SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở KHÂU GIỚI THIỆU BÀI
MỚI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 12, NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH.
Người thực hiện: Hoàng Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực mơn: Ngữ văn
THANH HỐ NĂM 2016
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang
2-3
I. Lí do chọn đề tài.
2
II. Mục đích nghiên cứu.
2
III. Đối tượng nghiên cứu.
3
IV. Phương pháp nghiên cứu.
3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
Cơ sở lí luận.
3- 12
3
II. Thực trạng của vấn đề.
4
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
5
1. Sử dụng kiến thức liên mơn.
5
2. Tích hợp kiến thức theo chủ đề đề tài .
7
3. Vận dụng kỹ năng sống
8
4. Đi từ những mâu thuẫn nghịch lí để suy tư chiêm nghiệm
10
5. Khơi gợi bằng cách đặt câu hỏi
11
IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm.
13
PHẦN II. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
14
2
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở KHÂU GIỚI THIỆU BÀI MỚI
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
LỚP 12, NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH.
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn trong nhà trường
phổ thơng, góp phần cải tiến và vận dụng sáng tạo linh hoạt các cách thức trong
giảng dạy, nhằm khơi dậy hứng thú say mê học tập môn Ngữ Văn của học sinh.
vấn đề tổ chức giới thiệu bài mới như thế nào để tạo tâm thế khơng khí trước giờ
Nghiên cứu bài học (NCBH) của học sinh THPT là điều vô cùng quan trọng và
cần thiết.
Thực tế cho thấy những năm gần đây học sinh đều chọn các mơn học tự nhiên
vừa có nhiều trường để lựa chọn, dễ xin việc mức thu nhập lại cao. Hầu như các
trường phổ thơng đều có hiện tượng ban C khơng có học sinh đăng kí, hoặc là
đăng kí rất ít dẫn đến tình trạng khơng tổ chức thành một lớp học được mà phải
tạm ghép ban C với ban D. Nhiều giáo viên dạy văn nhận thấy trong giờ Ngữ văn
các em thường khơng tập trung, có tâm lí ngại học văn, hoặc học một cách đối
phó: để có điểm, để khơng phải thi lại, để thi tốt nghiệp...Những học sinh thực sự
say mê và yêu môn văn cịn rất ít. Đây là một hiện tượng khá phổ biến chứ không
phải đơn lẻ rải rác ở một số trường một số tỉnh.
Trong khi đó mơn văn lại có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng
tâm hồn và nhân cách cho con người. Với ba chức năng của văn học: nhận thức,
thẩm mĩ, giáo dục có thể nói dạy học văn chính là dạy nhân cách làm người. Với
những thuận lợi như vậy môn văn sẽ là môn tác động vào nhận thức của người
học để điều chỉnh những hành vi lệch lạc thiếu chuẩn mực; hướng người học đến
những việc làm hành động đúng phù hợp với mục tiêu của ngành giáo dục những
năm gần đây: Dạy học văn chính là hướng vào năng lực và phẩm chất của người
học sinh.
Có thể nói Nghiên cứu bài học là một bước đột phá trong ngành giáo dục. Song
phương pháp này vẫn còn đang ở bước đầu và mang tính sơ khai, có một số tài
liệu mơ tả về phương pháp này, song cụ thể như thế nào thì chưa có một tài liệu
hay một cuốn sách nào nói rõ. Và rồi áp dụng cách dạy này như thế nào trong bộ
môn Ngữ văn để vừa phát huy được khả năng học tập ở các em; lại khơng làm
mất đi đặc trưng vốn có riêng biệt của mơn văn. Đem những băn khoăn trăn trở đó
vào mỗi bài giảng tôi quyết định chọn vấn đề NCBH ở góc độ giới thiệu bài mới
nhằm giúp học sinh “nhập cuộc nhanh hơn” với bài học của mình. Đây cũng
chính là một cách kích thích tạo hứng thú học tập cho học sinh.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Tạo niềm hứng khởi cho học sinh trong giờ Ngữ văn.
- Chủ động và sáng tạo trong tiếp nhận tri thức.
3
- Cung cấp thêm kỹ năng mở bài cho học sinh (một trong những vấn đề mà
sách giáo khoa lớp 12 tập 2 đề cập).
III. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu bài học ở khâu giới thiệu bài mới đối với một số tác phẩm thuộc
chương trình Ngữ văn lớp 12.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để tạo được hứng thú học tập trong giờ Nghiên cứu bài học ở phần giới thiệu
bài mới, tôi đã vận dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế về tâm lí và hứng thú của học sinh.
- Phương pháp tổ chức và hoạt động nhóm.
- Phương pháp cắt nghĩa lí giải .
- Phương pháp thống kê so sánh.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Luật Giáo dục có nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,
rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Rõ ràng khi có được sự say mê hứng thú trong bất kì cơng việc gì con người
sẽ làm việc có hiệu quả hơn, thành cơng hơn. Hứng thú cịn có tác dụng chống
lại sự mệt mỏi, giảm căng thẳng. Học sinh cũng vậy, khi có hứng thú các em sẽ
kiên trì làm bài tập, khơng nản chí trước câu hỏi khó, khơng những thế các em
cịn hăng hái trả lời, nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn, chủ động nêu câu hỏi,
đưa ra những thắc mắc để các bạn cùng trả lời, thầy cơ giải thích thấu đáo.
