MỤC LỤC
A. Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
.....................................................................................Trang 1
2.Mục đích nghiên cứu.............................................................................................1
3.Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
B.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..............................................................3
1.1. Vài nét sơ bộ về lý luận dạy học tích hợp................................................... .....3
1.2. Dạy tác phẩm văn học trong nhà trường và một số đặc điểm tác phẩm văn học
trong chương trình Ngữ văn 12 liên quan đến vấn đề cần giải quyết ...........................4
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............................5
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..................................................7
3.1. Ở vị trí người trực tiếp giảng dạy - Các giải pháp đã vận dụng .......................7
3.1.1. Khai thác hiệu quả phần tiểu dẫn và chú thích trong sách giáo khoa ........... 7
3.1.2. Sử dụng bản đồ ..............................................................................................8
3.1.3. Sử dụng băng hình................................................................................ .... ..10
3.1.4. Kể chuyện địa lý, lịch sử ...................................................................... ...... 11
3.1.5. Hướng dẫn học sinh vận dụng những hiểu biết, vốn sống thực tế của bản thân .......13
3.2. Ở vị trí nhà quản lý giáo dục - Một số giải pháp để dạy học tích hợp có hiệu quả...... 13
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.................................................................14
4.1. Hiệu quả trong giảng dạy bộ môn................................................................... 14
4.2. Hiệu quả trong công tác chỉ đạo chuyên môn..................................................15
C. Kết luận và kiến nghị ...................................................................... ............16
D. Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 17
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dạy học tích hợp đã trở thành một xu hướng của giáo dục hiện đại nhằm tận dụng
tối đa mối quan hệ giữa các môn học góp phần giáo dục toàn diện học sinh. Vận dụng
hợp lý quan điểm tích hợp trong dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết
những vấn đề phức tạp và học tập cũng có ý nghĩa hơn so với việc các môn họcđược
thực hiện riêng rẽ. Đối với môn Ngữ Văn – một môn học xã hội có liên quan đến
nhiều lĩnh vực của đời sống ( điều này xuất phát từ chính bản chất của văn chương luôn
gắn liền với đời sống với nhiều lĩnh vự khác nhau được phản ánh trong tác phẩm) thì
việc dạy học tích hợp là vô cùng cần thiết không chỉ để giải mã được các hình tượng
nghệ thuật mà ở một khía cạnh khác còn từ văn chương để hiểu hơn nhiều mặt của đời
sống. Qua đó, người dạy văn, học văn yêu môn học, góp phần lấy lại sức hấp dẫn của
môn học .
Thực tế cũng cho thấy, do nhiều lý do khác nhau mà việc dạy tích hợp không chỉ ở
môn Ngữ Văn mà còn nhiều môn học khác còn nhiều hạn chế. Từ việc tìm đơn vị bài
học để tích hợp, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ việc dạy tích hợp, sự hợp tác của học
sinh và cả tâm lý ngại khó, ngại khổ của người dạy. Điều này nếu không khắc phục về
lâu dài sẽ khiến việc áp dụng dạy học tích hợp trở thành hình thức.
Là một giáo viên dạy Ngữ văn, hiện đã là cán bộ quản lý ở một đơn vị trường học,
tôi thật tâm đắc với xu hướng dạy học hiện đại này. Từ góc nhìn của người dạy văn và
của người quản lý, muốn qua bài viết này đề xuất phương pháp để dạy học tích hợp ở
môn học này có hiệu quả.
Trong khuôn khổ của bài viết này tôi chỉ trình bày những suy nghĩ của mình đúc rút
một số kinh nghiệm bước đầu trong việc triển khai dạy học tích hợp ở môn ngữ văn và
vận dụng tích hợp kiến thức địa lý, lịch sử trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn học trong
chương trình ngữ văn lớp 12 ( Chương trình chuẩn).
2. Mục đích nghiên cứu
2
Qua bài viết này, từ việc triển khai dạy học tích hợp ở môn ngữ văn và vận dụng tích
hợp kiến thức địa lý, lịch sử trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn học trong chương trình
ngữ văn lớp 12, để:
- Đúc rút một số kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong dạy học tích hợp.
- Tìm một phương pháp thích hợp khi tích hợp các kiến thức địa lý và lịch sử vào bài
đọc hiểu tác phẩm văn học.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn hiện nay.
3.Đối tượng nghiên cứu
Từ thực tế giảng dạy và quản lý chuyên môn tại trường THPT, áp dụng dạy học tích
hợp nói chung trong bộ môn Ngữ văn và đúc rút kinh nghiệm bước đầu vận dụng kiến
thức lịch sử, địa lý trong bài gảng ở một số tác phẩm văn học trong chương trình lớp 12.
4.Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu về lý luận dạy học tích hợp, về kinh nghiệm trong triển khai dạy
học tích hợp trong nhà trường nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Đây là cơ sở quan
trọng để chỉ đạo triển khai dạy học tích hợp trong nhà trường.
- Nghiên cứu qua bài giảng thực tế của bản thân và đồng nghiệp. Đây sẽ là cơ sở thực
tiễn cho việc đúc rút kinh nghiệm. Từ thực tế triển khai giáo án, thực tế kết quả giảng
dạy trên lớp với đối tượng học sinh cụ thể, tác giả đã tiến hành phân tích, so sánh để
tìm ra kinh nghiệm thực tiễn trong qua trình quản lý và giảng dạy tiếp theo.
- Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đồng nghiệp và học sinh để có kết luận về sự hợp tác
của thầy và trò, hiệu ứng của phương pháp dạy học với bộ môn.
3
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Vài nét sơ bộ về lý luận dạy học tích hợp
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình
hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự
thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo Từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là
hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực
hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại . Ở Việt Nam, từ năm 2002
Chương trình THPT môn Ngữ văn do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm
tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình biên soạn SGK và
lựa chọn các phương pháp giảng dạy.” Bài toán đang đặt ra là phải tiếp cận nghiên
cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm hình thành và
phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn góp phần thực hiện tốt mục tiêu
giáo dục và đào tạo của bộ môn. Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ
văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn
được thể hiện trong các văn bản Văn học mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải
khắc phục xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín tách biệt thế giới nhà trường và thế giới
cuộc sống, tách biệt hình tượng văn học với hiện thực đời sống – nơi người nghệ sĩ đã
thâm nhập, thu thập chất liệu và sáng tạo. Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích
hợp vẫn lấy quan điểm “lấy HS làm trung tâm” tích cực hoá hoạt động học tập của HS
trong mọi mặt mọi khâu của quá trình dạy học; hướng dẫn học sinh HS trực tiếp tham
gia vào giải quyết các vấn đề tình huống tích hợp; từ đó mà tự ý thức về cách thức chiếm
lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một
giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng năng lực liên môn để giải quyết
nội dung tích hợp GV phải từ bỏ vai trò chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức
có sẵn cho HS còn HS không thể duy trì thói quen nghe giảng ghi chép học thuộc rồi
“làm văn” theo lối tái hiện sao chép làm thui chột dần năng lực tư duy trên văn bản khả
năng tự đọc tự tìm tòi xử lí thông tin tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.
4
1.2. Dạy tác phẩm văn học trong nhà trường và đặc điểm tác phẩm văn học trong
chương trình Ngữ văn 12 liên quan đến vấn đề cần giải quyết
Văn chương có đối tượng phản ánh là đời sống xã hội. Cuộc sống muôn màu luôn là
cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ cảm hứng sáng tạo. Cho nên văn chương có tính
chất của một cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn bản văn học, từ những
hình tượng văn học, mỗi người đọc có thêm bao hiểu biết về thế giới cả theo chiều
không gian địa lý và thời gian lịch sử. Hiệu quả ấy càng rõ khi chúng ta tích hợp được
nhiều yếu tố để tiếp cận các tầng lớp ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm.
Dạy học tác phẩm văn học là giúp học sinh nhận thức về thế giới qua hình tượng nghệ
thuật; trở thành người thưởng thức cái hay cái đẹp của nghệ thuật. Dạy tác phẩm văn học
trong nhà trường cũng không thể tách rời chức năng giáo dục tư tưởng tình cảm cho học
sinh trong đó có lòng tự hào về đất nước, về truyền thống lịch sử cha ông. Muốn thế người
dạy phải biết tích hợp các yếu tố này trong bài học.
Người quản lý chuyên môn trong nhà trường hơn ai hết phải là người dẫn dắt định
hướng cho giáo viên nắm chắc đặc điểm bộ môn, có biện pháp hiệu quả nhất để đạt
được mục tiêu của quá trình dạy học. Trong đó có việc chiếm lĩnh các phương pháp
dạy học hiện đại, dạy học tích cực. Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn là một xu thế
dạy học hiện đại cần được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả.
Chương trình ngữ văn 12, phần đọc hiểu văn bản, gồm nhiều tác phẩm văn học được
sáng tác từ 1945 đến hết thế kỷ XX với nhiều cảm hứng đẹp về đất nước, con người
Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Đất nước trong sự phản ánh của văn học chưa bao giờ
đẹp và phong phú đến vậy. Thời đại Hồ Chí minh với cuộc chiến tranh vệ quốc đã nâng
tầm vóc đất nước. Mỗi tác phẩm trong chương trình lớp 12 lấp lánh một lát cắt của lịch
sử dân tộc; một bức tranh về thiên nhiên đất nước gắn với những địa danh như đã quen,
hay còn lạ; những câu chuyện về con người chiến đấu và dựng xây. Chất hiện thực,
chất sử thi, chất anh hùng ca lãng mạn đã tạo nên đặc điểm riêng của những tác phẩm
này. Cũng bởi sự gắn bó mật thiết của tác phẩm với đời sống hiện thực nên những kiến
thức về lịch sử, địa lý được tích hợp qua bài giảng là vô cùng cần thiết để giải mã từng
hình tượng nghệ thuật trong từng tác phẩm. Tây Bắc vừa xa xôi vừa trở nên gần gũi với
5
mỗi người qua Tây tiến, Người là đò sông Đà, Tiếng hát con tàu, Vợ chồng A phủ. Việt
Bắc, vùng đất chiến khu xưa sâu nặng nghĩa tình qua Việt bắc của Tố Hữu. Những
dòng sông quê hương đẹp và đầy cá tính trong tình yêu của Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ
Ngọc Tường. Câu chuyện về đất nước, về những con người biết hóa thân cho hình hài
xứ sở tràn đầy cảm xúc vừa hào sảng, vừa trữ tình trong Đất nước ( Trích Mặt đường
khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm). Một Tây Nguyên của đại ngàn hùng vĩ, một đồng
bằng Nam bộ với những con người của thành đồng tổ quốc trong những năm tháng
khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ được phản ánh chân thực qua Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Những miền đất ấy các em học sinh có thể chưa một lần đặt chân, lịch sử dân tộc
cũng đã thuộc về quá khứ. Dạy những tác phẩm này không thể không “đưa” học sinh
về miền đất ấy, không thể không giúp học sinh “sống” trong không khí của trang sử ấy.
