Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tạo hứng thú trong giờ học môn ngữ văn cho học sinh miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.61 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết văn học vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những
hình tượng và ngôn từ phong phú sinh động của mình, nó cung cấp cho
người đọc những kiến thức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong
tâm hồn con người .Vì vậy nhìn chung môn Ngữ văn là môn học ít có vẻ
khô khan so với một số môn khoa học tự nhiên như Toán, Lí, Hóa trong
chương trình phổ thông.
Trong trường học ngoài những môn học khác như Giáo dục công dân, Lịch
sử… thì Ngữ Văn cũng là môn học rất quan trọng vì là môn học góp phần giáo
dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn,
mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức
dành cho học sinh (HS). Nếu không học môn Văn thì làm sao thế hệ trẻ ngày
nay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường của những chiến sĩ
cách mạng, những người đã hy sinh xương máu nhằm giành lại độc lập, tự do để
bao thế hệ ngày sau được sống yên vui, hạnh phúc? Nếu không học môn Văn thì
làm sao HS hiểu rõ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
một bậc vĩ nhân tài đức vẹn toàn được cả thế giới kính phục? Học Văn chính là
cách học làm người. Môn Văn thật sự là môn học quan trọng giúp cho học sinh
học tốt các môn học khác.
1.2. Cơ sở thưc tiễn
Những năm gần đây, tình trạng học sinh không thích học môn Văn ngày càng
có chiều hướng gia tăng nhất là đối tượng học sinh THPT miền núi. Đây là
nỗi băn khoăn của nhiều thầy cô giáo dạy văn nói chung và cũng là của
riêng tôi nói riêng. Trong khi môn Văn có một giá trị đích thực mà nhiều
em chưa hiểu được nên còn học với tinh thần gượng ép.
Hiện tượngHS (kể cả phụ huynh) xem nhẹ môn Văn ngày càng trở nên phổ
biến. Nhiều HS học rập khuôn những bài văn mẫu rồi làm theo vì vậy xảy
ra các trường hợp đáng buồn là trong lớp học các HS làm bài văn viết nhiều
đoạn văn giống nhau.


Có một lý do nữa khiến cho HS ngày nay xem nhẹ môn Văn vì các em nghĩ học
giỏi môn Văn khó chọn ngành nghề sau này. Đa số các HS thường tập trung học
các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa với suy nghĩ rằng học giỏi các
môn này dễ thi vào trường đại học để với tương lai xán lạn và dễ có thu nhập
cao. Thậm chí nhiều người còn cho rằng thời đại bùng nổ thông tin này thì có
thời giờ đâu để đọc truyện, đọc văn.
Muốn giỏi văn thì HS phải siêng đọc nhưng HS bây giờ lại rất lười đọc văn thơ.
Nhiều em HS bậc học Trung học phổ thông rất ít khi vào thư viện nhà trường và
rất hiếm khi mượn các tác phẩm văn học nổi tiếng. Các em chỉ chăm chú vào
1


các trò giải trí trên mạng xã hội, có những em còn thích xem những phim mang
nội dung xấu như đấm đá, bạo lực… Điều đó chỉ góp phần làm tổn hại tâm hồn
của các em mà thôi.
Môn Văn là một môn học rất quan trọng vì dù sau này HS có theo ngành nghề
nào thì khi cần cũng phải biết viết một văn bản mạch lạc. Nếu một người có
trình độ văn hóa cao mà viết văn luộm thuộm, người đọc đọc mãi chẳng hiểu ý
họ viết gì thì uy tín của người viết sẽ giảm rõ rệt.
Những năm gần đây môn văn đã trở thành môn thi bắt buộc của nhiều khối thi,
trong khi thưc tế có rất nhiều học sinh rất ngại học môn này, nhất là những học
sinh có sở trường về các môn tự nhiên.
Từ kinh nghiệm thực tế của nhiều năm dạy học người viết nhận thấy cần phải
luôn có những đổi mới về phương pháp dạy học để phù hợp với đối tượng học
sinh. Chính vì những lẽ trên nên tác giả bài viết quyết định chọn đề tài “ Tạo
hứng thú trong giờ học môn Ngữ văn cho học sinh THPT miền núi” để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ những lí do chon đề tài, người viết xác định mục đích nghiên cứu
vấn đề này trước hết nhắm nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học văn, tạo

