong trường phần đa là những người có trình độ năng
lực chuyên môn vững vàng, ham học hỏi và cầu thị. Luôn sẵn sàng tiếp nhận
những cái mới trong phương pháp dạy học tích cực để tạo hiệu quả cao trong
giảng dạy. Tổ Ngữ văn có 10 GV đều nhiệt tình và tâm huyết, tất cả đều đang ở
giai đoạn “độ tuổi vàng” của tuổi nghề với trình độ và kinh nghiệm chín muồi.
6



Tuy nhiên, ở một số GV vẫn còn tình trạng chưa thực sự coi trọng giờ trả bài
kiểm tra cho HS.
- Về phía HS: HS của trường đều rất chăm ngoan, có ý thức học tập và rèn
luyện tốt. Tuy nhiên, kĩ năng viết đoạn văn đúng và hay ở một số em còn hạn
chế. Đặc biệt là cách lập luận trong văn nghị luận của các em còn non yếu, điều
này tạo nên hệ luỵ trong cách hành văn của HS.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, cá nhân tôi sau nhiều trăn trở và tìm tòi
mạnh dạn đề xuất những biện pháp thực nghiệm sau nhằm rèn luyện kĩ năng
lập luận trong đoạn văn nghị luận cho HS thông qua giờ trả bài làm văn. Từ
đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn
Ngữ Văn cho HS THPT tỉnh nhà.
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Biện pháp 1 : Phát hiện và sửa lỗi
Trong giờ trả bài, GV- HS lần lượt thực hiện các hoạt động dạy học :

TRẢ BÀI LÀM VĂN

-Nêu lại đề
-Phân tích
tìm hiểu đề

-Thảo luận
xây dựng
đáp án

-Nhận xét và
đánh giá bài
viết của HS


-Sửa chữa lỗi
của bài viết

Ở biện pháp này, sau khi GV- HS thực hiện xong 3 hoạt động (nêu lại đề,
phân tích đề; thảo luận xây dựng đáp án; nhận xét đánh giá bài viết của HS)
chúng tôi tập trung vào hoạt động 4 (Sửa chữa lỗi của bài viết), GV điều hành
hoạt động này theo 3 bước sau:

7


Bước 1 :
- GV giao nhiệm vụ cho HS tự phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của
mình : “Sau khi đọc kĩ lại bài làm anh (chị) hãy phát hiện đoạn văn mắc lỗi lập
luận trong bài làm của mình.” ( trong quá trình chấm bài GV đã khoanh vùng
những đoạn văn mắc lỗi lập luận của HS, ví dụ HS A- đoạn văn sai: HS B –
đoạn văn sai.....)
- HS trình bày; GV nhận xét và đánh giá.
(Bước này sẽ có chút khó khăn khi mới thực nghiệm, bởi một số HS có
trình độ kiến thức và kĩ năng chưa tốt, và một số cá nhân HS khi nhìn nhận về
cái sai, thiếu sót của bản thân vẫn còn bảo thủ, cố chấp. Nhưng nếu GV rèn
luyện được cho HS tính khách quan, khoa học khi nhìn nhận lại bài làm của
chính mình sẽ rất tốt cho các em sau này, đặc biệt khi nó trở thành tính cách
trong cuộc sống...)
Bước 2 :
- GV cho HS đổi bài để bạn phát hiện đoạn văn mắc lỗi cho nhau, đây là
bước kĩ năng làm việc nhóm được phát huy. Sau khi HS phát hiện lỗi trong bài
của nhau (HS A phát hiện đoạn văn mắc lỗi trong bài của HS B, HS C phát hiện
đoạn văn mắc lỗi trong bài của HS D ...)

