Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phân tích xu hướng tự do hóa thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.58 KB, 22 trang )

Phân tích xu hướng tự do hóa thương mại
Sử dụng những kiến thức đã được học trong môn Quản trị kinh doanh
quốc tế để trả lời hoặc bình luận những câu dưới đây:
1. Trước xu thế tự do hóa thương mại, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày
càng được nhiều quốc gia sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong
nước.
2. Hiện nay, đất nước đang thiếu vốn đầu tư để thực hiện chương trình công
nghiệp hóa. Do đó, Chính phủ Việt Nam không nên khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.
Using the knowledge has been learned in the course of International Business
Management to answer the question or comment below:
1. Before the trend of trade liberalization, the provisions on technical standards for many
countries increasingly being used as an effective tool to protect domestic producers.
2. At present, the country is lack of capital to accomplish industrialization program.
Therefore, the Government of Vietnam should not encourage direct investment abroad.

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................4
1. Trước xu thế tự do hóa thương mại, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng
được nhiều quốc gia sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong
nước............................................................................................................................... 4
1.1 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU........................................................4
1.2 Cơ hội của Việt Nam khi tự do hóa thương mại...................................................5
1.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật..............................................................................................6
1.4 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều quốc gia sử dụng như
là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước.............................................7


1.4.1 Liên minh Châu Âu.......................................................................................7
1.4.2 Nhật bản........................................................................................................7
1.4.3 Việt Nam.......................................................................................................7
2. Hiện nay, đất nước đang thiếu vốn đầu tư để thực hiện chương trình công nghiệp
hóa. Do đó, Chính phủ Việt Nam không nên khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài............................................................................................................................... 8
2.1 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài..............................................................................8
2.2 Chính phủ Việt Nam không nên khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. . .10
2.2.1 Những mặt tích cực.....................................................................................10
2.2.2 Một số hạn chế.............................................................................................11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................13
RESEARCH OF CONTENT...................................................13
1. Before the trend of trade liberalization, the provisions on technical standards for
many countries increasingly being used as an effective tool to protect domestic
producers...................................................................................................................... 13
1.1 The free trade agreement EU-Vietnam...............................................................13
1.2 Chances of Vietnam when the trade liberalization..............................................14
1.3 Specifications.....................................................................................................15
2


1.4 The regulations on technical standards are becoming more operators as a useful
tool to protect domestic production..........................................................................16
1.4.1 European Union...........................................................................................16
1.4.2 Japan............................................................................................................16
1.4.3 Vietnam.......................................................................................................17
2. At present, the country is lack of capital to accomplish industrialization program.
Therefore, the Government of Vietnam should not encourage direct investment abroad.
..................................................................................................................................... 17

2.1 Direct investment abroad....................................................................................17
2.2 Government of Vietnam should not encourage direct investment abroad...........19
2.2.1 The positives................................................................................................19
2.2.2 Some limitations..........................................................................................20

LIST OF REFERENCES........................................................22

3


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Trước xu thế tự do hóa thương mại, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày
càng được nhiều quốc gia sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất
trong nước.
1.1 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã liên tục tham gia các cuộc đàm phán với
các đối tác thương mại và đầu tư trong một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Mặc dù hiện nay mới chỉ có các FTA với khối ASEAN hay các đối tác tại khu vực Đông
Nam Á đang có hiệu lực thi hành, nhưng Việt Nam vẫn chủ động tìm kiếm các cơ hội
đàm phán các FTA với cả các đối tác thương mại chiến lược ngoài khu vực Đông Nam Á
như Hoa Kỳ, Chi-lê và cả EU.
Hiệp định thương mại tự do là những điều ước phức tạp vượt ra ngoài mục tiêu ưu
đãi cắt giảm thuế quan đơn thuần. Trên thực tế, trong FTA hiện đại mà EU tham gia đàm
phán, ngoài mục tiêu cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hầu hết các sản phẩm, các điều
khoản còn nhằm hướng đến việc tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư, thúc đẩy việc
thực hiện chính sách môi trường, chính sách mua sắm và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Thực vậy, trong các FTA gần đây của EU, các đối tác đã phải giảm dần và trong
thời hạn 10 năm các loại thuế hải quan nhưng vẫn có khả năng không áp dụng giảm thuế
đối với một số lĩnh vực cụ thể. Đối với các rào cản về kỹ thuật và vệ sinh thì đàm phán
gia nhập FTA là một cơ hội quan trọng nhằm thảo luận và giải quyết bất kỳ vấn đề nào