Với bất kì mơn học nào cũng cần phải có hứng thú thì học sinh mới có thể
tiếp cận bài học đó một cách tốt nhất. Đặc biệt với môn Ngữ văn- là một môn
học thiên nhiều về cảm xúc, về tâm hồn thì hứng thú là một trong những điều
đầu tiên mà người giáo viên dạy văn khơng nên bỏ qua.Vì vậy người giáo viên
khi lên lớp không phải chỉ “chăm chăm truyền tải kiến thức” quan trọng hơn
chính là ta phải khơng ngừng tìm tịi đổi mới các phương pháp cách thức dạy học
sinh để tạo hứng thú cho các em, có như vậy mới phát huy được tính tích cực
chủ động, độc lập sáng tạo của người học sinh đúng như định hướng giáo dục
hiện nay.
Bên cạnh đó mục tiêu giáo dục môn Ngữ văn ở trường THPT được xác định là
trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, hệ thống về
văn học và tiếng Việt, hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn bao gồm: Năng
lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết), năng lực tiếp
nhận văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành
ứng dụng. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hố, tình
u gia đình, thiên nhiên, đất nước, lịng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, lí
tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách
4
nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng, phát
huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Chúng ta phải thừa nhận rằng học sinh hiện nay ít cịn hứng thú với những giờ
học Ngữ văn nói chung, thậm chí cả những giờ dạy học tác phẩm văn chương
hay và nổi tiếng- Điều mà trước kia chúng tôi thường háo hức mong chờ. Những
giờ học Ngữ văn có khi chỉ cịn là giờ thơng tin kiến thức một chiều, khô cứng
và nhạt nhẽo. Học xong một giờ Ngữ văn cái mà các em thu được thật là ít ỏi,
thậm chí có em cịn chẳng thu hoạch được gì. Chính điều đó dẫn đến kiến thức
về văn học của các em còn nghèo nàn, khả năng ứng dụng thực hành còn kém
như dùng từ ngữ trong giao tiếp cịn thiếu chính xác, đặc biệt trong các bài tập
làm văn thường mắc lỗi chính tả, câu văn viết chưa đúng ngữ pháp, cách diễn đạt
vụng về sáo mịn, cịn lệ thuộc vào sách tham khảo.
Thêm vào đó có thể nói vấn đề mà tơi đã nghiên cứu ở đây là một vấn đề
khơng mới, thế nhưng ít giáo viên quan tâm hoặc quan tâm khơng đúng mức.
Chính vì vậy khơng đánh giá hết hiệu quả mà phương pháp mang lại. Mặt khác
cũng có những đề tài sáng kiến kinh nghiệm bàn về vấn đề này song còn chiếu lệ
qua loa. Đa số các giáo viên chỉ chú ý đến hứng thú của các em trong giờ dạy học
các tác phẩm văn chương mà chưa chú ý đến tính tồn diện của vấn đề này. Dẫn
tới có sự lệch lạc trong suy nghĩ của các em: thầy cô chỉ chú ý tới những tác phẩm
mang đậm chất văn chương cịn những tác phẩm khác thì bị xem nhẹ.
Ngay trong một giờ học tác phẩm văn chương thì cũng có sự thiên lệch,
người giáo viên lên lớp chỉ chú ý đến khâu tìm hiểu tác giả, tác phẩm mà quên đi
khâu giới thiệu bài mới nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Vì cho rằng mất thời
gian lại khơng đem lại hiệu quả, nên khâu này thường bị bỏ qua hoặc có giới thiệu
nhưng chỉ là giới thiệu cho có. Dẫn đến khơng có hiệu quả hoặc là hiệu quả khơng
cao. Trong khi đó thời gian dành cho phần này chỉ chiếm khoảng từ 1 đến 5 phút.
Tôi không dám so sánh nhưng việc giới thiệu tác phẩm cũng giống như anh quảng
bá điều đặc sắc của sản phẩm đó đến người tiêu dùng. Và quảng bá có tốt hay
khơng thì mới có thể thu hút được nhiều khách hàng dùng sản phẩm của mình.
Khâu giới thiệu bài mới cũng có thể xem là như vậy. Người giáo viên muốn thu
hút, tạo ấn tượng với học sinh ngay từ những giây phút ban đầu thì cần phải đầu
tư chăm chút cho bài giảng của mình với những khâu nhỏ nhất dễ bị bỏ qua như:
giới thiệu bài mới.
Nếu người giáo viên tổ chức thường xuyên được khâu này có nghĩa là đã kích
thích trong các em ý thức phải chuẩn bị bài trước ở nhà, chủ động và sáng tạo
trong việc chiếm lĩnh kiến thức, và cũng là góp phần tạo cho khơng khí giờ học
thêm phần dân chủ.
Điều khiến tơi trăn trở và băn khoăn cịn là lí do xuất phát từ thực tế của
trường THPT Triệu Sơn 6, là một trường công lập non trẻ được phôi thai từ hình
thức trường bán cơng, nên chưa thực sự được phụ huynh và học sinh quan tâm. Vì
vậy chưa tuyển được những lứa học sinh thật sự xuất sắc. Hầu hết các em học ở
5
trường này khả năng tập trung và tư duy còn yếu. Kiến thức về xã hội cũng như
kỹ năng sống vô cùng nghèo nàn. Các em thường ngại bộc lộ mình vì thiếu tự tin.
Nếu như người giáo viên vẫn giữ cách dạy truyền thống thì sẽ rất khó trong việc
nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em. Chính vì lí do đó người giáo viên
phải khơng ngừng cố gắng đổi mới phương pháp để tiếp cận được học sinh một
cách gần nhất. Và cũng là để cho các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Trước mỗi giờ Nghiên cứu bài học tôi thường tổ chức một cuộc thi giới thiệu bài
mới nhằm thu hút lôi kéo các em vào bài học của mình. Tơi chia lớp thành 2 đến 5
nhóm (tuỳ thuộc vào thời gian cho phép), hoặc có khi tơi vận dụng những tình
huống thực tế để hỏi cá nhân mỗi em học sinh. Cách thức giới thiệu dựa trên sơ đồ
về phương pháp mà tơi đã cung cấp trước đó.
