Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Định lượng geniposid và đánh giá tác dụng chống đột quỵ não của cao chiết quả dành dành ( gardenia jasminoides ellis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 59 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TỐNG THANH HUYỀN
MSV: 1201262

ĐỊNH LƯỢNG GENIPOSID
VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CHỐNG ĐỘT QUỴ NÃO
CỦA CAO CHIẾT QUẢ DÀNH DÀNH
(GARDENIA JASMINOIDES ELLIS)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
=====*o0o*o0o*o0o*=====

TỐNG THANH HUYỀN
MSV: 1201262

ĐỊNH LƯỢNG GENIPOSID
VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CHỐNG ĐỘT QUỴ NÃO
CỦA CAO CHIẾT QUẢ DÀNH DÀNH
(GARDENIA JASMINOIDES ELLIS)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. ThS. Phạm Thái Hà Văn


2. TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền
2. Viện Dược liệu

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại giảng đường Đại học Dược Hà Nội, em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
những người hướng dẫn trực tiếp đề tài khóa luận cho em:
ThS. Phạm Thái Hà Văn – Bộ môn Dược học cổ truyền - thầy đã tạo điều kiện
tối đa cho em được làm khóa luận tại Viện Dược Liệu và đóng góp những ý kiến
quý báu cho em hoàn thành khóa luận này.
TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng – Khoa Dược lý, sinh hóa Viện Dược Liệu - cô
luôn nhiệt tình chỉ bảo và tạo điều kiện tối đa cho em được trực tiếp tham gia thực
hiện các thử nghiệm dược lý.
TS. Hà Vân Oanh – Bộ môn Dược học cổ truyền - cô luôn hết lòng giúp đỡ em
từ lúc bắt đầu tới những lúc gặp khó khăn khi làm khóa luận.
TS. Lê Thị Xoan – Khoa Dược lý, sinh hóa Viện dược liệu – chị đã giúp đỡ em
trong các thử nghiệm dược lý, cũng như cho em những kinh nghiệm quý báu của
người đi trước để thực hiện đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ Khoa Dược lý, sinh hóa và Khoa Hóa
thực vật I - Viện Dược liệu đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và cho em những lời
động viên, khích lệ để em có thêm động lực hoàn thành khóa luận.
Em cũng chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể thầy cô
giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã trang bị cho em những kiến thức quý báu và
tạo điều kiện học tập tốt nhất cho em cho em trong 5 năm học qua.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn giúp đỡ và động viên em
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà nội, ngày 18 tháng 05 năm 2017
Sinh viên,
Tống Thanh Huyền


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………..………………………………………......…... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về đột quỵ não............................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm đột quỵ ................................................................................. 3
1.1.2. Phân loại ............................................................................................... 3
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ ................................................................................ 3
1.1.4. Cơ sở giải phẫu – sinh lý tuần hoàn não................................................. 4
1.2. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ ...................................................................... 6
1.2.1. Sinh lý bệnh đột quỵ thiếu máu cục bộ .................................................. 6
1.2.2. Mô hình đột quỵ thiếu máu não cục bộ .................................................. 8
1.2.3. Thuốc điều trị ...................................................................................... 10
1.3. Tổng quan về quả dành dành (Gardenia jasminoides Ellis) ........................ 11
1.3.1. Vị trí phân loại .................................................................................... 11
1.3.2. Mô tả cây dành dành ........................................................................... 12
1.3.3. Phân bố, sinh thái ................................................................................ 12
1.3.4. Thu hái, chế biến, bảo quản bộ phận dùng quả dành dành.................... 13
1.3.5. Thành phần hóa học của quả dành dành............................................... 13
1.3.6. Tác dụng dược lý ................................................................................. 15
1.3.7. Tính vị, công năng ............................................................................... 17
1.3.8. Công dụng ........................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 18



2.1.1. Nguyên liệu ......................................................................................... 18
2.1.2. Động vật thí nghiệm ............................................................................ 18
2.1.3. Hóa chất, trang thiết bị ........................................................................ 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 20
2.2.1. Định lượng geniposid trong cao chiết EtOH quả dành dành bằng phương
pháp HPLC ................................................................................................... 20
2.2.2. Đánh giá tác dụng dược lý ................................................................... 23
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ................................................. 30
3.1. Định lượng geniposid trong cao chiết EtOH quả dành dành. ....................... 30
3.1.1. Sắc ký đồ của mẫu chuẩn và mẫu thử. ................................................. 30
3.1.2. Kết quả định lượng geniposid mẫu chuẩn ............................................ 31
3.1.3. Kết quả định lượng geniposid trong cao chiết EtOH quả dành dành. ... 32
3.2. Đánh giá tác dụng chống đột quỵ não của cao chiết EtOH 50% quả dành
dành .................................................................................................................. 34
3.2.1. Tác dụng cải thiện tổn thương thần kinh của cao chiết quả dành dành
trên chuột phẫu thuật MCAO. ....................................................................... 34
3.2.2. Xác định mức độ nhồi máu não chuột bằng phương pháp nhuộm 2,3,5 triphenyltetrazolium chloride (TTC).............................................................. 37
BÀN LUẬN………………………………………………………………………..40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………47


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CCA

Common carotid artery (Động mạch cảnh chung)

ECA


External carotid artery (Động mạch cảnh ngoài)

ICA

Internal carotid artery (Động mạch cảnh trong)

MCA

Middle cerebral artery (Động mạch não giữa)

DD250

Lô chuột MCAO xử lý với mẫu thử liều 250 mg/kg
(Liều thấp)

