Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ đọc hiểu văn bản văn học chương trình ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.58 KB, 21 trang )

A/ MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Ngữ Văn ở trường THPT nói chung, ở chương trình Ngữ Văn 12 nói
riêng là sự tích hợp ba phân môn: Đọc Văn, Tiếng Việt và Làm Văn. Mỗi phân
môn có vai trò, nhiệm vụ và vị trí khác nhau trong việc trang bị tri thức khoa
học, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh.
Trong đó, phân môn Đọc Văn, nhất là các giờ đọc- hiểu Văn bản văn học
(VBVH) có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và
năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Ở một mức độ nhất định, các giờ đoc- hiểu
VBVH khơi gợi được nhiều hứng thú cho giáo viên và học sinh trong hoạt động
dạy cũng như hoạt động học. Sự yêu thích môn Ngữ Văn phần lớn cũng bắt
nguồn từ niềm say mê các giờ Đọc-hiểu này.
2. Mục đích nghiên cứu
Tuy thế, trong một số năm gần đây, không khí và hiệu quả dạy- học Ngữ
Văn, bao gồm cả dạy- học phân môn Đọc Văn và các giờ đọc- hiểu VBVH ở
nhiều Nhà trường thực sự không được như mong muốn của cả người dạy lẫn
người học. Không khí nhiều giờ đọc- hiểu trở nên tẻ nhạt, nặng nề, “thiếu lửa”.
Nhiều giáo viên dạy cho hoàn thành nhiệm vụ còn học sinh thì thụ động, lười
đọc, lười suy nghĩ, ngại phát biểu xây dựng bài hoặc nếu bị buộc phát biểu thì
trả lời cho qua chuyện. Khi làm văn, học sinh viết những câu văn, bài văn nghèo
nàn, ngô nghê về ý tứ, lủng củng trong diễn đạt. Hiệu quả dạy học Ngữ Văn, vì
thế, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều:
nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan; nguyên nhân từ phía giáo viên,
nguyên nhân từ phía học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Qua hoạt động dự giờ các đồng nghiệp khá thường xuyên, tôi nhận thấy một
trong rất nhiều lý do khiến học sinh không mấy hứng thú và mặn mà với các giờ
đọc- hiểu VBVH là khá nhiều Giáo viên văn chưa sử dụng được hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài đủ sức lôi cuốn học sinh tham gia giờ học với tinh thần
chủ động, tích cực và say mê. Cá biệt, có giáo viên thường xuyên nêu những câu
hỏi không đạt yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm khiến học sinh và đôi khi


cả giáo viên dự giờ cũng không biết phải trả lời như thế nào. Ở trường THPT
Trần Khát Chân, một phần do chất lượng đầu vào của học sinh thấp nên dù
chương trình sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn mới, trong đó có SGK Ngữ Văn


lớp 12 chứa đựng tiềm năng to lớn cho việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề
(CHNVĐ) thì nhiều đồng nghiệp của tôi vẫn không đủ kiên nhẫn để sử dụng
một cách tối đa câu hỏi CHNVĐ trong các giờ đọc- hiểu. Họ thường ưu tiên sử
dụng những câu hỏi có tính chất tái hiện kiến thức như: Dựa vào sách giáo khoa
tóm tắt những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm; tìm dẫn chứng làm rõ những luận
điểm do giáo viên nêu sẵn về nội dung, nghệ thuật của văn bản văn học,... Nếu
có dùng CHNVĐ thì thường là những câu hỏi đơn giản, các dạng câu hỏi nêu
vấn đề cũng không phong phú, đa dạng. Thậm chí, có giáo viên chưa biết khai
thác, tận dụng triệt để và linh hoạt các CHNVĐ có sẵn trong SGK.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc sử dụng những câu hỏi yêu cầu học sinh phải dùng tri thức đã biết để
tìm tòi phát hiện tri thức mới hoặc phải tổng hợp, bahể hiện
tình cảm ngưỡng mộ của Thanh Thảo đối với Lor-ca. Qua đó khắc họa hình
tượng bi tráng về Lor-ca, người chiến sĩ đấu tranh không ngừng cho quyền sống
chính đáng của con người, người nghệ sĩ tài năng mang khát vọng cách tân nghệ
thuật Tây Ban Nha nhưng phải chịu số phận bi thảm. Bài thơ có nhiều hình ảnh
tượng trưng và mang hình thức âm thanh,... - Từ hình tượng Lor-ca trong bài
thơ, em rút ra những bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? Dự kiến trả lời:
Bài học về tinh thần sáng tạo, biết trân trọng thành quả của người đi trước nhưng
không vì thế mà rơi vào tâm lý “sùng bái quá khứ” một cách cực đoan, dẫn đến
bảo thủ. Trái lại, phải mạnh dạn đổi mới và biết đấu tranh ủng hộ cái mới nếu nó
tiến bộ và có giá trị,... - Nhân vật người đàn ông hàng chài trong tác phẩm vừa
đáng lên án vừa có chỗ có thể cảm thông bởi xét đến cùng, anh ta cũng chỉ là
một nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt, chính hoàn cảnh đã xô đẩy và
làm anh ta bị tha hóa. Qua nhân vật này, em rút ra bài học gì cho cuộc sống?

(Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu) Dự kiến trả lời: Cuộc sống không
phải bao giờ cũng thuận lợi và tốt đẹp như mong muốn của con người. Trong bất
kỳ hoàn cảnh nào, con người cũng cần nỗ lực giữ gìn nhân cách, phẩm giá, nhân
tính và vẻ đẹp tâm hồn. Đừng bao giờ tiếp tay cho hoàn cảnh và đừng biến mình
thành nạn nhân của hàn cảnh,...
4/ Hiệu quả của sáng kiến.
Sau một số năm kiên trì sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong các giờ đọc- hiểu
VBVH, tôi nhận thấy không khí các giờ học được cải thiện đáng kể. Số lượng
học sinh xung phong phát biểu xây dựng bài cũng như số học sinh trả lời được
câu hỏi do giáo viên nêu ra ngày càng nhiều hơn. Một số em thì thực sự thích
học môn Ngữ Văn. Qua hoạt động trả lời CHNVĐ do giáo viên đặt ra trong các
giờ đọc- hiểu VBVH, kiến thức về tác phẩm của nhiều học sinh được mở rộng,
khắc sâu. Nhờ thế, các em có vốn liếng văn học nhất định để làm tốt các bài
nghị luận văn học. Điểm số của các bài Làm văn cũng như điểm số môn Ngữ
Văn của các em được cải thiện đáng kể. Ở các lớp tôi phụ trách, tỷ lệ học sinh có
điểm kiểm tra học kỳ cũng như điểm tổng kết môn Văn trên trung bình đạt từ
85% trở lên. Trong đó, điểm khá giỏi của bài kiểm tra học kỳ tăng từ 32,3% lên
46.7%, tỷ lệ khá giỏi trong điểm TB cả năm môn Văn tăng từ 21.6% lên 32.5%.
Kết quả cụ thể như sau:
- Năm học 2011 - 2012 (Lớp: 12A1 và 12A4) Số lượng và tỷ lệ Trong đó, tỷ lệ
điểm trên trung bình(Ghi chú điểm khá, giỏi trở lên) Bài KT học kỳ I 62/87
71.26% 25/62 (32.3%) Bài KT học kỳ II 70/87 80.45% 26/70 (37.1%) Tổng số


học Điểm TBm HKI 72/87 82.75% 15/72 (20.8%) Điểm TBm HKII 75/87
86.20% 17/75 (22.7%) sinh: 87 Điểm TBm CN 74/87 85.05% 16/74 (21.6%)
- Năm học 2014 - 2015 (Lớp 12C1 và 12C3) Số lượng và tỷ lệ Trong đó, tỷ lệ
điểm trên trung Ghi chú điểm khá, giỏi bình Bài KT học kỳ I 60/85 70.6% 28/60
= (46.7%) Bài KT học kỳ II 73/85 85.9% 30/73 = (41.1%) Điểm TBm HKI
76/85 89.4% 30/76 = Tổng số học (39.5%) sinh: 85 Điểm TBm HKII 80/85