Các phương pháp sử dụng cho giới thiệu bài mới
Sử dụng kiến Tích hợp kiến Vận dụng kỹ Đi từ những mâu Khơi gợi bằng
thức liên môn thức theo chủ năng sống. thuẫn nghịch lí
cách đặt câu
đề, đề tài.
để có sự suy tư
hỏi.
chiêm nghiệm.
Tác phẩm, bài học cần giới thiệu
1. Sử dụng kiến thức liên môn.
Là việc sử dụng kiến thức của môn học khác, mà mình cho là có liên quan
đến tác phẩm, bài học mình đang học.
Tơi đã giới thiệu mẫu cho các em thế nào là việc sử dụng kiến thức liên môn
trong tác phẩm “Số phận con người” của Sô Lơ Khốp.
* Ví dụ: "Nhân loại đã tốn bao giấy mực viết về hậu quả và tội ác của chiến
tranh nhưng dường như nó chưa phải là hồi chng cảnh báo và thức tỉnh . Bằng
chứng là vẫn có rất nhiều cuộc chiến đã đang và sẽ diễn ra trong thế giới văn minh
của chúng ta : Chiến tranh thế giới thứ nhất, rồi chiến tranh thế giới thứ hai và sau
nó có cịn những cuộc chiến nào khơng? Chẳng ai có thể đốn trước được điều gì.
Song nhân loại lại phải chứng kiến thêm những đau thương mất mát khi cuộc
chiến ở Irag, Afghanistan, Libi và cuộc chiến ở Syria nổ ra cướp đi bao sinh mạng
của con người. Nhân loại ơi hãy đọc lại những trang viết về cuộc chiến trong tác
phẩm "Chiến tranh và hồ bình" của Lep-tơn-xtơi hay gần gũi hơn, xúc động hơn,
thấm thía hơn, dễ hiểu hơn đó là tác phẩm "Số phận con người" của Sôlôkhốp" để
thấy được nỗi đau nỗi mất mát trong chiến tranh là vô cùng lớn và khốc liệt.”
- Với cách giới thiệu này tơi đã tích hợp kiến thức của mơn Lịch Sử; một mơn học
có nhiều gắn bó máu thịt với mơn văn. Đồng thời thơng qua việc tích hợp này học
sinh sẽ nhận thấy được tội ác của chiến tranh cần phải lên án một cách mạnh mẽ.
- Khi học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nhóm học sinh ở lớp 12A1 giới
thiệu:
6
* Học sinh : "Dòng người di cư đang đổ về châu Âu rầm rập. Để đến được miền
đất hứa này họ đã phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy. Song với họ đó là con
đường duy nhất để được tiếp tục sống. Ở lại quê nhà họ sẽ là mồi cho pháo đạn,
bom mìn hoặc trở thành con ma đói bởi chẳng có gì để tồn tại. Thế nhưng đến
châu Âu rồi thì ở nơi đây cuộc nợ cơng đang bùng nổ, kéo theo nó là hàng loạt các
nhà máy, các cơng ty các tập đồn kinh tế lớn tuyên bố phá sản hoặc sa thải công
nhân, thu gọn qui mô sản xuất dẫn tới hàng ngàn người rơi vào tình trạng thất
nghiệp, hàng vạn người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, không nhà không
cửa.Vậy là một lần nữa họ lại khơng có cơ hội để tồn tại, đã có rất nhiều người
phải chết đói, chết rét. Điều đó lại khiến cho chúng ta nhớ lại nạn đói khủng khiếp
năm 1945 đã làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Trong xã hội hiện đại ngày
nay điều gì cũng có thể xảy ra. Vậy thì nếu như khơng may chúng ta lâm vào hồn
cảnh khốn cùng như thế chúng ta sẽ làm gì? Tự tin, ln nhìn về tương lai, ln hi
vọng ở phía trước, biết chắt chiu hạnh phúc và nỗ lực không ngừng, chính là
thơng điệp mà nhà văn Kim Lân gửi tới bạn đọc thông qua tác phẩm "Vợ nhặt".
* Giáo viên: yêu cầu một học sinh khác nhận xét dựa trên những tiêu chí:
Tiêu chí
Học sinh nhận xét
-Đoạn giới thiệu của bạn có liên
quan đến mơn học nào trong
- Mơn lịch sử.
chương trình?
-Gián tiếp thơng báo điều gì?
-Tình hình trên thế giới hiện nay là dòng
người di cư vào châu Âu do chiến tranh. Và
nợ công ở châu Âu đang diễn ra trên phạm
vi rộng.
-Hậu quả của chiến tranh và nợ - Dịng người di cư, thất nghiệp, đói nghèo
cơng?
và chết chóc .
-Liên hệ gì đến lịch sử Việt
- Nạn đói xảy ra năm 1945, cướp đi sinh
Nam?
mệnh của nhiều người.
* Giáo viên: Từ cách giới thiệu này các em có thể chỉ ra yếu tố lịch sử và yếu tố
văn học trong đoạn thơ sau của Tố Hữu ?
“Ôi nhớ những năm nào thưở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế giục trống dồn
Sân đình máu chảy đường thơn lính đầy”
* Học sinh trả lời:
Yếu tố lịch sử
- Thời gian trước những năm
1945 “Thưở trước”
- Nạn thúc thuế bắt thuế của
Thực Dân Pháp và bọn thống trị
Yếu tố văn học
- Cảm xúc xót xa đau đớn “ơi”, “xơ xác”
“héo hon”.