DD500

Lô chuột MCAO xử lý với mẫu thử liều 500 mg/kg
(Liều trung bình)

DD1000

Lô chuột MCAO xử lý với mẫu thử liều 1000 mg/kg
(Liều cao)

FDA

Food and Drug Administration

ED50


Liều có hiệu quả (effective dose) trên 50% số con vật thí nghiệm

EtOH

Ethanol

MeOH

Methanol

HPLC

High Performance Liquid Chromatography
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)

i.v

Đường tiêm tĩnh mạch

p.o

Đường uống

MCAO

Middle cerebral artery occlusion
(Thuyên tắc động mạch não giữa)

tpA


Human tissue-type plasminogen activator

TTC

2,3,5 - triphenyltetrazolium chloride

v/v

Thể tích/thể tích

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hóa chất sử dụng trong đề tài ................................................................ 19
Bảng 2.2. Các lô chuột tiến hành thử tác dụng dược lý .......................................... 25
Bảng 3.1. Kết quả sự phụ thuộc giữa diện tích pic và nồng độ geniposid ............... 31
Bảng 3.2. Kết quả định lượng geniposid trong cao................................................. 33
Bảng 3.3. Điểm đánh giá tổn thương thần kinh ...................................................... 35
Bảng 3.4. Tỷ lệ % nhồi máu não chuột .................................................................. 37

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mô hình thiếu máu não ............................................................................ 9
Hình 1.2. Quả dành dành ....................................................................................... 11
Hình 1.3. Công thức cấu tạo của sắc tố gạch trong quả dành dành ......................... 13
Hình 1.4. Công thức cấu tạo của một số chất iridoid glycoside .............................. 14

Hình 2.1. Sợi monofilament có đầu silicon gây tắc mạch ....................................... 20
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu tác dụng dược lý của cao chiết EtOH
quả dành dành ....................................................................................................... 23
Hình 2.3. Quy trình phẫu thuật MCAO trên chuột ................................................. 27
Hình 3.1. Sắc ký đồ mẫu chuẩn geniposid ............................................................. 30
Hình 3.2. Sắc ký đồ mẫu thử.................................................................................. 30
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa tín hiệu đáp ứng (diện tích
pic) và nồng độ mẫu chuẩn geniposid .................................................................... 32
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn điểm tổn thương thần kinh ngày 6 ................................ 36
Hình 3.5. Hình ảnh đặc trưng lát cắt não của các nhóm chuột nghiên cứu khi nhuộm
bằng TTC. Vùng màu trắng chỉ vùng nhồi máu não ............................................... 38
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ % nhồi máu não chuột .......................................... 38

iii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ (stroke) hay tai biến mạch máu não (cerebrovascular accident) là nguyên
nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong top 10 nguyên nhân gây tử vong toàn cầu chỉ sau
nhồi máu cơ tim theo số liệu thống kê năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
[40], là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu ở người trưởng thành [38] và chiếm
khoảng 2 - 4% tổng chi phí chăm sóc y tế toàn thế giới [18]. Đột quỵ gồm 2 thể:
thiếu máu cục bộ não (ischaemic stroke) hay thuật ngữ lâm sàng là nhồi máu não
(infarction) và thể thứ hai là xuất huyết não (haemorragic stroke).
Tại Mỹ, cứ 40 giây lại có 1 trường hợp đột quỵ não cấp và cứ 4 phút lại có 1
trường hợp tử vong do đột quỵ não cấp. Mỗi năm, hơn 795.000 người Mỹ có cơn
đột quỵ, khoảng 610.000 trong số đó là mắc lần đầu hoặc mới mắc. Đột quỵ là
nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật, đột quỵ làm giảm khả năng vận động của hơn
một nửa số người sống sót sau cơn đột quỵ ở độ tuổi 65 và và hơn 65. Khoảng 87%
các ca đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não (lưu lượng máu đến não bị tắc nghẽn). Chi

phí cho điều trị đột quỵ tại Mỹ là 33 tỷ đô la mỗi năm, bao gồm chi phí của các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc điều trị, và số ngày nghỉ việc [14].
Tuy nhiên, liệu pháp điều trị đột quỵ não cho đến nay còn rất hạn chế và chưa
được tối ưu. Hiện nay, tPA (human tissue - type plasminogen activator) là liệu pháp
duy nhất được FDA phê chuẩn trong điều trị đột quỵ nhồi máu não với khả năng
làm tan cục máu đông và phục hồi sự tưới máu đến vùng não bị thiếu máu. Tuy
nhiên, tPA có giới hạn phạm vi tác dụng trong vòng 4,5 giờ tính từ thời điểm bắt
đầu bị đột quỵ và việc sử dụng các thuốc này cũng mang đến nguy cơ tử vong do
xuất huyết não [39]. Do đó, xu hướng nghiên cứu, phát triển thuốc có khả năng
chống đột quỵ não từ dược liệu an toàn và ít rủi ro hơn là một hướng đi có triển
vọng với các nhà nghiên cứu.
Quả dành dành, có tên khoa học Gardenia jasminoides Ellis là một loại dược
liệu được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du nước ta. Trên thế giới đã
có nhiều nghiên cứu cho thấy quả dành dành có chứa geniposid, thành phần đã được

