Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Dạy học phát huy năng lực đọc hiểu và vận dụng kiến thức liên môn trong bài truyền thuyết truyện an dương vương và mị châu, trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.94 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

Trang
1. Mở đầu.............................................................................................................1
- Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
- Mục đích nghiên cứu........................................................................................1
- Đối tượng nghiên cứu........................................................................................1
- Phương pháp nghiên cứu...................................................................................1
2. Nội dung...........................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề............................................................................4
2.2.1. Về phía giáo viên....................................................................................... 4
2.2.2. Về phía học sinh.........................................................................................5
2.2.3. Về phía chương trình..................................................................................5
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm..................................................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.................................................................................14
3. Kết luận , kiến nghị..........................................................................................15
Tài liệu tham khảo...............................................................................................17
Phụ lục.................................................................................................................18

1


1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Hồi Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có,
luyện những tình cảm ta sẵn có”. Mục đích của việc dạy học văn là để học sinh
cảm thụ được cái hay, cái đẹp mà nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm của
mình, trên cơ sở đó mà tích hợp giá trị của nhân cách, thanh lọc tâm hồn con
người, nâng đỡ con người. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó, trong những
năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng, đổi mới trên nhiều


phương diện, rõ nhất là về chương trình sách giáo khoa và đặc biệt là phương
pháp dạy học môn Ngữ văn.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học Ngữ văn ở cấp THPT, việc dạy đọc - hiểu
một tác phẩm văn chương cịn khơng ít khó khăn. Đặc biệt là chương trình Ngữ
văn lớp 10, với các tác phẩm văn học dân gian, việc tìm ra phương pháp giúp
học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc cảm, hiểu và yêu
các tác phẩm văn chương ấy là thách thức lớn nhất đối với giáo viên. Nhất là
văn học dân gian, bộ phận văn học đòi hỏi ở người tiếp nhận có tâm hồn, có sự
đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc cả về vẻ đẹp nội dung cũng như nghệ thuật của
tác phẩm.
- Mục đích nghiên cứu
Trong những năm đứng trên bục giảng, bản thân tôi cũng gặp khó khăn
trong việc khơi gợi ở học sinh có cảm hứng đối với tác phẩm văn học dân gian.
Chính vì thế, với niềm u thích riêng đối với văn học dân gian và với mong
muốn đổi mới phương pháp dạy học, tơi đã khơng ngừng nghiên cứu, học hỏi
tìm ra giải pháp để làm sao những giờ dạy đọc - hiểu các tác phẩm văn học dân
gian thật sự hiệu quả, nhất là với các em học sinh học khối C, D, để có thể phát
huy được vốn kiến thức cũng như niềm đam mê và yêu thích văn chương sẵn có
của các em. Qua những năm dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10 , cũng như
bồi dưỡng học sinh giỏi, từ mục đích đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi
xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về một số giải pháp nhằm góp phần giúp
học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường hiệu quả và
thiết thực nhất.
- Đối tượng nghiên cứu
Tác phẩm văn học dân gian được đưa vào chương trình Ngữ văn ở
cấpTHPT, với tổng số là 15 tiết, nằm trọn trong chương trình Ngữ văn 10, với
số lượng tiết học tương đối nhiều đủ để thấy được tầm quan trọng của bộ phận
văn học này. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ đi vào nghiên cứu phương pháp
dạy học phát huy năng lực đọc - hiểu và vận dụng kiến thức liên môn trong
bài truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.

- Thông qua đề tài này giúp các em học sinh khối C,D có kiến thức sâu
rộng hơn về văn học dân gian nói chung và truyền thuyết An Dương Vương và
Mị Châu, Trọng Thủy nói riêng
- Phương pháp nghiên cứu
2


- Vận dụng thành tựu của nhiều ngành: nghiên cứu văn học, lý luận văn
học, ngôn ngữ học, giáo dục học… trong đó đặc biệt chú trọng vận dụng những
thành tựu của những cơng trình nghiên cứu về văn học dân gian, thi pháp văn
học dân gian và những thành tựu khoa học về phương pháp dạy học văn.
- Kết hợp điều tra, thăm dị có phân tích thống kê, dự giờ và học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp.
- Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn ở
trường THPT.
- Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học
văn.

3


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Dạy học đọc - hiểu tác phẩm văn chương được hiểu là “một quá trình bao
gồm việc tiếp xúc với văn bản, thơng hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm
ẩn cũng như thấy được vai trị, tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật
ngơn từ, các thơng điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết và cả các giá
trị tự thân của hình tượng nghệ thuật”. Đọc - hiểu là hoạt động duy nhất để học
sinh tiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn học. Đọc - hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc
câu, hiểu nghĩa của từ và sắc thái biểu cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, hiểu