Tích hợp tốt là phương pháp tối ưu để giải quyết những mục tiêu cụ thể của từng bài
học.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học văn hiện nay đang đứng trước những thách thức rất lớn từ nhiều phía. Không
chỉ có chuyện học sinh ngại học mà có cả việc thầy cô ngại dạy. Việc loay hoay tìm
phương pháp dạy học tích cực cho bộ môn đang là bài toán tốn nhiều bút mực của các
nhà nghiên cứu và của cả các thầy cô tâm huyết. Việc ngại đổi mới, đổi mới không hiệu
quả, những phương pháp dạy học bảo thủ phản văn chương, phản giáo dục như đọc
chép, nhìn chép đang đẩy người học xa dần với môn học vốn rất hấp dẫn này.
Việc đưa tích hợp vào dạy học văn bản văn học trong nhà trường cũng là quan
điểm dạy học đươc khẳng định trong chương trình Ngữ văn hiện hành. Với đặc trưng
riêng của tác phẩm văn học, việc dạy học tích hợp có thể tiến hành từ nhiều phương
diện khác nhau của tác phẩm. Trong đó, gần gũi và cần thiết để giúp học sinh hiểu kỹ,
sâu về tác phẩm chính là những kiến thức về lịch sử, địa lý liên quan đến nội dung của
tác phẩm.
Có một thực tế rằng, khi khai thác các hình tượng nghệ thuật liên quan đến địa lý,
lịch sử trong các tác phẩm thường có những hạn chế:
6
+ Xã hội hóa, chính trị hóa các hình tượng nghệ thuật làm mất đi vẻ đẹp của hình
tượng nghệ thuật, làm mất đi cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
+ Thiếu hiểu biết thực tế, ít kiến thức thực tiễn, ngại đọc thêm, không nghiên cứu
kỹ văn bản nên trong giảng dạy thường bỏ qua nhiều chi tiết nghệ thuật mà nhà văn đã
dành nhiều tâm huyết trong lao động nghệ thuật để xây dựng nên.
+ Cũng không tránh khỏi việc lý giải sai, thiếu chuẩn xác các chi tiết, các vấn đề
địa lý, lịch sử trong tác phẩm.
+ Có trường hợp, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm nhưng tất cả chỉ
tròn vo trong câu chữ của tác phẩm hoàn toàn tác rời với hoàn cảnh xã hội, lịch sử, địa
lý mà tác phẩm liên quan. Vì thế học xong bài rồi, thấy hay lắm đẹp lắm nhưng chỉ tán
dương, chém gió xuông thôi còn địa danh đó là đâu trên bản đồ đất nước, sự kiện ấy
lúc nào trong tiến trình lịch sử dân tộc thì học sinh không trả lời được.
+ Chưa nói đến việc, từ những kiến thức được đọc hiểu trong bài học thể hiện
được ý nghĩa giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh thật tự nhiên về nhiều vấn đề
trong cuộc sống mà giáo viên chưa làm được.
Khi tích hợp các kiến thức địa lý, lịch sử vào bài giảng, giáo viên còn rất lúng
túng. Các nội dung tích hợp hoặc còn hình thức hoặc không có tác dụng cho việc khai
thác giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Cụ thể như:
+ Người dạy đi tìm tích hợp ở đâu đó nhưng lại không sử dụng hiệu quả các yếu tố
trong SGK như tiểu dẫn, chú thích. Đây là những nội dung liên hệ mật thiết với tác
phẩm từ hoàn cảnh ra đời , bối cảnh xã hội tác phẩm phản ánh, không gian địa lý gắn
với hình tượng nghệ thuật.
+ Hiểu việc tích hợp máy móc đơn giản là đưa những đơn vị kiến thức khác liên
quan vào bài học ( cộng thêm kiến thức). Khi đi dự giờ của giáo viên có thấy cô dành
cả 10 phút cho học sinh xem một đoạn vedio về núi rừng Tây Bắc mà không biết liên
hệ như thế nào với việc giảng Tây tiến. Hay ở giờ khác, một đoạn phim về sông
Hương được đưa vào việc giới thiệu trước khi giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông
nhưng sau đó giáo viên không thể kết hợp vào bài giảng để học sinh hiểu về hình
tượng sông Hương với những khám phá độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
7
+ Giờ dạy tác phẩm trở thành kể chuyện liên quan đến tác phẩm. Đây là hiện
tượng khá phổ biển khi dạy những văn bản văn học liên quan đến lịch sử. Học sinh
thích thú nhưng mục tiêu của bài học về việc cảm thụ hình tượng nghệ thuật lại bị bỏ
rơi. Trọng tâm bài học không đạt được.