- Tập hợp nhóm thảo luận vấn đề (nhóm chia theo bàn, theo danh sách
lớp, theo tổ hoặc theo năng lực của HS.....tuỳ từng bài viết và cấp độ bài viết)
- HS trình bày. GV nhận xét và đánh giá.
Bước 3 :
- GV chọn và đưa ra 2 sản phẩm tiêu biểu sau quá trình làm việc của HS
(một đoạn văn mắc lỗi trong bài làm của HS đã được phát hiện và sửa lỗi đúng ;
một đoạn văn mắc lỗi trong bài làm của HS đã được phát hiện và sửa lỗi chưa
chính xác), cho HS trong lớp phát biểu ý kiến đánh giá.
- GV nhận xét và kết luận.
* Ví dụ minh hoạ sau đây là 2 sản phẩm trong tiết trả bài ở lớp 12C5 mà
tôi thực nghiệm :
8


Sản phẩm 1 : HS phát hiện và sửa lỗi đúng
Đoạn văn 1: “(1) Đoạn văn tả cảnh hai chị em Việt, Chiến khiêng bàn
thờ má sang gửi nhà chú Năm là một chi tiết vô cùng cảm động. (2) Trong phút
chốc thiêng liêng ấy, con người ta bổng thấy mình trưởng thành và khôn lớn
hơn. (3) Một người cạn nghĩ như Việt, vào giờ khắc này mới thấy “thương chị
lạ”, mới thấy rõ lòng mình và cảm thấy mối thù thằng Mĩ có hình, có khối đang
đè nặng trên vai. (4) Đây là chi tiết chứng tỏ chị Chiến là người có tấm lòng
nhân hậu, chan chứa yêu thương.”
(đoạn văn trong bài làm của HS Lê Thị Thuỳ 12C5)
HS phân tích lỗi: Người viết mắc lỗi sử dụng một số từ ngữ, có đưa ra
kết luận ở câu 4 nhưng kết luận không phù hợp với nội dung các luận cứ trong
đoạn. Vì vậy, lập luận còn thiếu kết luận cần phải được bổ sung kết luận phù hợp
để nội dung đoạn văn đúng và hay hơn.
Đề xuất cách sửa: Thay thế một số từ ngữ và viết thêm kết luận cho phù
hợp với nội dung các luận cứ của đoạn văn
Đoạn văn trên được sửa như sau: “(1) Đoạn văn tả cảnh hai chị em Việt,

Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm là một chi tiết vô cùng cảm
động. (2) Trong giờ khắc thiêng liêng ấy, con người ta bỗng thấy mình trưởng
thành và khôn lớn hơn. (3) Một người hồn nhiên, vô tư như Việt, vào giờ khắc
này mới thấy “thương chị lạ”, mới thấy rõ lòng mình và cảm thấy mối thù thằng
Mĩ có hình, có khối đang đè nặng trên vai. (4) Đây là chi tiết chất chứa bao ý
nghĩa, vừa là hành động cụ thể, vừa là yếu tố tâm linh, vừa trĩu nặng căm thù,
vừa chan chứa yêu thương.”
Sản phẩm 2 : HS phát hiện và sửa lỗi chưa chính xác
Đoạn văn 2: “(1) Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thực
sự đã có một dòng sông của truyền thống gia đình. (2) Đó chính là Chiến và
Việt, cả hai đều có một mối thù sâu nặng đối với giặc Mỹ và có lòng yêu nước
thuỷ chung son sắc. (3) Cả hai đều quyết tâm ra trận chiến đấu để đền nợ nước,
trả thù nhà.”

(đoạn văn trong bài làm của Lê Văn Sơn lớp 12C5)
9


HS phân tích lỗi: Đoạn văn gồm 3 câu, luận điểm đưa ra là dòng sông
truyền thống gia đình nhưng người viết khẳng định dòng sông đó là hai chị em
Chiến và Việt là chưa chính xác. Đó là một truyền thống gia đình của thời ông
bà, cha mẹ, chú Năm.
HS sửa lỗi : “(1) Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”,
thực sự đã có một dòng sông của truyền thống gia đình. (2) Đó là dòng sông
chảy từ thế hệ này sang thế hệ khác, bắt nguốn từ thế hệ ông bà, ba má và chú
Năm.(3) Cả ba má Việt đều có một mối thù sâu nặng đối với giặc Mỹ và có lòng
yêu nước thuỷ chung son sắc.”
3.2 Biện pháp 2: Phương pháp dạy học theo trạm
3.2.1 Khái niệm
- Trạm, theo nghĩa tiếng Việt?

