Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Cái tôi chữ tình trong thơ xuân diệu qua bài vội vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.49 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................2
1. 1. Lí do chọn đề tài:.......................................................................................2
1. 2. Mục đích nghiên cứu:................................................................................2
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................3
2. NỘI DUNG.......................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận:..............................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề:......................................................................................5
2.3. Các giải pháp thực hiện:.............................................................................6
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................................17
3.1. Kết luận....................................................................................................17
3.2. Đề xuất......................................................................................................17


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài:
Thơ Mới (1932 - 1945) là bước phát triển quan trọng làm nên cuộc cách
mạng trong tiến trình của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Mới đưa thơ ca Việt
Nam đạt đến hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng như cảm hứng thơ ca. Trong
vòng mười lăm năm phát triển, thơ Mới đạt được những thành tựu lớn góp phần
vào sự phát triển nền thơ ca nói riêng, nền văn học dân tộc nói chung. Một trong
những thành tựu của thơ ca nói chung, thơ Mới nói riêng phải kể tới cái Tôi trữ
tình.
Xuân Diệu - một tài năng lớn - gương mặt sáng giá của phong trào thơ mới,
đại biểu xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Xuân Diệu xuất hiện như
một đỉnh cao của phong trào Thơ mới. Mỗi tác phẩm của ông là một sáng tạo
độc đáo, riêng biệt, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua
sản phẩm tinh thần ấy, nhà thơ thể hiện một nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về
con người, về cuộc đời.
Sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu trải dài theo số phận cuộc đời ông, Ông


đã bộc lộ trong thơ cái tôi trữ tình phong phú và độc đáo. Thơ Xuân Diệu luôn
thể hiện rõ nhất ý thức cá nhân đậm đà, sâu sắc, những xúc động suy tư, cảm
nhận khát khao,... của một con tim tràn ngập tình yêu với cuộc đời. Nét độc đáo
đó khiến cho mỗi thi phẩm của Xuân Diệu là một tiếng lòng không thể trộn lẫn.
"Vội vàng" trích từ tập "Thơ thơ" - chương trình Ngữ văn cơ bản lớp 11 tập II là
tác phẩm nghệ thuật đặc sắc làm nên tên tuổi Xuân Diệu đã thể hiện một cái tôi
trữ tình thật mới mẻ và cũng hết sức độc đáo.
Từ niềm tự hào sâu sắc về nhà thơ góp phần làm nên diện mạo thơ ca dân
tộc, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu qua thực nghiệm năm học 2015 - 2016: "Cái
Tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu qua bài Vội vàng" (Chương trình Ngữ văn 11 Tập II - Ban cơ bản) - Tiết 78 - 79 lớp 11A, 11C, trường THPT nơi tôi công tác.
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài : "Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu qua bài Vội vàng" - Tiết
78 - 79, người viết mong muốn có thể chỉ ra các đặc điểm của cái Tôi trữ tình
trong thơ Xuân Diệu qua thi phẩm "Vội vàng" và những phương thức biểu hiện
của cái tôi trữ tình nhằm khẳng định thêm về quan niệm thơ Xuân Diệu để từ đó
có thể nhìn nhận, đánh giá lại một cách toàn diện và đúng đắn hơn phong cách
sáng tạo của một nhà thơ ở chặng đường có ý nghĩa quyết định đến cả cuộc đời
thơ.
Đề tài cũng chứng minh cụ thể hơn nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh
trong Thi nhân Việt Nam: "Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất
trong các nhà thơ Mới".
Chọn đề tài này sẽ phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy Thơ Xuân Diệu
nói chung và thi phẩm "Vội vàng" nói riêng trong chương trình Ngữ văn phổ
thông - nhất là chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản.
2


1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài "Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng", chúng
tôi sẽ tìm hiểu vấn đề qua hai tập thơ nổi tiếng của Xuân Diệu: "Thơ thơ" và

"Gửi hương cho gió", đặc biệt là thi phẩm "Vội vàng" được trực tiếp giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản.
Đề tài được trực tiếp áp dụng ở các lớp 11A, 11C, của trường phổ thông
chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này chúng tôi sẽ kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, từ nhiều
góc độ và cấp độ khác nhau để phát hiện rõ vấn đề. Chúng tôi có thể kể tên các
phương pháp tiêu biểu sau:
1.4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Để tìm hiểu cái Tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu, chúng tôi sử dụng
phương pháp tiếp cận hệ thống các sáng tác của Xuân Diệu để từ đó đánh giá,
khái quát về đặc trưng của cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng
tháng Tám.
1. 4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm soi sáng cho những nhận định
chung. Nhờ phương pháp này mà quá trình tìm hiểu đặc điểm của cái Tôi trữ
tình trong thơ Xuân Diệu sẽ nêu và phân tích một cách xác đáng dẫn chứng cụ
thể.
1. 4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu:
So sánh đối chiếu là phương pháp giúp cho đề tài trở nên phong phú.
Chúng ta có thể đối chiếu so sánh cái Tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu với cái
Tôi trữ tình của một số nhà thơ khác cùng thời từ đó rút ra cái nhìn cụ thể, chính
xác về cái Tôi trữ tình thơ Xuân Diệu nhất là qua thi phẩm "Vội vàng".