niềm yêu thích môn văn cho học sinh. Bên cạnh đó tác giả cũng mong muốn
được chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với đồng nghiệp.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ có hạn của một sáng kiến kinh nghiệm người viết chỉ chọn một
số đối tượng để nghiên cứu gồm các lớp 11A1, 12A3, 12A4, của trường THPT
Quan Hóa-Thanh Hóa năm học 2015-2016.
Thực trạng về đối tượng nghiên cứu:
Trường THP Quan Hóa nói chung, 3 lớp 11A1, 12A3, 12A4 nói riêng có
tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số khá cao(hơn 80%), đa số các em có hoàn
cảnh gia đình còn khó khăn, trọ học xa nhà, cuối tuần thường phải về nhà phụ
giúp cha mẹ làm rẫy…Thêm vào nữa là vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế
nên ít nhiều có ảnh hưởng đến việc học. Các em thường ngại học văn và chưa
mạnh dạn trong các hoạt động nhóm. Việc tự học và soạn bài ở nhà dường như
chỉ mang tính đối phó với giáo viên. Việc học đối phó của các em dẫn đến nhiều
hệ quả xấu như chất lượng môn văn của HS suy giảm, ảnh hưởng đến tương lai
của các em,chưa kể đến là giáo viên khi bước vào lớp cảm thấy mất hứng thú
với giờ dạy của mình…
4. Phương pháp nghiên cứu.

2


Xuất phát từ thực tế đối tượng học sinh, người viết dùng phương pháp vấn đáp,
thăm dò, khảo sát, thống kê số liệu.
Kết quả sơ bộ thăm dò đánh giá suy nghĩ về môn văn của các em như sau(số học
sinh tham gia: 22 em)
Câu 1:Thái độ của anh(Chị)với việc học văn:

STT Các mức dộ
A

Rất thích
B
Thích
C
Bình thường
D
Không thich
Câu 2: Môn Văn là môn học:
A
B
C
D
E

Rất tuyệt
Thú vị
Bình thường
Chán ngán
Không thích

11A1
1
2
4
2

12A3
0
3
5

0

12A4
0
2
3
0

11A1
0
2
2
1
0

12A3
0
4
4
0
0

12A4
0
6
3
0
0

Như vậy bước đầu ta thấy chưa có nhiều học sinh yêu thích môn văn, đặc biệt

các em lớp 11A1 do xu hướng chọn nghề khối tự nhiên khá rõ nên còn chưa mấy
mặn mà với môn học này.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Các giải pháp giúp học sinh thêm yêu thích môn văn
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn dạy - học môn Ngữ văn như đã nói ở
phần trước, tác giả bài viết này mạnh dạn xin được trình bày một số kinh nghiệm
của bản thân với đề tài: “ TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC MÔN VĂN
CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI”. Qua đây người viết cũng muốn được trao
đổi với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt hơn nhiệm vụ dạy học của
mình.
1.1Trước hết phải tạo cho các em niềm say mê, yêu thích môn văn
Muốn để học sinh yêu thích môn văn, thích học văn thì giáo viên văn
cũng phải thật sự yêu thích, say mê môn học này. Sẽ là chuyện hoang tưởng nếu
thầy cô đến với văn học bằng một trái tim hững hờ, một sự “giảng cho hết bài”
mà lại mong có học trò yêu thích học văn. Tất nhiên yêu thích nó , say mê nó
3


nhưng để truyền niềm yêu thích ấy sang cho học trò còn phải có thêm một số
yếu tố khác nữa như khả năng truyền đạt, sự phối hợp các phương pháp dạy học
và tổ chức học sinh học tập…Nhưng yêu thích, say mê thậm chí si mê văn học,
say mê dạy văn cũng như cái đẹp trong văn chương là yếu tố đầu tiên để thầy
môn văn chinh phục được lòng người đọc nói chung, học sinh nói riêng.
Trong buổi nhập môn tôi thường đặt ra các câu hỏi mang tính thăm dò như:
Em có thích học môn văn không? Vì sao? Em nghĩ môn văn là môn học như thế
nào?...Sau những câu hỏi đó các em bày tỏ rất chân thật suy nghĩ của mình, từ
đó tôi rút ra được những lí do mà các em yêu thích hoặc không yêu thích môn
học này. Có em bày tỏ rằng: “ em rất thích học văn nhưng phân tích một bài thơ
như thế nào thì thực sự em cảm thấy rất lúng túng”, có em lại cho rằng học văn
giúp cho tâm hồn bay bổng và phong phú hơn, có em rất thẳng thắn: “em thấy