mà các nhà xuất khẩu của Việt Nam gặp phải khi tiếp cận thị trường EU. Những nguyên
tắc khác cũng đã được thống nhất thông qua những cam kết cụ thể về việc xóa bỏ và ngăn
chặn những rào cản phi thuế quan đối với lĩnh vực thương mại nói riêng, như đối với ô
tô, dược phẩm và điện tử.
Bên cạnh đó, FTA cũng bao gồm các điều khoản về đầu tư trong cả lĩnh vực dịch
vụ lẫn công nghiệp. Đồng thời, Hiệp định cũng đặt ra những nguyên tắc chặt chẽ trong
các lĩnh vực liên quan như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm công, cạnh tranh, minh
bạch hóa luật lệ và phát triển bền vững.
Xét dưới góc độ kinh tế, nhìn chung các quốc gia sau khi tham gia FTA với EU
đều đạt được những kết quả khả quan. Theo một nghiên cứu khác do VCCI tiến hành –
phân tích tác động của một vài FTA mà EU ký với một số đối tác, các FTA mà EU ký

4


trước đây với Chi-lê, Mê-hi-cô và Nam Phi đã đem lại hiệu quả thương mại rất tích cực
cho các nước này. Riêng đối với Mê-hi-cô, FTA còn mang lại cho nước này dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ từ EU. Thực tế thì các công ty của EU đều coi Mê-hi-cô
là cơ sở sản xuất quan trọng các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhằm hưởng
lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA (gồm Mê-hi-cô, Hoa Kỳ và Ca-nađa).
1.2 Cơ hội của Việt Nam khi tự do hóa thương mại
Thị trường Việt Nam là một trong những điểm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) hấp dẫn nhất và đã tiếp nhận được khối lượng FDI đáng kể. Tổng FDI
năm 2010 ước tính khoảng 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009.
Xét từ khía cạnh tăng cường đầu tư thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ một
hiệp định thương mại tự do với EU. Phân tích dưới góc độ định tính thì có lẽ những lợi
ích lớn nhất mà Việt Nam (bao gồm cả số lượng và chất lượng của FDI cũng như lợi ích
của nền kinh tế nói chung) nhận được sẽ bắt nguồn từ sự tự do hóa dịch vụ. Sự tham gia
của các nhà cung cấp dịch vụ từ EU sẽ làm tăng hiệu quả của thị trường (với công nghệ
tốt hơn, quy trình tốt hơn và chất lượng quản lý tốt hơn). Đồng thời, toàn bộ nền kinh tế

cũng sẽ hưởng lợi bởi thực tế rõ ràng là hoạt động hiệu quả của lĩnh vực phụ trợ sẽ thúc
đẩy năng lực sản xuất và là nền tảng của một nền kinh tế hiệu quả và có tính cạnh tranh.
Tính cạnh tranh của ngành chế tạo sản xuất Việt Nam là rất rõ ràng. Nhân công rẻ
kết hợp với mở cửa thị thường với khu vực ASEAN mở rộng đã đưa Việt Nam trở thành
trung tâm xuất khẩu của cả khu vực. Hiệp định thương mại tự do với EU sẽ làm tăng xu
hướng của các công ty nước ngoài (bao gồm cả EU và các nước khác) đầu tư vào Việt
Nam và đem lại những loại ích khác cho nền kinh tế Việt Nam.
Những lợi ích này thể hiện ở việc đưa Việt Nam trở thành địa điểm có thế mạnh về
sản xuất và xuất khẩu (các hàng hóa chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ đến từ châu Âu;
thị trường rộng hơn với 3,4 tỷ người, kèm theo cả khu vực thương mại tự do của ASEAN
với các đối tác ngoài khối; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho Việt Nam) và từ đó sẽ
hấp dẫn đầu tư với số lượng và chất lượng cao hơn trong và ngoài khu vực thương mại tự
do. Những phân tích do MUTRAP tiến hành đã chỉ ra rằng Hiệp định thương mại tự do
với EU sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Trong đó, lợi ích lớn nhất thu được bao
gồm: tăng trưởng trong đầu tư của EU vào ngành công nghiệp dịch vụ của Việt Nam,
tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cơ hội nâng cấp trình độ kỹ thuật của