- Phản ánh lịch sử tang thương để bộc
lộ niềm phẫn uất
7
phong kiến
- Cảnh tù đày bắt bớ diễn ra
liên miên.
- Đó cũng chính là ngun nhân để dẫn đến
cái chết của 2 triệu đồng bào ta trong nạn
đói năm 1945 mà tác phẩm “Vợ nhặt” đã
phản ánh.
* Nhận xét: Với việc sử dụng kiến thức liên môn sẽ giúp cho các em nhìn được
vấn đề ở chiều sâu của nó, nhận ra được đâu là bản chất của vấn đề. Đây cũng là
một cách mở rộng kiến thức cho các em.
* Lưu ý: Để việc sử dụng kiến thức lên môn diễn ra thường xuyên và đem lại
hiệu quả cao:
- Với giáo viên: cần ngồi lại với nhau để trao đổi, xem những vấn đề nào có thể
sử dụng kiến thức liên môn, và sử dụng với liều lượng ra sao.
- Với học sinh: cần chuẩn bị bài học kĩ và tìm tịi tài liệu có liên quan dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
2. Tích hợp kiến thức theo chủ đề, đề tài.
Là xâu chuỗi hệ thống lại kiến thức theo những mối quan hệ tương đồng.
Khi học tác phẩm “Sóng” của Xn Quỳnh tơi đã gợi ý để các em giới thiệu
vấn đề theo hướng tích hợp.
Giáo viên gợi ý
- Bài thơ “Sóng” viết về vấn đề gì ?
- Những bài thơ nào viết về tình yêu ở chương
trình lớp 11 ?
- Điểm nhấn quan trọng ở mỗi tác phẩm ấy ?
Học sinh trả lời
.........
.........
.........
Với những gợi ý này nhóm của bạn Bùi Thị Hồng ở lớp 12A5 đã giới thiệu
được vấn đề theo hướng tích hợp.
* Ví dụ : Giới thiệu bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.
"Nếu như một "Tôi yêu em" của Puskin đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lịng
bạn đọc bởi tình u cao thượng vị tha của một trái tim, đầy bản lĩnh, thì một
Tagor với bài thơ tình số 28 lại ám ảnh người đọc bởi "Đôi mắt băn khoăn của em
buồn" (Buồn vì khơng thể khám phá hết những bí ẩn của tình u) và một người
được mệnh danh "Ơng hồng thơ tình" của Việt Nam (Xn Diệu) đã có những
câu thơ đầy tính triết lí về tình u:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào.
Tưởng rằng thế là đã đủ vậy mà cuối năm 1967 Xuân Quỳnh cho ra đời bài
"Sóng". Một bài thơ khiến nhiều người ngỡ ngàng nhưng người đọc thêm yêu chị,
bởi đó là trái tim của một phụ nữ đa cảm giàu lòng nhân ái"
* Khi học tác phẩm “Số phận con người” học sinh Trần Thị Tuyến 12A1 đã
giới thiệu.
Ví dụ: "Qua nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung
Thành, chúng ta thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng
8
chiến chống Mĩ: phải chịu nhiều những mất mát đau thương nhưng vẫn kiên
cường bất khuất, nén chịu nỗi đau của cá nhân mình để sống và chiến đấu cho nền
độc lập của dân tộc. Đó là những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta luôn tự hào
nhưng không chỉ chúng ta mà nhân dân Nga cũng từng chịu những mất mát hi
sinh to lớn trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước chống phát xít Đức. Trong
hồn cảnh như thế người dân Nga đã làm gì? Chúng ta cùng đến với con người
Nga qua tác phẩm "Số phận con người" của Sô- Lô- Khốp"
* Nhận xét:
- Với cách giới thiệu thứ nhất :
+ Học sinh có thêm kỹ năng tích hợp kiến thức (Từ lớp 11 đến lớp 12).
+ Biết được đề tài tình yêu là một đề tài có tính chất mn thuở và khơng
phân chia ranh giới lãnh thổ, khơng giới hạn thời gian tuổi tác. Tình yêu là một
thế giới đầy màu sắc và cũng là một trạng thái cảm xúc thăng hoa của con người.
+ Từ những điều gợi mở ở đoạn giới thiệu trên người giáo viên có thể định
hướng, hướng thiện cho các em hiểu rõ như thế nào là một tình yêu đẹp. Và lứa
tuổi học đường thì nên dừng ranh giới ở đâu.
- Với cách giới thiệu thứ hai:
+ Học sinh biết tích hợp kiến thức theo chủ đề.
+ Biết được nỗi đau của mỗi con người và của mọi dân tộc khi là nạn nhân của
chiến tranh.
+ Nhận thấy vẻ đẹp của mỗi con người và của mỗi dân tộc trong chiến tranh.
Nói tóm lại với phương pháp này tơi đã rèn cho học sinh có một cái nhìn tổng
hợp, luôn luôn biết so sánh đối chiếu giữa các sự vật hiện tượng có cùng bản chất
của vấn đề.
3. Vận dụng kỹ năng sống
Là biết vận dụng những kiến thức từ sách vở vào thực tiễn; là biết biến lý
thuyết thành hành động để bảo vệ xã hội và bảo vệ chính mình để cho cuộc sống
tốt đẹp hơn.
Khi học văn bản nhật dụng như "Thông điệp nhân ngày thế giới phịng chống
AIDS, 1- 12- 2003" của Cơ- Phi An- Nan, học sinh Lê Mai Phương 12 A1 đã
trình bày suy nghĩ của mình.
