Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện mù cang chải, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.75 KB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------------

ĐÀO HUY DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI
TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Trần Hữu Viên

Hà Nội, 2013


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng là một khâu quan trọng trong
ngành lâm nghiệp và trong phát triển kinh tế xã hội. Trong suốt quá trình xây dựng
phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong nhiều thập kỷ qua ngành lâm nghiệp nói
chung và công tác lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng nói riêng đã


phát huy tác động to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, vai trò của rừng nói riêng hay ngành Lâm nghiệp nói chung không
những được đánh giá ở khía cạnh kinh tế thông qua những sản phẩm trước mắt thu
được từ rừng mà còn tính đến những lợi ích to lớn về xã hội, môi trường mà rừng và
nghề rừng mang lại. Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh hưởng trực
tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực có rừng mà còn tác
động nhiều mặt đến các khu vực phụ cận cũng như nhiều ngành sản xuất khác. Do
vậy, để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và lâu dài, việc xây dựng
phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với
các nhà quản lý.
Huyện Mù Cang Chải có tổng diện tích đất đai tự nhiên tương đối lớn so với
các huyện trong tỉnh với 119.773,36 ha. Huyện có tiềm năng về đất sản xuất lâm
nghiệp với 3 chức năng là đặc dụng, phòng hộ và sản xuất, diện tích đất rừng tự
nhiên chiếm tỷ lệ lớn, đa số diện tích đất lâm nghiệp có địa hình phức tạp, chia cắt,
độ dốc lớn, nằm dọc theo sườn dãy núi phụ Hoàng Liên.
Các diện tích đất này được giao quản lý sử dụng với các hình thức sau: Diện
tích đất rừng đặc dụng giao cho Khu bảo tồn loài và sinh cảnh huyện Mù Cang
Chải, rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện làm chủ đầu tư giao
khoán khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng cho các hộ gia đình. Diện tích đất rừng
sản xuất do UBND giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia
đình quản lý bảo vệ và sử dụng.
Thông qua hiện trạng và tình hình sử dụng đất đai ở địa phương cho thấy, do
nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiệu quả sử dụng đất nhìn chung còn thấp, giá trị


2

thu nhập trên một đơn vị diện tích chưa cao, sản phẩm sản xuất ra phần lớn là đáp
ứng nhu cầu tại chỗ chưa thực sự trở thành hàng hoá, chính vì vậy đời sống nhân
dân còn nhiều khó khăn. Trong những năm tới cần có quy hoạch, kế hoạch khai

thác sử dụng đất đai vào các ngành, mục đích một cách khoa học hợp lý trên cơ sở
tiết kiệm nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời cần hạn chế tới
mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường nói chung và hệ sinh thái rừng
nói riêng.
Với những lý do trên và để hoàn thiện hoàn thành chương trình đào tạo thạc
sỹ của mình tôi tiến hành luận văn với đề tài:
“Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang
Chải tỉnh Yên Bái” nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng trên địa bàn huyện.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức chung về quy hoạch
Quy hoạch nói chung và quy hoạch lâm nghiệp nói riêng là một hoạt động
định hướng nhằm sắp xếp, bố trí tổ chức các hoạt động trong không gian và thời gian
một cách hợp lý vào thời điểm hiện tại và phù hợp với mục tiêu trong tương lai.
1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về QHSDĐ khác nhau
từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp được sử dụng trong
QHSDĐ cũng khác nhau.
Theo Dent (1988; 1993) [19]: QHSDĐ như là phương tiện giúp cho lãnh đạo
quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc
chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự lựa chọn này sẽ đáp ứng với mục
tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai.
Một định nghĩa khác của Fresco và ctv (1993) [29], QHSDĐ như là dạng
hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên
quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và

những vấn đề hạn chế khác.
Theo Mohammed (1999) [19], những từ vựng kết hợp với định nghĩa về
QHSDĐ là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một
tiến trình xây dựng quyết định cấp cao. Do đó QHSDĐ, trong một thời gian dài với
quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm
những gì. Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm
(UNCED, 1992; trong FAO, 1993)[28] đã đổi lại định nghĩa về QHSDĐ như sau
QHSDĐ là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động
trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững
nhất (FAO, 1995).


4

Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của QHSDĐ là
hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên
đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho
tương lai. Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của
người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi
trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy
hoạch sử dụng đất đai thành công. Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như
là công cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng
biệt (FAO, 1976) [27] hay như là phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng
sử dụng của đất đai (Van Diepen và ctv., 1988). Do đó có thể định nghĩa: “Quy
hoạch sử dụng đất là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính thay đổi
trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện
các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai
cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù
hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
trong tương lai” [19].