môn văn học rất khó”v.v…Từ việc thăm dò đó tôi nắm bắt được tâm lí của từng
em để có phương pháp dạy học thích hợp. Thường thì thời gian còn lại của tiết
học nhập môn tôi sẽ kể một câu chuyên thú vị nào đó hoặc đọc cho các em nghe
một bài thơ hay( có kèm theo lời bình giảng).
2.2. Chuẩn bị thật tốt cho bài giảng, đơn giản hóa kiến thức:
Do đặc điểm riêng của đối tượng học sinh nên khi soạn bài thầy nên soạn
bài, chọn phương pháp, phương tiện thích hợp phục vụ cho bài giảng. Khi giảng
bài cố gắng đơn giản hóa kiến thức (mà không sơ sài, không cắt bớt) bằng cách
chọn các từ ngữ giản dị, thậm chí nôm na để các em có thể hiểu được những
kiến thức cơ bản nhất. Ví dụ: khi giảng bài có từ Hán Việt nên cố gắng đổi sang
từ thuần Việt tương ứng, có thể dùng cụm từ “em có suy nghĩ gì, cảm xúc gì”
thay cho “ em có cảm nhận gì…”, giáo viên cũng không nên dùng từ địa phương
vì có thể gây khó hiểu cho học sinh. Nói chậm để các em theo dõi và làm theo
hướng dẫn của thầy, nhất là khi giáo viên nói theo phương ngữ của một số địa
phương …Bên cạnh mục đích giúp học sinh nghe dễ hiểu thì còn giáo dục học
sinh có ý thức bảo tồn gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Tôi thường liên hệ
thực tế để các em hiểu thế nào là trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt.
Khi dạy về phần tác giả văn học tôi thường kể cho em nghe những câu chuyện
hấp dẫn liên quan đến tác giả đó. Ví dụ: khi dạy bài Đây thôn vĩ dạ phần tìm
hiểu tác giả tôi kể cho các em nghe về số phận đau thương và những mối tình
lãng mạn của Hàn Mặc Tử . Khi dạy thơ Nguyễn Bính, tôi thường đọc cho cá
em nghe nhưng bài thơ hay của ông không có trong chương trình sgk như: Mưa
xuân, Lỡ bước sang ngang…Dạy bài “ SÓNG” của XUÂN QUỲNH tôi sẽ kể
cho các em nghe về mối tình đẹp và cũng nhiều sóng gió giữa chị và nhà viết
kịch tài năng LƯU QUANG VŨ… Những điều đó sẽ giúp các em có thêm hứng
thú và cơ sở nhất định để đi sâu cảm nhận văn bản văn học.

4



3.3.

Phân loại đối tượng học sinh

Trong từng tiết học, giáo viên đưa ra từng yêu cầu phù hợp với đơn vị kiến
thức tương ứng cho học sinh thảo luận và rút ra kiến thức cần ghi nhớ. Câu
hỏi có các mức độ khác nhau để học sinh yếu, khá, trung bình, giỏi…đều có
thể tham gia trả lời từ mức độ tái hiện thông thường đến câu hỏi nhận biết,
khám phá.
Ví dụ: khi dạy một văn bản, khâu đầu tiên là đọc- tìm hiểu chung. Giáo
viên yêu cầu học sinh phát biểu trên cơ sở đã soạn trước ở nhà và trả lời các câu
hỏi:
-Nội dung phần tiểu dẫn là gì? (học sinh trung bình hoặc yếu đều có thể
trả lời)
-Hãy nêu nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả?(học
sinh trung bình)
-Nhận xét khái quát nhất về tác giả, phong cách nổi bật?(học sinh khá và
giỏi)
Khi tìm hiểu văn bản, câu hỏi sẽ đi từ việc tìm chi tiết(biện pháp), phân
tích chi tiêt( biện pháp), đánh giá tác dụng của chi tiết(biện pháp) đó. Thông qua
hệ thống câu hỏi đó giúp học sinh tìm hiểu khám phá tốt hơn nội dung bài học
4.4. Động viên khích lệ kịp thời
Học sinh nói chung kể cả học sinh bậc THPT thường rất thích khi được
thầy cô khen ngợi cổ vũ. Các em thấy được tôn trọng và đánh giá đúng sự cố
gắng của mình, từ đó các em sẽ thấy mình lớn hơn và sẽ có thêm niềm say mê
yêu thích học văn, viết văn. Nhất là các em học yếu hay những em dân tộc
HMông vốn hay mặc cảm, tự ti thì chỉ cần một lời khen ngợi khích lệ đúng lúc
của thầy sẽ giúp các em tự tin lên nhiều. Vậy nên, thầy cô phải để ý và khen
ngợi kịp thời cả những thành tích còn chưa nhiều, chưa thật nổi bật của các em.