1


chứng minh là có tác dụng chống chết tế bào theo chu trình (apoptosis), giảm tỷ lệ
phần trăm nhồi máu não, chết tế bào thần kinh và cải thiện trí nhớ của chuột thiếu
máu não cục bộ. Đặc biệt, trong bài thuốc Tongluo Jiunao, có chứa chủ yếu là các
hoạt chất chiết từ dành dành (Gardenia jasminoides Ellis) và tam thất (Panax
notoginseng) gần đây được đăng ký phát minh và được sử dụng trên lâm sàng với
tác dụng bảo vệ thần kinh trong trường hợp bị thiếu máu não cục bộ [11]. Tuy
nhiên, ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác
dụng chống đột quỵ của quả dành dành.
Vì vậy, đề tài “Định lượng geniposid và đánh giá tác dụng chống đột quỵ não
của cao chiết quả dành dành (Gardenia jasminoides Ellis)” được thực hiện với
mục tiêu sau:
1. Định lượng thành phần geniposid trong cao chiết cồn quả dành dành bằng

phương pháp HPLC.
2. Đánh giá tác dụng bảo vệ thần kinh theo hướng chống đột quỵ của cao chiết
cồn quả dành dành trên mô hình chuột gây tắc động mạch não giữa.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về đột quỵ não
1.1.1. Khái niệm đột quỵ
Định nghĩa đột quỵ của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1970: “Các dấu hiệu rối loạn
chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ hoặc
dẫn đến tử vong, không xác định nguyên nhân nào khác ngoài căn nguyên mạch
máu” [35].
Định nghĩa trên vẫn được sử dụng cho đến thời điểm hiện tại.
1.1.2. Phân loại
Theo sinh bệnh học đột quỵ được chia thành [8], [33]:
- Nhồi máu não hay đột quỵ thiếu máu não cục bộ: Xảy ra khi một động mạch
cung cấp máu giàu oxy cho não bị tắc nghẽn.
Gồm 2 loại:
+ Đột quỵ lấp mạch: Cục máu đông (huyết khối) hình thành trong một động
mạch cung cấp máu cho não.
+ Đột quỵ nghẽn mạch: Cục máu đông hoặc chất khác (như mảng xơ vữa) theo
dòng máu đi đến động mạch trong não.
- Chảy máu não: Xảy ra khi một động mạch trong não bị rò rỉ máu hoặc vỡ. Áp
lực từ rò rỉ máu sẽ phá hủy các tế bào não.
Gồm 2 loại:
+ Xuất huyết nội sọ: Mạch máu bên trong não bị rò rỉ máu hoặc vỡ.
+ Xuất huyết dưới nhện: Mạch máu trên bề mặt của não bị rò rỉ máu hoặc vỡ.
Chảy máu xảy ra ở giữa các lớp trong và các lớp giữa màng bao phủ não.

1.1.3. Các yếu tố nguy cơ
- Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất
- Đái tháo đường
- Bệnh tim
- Tai biến mạch máu não thoáng qua
- Béo phì

3


- Tăng ngưng kết tiểu cầu
- Nghiện rượu
- Nghiện thuốc lá
- Tăng lipid máu
- Tăng acid uric máu (có thể là yếu tố nguy cơ)
- Nhiễm khuẩn
- Yếu tố di truyền và gia đình
- Các yếu tố khác: dùng thuốc tránh thai, chế độ ăn nhiều muối,… [3].
1.1.4. Cơ sở giải phẫu – sinh lý tuần hoàn não
1.1.4.1. Hệ thống động mạch não
 Có 4 động mạch đảm bảo tưới máu nuôi não là 2 động mạch cảnh trong và 2
động mạch đốt sống, trong đó ở mỗi bên phải hay trái có 2 dòng máu, một dòng
máu phía trước do động mạch cảnh trong và một dòng phía sau do động mạch đốt
sống. Động mạch cảnh trong phân ra các nhánh tận, quan trọng nhất là các nhánh
động mạch não giữa, động mạch não trước, động mạch mạc trước và động mạch
thông sau.
Động mạch não giữa đi qua tam giác khứu giác, uốn quanh thùy đảo và chạy ra
phía sau vào rãnh Sylvius. Khi tắc động mạch não giữa bệnh cảnh phố biến vẫn là
liệt nửa người ở tay và mặt rõ hơn ở chân, mất cảm giác nửa người.
 Bàng hệ của tuần hoàn não

Mạng nối này chia ra làm 3 phần khác nhau: ngoài sọ, đáy sọ, bề mặt của não.
Trong đó, mạng nối đáy sọ - đa giác Willis là một hệ thống mạch nối độc đáo,
hình thành là một vòng kín gồm các động mạch thông trước và thông sau; từ vòng
hình đa giác có tỏa ra các động mạch lớn đi các phía. Đây là một vòng tuần hoàn
bàng hệ ở đáy sọ nối nhiều nhánh tận của động mạch cảnh trong với nhau và với hệ
sống nền qua trung gian các động mạch thông trước và thông sau:
- Động mạch thông trước là mạch nối quan trọng cho phần trước của 2 bán cầu,
nối 2 động mạch não trước (tận cùng của 2 động mạch cảnh trong).