5


Việt Nam thông qua việc nhập khẩu hàng hóa chiến lược với mức giá thấp hơn. Bên cạnh
đó, tự do hóa thương mại sẽ giúp tăng nguồn thu nhập quốc gia.
1.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật
Hiệp định TBT (Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại) gồm 6 phần với
15 điều và 3 phụ lục, thừa nhận tầm quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ
thống đánh giá sự phù hợp, đồng thời mong muốn tăng cường việc xây dựng những tiêu
chuẩn và hệ thống này. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn và văn bản pháp quy kỹ thuật cũng như
các quy trình đánh giá sự phù hợp không được tạo ra những trở ngại không cần thiết đối
với thương mại quốc tế. Các nước thành viên có quyền áp dụng những biện pháp cần
thiết để bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống, sức

khỏe con người, động, thực vật và bảo vệ môi trường… với điều kiện không tạo ra sự
phân biệt đối xử hoặc không công bằng giữa các nước có điều kiện như nhau và phải phù
hợp với các quy định của Hiệp định.
Đối tượng áp dụng của Hiệp định bao gồm tất cả các sản phẩm công nghiệp và
nông nghiệp, trừ các yêu cầu đối với việc mua sắm sản phẩm do các cơ quan chính phủ
đề ra và yêu cầu tiêu dùng của các cơ quan chính phủ, các biện pháp vệ sinh động vật và
thực vật.
Trong việc ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và tiêu chuẩn,
Hiệp định yêu cầu các thành viên phải bảo đảm không phân biệt đối xử đối với các sản
phẩm tương tự có xuất xứ từ bất cứ thành viên nào, không tạo ra những trở ngại không
cần thiết đối với thương mại quốc tế; không được tiếp tục duy trì, áp dụng nếu bối cảnh
hay mục tiêu đề ra khi ban hành không còn tồn tại hoặc có thể áp dụng phương thức ít
gây hạn chế thương mại hơn. Dự thảo văn bản pháp quy kỹ thuật và tiêu chuẩn phải được
đưa ra cho các thành viên góp ý kiến ít nhất là 60 ngày trước khi chính thức có hiệu lực
(trừ trường hợp khẩn cấp) và phải giải thích, trả lời đầy đủ các câu hỏi của thành viên nếu
có. Các văn bản pháp quy kỹ thuật và tiêu chuẩn đã ban hành phải được công bố để các
thành viên biết và sao gửi nếu thành viên yêu cầu. Các quy định và quy trình đánh giá sự
phù hợp cũng phải tuân thủ các nguyên tắc tương tự như trên.
Đối với công tác thông tin và trợ giúp, Hiệp định yêu cầu các thành viên phải có
đầu mối liên lạc có khả năng trả lời tất cả những yêu cầu hợp lý của các thành viên khác
và các bên quan tâm cũng như cung cấp những tài liệu liên quan tới văn bản pháp quy kỹ
thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp. Khi có yêu cầu, các thành viên, đặc

6


biệt là các nước phát triển, phải tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên khác trong
việc soạn thảo các văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù
hợp.
1.4 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều quốc gia sử dụng như là

một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước.
1.4.1 Liên minh Châu Âu
Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả
nhất thế giới hiện nay và phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới, nên ngày
càng có nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có EU. Tại EU, đây là biện pháp
bảo hộ phi thuế quan chủ yếu và phổ biến nhất cho các hàng hóa nhập khẩu từ các nước
khác. Hệ thống này được cụ thể hóa qua 5 tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: tiêu chuẩn
chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu
chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Với nhiều nước xuất khẩu là nước
đang phát triển, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động là những
tiêu chuẩn rất khó vượt qua được.
1.4.2 Nhật bản
Nhật bản sử dụng các biện pháp mang tính hành chính kỹ thuật. Tiêu chuẩn chất
lượng và độ an toàn của hàng hóa tại thị trường Nhật Bản cao hơn và chặt chẽ hơn so với
yêu cầu thông thường và tiêu chuẩn quốc tế. Người tiêu dùng nước này có thói quen đưa
ra quyết định mua hàng dựa vào dấu chất lượng trên bao bì, vì họ coi đó là sự đảm bảo độ
tin cậy về chất lượng hàng hóa. Các dấu đó bao gồm: Dấu chứng nhận tiêu chuẩn công
nghiệp Nhật Bản (JIS), Dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp (JAS), Dấu tiêu chuẩn
môi trường (Ecomark), các dấu chứng nhận chất lượng khác như dấu Q (đo chất lượng và
độ đồng nhất của sản phẩm), Dấu SIF và Dấu Len (cho các hàng may mặc có chất lượng
tốt). Do đó, các nhà nhập khẩu muốn bán hàng được trên thị trường Nhật Bản thì trước
tiên, hàng hóa nhập khẩu của họ phải được đóng các dấu kể trên.
1.4.3 Việt Nam
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều
cơ hội cũng như thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các hiệp định
thương mại tự do mang lại.
Theo xu hướng chung, hiện nay việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm
bảo vệ thị trường nội địa cũng trở nên ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Có thể thấy, việc