Bên cạnh đó cũng còn nên chú ý khâu kiểm tra, đánh giá cũng hết sức
quan trọng. Các em sẽ thích học hơn nếu đề ra vừa sức, các em làm được bài,
thêm tự tin và hứng thú bước chân vào thế giới văn học vốn không đễ được điểm
cao như một số môn khoa học tự nhiên.
Khi chấm bài, cần tránh tâm lí “văn mình” để mạnh dạn cho điểm 8,9,10
nếu bài viết có sự sáng tạo độc đáo của học sinh.

5


Lời nhận xét bài làm cần có chừng mực, khuyến khích động viên nếu các
em có lỗi, tránh phê cộc lốc hay chỉ có chê, sẽ khiến các em nản, ngại học. Khi
các em phát biểu sai hoặc chưa thật chính xác nên nhận xét và sửa lại với thái
độ nhẹ nhàng, lịch sự, tránh giễu cợt hay chỉ trích làm các em bị thương tổn.
5.5. Có nhiều hình thức học tập
Bên cạnh các phương pháp truyền thống như thuyết giảng (dùng xen kẽ
tùy theo đặc điểm đối tượng), đàm thoai( áp dụng ở lớp 11A1hiệu quả hơn vì có
nhiều học sinh nhận thức nhanh hơn), thảo luận nhóm, đóng tiểu phẩm, đọc diễn
cảm, ngâm thơ, hát bài thơ đã được phổ nhạc cũng thu hút các em vào bài học.
Tùy vào từng bài học và đối tượng học sinh ở mỗi lớp giáo viên lựa chọn
phương pháp cho phù hợp.
Ví dụ: Dạy phần học sử giáo viên chủ yếu dùng phương pháp thuyết giảng kết
hợp vấn đáp. Dạy phần Tiếng Việt chủ yếu dùng phương pháp thảo luận nhóm.
Phần thơ có thể yêu cầu đọc diễn cảm, ngâm thơ, hoặc hát bài thơ đã được phổ
nhạc…
Chẳng hạn với lớp 11A1 khi học tác gia Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng tôi đã
dành một buổi ngoại khóa cho các em thể hiện những bài thơ yêu thích của tác
giả. Các em có thể đọc, ngâm, hoặc bình về một bài thơ mà mình yêu thích. Và
tôi nhận thấy buổi ngoại khóa đó cả cô và trò đều rất hào hứng. Sau khi học
xong phần thơ mới 1930-1945 tôi thường cho các em thưởng thức những tiết

mục ngâm thơ về những bài thơ hay, trong đó đặc biệt thơ Nguyễn Bính…Sau
một năm học tôi thấy nhiều em từ chỗ chán học văn đã hào hứng với môn học
này rất nhiều.
Hiện nay CNTT đã rất phát triển và được áp dụng trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên , qua thử nghiệm và theo dõi, tôi
thấy không phải bài nào cũng có thể áp dụng CNTT thành công. Nên chăng có
lẽ chỉ nên áp dụng nó ở phân môn tiếng Việt hay tập làm văn. Còn môn giảng
văn…có lẽ nên để cho học sinh được thả sức tung hoành trí tưởng tượng của
mình theo những hình tượng văn học dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của thầy. Bản
thân tôi cũng đã từng soạn và dạy 2 bài giáo án điện tử: Đò Lèn(Nguyễn Duy),
Sóng(Xuân Quỳnh)…Bài Sóng thành công hơn bài Đò Lèn. Học sinh nghe
chăm chú, thảo luận sôi nổi cũng như ghi chép đầy đủ hơn. Từ đó tôi thấy nên
dạy bằng CNTT ở những giờ TLV, Tiếng Việt thì hợp hơn, dễ thànhh công hơn.
6.6.Cần liên hệ thực tế:
Môn văn là môn học góp phần lớn trong việc hình thành, giáo dục nhân
cách cho học sinh. Mỗi một tác phẩm viết ra đều có hàm chứa một hay nhiều
6