4


- 2 động mạch thông sau là những mạch nối từ động mạch cảnh trong với 2 động
mạch não sau thuộc hệ sống nền.
Khi có biến cố tắc, máu ở chỗ khác có áp suất cao hơn sẽ chảy sang bên có áp
suất thấp do tắc. Nhờ đó tuần hoàn não vùng tắc lại được hồi phục. Khi tắc mạch
nhỏ là mạch tận, thì nguy hiểm hơn vì không có mạch nối như ở mạch to.
Nhờ có hệ thống các mạch nối thiết lập nhiều tầng mà máu có thể thông giữa hệ
cảnh ngoài với cảnh trong và sống nền, giữa bán cầu trái với bán cầu phải, giữa khu
vực nông của mạch này với mạch khác. Tuy nhiên trong điều kiện bình thường thì
các bàng hệ hầu như không hoạt động, mỗi động mạch chỉ tưới cho khu vực nó phụ
trách, chỉ khi có một tổn thương tắc hẹp, do sự chênh lệch huyết áp (trên chỗ tắc áp
huyết bị hạ) máu được tưới từ khu vực có áp lực cao đến khu vực áp lực thấp thông
qua đường tuần hoàn bàng hệ.
Một số điểm quan trọng cần ghi nhận đã được một số tác giả nhất trí:
- Chỗ tắc càng xa não và càng gần quai động mạch chủ thì khả năng tưới bù càng
lớn.
- Sự tắc mạch xảy ra càng chậm, hệ thống mạng nối càng hiệu nghiệm [6], [9].
1.1.4.2. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn não
 Lưu lượng máu não và cơ chế tự điều hòa cung lượng máu não

- Lưu lượng máu não: Lưu lượng máu não bình thường 700 – 750 ml/phút, bằng
14 – 15% lưu lượng tim bơm cho toàn cơ thể, quy ra đơn vị trọng lượng não là 50 –
55 ml/100 gam/phút. Lưu lượng máu não rất hằng định.
- Cơ chế tự điều hòa cung lượng máu não:
+ Người bình thường có lưu lượng máu não luôn luôn cố định là 55 ml/100g
não/phút. Lưu lượng này không biến đổi theo cung lượng tim. Khi có huyết áp cao,
máu sẽ lên não nhiều thì các cơ trơn thành mạch nhỏ co lại và ngược lại khi huyết
áp hạ các mạch lại giãn ra để máu lên đủ hơn. Cơ chế điều chỉnh này sinh ra từ cơ
trơn thành mạch tùy thuộc vào huyết áp trong lòng mạch, gọi là hiệu ứng Bayliss.
Khi HA trung bình thấp dưới 60 mmHg, hoặc cao hơn 150 mmHg cung lượng máu
não sẽ tăng hoặc giảm theo cung lượng tim (mất hiệu ứng Bayliss).

5


+ Sự điều hòa về chuyển hóa: Phân áp CO2 trong máu động mạch (PaCO2) nếu
tăng sẽ làm giãn mạch làm tăng lưu lượng máu não, nếu giảm thì ngược lại gây co
mạch và làm giảm lưu lượng máu não.
 Thời gian máu qua não và sự tiêu thụ oxy, glucose
Máu chảy qua não khá nhanh, chỉ chừng 3 giây. Máu chảy qua màng não lâu
hơn, chừng 9 giây. Tốc độ tuần hoàn này phụ thuộc vào áp suất ở động mạch cảnh.
Lưu lượng oxy tiêu thụ ở não bằng 18% mức tiêu thục oxy toàn cơ thể.
Mức tiêu thụ glucose cũng chiếm tỉ lệ tương tự so với toàn thân. Não không có
dự trữ glycogen, do đó não rất cần máu tuần hoàn liên tục cung cấp glucose. Khi
thiếu glucose, các mô khác sử dụng đường tân tạo từ protein và mỡ, là một phương
thức tiết kiệm glucose, để dành glucose ưu tiên cho não [6], [9].
1.2. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ
1.2.1. Sinh lý bệnh đột quỵ thiếu máu cục bộ
1.2.1.1. Ảnh hưởng của thiếu máu cục bộ ở cấp tế bào.
Thiếu máu cục bộ gây tổn thương não bằng cách kích hoạt dòng thác thiếu máu

cục bộ, tiến đến sự cạn kiệt oxy hoặc glucose tại đó, gây suy giảm sản xuất hợp chất
phosphate năng lượng cao, như ATP. Điều này gây ảnh hưởng bất lợi đến các quá
trình phụ thuộc năng lượng cần thiết cho mô tế bào sống, và gây ra một loạt các
biến cố liên quan đến nhau mà đỉnh điểm là tổn thương và chết tế bào. Mức độ
thương tổn thường phụ thuộc vào thời gian, mức độ nghiêm trọng và vị trí của thiếu
máu cục bộ.
Neuron, với vai trò trong việc truyền xung động cần duy trì gradient ion qua
màng, do đó đòi hỏi cần cung cấp liên tục glucose và oxy và nó dễ bị ảnh hưởng
nhất do thiếu oxy.
Các cơ chế gây tổn thương mô/cơ chế bảo vệ tế bào thần kinh là:
- Cạn kiệt dự trữ năng lượng tế bào do suy các ty thể
Điều này càng gây ra cạn kiệt năng lượng và có thể kích hoạt tế bào chết theo
chu trình. Người ta thấy rằng suy năng lượng không gây chết tế bào ngay lập tức,
nhưng 5-10 phút tắc mạch có thể dẫn đến tổn thương não không hồi phục. Hầu hết

6


đột quỵ thiếu máu cục bộ thường không gây tắc mạch hoàn toàn, tuy nhiên thời gian
kéo dài cũng có thể gây hại do suy giảm gradient ion và tạo các sản phẩm phụ (như
acid lactic, hydrogen ion) do chuyển hóa kỵ khí.
- Mất chức năng bơm ion màng: Không đủ cung cấp năng lượng mức độ tế bào
dẫn đến mất chức năng gradient ion màng gây mất kali trong trao đổi ion với natri,
ion clorua và ion canxi, kéo theo nước làm phù nhanh chóng các tế bào thần kinh và
tế bào thần kinh đệm (độc tế bào phù nề).
- Giải phóng dẫn truyền thần kinh kích thích: Glutamate, Synaptosomal liên kết
protein 25 (SNAP-25) gây độc.
- Sản xuất các gốc tự do và các phản ứng kiểu oxy hóa khử: Gây phá hủy một cơ
số các tế bào và phạm vi ngoài tế bào, trong đó đặc biệt quan trọng là nội mạc mạch
máu.