Lê Quang Trí (2005) [19]: QHSDĐ là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ
thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn
lọc và thực hiện các sự lựa chọn sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời QHSDĐ cũng là
chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu
cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai.
Do đó trong quy hoạch cho thấy: Những sự cần thiết phải thay đổi; Những
cần thiết cho việc cải thiện quản lý, hay những cần thiết cho kiểu sử dụng đất đai
hoàn toàn khác nhau trong các trường hợp cụ thể khác nhau.
Các loại sử dụng đất đai bao gồm: Đất ở nông nghiệp (thủy sản, chăn nuôi
…) đồng cỏ, rừng, bảo vệ thiên nhiên và du lịch đều phải được phân chia một cách
cụ thể theo thời gian được quy định. Do đó trong QHSDĐ phải cung cấp những
hướng dẫn cụ thể giúp cho các nhà quyết định có thể lựa chọn trong các trường hợp


5

có sự mâu thuẫn giữa đất nông nghiệp và phát triển đô thị hay công nghiệp hóa
bằng cách chỉ ra các vùng đất đai nào có giá trị nhất cho đất nông nghiệp và nông
thôn mà không nên sử dụng cho các mục đích khác.
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông
qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất (cả nước hoặc tổng phạm vi một đơn vị,
đối tượng sử dụng đất cụ thể), tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng
với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
hiệu quả sản xuất xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [23].
1.1.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ
Theo Nguyễn Nhật Tân - Nguyễn Thị Vòng (1995) [17] Quy hoạch vùng
lãnh thổ là hệ thống các biện pháp xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý gắn liền với
cơ cấu đất đai và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế văn hóa – xã hội, nguồn lao động, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực
lượng sản xuất để phát triển kinh tế, xã hội nông thôn mới và xã hội mới.

Quy hoạch vùng lãnh thổ là khoa học về quản lý tài nguyên mang cả 3 tính
chất: Kinh tế, kỹ thuật và pháp lý. Là cơ sở để lập dự án đầu tư phát triển kinh tế và
xây dựng nông thôn mới. Sự phát triển của khoa học quy hoạch vùng lãnh thổ liên
quan đến sự phát triển của các quản lý phát triển kinh tế và phân bố lực lượng sản
xuất trên địa bàn lãnh thổ.
Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp
nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội và môi trường
liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các cộng đồng nông thôn theo các
tiêu chuẩn của phát triển bền vững. Về khái niệm quy hoạch phát triển nông thôn có
thể tiếp cận theo 2 góc độ, đứng trên góc độ phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch
phát triển nông thôn là sự phân bố các nguồn lực tài nguyên, đất đai, lao động, vốn,
cơ sở vật chất kỹ thuật, sự bố trí cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
trên lãnh thổ nông thôn một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao. Đứng trên góc độ kế


6

hoạch hóa, quy hoạch phát triển nông thôn là một khâu trong quy trình kế hoạch
hóa nông thôn. Bắt đầu tự chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn đến quy
hoạch phát triển nông thôn rồi cụ thể hóa bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và
ngắn hạn trên địa bàn nông thôn [9].
Đặc điểm của quy hoạch là quy hoạch thường mang tính định hướng về
tương lai, vì vậy quy hoạch phải có mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu không thể hình thành
do ý nghĩa chủ quan của một số người làm quy hoạch, cũng không thể hình thành
chóng vánh trong ngày một ngày hai mà nó phải trải qua một quá trình tìm tòi, cân
nhắc lâu dài từ tổng quát đến chi tiết, từ cục bộ đến toàn diện. Mục tiêu phải có tính
khả thi, nếu quy hoạch không hướng về tương lai thì chỉ là một việc làm tốn kém,
một bức tranh không có lợi ích [9].
1.1.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt

động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ,
gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi
trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói, giảm nghèo, đặc
biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng [20].
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một hoạt động vừa mang tính khoa
học vừa mang tính pháp lý của hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội.
Thực chất đó là quá trình ra quyết định sử dụng rừng và đất rừng như một tư liệu
sản xuất đặc biệt, nhằm mục tiêu sử dụng rừng và đất rừng một cách hiệu quả. Công
tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng luôn được trú trọng và coi là nhiệm vụ
chiến lược trong quản lý rừng và đất rừng.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một bộ phận cấu thành của quy hoạch
tổng thể phát triển nông thôn. Do đó công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
cần có sự phối hợp chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn nhằm tránh sự chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành. Thực chất của


7

công tác quy hoạch là tổ chức không gian và thời gian phát triển cho một ngành
hoặc một lĩnh vực sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể. Mỗi ngành kinh tế muốn tồn
tại và phát triển thì nhất thiết phải thực hiện quy hoạch, sắp xếp một cách hợp lý mà
trong đó công tác điều tra cơ bản phục vụ cho quy hoạch phát triển phải đi trước
một bước. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với
ngành lâm nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nếu công tác
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được chú ý quan tâm đúng mức thì sự phát
triển của ngành lâm nghiệp được chú ý quan tâm đúng mức thì sự phát triển của
ngành lâm nghiệp sẽ mang lại tính bền vững, trong điều kiện ngược lại sẽ gặp
những trở ngại, khó khăn. Ngày nay khi nhu cầu của xã hội về lâm sản đáp ứng cho
nguyên liệu, gỗ, củi … ngày càng cao, tạo áp lực ngày càng lớn vào tài nguyên rừng