mạch văn, bố cục và nắm được ý chính, cũng như chủ đề của tác phẩm. Lý giải
những đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa xã hội nhân văn của tác phẩm trong ngữ
cảnh của nó. Trong quá trình học đọc, HS sẽ biết cách đọc để tích luỹ kiến thức,
đọc để lý giải, đọc để đánh giá và đọc sáng tạo, phát hiện. học sinh sẽ học cách
trích câu hay, trích chi tiết, trích ý, học cách thuyết minh, thuật lại nội dung văn
bản đã học”. Hệ thống văn bản được lựa chọn nhằm thực hiện việc đào tạo năng
lực đọc - hiểu, qua đó vừa cung cấp tri thức văn học, văn hóa dân tộc, vừa giáo
dục tư tưởng, tình cảm, vừa rèn luyện kỹ năng đọc, phương pháp đọc... để sau
khi ra trường, HS có thể đọc - hiểu nhiều loại văn bản thông dụng trong đời
sống.
Dạy học Ngữ văn theo yêu cầu đọc - hiểu văn bản, thực chất là hình thành
cho học sinh tồn bộ q trình tiếp nhận, giải mã văn bản (kể cả hiểu và cảm
thụ), giúp học sinh cách đọc văn, phương pháp đọc - hiểu để dần dần các em có
thể tự đọc được văn, hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn. Vai
trò của người thầy thể hiện ở năng lực tổ chức cho học sinh đọc-hiểu văn bản, từ
đó hình thành cho họ cách đọc - hiểu một văn bản, nhất là văn bản văn học đồng
thời hướng dẫn, gợi mở, tránh nhầm lẫn cho học sinh, chủ yếu là dạy về phương
pháp đọc chứ khơng đọc hộ, biến học sinh thành thính giả thụ động của mình.
Giáo án của thầy chủ yếu phải là giáo án về phương pháp đọc cho học sinh.
Muốn thế học sinh phải được trang bị trên hai phương diện: những kiến thức để
đọc văn và phương pháp đọc văn. Những kiến thức và phương pháp này chỉ có
thể có được qua việc thực hành trong q trình đọc văn thông qua các văn bản
tác phẩm cụ thể, tiêu biểu cho các thể loại ở từng giai đoạn lịch sử văn học. Tất
nhiên thông qua hệ thống văn bản tác phẩm tiêu biểu, chương trình cung cấp và
hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ giản về lịch sử văn học, lý luận văn
học, tác gia văn học, nhưng đối tượng chính vẫn là văn bản- tác phẩm.
Sách giáo khoa biên soạn theo tinh thần trên là sách phục vụ cho mục đích
dạy văn thực chất là dạy cách đọc - hiểu, cách giải mã văn bản. Trong đó nhấn
mạnh việc coi trọng văn bản với tất cả các biểu hiện cụ thể của hình thức ngơn
từ nghệ thuật; hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích văn học trên cơ sở phân

tích ngơn ngữ; từ việc nghiên cứu các văn bản văn học để đạt tới những suy nghĩ
sâu sắc về các cấu trúc văn học và ngôn ngữ…

4


Như vậy, đọc - hiểu là con đường để dẫn học sinh đến với cảm thụ văn học.
Đó là hình thành xúc cảm, tưởng tượng và gần gũi, “nhập thân” với những gì đã
đọc, nhập thân vào tác phẩm, suy tư về một số các câu chữ, hình ảnh, lập luận và
sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, nhân vật trữ tình hoặc của tác giả.
Người cảm thụ đồng thời vừa là người tiếp nhận vừa là người phản hồi về tác
phẩm. …Như nhà văn Anh Đức đã tâm sự: “Khi đọc, tơi khơng chỉ thấy dịng
chữ mà cịn thấy cảnh tượng ở sau dịng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi
rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Vì vậy,
đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc Văn nói riêng theo
hướng hình thành ở học sinh năng lực đọc hiểu, năng lực thưởng thức và đánh
giá nghệ thuật, là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Về phía giáo viên
Văn học dân gian là những giá trị tinh thần quý báu mà cha ơng đã để lại
cho chúng ta. Nó chính là bầu sữa mẹ ni dưỡng tâm hồn Việt, ni dưỡng nền
văn hóa dân tộc Việt Nam. Đối với Nhân dân lao động, VHDG vừa là cuốn sách
bách khoa của đời sống, vừa là một trong những phương tiện giáo dục những
phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như: Tình u Tổ quốc, lịng dũng cảm,

tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh
chống điều ác ... Đối với các bộ môn khoa học xã hội, VHDG là nguồn tài liệu
vô giá cho việc nghiên cứu đời sống và thế giới quan nhân dân trong các thời kỳ
lịch sử khác nhau.
Việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian nói chung và việc giảng dạy bài
dạy học phát huy năng lực đọc - hiểu của học sinh và vận dụng kiến thức liên
môn trong bài truyền thuyết An Dương Vương và Mị châu Trọng Thủy nói
riêng trong chương trình Ngữ văn 10, chúng tôi nhận thức được rằng việc kết
hợp kiến thức giữa đọc – hiểu và vận dụng các mơn học “tích hợp” vào để giải
quyết một vấn đề nào đó trong một mơn học là việc làm hết sức cần thiết:
- Đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ mơn khơng chỉ nắm bắt kiến thức
bộ mơn mình giảng dạy mà cịn cần phải khơng ngừng trau rồi kiến thức của
những môn học khác để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy liên môn trong tương
lai.
- Giúp học sinh có kĩ năng tư duy tổng hợp liên mơn để giải quyết các vấn
đề trong thực tiễn cuộc sống cũng như trong học tập các môn học khác một cách
khoa học, logic và có hiệu quả mang tính ứng dụng tốt nhất.