- Chết tế bào theo chu trình (Apoptosis): Ngược lại với hoại tử gây chết tế bào
trong vùng lõi thiếu máu cục bộ, thì nó xảy ra ở tế bào thần kinh ngoại vi.
- Cơ chế bảo vệ thần kinh: Như một hệ thống bảo vệ chống lại chết tế bào theo
chu trình và hoại tử tế bào.
Cần hiểu biết về các cơ chế này để cứu vãn mô não bị tổn thương do thiếu máu
cục bộ. Thuốc bảo vệ thần kinh có tác dụng ngăn chặn phản ứng oxy hóa khử, ức
chế chết tế bào theo chu trình, hoặc ức chế độc do dẫn truyền thần kinh có thể giúp
đạt được mục tiêu này [16].
1.2.1.2. Khái niệm về vùng nửa tối trong thiếu máu não cục bộ
Ở tổn thương thiếu máu cục bộ não có 2 vùng:
- Vùng trung tâm, lưu lượng máu rất thấp 10-12 ml/100g não/phút, các tế bào sẽ
chết, gọi là “vùng hoại tử”, khó có khả năng điều trị.
- Vùng chu vi giảm lưu lượng máu não dưới 18-20 ml/100g não/phút có khả
năng chết trong vòng vài giờ, gọi là “vùng nửa tối”. Tế bào thần kinh trong vùng
nửa tối chủ yếu là rối loạn chức năng, nhưng có thể phục hồi nếu được tái tưới máu
hoặc tự phát hoặc được điều trị kịp thời. Sự sống còn của vùng nửa tối là yếu tố

7


quan trọng nhất quyết định của sự phục hồi sau đột quỵ thiếu máu cục bộ. Do đó
vùng này còn được gọi là “vùng điều trị” [16], [27].
1.2.1.3. Phù não
Đây là mối quan tâm hàng đầu vì nó gây ra nhiều tử vong và tàn tật.
Chia làm 2 loại:
- Phù do nhiễm độc tế bào: Tiến triển trong vòng vài phút đến vài giờ và có khả
năng đảo ngược. Nó được đặc trưng bởi phù tất cả các tế bào chuyển hóa của não,
bao gồm tế bào thần kinh, tế bào thần kinh đệm, và các tế bào nội mạc do suy giảm
vận chuyển ion (natri và canxi) phụ thuộc ATP, cũng như sự giải phóng các gốc tự
do.

- Phù vận mạch: Do hàng rào máu não bị phá vỡ. Xảy ra vài giờ đến vài ngày và
không thể đảo ngược. Nó được đặc trưng bởi tăng tính thấm mao mạch làm cho
nước và các phần tử tan trong nước vào não dễ dàng gây tăng áp lực nội sọ [16].
1.2.1.4. Ảnh hưởng của thiếu máu cục bộ trên toàn vẹn cấu trúc của não
- Ngoài các ảnh hưởng có hại trên các tế bào não, thiếu oxy cũng gây ra mất tính
toàn vẹn cấu trúc của mô não và mạch máu, một phần thông qua việc sản xuất các
protease. Mất tính toàn vẹn mạch máu là kết quả của thất bại trong bảo vệ hàng rào
máu - não, biểu hiện như phù não và cùng với sự tiến triển thứ cấp của chấn thương
não.
- Tái cấu trúc mạch: Mức độ hình thành trong vùng nửa tối tương quan với thời
gian sống sót của bệnh nhân.
- Xu hướng hoạt hóa miễn dịch cơ chế: Trong một số trường hợp có thể là
nguyên nhân gây xấu đi tình trạng của bệnh nhân. Nghiên cứu thực nghiệm cho
thấy sự ức chế quá trình viêm kiểm soát mức độ tổn thương là một khía cạnh quan
trọng trong sự hiểu biết và quản lý đột quỵ [16].
1.2.2. Mô hình đột quỵ thiếu máu não cục bộ
Để hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh đột quỵ thiếu máu não cục bộ cũng
như là để tìm ra các phương pháp điều trị mới cho thể đột quỵ này, các mô hình
thực nghiệm của căn bệnh này trở thành một công cụ không thể thiếu.

8


Có hai loại thiếu máu não là thiếu máu não toàn thể (global ischemia) và thiếu
máu não cục bộ (focal ischemia). Thiếu máu não toàn thể là trạng thái hầu hết hoặc
toàn bộ não giảm lưu lượng máu về 0 ml/g/min, chỉ vài phút của thiếu máu não toàn
thể có thể gây tổn thương không hồi phục được. Thiếu máu não cục bộ chỉ gây giảm
lưu lượng máu và trong khu vực một động mạch não và nhánh của nó [17], [37]
Dưới đây là liệt kê một số mô hình của thiếu máu não [17]:


Hình 1.1. Mô hình thiếu máu não
Thuyên tắc động mạch não giữa (MCAO) - Mô hình intraluminal suture
Do đa số các trường hợp đột quỵ thiếu máu não (xấp xỉ 80%) xảy ra tại vùng não
được cung cấp động mạch não giữa (middle cerebral artery - MCA) nên có rất nhiều
mô hình đột quỵ được nghiên cứu phát triển tập trung vào động mạch này.
Gây tắc động mạch não giữa sử dụng kỹ thuật intraluminal suture là phương pháp
được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về đột quỵ. Đây là phương pháp
gây tắc động mạch não giữa bằng cách đưa sợi dây phẫu thuật từ động mạch cảnh
ngoài (external carotid artery - ECA) và đi qua động mạch cảnh trong (internal

