Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do Chọn đề tài
Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục, nhằm cung cấp
những thông tin chính xác về chất lượng sản phẩm của ngành giáo dục cho xã
hội, vừa là động lực để đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu giáo
dục đề ra. Để nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên phải xem đánh giá là là
một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá luôn phải đối mặt với với hành vi
tiêu cực mang tính đối phó của một bộ phận người học. Trong đó môn Ngữ văn
là một trong những môn học thường diễn ra hiện tượng quay cóp, sao chép hoặc
nhẹ hơn là học vẹt, học máy móc theo kiểu đối phó. Nhưng thay vì dùng những
biện pháp chế tài để hạn chế, tại sao chúng ta không đổi mới cách kiểm tra đánh
giá để thay đổi và tiến tới chấm dứt tình trạng trên. Thậm chí nếu được thực hiện
nhất quán và có hệ thống, trong một tương lai không xa, chúng ta có thể ra
những đề Văn mà học sinh có thể thoải mái tra cứu tài liệu nhưng buộc phải vận
dụng tư duy của mình để giải quyết vấn đề.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ năm học 2014 – 2015, cùng với việc tổ chức kì thi Quốc gia hai trong
một, cách ra đề của các môn thi nói chung và môn Ngữ văn nói riêng cũng đã có
nhiều thay đổi. Cùng với việc đưa phần đọc hiểu vào trong đề thi, việc duy trì
câu hỏi mở thì câu nghị luận văn học cũng đã có những sự thay đổi theo hướng
tích cực. Những sự thay đổi của đề thi quốc gia đã đặt ra những yêu cầu mới
trong việc dạy học Ngữ văn nói chung và phương pháp kiểm tra đánh giá nói
riêng. Vì vậy, qua sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi mong muốn đóng góp
một vài ý tưởng trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá (chủ yếu là
đổi mới cách thức đặt câu hỏi và tiếp cận bài học) nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học môn Ngữ văn trong trường THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu tác động của việc
thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đối với hứng thú và hiệu quả học tập
của học sinh trong môn ngữ văn (tập trung vào phần đọc hiểu và nghị luận văn
học).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp,
thống kê, so sánh nhằm rút ra những kết luận khách quan nhất.
1
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới kiểm tra đánh giá đối với môn Ngữ văn
Để xây dựng một nền giáo dục hiện đại, từng bước bắt nhịp với nền giáo
dục tiên tiến của thế giới, một trong những vấn đề cần làm ngay là phải thay đổi
phương thức đánh giá học sinh phổ thông trung học. Việc thay đổi phương thức
đánh giá sẽ làm thay đổi quan niệm và cách dạy học trong nhà trường phổ thông
hiện nay. Kiểu dạy truyền thụ, “rót” kiến thức, kiểu giáo dục và đánh giá tạo
điều kiện cho tâm lý khoa cử phát triển cần cấp bách được chuyển đổi thành
cách dạy và đánh giá thúc đẩy sự phát triển năng lực và phẩm chất nhân văn của
người học. Trong số những hạn chế và cái khó chung của việc đổi mới kiểm tra
đánh giá đối với các môn học thì có lẽ đổi mới kiểm tra đánh giá nói riêng và
đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung gặp nhiều trở ngại nhất. Để
tránh tình trạng chủ quan, cảm tính, chúng tôi căn cứ vào một số nguyên tắc cơ
bản mang tính đặc thù của môn học như sau:
1.1. Kiểm tra đánh giá để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh
Bản chất của văn chương là sự sáng tạo, Nam Cao trong Đời thừa đã phát
biểu: “…văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Điều này không chỉ
đúng với nhà văn mà còn đúng với cả người đọc (những người đồng sáng tạo tác
phẩm). Nếu giá trị của một tác phẩm văn chương mà chỉ đóng khung trong vài
ba cách hiểu (cho dù là uyên bác) của một vài nhà nghiên cứu, đó là một tác
phẩm chết. Một tác phẩm đích thực phải sống những đời sống riêng trong lòng
mỗi độc giả; và nhiệm vụ của môn Văn trong trường phổ thông là phải góp phần
đem đến cho tác phẩm cơ hội được sống một cách tự nhiên, chân thực nhất trong
lòng các thế hệ học sinh. Để làm được điều đó, một trong những yêu cầu cơ bản
nhất là phải để học sinh được đánh giá tác phẩm bằng chính sự cảm nhận sáng
tạo của mình. Tất nhiên, sự cảm nhận chủ động của học sinh không thể vượt lên
trên mọi giới hạn của chân lí. Người thầy vẫn phải đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở
cho học sinh đi tìm cách hiểu của mình trên cơ sở thực tế tác phẩm. Muốn vậy,
việc kiểm tra, đánh giá phải tạo cơ hội để học sinh được trình bày quan điểm cá
nhân của mình chứ không phải là ép học sinh vào những đáp án có sẵn; điều này
liên quan trực tiếp đến việc đặt câu hỏi, ra bài tập, ra đề thi, đề kiểm tra trong
quá trình dạy học. Những câu hỏi dạng như: em hãy nêu…, em hãy trình bày…,
hãy phân tích…, hãy làm sáng tỏ nhận định …, buộc học sinh phải nêu lại những
thông tin đã được người khác viết ra. Trong khi đó, nếu ta nêu ra một câu hỏi ở
một góc độ khác, tạo được tình huống có vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ và
đưa ra nhưng kiến giải riêng.
Với những đề bài, những câu hỏi dạng này, học sinh được tự do thể hiện
những quan điểm, cách nhìn nhận mang tính cá nhân qua đó rèn luyện kĩ năng lí
2
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
luận, kiến giải để bảo vệ ý kiến riêng. Điều này thực sự có ích trong cuộc sống
hiện đại, năng động và đầy tính cạnh tranh hiện nay.
