Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

VĂN 8. TUẦN 1,2,3,4,5.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.3 KB, 5 trang )

Ngày dạy : ………….
- Chuẩn bị : Ảnh tác giả.
- Ổn định : Sĩ số : ……….. Vắng : …………
- Kiểm bài cũ : kiểm tra bài soạn của HS.
- Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài
+ Thanh tịnh tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 đổi lại là Trần
Thanh Tịnh, thuở nhỏ học ở Huế, dạy học từ 1933 & bắt đầu
sáng tác văn chương. Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện
dài, thơ, ca dao, bút ký văn học. Những truyện ngắn hay nhất đều
toát lên tình cảm êm dịu, trong trẻo, nhẹ nhàng mà thấm sâu,
mang dư vị man mác buồn thương vừa ngọt ngào quyến luyến.
“Tôi đi học” là trường hợp tiêu biểu.
+ “Tôi đi học” là những kỷ niệm mơn man của buổi tựu
trường đầu tiên qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”, bố cục theo
dòng hồi tưởng của nhân vật. Qua hồi tưởng, tác giả diễn tả cảm
giác, tâm trạng theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường.
+ Trong cuộc đời mỗi người, kỷ niệm tuổi học trò thường lưu
giữ bền lâu trong trí nhớ, nhất là ngày tựu trường đầu tiên. “Tôi
đi học” đã diễn tả cảm giác ấy ở nhân vật “tôi” gieo vào lòng ta
nỗi niềm bâng khuâng, bao rung cảm nhẹ nhàng, trong sáng. Đọc
truyện, ta như cùng tác giả trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò
để sống lại “những kỷ niệm mơn man”.
HĐ2: Hướng dẫn đọc văn bản & tìm hiểu chú thích.
+ HS lưu ý các chú thích 2,3,4,6,7.
+ GV hướng dẫn đọc, GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
+ Đọc giọng kể, thể hiện tâm trạng hồi hộp, ngỡ ngàng của
nhân vật qua những đoạn miêu tả nội tâm.
HĐ3: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản.
? Những gì gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỷ niệm về buổi
tựu trường đầu tiên.


Trình tự diễn tả những kỷ niệm:
+ Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng: biến chuyển của trời đất
cuối thu & hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới bóng mẹ lần
đầu tiên đi đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại mình ngày
ấy cùng những kỷ niệm trong sáng.
+ Tâm trạng, cảm giác của “tôi” trên con đường cùng mẹ tới
I/ ĐỌC-CHÚ THÍCH:
- Tác giả : Thanh Tịnh (1.911-
1.988).
- Xuất xứ : trích trong tập “Quê
mẹ” (1.941).
- Thể loại : truyện ngắn.
- Giải từ : (SGK)
II/ ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Trình tự diễn tả những kỷ
niệm:
- Từ hiện tại: bầu trời cuối thu,
hình ảnh các em nhỏ lần đầu
theo mẹ đến trường  nhớ về
quá khứ cùng những kỷ niệm
trong sáng.
1
TUẦN 1 – BÀI 1
TUẦN 1 – BÀI 1
KQCĐ:
- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đần
tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh.
- Phân biệt được các cấp độ khái quát khác nhau của nghĩa từ ngữ.
- Bước đầu biết cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
VĂN BẢN : TÔI ĐI HỌC (THANH TỊNH)

TIẾT 1-2
trường & khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng; khi nhìn mọi
người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình & phải rời bàn tay mẹ để
vào lớp, lúc ngồi vào chỗ của mình & đón nhận giờ học đầu tiên.
? Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm
giác ngỡ ngàng của “tôi”. (nhóm thảo luận)
+ Con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen thuộc
nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi lớn
trong lòng mình.
+ Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, vớ mấy
quyển vở mới trên tay.
+ Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn
thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm cả bút,
thước như các bạn khác.
+ Bỗng thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng áo
quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa.
+ Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm khác thường,
cảm thấy mình bé nhỏ so với nó, nhân vật “tôi” đâm ra lo sợ vẩn
vơ.
+ Hồi hộp chờ nghe tên mình: nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên
giật mình & lúng túng.
+ Bỗng càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng
của mẹ . Những tiếng khóc nức nở hay thút thít bật ra rất tự
nhiên như phản ứng dây chuyền lúc ấy. Cảm thấy mình bước vào
một thế giới khác & cách xa mẹ hơn bao giờ hết.
+ Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn
ngồi bên cạnh.
+ Vừa ngỡ ngàng mà vừa tự tin. “tôi” nghiêm trang bước vào
giờ học đầu tiên.
CỦNG CỐ TIẾT 1:

? Văn bản “Tôi đi học” của tác giả nào, nêu xuất xứ & giải thích
từ “ông đốc”, “lớp năm”.
? Nêu ý chính của văn bản.
VÀO TIẾT 2:
? Cảm nhận về thái độ , cử chỉ người lớn đối với các em bé
lần đầu đi học.
+ Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em ở buổi tựu
trường đầu tiên, đều trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này.
Có lẽ các vị cũng đang lo lắng, hồi hộp cùng con em mình.
+ Ông đốc là hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo
nhà trường rất từ tốn, bao dung. Thầy giáo trẻ dạy học sinh lớp
mới cũng chứng tỏ là một người vui tính, giàu tình thương yêu.
+ Qua các hình ảnh về người lớn, chúng ta nhận ra trách
nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương
lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là một nguồn nuôi
dưỡng các em trưởng thành.
? Tìm & phân tích hình ảnh so sánh được vận dụng.
Chú ý 3 hình ảnh so sánh sau:
+ “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy
nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời
quang đãng.”
+ “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn
mây lướt ngang trên ngọn núi.”
+ “Họ như con chim đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng
muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng & ao ước
- Những kỷ niệm được diễn tả
theo trình tự thời gian.
2. Tâm trạng hồi hộp, ngỡ ngàng
của nhân vật “tôi”:
- Con đường, cảnh vật quen

thộc bỗng thấy lạ.
- Trang trọng với quần áo &
sách vở mới.
- Lo sợ vẩn vơ & thấy nhỏ bé
trước ngôi trường xinh xắn,
oai nghiêm.
- Hồi hộp chờ gọi tên & lúng
túng khi được gọi.
- Thấy sợ khi phải rời tay mẹ &
cảm thấy mình bước vào một
thế giới khác.
- Cảm giác vừa xa lạ vừa gần
gũi.
- Tự tin bước vào giờ học đầu
tiên.
3. Thái độ, cử chỉ của người lớn
đối với các em bé lần đầu đi
học:
- Phụ huynh chuẩn bị chu đáo
cho con em mình.
- Ông đốc từ tốn, bao dung.
Thầy giáo trẻ vui tính, thương
yêu HS.
 Người lớn có trách nhiệm &
tấm lòng đối với thế hệ tương lai.
4. Hình ảnh so sánh :
- Cảm giác trong lòng / hoa tươi
mỉm cười giữa bầu trời sáng.
- Ý nghĩ thoáng qua / làn mây
lướt ngang.

- Họ / con chim đứng trên bờ tổ.
2
thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để
khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”
 Các so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn
tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”. Đây là các so sánh giàu
hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với những cảnh sắc thiên
nhiên tươi sáng, trữ tình.
Nhờ các hình ảnh so sánh mà cảm giác, ý nghĩ của nhân vật
được người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn & truyện thêm
man man chất trữ tình trong trẻo.
? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật & sức cuốn hút của tác
phẩm.
a) Đặc sắc nghệ thuật :
+ Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của
nhân vật “tôi”, theo trình tự thời gian của một buổi tựu
trường.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa kể & miêu tả vơi bộc lộ tâm
trạng, cảm xúc.
b) Sức cuốn hút của tác phẩm :
+ Bản thân tình huống truyện: buổi tưự trường đầu tiên
trong đời đã chứa đựng cảm xúc thiết tha, mang theo kỷ
niệm mới lạ, mơn man của “tôi”.
+ Tình cảm ấm áp trìu mến của người lớn đối với các em
nhỏ lần đầu đến trường.
+ Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường, các so sánh giàu sức
gợi cảm.
 Toàn bộ truyện ngắn đã toát lên chất trữ tình, thiết tha, êm
dịu.
 GV tổng kết : ghi nhớ (SGK)