Là một địa điểm không gian cố định, tại đó con người giải quyết một vấn
đề chuyên biệt nào đó.
- Trong học tập, trạm được hiểu?
Là một địa điểm học tập (vị trí học tập) của nhóm HS trong hệ thống các
địa điểm không gian trong lớp học. Tại địa điểm này, HS có thể tự tổ chức các
hoạt động học tập (làm thí nghiệm, giải bài tập, hay giải quyết một vấn đề nào
đó trong học tập).
- Dạy học theo trạm là gì?
GV có thể tổ chức cho HS hoạt động học tập tự lực tại các vị trí không
gian lớp học để giải quyết các vấn đề trong học tập. Hệ thống các trạm thường
được thiết kế, bố trí theo hình thức các vòng tròn khép kín trong không gian lớp
học.
Hoạt động của HS tại các trạm là hoàn toàn tự do, dưới sự định hướng của
GV, HS phải tự xoay sở để vượt qua các trạm. Do đó, dạy học theo trạm tập trung
vào "tự chủ và tự học", rèn luyện thói quen tự lực giải quyết vấn đề cho HS.
=> Dạy học theo trạm là một phương pháp tổ chức dạy học dựa trên hình
thức làm việc tại các trạm.
10


*Các bước tổ chức học tập theo trạm nhằm phát huy vai trò chủ thể tích
cực, sáng tạo của HS trong việc rèn kĩ năng sửa lỗi lập luận trong đoạn văn
3.2.2. Áp dụng phương pháp dạy học theo trạm vào giờ trả bài làm văn
Thực hiện theo các bước sau :
Bước 1: Chia nhóm, chuẩn bị đồ dùng học tập
Chia nhóm, chuẩn bị dụng cụ. Có thể cho HS tự chia nhóm ngay tại lớp,
hoặc có thể cho HS chia nhóm trước và phân công chuẩn bị dụng cụ. Cần chia
nhóm ngay từ đầu để việc học được thuận lợi.
- GV chia lớp thành nhóm hoặc HS tự chọn vào nhóm ở các trạm tuỳ theo
sự lựa chọn vào năng lực của HS.

- Đồ dùng học tập: bút, giấy, bút dạ, bút nhớ, giấy A1….
Bước 2: Thống nhất nội qui và nội dung học tập theo trạm.
(GV giới thiệu nội dung học tập tại các trạm học tập, số lượng các trạm,
các trạm bắt buộc và tự chọn. Thông báo quy tắc cho điểm mỗi cá nhân, giới
thiệu phiếu học tập và cách làm việc trên các phiếu học tập, yêu cầu trợ giúp,…
Tất cả các nội quy đưa ra đảm bảo cho việc học tập tại các trạm được diễn ra
một cách tự lực, chủ động, hạn chế mất trật tự, tối ưu hóa thời gian làm việc,..)
- GV phổ biến nội qui học tập: HS trong mỗi trạm làm việc độc lập hoặc
nhóm tuỳ vào sự lựa chọn của các em, nhưng phải nghiêm túc và cầu thị.
- GV giới thiệu nội dung học tập tại các trạm như sau: (Các trạm được bố
trí tương ứng với đơn vị kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp).
+ Trạm 1: Phát hiện và sửa lỗi về từ
+ Trạm 2: Phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp
+ Trạm 3: Phát hiện và sửa lỗi về lỗi tách đoạn
+ Trạm 4: Phát hiện và sửa lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
+ Trạm 5: phát hiện và sửa lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ
+ Trạm 6: Phát hiện và sửa lỗi kết luận
Sử dụng vòng tròn học tập đóng
- Định trước chuỗi các trạm học tập.
11


- Thứ tự hoạt động tại các trạm đã được sắp xếp cố định
- Luôn bắt đầu từ một trạm và kết thúc tại một trạm định trước.