7



quan sát kinh nghiệm của các quốc gia khác đã mang lại những bài học có giá trị cho Việt
Nam.
Cụ thể, từ EU, Việt Nam có thể học tập trong việc áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật với 5 tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh
thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu
chuẩn về lao động. Nếu Việt Nam có thể áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn này, tình
trạng những hàng hóa có chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, những
hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ không còn tràn lan trên thị trường như hiện nay. Giấy
phép nhập khẩu và phân bổ hạn ngạch là bài học mà Việt Nam có thể học được từ kinh
nghiệm của Nhật Bản. Với một số mặt hàng nhất định, các doanh nghiệp chỉ có thể được
nhập khẩu nếu được cấp giấy phép sau khi được cơ quan chủ quản tính toán và phân bổ
hạn ngạch. Đây là cách làm mang tính quản lý hành chính nhưng lại hiệu quả trong
trường hợp nhập khẩu các mặt hàng nhạy cảm hoặc các mặt hàng ảnh hưởng nhiều đến
nhà sản xuất trong nước. Trợ cấp hay ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước là một bài
học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo từ Trung Quốc. Đó là, cho hưởng ưu đãi
về lãi suất vay, thuê đất giá thấp hoặc không mất phí, nộp thuế ưu đãi hoặc miễn thuế một
số năm đầu sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được với các doanh
nghiệp nước ngoài và hàng nhập khẩu.
2. Hiện nay, đất nước đang thiếu vốn đầu tư để thực hiện chương trình công nghiệp
hóa. Do đó, Chính phủ Việt Nam không nên khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.
2.1 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để
xây dựng hoặc sở hữu phần lớn hay toàn bộ cơ sở kinh doanh ở nước ngoài bằng cách
mua lại để trực tiếp quản lý, điều hành hay tham gia quản lý điều hành và chịu trách
nhiệm về hoạt động đầu tư của mình. Thực tiễn 25 năm thu hút trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam cho thấy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn phát triển
năng động, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh

tế quốc tế. Kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế (năm 1986) đến nay,
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực,
trong đó có lĩnh vực thu hút FDI. Tuy nhiên, cùng với xu thế luồng vốn FDI vào Việt
Nam ngày càng tăng và khung pháp lý ngày càng hoàn thiện, thì lượng vốn đầu tư trực

8


tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước cũng ngày càng tăng mạnh. Đường
lối mở cửa, hội nhập không chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mà còn
góp phần hình thành các doanh nghiệp đưa vốn ra nước ngoài để đầu tư.
Ở góc độ thứ nhất, cùng với việc phát triển các thành phần kinh tế, chuyển cơ chế
từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam…, việc đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài là kết quả
của đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập. Điều này phản ánh sự trưởng thành của doanh
nghiệp, doanh nhân Việt Nam, không chỉ đầu tư ở trong nước, mà còn đầu tư ra nước
ngoài.
Ở góc độ thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam được thực hiện khá
sớm, ngay từ năm 1989 khi Việt Nam chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã
hội tiềm ẩn.
Ở góc độ thứ ba, tổng lượng vốn đăng ký của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tuy
chưa lớn (bình quân 1 năm đạt 887,5 triệu USD, bình quân 1 dự án đạt 23,9 triệu USD),
nhưng đã bằng gần 1/10 tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp mà Việt Nam thu hút từ nước
ngoài). Nói cách khác, đây là lượng vốn không nhỏ đối với Việt Nam đi lên từ nước nông
nghiệp trong suốt chiều dài lịch sử là độc canh lúa nước.
Ở góc độ thứ tư, quy mô vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
đã tăng khá qua các thời kỳ.
Ở góc độ thứ năm, lượng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vào các
nhóm ngành với tỷ trọng đáng lưu ý. Lượng vốn đầu tư vào nhóm ngành nông, lâm
nghiệp - thủy sản chiếm 16,5% tổng số, với mức vốn bình quân 1 dự án đạt 25,6 triệu

USD. Đây là tỷ trọng và mức vốn/dự án khá, phù hợp với lợi thế, kinh nghiệm các doanh
nghiệp, doanh nhân ở một nước đi lên từ sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản. Lượng
vốn đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 60% tổng số, với mức vốn
bình quân 1 dự án đạt 46,6 triệu USD, cao gấp đôi mức bình quân chung. Đây là xu
hướng phát triển đi vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước. Lượng vốn đầu tư
vào nhóm ngành dịch vụ chiếm 18,6% tổng số, với mức bình quân 1 dự án đạt xấp xỉ 10
triệu USD.
Ở góc độ thứ sáu, theo nước và vùng lãnh thổ, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam đã trải rộng ra khá nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ các nước trong
khu vực Đông Nam Á (7 nước với 9,07 tỷ USD, chiếm 54,6% tổng số), đến các nước