và đất rừng thì vấn đề quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững càng
trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, và đã trở thành một nguyên tắc
hàng đầu trong chiến lược phát triển rừng của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn
thế giới nói chung [14].
Tùy theo cách nhìn nhận về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng sao cho hợp
lý đã được nhiều tác giả khác nhau đề cập tới ở những mức độ rộng hẹp khác nhau.
Việc đưa ra một khái niệm thống nhất là một điều rất khó thực hiện, song phân tích
qua các khái niệm cho thấy có những điểm giống nhau, đó là dựa trên quan điểm về
sự phát triển bền vững thì các hoạt động có liên quan đến đất đai phải được xem xét
một cách toàn diện và đồng thời nhằm đảm bảo nó một cách lâu dài và bền vững.
Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo
vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái đa dạng sinh học và các đặc điểm xã hội,
nhân văn. Quá trình phát triển của việc quản lý sử dụng đất trên thế giới luôn gắn
liền với lâm sản phát triển xã hội loài người.


8

1.2. Trên thế giới
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất
Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế Tư
bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nên nhu cầu khối
lượng gỗ ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của chế
độ phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hóa Tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản
xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải
có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu dài cho
các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm nghiệp đã được
hình thành trong hoàn cảnh như vậy.
Tại Châu âu, vào thập kỷ 30 và 40 của thế kỷ XX, quy hoạch ngành giữ vai
trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm 1946,

Jack.G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất với tên “Phân loại
đất đai cho quy hoạch sử dụng đất”. Đây là tài liệu đầu tiên đề cập đến đánh giá
khả năng của đất cho quy hoạch sử dụng đất. Tại vùng Rhodesia trước đây, nay là
cộng hòa Zimbabwe, Bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sổ tay hướng dẫn quy
hoạch sử dụng đất hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ tầng cho trồng rừng. Vào đầu
những năm 60 của thế kỷ XX, tạp chí “East Afican Journal fof Agricultue and
Dorestry” đã xuất bản nhiều bài báo về quy hoạch cơ sở hạ tầng ở Nam Châu phi.
Năm 1966, Hội đất học của mỹ và Hội nông học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về
hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong quy hoạch sử
dụng đất,v.v… [8].
Trong khi xây dựng khung đánh giá đất đai, lần đầu tiên tổ chức FAO năm
1976 đã đề xuất cấu trúc khung quy hoạch sử dụng đất với 10 điểm chính. Trong
phân loại đánh giá và đề xuất các kiểu và dạng sử dụng đất được xét như là các
bước chính trong quá trình quy hoạch [27].
Năm 1985 một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế về quy hoạch sử dụng đất
được tổ chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình quy hoạch sử dụng đất.


9

Wilkingson năm 1985 nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất theo khía cạnh luật
pháp. Tác giả đề nghị “Một hệ thống luật pháp thích hợp cần được phát triển nhằm
mục đích: Cung cấp chính sách và mục tiêu rõ ràng của Nhà nước về đất đai, thiết
lập các tổ chức sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sử dụng theo quy trình kế hoạch và
kỹ thuật, tăng cường sự thông hiểu về sử dụng đất và khuyến khích sản xuất cơ chế
giám sát và cưỡng chế” [30].
Năm 1986, Dent và nhiều tác giả nghiên cứu sâu về công trình quy hoạch.
Ông khái quát quy hoạch sử dụng đất trên 3 cấp khác nhau và mối quan hệ của các
cấp: kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng (tỉnh, huyện) cấp cộng đồng (xã,
thôn). Ông còn đề xuất quy trình quy hoạch gồm 4 giai đoạn và 10 bước [28].

Những kết quả thử nghiệm phân tích hệ thống canh tác tại Châu á, Châu Phi
và Nam Mỹ xác nhận rằng tích hệ thống canh tác là một công cụ quy hoạch và lập
kế hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất cấp địa phương. Lung năm 1990
lần đầu tiên nghiên cứu đánh giá đất đai với phân tích hệ thống canh tác cho quy
hoạch sử dụng đất.
1.2.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ở Liên Xô trước đây: Nguyễn Nhật
Tân – Nguyễn Thị Vòng (1995) [17]: Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện
pháp tổng hợp của nhà nước về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh
thổ các vùng hành chính – nông nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển tất
cả các ngành kinh tế quốc dân trong vùng. Quy hoạch vùng nông nghiệp là giai
đoạn kết thúc của kế hoạch hóa ương lai của nhà nước một cách chi tiết sự phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ của vùng, là biện pháp xác định
các xí nghiệp chuyên môn hóa một cách hợp lý, là biện pháp thiết kế và đưa vào nề
nếp việc sử dụng đất đai trên từng khu vực cụ thể của vùng, là biện pháp xác định
sự phân bố đúng đắn các cơ quan y tế và phục vụ sinh hoạt văn hóa cho nhân dân, là
biện pháp xây dựng các tiền đề tổ chức lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý các của cải tự
nhiên, các thành tựu khoa học kỹ thuật, các nguồn lao động nhằm phát triển với tốc


10

độ nhanh kinh tế của tất cả các xí nghiệp đồng thời cải thiện đời sống vật chất và
văn hóa của nhân dân trong vùng lao động nông nghiệp đó.
Trần Hữu Viên (2005) [25]: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tuân theo
học thuyết Mác – Lê Nin về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ
và sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra “Mức độ phát triển lực lượng sản xuất của
một dân tộc thể hiện rõ nét hơn hết ở sự phân công lao động của dân tộc đó được
phát triển đến mức độ nào”.