94.1% 35/80 = (44%) Điểm TBm CN 79/85 92.9% 33/79 = (32.5%)
III/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận
Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, làm cho
học sinh chủ động và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học đang là
một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới phương pháp dạy - học hiện
nay. Việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh trong giờ đọc- hiểu VBVH, chương trình Ngữ Văn THPT nói chung,
chương trình Ngữ Văn 12 nói riêng không nằm ngoài mục tiêu chung đó. Phát
vấn là thao tác được sử dụng trong mọi phương pháp dạy học, từ những phương
pháp dạy học truyền thống đến các phương pháp dạy học hiện đại. Hiệu quả của
một giờ học phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng hệ thống câu hỏi hướng dẫn
học bài của giáo viên. Vì thế, đề tài này tuy không đặt ra vấn đề có tầm vĩ mô
trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn nhưng hiệu quả, tính thiết
thực, tính khả thi và phạm vi ứng dụng rộng lớn của đề tài là điều không thể phủ
nhận. Chính vì thế, đề tài có ý nghĩa tích cực đối với việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả dạy - học phân môn Đọc Văn nói riêng, môn Ngữ Văn nói chung.
2. Kiến nghị
Để sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ đọc- hiểu VBVH một cách hiệu
quả, giáo viên cần phải chú ý một số điểm cơ bản sau: Thứ nhất, phải đảm bảo
mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa việc tổ chức cho học sinh nắm vững nội
dung, nghệ thuật của VBVH và hoạt động trả lời câu hỏi trên lớp nhằm tích cực
hóa hoạt động nhận thức của các em. Thứ hai, phải lựa chọn những CHNVĐ
phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung bài học, tiết học, đối tượng học sinh
và thời gian, điều kiện thực tế cụ thể. Thứ ba, sử dụng CHNVĐ gắn liền với
việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giờ đọc hiểu VBVH. Thứ tư, sử
dụng CHNVĐ gắn với đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp
nhận văn bản của học sinh.



Tri thức khoa học và đời sống là vô tận, hiểu biết của học trò cũng như của
chính bản thân các giáo viên là hữu hạn. Không phải mọi điều chúng ta đặt ra,
học sinh đều trả lời trôi chảy và trùng khớp với những gì ta đã dự kiến khi thiết
kế câu hỏi nêu vấn đề. Nhưng cũng đừng vì thế mà các đồng nghiệp nản chí và
ngại sử dụng CHNVĐ trong các giờ đọc- hiểu VBVH. Kiến thức các em có
được qua những câu trả lời là đáng quý nhưng quý hơn nữa là việc kiên trì sử
dụng CHNVĐ của giáo viên sẽ giúp các em được rèn luyện thói quen chịu khó
suy nghĩ, tìm tòi và tinh thần tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức trong quá
trình học tập. Vì thế, tôi tha thiết mong quý đồng nghiệp sẽ kiên trì, linh hoạt và
sáng tạo trong việc sử dụng CHNVĐ để nâng cao hiệu quả giờ đọc- hiểu VBVH
cũng như nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn ở trường THPT.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 / 4 / 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
sáng kiến của người khác.
Giáo viên

Mai Đình Hà


TÀI LIỆU TAM KHẢO
1. Trần Đình Sử, 2004, “Đọc- hiểu văn bản- một khâu đột phá trong việc dạy
học văn hiện nay”. Tạp chí giáo dục số 102, trang 16-18 2. Đỗ Ngọc Thống,
2003.
2. “Chương trình Ngữ văn THPT và việc hình thành năng lực văn học cho học
sinh”, Tạp chí giáo dục số 66, trang 26-28 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010.
3. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức,

kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ Văn cấp THPT
4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 1 và tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI


CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Đình Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên-Trường THPT Trần Khát Chân
TT

Tên đề tài skkn

Cấp đánh
giá xếp
loại
( phòng,
Sở, Tỉnh..)

1

Mấy vấn đề về phương pháp

Sở

rèn luyện kỹ năng làm văn cho

GD&ĐT


học sinh lớp 10
Giáo dục đạo đức học sinh

Sở

THPT qua việc ra đề văn nghị

GD&ĐT

2

luận xã hội

Kết
quả
đánh
giá,
xếp
loại( A,
B, C..)
C

Năm học đánh
giá, xếp loại

C

2009 - 2010


2005 - 2006



×