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Cái "Tôi" trữ tình là gì?
Thơ ca muôn đời là tấm gương phản chiếu, là tấc lòng của thi nhân. Ở đó,
nhà thơ có thể bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc của tâm trạng, những cảm nhận về
thiên nhiên, con người và cuộc sống. Trong thơ xưa, cảm xúc của các nhà thơ

thường bị bó buộc theo những quy tắc gò bó cho nên bản ngã của các nhà thơ
dường như bị thủ tiêu. Cái tôi cá nhân ít có điều kiện được bộc lộ hoặc có có thì
cũng chỉ bộc lộ một cách dè dặt ở giai đoạn sau như trong thơ của Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,...
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cái tôi bắt đầu được thể hiện một cách rõ
nét hơn như Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu là người dạo lên những nốt nhạc đầu
tiên "mở đầu cho cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa". Thơ Tản Đà bùng lên
khát vọng thiết tha, "nỗi khát vọng thoát li ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, khô
3


khan của khuôn sáo". Tuy nhiên sự trỗi dậy của cái tôi trữ tình thật sự rõ nét phải
bắt đầu từ thế kỷ XX mà đặc biệt ở phong trào thơ Mới thì cái "Tôi" trữ tình rộ
lên một cách mãnh liệt.
Cái "Tôi" trữ tình là sự thể hiện nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và
con người thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một
thế giới tinh thần độc đáo mang tính thẩm mỹ nhằm truyền đạt tinh thần đến
bạn đọc.
2.1.2. Cái "Tôi" trữ tình trong thơ Mới:
Trong sự đụng độ lịch sử với văn hoá, văn học Phương Tây, thơ Mới ra đời
đã mang theo cái tôi cá nhân mà trước đó chưa từng có: "Ngày thứ nhất - ai biết
đích ngày nào - chữ Tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực sự bỡ ngỡ. Nó
như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm cá nhân chưa từng
thấy ở xứ này". Như vậy thơ mới đã tạo nên một bước ngoặt trong thi pháp và tư
duy thơ, làm xuất hiện nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo: "Chưa bao giờ
người ta thấy xuất hiện cùng một lần hồn thơ mở rộng như Thế Lữ, mơ màng
như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược
Pháp, ảo não như Huy cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên
và thiết tha rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu".
Khi xuất hiện, cái "Tôi" trữ tình trong thơ Mới đã làm thay đổi diện mạo

văn học nhưng ngay từ khi mới ra đời, cái tôi ấy là cái tôi tiểu tư sản xa rời quần
chúng nên nó rơi vào tình trạng cô đơn không lối thoát. Với thái độ thoát li hiện
thực và triết lí sống chủ nghĩa cá nhân, các nhà thơ mới càng ngày càng đi vào
con đường bế tắc: " Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm
bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn như
thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thưở trước". Vì cô đơn nên cái
Tôi đã tự tìm cho mình một lối thoát: "Thế Lữ thoát lên tiên hoặc mơ ước hình
ảnh người chinh phu dấn bước truân chuyên khắp hải hồ; Huy Thông đi tìm
những giấc mộng anh hùng trong lịch sử; Xuân Diệu mê man trong tình yêu say
đắm; Thâm Tâm ấp ủ giấc mộng người li khách; Huy Cận đi vào vũ trụ trăng sao
còn Lưu Trọng Lư ngoảnh mặt lại với mọi đau khổ để hướng cái nhìn vào một
thế giới mơ màng".
Trốn vào tình yêu là con đường phổ biến của cái Tôi trong thơ Mới. Tình
yêu là nguồn cảm hứng, một cuộc tìm kiếm, một trò chơi ú tim. Rất nhiều bài
thơ của Hàn Mạc Tử gắn với tên tuổi của Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Thương
Thương; Lưu Trọng Lư cũng cho rằng tác phẩm của mình có bóng dáng của
người đàn bà. Còn trong thơ Huy Cận, tình yêu như suối, phảng phất đôi chút
thần tiên, mơ mộng. Nhưng có lẽ trong các nhà thơ Mới, Xuân Diệu là người đi
sâu vào thế giới của yêu đương. Chính lòng say mê rạo rực, khát vọng sống dào
dạt đã tạo ra cái Tôi riêng rất Xuân Diệu.
2.1.3. Cái Tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu:
Thơ ca muôn đời luôn là sự bộc lộ cảm xúc của chủ thể trữ tình trước cuộc
đời: "Mây gió cỏ hoa xinh tươi kì diệu đến đâu hết thảy cũng đều tự trong lòng
mình mà ra" (Ngô Thì Nhậm). Phong trào thơ Mới ra đời đã khẳng định được
cái Tôi cá nhân, trong đó, Xuân Diệu được xem là người phát ngôn đầy đủ nhất
cho tư tưởng cá nhân: "Không triền miên trong sầu mộng như Lưu Trọng Lư,
4


không ấp ủ nhiều giấc mộng chinh phu như Thế Lữ hay hoài vọng xa xăm như

Huy Thông". Ở Xuân Diệu, cái Tôi được ý thức sâu sắc, mới mẻ, nó mạnh dạn
bày tỏ những tâm tư thầm kín, những xúc cảm yêu đương, những hoài vọng
hưởng thụ cuộc đời trần thế. Cái Tôi trong thơ Xuân Diệu không hề ngần ngại
phô bày một cách trực tiếp qua niềm khát khao giao cảm với thiên nhiên, cuộc
đời trần thế.
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2. 1. Thực trạng chung.
Ngày nay, xu thế chung của xã hội là phát triển các ngành khoa học kĩ thuật.
Dưới mái trường phổ thông, các em học sinh thường chú trọng đến bộ môn khoa
học tự nhiên hơn là bộ môn khoa học xã hội. Dù hôm nay môn Ngữ văn rất quan
trọng với kỳ thi vượt cấp và kỳ thi tốt nghiệp quốc gia nhưng đại đa số học sinh
vẫn chưa quen với sự ngang hàng giữa bộ môn khoa học xã hội với bộ môn khoa
học tự nhiên. Trường THPT nơi tôi đang công tác đi từ trường Bán công lên
Công lập nên tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao so với trường bạn. Đa số học sinh
dự tuyển vào trường có học lực từ khá trở xuống nên có nhiều hạn chế trong học
tập. Dù có những học sinh vốn có năng khiếu về văn học, yêu thích văn chương
nhưng vẫn vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận với bộ môn khoa học giàu tính
nhân văn này. Bởi vậy, mỗi giờ học văn diễn ra trong tâm thế còn thờ ơ đón
nhận của học sinh và trong nỗi niềm trăn trở của người thầy.
2.2. 2. Thực trạng đối với giáo viên
Trong đổi mới phương pháp dạy học văn, người giáo viên nhất thiết phải
chú trọng dạy theo thể loại. Dạy thơ trữ tình phải dạy cho ra được tâm trạng,
cảm xúc, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh chứa đựng trong tác phẩm. Dạy tác
phẩm tự sự phải quan tâm tới nhân vật, cốt truyện, chi tiết đặc sắc. Dạy tác phẩm
kịch phải chú ý tới xung đột kịch thể hiện qua mâu thuẫn trong ngôn ngữ, hành
động của từng nhân vật.
Đến với "Vội vàng" của Xuân Diệu - một thi phẩm tiêu biểu cho phong
trào thơ Mới dù rất nhiều sách báo và tiểu luận viết về thi phẩm nhưng mỗi
công trình đi theo một hướng tiếp cận mới. Tiếp cận văn bản "Vội vàng" theo
hướng bàn về cái "Tôi" trữ tình còn đang là vấn đề khó khăn đối với giáo viên