- GV phát phiếu học tập (phiếu học tập ghi các đoạn văn mắc lỗi trong
bài làm của HS mà trong quá trình chấm GV đã chọn ra, mỗi trạm chịu trách
nhiệm một đoạn văn mắc lỗi), qui tắc cho điểm (thang điểm 10), yêu cầu trợ
giúp (nếu HS trong trạm không tìm được cách giải quyết vấn đề thuộc nội dung
học tập trong trạm của mình)….

* Thành lập trạm giám sát - dịch vụ:
(Trạm này được đặt tại một ví trí trung tâm của vòng tròn học tập nhằm
cung cấp thông tin cho các trạm khác, cung cấp đáp án cho các trạm để so sánh
kết quả sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ. Trạm giám sát thường xuyên trao đổi
các thông tin phản hồi cho các trạm khác một cách trực tiếp, liên tục.)

12


- Trạm giám sát - dịch vụ: GV chuẩn bị sẵn đáp án và những đơn vị kiến
thức liên quan để cung cấp thông tin cho các trạm khi HS có yêu cầu trợ giúp.
Ví dụ :
+ Trạm 1: Kiến thức về “từ và cách dùng từ” (cách dùng từ trong giao
tiếp, trong hành văn, trong văn nghị luận…đúng và hay). Lỗi về dùng từ mà HS
thường mắc phải: Đoạn văn thường có những lỗi về dùng từ như: sai chính tả,
dùng từ chưa chuẩn, chưa diễn đạt đúng nội dung của vấn đề, cần phải sửa lại
những từ dùng sai cho đúng.
+ Trạm 2: Kiến thức về “câu và cách đặt câu” (cách đặt câu trong giao
tiếp, trong hành văn, trong văn nghị luận…đúng và hay). Lỗi về ngữ pháp mà
HS thường mắc phải: Đoạn văn thường mắc lỗi về ngữ pháp, câu văn không đủ
thành phần, thiếu chủ ngữ hoặc thiếu thành phần câu ...dẫn đến nội dung đoạn
văn tối nghĩa và khó hiểu.
13


+ Trạm 3: Kiến thức về “đoạn văn và cách tách đoạn văn”. Lỗi dung
lượng doạn văn mà HS thường mắc phải: Đoạn có dung lượng quá lớn: Học sinh
rất hay mắc loại lỗi này vì thường là các em không có ý thức viết đoạn văn và
triển khai luận điểm, luận cứ thành từng đoạn văn ngắn. Mặt khác, rất nhiều em
học sinh còn nghĩ trong bài văn chỉ cần có ba lần xuống dòng, đó là sau mở bài,

thân bài và kết luận. Đoạn có dung lượng nhỏ: ngắt đoạn chưa hợp lí, chưa đảm
bảo yêu cầu về dung lượng của đoạn văn.
+ Trạm 4: Kiến thức về “đoạn văn, luận điểm trong đoạn văn và phương
pháp lập luận”. Những lỗi lập luận về luận điểm mà HS thường mắc phải:
* Luận điểm trùng lặp, không rõ ràng: Là hiện tượng thường gặp, các
em hay bị lặp lại luận điểm hoặc luận điểm không rõ ràng.
* Luận điểm không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
+ Trạm 5: Kiến thức về “đoạn văn, luận cứ trong đoạn văn và phương
pháp lập luận”. Những lỗi lập luận về luận cứ mà HS thường mắc phải:
* Luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực: Người viết thường đưa ra
những suy diễn không hợp lí, các lí lẽ và dẫn chứng đưa ra không đúng với quy luật
lôgíc và quy luật khách quan của cuộc sống nên không đủ sức thuyết phục để
hướng tới kết luận. Nhìn chung suy diễn trong đoạn văn là thiếu căn cứ.
* Luận cứ không được phát triển đầy đủ: Trong đoạn văn, các luận cứ
đưa ra không được phát triển đầy đủ, một số nội dung nào đó đã thiếu hụt. Các
luận cứ đưa ra không đủ sức chứng minh cho kết luận mà phải bổ sung thêm
những luận cứ phù hợp. Luận cứ không được phát triển đầy đủ sẽ làm cho nội
dung đoạn văn không đủ ý và không có sức thuyết phục.
+ Trạm 6: kiến thức về “đoạn văn, cách kết luận trong đoạn văn và
phương pháp lập luận”. Lỗi lập luận trong kết luận của đoạn văn HS thường mắc
phải:
Lập luận có kết luận không rõ ràng: Nội dung của kết luận không rành
mạch, cụ thể, không tóm tắt được những luận điểm, luận cứ đã nêu trong đoạn
mà thường lan man, dài dòng, không nêu được ý kiến, nhận định, đánh giá về
14