Thực trạng trên không thể không khắc phục để trả lại cho môn học đặc trưng riêng,
sức hấp dẫn riêng của nó.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Dưới đây, tôi xin trình bày những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề từ hai
phương diện: người dạy văn và nhà quản lý chuyên môn.
3.1. Ở vị trí người trực tiếp giảng dạy - Các số giải pháp đã vận dụng
3.1.1. Khai thác hiệu quả phần chú thích và tiểu dẫn ngay trong sách giáo khoa.
Đây là phần tích hợp đơn giản dễ hiểu, dễ làm nhất mà giáo viên cần vận dụng thật
hiệu quả để giúp học sinh đọc hiểu một văn bản. Trong hai phần này, nếu tiểu dẫn là
những kiến thức liên quan đến tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại tác phẩm thì chú thích
lại giúp giáo viên hiểu rõ hiểu kỹ hơn về chi tiết, từ ngữ hoặc những sự kiện, địa danh,
con người được nói đến trong tác phẩm văn chương. Bỏ qua phần này, giáo viên mất
một cơ sở quan trọng để hiểu rõ về tác phẩm. Khai thác không đúng phần này, bỏ qua
những yếu tố giúp hiểu kỹ, sâu về tác phẩm. Nếu chỉ coi chú thích là chú thích, tiểu
dẫn là tiểu dẫn thì cũng coi như chưa khai thác, chưa tích hợp được gì. Kinh nghiệm
cho thấy từng yếu tố của phần tiểu dẫn hay chú thích đều giúp giáo viên tích hợp các
nội dung của địa lý và lịch sử trong tác phẩm văn chương.
Học Tây tiến của Quang Dũng từ phần tiểu dẫn, qua một câu hỏi: Hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ có gì đặc biệt, cô và trò đã có thể cùng nhau trở về lịch sử dân tộc
những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, về đoàn binh Tây tiến lừng danh trong lịch
sử. Tạo tâm thế cho học sinh khi bước vào tìm hiểu tác phẩm chính là mở cho học sinh
con đường tiếp cận thế giới nghệ thuật. Từ đó, mới thấy rõ hơn mỗi câu thơ là một lát
cắt của hiện thực, của lịch sử dân tộc và dấu ấn sáng tạo của Quang Dũng.
Cũng về Tây Tiến, thầy cô nên hướng dẫn học sinh quan tâm những chú thích về
địa danh được Quang Dũng nhắc đến trong bài thơ. Những địa danh khi sắp xếp lại sẽ
8
tạo nên bản đồ về con đường chiến chinh mà người lính Tây tiến đã đi qua. Đó cũng là
không gian nghệ thuật của tác phẩm, không gian của nỗi nhớ, không gian của một vùng
Tây Bắc xa xôi của đất nước vừa hũng vĩ vừa đầy chất thơ vừa gắn liền với lịch sử hào
hùng của dân tộc.
Tương tự như thế, khi giảng Việt Bắc của Tố Hữu, Không thể không sử dụng phần
chú thích và tiểu dẫn thành một kênh để hiểu tác phẩm. Đã có thầy cô giáo không để ý
đến một dòng thơ“ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” và cũng không hiếm khi học
sinh thắc mắc khi đọc câu thơ trên với một câu thơ khác của Tố Hữu “ Chín năm làm
một Điện Biên” . Để trả lời câu hỏi không thể không tích hợp những kiến thức về lịch
sử đất nước trong những năm tháng hào hùng ấy. Mười lăm năm quê hương cách mạng
gắn bó với Việt Bắc từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), rồi “ Khi kháng Nhật, thuở
còn Việt Minh” cho đến khi “ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.
3.1.2. Sử dụng bản đồ giúp học sinh có có nhìn đúng về những kiến thức địa lý
được tác giả chuyển tải trong bài viết.
Trong dạy văn tôi phát hiện ra kiến thức địa lý cuả nhiều học sinh rất yếu. Việc
hình dung ra vùng miền từ bản đồ đến bài học nhiều khi khó khăn. Hoặc là những địa
danh cũng chỉ thoáng qua không đọng lại điều gì cả. Tất nhiên việc cung cấp kiến thức
này cho học sinh là nhiệm vụ của môn địa lý. Tuy nhiên, thực tế là, các tác phẩm văn
học trong chương trình lớp 12 lại chứa đầy các địa danh về các miền đất. Tây Tiến của
Quang Dũng với Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát. Pha luông, Mường Hịch, Mai Châu,
Châu Mộc, Viên Chăn, Sầm Nứa; Việt Bắc của Tố Hữu với: Mái Đình Hồng Thái, cây
đâ Tân Trào, Việt Bắc; Đất nước của Nguyễn Khoa điềm với những thắng cảnh từ Bắc
đến Nam: Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, đất Tổ Hùng Vương, ao hồ làng Gióng, núi
Bút non Nghiên…..; Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân với câu thơ về “ Đà
Giang độc bắc lưu”; Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường dày đặc
những địa danh từ dãy Trường Sơn hùng vĩ nơi thượng nguồn, dến những địa danh nơi
dòng sông uốn lượn chảy qua: Hòn chén, Ngọc Trản, Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo
Nguyệt Biều, Lương Quán….Việc tích hợp kiến thức địa lý là cần thiết để giải mã vẻ
9
đẹp của hình tượng văn học; để hiểu đúng, hiểu sâu các tầng lớp ý nghĩa văn bản văn
học
Trong phòng dạy của tôi bây giờ vẫn luôn có tấm bản đồ Việt Nam với mong muốn
lớn nhất là giúp học sinh hiểu về đất nước qua những bài văn học. Chính nhờ dụng cụ
trực quan “lấn sân” sang lĩnh vực địa lý này mà bài dạy của tôi trở nên hấp dẫn hơn,
giải quyết được nhiều vấn đề trong tác phẩm. Mỗi giờ dạy là dịp học trò được khám
phá về đất nước.