Học sinh : "Có lẽ tất cả chúng ta đã biết từ lâu căn bệnh thế kỉ HIV- AIDS trở
thành mối hiểm hoạ đe doạ sự sống của tồn nhân loại. Tơi đã được chứng kiến
hậu quả của căn bệnh này, nó đã biến bao thân thể cường tráng khoẻ mạnh trở
thành những bóng ma, cướp đi hạnh phúc của bao gia đình, để lại nỗi đau khôn
nguôi cho bao người và là gánh nặng cho nhiều quốc gia. Sự việc ấy, nỗi đau ấy
vẫn luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Vì vậy đã đến lúc loài người phải lên
tiếng đấu tranh mạnh mẽ để loại trừ căn bệnh thế kỉ. Nhân ngày thế giới phòng
chống căn bệnh HIV- AIDS, Cô- Phi An- Nan tổng thư kí liên hợp quốc đồng thời
là một nhà văn châu Phi đã có bài viết nói lên tiếng nói của mình về căn bệnh đại
dịch của thế kỉ và việc đấu tranh phòng chống HIV- AIDS. Để hiểu rõ hơn về căn
bệnh nguy hiểm này, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài:"Thơng điệp nhân ngày
thế giới phịng chống AIDS, 1 - 12 - 2003" của Cô- Phi An- Nan".
9
- Giáo viên: Các em đã biết gì về căn bệnh thế kỉ này ?
- Học sinh: Một căn bệnh nguy hiểm dẫn đến chết người.
- Giáo viên: Vậy bạn đã giới thiệu được gì và chuyển tải được những thơng điệp
gì đến với các em ?
- Học sinh:
Đoạn văn đã giới thiệu
Thông điệp
- Bản thân bạn đã được chứng kiến.
- Hãy tự bảo vệ chính mình và gia đình
- Căn bệnh đe doạ sự sống của tồn
để khơng mắc phải căn bệnh này.
nhân loại
- Cùng chung tay góp sức lên tiếng
- Hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh. cảnh báo và giúp đỡ cho những người
- Tác giả là tổng thư kí Liên Hợp Quốc khơng may mắc phải căn bệnh này.
- Khi học bài “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” của Hồng Phủ Ngọc Tường, học
sinh Nguyễn Thị Quỳnh Anh lớp 12 A5 đã giới thiệu:
“Mẹ em có kể : vào những năm 90 của thế kỉ 20 trên truyền hình Việt Nam có
chiếu bộ phim của Australia "Tất cả các dịng sơng đều chảy", khơng ai nghi ngờ
điều đó. Thế nhưng chỉ khoảng hơn chục năm sau, tất cả chúng ta đều giật mình
nhìn lại bởi nhiều dịng sơng chỉ cịn trơ mỗi đáy, hoặc là đang dần dần trở thành
dịng sơng của phế thải cơng nghiệp mang nặng mùi hôi thối. Nếu như chúng ta
không lên tiếng cảnh báo và bảo vệ thì sẽ mất đi một nguồn tài ngun q của
quốc gia. Những dịng sông đẹp của Việt Nam một thời đã đi vào thơ văn “Sông
Cầu nước chảy lơ thơ”; “Sông Đuống trôi đi một dịng lấp lánh”; “Con sơng
dùng dằng con sơng khơng chảy- Chảy vào lịng nên Huế rất sâu”. Nhưng chỉ đến
khi đọc “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” của Hoàng Phủ Ngọc Tường ta mới cảm
nhận hết được vẻ đẹp của sông Hương, vẻ đẹp của Huế khi có sơng Hương. Vậy
chúng ta cần phải chung tay giúp sức bảo vệ những dịng sơng, bảo vệ nguồn
nước q hiếm mà những dịng sơng mang lại. Và hơn ai hết hãy bảo vệ giá trị tinh
thần của mỗi quốc gia.”
* Tác dụng: Thông qua lời giới thiệu này tôi đã có cuộc chuyện trị với các em
học sinh trong lớp:
- Giáo viên: Thông điệp nhận được từ lời giới thiệu của bạn ?
- Học sinh: Bảo vệ môi trường, bảo vệ sự trong sạch của dịng sơng của nguồn
nước.
- Giáo viên: Các em đã làm được những việc thiết thực nào ở quê hương mình để
bảo vệ nguồn nước ?
- Học sinh: Kể ra ...... (Có nhiều em chưa làm được gì thì cũng đánh động về mặt
tâm lí để lần sau các em có ý thức hơn.)
* Nhận xét: Với cách giới thiệu này buộc người học sinh phải đặt mình vào vị trí
của người nói, của người suy ngẫm của người đã trải nghiệm để giúp các em có
kỹ năng sống tốt hơn trong mơi trường hội nhập của chúng ta. Đồng thời cũng là
cách để các em biết chia sẻ những trải nghiệm thú vị của bản thân.
10
4. Đi từ những mâu thuẫn, nghịch lí để có sự suy tư chiêm nghiệm.
Điều này thường ẩn chứa trong những tác phẩm có nhiều vấn đề như “Chiếc
thuyền ngồi xa” và “Số phận con người”...
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” có hai học sinh ở lớp 12 A5 đã giới thiệu:
-Ví dụ 1 "Bạo lực gia đình - điều mà chúng ta được chứng kiến trong gia đình
hàng chài có phải chỉ là chuyện thường diễn ra trong phim ảnh sách vở. Xin thưa
với các bạn rằng không. Trong mỗi nếp nhà tưởng là bình n ấy có biết bao cuộc
đời cơ cực cay đắng, có biết bao người phụ nữ ngày ngày phải chịu "địn chồng",
có biết bao đứa trẻ thơ quặn thắt nỗi lịng vì phải chứng kiến cảnh bạo hành trong
gia đình. Vì đâu mà những người phụ nữ đã có pháp luật bảo vệ vẫn rơi vào tình
cảnh bi đát đó? Đến với tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh
Châu phần nào sự băn khoăn đó của tơi và các bạn sẽ được giải đáp".