vấn đề được đặt ra. Kết luận không rõ ràng thì dù vấn đề đưa ra có mới mẻ đến
đâu cũng không thuyết phục được người đọc.
Bước 3 : Thực hiện nhiệm vụ

Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm, HS làm việc cá nhân, theo cặp
hoặc theo nhóm tại các trạm học tập. Giáo viên quan sát và có sự hỗ trợ kịp thời.
- HS làm việc theo cá nhân, theo cặp hoặc nhóm: HS làm việc độc lập
hoặc thảo luận cùng với các thành viên trong trạm, nhận diện, đánh giá, phân
tích các lỗi sai, tìm cách sửa. Sau đó, cả nhóm sửa lại những lỗi sai và viết lại
đoạn văn đúng vào giấy A1.
- GV quan sát, hỗ trợ: GV chuẩn bị sẵn các bảng đáp án và các “ phiếu
thông hành” để khi HS đã hoàn thành từng trạm thì nhanh chóng tiến đến các
trạm tiếp theo.
Bước 4 : Tổng kết kết quả học tập của các trạm
Sau mỗi buổi học cần dành ra một khoảng thời gian để tổng kết bài học.
Yêu cầu các nhóm, cá nhân trình bày tiến trình thực hiện nhiệm vụ ở một trạm
nào đó, trình bày các kết quả thu được và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản
thân. Các thành viên khác, nhóm khác đưa ra nhận xét góp ý bổ sung và đánh
giá. Giáo viên là người chỉ đạo. Sau cùng là GV tổng kết bài học và nhấn mạnh
lại các kiến thức quan trọng của bài.
3.3. Biện pháp 3: Phân tích mẫu và Sử dụng phương pháp GRAPH
- Phân tích mẫu là quá trình phân tích đoạn văn mẫu, đạt chuẩn; đoạn văn
đó phải đảm bảo các tiêu chí của tính thống nhất về đề tài, chủ đề và có mối liên
hệ lôgíc chặt chẽ. Trong giờ trả bài, giáo viên sẽ lấy một vài đoạn văn hay của
học sinh để làm đoạn văn mẫu. Những đoạn văn đó phải đảm bảo các tiêu chí
của kĩ năng viết đoạn về trình bày luận điểm, luận cứ, lập luận, dùng chỉ dẫn lập
luận…
Đoạn văn mẫu:
“(1) Mị là hiện thân cho những khổ đau của người phụ nữ vùng cao Tây
Bắc, bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần. (2) Mị là cô gái trẻ trung, xinh đẹp,
15


yêu đời nhưng lại phải trả món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ bằng cả cuộc sống