Lê Nin đã chỉ ra “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên kinh tế
xã hội của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bố sản xuất”. Vì vậy, nghiên
cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố lực lượng sản xuất cho một vùng trong quá
khứ và hiện tại để xác định khả năng tiềm tàng và tương lai phát triển của vùng đó.
Dựa trên cơ sở học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I. Lê Nin đã nghiên cứu các
hướng cụ thể về kế hoạch hóa và phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội chủ nghĩa.
Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari trước đây: Nhằm sử dụng hiệu quả nhất
lãnh thổ của đất nước. Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái
sản xuất mở rộng. xây dựng đồng bộ môi trường sống.
Quy hoạch lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng: Lãnh thổ là môi
trường thiên nhiên phải bảo vệ; Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động
của con người vào đây rất ít; Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông
thôn, có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát; Lãnh thổ là môi
trường nông nghiệp không có mạng lưới nông thôn nhưng có tác động đặc biệt của
con người; Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông thôn và có sự can
thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát; Lãnh thổ là môi trường nông
nghiệp không có mạng lưới nông thôn nhưng có tác động đặc biệt của con người;
Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người.


11

Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước tiến hành quy hoạch lãnh thổ
vùng và quy hoạch lãnh thổ địa phương.
Quy hoạch vùng ở Pháp: Theo quan niệm chung của hệ thống các mô hình
quy hoạch vùng lãnh thổ M. Thensevin (M. Pierr Thenseevin), một chuyên gia
thống kê đã giới thiệu một số mô hình quy hoạch vùng được áp dụng thành công ở
miền Tây Nam nước Cộng hòa Coote D’ivoire. Trong mô hình quy hoạch vùng này,
người ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các giàng
buộc trong nội dùng, có quan hệ với các vùng khác và với nước ngoài. Thực chất

mô hình là một bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc:
- Các hoạt động sản xuất:
+ Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng
trọt công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển
(truyền thống).
+ Hoạt động khai thác rừng
+ Hoạt động đô thị: Chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ, thương mại …
- Nhân lực phân theo các dạng thuế thời vụ, các loại lao động nông nghiệp,
lâm nghiệp.
- Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác vào giàng buộc về diện tích
đất, về nhân lực, về tiêu thụ lương thực, v.v…
Tóm lại: Quy hoạch vùng nhằm đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng
tăng thêm giá trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô hình hóa trong điều
kiện thực tiễn của vùng, so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài.
Quy hoạch vùng lãnh thổ của Thái Lan: Công tác quy hoạch vùng lãnh thổ
được chú ý từ những năm 1970. Hệ thống quy hoạch được tiến hành theo 3 cấp:
(Quốc gia, vùng, á vùng hay địa phương).


12

Vùng (Region) được coi như một á miền (Subdivision) của đất nước. Đó là
điều cần thiết để phân chia quốc gia thành các á miền theo các phương diện khác
nhau như phân bố dân cư, khí hậu, địa hình… Đồng thời vì lý do quản lý hay chính
trị, đất nước được chia thành các miền như đơn vị hành chính hay đơn vị bầu cử.
Quy mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích thước, diện tích của đất nước.
Thông thường vùng năm trên một diện tích lớn hơn đơn vị hành chính lớn nhất. Sự
phân chia các vùng theo mục đích của quy hoạch, theo đặc điểm của lãnh thổ.
Quy hoạch phát triển vùng tiến hành ở cấp á miền được xây dựng theo 2 cách:
Thứ nhất: Sự bổ sung của kế hoạch Nhà nước được giao cho vùng, những

mục tiêu và hoạt động được xác định theo cơ sở vùng, sao đó kế hoạch vùng được
giải quyết trong kế hoạch quốc gia.
Thứ hai: Quy hoạch vùng được giải quyết căn cứ vào đặc điểm của vùng, các
kế hoạch vùng đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch quốc gia.
Quy hoạch phải gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước, phải
phối hợp với chính phủ và chính quyền địa phương.
Dự án phát triển của Hoàng Gia Thái Lan đã xác định được vùng nông
nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội và chính trị ở Thái Lan và tập
trung xây dựng ở 2 vùng: Trung tâm và Đông Bắc. Trong 30 năm (1961 – 1988 đến
1992 – 1996), tổng dân cư nông thôn trong các vùng nôn nghiệp từ 80% giảm
xuống 66,6%, các dự án tập trung vào mấy vấn đề quan trọng: Nước, đất đai, vốn
đầu tư kỹ thuật, nông nghiệp, thị trường [18].
1.2.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Lê Sỹ Việt, Trần Hữu Viên (1999) [25]: Đầu thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch
lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc “khoanh khu chặt luân chuyển” có nghĩa là đem
trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác
và tiến hành khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức
này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.