HĐ4: Luyện tập:
1. Hướng dẫn HS tổng hợp, khái quát lại dòng cảm xúc, tâm
trạng của nhân vật “tôi” thành các bước theo trình tự thời
gian. Chú ý sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình (biểu cảm)
với miêu tả & kể (tự sự).
2. Định hướng, gợi ý cho HS cách viết bài văn ngắn ghi lại
ấn tượng của mình ở buổi tựu trường đầu tiên. Chú ý
trình bày có cảm xúc các ấn tượng riêng (làm ở nhà).
 Các so sánh giàu hình ảnh & có sức
gợi cảm.
5. Đặc sắc nghệ thuật & sức cuốn
hút của tác phẩm:
a) Đặc sắc nghệ thuật :
- Bố cục theo trình tự thời gian
của buổi tựu trường với dòng
hồi tưởng & cảm nghĩ của
nhân vật.
- Yếu tố kể, miêu tả & biểu cảm
được kết hợp hài hòa.
b) Sức cuốn hút của tác phẩm :
- Tình huống truyện chứa đựng
cảm xúc thiết tha.
- Tình cảm ấm áp trìu mến của
người lớn.
- Hình ảnh thiên nhiên, ngôi
trường & các so sánh giàu sức
gợi cảm.
 Toát lên chất trữ tình, thiết tha, êm
dịu cho tác phẩm.
GHI NHỚ : SGK / 09.

III/ LUYỆN TẬP:
- Dặn dò :
+ Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ.
+ Làm bài tập 2 về nhà.
+ Soạn bài: Trong lòng mẹ.
? Tìm hiểu tác giả, xuất xứ, thể loại, chú thích, nội dung chính.
? Tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi phần đọc-hiểu văn bản.
+ Chuẩn bị: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Ngày dạy : ……………..
3
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
TIẾT 3
- Chuẩn bị : Bảng phụ.
- Ổn định : Sĩ số : …….. Vắng : ……….
- Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài:
GV nhắc lại quan hệ đồng nghĩa & trái nghĩa  bài mới.
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm:
HS quan sát sơ đồ trong SGK (GV dùng bảng phụ)
Động vật
Chim Thú


? Câu hỏi a (SGK/ 10).
Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá
vì phạm vi nghĩa từ động vật bao hàm nghĩa của các từ thú, chim,
cá.
? Câu hỏi b (SGK/ 10)
Nghĩa từ thú rộng hơn nghĩa các từ voi, hươu;
Nghĩa từ chim rộng hơn nghĩa các từ tu hú, sáo;

Nghĩa từ cá rộng hơn nghĩa các từ cá rô, cá thu.
 vì nó bao hàm nghĩa các từ kia.
? Câu hỏi c (SGK/10)
Nghĩa từ thú rộng hơn nghĩa các từ nai, hươu, voi,
Nghĩa từ chim rộng hơn nghĩa các từ sáo, két,…
Nghĩa từ cá rộng hơn nghĩa các từ cá lóc, cá trê,…
& hẹp hơn nghĩa từ động vật.
HĐ3: Tổng hợp kết quả phân tích: Ghi nhớ.
HĐ4: Luyện tập.
I. TỪ GNỮ NGHĨA RỘNG, TỪ
NGỮ NGHĨA HẸP:
- Quan sát sơ đồ trong SGK.
- Nhận xét:
+ Từ nghhĩa rộng bao hàm
nghĩa các từ khác.
+ Từ nghĩa hẹp được từ khác
bao hàm nghĩa.
GHI NHỚ : SGK / 10
1. Lập sơ đồ :
2. Tìm từ ngữ có nghĩa rộng :
4
Tu hú,
sáo
Voi,
hươu
Cá rô,
cá thu
Y phục
Quần Áo
Quần đùi,

quần dài
Áo dài,
áo sơ-mi
Vũ khí
Súng Bom
Súng trường,
đại bác
Bom bi,
bom ba càng
a) chất đốt.
b) nghệ thuật.
c) thức ăn.
d) nhìn.
e) đánh.
3. Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm :
a) Xe cộ : xe máy, xe đạp,…
b) Kim loại : sắt, đồng, chì,…
c) Hoa quả : mơ, đào, mận, quýt,…
d) (người) họ hàng : cô, bác, cậu, dì,…
e) Mang : khiêng, vác, xách, gánh,…
4. Chỉ những từ ngữ không thuộc nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ :
a) thuốc lào
b) thủ quỹ
c) bút điện
d) hoa tai
5. Tìm động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa :
o 3 động từ : khóc, nức nở, sụt sùi.
o Từ nghĩa rộng : khóc
o Từ nghĩa hẹp : nức nở, sụt sùi.
- Dặn dò :

+ Học thuộc ghi nhớ.
+ Chuẩn bị : Trường từ vựng.
+ Tìm hiểu trường từ vựng là gì.
+ Làm trước phần luyện tập theo nhóm học tập.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×