và tuổi thanh xuân của mình. (3) Khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị bị
bóc lột sức lao động một cách tàn nhẫn “mỗi năm một mùa, đàn bà con gái nhà
này chỉ biết vùi đầu vào việc”. (4) Mị bị giam cầm trong căn buồng kín mít, chỉ
có một lỗ vuông trăng trắng, Mị cứ ngồi đó trông ra đến chết thì thôi. (5) Mị trở
thành công cụ lao động không bằng con trâu, con ngựa, suốt ngày chỉ “lùi lũi
như con rùa nuôi trong xó cửa”.
(Đoạn văn trong bài làm của HS Lê Viết Tường 12C5)
Phân tích đoạn văn mẫu: Đoạn văn gồm 5 câu, viết theo phương pháp
lập luận diễn dịch. Đoạn văn đảm bảo sự thống nhất về đề tài: Viết về số phận
Mị; thống nhất về chủ đề bị áp bức bóc lột, bị trà đạp về thể xác và tinh thần;
thống nhất về quan hệ lôgic giữa các luận cứ. Đoạn văn bao gồm câu 1 là luận
điểm chính của đoạn khái quát nội dung toàn đoạn, các câu còn lại gồm những
câu bậc 1, bậc 2…làm sáng rõ nội dung của câu chủ đề. Từ đó kết luận đoạn văn
đảm bảo tính mạch lạc về đề tài, chủ đề và lôgic.
* Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đoạn văn mẫu để hiểu rõ
mô hình cấu trúc của đoạn văn, cách xây dựng graph của đoạn văn.
Graph là một lý thuyết có nguồn gốc toán học, Graph hiểu một cách
chung nhất là một sơ đồ, đồ thị hay một mạng mạch. Graph nội dung dạy học là
sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chủ chốt (cơ bản, cần và đủ)
của một nội dung dạy học.
Graph của đoạn văn mẫu trên :
Đoạn văn viết theo phương pháp diễn dịch (GRAPH hình bánh xe)
Câu chủ đề: câu
1

Câu 2

Câu 3

Câu 4


Câu 5
16


GV hướng dẫn HS xây dựng Graph cho đoạn văn mà HS định viết theo
từng phương pháp: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp …
Đoạn văn viết theo phương pháp qui nạp (GRAPH hình vòng)

luận điểm
1

luận điểm
2

luận điểm
3

luận điểm
4

CÂU CHỦ ĐỀ (câu cuối
đoạn văn)

Đoạn văn viết theo phương pháp tổng phân hợp (GRAPH hình lập phương)
CÂU CHỦ ĐỀ (TỔNG)

LUẬN ĐIỂM 1

LUẬN ĐIỂM 2


LUẬN ĐIỂM 3

LUẬN ĐIỂM 4

CÂU TỔNG HỢP

17


* Trong một giờ trả bài, không nhất thiết phải sử dụng cả 3 phương pháp
trên mà GV có thể linh động sử dụng các phương pháp tuỳ thuộc vào thực tế,
từng đối tượng HS và từng tiết trả bài…sao cho phù hợp, để giờ trả bài có hiệu
quả nhất.
HS Trường THPT Như Thanh vẫn còn mắc nhiều lỗi trong việc tạo dựng
đoạn văn, đòi hỏi GV- người trực tiếp giảng dạy phải có các biện pháp thiết thực để
khắc phục. Các biện pháp mà tôi vừa nêu trên là những biện pháp thực sự có hiệu
quả mà tôi đã thực nghiệm để khắc phục lỗi cho HS trong giờ trả bài làm văn.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả đạt được
Thông qua việc tổ chức thực nghiệm và đánh giá một cách nghiêm túc, tôi
rút ra một số kết quả như sau (điểm trung bình môn Ngữ văn của học sinh các
lớp tôi dạy, trong đó 12C5 là lớp tiến hành thực nghiệm):
Lớp
12C5, 12C7
12C5

Tổng
số HS
84

41

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

15 (17,9%) 31 (36,9%) 30 (35,7%)
13 (31,7%) 20 (48,9%) 8 (19,5%)

Điểm yếu
8 (9,5%)
0

Điểm số của học sinh 12C5 cao hơn hẳn so với 12C7. Học sinh viết được
đoạn văn nghị luận sâu sắc về tư tưởng tình cảm, mạch lạc, chặt chẽ trong suy
nghĩ và trình bày, cách thức lập luận mang tính thuyết phục cao. Nhiều em đã có
ý thức và có ý thức viết các đoạn mở bài hay, tạo ấn tượng. Nếu tiến hành dạy
học trên các biện pháp mà người nghiên cứu đã đề xuất, chắc chắn giờ học sẽ trở
nên sinh động hơn, thu hút học sinh tham gia vào quá trình nhận thức.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18