13

Sau cách mạng công nghiệp, vào đầu thế kỷ XIX phương thức kinh doanh
rừng chồi được thay thế bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai
thác dài. Và phương thức “khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho phương
thức “chia đều” của Hartig. Hartig đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi
dụng và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816 xuất hiện
phương pháp phân kỳ lợi dụng của H.Cotta. Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20
thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm.
Sau đó phương pháp “Bình quân thu hoạch” ra đời. Quan điểm phương pháp

này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm
bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ XIX xuất hiện
phương pháp “Lâm phần kinh tế” của Judeich, phương pháp này khác với phương
pháp “Bình quân thu hoạch” về căn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm
bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp
“Bình quân thu hoạch” và “Lâm phần kinh tế” chính là tiền đề của hai phương pháp
tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau. Phương pháp “Bình quân thu
hoạch” và sau này là phương pháp “Cấp cuối” chịu ảnh hưởng của “Lý luận rừng
tiêu chuẩn”, có nghĩa là rừng phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện
tích, trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay,
phương pháp kinh doanh rừng này được dùng phổ biến ở các nước có tài nguyên
rừng phong phú. Còn phương pháp “Lâm phần kinh tế” và hiện nay là phương pháp
“Lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm
phần tiến hành phân tích, xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh. Cũng từ
phương pháp này, còn phát triển thành “Phương pháp kinh doanh lô” và “phương
pháp kiểm tra”.
Năm 1929 bang Wiscosin đã tạo ra luật sử dụng đất đai trong đó có quy định
nguyên tắc sử dụng đất lâm nghiệp, tiếp theo xây dựng kế hoạch sử dụng đất đầu
tiên cho vùng Oneide của Wiscosin, kế hoạch này đã xây dựng các diện tích cho sử
dụng đất lâm nghiệp, nông nghiệp và nghỉ ngơi giải trí.


14

1.3. Ở Việt Nam
1.3.1. Quy hoạch sử dụng đất
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã chỉ ra “Xúc tiến công tác điều tra cơ
bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu
chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kế hoạch 5
năm sau (1986 – 1990)”.

Các tác giả: Phạm Văn Chiểu (1964); Bùi Huy Đáp (1977); Vũ Tuyên Hoàng
(1987); Lê Trọng Cúc (1971); Nguyễn Ngọc Bình (1987); Bùi Quang Toản (1991)
đã có nhiều công trình nghiên cứu về luân canh tang vụ, trồng xen, trồng gối vụ với
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai. Bên cạnh đó những nghiên cứu lựa
chọn hệ thống cây trồng phù hợp trên đất dốc vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam cũng
đã được nhiều tác giả đề cập đến.
Năm 1993, nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất và giao
đất lâm nghiệp cấp xã do dự án đổi mới chiến lược phát triển rừng thực hiện tại xã
Tử Nê, xã Hang Kìa và xã Pà Cò thuộc tỉnh Hòa Bình. Một trong những bài học rút
ra được qua việc thực thi dự án là công tác quy hoạch sử dụng đất phải được coi là
một nội dung chính và cần được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tôn trọng
tập quán nương rẫy cố định, lấy xã làm đơn vị để lập kế hoạch và giao đất, có sự
tham gia tích cực của người dân, già làng, trưởng bản và chính quyền xã. Hạn chế
của chương trình này là chưa có kế hoạch sử dụng chi tiết nên khó tránh khỏi các
mâu thuẫn của cộng đồng phát sinh sau quy hoạch.
Năm 1994, Tổng cục địa chính đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác
quy hoạch sử dụng đất trên quy mô cả nước giai đoạn 1995 – 2000. Trong đó việc
lập kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích
khác cũng được đề cập tới. Báo cáo đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất và
định hướng phát triển đến năm 2000 làm căn cứ để các địa phương, các ngành
thống nhất triển khai công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất [16].


15

Nguyễn Xuân Quát (1996) [11], đã phân tích tình hình sử dụng đất đai và đề
xuất mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng ở
Việt Nam. Đồng thời, đưa ra tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất
tổng hợp bền vững trong công trình nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững”.
Các vấn đề sử dụng đất đai gắn liền với bảo vệ độ phì nhiêu của đất và môi