1. 2. Kiểm tra đánh giá phải phù hợp với đặc thù môn học
Trước khi bàn về việc đổi mới kiểm tra đánh giá, hay đổi mới phương pháp
chúng ta cần phải thấy rằng đặc thù của môn Ngữ văn nói chung và của tác
phẩm văn chương nói riêng là sự không rõ ràng, rành mạch về kiến thức, cái cần
đạt tới trong dạy học Ngữ văn không phải là kiểu ghi nhớ máy móc, công thức
mà chính là sự cảm nhận tự giác của người học. M. Gorki nói: văn học là nhân
học, nhận thức bản chất của văn chương là giúp học sinh hiểu thêm về cuộc đời
để có thái độ sống tốt hơn. Đặc biệt, văn chương luôn gắn liền với cái hay, cái
đẹp. Do đó mục tiêu cần hướng tới khi dạy các tác phẩm văn chương trong nhà
trường phải những xúc cảm thẩm mĩ. Dạy văn là dạy học sinh biết yêu cái hay,
cái đẹp, cái cao cả; ghét cái dở, cái xấu, cái thấp hèn. Vì vậy, khi kiểm tra đánh
giá học sinh, cần phải chú trọng đến nội dung thông tin thẩm mĩ, nhân văn của
tác phẩm. Những câu hỏi học bài thiên về bố cục, nội dung, ý nghĩa tác phẩm:
bài thơ (tác phẩm, đoạn trích) có thể chia làm mấy phần, ý chính của mỗi phần,
đoạn kết của tác phẩm nêu lên tư tưởng và cảm hứng gì của tác giả…? Do yêu
cầu định hướng về mặt đạo đức, chính trị, tư tưởng nhiều câu hỏi của giáo viên
tỏ ra khiên cưỡng, xa rời vấn đề cơ bản mà tác giả muốn hướng tới người đọc
hoặc ít phù hợp với giá trị chủ yếu của tác phẩm. Những câu hỏi như thế sẽ làm
chững lại thậm chí thui chột những rung cảm thẩm mĩ trong tâm hồn học sinh.
Do đó kiểm tra đánh giá phải hướng học sinh đến đúng với bản chất của tác
phẩm văn chương. Ví dụ: khi đánh giá bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử,
cần tránh bám quá nhiều vào câu chuyện ngoài đời mà phải căn cứ vào bản thân
hình tượng được thể hiện trong tác phẩm từ đó hiểu được bi kịch đau đớn, tâm
trạng hoài nghi bi quan của một cái tôi luôn luôn kháo khát tình yêu và cuộc
sống. Đánh giá Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành cần chú ý đến vẻ đẹp của
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn chứ không đơn thuần là chủ nghĩa
anh hùng cách mạng. Đánh giá Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cần chú ý nhiều tới
vẻ đẹp hồn hậu của con người qua khát vọng hạnh phúc và sức sống mãnh liệt
tiềm tàng. Đánh giá Chí Phèo của Nam Cao, cần phải phải hướng học sinh thấy
được vẻ đẹp của tình người trong cái nhìn đầy cảm thông và trân trọng của tác
giả trước khát vọng sống và lương thiện của nhân vật. Sứ mệnh cao cả của văn
chương là đem cái đẹp đến cho cuộc sống con người; tác động của văn chương
đến người đọc không phải là sự định hướng về tư tưởng, chính trị mà là sự thanh
lọc tâm hồn.
1. 3. Kiểm tra đánh giá phải sát thực, tránh viển vông, xa rời thực tế
Ngữ văn là môn học có tính chất công cụ và là một trong những môn học
có sự ứng dụng sâu, rộng nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên cái điều tưởng chừng
hiển nhiên đó lại đang bị nhiều người xem nhẹ. Trong khi chờ đợi một chính
sách từ những nhà hoạch định chiến lược giáo dục, bản thân mỗi người giáo viên
3
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
Ngữ văn cần phải xác định rõ điều đó. Cần phải xác định rằng, chúng ta đang
dạy văn với tư cách là một môn học trong chương trình phổ thông chứ không
phải là những chuyên đề chuyên sâu, lí luận của những nhà nghiên cứu. Chính vì
vậy, khi đánh giá học sinh nên chú trọng vào đánh giá năng lực (nhận thức và
thực tiễn) và phẩm chất nhân văn của người học hơn là đánh giá về kiến thức
hàn lâm, kinh viện. Từ các tác phẩm văn chương, hãy để cho học sinh rút ra
những bài học sống động về cuộc sống. Thông qua kiển tra đánh giá nói riêng và
dạy học tác phẩm văn chương nói chung phải hướng học sinh tới những thị hiếu
thẩm mĩ tích cực; phải biết phân biệt đúng – sai, hay dở, phải hình thành cho bản
thân những kinh nghiệm văn hoá, ứng xử. Trên phương diện ngôn ngữ, giúp học
sinh rèn luyện phương pháp tiếp cận văn bản nghệ thuật nói riêng và văn bản
ngôn từ nói chung. Vì vậy, yêu cầu và nội dung kiểm tra đánh giá không phải là
hệ thống kiến thức về tác phẩm mà phải là kĩ năng đọc hiểu văn bản. Trên
phương diện này, giáo viên nên mạnh dạn đưa những văn bản mới (không có
trong chương trình) vào đề bài để học sinh tìm hiểu. Tất nhiên, yêu cầu tối thiểu
chỉ là mức độ thông hiểu, tức là nắm được những nội dung cơ bản nhất, cao hơn
một chút là khả năng lí giải, đánh giá về vấn đề được nêu; đánh giá về cách thức
tổ chức văn bản … Nếu làm được điều này, sự phụ thuộc của học sinh vào
những chân lí có sẵn sẽ được loại bỏ. Từ đó dần dần sẽ khắc phục được tình
trạng đọc chép, quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử. Và xa hơn là cho ra
những sản phẩm giáo dục, những học sinh không chỉ biết làm theo, biết nghe lời
mà quan trọng hơn là biết bày tỏ quan điểm và tư tưởng của riêng mình.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Có một thời gian dài, ấn tượng về môn Văn học (bây giờ là môn Ngữ văn)
trong trường phổ thông là một môn học tầm chương, trích cú, nặng về ghi nhớ
và cảm xúc chủ quan. Thầy dạy văn giỏi là thầy cung cấp cho học sinh nhiều tri
thức, học sinh giỏi văn là học sinh đọc nhiều, ghi nhớ nhiều và trình bày những
ghi nhớ đó vào trong những bài kiểm tra. Chính vì vậy việc học sinh học thuộc
bài giảng của thầy cô, học thuộc văn mẫu trong sách tham khảo là khá phổ biến.