9


carotid artery - ICA) cho đến khi đầu sợi chỉ bắt gặp vòng Willis và bít được gốc
của động mạch não giữa (MCA) [15], [25], [28].
Kỹ thuật này có thể được sử dụng để mô phỏng sự tắc nghẽn vĩnh viễn hoặc
thoáng qua: dây tóc được lấy ra sau một khoảng thời gian nhất định (30 phút, 1 giờ
hoặc 2 giờ) và được tái tưới máu là mô hình MCAO tạm thời; dây tóc được để lại
tại chỗ (24 giờ) thì như một mô hình MCAO vĩnh viễn.
Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo ra tổn thương lặp lại, mô phỏng được cả thiếu
máu cục bộ tạm thời và vĩnh viễn, tái tưới máu được vị trí thương tổn, can thiệp
nhanh, thích hợp cho nghiên cứu dài hạn sau khi gây thiếu máu não, không đòi hỏi
phải phẫu thuật xâm lấn sọ não điều có thể ảnh hưởng đến áp suất và nhiệt độ trong
sọ. Tuy nhiên, nhược điểm là có tỉ lệ tử vong cao do thiếu máu nghiêm trọng [15],
[17].
Đây cũng là mô hình được lựa chọn trong nghiên cứu này của chúng tôi để gây
thuyên tắc động mạch não giữa và trên mô hình đó tiến hành các thử nghiệm hành
vi và mô học đánh giá tác dụng phòng chống đột quỵ của quả dành dành.
1.2.3. Thuốc điều trị
1.2.3.1. Thrombolysis (Activase)

Cho đến nay, tPA (human tissue-type plasminogen activator) là liệu pháp duy
nhất được FDA phê chuẩn trong điều trị đột quỵ nhồi máu não với khả năng làm tan
cục máu đông và phục hồi sự tưới máu đến vùng não bị thiếu máu [32].
Tuy nhiên, tPA chỉ có giới hạn phạm vi tác dụng trong vòng 3 giờ được phê
chuẩn bởi FDA Hoa Kỳ [39] và 4,5 giờ ở các nước Châu Âu và một số nước khác
tính từ thời điểm bắt đầu bị đột quỵ.
Việc sử dụng các thuốc này cũng mang đến nguy cơ tử vong do xuất huyết não
[32], [39].
1.2.3.2. Edaravon
Edaravon (3-methyl-1-phenyl-2-pyrazolin-5-one) là một chất dọn dẹp các gốc
hydroxyl và oxit nitric cực mạnh, làm giảm tổn thương thần kinh sau đột quỵ thiếu

10


máu cục bộ, ngăn ngừa chết tế bào theo chu trình [41], chống lại stress oxi hóa và
làm giảm phản ứng viêm gây bởi các phản ứng oxy hóa khử. Không giống như
những chất dọn dẹp các gốc tự do khác, Edaravon có thể dễ dàng vượt qua hàng rào
máu – não [25].
Tuy nhiên Edaravon với biệt dược là Radicut hiện mới chỉ nhận được sự chấp
thuận điều trị trên lâm sàng tại Nhật Bản từ năm 2001 [25] và vẫn chưa được FDA
phê duyệt.
1.2.3.3. Bài thuốc Tongluo Jiunao
Bài thuốc từ thảo dược Trung Quốc Tongluo Jiunao, có chứa các hoạt chất từ tam
thất (Panax notoginseng) và dành dành (Gardenia jasminoides Ellis), gần đây đã
được đăng ký phát minh và được sử dụng trên lâm sàng với tác dụng bảo vệ thần
kinh trong trường hợp bị thiếu máu não cục bộ [11].
Tuy cơ chế tác dụng của bài thuốc này còn chưa được hiểu rõ hết, nhưng nó góp
phần khẳng định vai trò to lớn của dược thảo trong phòng chống đột quỵ não.
1.3. Tổng quan về quả dành dành (Gardenia jasminoides Ellis)

1.3.1. Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại Takhtajan [36]
Dành dành thuộc:
- Giới Thực vật (Plantae)
- Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
- Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
- Phân Lớp Hoa môi (Lamianae)
- Bộ Cà phê (Rubiales)
- Họ Cà phê (Rubiaceae)
- Chi Dành dành (Gardenia).
Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis.

Hình 1.2. Quả dành dành
(Gardenia jasminoides Ellis)

Tên thường gọi: Chi tử, thủy hoàng chi, mác làng cương (Tày) [10].
Tên nước ngoài: Cape jasmine (Anh) [10].

11


1.3.2. Mô tả cây dành dành
Cây nhỏ thường xanh tốt quanh năm, cao 1 – 2 m, phân nhánh nhiều. Cành màu
nâu, nhẵn, có khía rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng 3, dày, hình khuôn trái xoan,
gốc thót lại, đầu tù hoặc hơi nhọn, mặt trên màu lục sẫm đến nâu đen, nhẵn bóng,
mặt dưới rất nhạt và có gân nổi rõ; cuống lá rất ngắn; lá kèm to, nhọn, bao quanh
thân và cành.
Hoa to, mọc đơn độc ở đầu cành, màu trắng hoặc trắng ngà, rất thơm, cuống hoa
có 6 cạnh; đài gồm 6 thùy, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc; tràng có 6 cánh,
tròn ở đầu, ống tràng nhẵn; nhị 6, chỉ nhị ngắn, bao phấn tù; bầu 2 ô, noãn rất nhiều.