- Ví dụ 2: "Cuộc đời ln tồn tại những nghịch lí, nghịch lí nhiều khi đến mức
nghiệt ngã: tưởng là đã hiểu tất cả thì hố ra chẳng hiểu gì cả, tưởng là đã chạm
được vào cái đẹp tuyệt đích thì ngay sau đó cái đẹp tan biến nhường chỗ cho cái
ác cái xấu ngự trị, tưởng là pháp luật có thể giải quyết được mọi vấn đề thì hố ra
pháp luật chỉ tồn tại trên văn bản giấy tờ. Hai mặt sáng và tối, tưởng là mâu thuẫn
nhưng nó vẫn tồn tại và thúc đẩy sự vật phát triển. Cũng như trong cuộc sống kia
luôn cần những nghịch lí. Từ nghịch lí người ta sẽ nhận rõ ra được chân lí của
cuộc đời, và đó chính là điều Nguyễn Minh Châu muốn nói với bạn đọc thơng qua
"Chiếc thuyền ngoài xa"".
* Với tác phẩm “Số phận con người” học sinh Hà Trọng Thành lớp 12A1 đã
giới thiệu.
"Có ai đang sống trong sung sướng mà biết thương những người đói khổ, có ai
biết nỗi đau của chiến tranh khi chưa một lần trải qua. Vậy mà tôi cứ bị ám ảnh
mãi bởi đơi mắt to trịn ngây thơ của bé Va-ni-a. Tơi cứ ước ao giá như mình là
một người khổng lồ có nhiều phép màu trong tay để có thể ngăn chặn được hậu
quả của chiến tranh. Và giá như... Ơi có biết bao nhiêu điều của giá như. Chưa bao
giờ tôi xúc động như bây giờ, khi những dòng chữ cuối cùng của tác phẩm "Số
phận con người " khép lại cũng là lúc tôi thấm thía hơn ai hết hậu quả của chiến
tranh: chồng mất vợ, cha mất con, những người con bơ vơ không gia đình và điều
đặc biệt nghiêm trọng khi chiến tranh đã lùi xa rồi nhưng vết thương lịng thì
chẳng bao giờ có thể xố nổi”
* Nhận xét:
Nhờ cách giới thiệu này tôi đã phát hiện ra được những học sinh thật sự có tâm
hồn văn chương, biết khai thác những mâu thuẫn, những nghịch lí để làm nổi bật
vấn đề; nhờ đó điều học sinh đặt ra rất dễ găm vào tâm trí của người nghe. Tác
động sâu vào tâm hồn của người nghe. Giúp cho khơng khí của giờ văn thật sự
dân chủ thoải mái và cũng không kém phần sâu sắc.
11
5. Khơi gợi bằng cách đặt câu hỏi.
Tôi sử dụng mơ hình:
Giáo viên
Học sinh
Nêu câu hỏi
Trả lời câu hỏi
............................
..................................
=> Giáo viên chốt lại vấn đề.
* Yêu cầu: Những câu hỏi này phải sát và phù hợp với đối tượng. Phải đảm bảo
được giờ NCBH là sân chơi của mọi đối tượng. Lưu ý sự tiến bộ của từng cá
nhân:
- Đối với học sinh trung bình hoặc dưới trung bình có thể dành cho các em những
câu hỏi tái hiện kiến thức, hoặc trả lời “có” hoặc “khơng”. Mục đích để các em
cảm thấy mình khơng hề bị bỏ rơi, mình có vai trị trong bài học này. Khi giới
thiệu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc” tơi
hỏi: “ Em biết gì về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ?”
Học sinh sẽ thoải mái trả lời điều mình biết; có thể là nhiều hoặc thậm chí chỉ
đơn giản là: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù giàu nghị lực, chúng ta đã được
học ở chương trình lớp 11.
- Đối với học sinh khá giỏi, thì có thể đặt những câu hỏi phức tạp hơn.
Ví dụ 1: Giới thiệu tác phẩm “Ông già và biển cả”.
Giáo viên
Học sinh
- (Câu hỏi tái hiện) Mục đích của
- Phanh phui căn bệnh tinh thần: mê
Lỗ Tấn khi chuyển từ nghề y sang
muội và tự thoả mãn.
làm văn nghệ?
-(Câu hỏi gợi mở)Cịn Sơ-Lơ-Khốp
- Để ca ngợi nhân dân-những con
thì coi sứ mạng cao cả nhất của nghệ người lao động, những con người
thuật là gì?
anh hùng.
-(Câu hỏi phát hiện)Khác với hai nhà - Đó là áng văn mà 7 phần chìm chỉ có
văn trên Hê-minh- có ý đồ“viết một 1 phần nổi. Nghĩa là phần hàm ẩn được
áng văn xuôi đơn giản và trung thực
giấu đi tới 7 phần còn phần hiển ngôn
về con người” và ông đã sáng tạo
lộ trên câu chữ chỉ có 1 phần. Buộc
ra ngun lí“Tảng băng trôi”,vậy em người đọc phải suy ngẫm sáng tạo
hiểu như thế nào về ngun lí đó?
cùng nhà văn để đọc ra phần chìm.