5


- Chúng tơi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học
khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra
trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên sinh động hơn.
Vì vậy việc học tập tác phẩm văn học có ý nghĩa quan trong trong việc tìm
hiểu: nh©n vËt, sù kiƯn trong trun thuyÕt Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm
chuỗi truyền thuyết vÒ việc An Dương Vương xây Loa Thành và chế
nỏ thần giữ thành, giữ nước. Từ đó giáo dục häc sinh lòng tự hào
dân tộc, ý thức bảo vệ hoà b×nh. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về lịch sử

về chúng ta không chỉ học truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, là đủ mà phải tìm hiểu những kiến thức có liên quan như: Lịch sử,
Địa lí, Mĩ thuật, Âm nhạc.
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong học tập giúp học sinh hiểu được
mối quan hệ truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
khi gắn với lịch sử văn hóa dân tộc, đến nước Âu Lạc, Loa Thành và nhân vật
lịch sử An Dương Vương. Dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học mơn Ngữ
văn nhằm hình thành khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng và phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu
quả .Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong bài học và
vận dụng vào thực tế cuộc sống.
2.2.2. Về phía học sinh
Tác phẩm văn học dân gian với đặc điểm nổi bật là ngắn gọn, súc tích,
giàu cảm xúc nên dễ thuộc, dễ nhớ. Nội dung văn học dân gian chan chứa tính
nhân văn, những rung động sâu lắng đối với thiên nhiên, tình yêu, tình bạn; hình
ảnh con người trong thơ rất gần gũi và quen thuộc với hình ảnh con người Việt
Nam. Chính những điều đó đã tạo điều kiện cho các em học sinh dễ tiếp cận và
cảm thụ văn học dân gian. Bên cạnh đó, đối tượng là học sinh khối C, D, đa số
có niềm u thích và có vốn kiến thức về văn chương phong phú được cung cấp
ở cấp học dưới. Do vậy nhu cầu học văn, nhu cầu được khám phá cái hay cái
đẹp của thơ văn thường nổi trội hơn các em ở khối lớp tự nhiên, cơ bản A. Theo
điều tra khảo sát học sinh các lớp khối D, có 72/96 (75%) học sinh thích học văn
học dân gian; 90/96 (93,7%) học sinh cho rằng việc học văn học dân gian giúp
các em có đời sống tâm hồn phong phú, giúp các em sống nhân văn hơn, nhân ái
hơn. Như vậy, nhu cầu học tập của học sinh đối với văn học dân gian rất lớn.
2.2.3. Về chương trình
Riêng trong chương trình mơn Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay,
sách giáo khoa mới đã đưa vào rất nhiều các thể loại văn học, trong đó, văn học
dân gian được chú trọng ở cả hai cấp học , chưa kể các tác phẩm thuộc phần văn
học nước ngồi. Có thể nói, đây là một thể loại khơng mới nhưng có tầm quan
trọng đặc biệt trong việc giáo dục nhận thức, giáo dục nhân cách, giáo dục tư

tưởng tình cảm, thẩm mĩ cho các em.
Do đó giáo viên dạy văn khi dạy đến thể loại văn học này không thể
không chú trọng đến việc dạy như thế nào đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là những
6


tác phẩm văn học dân gian của chương trình lớp 10 với những tác phẩm được
lưu truyền đến ngày nay đó là những viên ngọc vơ giá góp phần tạo nên giá trị
của văn học nước nhà.
Hơn nữa việc thi THPT quốc gia hiện nay có thêm mục Đọc – hiểu văn
bản, vậy nên nếu học sinh không đọc và cảm nhận văn bản trong q trình học
thì sẽ khơng thể hoàn thành tốt phần thi này.
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm
Tiết 10 - 11
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU, TRỌNG THỦY
I. Mức độ cần đạt
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác
phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu- Trọng Thủy và nguyên
nhân mất nước Âu Lạc.
- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong câu chuyện tình yêu.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong
truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn
mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Sự kết hợp hài hòa giữ “ cốt lõi lịch sử” với tưởng tượng, hư cấu nghệ
thuật của dân dian.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm truyền thuyết dân gian.

- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Dựa vào bài "Khái quát văn học dân gian", hãy cho biết đặc điểm của thể
loại truyền thuyết.
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv& Hs
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn I. Tìm hiểu chung
Thao tác 1: Tìm hiểu đặc trưng 1. Thể loại truyền thuyết
cơ bản của thể loại truyền - Chứa đựng cái lõi lịch sử.
thuyết.
- Nhuốm màu sắc thần kì, thấm đẫm cảm xúc
đời thường.
- Được viết theo xu hướng lý tưởng hóa, thể
hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân
7


Thao tác 2: Tìm hiểu về khu di
tích Cổ Loa.
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK và
xem tranh minh họa để tóm tắt
những nét chính về thành Cổ
Loa

đối với những người có cơng với đất nước,
dân tộc.