Trong quá trình giảng dạy tôi phát hiện nhiều học sinh rất mơ hồ về hai địa danh
Việt bắc và Tây Bắc. Hai địa danh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn chương
được giảng dạy trong chương trình lớp 12:Tây Bắc trong Tây tiến của Quang Dũng,
Tiếng hát con tầu của Chế lan Viên, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Việt Bắc với tác
phẩm cũng tên của Tố Hữu. Về làng của Hoàng Trung Thông.Sự mơ hồ ấy dẫn đến
việc sử dụng lẫn lộn địa danh khi học và khi làm bài. Qua bản đồ, tôi đã giúp học sinh
nhận diện đúng mà còn hiểu được vẻ đẹp riêng của những câu thơ về thiên nhiên đất
nước, lịch sử dân tộc, thấy được những phát hiện độc đáo của người nghệ sĩ.
Tây Bắc với:
“Dốc lên khúc khuỷu đốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thức lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Việt Bắc với
“Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
Chỉ với một vài câu hỏi gợi mở cùng bản đồ, khi dạy bài “ Người lái đò sông Đà”
của Nguyễn Tuân tôi đã giúp học sinh giải mà các cá tính độc đáo của Đà Giang qua
phát hiện của Nguyễn Quang Bích: “Đà Giang độc Bắc lưu”. Sông Đà chảy về hướng
bắc chỗ nào? Đó là khi dòng sông bất ngờ hướng về phía bắc để nhập vào sông Hồng
tại thành phố ngã ba sông Việt Trì. Hướng chảy ấy tạo nên một cá tính rất riêng. Khi đã
khám phá được, học sinh đều thích thú, ngỡ ngàng về sự kỳ thú của thiên nhiên đất
nước và lao động nghệ thuật nghiêm túc của nhà văn.
10
Một tấm bản đồ thành phố Huế có thể giúp học sinh hình dung sông Hương với
thượng nguồn nơi đại ngàn Trường Sơn và đừng về thành phố với bao khúc quanhngả
rẽ, chuyển dòng liên tục mà Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi là hành trình của tình yêu.
Hành trình ấy gắn vớt những địa danh của xứ Huế mộng mơ. Từ sự tích hợp các kiến
thức cụ thể về địa lý ấy, giáo viên cùng học sinh sẽ khai thác để thấy dấu ấn sáng tạo
của tác giả, sức tưởng tượng kỳ diệu của nhà văn để mỗi chúng ta thấy được vẻ đẹp trữ
tình đầy nữ tính của sông Hương, như một cô gái Di gan phóng túng man dại, như một
cô gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng đầy hoa dại, lúc lại mền như một dải lụa, uốn
mình theo những đường cong thật mềm, sông Hương như người tài nữ đánh đàn lúc
đêm khuya….. Cứ như vậy, tác phẩm văn chương không chỉ là câu chữ mà là tấm lòng
người nghệ sĩ, là quê hương đất nước tuyệt đẹp, là sức sáng tạo của nhà văn.
3.1.3 Sử dụng băng hình như một kênh trước, trong khi học các bài học để học
sinh cùng trải nghiệm về một vùng đất, một địa danh hay một sự kiện lịch sử, một nhân
vật… cùng với việc cận tác phẩm. Băng hình không thay thế bài giảng, không thay thế
được hoạt động của thầy và trò trong giờ học nhưng lại có tác dụng rất lớn trang bị cho
học sinh những hiểu biết nhất định về miền đất sẽ được nói đến trong tác phẩm, về điều
được phản ánh trong tác phẩm. Quan trong nữa là, tạo tâm thế tốt cho học sinh đón
nhận về tác phẩm chủ động như thêm một lần khám phá. Việc cảm nhận hình tượng
nghệ thuật sẽ có chiều sâu.
Những vách núi thẳng đứng của Tây bắc khi được xem qua tranh ảnh băng hình sẽ
giúp học sinh hình dung rõ hơn về sông Đà qua những chi tiết: Hùng vĩ của sông Đà là
ở những đoạn đá dựng thành vách. Đoạn băng hình về đoàn quân hành quân, kéo pháo
trên những cung đường hiểm trở của Tây Bắc chắc chắn cho học sinh tâm thế để tiếp
nhận hình tượng đoàn binh trong bài thơ Tây tiến hay cảm nhận dễ dàng hơn những
câu thơ trong Việt Bắc:
“ Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
11
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.”