Quả hình trứng [10], hình bầu dục [5], hình chén với 6-9 góc, có 2-5 ngăn [7] có
đài tồn tại ở đỉnh và cạnh lồi có cánh, khi chín màu vàng, thịt quả màu vàng cam;
hạt rất nhiều, dẹt; mùi thơm, vị đắng.
Mùa hoa: tháng 3-5; mùa quả: tháng 8-10 [5], [7], [10].
1.3.3. Phân bố, sinh thái
Chi Gardenia Ellis có khoảng 270 loài trên thế giới, phân bố rộng rãi ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam có 21 loài.
Dành dành là cây có nguồn gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây
phân bố phổ biến khắp các tỉnh đồng bằng và trung du nhưng tập trung tại các tỉnh
Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An và Hà Tĩnh. Dành dành là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng; thường
mọc ở đất ẩm, gần nguồn nước như bờ ao, bờ kênh rạch, hay bờ suối thành bụi lớn,
đôi khi gốc ngập chìm trong nước. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, có khả năng tái
sinh sau khi bị chặt.
Nguồn dành dành ở Việt Nam tương đối phong phú. Lượng dược liệu khai thác
hàng năm từ 30 đến 40 tấn. Ở Hải Dương và Hưng Yên, nhân dân thường trồng
dành dành ở bờ ao, vừa có tác dụng chống sạt lở, vừa thu được quả [1].

12


1.3.4. Thu hái, chế biến, bảo quản bộ phận dùng quả dành dành
Quả, thu hái chín già vào tháng 8 – 10 ngắt bỏ cuống phơi hay sấy nhẹ đến khô.
Theo Dược điển đông y Trung Quốc năm 1963, quả phải nhúng nước sôi hoặc đêm
đồ chừng nửa giờ, rồi mới lấy ra phơi khô.
Dành dành dễ hút ẩm và dễ bị mốc, mọt, cần để dược liệu ở nơi khô ráo [1].
1.3.5. Thành phần hóa học của quả dành dành
- Các acid hữu cơ: Acid picrocinic, acid dicafeoyl – 5- (3- hydroxy – 3- methyl
glutaroyl) quinic, acid 3 – cafeoyl – 4 – sinapoyl quinic [1], [10].
- Sắc tố gạch:

+ α-crocetin: sắc tố màu vàng, không tan trong phần lớn dung môi hữu cơ [7],
điểm chảy 285 - 287oC. Chất này tồn tại dưới dạng pseudoglycosid [10].
+ α-crocin: Chất kết tinh màu đỏ nâu, dễ tan trong nước nóng, khó tan trong dung
môi hữu cơ [10], [13].

α-crocetin: R = H
α – crocin: R = gentibiose
Hình 1.3. Công thức cấu tạo của sắc tố gạch trong quả dành dành
- Pectin, clorogenin, tanin, dầu béo (14 - 18%), manitol, β-sitosterol [5], [7], [10].
- Các iridoid glycoside: acid geniposidic, geniposid, 10 - acetyl geniposid,
genipingentibiosid, gardosid, sansisid, methyl este của scandosid, methyl este của
diacetyl-asperulosid, gardenosid [10], [24], [26].

13


Acid geniposidic

R=H
R1 = Glc
R2 = OH

Geniposid

R = Me
R1 = Glc
R2 = OH

Genipin - gentibiosid


R = Me
R1 = gentibiose
R2 = OH

Gardenoside
Hình 1.4. Công thức cấu tạo của một số chất iridoid glycoside
Trong một nghiên cứu về 32 mẫu quả dành dành thu hái ở 6 tỉnh của Trung
Quốc, sau khi phân lập riêng geniposid và định lượng bằng HPLC, kết quả thu được
hàm lượng geniposid thu được rất khác nhau, trong đó hàm lượng thấp nhất là
14,845 ± 0,321 mg geniposid/g quả dành dành và hàm lượng cao nhất là 56,743 ±
0,789 mg geniposid/g quả dành dành [42]

14


Trong quá trình sinh trưởng của cây, sự hình thành crocin và geniposid được chia
thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: (1 – 6 tuần lễ sau khi cây ra hoa): trọng lượng quả và hàm lượng
geniposid trong quả không tăng, không thấy xuất hiện crocin.
+ Giai đoạn 2: (8 – 23 tuần lễ sau khi ra hoa) hàm lượng geniposid trong quả thay
đổi, trong khi đó crocin lại tích lũy và tăng lên cho đến khi quả chín hoàn toàn
[1].
1.3.6. Tác dụng dược lý
1.3.6.1. Tác dụng lợi mật
- Toji Miwa đã tiến hành thắt đường ống dẫn mật chung của thỏ. 1 giờ sau,
crocin liều 0,1 g/kg trọng lượng cơ thể hoặc natri crocetin liều 0,01 g/kg trọng
lượng cơ thể pha trong 5 ml dung dịch muối sinh lý được tiêm vào tĩnh mạch tai và
đo lượng bilirubin trong máu, thu được kết quả crocin và natri crocetin ngăn chặn
sự xuất hiện của bilirubin trong máu ở thỏ bị thắt đường ống dẫn mật chung [31].
- Geniposidic làm tăng bài tiết mật trong tá tràng ở những con chuột nhiễm độc