Việc học thuộc lòng như thế, về cơ bản là không có tác dụng trong việc đáp ứng
những mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn. Một trong những nguyên nhân quan
trọng của vấn đề trên xuất phát từ sự máy móc, thiếu sáng tạo trong kiểm tra
đánh giá.
Trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy. Nếu yêu cầu học sinh trình
bày toàn bộ hiểu biết của mình về các khía cạnh của tác phẩm thông qua một câu
hỏi khái quát duy nhất thì thường các em sẽ bỏ sót rất nhiều tri thức (mặc dù bản
thân các tri thức đấy các em vẫn hiểu nhưng không thể liệt kê ra hết được). Tuy
nhiên, nếu sử dụng những câu hỏi cụ thể về các chi tiết có ý nghĩa trong tác
phẩm các em hoàn toàn có thể trả lời được. Thậm chí có những trường hợp, nếu
yêu cầu tóm tắt một văn bản tự sự học sinh rất lúng túng và cho rằng mình
không thể tóm tắt được nhưng nếu đặt ra những câu hỏi liên quan đến diễn biến
4
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
cốt truyện thì mọi chuyện lại được giải quyết. Hoặc có câu hỏi kiểm tra đánh giá
mà đáp án mang tính võ đoán khiến những học sinh có tư duy lại không thể làm
đúng còn những học sinh học vẹt làm bài theo kiểu trả kiến thức máy móc lại có
điểm.
Trước thực tế này, chúng tôi nhận thấy việc kiểm tra đánh giá cần phải
được tiến hành nghiêm túc, bài bản và theo hướng đổi mới để vừa kiểm tra được
tri thức vừa đánh giá được kĩ năng và năng lực tư duy của học sinh.
3. Một số sáng kiến trong việc đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá đã
được thực hiện
3.1. Câu hỏi có tác dụng đánh thức những tri thức học sinh đã hiểu, đã
ghi nhớ.
Đề 1: Tự tình II – Hồ Xuân Hương
Trả lời ngắn gọn những câu hỏi sau:
1. Thời gian đêm khuya có tính chất gì? Thời gian ấy thường gợi những sự
liên tưởng gì về tâm trạng của con người?
2. Tiếng trống canh (Trống canh dồn) gợi lên điều gì trong bài thơ này?
3. Hồng nhan là chỉ người phụ nữ đẹp, nhưng kết hợp cái hồng nhan lại gợi
ý nghĩa gì?
4. Anh/ chị có nhận xét gì về tương quan giữa cái hồng nhan trong mối
quan hệ với hình ảnh nước non.
5. Từ trơ là động từ hay tính từ? Đặt trong câu thơ này từ trơ gợi ra những
ý nghĩa gì?
6. Người xưa thường mượn chén rượu để giải sầu. Trong hoàn cảnh này
chén rượu đã làm cho nhân vật trữ tình say lại tỉnh. Cụm từ say lại tỉnh gợi sự
liên tưởng gì đến tình cảnh, số phận của nhân vật trữ tình?
7. Hình ảnh vầng trăng bóng xế (sắp tàn) mà vẫn khuyết chưa tròn có liên
hệ gì với thân phận nhân vật trữ tình?
8. Những động từ xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc có tính chất
gì?
9. Hình ảnh rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây thể hiện trạng
thái gì của sự vật và con người?
10. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của hai câu luận và rút ra nhận xét về tác
dụng của nó trong việc biểu hiện ý nghĩa của câu thơ.
11. Ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất tâm trạng của nhân vật trữ tình
trong hai câu luận?
A. Chán chường, buồn tủi
B. Bất mãn, giận dữ
5
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
C. Phẫn uất, phản kháng
D. Cả A và B
12. Phân tích ý nghĩa của các từ: ngán, xuân, lại từ đó chỉ ra ý nghĩa của
câu thơ.
13. Biện pháp tăng tiến mảnh tình – san sẻ - tí – con con trong câu thơ kết
có ý nghĩa gì?
Đề 2: Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
Dựa vào truyện ngắn Chữ người tử tù anh chị hãy trả lời các câu hỏi sau
1. Cuộc trò chuyện giữa viên quan coi ngục với thầy thơ lại trước hôm
nhận tù thể hiện được điều gì về:
a. Phẩm chất và tính cách Huấn Cao.
b. Tình cảm và thái độ của viên quản ngục và thầy thơ lại.
2. Giải thích ngắn gọn hình ảnh một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một
bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ.
3. Hành động rỗ gông của Huấn Cao trong buổi giao nhận tù nhân có ý
nghĩa gì?
4. Tại sao Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi
ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành.
5. Việc Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một
việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm cho thấy điều gì ở
nhân vật này?
6. Tại sao Có nhiều đêm ngoài việc nghĩ đến chi lớn không thành, ông
Huấn Cao còn phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục…? Điều đó
bộc lộ phẩm chất gì của nhân vật này?
7. Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục vì lí do gì?
8. Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục có gì đặc biệt, khác thường.
9. Lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục ở phần cuối tác
phẩm có ý nghĩa gì?
10. Điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn
Chữ người tử tù là gì?
Đề 3: Kiểm tra tổng hợp
Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
1. Cảnh vật buổi chiều trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được
miêu tả có những âm thanh nào?
2. Chỉ ra ít nhất ba từ gọi tên hình ảnh ánh sáng trong khung cảnh phố
huyện lúc về đêm (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)?
6
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
3. Câu văn: “Tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn
khố khan, không vang động ra xa rồi chìm ngay vào bóng tối.” (trích Hai đứa
trẻ - Thạch Lam) gợi lên tính chất gì của cảnh vật?
4. Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai
đứa trẻ (Thạch Lam) có ý nghĩa gì đối với chị em Liên?
5. Hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Thạch Lam trở đi trở lại trong tâm trí Liên như một ám ảnh. Hình ảnh đó có ý
nghĩa gì?
6. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, trước hôm nhận
tù, viên quản ngục có hỏi thầy thơ lại: “…Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn
Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khoá vượt ngục nữa không?”
Câu hỏi trên đề cập tới những phẩm chất gì của nhân vật Huấn Cao?
7. Hành động dỗ gông của nhân vật Huấn Cao trước mặt bọn lính tráng và
viên quản ngục trong buổi giao nhận tù nhân được miêu tả trong truyện ngắn
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thể hiện phương diện nào trong tính cách của
nhân vật này?
8. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyên Tuân, ông Huấn Cao
đồng ý cho chữ viên quản ngục vì lí do gì?
9. Theo anh/ chị cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân là hiện thực hay lãng mạn?
10. Tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà
văn Nam Cao đề cập đến những đối tượng nào?
11. “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó
suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà
Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi” (Chí Phèo – Nam Cao). Hành động được
miêu tả trong đoạn văn trên bộc lộ điều gì trong tâm lí của Chí Phèo?
12. Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện trong phần kết của truyện ngắn Chí
Phèo (Nam Cao) có ý nghĩa gì?
3.2. Câu hỏi kích thích khả năng tư duy độc lập, vận dụng những tri
thức đã biết để giải quyết một vấn đề chưa biết
Nhằm hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng học thuộc, học máy móc; tình
trạng quay cóp của học sinh khi làm bài Ngữ văn, chúng ta nên sử dụng những
câu hỏi “tại sao?”; những câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn buộc học sinh phải lí
giải, lựa chọn; những câu hỏi về mối quan hệ giữa vấn đề đặt ra trong tác phẩm
văn học với thực tế cuộc sống. Dưới đây là một số câu hỏi và một số đề dã được
chúng tôi sử dụng trong quá trình kiểm tra đánh giá học sinh:
7
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
3.2.1. Câu hỏi buộc học sinh phải lí giải
1. “Trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ em thích nhất
câu thơ nào? Tại sao?”
2. Trong những nét tính cách của cô Hiền (một người Hà Nội – Nguyễn
Khải) em ấn tượng nhất với nét tính cách nào? Tại sao?
3. Trong bài “Đàn ghita của Lorca” hình ảnh nào để lại cho em nhiều ấn
tượng nhất? hãy nêu những cảm nhận của em về hình ảnh đó.
4. Tại sao trong truyện ngắn Chí Phèo Nam Cao không để cho Chí trở về
với bản chất lương thiện và sống hạnh phúc bên Thị Nở khi mà nhân vật này đã
khao khát được trở lại làm người?
5. Tại sao trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ),
cuối cùng Hồn Trương Ba lại trả thân xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết
vĩnh viễn?
3.2.2. Câu hỏi buộc học sinh phải so sánh, lựa chọn
1. Trong Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) và Bài ca ngắn đi trên
bãi cát (Cao Bá Quát) là hai con người với hai thái độ và cách hành xử khác
nhau nhưng cả hai đều được xem là những nhà nho chân chính. Tại sao?
2. Có ý kiến cho rằng Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử là một bài thơ
trong sáng, tinh khôi khác hẳn giọng điệu hoàn nghi, bi quan, yếm thế trong thơ
Hàn. Em có suy nghĩ gì về điều này?
3. Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo có câu thơ đề từ: “khi tôi
chết hãy chôn tôi với cây đàn” và trong bài thơ của mình Thanh Thảo viết:
“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
Anh/ chị có suy nghĩ gì về vấn đề trên.
3.2.3. Câu hỏi vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Đề 1:
Câu 1. (3.0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
8
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
1. Những câu thơ: trông cá cá lặn, trông sao sao mờ/ Nhện ơi nhện hỡi
nhện chờ mối ai?/ Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ? biểu lộ tâm trạng và tình cảnh
gì của nhân vật trữ tình?
2. Nghệ thuật biểu đạt của bài ca dao trên có gì độc đáo?
Câu 2. (2.0 điểm)
“tôi yêu đất nước này áo rách
căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài
thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai
tôi yêu đất nước này như thế
như yêu cây cỏ trong vườn
như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
nuôi tôi thành người hôm nay
yêu một giọng hát hay
có bài mái đẩy thơm hoa dại
có sáu câu vọng cổ chứa chan
có ba ông táo thờ trong bếp
và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen”
(Trần Vàng Sao – trích Bài thơ của một người yêu nước mình)
Trình bày ngắn gọn (khoảng 100 từ) cảm nhận của anh chị về tình yêu nước
trong đoạn thơ trên.
Câu 3. (5 điểm)
Từ phẩm chất của viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân, anh/ chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và nhân
cách của con người?
