Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua giảng dạy bài ô xi ô zon, hóa học cơ bản 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.46 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA GIẢNG DẠY BÀI OXI – OZON.
HÓA HỌC 10 CƠ BẢN.

Người thực hiện: Hoàng Văn Tài
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lý Thường Kiệt
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa Học

THANH HÓA NĂM 2016


MỤC LỤC 1.
A. MỞ ĐẦU 2.
1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………..
……………………………..............................3-4.
2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………..……...............4.
3. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….....…..4.
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………….....…..4.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

4.

I. Cơ sở lí luận …………………………………………………………...………….......….4-6.
1. Kiến thức cơ sở về môi trường …………………………………………………....…..……6.


2. Kiến thức cơ sở về hóa học môi trường …………………………………….....................6-7.
3. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông …………………………………..…….......……7.
4. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hóa ở trường THPT ....…7.
5. Các vấn đề môi trường cần đưa vào bài dạy oxi-ozon cho học sinh THPT ………...…...…8.
6. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên ………………………………………….........…...8-9.
II. Nội dung lồng ghép giáo dụng môi trường vào bài oxi-ozon ……………….…………….9.
1. Mục tiêu của hoạt động dạy học ………………………………………..………...………..9.
2. Phương pháp dạy học …………………………………………...……………...……....9-10.
3. Thời lượng dự kiến cho bài học ………………………………………...……….….....10-11.
4. Nội dung tích hợp kiến thức hóa học trong việc bảo vệ môi trường ………………….….11.
III. Cách tổ chức dạy học qua bài oxi-ozon ……………………………….........…………...11.
1. Mục tiêu bài học …………………………………………………..……...…………...11-12.
2. Chuẩn bị ……………………………………………………..…………......………….12-13.
3. Tiến trình bài giảng ………………………………………...…………...……………..13-18.
IV. Sản phẩm của học sinh ……………………………………………...……..………...18-19.
C. KẾT LUẬN 19.
I. Kết quả nghiên cứu ………………………………………………..…………………...19-20.
II. Kiến nghị – Đề xuất ………………………………………………...…………..…….20-21.
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................22.

2


A. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT
tôi nhận thấy:
Hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, sinh hoạt, trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Trong đó Hóa học là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, ứng

dụng, sự biến đổi giữa các chất, sản xuất các chất. Thông qua nội dung về cấu
tạo chất, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế các chất…có
thể giáo dục cho học sinh nắm và thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường
– ứng phó biến đổi khí hậu.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được
toàn nhân loại quan tâm cùng chung tay giải quyết. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà
nước cũng rất chú trọng đã và đang có nhiều giải pháp giải quyết và mang lại
hiệu quả thiết thực, hoạt động bảo vệ môi trường – ứng phó với biến đổi khí hậu
trở thành mối quan tâm hàng đầu được các cấp, các ngành…tham gia hưởng ứng
và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Thế nhưng việc bảo vệ
môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế – xã
hội trong giai đoạn mới. Thực tế môi trường nước ta vẫn đang xuống cấp nhanh
chóng, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.
Vì vậy với vai trò là một giáo viên giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT,
có nhiệm vụ đào tạo ra những công dân hữu dụng, có ích cho đất nước, tôi thấy
rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng
dạy ở một số môn học, nhất là môn Hóa học ở trường THPT là hoàn toàn phù
hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về bảo vệ
môi trường – ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời các em cũng chính là cầu nối

3


thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng. Đó là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng
kiến kinh nghiệm của mình là: “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh thông qua giảng dạy bài OXI-OZON hóa học 10 cơ bản”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hoá
học lớp 10 trung học phổ thông. Bằng cách này bài giảng có sự kết hợp kiến
thức và giáo dục môi trường sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp giờ học

bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nêu khái niệm cơ bản về môi trường và ô nhiễm môi trường.
- Nêu phương pháp và cách thức lồng nội dung giáo dục môi trường vào
bài giảng hoá học.
- Thực nghiệm kiểm chứng việc giáo dục môi trường khi dạy chương trình
hoá học lớp 10.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất và giải pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Qua các tài liệu: sách giáo khoa, sách bài tập hoá học lớp 10, sách tham
khảo.
- Qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường
- Qua học sinh khối 10 năm học 2015 – 2016
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận:
Môi trường hiện nay đang có những bất lợi cho con người, đặc biệt là
4


những yếu tố mang tính chất tự nhiên như: đất, nước, không khí, hệ động thực
vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi
quốc gia, cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm như bay
giờ, nó đang là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu. Chính vì vậy việc giáo dục bảo
vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói
riêng, là vấn đề cần thiết, cấp bách và bắt buộc khi giảng dạy trong trường học,
đặc biệt với bộ môn hóa học thì đây là vấn đề hết sức cần thiết. Vì nó cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường,
tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự
nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh có ý
thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn đê

bảo vệ môi trường. Vì vậy, GDBVMT cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng
lớn, sâu sắc và bền vững nhất.
Môn hóa học là môn khoa học có thể giúp học sinh tìm hiểu một cách sâu
sắc về bản chất của:
- Thành phần cấu tạo của môi trường: đất, nước, không khí và sinh quyển.
- Ảnh hưởng của các chất trong môi trường.
- Sản xuất và sinh hoạt của con người là nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Tiêu chuẩn môi trường và mức độ ô nhiễm môi trường.
- Biện pháp hóa học, vật lý, sinh hóa để bảo vệ môi trường và chống ô
nhiễm,
xử lí nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn…
- Biện pháp bảo vệ môi trường trong học tập môn hóa học.
Do đó, Hóa học có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường rất to lớn. Trong khi đó
cũng chính các em là cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng.
5