3.1.4..Kể chuyện địa lý, lịch sử để tạo những ấn tượng cho học sinh thay cho
những chú thích khô khan của sách giáo khoa. Những câu chuyện điạ lý lịch sử được
gợi ra có thể từ một chi tiết, một nhân vật, một tên đất, tên làng, một sự kiện. Nếu khéo
kết hợp, chúng ta vừa giúp học sinh mở rộng được những hiểu biết của mình về đất
nước con người, vừa hiểu sâu về tác phẩm. Giáo viên có thể kết hợp ngay trong bài dạy
cũng có thể dành cho học sinh trong tiết ngoại khóa…
Với những câu thơ
“ Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
gợi nhắc truyền thuyết về cội nguồn con Lạc cháu Hồng thiêng liêng của dân tộc.
Gắn câu thơ vào mạch cảm xúc của đoạn trích Đất nước thầy, cô dẫn dắt học sinh để
thấy điều Nguyễn Khoa Điềm muốn thể hiện: thì ra, dân tộc mình được sinh ra từ sự
kết hợp của Đất và Nước.
Một câu thơ“ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” cũng đủ mở ra một khúc sử
hào hùng mà giáo viên gợi lại bằng những câu chuyện lịch sử. Từ đó, dẫn đến học sinh
những nhận thức sâu hơn về nghệ thuật của câu thơ này. Không phải ngẫu nhiên mà Tố
Hữu tạo ngắt nhịp 2/2/2//2, phân cách các danh từ chung và riêng này tưởng như rất
vụn vặt. Mỗi tên đất, tên làng, mỗi gốc cây, mái nhà bình dị của Việt Bắc đều đã trở
thành địa chỉ đỏ, những chứng nhân lịch sử trên quê hương cách mạng.
Trong bài viết này tôi xin tập trung vào đoạn trích Đất nước (Trích trường ca Mặt
đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngưạ của Thánh Gióng đi qua, còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
12
Những con rồng nằm yên góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu những truyền thuyết, cổ tích liên
quan đến những địa danh trong đoạn thơ. Bản thân thầy cô cũng cần có kiến thức về
những địa danh này. Thật thú vị khi những các tên đất tên sông lại mang một sự sống
riêng. Thiên nhiên có tự ngàn đời mà tạo hóa đã ban tặng cho đất nước xinh đẹp của
chúng ta. Từ hình sông thế núi mà cha ông ta bằng trí trưởng tượng phong phú bay
bổng đã thêu dệt những câu chuyện, những mảnh đời để lý giải về nguồn gốc về vẻ đẹp
của nó; để gửi gắm triết lý về nhân sinh; để ngợi ca những phẩm chất cao quý của con
người Việt Nam. Năm qua đi, tháng qua đi, những huyền thoại đẹp đã tạo cho mỗi
miền đất một đời sống riêng và đi sâu vào đời sống tâm hồn, tâm linh con người Việt
Nam. Đến Nguyễn Khoa Điềm, người nghệ sĩ tài hoa và yêu nước đã kết hợp giữa
những địa danh kia, câu chuyện cổ kia để tạo ra một tầng nghĩa mới sâu sắc hơn: Hình
sông thế núi là sự hóa thân hình hài, lối sống, tâm hồn của bao thế hệ con người Việt
Nam cho đất nước. Giữ gìn mỗi tấc đất quê hương, bảo vệ từng vẻ đẹp của thiên nhiên
đất nước là sứ mệnh thiên liêng của mỗi thể hệ.
Đặc biệt trong bài thơ có nhiều địa danh gắn với quê hương Thanh Hóa của chúng
ta: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái. Đây chính là địp để thầy cô cùng học sinh tích hợp
các kiến thức về lịch sử đại lý địa phương Thanh Hóa vào bài học của học sinh. Nếu
như hòn Trống Mái học sinh hầu hết đều biết thì núi Vọng Phu, theo khảo sát của tôi
qua nhiều khóa học lại rất mơ màng mặc dù hòn Vọng Phu tại núi Nhồi (Đông Sơn) rất
gần về không gian với học sinh. Gợi lại Sự tích núi Vọng Phu, giúp các em hình dung
về địa danh này qua bản đồ, qua hình ảnh rất hữu ích.
Mặt khác, Việt Nam có nhiều hòn Vọng Phu tính từ Bắc đến Nam ( Lạng Sơn, Nha
Trang, Thanh Hóa…). Từ đây có thể tích hợp thêm để học sinh thấy được sức tưởng tượng
bay bổng của nghệ sĩ dân gian xưa đã thổi hồn vào đá, gửi vào thiên nhiên những ý nghĩa
13
thâm trầm về phận, đức hi sinh cao cả, lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ ở một đất
nước vốn đầy thăng trầm do chiến tranh, thiên tai, địch họa.
Ở một phương diện khác, cùng với việc kể chuyện đại lý lịch sử , giáo viên có thể
khéo léo kết hợp bản đồ để giúp học sinh hình dung Nguyễn khoa Điềm đã đưa ta đi từ
Bắc đến Nam. Đó là lịch sử, đó là danh lam thắng cảnh, đó cũng là lãnh thổ mà cha
ông ta tạo dựng bằng tình yêu, bằng chiến đấu, lao động mà bất cứ ai cũng không thể
xâm phạm.