9


châu Á (10 nước và vùng lãnh thổ trên 9,17 tỷ USD, chiếm 55,2% tổng số), đến châu Mỹ
(gần 3,64 tỷ USD, chiếm 21,9% tổng số), châu Phi (trên 1,85 tỷ USD, chiếm 11,1% tổng
số), châu Âu (gần 1,72 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng số), châu Úc (150 triệu USD, chiếm
0,9% tổng số.
2.2 Chính phủ Việt Nam không nên khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
2.2.1 Những mặt tích cực
So với những hình thức đầu tư nước ngoài khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài có
những ưu điểm:
FDI không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như ODA
hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra
nước ngoài… Các nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành sản
xuất kinh doanh, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Nước tiếp nhận FDI ít
phải chịu những điều kiện ràng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như của ODA.
Thực hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp
trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính, trong tình huống xấu nhất khi gặp rủi ro
thì các đối tác nước ngoài sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty của nước sở tại.

Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho
nước tiếp nhận đầu tư. FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ
thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị
trường mới… cho nước tiếp nhận đầu tư. Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI, bởi vì
hầu hết các nước đang phát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi phần
lớn những kỹ thuật mới xuất phát chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển, do đó để
rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển, các nước này rất cần
nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi
nước có cách đi riêng để nâng cao trình độ công nghệ, nhưng thông qua FDI là cách tiếp
cận nhanh, trực tiếp và thuận lợi. Thực tế đã cho thấy FDI là 1 kênh quan trọng đối với
việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có
tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận, thúc đẩy quá
trình này trên nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh
thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động.
Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiễp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắn kết
nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá

10


trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước này. Thông qua tiếp nhận đầu tư, các nước sở tại
có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường
xuất khẩu, thích nghi nhanh hơn với các thay đổi trên thị trường thế giới… FDI có vai trò
làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một nhân tố đẩy nhanh quá
trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
FDI có lợi thế là có thể được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở
mức phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển rất cao. Vốn ODA thường
được dành chủ yếu cho những nước kém phát triển, sẽ giảm đi và chấm dứt khi nước đó
trở thành nước công nghiệp, tức là bị giới hạn trong một thời kỳ nhất định. FDI không
phải chịu giới hạn này, nó có thể được sử dụng rất lâu dài trong suốt quá trình phát triển

của mỗi nền kinh tế.
Với những ưu thế quan trọng như trên ngày càng có nhiều nước coi trọng FDI
hoặc ưu tiên, khuyến khích tiếp nhận FDI hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác.
2.2.2 Một số hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực, FDI có thể gây ra những bất lợi cho nước tiếp nhận:
Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động tối đa
nguồn vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, có thể gây nên sự phụ
thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn
trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế
phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc.
Đôi khi các công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng
con đường bán phá giá, loại trừ đối thủ cạnh tranh khác, độc chiếm hoặc khống chế thị
trường, lấn áp các doanh nghiệp trong nước. Thực tế đã cho thấy khi thực hiện các dự án
liên doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc
hậu, đã qua sử dụng, hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý, gây ra thiệt hại to lớn cho
nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài
chính, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài gây ra một số ảnh hưởng bất
lợi về kinh tế- xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa
trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền. Với
những mặt bất lợi của FDI, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù
hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực này và xử lý

11


hài hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích quốc gia để tạo nên lợi ích
tổng thể tích cực.

12



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bài giảng môn học Quản trị kinh doanh Quốc tế, PGS.TS, Ngô Thị Tuyết
Mai, 2014.
2) Những điều cần biết về FDI, Ngô Thanh Mai, 2013.
3) Hiệp định tự do hóa thương mại, Nguyễn Hữu Phước, 2013.
4) Xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, Lê Thu Thủy, 2013.
5) Các tài liệu tham khảo khác có liên quan

RESEARCH OF CONTENT
1. Before the trend of trade liberalization, the provisions on technical standards for
many countries increasingly being used as an effective tool to protect domestic
producers.
1.1 The free trade agreement EU-Vietnam
In recent years, Vietnam has consistently engaged in negotiations with commercial
partners and investing in a series of free trade agreements (FTA). Although currently only
the FTA with ASEAN or its partners in South East Asia are enforceable, but Vietnam is
still actively looking for opportunities to negotiate the FTA with both the strategic trade
partner outside Southeast Asia, such as the United States, Chile and the EU.
Free trade agreements are the Convention of complexity beyond the target incentive tariff
reductions alone. In fact, modern FTAS in which the EU participates in negotiations, also
aims to cut import tariffs for most products, the terms are also aiming to liberalize trade
in services and investment, promote the implementation of environmental policy, policy
shops and protection of intellectual property rights.
Indeed, in the recent EU's FTA, the partners had to subside and within ten years the
customs taxes but still have the possibility not to apply tax breaks for a number of
specific areas. With regard to the technical barriers and sanitary are in talks to join the
FTA as an important opportunity to discuss and resolve any problems that Vietnam's
exporters encounter when approaching the EU market. These principles were unified
through specific commitments about removing and preventing barriers tax-free for the

trade sector in particular, as for the automotive, pharmaceuticals and electronics.