tình cảm đạo đức, từ đó nó tác động tới nhận thức, tình cảm của học sinh. Vì vậy
nên khi dạy giáo viên nên khéo léo liên hệ, tích hợp, lồng ghép kiến thức trong
tác phảm với kiến thức thực tế đời sống hay các lĩnh vực khác như ;giáo dục môi
trường, các tệ nạn xã hội vv..bên cạnh giáo dục tư tưởng, thái độ sống dúng đắn
cho các em.
Chẳng hạn trong chương trình lớp 12 cũng có nhiều bài khi dạy giáo viên nên
liên hệ thực tế. chẳng hạn bài RỪNG XÀ NU(Nguyễn Trung Thành) khi dạy
giáo viên nên liên hệ những phẩm chất đáng quý của người Tây nguyên như
phóng khoáng, yêu tự do, sức sống bền bỉ mãnh liệt, kiên cường bất khuất,một
lòng một dạ theo Đảng… cũng như vai trò của già làng với cộng đồng qua nhân
vật cụ Mết. Khi dạy bài AI ĐÃ ĐẶT TÊN DÒNG SÔNG(Hoàng Phủ Ngọc

Tường) nên liên hệ thực tế và giúp các em nhận thức được nhiệm vụ giữ cho
môi trường ngày càng xanh-sạch-đẹp hơn, để những dòng sông không bị biến
thành “những dòng sông chết” do rác thải, do nguồn nước ô nhiễm từ các công
trình xây dựng và sinh hoạt do con người thải ra. Khi dạy bài bài Tây
Tiến(Quang Dũng) về vẻ đẹp bi tráng của người lính trong kháng chiến chống
pháp cần liên hệ với phẩm chất của người lính trong thời đại ngày nay. Đặc biệt
những người lính đang ngày đêm canh giữ đảo xa. Với bài Chiếc Thuyền Ngoài
Xa( Nguyễn Minh Châu) giáo viên khi dạy về số phận người đàn bà hàng chài
nên liên hệ thực tế nạn bạo lực gia đình trong xã hội ngày nay…
2.Kết quả đạt được
Sau một năm thực hiện áp dụng kinh nghiệm nêu trên, tôi nhận thấy đã
có nhiều học sinh thích thú và mong đợi giờ văn.Tỉ lệ học sinh các lớp tôi dạy
khi thi thử tốt nghiệp khoảng hơn 50% trên trung bình(với lớp 12). Thi học kì
lớp 11A1 90%., và chỉ còn lại một số em điểm bình quân dưới 3,5.
Cụ thể: Kết quả kì I- Năm học 2015-2016:
Điểm/lớp/Sĩ số
111 A1/44
12A3/40
12A4/43

Giỏi
1(2.2%)
0
0

Khá
22(50%)
5(11,6%)
1(2,3%)


Trung bình
21(47,7%)
19(44%)
20(46,5%)

Yếu
0
18(41,8%)
20(46,5%)

Kém
0
0
2(4,6%)

C-KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ:
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong qua trình dạy học
đã áp dụng. Tất nhiên, mong muốn bao giờ cũng vượt quá tầm thực tại của mình
nên những gì đạt dược tôi thấy còn chưa thể hài lòng được. Bởi vậy nên tôi luôn
cố gắng tiếp tục vươn lên và mong muốn được trao đổi, chia sẻ với các quý vị,
7


các bạn đồng nghiệp nhiều hơn để cùng nhau rút ra cách thức , phương pháp dạy
học tốt nhất, phù hợp và mang lại hiệu quả lớn nhât.
Để đạt được mục tiêu trên, thầy cô giáo dạy cần có sự chỉ đạo, tạo điều kiện của
BGH, các tổ chức cấp trên ủng hộ và quan tâm thiết thực, sát sao hơn nữa, có
như vậy, nhất định sự nghiệp giáo dục của ta sẽ có thêm bước tiến mới, đào tạo
ra những công dân có đầy đủ kiến thức, kĩ năng thực hành để làm chủ đất nước
như mong muốn cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Cù Thị Lụa

8


MỤC LỤC

A-LỜI NÓI ĐẦU

Trang

1-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………………………1
1.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………….1
2.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………….1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU……………………………………………..2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………..2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CÁC GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC
MÔN VĂN…………………………………………………………………..3
2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ………………………………………………….7
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………..7


9


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1.
2.
3.
4.

Trung học phổ thông:……………………… THPT
Học sinh: …………………………………..
HS
Tập làm văn:……………………………….
TLV
Công nghệ thông tin:……………………..
CNTT

10


11



×