phổ thông hiện nay. Đây là hướng tiếp cận đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức
sâu rộng và cách cảm nhận tinh tế để chỉ ra cái "Tôi" trữ tình cũng như đặc điểm
của cái "Tôi" trữ tình và những phương thức biểu hiện của cái "Tôi" trữ tình đó.
2.2. 3. Thực trạng đối với học sinh
Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám góp phần lớn vào sự thành công
của phong trào thơ Mới. Xuân Diệu mang theo nguồn cảm hứng yêu đời, dào dạt
chưa từng có. Mỗi thi phẩm của ông đều thổi bùng lên khát vọng sống, khát
vọng hưởng thụ. "Vội vàng" là thi phẩm không nằm ngoài cảm xúc đó. Khi học
đến "Vội vàng" của Xuân Diệu, học sinh đều cho rằng tác phẩm hay nhưng tiếp
nhận quả là vấn đề khó khăn. Việc tiếp cận một thi phẩm thơ đã khó đây lại là
thi phẩm nổi tiếng của một cây bút tài năng.
Trước thực trạng này, chúng ta cần phải tìm cách làm xích lại gần hơn nữa
giữa đối tượng khám phá với đối tượng tiếp nhận. Điểm tương đồng, sự gặp gỡ
5


giữa chủ thể trữ tình trong bài thơ với người đọc chính là sự khẳng định cái tôi
tài hoa nghệ sĩ của một tâm hồn đầy yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, cuộc sống con người giữa trốn trần gian lặng lẽ này.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của cái "Tôi" trữ tình trong thơ
Xuân Diệu:
Đó là cái tôi trữ tình luôn khao khát giao cảm với thiên nhiên, tình yêu, cuộc
sống: Thế Lữ từng nhận xét: "Xuân Diệu là người sinh ra để mà sống", "Sống
đến cuống quýt, vội vàng để tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình" (Hoài
Thanh):
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
(Giục giã)
Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu là thế giới với biết bao sự vận động đa

dạng của cảm xúc:
Là thi sĩ nghĩa là du với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
(Cảm xúc)
Xuân Diệu luôn khao khát được sống mãi với mùa xuân, tình yêu và tuổi
trẻ. Xuân trong thơ Xuân Diệu ngồn ngộn hương xuân, tình xuân:
Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đã đến lâu rồi
(Nguyên Đán)
Bên cạnh thơ viết về Xuân, Xuân Diệu còn để lại những vần thơ viết về
mùa Thu rất riêng biệt. Khả năng hoá thân của nhà thơ vào thiên nhiên, cỏ cây,
hoa lá mùa Thu hết sức tinh tế:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới)
Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu không còn là những vật vô tri, vô
giác mà nó trĩu nặng tâm tư hoặc tưng bừng sức sống. Là một hồn thơ nhạy cảm,
tinh tế, thi nhân đã đón nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan:
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
(Đây mùa thu tới)
Ở Xuân Diệu còn là cái tôi khao khát tình yêu và sự sống. Không phải
ngẫu nhiên Xuân Diệu được xem là "Thi sĩ của tình yêu", và "nhà thơ tình kiệt
xuất" (Lê Đình Kỵ). Bản thân Xuân Diệu từng nói: "Đặc sản của tôi là thơ tình".

6


Xuân Diệu mang trong mình niềm ao ước được tận hưởng mọi vẻ đẹp của đời
sống trần thế nên nhà thơ chọn tình yêu để gửi gắm niềm yêu đời, khát vọng
sống, khát vọng yêu đương nồng nàn tha thiết:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
(Bài thơ tuổi nhỏ).
Xuân Diệu xem tình yêu như một lẽ sống. Tình yêu vừa có cái cao khiết
của tâm hồn vừa có cái cường tráng lành mạnh của nhục thể. Đó là tình yêu của
con người giữa cuộc đời chứ không còn là thứ tình yêu sách vở nên nó mãnh
liệt, vồ vập, cuống quýt:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho đi nhiều nhận chẳng được bao nhiêu
Người ta nỡ phụ tình trong chốc lát
(Yêu)
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt
Hãy khăng khiết những cặp môi gắn chặt
(Xa cách)
Những con người yêu tha thiết, yêu đến độ cuồng si ấykhông phải lúc nào
cũng tìm được vô biên, tuyệt đích. Xuân Diệu tự ví mình như kẻ "dấu sẵn một
linh hồn hiu quạnh" để nhiều lúc nhận ra sự hờ hững giữa cuộc đời giống như
"chiếc thuyền không bến đỗ", bơ vơ như con chim không tổ, yêu điên cuồng mà
chỉ nhận khổ đau:
Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai
(Nước đổ lá khoai)
Dù vui hay buồn, thơ Xuân Diệu đều là tiếng lòng của một trái tim nồng