1. Kết luận
Muốn viết được bài văn hay, đạt chất lượng cao, HS phải có sự tích luỹ kiến
thức đa dạng, tổng hợp, phải có vốn sống, vốn ngôn ngữ, vốn văn học…Mặt
khác, muốn viết được bài văn hay, đạt chuẩn, trước hết cần phải có kĩ năng viết

đoạn văn thuần thục, vì có viết được đoạn văn mới tổ chức được các luận điểm,
luận cứ khoa học, lôgic để phân tích, giải thích, chứng minh và bình luận cho
luận đề chính của một bài văn ở các dạng đề bài khác nhau. Chính vì vậy, việc
chữa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận là rất quan trọng, nhằm nâng cao kĩ
năng viết đoạn văn nói riêng, tiến tới viết tốt bài văn nói chung cho HS THPT.
Đó là việc làm hết sức cần thiết trong việc dạy - học làm văn để các em có khả
năng viết hoặc thuyết trình, trình bày vấn đề trước đông người một cách khoa
học, logic và có sức thuyết phục.
Làm thế nào giảm thiểu những lỗi về ngữ pháp, chính tả, diễn đạt, lập luận
của học trò? Chấm dứt tình trạng viết bài văn chỉ có ba đoạn mở bài, thân bài và
kết luận ? Để các em không chỉ hiểu thế nào là một đoạn văn, biết cách tổ chức
một đoạn văn, mà còn biết cách liên kết các ý trong đoạn văn và bài văn? Chấm
dứt tình trạng diễn xuôi không chính xác các tác phẩm văn chương trong chương
trình? Với đề tài nghiên cứu này, tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả viết văn cho HS. Đồng thời, tìm ra
một số giải pháp khắc phục tình trạng viết bài văn, đoạn văn còn yếu kém của
các em học sinh.
2. Những ý kiến đề xuất.
Về phía giáo viên cần đầu tư, chú trọng hơn nữa trong những giờ trả bài,
phân phối thời gian cho hợp lí để dành nhiều thời gian cho giờ luyện tập. Về
chương trình sách giáo khoa cần tăng thêm tiết cho giờ luyện tập thực hành. Mặt
khác chúng tôi cũng mong muốn phần luyện tập cần đưa ra nhiều dạng bài tập
hơn (có thể giảm bớt, bổ sung hoặc thay đổi một số bài tập trong SGK). Nhà
trường cần tổ chức các giờ ngoại khoá nhiều hơn nữa để góp phần tạo cơ hội cho
học sinh giao lưu nhờ vậy mà tăng năng lực lập luận cho học sinh. Về phía học
19


sinh cũng nên chủ động hơn nữa trong quá trình học tập, tránh tình trạng học rụt
rè, đối phó…Các em cần rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh

hoạt, sinh động và phong phú hơn. Rèn luyện tư duy lập luận sáng rõ, khoa học
không chỉ ở bộ môn Ngữ văn mà còn ở các bộ môn khác và trong cuộc sống.
Hi vọng những biện pháp mà tôi đề xuất sẽ là những gợi ý có ích cho giáo
viên trong việc dạy học rèn luyện kỹ năng Làm văn nói chung và rèn luyện kỹ
năng viết đoạn văn nghị luận nói riêng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy
học làm văn ở bậc THPT.
Thủ trưởng đơn vị

Thanh Hoá, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm
trong quá trình nghiên cứu và thực
nghiệm của cá nhân tôi.
Người viết

Nguyễn Kim Thành

20


THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn (tập 1, 2), NXB
Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (2006), Muốn
viết được bài văn hay, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Chuyên đề dạy học theo trạm
/>4. Sử dụng phương pháp GRAPH trong dạy học
/>5. Chuyên đề Phương pháp dạy học tích cực
/>
21



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP LUẬN TRONG
ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN CHO HS THPT
QUA GIỜ TRẢ BÀI LÀM VĂN

Người thực hiện: Nguyễn Kim Thành
Chức vụ: Tổ trưởng Chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HÓA, NĂM 2016

22



×