2. Khu di tích Cổ Loa
- Vị trí: làng Cổ Loa, huyện Đơng Anh, ngoại
thành Hà Nội.
- Quần thể di tích bao gồm: đền thờ An
Dương Vương, am thờ Mị Châu, giếng Ngọc,
từng đoạn vòng thành cổ.
→ Cái lõi lịch sử của truyền thuyết An
Dương Vương.
- Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện
Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước
Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới
thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ
III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn
Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời
Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.
- Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước
xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Vị trí địa lý Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm
vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông
Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của
đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm
soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn
địa.
- Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả
ngạn sơng Hồng. Sơng Hồng (tức sơng
Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng
của sông Hồng, nối liền sơng Hồng với sơng
Cầu trong hệ thống sơng Thái Bình.
-Về phương diện giao thơng đường thủy, Cổ
Loa có một vị trí vơ cùng thuận lợi. Đó là vị

trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông
Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của
sơng Thái Bình. Qua con sơng Hồng, thuyền
bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay
Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng,
thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía
Đơng Bắc bộ thì qua sơng Cầu vào hệ thống
sơng Thái Bình đến sơng Thương và sơng
Lục Nam Địa điểm Cổ Loa chính là đất

8


- GV tích hợp mơn địa lí
- GV giới thiệu cho HS một số
tranh ảnh (Phụ lục 1) Thành Cổ
Loa và khu di tích đền thờ vua
An Dương Vương
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
Thao tác 1: Đọc
- Gv gọi Hs đọc văn bản
- xác định bố cục văn bản.

Thao tác 2: Phân tích
- Gv hỏi: Nhân dân ta có thái độ
như thế nào đối với nhân vật
ADV?
+ Công trạng đầu tiên
của ADV là gì?
+ Việc xây thành của nhà

vua có gì kì lạ? Xây dựng chi
tiết hoang đường ấy nhằm thể
hiện điều gì?
+ Cơng trạng thứ hai của
nhà vua là gì? Trong cơng trạng
này có chi tiết nào hoang đường
không? Xây dựng chi tiết hoang
đường ấy nhằm thể hiện điều gì?
=> ADV là một nhân vật lịch sử
có thật nhưng những công trạng
của nhà vua lại được xây dựng
bằng những chi tiết hoang đường
kì ảo. Những chi tiết ấy đã thần
kì hóa những cơng trạng của

Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù
phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống
bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công
nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây,
đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư
Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung
tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa
về định cư tại vùng đồng bằng.

II. Đọc- hiểu
Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1: từ đầu đến "...bèn xin hịa": q
trình An Dương Vương xây thành và chế tạo
nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của thần
Rùa Vàng.

- Đoạn 2: còn lại: nguyên nhân khiến cơ đồ
nhà nước Âu Lạc "đắm biển sâu" liên quan
đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy.
Phân tích:
1.Nhân vật An Dương Vương
a. Những công trạng của An Dương Vương
- Xây thành Cổ Loa:
+ADV được thần linh giúp đỡ vì việc làm
của nhà vua hợp với ý trời và lòng dân→ đây
là cách để nhân dân ta bộc lộ niềm tự hào về
chiến công xây thành, ngợi ca công lao của
ADV trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Chế nỏ
+Vua được thần linh giúp đỡ vì có ý thức đề
cao cảnh giác, chuẩn bị vũ khí khi giặc chưa
đến.
+ Lời của Rùa Vàng: một mặt thuyết thiên
mệnh được đề cao, mặt khác vai trị của con
người vẫn khơng bị xem nhẹ. Chiến thắng
của ADV là do nhà vua đã biết "tu đức", lo
cho an nguy xã tắc.
=> ADV có được cả ba yếu tố: thiên thời, địa
lợi, nhân hòa nên đã thành công trong công
cuộc xây dựng thành và chiến thắng quân
Triệu Đà.
9


nhà vua, thể hiện sự ngợi ca, tôn - Theo phân kỳ khảo cổ học, thời An Dương
kính, ngưỡng mộ của nhân dân Vương nằm trong khoảng từ cuối giai đoạn

dành cho nhân vật này.
văn hóa Đơng Sơn phát triển sang đầu giai
đoạn văn hóa Đơng Sơn muộn, tương ứng với
- Em biết truyền thuyết nào của khoảng cuối thế kỷ 3 đến giữa thế kỷ 2 trước
nước ta cũng có hình ảnh của
Cơng ngun. Tại khu vực thành Cổ Loa đã
Rùa Vàng?
phát lộ nhiều di tích khảo cổ học văn hóa
(Truyền thuyết Sự tích Hồ
Đơng Sơn nói chung và gắn với thời kỳ An
Gươm)
Dương Vương nói riêng.

Gv tích hợp môn lịch sử

GV giới thiệu cho HS một số
tranh ảnh (phụ lục 2): Lẫy nỏ và
mũi tên ba cạnh của chiếc "nỏ
thần" huyền thoại thời kì Thục
Phán An Dương Vương

- Tháng 6 năm 1959, một hố mũi tên đồng
với số lượng lên tới hàng vạn chiếc đã ngẫu
nhiên phát lộ tại khu vực thành Cổ Loa khi
công nhân đắp đường. Mũi tên đồng Cổ Loa
gồm nhiều loại dài, ngắn khác nhau nhưng
đều có chung đặc điểm: đầu hình tháp 3 cạnh
sắc tạo độ sát thương lớn và phần chi dài
có tác dụng giảm lực ma sát, giữ thế cân bằng
cho đường bay ổn định, đảm bảo độ chính

xác tới đích bắn. Đáng chú ý, chỉ có khoảng
một phần tư số mũi tên đã được tu chỉnh để
sử dụng, ba phần tư cịn lại là mũi tên mới ra
khn, cịn ngun dấu vết của kỹ thuật
đúc. Bởi vậy, đây có thể là kho cất giữ mũi
tên vừa đúc xong, đang trong q trình gia
cơng để sử dụng. Do biến cố lịch sử, tồn bộ
số mũi tên này được chơn giấu trong lòng đất
Cổ Loa.