trường vùng đồi núi trung du phía Bắc Việt Nam, đã được Lê Vĩ (1996) đề cập tới
trên các khía cạnh: Tiềm năng đất vùng trung du; Hiện trạng sử dụng đất vùng trung
du; Các kiến nghị về sử dụng đất bền vững.
Tác giả Vũ Văn Mễ và Desloges (1996) [7], đã thử nghiệm phương pháp quy
hoạch sử dụng đất có người dân tham gia tại Quảng Ninh đã đề xuất 6 nguyên tắc
và các bước cơ bản trong QHSDĐ trong đó cấp xã đóng vai trò phát triển trong
phương pháp quy hoạch. Sáu nguyên tắc đó là: Kết hợp hài hòa giữa ưu tiên của
chính phủ và nhu cầu nguyện vọng của nhân dân địa phương; Tiến hành trong
khuôn khổ luật định và các nguồn lực hiện có tại địa phương; Đảm bảo tính công
bằng, chú ý đến cộng đồng dân tộc miền núi, nhóm người nghèo và vai trò của phụ
nữ; Đảm bảo tính bền vững; Đảm bảo nguyên tắc cùng tham gia; Kết hợp hướng tới
mục tiêu phát triển cộng đồng.
Luật đất đai năm 2003 quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Điều 22 quy định căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Điều 23
quy định nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 25 quy định rõ cả 4 cấp
hành chính trong cả nước phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Điều 26 quy
định về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Điều 29 thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [12].
Ngày 01/07/2004 Luật đất đai mới chính thức có hiệu lực thi hành. Luật quy
định rõ về công tác quản lý đất đai, trong đó nêu rõ nội dung công tác quản lý quy
hoạch sử dụng đất.
Chính phủ đã ban hành nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về
việc thi hành luật đất đai [4]. Đồng thời Bộ tài nguyên và môi trường cũng ban hành


16

thông tư số 20/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh
và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [2].
1.3.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ

1.3.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh (Quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng)
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh
lúa ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau thực phẩm
cho các thành phố lớn, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày (hàng năm): Vùng
bông Thuận Hải, vùng đay Hải Hưng, vùng thuốc lá Quảng An (Cao Bằng), Ba Vì
(Hà Sơn Bình nay là Hà Nội), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Nho Quan ( Hà Nam Ninh
nay là Ninh Bình), vùng mía Vạn Điểm, Việt Trì, Sông Lam, Quảng Ngãi, … Các
vùng cây công nghiệp dài ngày (lâu năm): Vùng cao su Sông Bé, Đồng Nai, Buôn
Hồ (Đắc Lắc), Chư Pả, Ninh Đức (Gia Lai Kon Tum), vùng chè ở Hoàng Liên Sơn,
Mộc Châu, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Gia Lai Kon Tum, vùng dâu tằm Bảo Lộc
(Lâm Đồng),…
Quy hoạch vùng chuyên canh có tác dụng: Xác định phương hướng sản xuất,
chỉ ra những vùng chuyên môn hóa và những vùng có khả năng hợp tác quốc tế;
Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng
đắn; Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm
hàng hóa của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu
cầu lao động; Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển, nghiên cứu tổ chức quản lý
kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ.
Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu
cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung,
để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản
phẩm cây trồng, đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản
xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất.
Quy hoạch vùng chuyên canh có các nội dung chủ yếu sau: Xác định quy
mô, ranh giới vùng; Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất; Bố trí sử


17

dụng đất đai; Xác định quy mô ranh giới nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong

vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp; Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ sản xuất đời sống; Tổ chức và sử dụng lao động; Ước tính đầu tư và
hiệu quả kinh tế; Dự tính tiến độ thực hiện quy hoạch [17].
1.3.2.2. Quy hoạch nông nghiệp huyện
Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện là một
quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp
và công nghiệp chế biến. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện: Một
là trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện, căn cứ vào dự án phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh (hoặc thành
phố) đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông
nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu đó theo hướng
chuyên môn hóa, tập trung hóa kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện ba mục
tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp
và nông sản xuất khẩu ổn định. Hai là hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối
tượng sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng
cao được độ phì nhiêu cho đất. Ba là tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp. Bốn là tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất
nông nghiệp theo quy hoạch.
Nội dung chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện. Xác định phương
hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp; Bố trí sử dụng đất đai; Xác định cơ cấu
và quy mô sản xuất nông nghiệp (phân chia và tính toán quy mô các vùng sản xuất
chuyên môn hóa, xác định vùng sản xuất thâm canh cao sản, các tổ chức liên kết
nông – công nghiệp, các cơ sở sản xuất nông nghiệp; Tổ chức công nghiệp chế biến
nông sản và tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp; Giải quyết mối quan hệ giữa
các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp; Bố trí các cơ sở
vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp (thủy lợi, giao thông, cơ khí, điện, cơ sở
dịch vụ thương nghiệp); Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm


18


dân cư nông thôn; Những cân đối chính trong sản xuất nông nghiệp (lương thực,
thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón, vật tư kỹ thuật nông nghiệp, nguyên liệu cho
các xí nghiệp chế biến); Tổ chức các cụm kinh tế xã hội; Bảo vệ môi trường; Vốn
đầu tư cơ bản; hiệu quả sản xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch.
Đối tượng quy hoạch nông nghiệp huyện là toàn bộ đất đai, ranh giới hành
chính huyện [17].
1.3.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng áp dụng ở nước ta từ thời kỳ Pháp
thuộc. Như việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi, điều chế
rừng Thông theo phương pháp hạt điều …
Đến năm 1955 – 1957, tiến hành sơ thám mô tả để ước lượng tài nguyên
rừng. Năm 1958 – 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Cho đến năm
1960 – 1964 công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng ở Miền Bắc. Từ năm
1965 đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được tăng cường và mở
rộng [18].
Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng điều tra quy
hoạch của các sở lâm nghiệp (nay là sở nông nghiệp và phát triển nông thôn) các
tỉnh, không ngừng cải tiến phương pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của các
nước cho phù hợp với điều kiện, trình độ tài nguyên rừng ở nước ta. Tuy nhiên, so
với lịch sử phát triển của các nước khác thì quy hoạch lâm nghiệp nước ta hình
thành và phát triển muộn hơn rất nhiều. Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh
tế, xã hội, và tài nguyên rừng làm cơ sở cho công tác quy hoạch lâm nghiệp chưa
được giải quyết triệt để, nên công tác này ở nước ta đang trong giai đoạn vừa tiến
hành vừa nghiên cứu áp dụng [21].
Trong công trình “Đất rừng Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Bình (1996) đã đưa ra
những quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở những đặc điểm cơ
bản của đất rừng Việt Nam [1].