3.1.5. Hướng dẫn học sinh vận dụng những hiểu biết, vốn sống thực tế của bản thân
Trong quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, lấy việc phát triển năng lực
của học sinh làm trung tâm thì trong các giờ học vận dụng tích hợp, việc hướng dẫn
học sinh vận dụng các hiểu biết thực tế vào tìm hiểu văn bản văn học là một hướng mà
nhiều giờ văn hiện nay thường bỏ qua. Có thể do việc chúng ta cũng chưa thực sự lấy
học sinh làm trong tâm, cũng có thể do thầy cô còn ngại đổi mới trong khi việc hướng
dẫn học sinh cũng cần nhiều đầu tư thời gian và tâm huyết của thầy cô. Ở đây chỉ xin
đưa ra một số thủ pháp mà bản thân đã vận dụng:
- Khuyến khích học sinh đọc thêm về tác giả mà bài học liên quan bào gồm cả tài
liệu về tác giả và tác tác phẩm khác của nhà văn.
- Yêu cầu học sinh tìm đọc toàn bộ tác phẩm nếu văn bản trong sách giáo khoa chỉ
là đoạn trích để hiểu được tổng thể về tác phẩm.
- Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu những kiến thức địa lý, lịch sử liên quan đến tác
phẩm trước khi đọc hiểu văn bản.
- Tổ chức cho học sinh đến hoặc giới thiệu cho học sinh các địa danh, di tích lịch
sử liên quan đến bài học.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiến thức liên quan qua việc ứng dụng công
nghệ thông tin, công cụ tìm kiếm trên mạng.
3.2. Ỏ vị trí nhà quản lý giáo dục - Một số giải pháp để dạy học tích hợp có
hiệu quả:
- Tăng cường việc thâm nhập thực tế của giáo viên nhất là với những nơi liên quan đến
các vấn đề của bài học. Sau những đợt thăm quan học tập thực tế, tổ chức cho giáo viên
14
được thu hoạch gắn với các nội dung có thể vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Về với sông
Hương – xứ Huế , một chuyến hành hương về đất tổ Hùng Vương, một tua dã ngoại về
Sầm Sơn, một lần tham dự lễ hội làng Gióng hay lên chiêm ngưỡng nàng Tô Thị ở Lạng
Sơn là những trải nghiệm thực tế mà giáo viên có thể tích hợp thật tự nhiên vào bài dạy
của mình. Thực tế cho thấy những lần đi học tập thực tế tại các di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh do nhà trường tổ chức đã có hiệu quả tốt với công tác giảng dạy bộ môn.
Những tư liệu thực tế, những tấm ảnh, những đoạn phim được quay lại đã trở thành tư liệu
giảng dạy cho thầy cô giáo.
Bản thân tôi, nếu không một lần đã lên Việt Bắc đã ngắm những bông hoa chuối
rừng nở trên những vách núi đỏ tươi theo cách riêng của nó thì chắc chắn đến bầy giờ
không thể hiểu đúng được câu thơ của Tố Hữu “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”.
- Tăng cường việc giao lưu, sinh hoạt liên môn của giáo viên để cùng thảo luận về
các vấn đề có thể tích hợp được qua nhiều môn học. Những kiến thức các môn học Địa
lý, Lịch sử giúp cho việc giải mã những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Nếu không có nó chắc chắn việc hiểu sâu, hiểu rộng về các tầng lớp nghĩa khác nhau
của tác phẩm sẽ hạn chế.
- Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn sâu: Tổ chức thi "Vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn" , "Dạy học theo chủ đề tích hợp" để cả
học sinh và giáo viên cũng được tham gia .
- Trong kiểm tra đánh giá cũng để ít nhất 20 % câu hỏi mang tính tích hợp.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Hiệu quả trong giảng dạy bộ môn:
Để thực hiện nội dung tích hợp như trên, trong nhiều năm học vừa qua tôi đã triển
khia trên một số đối tượng lớp học và cũng thu được nhiều kết quả khả quan:
Năm học 2013 – 2014, tôi thực hiện ở lớp 12A2, là một lớp có tỉ lệ học sinh học
khá về môn văn cao. Sau khi vận dụng tích hợp theo hướng trên, số học sinh cảm thụ
tác phẩm tốt, hiểu biết về lịch sử , địa lý liên quan đến tác phẩm tăng lên. HS khá 60 %
( Tăng 15 %) ;
15
Năm học 2014 – 2015, tôi thực hiện ở lớp 12A6, là một lớp chủ yếu học sinh trung
bình và tỉ lệ học sinh yếu 35% về môn văn. Tỉ lệ học sinh yêu thích môn học sau khi
vận dụng tăng 18 % so với trước đó. Qua kiểm tra, tỉ lệ học sinh yếu giảm được 18%
Năm học 2015 - 2016, tôi thực hiện một số nội dung ở lớp 12A5, một lớp có tỉ lệ
học sinh trung bình và khá về môn văn ngang nhau. Qua thực hiện, tỉ lệ học sinh thích
thú với hướng tiếp cận tác phẩm theo hướng tích hợp lag 90 %. Qua kiểm tra, tỉ lệ học
sinh khá tăng 18%
4.2. Hiệu quả trong công tác chỉ đạo chuyên môn
-Từ những kết quả dạy học và quản lý chuyên môn của bản thân, qua thực tế triển
khai các hướng dẫn của cấp trên về dạy học theo chủ đề tích hợp, tôi đã cũng ban giám
hiệu triển khai các nội dung tích hợp trong tổ chuyên môn Ngữ văn
- Tổ chức xây dựng giáo án tích hợp, giờ dạy tích hợp.