13


Besides, the FTA also includes investment statements in both the industrial and service
sectors. At the same time, the Convention also sets out strict guidelines in areas such as
protection of intellectual property rights, public procurement, competition, transparency
in laws and chemistry for sustainable development.
Review under the economic angle, overall the country after attending the FTA with the
EU have achieved satisfactory results. According to a study conducted by VCCI-impact
analysis of a few FTA that EU signed with a number of partners, the FTA that the EU
signed with Chile, Brazil and South Africa have given very positive trade effects for the
country. Particularly for her Mexican FTA also gives the country capital flows of foreign
direct investment from EU. In fact, EU companies are considered Mexican - is an
important production base for export goods to the U.S. market in order to benefit from
free trade agreement NAFTA in North America (including Mexico and the United States,
Canada).
1.2 Chances of Vietnam when the trade liberalization
Vietnam's market is one of the sources of foreign direct investment (FDI) attraction and
have received a significant volume of FDI. The total FDI in 2010 is estimated at 11
billion dollars, an increase of 10% compared to 2009.
Reviews from the investment aspect Vietnam will benefit from a free trade agreement
with the EU. Analysis under the qualitative perspective, perhaps the greatest benefit that
Vietnam (including the number and quality of FDI, as well as the benefit of the economy
at large) received will originate from the liberalisation of services. The participation of
the providers of services from the EU will increase the efficiency of the market (with
better technology, better processes and better management of quality). At the same time,
the whole economy will also benefit by the fact it is clear that effective operation of
auxiliary fields will boost production capacity and is the Foundation of an efficient

economy and competitiveness.
The competitiveness of manufacturing industry in Vietnam is very clear. Cheap labour
combined with the open market often with ASEAN expand brought Vietnam export hub
of the area. The free trade agreement with the EU will increase the tendency of foreign
companies (including the EU and other countries) to invest in Vietnam and bring about
other useful categories for Vietnam's economy.

14


The benefits of putting shows Vietnam become strong on production and exports (goods
of better quality and cheap prices come from Europe; broader market with 3.4 billion
people, with free trade area ASEAN's external partners block; strengthening technical
transfer to Vietnam), and from there to appeal to investors with a higher quality and
quantity inside and outside the free trade area. The analysis by MUTRAP conducted have
shown that the free trade agreement with the EU will give Vietnam many benefits. In it,
the biggest benefits gained include: growth in the EU's investment in the service industry
of Vietnam, strengthen Vietnam's exports to the EU and the opportunity to upgrade the
technical level of Vietnam through the import of strategic commodities prices lower.
Besides, trade liberalization will help to increase national revenue.
1.3 Specifications
The TBT (Agreement on Technical Barriers to Trade) agreement contains six parts with
fifteen

articles and three annexes, acknowledges the importance of international

standards and conformity assessment systems, and the desire to strengthen the
construction of the standards and systems. However, standards and technical documents
as well as conformity assessment procedures do not create unnecessary obstacles to
international trade. The Member States are entitled to adopt the necessary measures to

ensure the quality of their goods or to protect life, human health, activity, and protect the
environment,... with the condition do not engender discrimination or unfair between
countries with the same conditions and is in accordance with the provisions of the
convention.
The object to apply the agreement covering all the industrial and agricultural products,
except for the requirements for the procurement of products due to government agencies
and consumer demands of government agencies, animal hygiene measures and plant.
In the enactment and application of technical regulation and standardization, the
agreement requires that members must ensure non-discrimination in respect of the same
product originating from any of the members, do not create unnecessary obstacles to
international trade; do not continue to maintain, apply if context or objectives when
enacting no longer exist or may adopt less trade restrictions even more. Draft technical
regulation and standards must be given to members who contributed comments for at
least sixty days before officially in force (except for emergencies) and have to explain, to
answer the question of full membership if applicable. The technical regulation and

15


standards issued must be published for members to know and why send if members ask
for. Regulations and conformity assessment procedures must also comply with the same
rules as above.
For information and assistance, the agreement requires members to have contact with the
ability to answer all reasonable inquiries of other members and interested parties as well
as provide documentation related to technical regulation, standardization and conformity
assessment procedures. When required, the Member States, especially developed
countries, to offer advice and technical assistance to other members in the preparation of
the technical regulation, standardization and conformity assessment procedures.
1.4 The regulations on technical standards are becoming more operators as a useful tool
to protect domestic production.