Đề 2
Câu 1 (7.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới
“Trong ngôn ngữ toán học, các phương trình cũng tựa như thơ ca. Chúng
diễn đạt các chân lí cực kì chính xác, chuyển tải một khối lượng lớn các thông
tin trong một số số hạng khá ngắn gọn và thường khó hiểu đối với những người
mới nhập môn. Và cũng như thơ ca thường giúp ta thấy được rất sâu bên trong
chính chúng ta, thơ ca toán học giúp ta có được tầm nhìn xa vượt ra ngoài bản
9
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
thân chúng ta – nếu không phải là đường tới được thiên đường, thì ít nhất cũng
tới được biên của vũ trụ nhìn thấy được.
Trong nỗ lực phân biệt giữa văn xuôi và thơ ca, Robert Frost có lần đã cho
rằng thơ ca, theo định nghĩa, là một dạng diễn đạt cô đọng mà không bao giờ
có thể dịch một cách chính xác được. Có thể nói tương tự như vậy về toán học:
người ta sẽ không thể hiểu được ý nghĩa thật sự của một phương trình, hoặc
không thể đánh giá hết vẻ đẹp của nó, trừ khi đọc nó bằng chính ngôn ngữ kì
quặc và đầy hứng thú mà nó đã được viết ra.”
(Michael Guilien, 5 phương trình làm thay đổi thế giới, Nxb Trẻ, 2009)
1. Đối tượng được mô tả trong đoạn văn trên là gì? (1.0 điểm)
2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận so sánh. Anh/
chị hãy xác định: đối tượng được so sánh, đối tượng so sánh và căn cứ để so
sánh.
3. Điều gì ở đoạn văn trên khiến anh/ chị cảm thấy thú vị nhất? Tại sao?
(1.0 điểm)
4. Khái niệm “thơ ca toán học” được nói tới trong đoạn văn trên là gì? Tại
sao tác giả lại nói như vậy? (1.5 điểm)
5. Anh/ chị hiểu như thế nào về sự liên quan giữa vẻ đẹp của thơ ca và vẻ
đẹp của một phương trình toán học? (2 điểm)
Câu 2 (3.0 điểm):
Mặt trời đang mọc ở đằng Tây
Thiên hạ sống trên trái đất này
Hốt hoảng nhìn nhau rồi tự hỏi:
“Thức dậy hay là ngủ tiếp đây!?”
(Puskin )
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 15 dòng) nói về sự thú vị
của bài thơ này.
Đề 3:
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời ngắn gọn các câu hỏi nêu ở dưới:
“Thị chống tay vào háng, vênh vênh cái mặt và dớn cái môi vĩ đại lên, trút
vào mặt hắn tất cả lời bà cô . Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng
nhiên ngẩn người. thoáng một cái hắn lại như hít thấy hơi cháo hành. Hắn cứ
ngồi ngẩn mặt, không nói gì. Thị trút xong giận rồi. Cái mũi đỏ của thị dị xuống
rồi bạnh ra. Thị hả hê lắm. Thị ngoay ngoáy cái mông đít ra về. Hắn sửng sốt,
đứng lên gọi lại. Ai mà thèm lại! Còn muốn lôi thôi cái gì? Hắn đuổi theo thị,
nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khèo xuống sân. Đã
lăn ra thì hắn phải kêu: bao giờ chả thế. Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập
10
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
đầu. Nhưng hình như hắn chưa thật say. Vì hắn nghĩ: đập đầu ở đây chỉ thiệt;
đập đầu ở đây, để mà nằm ăn vạ ai? Hắn tự phải đến nhà con đĩ Nở kia. Đến để
đâm chết cả nhà nó. Nếu không đâm được, lúc ấy hãy đập đầu ra kêu làng.
Muốn đập đầu, phải uống thật say. Không có rượu lấy gì lằm máu cho nó chảy!
Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh
ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy
hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống. Rồi lại uống. Hắn
uống đến say mềm người rồi hắn đi. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn
lảm nhảm: “Tao phải đâm chết nó! Tao phải đâm chết nó!” Nhưng hắn lại cứ
thẳng đường mà đi. Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở? Những thằng
điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng
định làm.”
(Trích Chí Phèo – Nam Cao, tr152, 153, SGK Ngữ văn 11, T1, 2009)
1. “Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu.” Theo anh/ chị, Chí Phèo hiểu
điều gì ở đây?
2. “Thoáng một cái hắn lại như hít thấy hơi cháo hành”; “Hơi rượu không
sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Anh/ chị hiểu như thế nào
về ý nghĩa của hình ảnh hơi cháo hành trong hai câu văn trên. Sự đối lập giữa
hơi rượu và hơi cháo hành biểu hiện điều gì trong tâm lí của nhân vật Chí Phèo?
3. Chí Phèo đã không đến nhà thị Nở như dự định mà cuối cùng lại đến nhà
Bá Kiến. Anh/ chị hãy lí giải hành động đó của Chí.
4. Từ biểu hiện của nhân vật được miêu tả trong đoạn văn trên, anh/ chị hãy
chỉ ra tính nhất quán trong việc miêu tả tính cách nhân vật của tác giả.
5. Ngôn ngữ trần thuật được Nam Cao sử dụng trong đoạn văn trên có nét
gì đặc sắc?
6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm lí của nhân
vật Chí Phèo trong đoạn văn trên.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới
Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa ở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại
giam tối om. Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhạt màu vàng son, một cây đèn đế leo
lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái
dương. Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu không. Trên bốn chòi
canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những
tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm
sương, vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó cắn ma. Trong khung cửa sổ
có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một
ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định. Tiếng
dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều.
Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một
ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.