nàn, tha thiết với tình yêu cuộc sống trần thế:
Trời cao trêu nhử chén xanh êm
Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm
Nên lúc môi ta gần miệng thắm
Trời ơi ta muốn uống hồn em
(Vô biên)
Thơ Xuân Diệu còn là thơ của cái "Tôi" trữ tình buồn, cô đơn. Đây là thứ
tâm bệnh chung của chủ nghĩa lãng mạn. Thơ Mới cũng không nằm ngoài quỹ
đạo ấy. Bất lực và bế tắc trước hoàn cảnh thực tại, các nhà thơ lãng mạn chỉ biết
lẫn trốn vào cái "Tôi" cá nhân và làm ngơ trước những biến động của đời sống
xã hội. Cách giải quyết ấy càng khiến họ rơi vào bi kịch: "Ta thoát lên tiên cùng
Thế Lữ, ta phiêu lưu trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn
Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép,
tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn
trở về hồn ta cùng Huy Cận" (Hoài Thanh). Hồn thơ Xuân Diệu cũng không
tránh được nỗi buồn và sự cô đơn ấy. Vốn là một tâm hồn đa cảm, không ảo não
như Huy Cận, không lâm vào số phận đau đớn như Hàn Mặc Tử, không tuyệt
vọng như Vũ Hoàng Chương,... thơ Xuân Diệu vừa đắm đuối nồng nàn nhưng
7


cũng không ngăn cản được cảm giác "buồn tịch mịch ngay trong những điều ấm
nóng, reo vui" (Thế Lữ):
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn
(Chiều)
Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh
(Tương tư chiều)
Là người tha thiết với cuộc đời, với tình yêu nhưng hơn hết càng khăng khít

gắn bó càng thấy mình cô đơn. Cô đơn bao giờ cũng buồn nhưng buồn chưa hẳn
đã cô đơn. Nỗi buồn có thể chia sẻ nhưng nỗi cô đơn thì không thể chia sẻ. Mặc
cho nỗi cô đơn dù lớn đến mấy cũng không đưa Xuân Diệu đến chỗ bi quan, bế
tắc. Người đọc vẫn cảm nhận được trong hồn thơ Xuân Diệu một cái tôi cá nhân
với khát vọng sống mãnh liệt, càng bị từ chối càng bám chặt vào cõi nhân gian:
Mau với chứ vội vàng lên với chứ
Em ơi em tình non sắp già rồi
(Giục giã)
2.3.2. Cái "Tôi" trữ tình trong bài "Vội vàng" - Xuân Diệu.
2.3.2.1. Cái "Tôi" tràn đầy cảm xúc lãng mạn:
Cái tôi đó được thể hiện qua cái nhìn đắm say cảnh vật đến độ:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Mong muốn "tắt nắng" và "buộc gió" để giữ màu, giữ hương đất trời, cuộc
sống. Xuân Diệu có khát vọng ngông cuồng, cháy bỏng này bởi dường như thi sĩ
đắm đuối nhận ra trong đất trời có cả sắc hương tình tứ của lứa đôi: ong bướm
tuần tháng mật, yến anh khúc tình si, mỗi sớm mai thần vui hằng gõ cửa, tháng
giêng ngon như một cặp môi gần. Tất cả như mời gọi trái tim thi sĩ si tình.
2.3.2.2. Cái "Tôi" rất mới mẻ trong quan niệm thẩm mỹ, thời gian, tuổi trẻ, hạnh
phúc, tình yêu.
Với cặp mắt xanh non, biếc rờn, Xuân Diệu phát hiện ra thiên đường trên
mặt đất, tồn tại ngay trong tầm tay, ngay trong hiện tại:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si.
Khám phá thiên đường tồn tại ngay giữa trần gian, ngay trong hiện tại như
là một thông điệp đến mỗi chúng ta hãy biết hưởng thụ chính đáng những gì mà

cuộc sống trần gian ban tặng, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình.
Xuân Diệu không chỉ khám phá ra thiên đường trên mặt đất mà ông còn
khẳng định vị chúa tể của thiên đường ấy là con người. Xuân Diệu nhìn con
người giữa trần thế và tình yêu là chuẩn mực cho cái đẹp nơi trần thế:
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
8


Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Thi sĩ lấy tuổi trẻ làm thước đo của thời gian. Mà trong quan niệm của nhà
thơ, thời gian một đi không trở lại, thời gian mất mát. Trong quan niệm ấy, Xuân
Diệu khẳng định: Thời gian quý giá nhất của đời người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn
nhất của của tuổi trẻ là được sống, được yêu:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
Đây là quan niệm mới mẻ, tích cực về nhân sinh thấm đẫm tinh thần nhân
văn sâu sắc.
2.3.2.3. Cái "Tôi" ý thức cá nhân mạnh mẽ: ham sống, yêu đời, khát khao giao
cảm với đời mãnh liệt:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
2.3.2.4. Cái "Tôi" độc đáo thể hiện qua hình thức nghệ thuật: Thể thơ, giọng
điệu, hình ảnh, từ ngữ,....
Thể thơ trữ tình tự do giúp cho cách thể hiện nội dung cảm xúc theo cái
"Tôi" trữ tình khi vui, khi suy tư, lúc hối hả, giục giã,...
Xuất hiện những hình ảnh thơ mới mẻ: "Và này đây ánh sáng chớp hàng
mi", "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần",...đầy cảm giác, những từ ngữ
đầy táo bạo: "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"; nhiều điệp từ, điệp ngữ,
điệp cú pháp: "Tôi muốn", "này đây", "của này đây",....tạo nên giọng điệu thơ
dồn dập, hối hả, cuồng nhiệt như mong mỏi của chính cái "Tôi" trữ tình vậy.
2.3.3. Kiểm định qua bài dạy cụ thể:
Tiết: 78- 79:

VỘI VÀNG
- Xuân Diệu -

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
1.Kiến thức:
9


- Giúp HS cảm nhận nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ và một quan niệm sống yêu
đời, khao khát giao cảm, cống hiến của Xuân Diệu.
- Hoàn thiện chân dung một nhà thơ với phong cách nghệ thuật độc đáo.