Nguyên nhân thất bại của b.Sự lơ là, mất cảnh giác của ADV:
ADV là gì?
- Chấp nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, gả Mị
Châu cho con trai hắn.
- Sự mất cảnh giác đầu tiên của →không hề giám sát Trọng Thủy
ADV là ở chi tiết nào?
- Chủ quan, khinh địch
- Đâu là chi tiết thứ hai nói lên →nguyên nhân của thất bại.
sự lơ là, mất cảnh giác của →bài học đánh giặc giữ nước: luôn đề cao
ADV?
cảnh giác, không được lơ là, chủ quan.
=> ADV đã để mất nước vì sự lơ
là, mất cảnh giác của mình.
Nhưng các em thử suy nghĩ,
hành động chém Mị Châu của
nhà vua có hợp lí khơng? Vì

c. ADV chém Mị Châu
- Kẻ có tội ở đây chính là cơng chúa Mị
Châu, đứa con gái mà nhà vua hết mực yêu

thương, chắc chắn khi chém con, lòng người
cha rất đau đớn. Nhưng ADV không đứng
trên danh nghĩa một người cha chém con, mà
10


truyền thống của người Việt
Nam là trọng tình, xem trọng
tình máu mủ, huyết thống?
=> Khi chém MC, ADV không
đứng trên cương vị một người
cha chém con, mà đứng trên
cương vị một ơng vua trừng phạt
kẻ có tội với đất nước, thay mặt
nhân dân thực hiện công lý. Khi
chém MC, chắc chắn lòng người
cha rất đau đớn, nhưng ADV đã
biết đặt nghĩa vụ với đất nước
lên trên tình nhà. Đó là hành
động thể hiện sự hối lỗi của nhà
vua. Hành động này là cơ sở để
nhân dân giữ thái độ tôn kính
với nhà vua, mặc dù ơng đã thất
bại trong vai trị lịch sử của
mình.
- Vì thái độ tơn kính ấy, cuối
cùng nhân dân có để ADV chết
khơng? Chi tiết sự ra đi của
ADV có gì kì lạ? Xây dựng chi
tiết hoang đường ấy nhân dân ta

nhằm nhắn gửi điều gì?
- Gv dẫn dắt: Vì sự tơn kính ấy
mà ngày nay, ở khu di tích Cổ
Loa nằm ở Đơng Anh, ngoại
thành Hà Nội, nhân dân đã lập
bàn thờ ADV (xem tranh)
- Thử suy nghĩ xem vì sao nhân
dân khơng để ADV lên trời như
Thánh Gióng mà lại để ơng
xuống biển?
GV giới thiệu cho HS một số
tranh ảnh (phụ lục 3): Đền thờ
An Dương Vương tại Quảng
Châu – Thanh Hoá và Đền thờ
An Dương Vương (Đền Cuông)
ở Diễn Châu, Nghệ An

đứng trên cương vị một vị vua trừng phạt kẻ
đã nối giáo cho giặc, làm hại đất nước. Hành
động này cũng cho thấy sự hối lỗi và nhận lỗi
của nhà vua.
- Hành động chém MC của nhà vua chính là
cơ sở của sự tôn vinh mà nhân dân dành cho
ông, mặc dù ông đã thất bại trong công cuộc
giữ nước.

d.Sự ra đi của ADV
-ADV không chết mà đi vào cõi bất tử cùng
với Rùa Vàng.
→niềm tin vào sự bất tử của các anh hùng

dân tộc.

- Chi tiết hoang đường thể hiện sự tơn kính
của nhân dân đối với ADV
- Chi tiết ADV xuống biển chứ khơng lên trời
như Thánh Gióng thể hiện sự phán xét công
minh của nhân dân: trời cao xanh là để ngước
nhìn ngưỡng mộ, cịn biển sâu thăm thẳm là
để nhìn mà suy tư trăn trở về những sai lầm,
nhắc nhở mãi về bài học giữ nước.

11


- Mị Châu được giới thiệu là ai?
=> MC cũng như bao nàng công
chúa khác, mang trách nhiệm
làm sứ giả hịa bình trong một
cuộc hơn nhân chính trị (như
Huyền Trân Cơng Chúa). Nhưng
trong q trình sống chung với
Trọng Thủy, nàng đã yêu chồng
thật lòng và đã liên tiếp mắc
phải những sai lầm. Đó là những
sai lầm nào? Nguyên nhân của
những sai lầm đó?
- Trong câu nói của Trọng Thủy
trước lúc về nước có những
điểm đáng ngờ nào? Vì sao Mị
Châu khơng nhận ra được những

điểm đáng ngờ ấy?
=> Tình u vốn khơng có tội,
nhưng tội của MC là đã đặt tình
riêng lên trên lợi ích của quốc
gia, dân tộc, hồn tồn mơ hồ về
vai trị, trách nhiệm của mình
đối với đất nước, với nhân dân.