11
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
Nơi góc án thư vàng đã nhợt, son đã mờ, đĩa dầu sở trên cây đèn nến vợi
lần mực dầu. Hai ngọn bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng
dấu son ty Niết. Viên quan coi ngục ngấc đầu, lấy que hương khêu thêm một con
bấc. Ba cái tim bấc được chụm nhau lại, cháy bùng to lên, soi tỏ mặt người ngồi
đấy.
Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường
nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là
mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.
Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính
cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi
ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật
đều hỗn loạn xô bồ. (Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù)
1. Anh/ chị có cảm nhận gì về những hình ảnh sau trong đoạn văn:
a. “ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời
không định”
b. “một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”
c. “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”
d. “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc
luật đều hỗn loạn xô bồ”
2. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn cảm nhận về tâm trạng của nhân
vật viên quản ngục được thể hiện trong đoạn văn trên.
3.2.4. Câu hỏi hệ thống hoá kiến thức
Câu 1. Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
1. Nêu ngắn gọn giá trị của bản tuyên ngôn độc lập
2. Cách mở đầu bản Tuyên ngôn có gì độc đáo?
3. Lập luận của bản Tuyên ngôn trong phần cơ sử thực tiễn nhằm bác bỏ
những luận điệu nào của thực dân Pháp?
4. Trong phần kết, tác giả bản tuyên ngôn đã nhấn mạnh những điểm nào
trong lời tuyên bố độc lập.
Câu 2. Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
5. Hình tượng sông Đà trong cái nhìn của Nguyễn Tuân có những đặc điểm
gì nổi bật?
6. Nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả và sử dụng từ ngữ của Nguyễn
Tuân trong tác phẩm này là gì?
7. Hình tượng người lái đò sông Đà được miêu tả trong tác phẩm có những
phẩm chất gì nổi bật?
12
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
8. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân bộc lộ như thế nào qua hình
tượng Người lái đò?
Câu 3. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
9. Nêu ngắn gọn những điểm tương đồng giữa hình tượng sông Hương
trong Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và và hình trượng
sông Đà trong Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).
10. Nét nữ tính của sông Hương dưới cái nhìn của nhà văn được thể hiện
thông qua những yếu tố nghệ thuật nào?
11. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện thấy nét tương đồng như thế nào
giữa sông Hương và Kiều.
12. Chất thơ của tác phẩm được biểu hiện trên những yếu tố cơ bản nào?
Câu 4. Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)
13. Trong tác phẩm Tô Hoài đã giới thiệu nhân vật Mị như thế nào? Tác
dụng của cách giới thiệu ấy.
14. Nỗi đau khổ lớn nhất của Mị được miêu tả trong tác phẩm là gì?
15. Yếu tố nghệ thuật nào được miêu tả như là tác nhân dẫn đến sự thức
tỉnh của khát vọng tình yêu và hạnh phúc của Mị trong đêm tình mùa xuân.
16. Nêu ngắn gọn giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Câu 5. Vợ nhặt (Kim Lân)
17. Nêu ngắn gọn ý nghĩa của tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt
của Kim Lân.
18. Theo anh/ chị điều gì đã làm thay đổi tính cách của người đàn bà vợ
nhặt sau khi về làm vợ anh cu Tràng.
19. Trong nguyện ngắn có hai lần Kim lân miêu tả đôi mắt của người đàn
bà. Đó là trong những tình huống nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của hai hình
ảnh đó.
20. Hình ảnh nồi cháo cám được miêu tả trong phần cuối của tác phẩm có ý
nghĩa gì?
21. Nét nổi bật trong tâm trạng của bà cụ Tứ trong đêm đón nàng dâu mới
là gì?
22. Nét căn bản trong giá trị nhân đạo của truyện ngắn vợ nhặt là gì?
Câu 6. Rừng Xà nu (Nguyễn Trung Thành)
23. Nêu ngắn gọn ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cây Xà nu được miêu tả
trong tác phẩm.
24. Hình tượng Nu và hình tượng con người được miêu tả trong truyện
ngắn có mối quan hệ với nhau như thế nào?
13
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
25. Nêu ngắn gọn biểu hiện của tính sử thi được biểu hiện trong thiên
truyện
Câu 7. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
26. Nét khác biệt cơ bản giữa hai chị em Việt và Chiến là gì?
27. Những yếu tố nghệ thuật nào được Nguyễn Thị miêu tả nhằm làm nổi
bật hình tượng dòng sông truyền thống của gia đình này.
28. Sự khác nhau giữa Việt trong đêm trước khi lên đường nhập ngũ và
Việt trong buổi sáng khiêng bàn thờ má đi gửi là gì? Lí giải ngắn gọn.
29. Thông qua truyện ngắn này, Nguyễn Thi đã gửi gắm quan điểm gì về
lòng yêu nước.
Câu 8. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
30. Nêu ngắn gọn tình huống truyện trong truyện ngắn.
31. Nêu ngắn gọn những phát hiện và thái độ của nhân vật Phùng trước
những phát hiện của mình được Nguyễn Minh Châu miêu tả trong truyện.
32. Nêu ngắn gọn mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời được rút ra từ ý
nghĩa của truyện.
33. Anh/ chị hiểu gì về sứ mệnh của người nghệ sĩ thông qua vấn đề được
đặt ra trong thiên truyện này.
34. Nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa.
Câu 9. Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
35. Tình cảnh của hồn Trương Ba được miêu tả trong đoạn trích (SGK) là
gì?
36. Sự khác nhau căn bản trong lí lẽ của hồn Trương Ba và xác hàng thịt là
gì?
37. Bi kịch của Trương Ba được thể hiện như thế nào trong đoạn trích.
38. Anh/ chị hiểu gì về nghĩa xã hội của vở kịch hồn Trương Ba, da hàng
thịt
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình vận dụng, chúng tôi nhận thấy việc đổi mới quan điểm và
cách thức kiểm tra, đánh giá đã tạo ra những sự thay đổi rõ rệt cả về tình cảm, ý
thức và kết quả học tập của học sinh.