19

Năm 2997, Đặng Văn Phụ, Hà Quang Khải trong chương trình tập huấn hỗ
trợ lâm nghiệp xã hội của Trường Đại học lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm về hệ
thống sử dụng đất và đề xuất một số hệ thống, kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong
điều kiện Việt Nam. Trong đó các tác giả đã đi sâu phân tích về: Quan điểm về tính
bền vững; Khái niệm tính bền vững và phát triển bền vững; hệ thống sự dụng đất
bền vững; Kỹ thuật sử dụng đất bền vững; Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong
các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất [10].
Tài liệu tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự
tham gia của người dân, tác giả Trần Hữu Viên (1997) [22] đã kết hợp phương pháp
quy hoạch sử dụng đất trong nước và của một số dự án Quốc tế đang áp dụng tại
một số vùng có dự án ở Việt Nam. Trong đó tác giả đã trình bày về khái niệm và
nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia.
Theo chiến lược phát triển rừng quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 một trong
những tồn tại mà Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá là: “Công tác
quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt
chẽ với quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính
khả thi. Chưa quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phần ổn
định trên thực địa …”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề cấp bách đối với ngành lâm
nghiệp ở nước ta hiện nay [7].
Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác kỹ thuật Việt Đức, dự án phát
triển rừng xã hội sông Đà đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử
dụng đất và giao đất lâm nghiệp tại hai xã của 2 huyện Yên Châu (Sơn La) và Tủa
Chùa (Điện Biên) trên cơ sở hướng dẫn của Cục kiểm lâm. Với cách làm 6 bước và
lấy cấp thôn bản làm đơn vị hành chính để quy hoạch và giao đất lâm nghiệp và áp
dụng cách tiếp cận lâm nghiệp xã hội với cộng đồng dân tộc vùng cao có thể là kinh
nghiệm tốt.



20

1.3.3.1. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp
Theo Lê Sỹ Việt, Trần Hữu Viên (1999) [25]:
- Địa bàn quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng rất đa dạng, phức tạp (bao gồ cả
vùng ven biển, trung du, núi cao và biên giới, hải đảo), thường có địa hình cao, dốc,
chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và có nhiều ngành kinh tế hoạt động.
Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, kinh
tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn.
Đối tượng của công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và đất lâm nghiệp,
từ bao đời nay là “của chung” của đồng bào các dân tộc, nhưng thực chất là vô chủ.
Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8 – 10 năm, dài từ 40 – 100
năm) người dân chỉ tự giác bỏ vốn tham gia trồng rừng nếu biết chắc chắn có lợi.
Mục tiêu của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cũng rất đa dạng: Quy
hoạch rừng phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi
trường); Quy hoạch rừng đặc dụng (các vương quốc gia, các khu bảo tồn thiên
nhiên, các khu di tích văn hóa – lâm sản – danh lam thắng cảnh) và quy hoạch phát
triển các loại rừng sản xuất.
Quy mô của công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm cả tầm vĩ
mô và vi mô: Quy hoạch toàn quốc, từng vùng lãnh thổ, từng tỉnh huyện, xí nghiệp,
lâm trường, quy hoạch phát triển rừng xã và làng lâm nghiệp.
Lực lượng tham gia công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thường
luôn phải lưu động, điều kiện sinh hoạt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn về mọi
mặt… Đội ngũ cán bộ xây dựng phương án quy hoạch cũng rất đa dạng, bao gồm cả
lực lượng của trung ương và địa phương, thậm hí các ngành khác cũng tham gia làm
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (nông nghiệp, công an, quân đội …); Trong đó,
có một bộ phận được đào tạo bài bản qua các trường lớp, song phần lớn chỉ dựa vào
kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành lâm nghiệp.