2. Nhân vật Mị Châu

- Gv lưu ý Hs cách nói của Rùa
Vàng:
"Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc
đó!"
- Mị Châu bị Rùa Vàng phán
tội, lại bị cha chém đầu, nhưng
sau đó, máu nàng hóa thành
ngọc trai. Hư cấu như vậy, người
xưa muốn bày tỏ tình cảm, thái

+ Lời phán tội chính xác, cơng bằng:
Rùa Vàng khơng nói: "Mị Châu là giặc", chỉ
nói "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!".
Khơng phải lúc nào Mị Châu cũng là giặc,
chỉ khi nàng vì vơ tình mà làm lộ bí mật quốc
gia, chỉ đường cho kẻ thù, nàng mới là
giặc→lời phán tội rất công bằng.

- Mị Châu là cơng chúa Âu Lạc, là sứ giả hịa
bình trong một cuộc hơn nhân chính trị.

+ Tiết lộ bí mật quốc gia: là con gái của một
vị vua từng lập công đấu tranh chống giặc
ngoại xâm mà lại hoàn toàn mơ hồ về vai trị
của mình đối với dân với nước. Sống trong
một đất nước mà nguy cơ xâm lược luôn ln
rình rập, khơng một ai (nhất là đối với một
nàng công chúa, con vị thủ lĩnh tối cao của
dân tộc) được phép làm theo địi hỏi của tình
cảm riêng tư mà xao nhãng, hành động mù
quáng có hại cho cộng đồng. Mị Châu đã đặt
tình cảm cá nhân của mình lên trên nghĩa vụ
đối với đất nước.
+ Hứa làm dấu chỉ đường cho Trọng Thủy:
Hành động của Mị Châu xuất phát từ tình yêu
Trọng Thủy đến mù quáng. Vì mù quáng mà
Mị Châu không nhận ra được những điểm
đáng ngờ trong lời nói của Trọng Thủy.
+ Rắc lơng ngỗng trên đường chạy trốn: chỉ
đường cho giặc đuổi theo truy sát→Mị Châu
khơng chỉ có tội với đất nước, với nhân dân,
- Với những sai lầm liên tiếp của với nhà vua, mà đứng ở cương vị một người
mình, Mị Châu đã phải chịu hậu con, nàng cịn có tội với cha mình.
quả gì?
- MC bị ADV chém chết:
- Trước khi bị chém, nàng đã có
hành động gì? Hành động đó thể + Nàng khấn để minh oan, đồng thời là hành
hiện điều gì?
động chứng tỏ nàng đã nhận ra lỗi lầm của
- Đối với nhân vật Mị Châu, mình và nhận tội.
nhân dân ta đã thể hiện thái độ

gì?

12


độ như thế nào đối với nhân vật
Mị Châu
- Gv giảng về ý nghĩa của chi
tiết ngọc trai.
- Qua số phận của Mị Châu,
nhân dân ta muốn nhắn gửi điều
gì đến thế hệ mai sau?
=> Trên bàn thờ MC ở khu di
tích Cổ Loa có một bức tượng
MC cụt đầu. Đó mãi mãi là lời
nhắc nhở đối với thế hệ mai sau
về trách nhiệm của cá nhân đối
với cộng đồng, dân tộc→dẫn lời
thơ Tố Hữu

- Chi tiết ngọc trai:
+ Đẹp, là kết tinh của những đau đớn.
+ Chứng nhận rằng MC quả thật đã bị lừa dối
chứ không chủ ý lừa cha, bán nước. Chi tiết
này là thái độ độ lượng, nhân đạo của nhân
dân ta dành cho Mị Châu.
→Thái độ của nhân dân: vừa công bằng vừa
rất nhân đạo.
Qua đó, người xưa muốn nhắn gửi đến đời
sau một bài học kinh nghiệm về việc giải

quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tình cảm
riêng tư với tình cảm lớn lao đối với đất
nước, dân tộc.(Mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng)
Tâm sự
GV dẫn lời thơ của Tố Hữu
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
GV tích hợp mơn giáo dục công
Trái tim lầm chỗ, để trên đầu
dân, Bài 11"Một số phạm trù cơ
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
bản của đạo đức học"
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
Tố Hữu (Trích bài thơ Tâm sự)

Bài 12 "Cơng dân với tình u
hơn nhân và gia đình"
Giáo viên cho học sinh xem
tranh ảnh(phụ lục 4): Mị Châu
trên đường chốn chạy