4.1. Về mặt tư tưởng, tình cảm và nhận thức
- Khả năng nắm bắt tri thức về tác phẩm của học sinh tốt hơn.
14
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
- Thay vì ghi nhớ máy móc, học sinh đã có ý thức nhìn nhận vấn đề trong
mối quan hệ đa chiều.
- Kĩ năng vận dụng tri thức có sẵn để giải quyết vấn đề mới được cải thiện.
- Giảm thời gian học bài cũ (nhiều học sinh thông minh đã hiểu và nắm bài
ngay trên lớp)
- Tăng hứng thú đối với môn học và các bài kiểm tra.
- Hình thành kĩ năng đọc hiểu các văn bản mới không có trong chương
trình.
4.2. Về điểm số
- Số lượng học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng
- Số học sinh đạt điểm yếu giảm
Ví dụ: so sánh điểm kiểm tra của học sinh (lớp 11B1 - thiên về khoa học
tự nhiên và lớp 11C1 - thiên về khoa học xã hội) về truyện ngắn Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân) qua hai đề sau:
Đề 1: Anh/ chị hãy phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù (Nguyễn
Tuân)
Đề 2: Dựa vào truyện ngắn Chữ người tử tù anh chị hãy trả lời các câu hỏi
sau
1. Cuộc trò chuyện giữa viên quan coi ngục với thầy thơ lại trước hôm
nhận tù thể hiện được điều gì về:
a. Phẩm chất và tính cách Huấn Cao.
b. Tình cảm và thái độ của viên quản ngục và thầy thơ lại.
2. Giải thích ngắn gọn hình ảnh một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một
bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ.
3. Hành động rỗ gông của Huấn Cao trong buổi giao nhận tù nhân có ý
nghĩa gì?
4. Tại sao Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi
ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành.
5. Việc Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một
việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm cho thấy điều gì ở
nhân vật này?
6. Tại sao Có nhiều đêm ngoài việc nghĩ đến chi lớn không thành, ông
Huấn Cao còn phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục…? Điều đó
bộc lộ phẩm chất gì của nhân vật này?
7. Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục vì lí do gì?
15
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
8. Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục có gì đặc biệt, khác thường.
9. Lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục ở phần cuối tác
phẩm có ý nghĩa gì?
10. Điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn
Chữ người tử tù là gì?
Lớp 11B1
TT
Họ và tên
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
Hoàng Ngọc
Trần Thế
Lê Thị Kim
Lê Thọ
Hồ Thị
Nguyễn Văn
Lê Thanh
Trịnh Bá
Nguyễn Khánh
Lê Thị
Đào Thị
Trịnh Thị
Đỗ Thu
Trịnh Văn
Cầm Thị Minh
Cầm Thị Minh
Lê Thị
Lê Trần Nhật
Nguyễn Thị
Trần Thị Thùy
Ngô Thị Thảo
Trịnh Thị
Đỗ Xuân
Lê Sỹ Công
Nguyễn Duy
Trịnh Văn Lê
Lê Văn
Lê Đức
Nguyễn Hữu
Lê Văn
Lê Phương
Trần Phương
Anh
Anh
Chi
Cường
Dung
Đông
Hà
Hải
Hạ
Hạnh
Hằng
Hiền
Hoài
Hoàng
Hòa
Huyền
Huyền
Linh
Linh
Linh
Ly
Mai
Minh
Minh
Minh
Minh
Nghi
Phi
Quân
Thành
Thảo
Thảo
Điểm
đề 1
4
6
8
5
6
6
2
4
5
7
6
6
7
5
7
7
6
6
6
7
5
6
6
6
6
6
4
4
7
6
7
7
Điểm
đề 2
6
6
9
6
7
7
5
5
7
8
8
8
8
6
8
8
7
8
7
8
6
6
7
7
7
7
5
5
8
4
8
9
16
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
TT
Họ và tên
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
Trần Thị Minh
Nguyễn Văn
Cầm Thị Yến
Nguyễn Thị Kiều
Nguyễn Thanh
Đỗ Ngọc
Nguyễn Văn
Thư
Toàn
Trang
Trinh
Tùng
Tú
Vũ
Điểm
đề 1
7
6
7
7
6
6
6
Điểm
đề 2
8
7
8
7
6
6
7
So sánh
Phổ điểm
9 - 10
8
7
5–6
4
2-3
Đề 1
0
01
11
22
4
1
Đề 2
02
12
13
11
1
0
Nhận xét
Tăng
Tăng
Tăng
Giảm
Giảm
Giảm
Lớp 11C1
TT Họ và tên
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Lê Trọng
Nguyễn Ngọc Thế
Nguyễn Thị
Lê Thị
Lê Thị Kim
Lê Thị
Nguyễn Thị
Trần Thị
Lê Thị
Lê Thị
Lê Thị
Trần Thị
Trịnh Thị
Lê Thị
Lê Thị
Trần Thị
Đỗ Thị
Dương Thùy
Lê Thọ
Trương Bình
Anh
Anh
Anh
Bích
Chi
Dung
Dung
Hà
Hằng
Hiền
Hiền
Hồng
Hồng
Huyền
Huyền
Hương
Lam
Linh
Long
Minh
Điểm đề Điểm đề
1
2
7
7
5
6
6
6
8
8
6
7
8
9
6
8
6
7
6
7
7
7
6
6
7
8
7
7
7
7
6
7
7
8
7
8
8
9
7
7
6
7
17
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
Điểm đề Điểm đề
1
2
Ngọc
7
8
Nương
8
9
Sen
6
6
Sơn
7
8
Sung
6
7
Tài
7
7
Tâm
7
7
Thài
6
7
Thảo
6
7
Thiện
5
4
Thông
5
4
Thu
5
4
Thùy
6
7
Thương
6
7
Tình
8
8
Trâm
7
8
Tuấn
6
7
Tuấn
6
7
Tuyết
7
7
Yến
7
7
TT Họ và tên
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Lê Thị Hồng
Cầm Thị Mỹ
Vị Thị
Trịnh Đức
Lương Văn
Vi Văn
Trần Thị
Lang Thị
Nguyễn Thị
Trịnh Đức
Lê Văn
Trương Thị
Trịnh Thị
Trịnh Thị
Lang Thị
Lê Thị Ngọc
Lê Công
Lê Hữu
Lê Thị Ánh
Lê Thị
So sánh:
Phổ điểm
9 - 10
8
7
5–6
4
2-3
Đề 1
0
05
15
22
0
0
Đề 2
03
9
22
17
3
0
Nhận xét
Tăng
Tăng
Tăng
Giảm
Tăng
Nhận xét:
Nhìn chung, phổ điểm của đề 2 có xu hướng tăng so với đề 1. Trong đó
lớp 11B1 (Học sinh thiên về khoa học tự nhiên) có số điểm giỏi tăng từ 1 lên 14,
điểm yếu giảm từ 4 xuống 1, điểm kém từ 1 xuống 0. Như vậy, có thể thấy kiểu
đề 2 phù hợp với những học sinh có tư duy logic và không học máy móc. Đối
với lớp 11C1 (học sinh thiên về khoa học xã hội), phổ điểm cũng tăng tương tự,
tuy nhiên có 3 học sinh từ điểm trung bình ở đề 1 xuống điểm yếu ở đề 2. Điều