2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống
hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
Từ đó có thể hình thành cho HS những năng lực sau: Năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản
thân, năng lực cảm thụ văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK Ngữ văn 11.
- Tư liệu văn học.
- Thiết kế bài học.
- Giáo án.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận
nhóm.
- Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập
- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc hiểu.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Mức độ cần đạt.
Tiết 78
* Hoạt động 1.
I. Ti8ểu dẫn.
- HS đọc phần tiểu dẫn SGK và tóm 1.Tác gia Xuân Diệu.
tắt nội dung chính.
- Tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh năm

1916, mất năm 1985
- PhÇn tiÓu dÉn tr×nh bµy - Quê quán.
nh÷ng néi dung chÝnh nµo ? - Cuộc đời và sự nghiệp.
- Một số tác phẩm tiêu biểu.
Chú ý một số điểm về cuộc đời tác
giả: Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong,
là con vợ lẽ, đẹp trai, đa tình, đa tài.
Trước cách Mạng là thành viên
nhóm Tự lực văn đoàn. Sau cách Mạng
là một trong những nhà thơ hàng đầu
của thơ ca Việt Nam hiện đại. Là người
lao động sáng tạo nghệ thuật cần cù, sự
nghiệp văn học phong phú đa dạng.
10


Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà
nghiên cứu phê bình, nhà dịch thuật,
nhà van hoá lớn của Việt Nam thế kỷ
XX.
Xuân Diệu là nhà thơ : "mới nhất
trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh).
Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, bền
bỉ, có đóng góp lớn trên nhiều lĩnh vực
đói với nền văn học hiện đại Việt Nam
2. Bài thơ: Vội vàng.
- Trích từ tập thơ đầu tay: Thơ thơ
(1938), một trong những bài thơ tiêu
biểu nhất của Xuân Diệu trước cách
Mạng tháng Tám.

- Bài thơ được làm theo thể thơ trữ tình
tự do

* Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn 1- 2 HS đọc diễn
II. Đọc - hiểu văn bản
cảm bài thơ.
1. Đọc.
- Sau đó GV nhận xét và đọc lại.
2. Giải thích từ khó.
- SGK
- Có thể chia bài thơ mấy đoạn? Nội 3. Bố cục.
- Chia 4 đoạn:
dung từng đoạn?
+ Đoạn 1: 4 câu đầu: Ước muốn kì lạ.
+ Đoạn 2: 9 câu tiếp: Cảm nhận thiên
đường trên mặt đất.
+ Đoạn 3: 17 câu tiếp theo: Lý lẽ về
tình yêu, tuổi trẻ, mùa xuân, hạnh phúc.
+ Đoạn 4: Còn lại: Sự đắm say đến
cuồng nhiệt khi tận hưởng hạnh phúc
của tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế.
4. Nội dung và nghệ thuật của văn bản.
4.1. Đoạn 1: Bốn câu thơ đầu: Cái
"Tôi" tràn đầy cảm xúc lãng mạn:
- Cái tôi đầy cảm xúc lãng mạn được - Cái tôi đó được thể hiện qua cái nhìn
đắm say cảnh vật đến độ:
thể hiện như thế nào ở 4 câu thơ
- Xuất hiện niềm ước muốn kì lạ, vô lí:
đầu?

+ Tắt nắng
- Em có nhận xét gì về niềm ước
muốn của tác giả qua 4 câu thơ đầu? + Buộc gió
-> Mục đích: Giữ lại sắc màu, mùi
- Mục đích và thực chất trong cách
nói bộc lộ niềm ước muốn ấy là gì? hương.
-> Thực chất: Sợ thời gian trôi chảy,
muốn níu kéo thời gian, muốn tận
hưởng mãi hương vị của cuộc sống.
- Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng
11


- Nhận biết các giá trị nghệ thuật có
trong 4 câu thơ đầu

-HS đọc đoạn 2:
Trao đổi thảo luận nhóm; GV hướng
dẫn HS tìm hiểu nội dung
- Nhóm 1: Cảm nhận chung của em
khi đọc đoạn thơ? Nhận xét hình
thức, kết cấu so với đoạn 1?

- Nhóm 2: Những hình ảnh, màu
sắc, âm thanh trong đoạn thơ đều có
đặc đểm gì?

- Nhóm 3: Tìm các giá trị nghệ thuật
có trong đoạn thơ? Câu thơ nào theo
em là mới mẻ, hiện đại nhất? Vì sao?


-Nhóm 4: Cảm xúc trước thiên
nhiên, cuộc sống con người nó
chứng tỏ quan niệm sống của Xuân
Diệu như thế nào? Hiểut hai câu cuối
đoạn thơ như thế nào?

như lời khẳng định, cố nén cảm và ý
tưởng.
- Điệp ngữ: Tôi muốn/ tôi muốn thể
hiện một cái tôi cá nhân khao khát giao
cảm yêu đời đến tha thiết.
4.2.Đoạn 2: Chín câu thơ tiếp: Cái
"Tôi" rất mới mẻ trong quan niệm thẩm
về hạnh phúc, tình yêu:
- Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ
dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên
đường chính ngay trên mặt đất, ngay
trong tầm tay của mỗi chúng ta.
- Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung:
+ đồng nội xanh rì
+ cành tơ phơ phất
+ ong bướm
+ hoa lá
+ yến anh
+ hàng mi chớp sáng
+ thần vui gõ cửa
Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống,
thiên nhiên qua con mắt yêu đời của
nhà thơ đã trở thành chốn thiên đường,