1.4.1 European Union
Technical standards system is the system of protection by technical barriers are most
effective in the world today and in line with the general trend of world trade, so more and
more countries in the world to apply, including the EU. In the EU, protection measures
are tax-free and most popular primarily for goods imported from other countries. This
system is concretize through five of standard products including: quality standards,
standards of food hygiene, safety standards for users of the standard, environmental
protection and labour standards. With many exporting countries are developing countries,
standards for environmental protection and labor standards as the standards are difficult
to overcome.
1.4.2 Japan
Japan uses the administrative approach techniques. Standards of quality and safety of
goods in the Japanese market higher and tighter than the usual requirements and
international standards. Consumers in this country have a habit of making the decision to
buy based on quality mark on the packaging, since it considered that the guarantees the
reliability of the quality of goods. These include: the Certification Mark of Japanese
industrial standard (JIS), agricultural standard Certification Mark (JAS), the
environmental standards (Ecomark) quality certification marks, such as the seal Q
(quality measurements and the uniformity of the product), SIF marks and LEN marks (for
the garment is of good quality). Therefore, the importer wants to be on the market in
Japan, the first of their imported goods must be closed the above marks.

16


1.4.3 Vietnam
As a developing country, Vietnam also are faced with a lot of opportunities as well as
challenges in the process of international economic integration and free trade agreements
bring.
According to the general trend, at present the use of fences to protect its tax-free

domestic markets are also becoming increasingly popular in Vietnam. Can see, observing
the experience of other countries have brought valuable lessons for Vietnam.
Specifically, from the EU, Vietnam can study in the application of technical standard
system for Standardization of products including: quality standards, standards of food
hygiene, safety standards for users of the standard, environmental protection and labour
standards. If Vietnam can adopt strict standards, the situation of the goods are toxic
substances affect the health of consumers, the unidentified cargo would no longer
widespread on the market today. Import license and quota allocation is the lesson that
Vietnam can learn from Japan's experience with a certain number, the enterprises can
only be imported if licensed after the governing body calculation and allocation of the
quota. Here's how to do it with the Administration, but the effect in the case of importsensitive commodities or other items affecting domestic producers. Subsidies or
incentives for domestic enterprises is a lessons learned that Vietnam can refer to from
China. That is, to enjoy preferential interest rate, rents low price or free of charge, pay tax
incentive or tax exemption of some early years will help domestic enterprises can
compete with foreign companies and imports.
2. At present, the country is lack of capital to accomplish industrialization program.
Therefore, the Government of Vietnam should not encourage direct investment
abroad.
2.1 Direct investment abroad
Foreign direct investment is the type of investment that international investors to put
capital to build or own most or all of the business establishment abroad by buying back to
directly manage, operate or join the Executive management and responsible for its
investment activities. Twenty-five years practices attract foreign direct Vietnam showed
that the sector had foreign direct investment has dynamic development, plays an active
role in promoting economic growth and the international economic integration. Since the
initiation of economic innovation (1986) up to now, Vietnam has achieved many socio-

17



economic achievements noted on many fields, including the field of attracting FDI.
However, along with the trend of FDI inflows into Vietnam is growing and improved
legal framework, the amount of direct investment abroad of domestic enterprises is rising
sharply. The way is open, the integration not only attract capital from foreign direct
investment, but also contributes to the formation of businesses to put capital to invest.
The first, along with the development of economic components, the transfer mechanism
from centralized planning mechanism into the market, attract foreign direct investment
into Vietnam..., the Vietnam's direct investment abroad as a result of the reform policy,
open integration. This reflects the maturity of the business, Vietnam businessmen, not
only to invest in the country, but also to invest abroad.
The second, direct investment abroad of Vietnam made quite soon, as early as 1989 when
Vietnam has yet to break out of economic crisis-underlying society.
The third, Vietnam's total registered capital invested abroad though large (on average 1
year reached 887.5 million USD on average, the project reached 23.9 million USD), but
have made almost 1/10 of the amount of direct investment that Vietnam attracted from
abroad). In other words, this is no small amount of capital to Vietnam went up from
agricultural water throughout history as monocultures of rice water.
In the fourth point, the scale registered capital direct investment abroad of Vietnam have
increased quite over the period.
The fifth, the amount of registered capital of Vietnam's outward investment in industry
groups with a remarkable amount of investment capital into the group,etc... agri, forestryaquaculture accounted for 16.5% of the total, with the average fund level 1 project
reached 25.6 million USD. This is the gravity and extent of capital/projects are quite in
line with the advantage, the experience of enterprises, entrepreneurs in the country went
up from agriculture, forestry or aquatic. The amount of capital invested in construction
industry groups accounted for 60% of the total, with the average fund level 1 project
reached 46.6 million USD, growing at twice the average rate. It is the growing trend to go
in promoting industrialization of the country. The amount invested in service industry
accounted for 18.6% of the total, with the average 1 project reached approximately 10
million USD.
The 6th , according to State and territory, direct investment abroad by Vietnam have

spread quite a number of countries and territories around the world, from countries in