- Hạnh phúc của cá nhân và hạnh phúc xã hội
- Hạnh phúc của cá nhân là cơ sở của hạnh
phúc xã hội
- Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có đủ điều
kiện phấn đấu
- Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của
mình thì phải có nghĩa vụ với người khác và
xã hội
- Hiểu được thế nào là tình yêu, tình yêu chân

chính, từ đó có những hiểu biết về những
điều cần tránh trong tình yêu
- Hiểu được khái niệm gia đình, chức năng
của gia đình cùng với trách nhiệm của các
thành viên trong quan hệ gia đình
- Vận dụng các kiến thức về tình u để có
13


thái độ đúng đắn trong tình yêu và quan niệm
về tình u, hơn nhân và gia đình
- Trọng Thủy được giới thiệu như 3. Nhân vật Trọng Thủy
thế nào?
- Trọng Thủy là con cờ trong ván bài chính
trị của Triệu Đà.
+ Lừa dối MC
+ Lừa dối Âu Lạc
→Trọng Thủy đúng là một tên gián điệp,
nhưng sau khi lấy Mị Châu, sống chung với
nàng, có thể hắn đã nảy sinh tình cảm. Tuy
nhiên, tình cảm ấy vẫn khơng thể cao hơn
dã tâm xâm lược, nghĩa vụ mà Triệu Đà
giao cho hắn. Vì thế hắn đã lừa Mị Châu và
lừa cả nước Âu Lạc.
- Nguyên nhân cái chết của Trọng - Cái chết của Trọng Thủy:
Thủy.
+ Nguyên nhân: do sự mâu thuẫn của quá
=> Sau khi chiến thắng, lấy được nhiều tham vọng: vừa muốn chiếm đất nước
cả Âu Lạc, theo logic thì Trọng người khác, vừa muốn được hạnh phúc
Thủy là kẻ có cơng lớn nhất, hắn trong tình u.

sẽ được hưởng mọi vinh hoa phú + Sự trừng phạt thích đáng đối với kẻ lừa
quý, và chuyện lấy lại những dối, cướp nước.
người vợ xinh đẹp là chuyện hết - Hình ảnh ngọc trai - nước giếng:
sức dễ dàng. Nhưng kết cục của + Ghi nhận sự hối lỗi của Trọng Thủy (tất
Trọng Thủy ra sao? Thử lý giải nhiên chỉ tha thứ sau khi hắn đã tự kết liễu
nguyên nhân cái chết của Trọng đời mình): hắn chết vì khủng hoảng trong
Thủy?
nhận thức và tình cảm.
→Hình ảnh ngọc trai - giếng nước khơng
phải là biểu tượng của tình u chung thủy
giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Nó chỉ mang
- Có ý kiến cho rằng: giữa Mị ý ngĩa là sự hóa giải hận thù, nói lên truyền
Châu và Trọng Thủy có tình u thống ứng xử bao dung, đầy nhân hậu của
chung thủy và hình ảnh ngọc trai - nhân dân ta đối với hai nạn nhân tỉnh ngộ
giếng nước đã ca ngợi mối tình muộn màng của chiến tranh xâm lược.
đó. Ý kiến của em như thế nào?
*Kết quả thảo luận nhóm:
Cách xử lý đó là sự bao dung đối với ADV
và MC. Lúc sống họ đã trót gây lỗi lầm với
- Gv nêu câu hỏi thảo luận nhóm: đất nước và đã phải đền tội. Bản thân ADV
ADV đã tự tay chém đầu người khi phải tự tay chém con, chắc hẳn lòng nhà
con gái duy nhất của mình nhưng vua rất đau đớn. Đó đã là một sự trừng phạt
dân gian lại dựng đền và am thờ thích đáng đối với nhà vua.Vì vậy mà sau
của hai cha con cạnh nhau. Cách khi ADV và MC chết, nhân dân đã cho cha
xử lý như vậy nói lên điều gì con họ đồn tụ bên nhau, rất đúng với đạo
trong đạo lý truyền thống của dân lý truyền thống trọng tình, trọng tình cảm
14


tộc ta?

- Hs thảo luận nhóm và cử đại
diện trình bày.
- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Thao tác 1: Củng cố
- Truyền thuyết này có những yếu
tố hoang đường kì ảo nào?

gia đình của cha ông ta.
III.Tổng kết
1. Giá trị nội dung
- Là một cách giải thích nguyên nhân mất
nước Âu Lạc.
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với
kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ
giữa riêng với chung, giữa cá nhân với cộng
đồng.
- Xây dựng những chi tiết hoang 2. Giá trị nghệ thuật
đường kì ảo ấy, nhân dân ta muốn - Những chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng,
gởi gắm những nội dung gì?
đặc biệt là chi tiết ngọc trai- nước giếng.
*Truyền thuyết là cách lý giải sự kiện lịch
- Gv sử dụng bảng phụ để tổng sử và những nhân vật lịch sử có liên quan
kết lại cho Hs.
bằng một câu chuyện hư cấu.
GV tích hợp kiến thức âm nhạc
- Mở băng đĩa cho học sinh nghe bài tân cổ
Thao tác 2: Dặn dò Hs
"Trọng Thủy - Mị Châu", Trường ca Trọng
+ Học bài