thần tiên.
- Nhịp thơ nhanh, gấp; điệp từ: Ngạc
nhiên, vui sướng, như trình bày, mời
gọi chúng ta hãy thưởng thức.
- So sánh cuộc sống thiên đường như
người đang yêu, như tình yêu đôi lứa
đắm say, tràn trề hạnh phúc.
- Tháng giêng ngon như một cặp môi
gần: so sánh mới mẻ, độc đáo và táo
bạo gợi cảm giác liên tưởng, tưởng
tượng rất mạnh về tình yêu đôi lứa,
hạnh phúc tuổi trẻ.
- Thiên đường trên mặt đất là mùa xuân
và tuổi trẻ. Yêu cuộc sống đến cuồng
nhiệt bởi cảm nhận được cuộc sống trần
thế cái gì cũng đẹp, cũng mê say, đầy
sức sống. Đây là lí do muốn níu kéo sự
trôi chảy của thời gian.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng
thống nhất qua hệ thống từ ngữ: Sung
sướng với vội vàng: Muốn sống gấp,
sống nhanh, sống vội vàng tranh thủ
12


thời gian.
Có thể thấy: trong cách nhìn của
Xuân Diệu, hạnh phúc tồn tại quanh ta,
lôi cuốn ta phải sống khẩn trương, vội
vàng.

4.3.Đoạn 3: Mười bảy câu thơ tiếp:
Cái "Tôi" mới mẻ trong quan niệm thời
gian, tuổi trẻ, hạnh phúc và tình yêu:
- Xuân Diệu đưa tiêu chuẩn: Con người
Tiết 79
ở tuổi trẻ là vẻ đẹp chuẩn mực trên thế
*Hoạt động 1:
Thảo luận nhóm. GV chuẩn xác kiến gian. Nhưng đời người có hạn, thời
gian một đi không trở lại, thế giới luôn
thức.
- Nhóm 1: Tìm hệ thống tương phản luôn vận động:
thể hiện tâm trạng tiếc nuối của tác + Xuân tới - xuân qua
+ Xuân non - xuân già
giả về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu?
+ Xuân hết - tôi mất
+ Lòng rộng - đời chật.
Một hệ thống từ ngữ tương phản để
khẳng định một chân lí: Tuổi xuân
không bao giờ trở lại, phải biết quý
trọng tuổi xuân.

- Nhóm 2: Hình ảnh thiên nhiên
được miêu tả như thế nào? Có gì
khác với cảm nhận tronbg khổ thơ
trên?

- Nhóm 3: Giải thích ý nghĩa của
những điệp từ và những quan hệ từ
có trong đoạn thơ?


- Người buồn -> cảnh buồn:
+ Năm tháng... chia phôi
+ Sông núi ... tiễn biệt
+ Gió ... hờn
+ chim .... sợ
-> Nói thiên nhiên nhưng là nói lòng
người: tâm trạng lo lắng, buồn bã, tiếc
nuối khi xuân qua:
+ Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều
hôm: vẫn trẻ trung, vẫn đủ sức sống,
cống hiến tuổi xuân cho cuộc đời.
- Điệp từ: Nghĩa là...: Định nghĩa, giải
thích, mang tính khẳng định tính tất yếu
qui luật của tự nhiên.
- Kết cấu:
Nói làm chi... nếu...còn...nhưng chẳng
còn... nên....; điệp ngữ: phải chăng... là
sự lí lẽ, biện minh về chân lí mà nhà
thơ đã phát hiện ra.
Muốn níu kéo thời gian nhưng
không được. Vậy chỉ còn cách là hãy
sống cao độ giây phút của tuổi xuân.
13


* Hoạt động 2:
HS đọc đoạn cuối; trao đổi cặp; GV
chuẩn xác kiến thức:
- Tâm trạng Xuân Diệu được bộc lộ
qua hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu

nào trong đoạn thơ?

- Phân tích tác dụng của các điệp từ,
điệp ngữ?

- Phân tích ý nghĩa của các động từ?
Từ chỉ mức độ?
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em

4.4. Đoạn 4: Chín câu thơ cuối: Cái
"Tôi" ý thức mạnh mẽ: ham sống, yêu
đời, khát khao giao cảm với đời mãnh
liệt:
- Lời giục giã hãy sống vội vàng, hãy ra
sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình
yêu đắm say, cuồng nhiệt, hết mình.
- Bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát
hoà nhâp với thiên nhiên và tình yêu
tuổi trẻ.
- Điệp từ: và... cho...: cảm xúc ào ạt,
dâng trào.
- Điệp ngữ: Ta muốn: bộc lộ sự ham hố

yêu đời, khao khát hoà nhập với thiên
nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
- Tôi đến Ta: sự hoà nhập đồng điệu
trong tâm hồn thơ mang tính phổ quát.
- Nghệ thuật vắt dòng với 3 từ "và" thể
hiện sự mê say vồ vập trước cảnh đẹp,
tình đẹp.
- Động từ:
ôm...riết...say...thâu...hôn...cắn..: diễn tả
mức đọ cảm xúc tăng dần, mạnh dần
làm mê đắm, cuồng nhiệt.
- Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng...đã
đầy...no nê...: Sự hoà nhập của một sức
sống nồng nàn, mê say.
Có thể thấy: Sống vội vàng, cuống
quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm
thưeờng, thụ động mà đó là cách sống
biết cống hiến, biết hưởng thụ. Đây là
quan niệm nhân sinh tích cực.
* Tóm lại:
Một quan niệm sống nhân văn cao
đẹp, một trái tim sôi nổi, trẻ trung, khát
vọng hưởng thụ và cống hiến cho đời.
Xuân Diệu đãc khẳng định được cái
"Tôi" .trong quan hệ gắn bó với đời.
III. Tổng kết.
- SGK