=> Như vậy có thể thấy mỗi nhà văn trước khi cầm bút đều có những quan
niệm, những suy nghĩ về sứ mệnh của người cầm bút để cho ra đời những tác
phẩm có giá trị và đậm chất nhân văn. Muốn như vậy họ phải không ngừng
sáng tạo, không ngừng suy ngẫm và cống hiến. Hê-minh-uê trong tác phẩm
“Ông già và biển cả” là một trong những nhà văn như vậy.
* Ví dụ 2: Giới thiệu bài “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”.
- Giáo viên nêu vấn đề và đặt câu hỏi: Xung quanh cuộc sống của chúng ta có
biết bao nhiêu sự việc hiện tượng đang diễn ra. Có thể theo chiều hướng tốt, cũng
12
có thể theo chiều hướng tiêu cực. Điều quan trọng là chúng ta phải biết phân biệt
cái đúng để học tập còn cái sai để phê phán. Vậy các em hãy kể cho cô một vài
hiện tượng tiêu cực đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta?
- Chính câu hỏi này sẽ kích thích sự bùng nổ thơng tin từ phía các em. Thơng
qua đây người giáo viên sẽ biết được phần nào mức độ am hiểu kiến thức xã hội
của các em. Tại lớp 12 A1 các em đã nêu lên các hiện tượng tiêu cực như: Ô
nhiễm mơi trường, bệnh thành tích trong thi cử, vấn đề vi phạm luật giao thơng,
bệnh vơ cảm...
- Sau đó người giáo viên lại chuyển tiếp và đặt câu hỏi: Phải chăng trong cuộc
sống của chúng ta chỉ tồn tại hiện tượng tiêu cực; thế còn những việc làm tốt,
những nghĩa cử cao đẹp thì sao?
- Cũng tại lớp 12A1 các em đã nêu lên: Hiện nay ở nước ta có nhiều trẻ em cơ
nhỡ lang thang không nơi nương tựa đã được các tổ chức từ thiện thu nhận về để
ni dưỡng chăm sóc, như làng trẻ SOS, mái ấm tình thương. Hoặc chương trình
từ thiện “Trái tim cho em”, “Tấm áo tình thương”, hay là câu lạc bộ “Chắp cánh
ước mơ” chăm sóc các bệnh nhi ung thư do Nguyễn Thị Thanh Th, cơng dân
thành phố Hồ Chí Minh khi đó mới 20 tuổi sáng lập nên.
- Người giáo viên chốt lại vấn đề : Vậy là bên cạnh những hiện tượng tiêu cực
thì cũng có khơng ít những tấm gương “Người tốt việc tốt”. Vậy hôm nay cô cùng
các em sẽ tìm hiểu kiểu bài “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” để giúp các
em có một cái nhìn sâu vào bản chất của hiện tượng, có khả năng sử dụng lập luận
lí lẽ, biết cách thuyết phục người nghe dựa trên những luận điểm luận cứ và luận
chứng. Điều quan trọng hơn là có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đang
diễn ra trong đời sống.
* Nhận xét:
- Với việc đặt câu hỏi mang tính khơi gợi đã kích thích khả năng tập trung; giúp
tất cả các em được tham gia vào quá trình khám phá tác phẩm văn chương mà
mình u thích ở mọi khía cạnh.
- Ngồi việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ NCBH thì với những thao tác và
phương pháp này tôi cũng đã giúp các em biết suy ngẫm, biết so sánh để tìm ra
bản chất của vấn đề và giới thiệu vấn đề một cách tốt nhất đến người nghe.
* Kết luận: Trên đây chỉ là một số ví dụ tiêu biểu của tơi trong việc ứng dụng
năm phương pháp giới thiệu bài mới. Trong quá trình tổ chức NCBH cho học sinh
trên lớp thì hầu như bài học nào tơi cũng áp dụng phương pháp này vì tính hiệu
quả mà nó mang lại. Mặc dù phương pháp nào cũng có những ưu điểm và nhược
điểm của nó. Điều quan trọng là người giáo viên trong toàn bộ q trình giảng dạy
khơng nên tuyệt đối hố và cũng không nên coi nhẹ một phương pháp nào, mà
phải căn cứ vào đối tượng tiếp nhận và kiểu bài mình giảng dạy để có thể mang
đến chất lượng giờ học tốt nhất cho học sinh.
13
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Kết quả thực nghiệm:
Tôi đã áp dụng các biện pháp trên vào mỗi giờ NCBH Ngữ văn thuộc chương
trình lớp 12 của hai lớp học mà tôi được phân công giảng 12A1, 12A5 . Tơi nhận
thấy đa số các em u thích mơn văn hơn, có hứng thú trong giờ học, chịu khó về
nhà làm bài tập chuẩn bị bài mới và có những tiến bộ rõ rệt. Một số em ở lớp chọn
của khối A và B thường có tâm lí ngại học văn, khi tôi áp dụng phương pháp này
đã giúp các em có cái nhìn thiện cảm với mơn văn hơn, nhiều em phát hiện ra
mình có năng khiếu về môn văn nhưng do ở cấp học dưới không được kèm cặp
rèn giũa, không được chú ý dẫn đến việc sao nhãng, học đuối đi môn văn.
Nếu như đầu năm học tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát thì cuối năm học, tơi
lại làm tiếp một cuộc khảo sát nữa, kết quả thu được như sau:
Năm học 2014- 2015
Lớp Số học sinh Số học sinh có hứng thú với
được khảo
giờ học Ngữ văn
sát
Đầu năm học Cuối năm học
12A1 45 học sinh 8 hs = 18 %
30 hs = 67 %
Số học sinh có điểm trung
bình khá- giỏi
Đầu năm học Cuối năm học
6 hs = 13 %
27 hs = 60 %
12A5 43 học sinh 10 hs = 23 %
7 hs = 16 %
28 hs = 65 %
25 hs = 58 %
Từ kết quả so sánh trên ta thấy học sinh đã có sự tiến bộ: số em có hứng thú với
mỗi giờ văn đã tăng lên, dẫn tới điểm số của các em cũng đã cao hơn đầu năm.