gan do ứ mật trong gan gây bởi α – naphthy – lisothiocyanate [21].
1.3.6.2. Tác dụng chống viêm
Mô hình gây viêm cấp tính bằng túi khí được tiêm carrageenan là một mô hình
tuyệt vời. Người ta đã chứng minh điều trị với geniposid (0,1 mg/túi), và genipin
(0,1 mg/túi) giảm hình thành dịch viêm gây ra bởi carrageenan [26].
1.3.6.3. Tác dụng giảm đau
Khi sử dụng phương pháp gây quặn đau bằng cách tiêm màng bụng acid acetic
trên chuột nhắt trắng, dịch chiết quả dành dành uống với liều 50 mg/kg, 100 mg/kg
và 200 mg/kg trọng lượng cơ thể ức chế hiện tượng quặn đau trên chuột và tác dụng
này phụ thuộc vào liều. Kết quả này cho thấy dịch chiết quả dành dành tác dụng
giảm đau hiệu quả [26].

15


1.3.6.4. Tác dụng hạ huyết áp
- Trong nghiên cứu của Saori Higashino và cộng sự, crocetin ức chế tăng huyết
áp tâm thu theo tuần tuổi của chuột cống đột quỵ và tăng huyết áp tự phát đáng kể ở
liều 25 và 50 mg/kg/ngày. Sự ức chế tăng huyết áp này có thể liên quan đến tác
dụng chống oxy hoá của crocetin [22].
- Nước sắc và dịch chiết bằng cồn trên mèo, thỏ, chuột cống trắng có tác dụng hạ
huyết áp, còn dịch chiết bằng methanol trên ống kính có tác dụng ức chế hoạt tính
của men chuyển hóa angiotensin lấy được từ phổi của thỏ [10].
1.3.6.5. Tác dụng đối kháng với xơ cứng động mạch
Bằng cách cho dùng acid geniposidic dài ngày trên những con thỏ được nuôi với
chế độ ăn giàu cholesterol, Yu Gao và cộng sự đã chứng minh acid geniposidic có
thể đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và đối kháng tổn thương mạch
máu ở giai đoạn sớm của xơ vữa động mạch bằng cách ức chế sự hình thành tế bào
bọt và tăng tế bào cơ trơn động mạch rốn, bảo vệ và thúc đẩy quá trình tăng sinh tế
bào nguyên thủy [43].

1.3.6.6. Tác dụng gây tiêu chảy
Các chất gardenoside, geniposid đều có tác dụng gây tiêu chảy, trên chuột nhắt
trắng liều có hiệu lực 50% - ED50 của gardenoside là 300 mg/kg và ED50 của
geniposid là > 800 mg/kg [1].
1.3.6.7. Tác dụng bảo vệ thần kinh của quả dành dành gợi ý chúng tôi tiến hành
nghiên cứu thử nghiệm tác dụng trên thiếu máu não cục bộ
- Sử dụng mô hình MCAO – Intraluminal monofilament trên chuột cống, Jun
Wang nhuộm lát cắt não chuột với 2,3,5 - triphenyltetrazolium clorua (TTC) 1%,
sau đó mức độ nhồi máu được xác định bằng phân tích hình ảnh và thể hiện dưới
dạng tỷ lệ phần trăm của toàn bộ mô não. Nghiên cứu cho thấy Geniposid tiêm tĩnh
mạch đuôi liều trung bình (30 mg/kg) và liều cao (60 mg/kg) làm giảm tỷ lệ phần
trăm nhồi máu não ở chuột tới 32.9% và 47 % so với lô bệnh lý [24].

16


- Haiyan Zhang và cộng sự đã chứng minh dịch chiết của quả dành dành (chứa
27% geniposid và 72% glycosid iridoid) liều cao (150 mg/kg) và trung bình (100
mg/kg) đường uống làm giảm đáng kể chết tế bào theo chu trình của neuron và hoại
tử ở vùng hải mã và vỏ não chuột cống trắng, ức chế hoạt động của Nitric Oxide
Synthase; dịch chiết quả dành dành có thể làm giảm đáng kể hoạt động của
Acetylcholin Esterase. Khi sử dụng mô hình mê cung nước Morris có thể thấy dịch
chiết quả dành dành đã có một số cải thiện về suy giảm khả năng học tập và trí nhớ
gây ra bởi thiếu máu cục bộ não [20].
- Tiêu bản lát cắt vùng hồi hải mã não chuột cống bị thiếu hụt oxy và glucose khi
tiếp xúc với geniposid cho thấy sự cải thiện chết tế bào thần kinh của cả vùng kim
tự tháp và lớp tế bào hạt [29].
- Geniposid cũng đã được chứng minh có tác dụng chống chết tế bào theo chu
trình gây bởi sự giảm oxy huyết trên dòng tế bào H9c2 [23].
1.3.7. Tính vị, công năng

Dành dành có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh: tâm, phế, tam tiêu, có tác dụng tả
hỏa, trừ phiền, thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết giải độc [1].
1.3.8. Công dụng
Quả dành dành là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền dân
tộc, chữa các bệnh sốt vàng da, người bồn chồn khó ngủ, háo khát, mắt đỏ, tai ù,
tiểu tiện khó khăn, đại tiện ra máu, đổ máu cam, thổ huyết. Dùng ngoài chữa các vết
thương.
Liều dùng: Ngày 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc.
Sắc tố của quả dành dành chín không độc, dùng để nhuộm vàng thức ăn như
bánh xu xê [10].
Chú ý: bệnh nhân tỳ hư, tiểu đường không dùng dành dành [1].

17


×