* Hoạt động 3:
HS đọc ghi nhớ SGK

14


E. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
1. Củng cố:
Những nét mới của Xuân Diệu trong quan niệm về tuổi trẻ, tình yêu?
2. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ
- N¾m néi dung bµi häc.
2.4. Hiệu quả của SKKN với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp,
nhà trường:
2.4.1. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam từng phát biểu:
".... trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như
thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ
rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông,
trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như
Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân
Diệu".
Quả thật tiếng nói trong thơ Mới là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc,
là sự khẳng định của cái "Tôi" với muôn hình vạn trạng: cái Tôi đắm say với
cuộc đời, cái Tôi ngất ngây yêu, cái Tôi bơ vơ sầu buồn,.... Bạn đọc bắt gặp ở
thơ Mới sự phá vỡ khuôn khổ của thể thơ, dòng thơ, từ ngữ, hình ảnh, tiếp biến
đầy sáng tạo các thành tựu của văn học phương Tây kết hợp với truyền thống, ý
thức dân tộc làm nên cuộc cách mạng vĩ đại cho thơ ca.
Xuân Diệu là một trong những tác giả tiêu biểu của phong trào thơ Mới.
Khi áp dụng đề tài: "Cái Tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng"
chúng ta không chỉ đến với một trào lưu thơ lớn, đặc sắc làm nên một thời đại
văn học dân tộc mà còn đến với những gì tinh hoa, tinh tuý nhất của thời đại.
Tìm hiểu một cây bút có sức hút lớn, một thi phẩm có giá trị như bài thơ "Vội

vàng", thực chất chúng ta đang hướng bạn trẻ tìm về với những giá trị nhân văn
đẹp đẽ của con người. Đề tài định hướng đến một quan niệm nhân sinh tích cực,
mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho nên có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp
giáo dục hôm nay.
2.4.2. Hiệu quả của SKKN đối với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.
Xuân Diệu "ông hoàng của thơ tình yêu"; thi sĩ đã làm say mê bao bạn đọc
bằng những bài thơ tình đắm đuối. Sức hấp dẫn trong thơ Xuân Diệu là cái náo
nức, cái xôn xao, cái đắm say với đời của tâm hồn trẻ trung khao khát sống trọn
vẹn.
"Vội vàng" đi từ quan niệm về mùa xuân - tình yêu - tuổi trẻ - cuộc đời.
Điều đó đem lại một cảm quan đẹp, rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, trào
dâng và rất lôi cuốn, hấp dẫn. Việc tiếp cận thi phẩm hay nhưng sẽ rất khó nếu
người thầy không có cách tiếp cận thích hợp. Phần lớn do tâm lí hay nhưng khó
nên giáo viên trong hai tiết dạy còn chưa chú trọng đến hướng tiếp cận tác
phẩm. Đi từ phương diện cái "Tôi" trữ tình, tôi mong muốn mở ra hướng mới dễ
tiếp cận thi phẩm "Vội vàng".
15


Tiếp cận thi phẩm "Vội vàng" theo hướng này tại các lớp tôi trực tiếp
giảng dạy của trường PTTH Lê văn Linh, tôi đã thu được kết quả khả quan:
- Học sinh các lớp sau khi được áp dụng hướng tiếp cận đều có thái độ
hứng thú, tích cực hơn trong giờ học Ngữ văn.
- Học sinh tiếp cận văn bản có độ hiểu bài sâu, phong phú và biết liên hệ
bản thân theo cái Tôi tích cực, cái Tôi nhân văn của nhân vật trữ tình.
- Học sinh có thái độ, tư tưởng, tình cảm đúng đắn hơn với môn học và có
ý thức trách nhiệm về bổn phận hơn với cuộc đời .
Sau khi tham gia dự giờ, thăm lớp áp dụng đề tài, đồng nghiệp cảm thấy
hứng thú hơn với tiết giảng văn tác phẩm trữ tình. Tôi thiết nghĩ trong dạy học,
đặc biệt dạy học môn Ngữ văn, người thầy nên chủ động tìm ra hướng khai thác

mới giúp học sinh tiếp cận bài học một cách chính xác, khoa học, dễ dàng.
2.4.3. Kết quả kiểm nghiệm
Với phương pháp trên, tôi thực hiện ở các lớp: 11A, 11C tại trường THPT
nơi tôi đang công tác năm hoc 2015 - 2016. Học sinh được kiểm tra trắc nghiệm
khách quan dạng câu hỏi "có hoặc không?": Anh/ chị có thích học bài thơ "Vội
vàng" của Xuân Diệu không? Kết quả như sau:

Lớp

Tổng số
Có hứng thú
Không hứng thú
học
Số học sinh
Tỉ lệ %
Số học sinh
Tỉ lệ %
sinh
11A
40
36
90%
4
10%
11C
40
38
95%
2
5%

Còn với câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng như: Hãy trình bày cảm nhận của
anh/ chị về cái Tôi trữ tình qua bài thơ Vội vàng? Kết quả như sau:
Lớp

11A
11C

Tổng
số
học
sinh
40
40

Giỏi
Khá
TB
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
học %
học
%
học
%
sinh
sinh
sinh

4
10
25
62,5
11
27,5
6
15
27
67,5
7
17,5

Yếu
Số
Tỉ lệ
học
%
sinh
0
0
0
0

Như vậy, dạy học theo hướng tiếp cận từ cái Tôi trữ tình đã tạo ra hứng thú và
hiệu quả hơn trong việc tiếp nhận và lĩnh hội ý nghĩa tác phẩm.