này cho thấy đề 2 đòi hỏi khả năng tư duy độc lập nhiều hơn.
18
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm mang tính cá nhân trước một quy trình
quan trọng của hoạt động giáo dục. Có thể những vấn được chúng tôi trình bày ở
trên không quá mới mẻ với đông đảo đồng nghiệp có tâm huyết với nghề nhưng
bằng tất cả sự cầu thị của mình, chúng tôi tin rằng, những ý kiến trên sẽ góp
phần làm tăng thêm tính cấp bách của việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá
nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học nói chung nhằm khôi phục lại vị thế
của môn văn trong giai đoạn hiện nay. Tất nhiên, để làm được điều này, sự nỗ
lực, tìm tòi của những người giáo viên trực tiếp giảng dạy là chưa đủ mà nó đòi
hỏi phải có một chính sách đồng bộ trong chiến lược phát triển chung của một
nền giáo dục hiện đại.
2. Kiến nghị
Việc đối mới kiểm tra đánh giá là một yêu cầu thường xuyên và liên tục
trong quá trình dạy học. Trên thực tế, công tác kiểm tra đánh giá phải luôn luôn
được đổi mới để tránh rơi vào tình trạng mới trước, cũ sau. Để việc đổi mơi
kiểm tra đánh giá trở thành công việc thường xuyên và phát huy được hiệu quả
trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cần có quan
điểm chỉ đạo nhất quán và triệt để trong việc công tác ra đề của các kì thi đồng
thời kiến nghị Bộ Giáo dục phải tiến hành đổi mới triệt để hơn nữa đối với đề thi
Quốc gia môn Ngữ văn.
Nhà trường cần tăng cường vai trò của các tổ chuyên môn trong việc đánh
giá, rút kinh nghiệm trong công tác ra đề kiểm tra. Cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các đồng chí cán bộ giáo viên để đánh giá một cách đầy đủ, khách quan
hơn nữa tác động của việc thay đổi cách kiểm tra đánh giá đối với tư tưởng, tình
cảm và kết quả học tập của học sinh.
Trong thời gian tới, chương trình, sách giáo khoa thậm chí quan điểm tiếp
cận đối với môn Ngữ văn sẽ có những sự thay đổi quan trọng. Vì vậy, quan điểm
về kiểm tra, đánh giá cũng cần có sự thay đổi tương ứng nhằm phù hợp với đặc
điểm, yêu cầu của bộ môn, phù hợp với mục tiêu của giáo dục hiện đại.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày.... tháng ... năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
19
Mấy vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THPT
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lí do Chọn đề tài............................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................ 1
PHẦN 2: NỘI DUNG....................................................................................................................2
1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới kiểm tra đánh giá đối với môn Ngữ văn.....................................2
1.1. Kiểm tra đánh giá để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh............................................2
1. 2. Kiểm tra đánh giá phải phù hợp với đặc thù môn học..................................................................3
1. 3. Kiểm tra đánh giá phải sát thực, tránh viển vông, xa rời thực tế..................................................3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................................................4
3. Một số sáng kiến trong việc đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá đã được thực hiện.............5
3.1. Câu hỏi có tác dụng đánh thức những tri thức học sinh đã hiểu, đã ghi nhớ...............................5
3.2. Câu hỏi kích thích khả năng tư duy độc lập, vận dụng những tri thức đã biết để giải quyết một
vấn đề chưa biết.....................................................................................................................................7
3.2.1. Câu hỏi buộc học sinh phải lí giải............................................................................................8
3.2.2. Câu hỏi buộc học sinh phải so sánh, lựa chọn.......................................................................8
3.2.3. Câu hỏi vận dụng kĩ năng đọc hiểu.........................................................................................8
3.2.4. Câu hỏi hệ thống hoá kiến thức.............................................................................................12
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................................................14
4.1. Về mặt tư tưởng, tình cảm và nhận thức.....................................................................................14
4.2. Về điểm số....................................................................................................................................15
PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ......................................................................................19
1. Kết luận........................................................................................................................................... 19
2. Kiến nghị......................................................................................................................................... 19
20