- Khi tổ chức các hoạt động giáo dục ( Ngoại khóa) lồng ghép tích hợp để tạo nên
sức hấp dẫn.
- Khuyến khích, động viên giáo viên tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích
hợp” . Các năm qua, tổ ngữ văn luôn đạt các giải trong kỳ thi cấp tỉnh
Năm học 2013 – 2014: Giải 2 cấp tỉnh và được chọn dự thi cấp Quốc gia
Năm 2014 – 2015: Một giải 3 và 01 giải khuyến khích cấp tỉnh
Năm học 2015 – 2016: Một giải 3 và 01 giải khuyến khích cấp tỉnh.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
16
- Tích hợp trong dạy ngữ văn là xu hướng tất yếu của dạy học Ngữ Văn hiện nay và
việc vận dụng trong giảng dạy là vô cùng cần thiết.
- Để vận dụng được hiệu quả phương pháp dạy học tích cực này cần có sự chỉ đạo
chuyên môn sâu sát, sự quyết tâm của thầy cô giáo.
-Việc ứng dụng tích hợp trong môn ngữ văn cũng cần phải đảm bảo được việc giữ được
chất văn chương của tác phẩm, tránh việc xã hội hóa, địa lý hoặc lịch sử hóa môn ngữ văn.
- Những kết quả khả quan bước đầu trong việc vận dụng vào thực tế nhà trường sẽ cần
được kiểm chứng, đúc rút thêm trong những năm học tiếp theo để có hiệu quả cao hơn.
- Việc triển khai, cách đúc rút kinh nghiệm chác chắn không tránh khỏi những hạn
chế thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để khắc phụ trong
giai đoạn tới.
2. Kiến nghị
- Một bộ tài liệu chính thống về dạy học tích hợp là rất cần thiết cho giáo viên trong
giảng dạy
- Cần phải tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về dạy học tích hợp nói chung và từng
bộ môn.
- Đối với việc đánh giá giờ dạy, không phải cái gì cũng tích hợp được, không phải bài
nào cũng sử dụng tích hợp nên không thể áp đặt cứng nhắc cho mọi tiết dạy của giáo viên.
Xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 04 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Lệ
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ GD&ĐT- Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực, một số phương
pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm.
2. Ngô Đạt Tam - Nguyễn Quý Thao (Đồng chủ biên, 2013), Atslat Địa lý
Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (Chñ biªn, 2008), Hướng dẫn thực
hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục
Việt Nam
4. Phan Trọng Luận ( Tổng chủ biên, 2012), Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
5. Phan Trọng Luận ( Tổng chủ biên, 2012), Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
6. Phan Trọng Luận ( Tổng chủ biên, 2012), Ngữ Văn 12 sách giáo viên,
tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam.
7. Phan Trọng Luận ( Tổng chủ biên, 2012), Ngữ Văn 12 sách giáo viên,
tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam.
8. Phan Trọng Luận ( Tổng chủ biên, 2012), Bài tập Ngữ Văn 12, tập 1,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
9. Phan Trọng Luận ( Tổng chủ biên, 2012), Bài tập Ngữ Văn 12, tập 2,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
MỤC LỤC
A. Mở đầu
18
1.Lí do chọn đề tài
.....................................................................................Trang 1
2.Mục đích nghiên cứu.............................................................................................1
3.Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
B.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..............................................................3
1.1. Vài nét sơ bộ về lý luận dạy học tích hợp................................................... .....3
1.2. Dạy tác phẩm văn học trong nhà trường và một số đặc điểm tác phẩm văn học
trong chương trình Ngữ văn 12 liên quan đến vấn đề cần giải quyết ...........................4
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............................5
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..................................................7
3.1. Ở vị trí người trực tiếp giảng dạy - Các giải pháp đã vận dụng .......................7
3.1.1. Khai thác hiệu quả phần tiểu dẫn và chú thích trong sách giáo khoa ........... 7
3.1.2. Sử dụng bản đồ ..............................................................................................8
3.1.3. Sử dụng băng hình................................................................................ .... ..10
3.1.4. Kể chuyện địa lý, lịch sử ...................................................................... ...... 11
3.1.5. Hướng dẫn học sinh vận dụng những hiểu biết, vốn sống thực tế của bản thân .......13
3.2. Ở vị trí nhà quản lý giáo dục - Một số giải pháp để dạy học tích hợp có hiệu quả...... 13
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.................................................................14
4.1. Hiệu quả trong giảng dạy bộ môn................................................................... 14
4.2. Hiệu quả trong công tác chỉ đạo chuyên môn..................................................15
C. Kết luận và kiến nghị ...................................................................... ............16
D. Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 17
19
20
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TÔ HIẾN THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ
TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 12
( CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lệ
Chức vụ: Hiệu trưởng
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2016
21
22