16



3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
- Cái Tôi trữ tình là một khái niệm cơ bản của việc nghiên cứu đặc trưng thể
loại thơ trữ tình. Cái Tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần mang
giá trị tư tưởng. Cái Tôi trữ tình không chỉ là cá nhân mà còn có khả năng khái
quát một thời đại. Tìm hiểu cái Tôi trữ tình trong thơ thực chất chúng ta đã
khẳng định lại thành tựu to lớn của thể loại trữ tình.
- Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Xuân Diệu thể hiện một bản lĩnh nghệ thuật tầm
cỡ. Ông được đánh giá là một trong ba nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam
hiện đại (Xuân Diệu - Tố Hữu - Chế Lan Viên). Là nhà thơ nhạy cảm với đời, ý
thức trách nhiệm với thơ, với nghệ thuật, Xuân Diệu thực sự là cây đại thụ của
nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều thi phẩm của Xuân Diệu được đưa vào
chương trình THPT để giảng dạy và học tập. Một trong những thi phẩm đó phải
kể tới "Vội vàng". Tìm hiểu thi phẩm "Vội vàng", tôi thấy, cái Tôi trữ tình có vị
trí quan trọng trong tác phẩm. Tìm hiểu cái Tôi trữ tình thực chất là tìm hiểu
phương thức biểu hiện. Mà phương thức biểu hiện chính là phương hướng tiếp
cận với thế giới nghệ thuật riêng nhằm hiểu rõ hơn về bút pháp và phong cách
của Xuân Diệu.
- Sự thành công của một nhà văn, nhà thơ không phải chỉ ở số lượng tác
phẩm mà còn ở chính giá trị mà tác phẩm mang lại. Xuân Diệu đã tiếp nối
những tinh hoa văn học truyền thống và với cá tính sáng tạo riêng, nhà thơ đã
góp vào vườn hoa thơ của dân tộc một tiếng nói riêng, hấp dẫn qua cách thể hiện
các cung bậc cảm xúc của cái Tôi. Với sự thể hiện của cái Tôi mạnh mẽ, độc
đáo, thơ Xuân Diệu nói chung, thi phẩm "Vôi vàng" nói riêng đã dũng cảm băng
mình vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian bằng chính sức lực của nó.
- Mặt khác, để việc tiếp thu của học trò có chất lượng và hứng thú hơn nữa,
mỗi bài học cũng cần tìm ra hướng tiếp cận riêng, độc đáo. Bởi lẽ, mỗi tác phẩm
văn học ở thời kì nào đều chứa đựng một thông điệp thẩm mĩ giàu tính hiện đại,
giàu giá trị nhân văn. Thi phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu thể hiện một quan
niệm nhân sinh tích cực, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc sẽ hướng bạn đọc nói

chung và học sinh nói riêng tới phong cách sống tích cực: sống là phải tận hiến,
tận hưởng, sống có bản lĩnh, có cá tính, ý thức rất rõ về bản thân bao hàm cả
những điều lí tưởng và trần tục;.... Nhiệm vụ của giáo viên là phải xích gần
khoảng cách giữa tác phẩm với người học. Có như vậy mỗi giờ học văn sẽ
không còn là sự thờ ơ đón nhận của học trò.
3.2. Đề xuất
Qua thực nghiệm giảng dạy, tôi có những đề xuất sau:
- Thể loại trữ tình là một thể loại rất khó tiếp cận mà trong chương trình
học của khối PTTH chiếm khá lớn về số lượng nên cần cho thầy cô giáo và các
em học sinh nắm vững thể loại này một cách cụ thể, sâu sắc. Muốn vậy, chúng ta
17


nên đưa khái niệm, đặc điểm của thể loại trữ tình vào chương trình dạy phân
môn đọc hiểu Ngữ văn SGK và SGV.
- Tài liệu thể loại trữ tình, các gương mặt tiêu biểu về thơ mới cũng như thi
phẩm "Vội vàng" trong nhà trường phổ thông còn ít, do đó, rất mong nhà trường
đầu tư hơn nữa về tư liệu cũng như sách tham khảo giúp giáo viên dạy tốt hơn
phần kiến thức này.
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại trường THPT,
tôi rất mong đồng nghiệp của mình có những hướng tiếp cận văn bản mới sao
cho đáp ứng được nhu cầu dạy học hiện nay cũng như giúp học sinh thật sự
hứng thú với việc học tập môn Ngữ văn.
Với đóng góp nhỏ trên, tôi mong rằng sẽ được đồng nghiệp tham khảo, góp
ý, giúp tôi hoàn thiện hơn nữa mảng đề tài này để tiết dạy 78, 79 "Vội vàng" có
hiệu quả hơn, thực sự đem lại hứng thú cho học trò.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hoá, ngày 26 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Ký tên

Trần Thị Sơn

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (ĐHSPKT TPHCM)
2. Giới thiệu một số phương pháp dạy học cải tiến (ĐHKHTN - ĐHQG
TPHCM)
3. Dạy học tích hợp (Nguyễn Thị Thúy Hồng - Bộ GD&ĐT)
4. Phương pháp dạy học hiện đại (NXB Giáo dục 2001)
5. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm (Bộ GD&ĐT - NXB Hà
Nội)
6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Bộ GD&ĐT - NXB Giáo dục.
7. Cấu trúc năng lực Văn - Giáo sư Phan Trọng Luận.
8. Dạy học Văn ở trường phổ thông (Nguyễn Thanh Hương - NXB ĐHQG Hà
Nôi 2001)
9. Phương pháp dạy học Văn (Phan Trọng Luận - NXB ĐHQG 1999)
10. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại (Nguyễn Viết Chữ
- NXB ĐHQG 2001)
11. Xuân Diệu về tác giả và tác phẩm, Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu
- NXB Giáo dục, 2001.
12. Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn hoá, 1988.
13. Phong cách cái Tôi trữ tình - Trần Đình Sử, tạp chí văn học số 1/83.

14. Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
NXB ĐHQG HN, 1997
15. Ngữ văn 11 - Tập 2 (NXB GD)
16. Để học tốt Ngữ văn 11 tập 2 - NXB Hà Nội 1997.
17. Sách GV Ngữ văn 11 tập 2 - NXBGD
17. Ngoài ra còn tham khảo một số SKKN của đồng nghiệp.

19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN LINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN DIỆU QUA
BÀI VỘI VÀNG”
(Chương trình Ngữ Văn 11 - Cơ bản)

Người thực hiện: Trần Thị Sơn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HOÁ, NĂM 2016

20


21




×