21

1.3.3.2. Những yêu cầu của công tác quy hoạch lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Công tác quy hoạch lâm nghiệp được triển khai dựa trên những chủ trương,
chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và chính quyền các
cấp trên từng địa bàn cụ thể. Với mỗi phương án quy hoạch lâm nghiệp phải đạt được:
- Hoạch định rõ ranh giới đất nông nghiệp - đất lâm nghiệp và đất do các
ngành khác sử dụng. Trong đó, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được quan tâm
hàng đầu vì là hai ngành chính sử dụng đất đai.
- Trên phần đất lâm nghiệp đã được xác định, tiến hành hoạch định 3 loại rừng
(phòng hộ, đặc dụng và sản xuất). Từ đó xác định các giải pháp lâm sinh thích hợp
với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng,
trồng rừng mới, nuôi dưỡng rừng, nông lâm kết hợp, v.v… khai thác lợi dụng rừng).
- Tính toán nhu cầu đầu tư: Vì là phương án quy hoạch nên việc tính toán
nhu cầu đầu tư chỉ mang tính khái quát, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở
những bước tiếp theo.
- Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch
(giải pháp lâm sinh, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, giải pháp về vốn, lao
động, v.v…);
- Đổi mới một số phương áp quy hoạch có quy mô lớn (cấp toàn quốc, vùng,
tỉnh) còn đề xuất các chương trình, dự án cần ưu tiên để triển khai bước tiếp theo là
lập Dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi [18]
1.3.3.3. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp
a) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD
Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD bao gồm: Quy hoạch tổng
công ty lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp; Quy hoạch lâm trường; Quy hoạch lâm
nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng phòng hộ; quy hoạch
các khu rừng đặc dụng và quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cho các cộng



22

đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình). Các nội dụng quy hoạch lâm
nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh là khác nhau tùy theo điều kiện cụ
thể của mỗi đơn vị và thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất lâm nghiệp mà lựa
chọn các nội dung quy hoạch cho phù hợp [18].
b) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ
Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính:
Từ toàn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố trực
thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải xây
dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển
các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội, v.v…
Ở những đối tượng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì quy hoạch lâm
nghiệp là một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất nghề rừng
nói riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn.
* Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc
Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp
trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm: Xác
định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc; Quy
hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất, phòng hộ và đặc dụng);
Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có; Quy hoạch tái
sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp;
Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ; Quy hoạch
tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội; Quy hoạch xây
dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải; Xác định tiến độ thực hiện.
Do đặc thù khác với những ngành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy hoạch
lâm nghiệp thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy
hoạch được thực hiện tùy theo các vùng kinh tế lâm nghiệp [18].



23

* Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh giải quyết những vấn đề: Xác
định phương hướng nhiệm vụ phát triển rừng trong phạm vi tỉnh, trên cơ sở căn cứ
vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch
lâm nghiệp toàn quốc đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
tỉnh. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển rừng của tỉnh, điều kiện đất đai
tài nguyên rừng, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác tiến hành quy
hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo ba chức năng: Rừng sản xuất, rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng. Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên
rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm trồng rừng và tái sinh tự nhiên) và
nông lâm kết hợp. Quy hoạch khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn liền với
thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh
tế, phát triển rừng xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phục
vụ sản xuất lâm nghiệp, lưu thông hàng hóa và đời sống. Xác định tiến độ thực hiện.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện
Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện về cơ bản các nội dung quy hoạch lâm
nghiệp cũng tương tự như quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh, tuy nhiên nó được triển
khai cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa bàn huyện. Quy hoạch
lâm nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau:
+ Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể kinh tế xã hội của
huyện, căn cứ vào phương án phát triển rừng của tỉnh và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đặc biệt là điều kiện tài nguyên rừng của huyện để xác định phương hướng
nhiệm vụ phát triển trên địa bàn huyện.
+ Căn cứ phương hướng phát triển rừng huyện và điều kiện đất đai tài
nguyên rừng, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác, tiến hành quy hoạch
đất lâm nghiệp trong huyện theo 3 chức năng: Sản xuất, phòng hộ và đặc dụng.
+ Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng, phát triển rừng hiện có.



24

+ Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng: Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi
rừng tự nhiên. Quy hoạch thực hiện nông lâm kết hợp và sản xuất hỗ trợ trên đất
lâm nghiệp.
+ Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với
thị trường tiêu thụ.
+ Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho các
thành phần kinh tế trong huyện, tổ chức phát triển rừng xã hội.
+ Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.
+ Xác định tiến độ thực hiện.
Thời gian quy hoạch cấp huyện thường 5 năm. Các quy hoạch lâm nghiệp
cũng cần phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế, xã hội chung của từng
tiểu vùng trong huyện [18].
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã
Xã được coi là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản lý
và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng xã thường tiến hành các nội dung sau: Điều tra các
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tài nguyên rừng. Căn cứ vào
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội xã, căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp
cấp huyện và các điều kiện cơ bản của xã, xác định phương hướng nhiệm vụ phát
triển rừng trên địa bàn xã. Quy hoạch đất đai trong xã theo ngành và theo đơn vị sử
dụng, xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Căn
cứ vào phương hướng phát triển, các điều kiện cơ bản, nhu cầu phòng hộ và các nhu
cầu đặc biệt khác (nếu có) phân chia đất lâm nghiệp theo ba chức năng sử dụng: Sản
xuất, phòng hộ và đặc dụng. Quy hoạch các nội dung sản xuất kinh doanh lợi dụng
rừng, bố trí không gian và thời gian tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng
rừng: Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng và tái sinh phục hồi rừng,
nông lâm kết hợp, khai thác, chế biến các loại lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu của



×