Thủy - Mị Châu
+ Soạn bài mới
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
PHIẾU KHẢO SÁT
HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC
(Dùng cho học sinh)
Học sinh lớp :………………………. Trường: …………..
- Em hãy vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào
phương án mà em tán thành.
- Đối với phần câu hỏi xin ý kiến, em hãy vui lịng trình bày ngắn gọn ý
kiến của mình.
CÂU HỎI
1. Khi học theo dự án tích hợp liên mơn trong đọc hiểu văn bản Truyện An
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy em có hiểu bài khơng?
A. Rất hiểu bài
B. Bình thường C. Khơng hiểu
2. Em có thích được tham gia hoạt động trong giờ học theo dự án tích hợp
liên mơn trong đọc hiểu văn bản bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy khơng?
A. Rất thích.
B. Thích.
C. Bình thường D. Khơng thích.
3. Khi học theo dự án tích hợp liên môn trong đọc hiểu văn bản bản
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy em cảm thấy:
A. Rất thoải mái, hứng thú
B. Bình thường
C. Rất lo lắng
4. Theo em có cần học theo dự án tích hợp liên môn trong đọc hiểu văn
bảnbản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy khơng?Vì sao?
15



- Có. Vì:…………………………………………………………………….
- Khơng. Vì………………………………………………………………….
Cảm ơn em!
Ngày 20 tháng 4 năm 2017
Bảng tổng hợp số liệu khảo sát
Sau đây là kết quả thực nghiệm đối với hai lớp: 10A5, 10A6 năm học 2016
-2017.
STT
LỚP
GIỎI
KHÁ
TRUNG
YẾU
KÉM
BÌNH
1
10A5
9
22
10
0
0
2
10A6
6
17
15
2

0
Từ kết quả khảo sát cho thấy: Dạy học phát huy năng lực đọc – hiểu và
vân dụng kiến thức liên môn trong bài truyền thuyết Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thủy học sinh đã chiếm lĩnh được tri thức một cách
chủ động, sáng tạo. Đặc biệt nhiều học sinh đã biết phát hiện, đặt và giải quyết
vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
Thực tế đứng lớp cho thấy, dạy học theo dự án tích hợp liên môn trong đọc
hiểu văn bản bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy có nhiều
thuận lợi, mang lại hiệu quả nhất định:
- Học sinh sôi nổi thảo luận.
- Tạo hứng thú trong giờ dạy hoc văn
- Học sinh cảm thấu được những giá trị của văn bản.
- Học sinh rút ra được những bài học bổ ích trong học tập và trong cuộc
sống
- Từ kết quả học tập của học sinh, tôi nhận thấy việc Dạy học phát huy
năng lực đọc – hiểu và vân dụng kiến thức liên môn trong bài truyền thuyết
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một việc làm hết sức
cần thiết..
3.2. Kiến nghị
Để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của các em học sinh cũng
như quá trình đổi mới phương pháp của giáo viên tôi xin được mạnh dạn đề xuất
ý kiến như sau:
Đối với nhóm bộ mơn cần có thêm nhiều tiết dạy thực nghiệm về văn học
dân gian để rút ra nhiều kinh nghiệm hơn nữa về phương pháp dạy học. Có thêm
nhiều buổi sinh hoạt ngoại khóa để giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của
học sinh như: Tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay
thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác , để cảm nhận cái
hay, cái đẹp trong văn chương, để yêu con người, yêu cuộc sống hơn.


16


Nhà trường cần trang bị nhiều hơn nữa các tài liệu tham khảo phục vụ cho
bộ môn Ngữ văn như : Tuyển tập các tác phẩm văn học dân gian, kho tàng ca
dao dân ca, kho tàng ca dao tục ngữ... Khuyến khích các em mượn tài liệu
nghiên cứu vì chỉ có như vậy mời dần dần tạo cho các em thói quen , kĩ năng
đọc sách phục vụ học tập. Tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em tiếp cận với tài
liệu để tạo tiền đề cho các em hướng tới cách học chuyên nghiệp từ đó phát huy
hết các khả năng và năng lực của bản thân.
Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, chúng tôi chỉ nêu lên một số hình thức, nội
dung chuyên đề mà bản thân góp phần tham gia thực hiện. Thiết nghĩ, những kinh
nghiệm trên ít nhiều có thể giúp q thầy, cơ tham khảo, bổ sung và ứng dụng trong
q trình nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị
Châu, Trọng Thủy ở trường THPT. Những thiếu sót trong q trình viết đề tài là
điều khơng thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10 Nhiều tác giả - NXB Giáo dục năm 2010.
[2] Giảng văn văn học Việt Nam - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục năm 1997
[3] Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1) - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục năm
2009.
[4] Sách giáo viên Ngữ văn 10 (tập 1) - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục năm
2009.

[5] Giới thiệu giáo án ngữ văn 10(nâng cao) tập 1 - NXB Hà Nội năm 2006
[6] Từ điển thuật ngữ văn học - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục năm 2007
[7] Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập một – nhiều tác giả - NXB Hà Nội năm
2006

18


Phụ lục.
Phụ lục 1.

19


Thành Cổ Loa và khu di tích đền thờ vua An Dương Vương

20


Phụ lục 2:

Lẫy nỏ và mũi tên ba cạnh của chiếc "nỏ thần" huyền thoại thời kì Thục Phán An
Dương Vương
21


Phụ lục 3.

Đền thờ An Dương Vương tại Quảng Châu – Thanh Hố


Đền thờ An Dương Vương (Đền Cng) ở Diễn Châu, Nghệ An

22


Phụ lục 4

23


Mị Châu trên đường chốn chạy

24


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 25 tháng5năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Phạm Thị Thương

25


×