18


Southeast Asia (seven countries with 9.07 billion USD, accounting for 54.6% of the
total), and Asia (ten countries and territories on the 9.17 billion USD, accounting for 55.2
percent of the total), and the Americas (close to 3.64 billion USD, accounting for 21.9%
of total), Africa (over 1.85 billion USD, accounting for 11.1% of total), Europe (nearly
1.72 billion USD, accounting for 10.3% of the total), Australia (150 million USD,
accounting for 0.9% of the total.
2.2 Government of Vietnam should not encourage direct investment abroad
2.2.1 The positives
Compared to other forms of foreign investment, foreign direct investment has
advantages:
FDI does not leave the burden of debt for the Government investment received as ODA
or foreign forms such as commercial loans, issuing bonds abroad,etc,... The foreign
investor capital quit yourself out of business, direct business operating, entirely
responsible for investment results. Countries receiving FDI are less subject to the binding
conditions attached by the supplying of capital as ODA.
Made with foreign countries, the abandoned capital of domestic businesses can reduce
the financial risks, in the worst situations when risk, foreign partners will share the risk
with the company of the country. As a result, FDI is the form of attracting and using
foreign-invested relatively little risk to the country receiving the investment. FDI not
merely the capital, that the technology, techniques, advanced management mode,
enabling the creation of new products, open up new markets for countries receiving
investment. This is the important attractions of FDI, because most of the developing
countries with science and technology is low, while the majority of these new techniques
is derived mainly from industrialized countries, so to shorten the distance and catch up
with the industrialized countriesthe country desperately needs fast access to new

technologies. Depending on your particular circumstances, each country is going to
improve their technology, but through FDI is the fast approach, direct and convenient.
Demonstrated sees FDI is an important channel for the transfer of technology to the
developing countries. Foreign direct investment has a significant impact to the process of
economic restructuring of the countries receiving, accelerating the process on many
aspect: economic restructuring, the territories, the economic components, the structure of
capital, the technology, the structure of labor,etc,...

19


Through receiving FDI, the country receiving the investment conditions advantageous to
mount the domestic economy to the system of production, distribution, international
exchanges, promote the process of international economic integration of this country.
Through receiving the investment, the country has favorable conditions to reach and
penetrate international markets, expanding export markets, adapting more quickly to
changes on the world market,etc. FDI acts as a bridge and promote the process of
international economic integration, a factor accelerating processes of globalization of
world economy.
FDI has the advantage that can be sustained long-term use, since an economy still
growing at rates low until achieving very high growth levels. ODA is intended mainly for
the least developed countries, will decrease and cease when that country became
industrialized, i.e. limited to a certain period. FDI is not subject to this limit, it can be
used very long during the development of each economy.
With such important advantages over more and more countries attach importance to FDI
or priorities, encourage FDI reception than other forms of foreign investment.
2.2.2 Some limitations
In addition to the positive side, FDI can cause disadvantage to receiving countries: the
use of more FOREIGN investment could lead to a lack of focus on mobilizing up to
domestic capital, causing imbalances in the structure of investment, can cause the

dependence of the economy on foreign investment.Therefore, if the proportion of FDI
accounts for too large in total investment, development computer safeguarding may be
affected, the economy developed taking into account the external dependence, lack of
firm.
Sometimes 100% foreign company policy of competition by way of dumping, excludes
other competitors, occupied or controlled market, domestic businesses pressure the
encroachment. Reality has shown in carrying out joint venture projects, foreign
counterparts have which advantage with the equipment and materials were used,
obsolete, or more when it came to the time limit for liquidation, causing tremendous
damage to the economy of the country receiving the investment. Through the power over
financial resources, presence of foreign-owned businesses have caused some adverse
effects on socio-economic disparity increases as income increases the differentiation in
the strata, increase the level of disparities developed between regions. With the

20


disadvantage of FDI, if carefully prepared, complete and consistent measures, countries
receiving FDI can limit, minimize the negative impact of this use and harmonization
relationship of foreign investors with national interests to create an overall positive
benefits.

21


LIST OF REFERENCES
1) Course Syllabus International Business Administration, Associate Professor,
PhD. Ngo Thi Tuyet Mai, 2014.
2) What you should know about FDI, Ngo Thanh Mai, 2013.
3) Agreement on trade liberalization, Nguyen Huu Phuoc, 2013.

4) Trends protection of domestic production, Le Thu Thuy, 2013.
5) The references relevant.

22



×