Tôi tin rằng đó khơng chỉ là sự tiến bộ trong hiện tại nếu tôi đem áp dụng phương
pháp này không chỉ cho khối lớp 12 mà cả khối 10; 11 thì chắc chắn sẽ có nhiều
học sinh u thích mơn văn hơn, và khơng coi đó là mơn học “gây mê”, “gây
buồn ngủ” nữa, còn với các em học sinh lớp 12 thì đó là một hành trang cho các
em bước vào đời.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm
cho việc giới thiệu bài mới đạt hiệu quả tối đa trong việc tạo hứng thú cho học
sinh.
- Cần phải xác định rõ đối tượng mà mình trực tiếp giảng dạy có trình độ
năng lực như thế nào để từ đó lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
- Với mỗi kiểu bài thì người giáo viên lại phải có một cách thức khơi gợi để
học sinh chủ động giới thiệu, tạo sự hứng thú trong tiếp nhận cho các em.
- Việc giới thiệu bài mới cần phải gắn với thực tế cuộc sống, với những điều
đang diễn ra xung quanh các em, sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó học
sinh cũng thấy văn học rất gần với đời sống, từ đó tăng niềm u thích văn học
hơn.
14
- Giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả khi người giáo viên phải sử dụng đồng
bộ cùng với nhiều giải pháp khác. Ví dụ như sử dụng nhiều kênh thơng tin trong
giảng dạy Ngữ văn: ngồi kênh nói như truyền thống lâu nay thì cịn phải có
kênh hình, kênh ảnh nhằm mục đích tạo sự phong phú trong cách tiếp nhận của
học sinh. Hoặc là giải pháp củng cố bài học bằng sơ đồ hoá cho học sinh dễ
dàng tiếp nhận tác phẩm ( Kinh nghiệm đã được cơ Hồng Thị Thu Hà, đúc rút
và phổ biến trong tổ).
Trên đây chỉ là một vài đóng góp nhỏ bé của tơi khơng có gì ngồi mục đích
tạo hứng thú tạo niềm yêu thích đam mê văn chương cho các em. Người giáo
viên dạy văn luôn phải là người truyền ngọn lửa nhiệt thành, luôn là người phải
biết giữ lửa thì mới thu hút được học sinh.
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN:
Đổi mới phương pháp dạy học văn là một cụm từ và là một khái niệm mà
trong những năm gần đây chúng ta thường nghe và đề cập tới. Nhưng đổi mới
như thế nào đi chăng nữa thì đều phải gắn với việc: cần phải tạo được khơng
khí trong giờ dạy học Ngữ văn hay nói cách khác là cần phải tạo được hứng
khởi cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học. Xuất phát từ tâm niệm đó tơi đã
ấp ủ và tiến hành thực nghiệm đề tài “ Tổ chức nghiên cứu bài học ở khâu giới
thiệu bài mới trong một số tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12, nhằm
tạo hứng thú cho học sinh.” trong năm học vừa rồi ở những lớp mà tôi được
phân công giảng dạy tại trường THPT Triệu Sơn 6. Thời gian chưa dài, kết quả
đạt được cũng chưa phải đã làm tôi thật sự hài lịng, và chắc chắn vẫn cịn có
những thiếu sót. Song tôi vẫn mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm này với những bạn
đồng nghiệp đồng môn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các bạn để
tơi có thể hoàn thiện hơn nữa sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. ĐỀ XUẤT:
Để mơn xã hội trong đó có mơn văn trở thành niềm yêu thích đam mê của các
em thì mong rằng Sở đề xuất với Bộ nên chăng cơ cấu lại một số ngành nghề
của các trường Đại học, nên thi môn văn thay thế cho một vài mơn khác hoặc là
mở rộng khối thi. Ví dụ trong khối A thì có A1, A2, A3...
Ngồi ra cũng cần chính sách đãi ngộ, quan tâm của nhà nước. Những năm
gần đây người học khối C cơ hội lựa chọn ngành nghề ít, thêm vào đó khi ra
trường rất khó xin việc. Hoặc xin được việc thì đồng lương thấp khơng ni nổi
bản thân. Đó cũng là một trong những lí do mà những phụ huynh khi được đề
nghị cho con học văn thường tìm mọi lí do để thối thác từ chối. Thậm chí có
nhiều phụ huynh cịn can thiệp thô bạo bắt con phải học khối A trong khi học
sinh khơng có khả năng, chỉ vì đơn giản một điều đây là khối có nhiều ngành
nghề đang “hot”, ra trường dễ xin việc thu nhập lại cao.
15
Trên đây là một vài đề xuất nhỏ của tôi, cũng là trăn trở băn khoăn của những
bạn đồng nghiệp như tôi. Rất mong được các cấp các ngành quan tâm và giúp
đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hoá, ngày 25 / 3 / 2016
Cam kết khơng copy
Tác giả
HỒNG THỊ HUỆ
16
Tài liệu tham khảo
1. Văn học và tuổi trẻ số 12 năm 2015- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Tài liệu tập huấn: dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn của Bộ giáo dục và đào tạo,
xuất bản năm 2014.
3. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của nhóm tác giả Phan Trọng Luận
– Nhà xuất bản đại học Sư phạm.
17