Vì vậy, tôi thấy việc cần thiết phải tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng cho
mình cũng như cho các đồng chí, đồng nghiệp thao khảo những vấn đề liên quan
đến việc giáo dục bảo vệ môi trường môn Hóa học, từ đó có giải pháp tích hợp
trong quá trình giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT.
1. Kiến thức cơ sở về môi trường
1.1.Khái niệm môi trường sống:
Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân
tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên. (theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam)
1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc

tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ…của môi
trường vượt quá mức cho phép đã được xác định.
2. Kiến thức cơ sở về hoá học môi trường.
Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây nguy hại đến sức
khoẻ con người, đến sức khoẻ sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường.
Các tác nhân ô nhiễm môi trường bao gồm chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lí, sinh học
và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Có thể liệt kê các tác nhân đó như
sau:
- Rác , phế thải rắn…

6


- Hoá chất , chất thải dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm…
- Khí núi lửa, khí nhà máy, khói xe, lò gạch…( SO2, CO2, NO2, CO….)
- Kim loại nặng
3. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông.
3.1. Khái niệm.
Có thể hiểu giáo dục môi trường: là quá trình tạo dựng cho con người
những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường.
giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành thái độ và lòng nhịêt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp
nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới
có thể xảy ra cho tương lai.
3.2. Mục đích của việc giáo dục môi trường.
Giáo dục môi trường sẽ giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường,
về việc khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng
nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giảng dạy về môi trường
ở các trường học, nhất là trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
4. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hoá ở
trường trung học phổ thông.
Tích hợp với hoạt động dạy học trên lớp: là kết hợp một cách có hệ thống
các kiến thức hóa học với các kiến thức giáo dục môi trường làm cho chúng hoà
quện vào nhau thành một thể thông nhất.
Ngoài ra có thể triển khai thêm nội dung giáo dục môi trường bằng hoạt
động ngoài giờ lên lớp

7


5. Các vấn đề môi trường cần đưa vào bài dạy OXI – OZON cho học sinh
trung học phổ thông.
Kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong OXI – OZON, Hóa học 10 cơ bản.
+ Vai trò của oxi trong không khí và đối với sức khoẻ con người(lồng vào
phần mở đầud bài giảng). lợi ích của việc trồng rừng(phần ứng dụng)
+ Vai trò của oxi trong môi trường.
+ Những tính chất quan trọng của ozon có lợi cho môi trường(lồng vào
phần tính chất hoá học). sự suy giảm tầng ozon, sự lên tiếng của toàn thế giới về
lỗ thủng tẩng zon và giải pháp( phần trạng thái tự nhiên và ứng dụng)
+ Tầng ozon bị phá huỷ sẽ không ngăn được tia cực tím, nó sẽ chiếu trực
tiếp xuống trái đất gây bệnh cho sinh vật làm cho người mắc bệnh về mắt và da.
+ Gợi ý những giải pháp xử lí ô nhiễm.
6. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên .
Tôi chọn đề tài này không ngoài mục đích tìm ra hiệu quả trong công tác
giảng dạy nói chung, giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng; giúp các em hiểu rõ
ảnh hưởng xấu và tác động rất to lớn của việc ô nhiễm môi trường đối với đời

sống sinh hoạt của con người, từ đó có ý thức và những hành động thiết thực để
bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi tiến hành điều tra bằng những câu hỏi
liên quan đến những vấn đề các em được học, được thấy ở địa phương, ở những
hành động của những người xung quanh ( kể cả ở gia đình các em ) và đã vận
dụng vào việc giảng dạy trực tiếp ở các lớp 10A1; 10A2; 10A3; 10A6 trường
THPT Lý Thường Kiệt. Tôi đã nhận được kết quả là:
a) Kết quả khảo sát trước khi vận dụng đề tài:
+ Các em có những kiến thức sơ sài về vấn đề ô nhiễm môi trường thông
qua thông tin đại chúng và một số môn khác đã được triển khai.
8


+ Phần lớn học sinh không nắm được tầm ảnh hưởng của hóa học với ô
nhiễm môi trường.
+ Đa số học sinh xem nhẹ và thờ ơ với các vấn đề liên quan đến ô nhiễm
môi trường, chưa có biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường.
b) Kết quả khảo sát sau khi vận dụng đề tài:
+ Các em nhận biết được một số dấu hiệu ô nhiễm môi trường và một số
hóa chất có khả năng gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Từ đó biết cách xử lý
một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập hóa học.
+ Học sinh biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường
sống. Có những đề xuất và giải pháp ngăn chặn những vấn đề môi trường có thể
xảy ra trong tương lai, ở gia đình, ở địa phương, nơi em đang học tập và sinh
sống như sử một số nhiên liệu chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lý.
+ Học sinh có ý thức, trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của
Trái đất và nhắc nhở người khác cùng tham gia bảo vệ môi trường.
+ Có khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường.
II.


Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào bài OXI – OZON của

chương trình hoá học 10. Cơ bản.
1. Mục tiêu của hoạt động dạy học
Gắn liền quá trình học tập với cuộc sống hàng ngày, với kinh nghiệm sống
của học sinh. Học sinh không chỉ được dạy kiến thức lý thuyết mà còn vận dụng
thiết thực cho cuộc sống. Từ đó hướng các em tới những năng lực, những kĩ
năng thiết thực cho cuộc sống để làm người lao động tốt, người công dân tốt.
2. Phương pháp dạy học
Phối hợp sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực sau:
+ Phương pháp giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp dạy học dự án.
9


+ Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực: kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao
nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật công đoạn, kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ
thuật phân tích phim video...
3. Thời lượng dự kiến
Bài học được tiến hành trong 2 tiết gồm các mục như sau:
Nội dung

Hoạt động của thầy

Hoạt động của học
sinh

Tiết 1: Tìm hiểu về:
+Tổ chức học sinh hoạt động +Tìm hiểu về Oxi
+Oxi trong tự nhiên tìm hiểu quá trình tạo ra oxi theo trình tự: Phát

được tạo ra như thế trong tự nhiên; vai trò của hiện vấn đề → đề
nào?
Oxi; vị trí, cấu tạo; tính chất xuất dự đoán → thảo
+Vai trò của Oxi.
+Vị trí và cấu tạo, tính
chất vật lí của oxi.
+Tính chất hóa học
của oxi.

vật lí; tính chất hóa học của luận → tiếp tục phát
Oxi theo các kỹ thuật dạy học hiện vấn đề → đề
tích cực:bàn tay nặn bột, mãnh xuất dự đoán → thảo
ghép.
luận,
thực
hiện
+ Tổ chức Học sinh làm bài
nghiên cứu → thống
tập chứa nội dung thông tin về
nhất ý kiến.
Oxi để lồng ghép giáo dục bảo

+ Tổ chức Học sinh vệ môi trường.
làm bài tập chứa nội +Theo dõi hoạt động nhóm,
dung thông tin về Oxi hoạt động cá nhân của học
để lồng ghép giáo dục sinh; tổng hợp ý kiến thảo
bảo vệ môi trường.

luận và chốt lại kiến thức
trọng tâm.


10


Tiết 2: Tìm hiểu về
+ Cách điều chế Oxi.
+ Tính chất của ozon.

+Tổ chức học sinh hoạt động -

Tìm hiểu nội

tìm hiểu về quá trình điều chế dung bài học một
oxi trong PTN, trong công cách tích cực, chủ
nghiệp; Tính chất và ứng dụng động.

+ Ozon trong tự nhiên. của Ozon. Các biện pháp bảo
vệ môi trường theo các kỹ
+ Ứng dụng của ozon.
thuật dạy học tích cực:bàn tay
+Biện pháp bảo vệ bầu nặn bột, mãnh ghép.
+ Tổ chức Học sinh làm bài
không khí.
tập chứa nội dung thông tin về
+ Tổ chức Học sinh
Oxi để lồng ghép giáo dục bảo
làm bài tập chứa nội
dung thông tin về Oxi

vệ môi trường.

+Theo dõi hoạt động nhóm,

để lồng ghép giáo dục

hoạt động cá nhân của học

bảo vệ môi trường.

sinh; tổng hợp ý kiến thảo
luận và chốt lại kiến thức
trọng tâm.

4. Nội dung tích hợp kiến thức hóa học trong việc bảo vệ môi trường:
GV Đưa ra một số câu hỏi, bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn
góp phần phát triển năng lực GQVĐ , năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, năng lực xử lý thông tin... tích hợp kiến thức một số môn học nhằm bảo vệ
môi trường.
III.

Cách tổ chức dạy học qua bài OXI – OZON.

1. Mục tiêu bài học.
a. Về kiến thức.
- Biết được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế oxi,
ozon. Vai trò của khí oxi đối với đời sống và sản xuất.
11


- Học sinh hiểu được tính chất hóa học của oxi, ozon là chất oxi hóa mạnh.
Tầm quan trọng của khí ozon đến đời sống trên Trái Đất.

- Học sinh hiểu được các kiến thức về sự hình thành tầng ozon, hiện tượng
sương khói quang hóa khi ozon ở trên mặt đất.
- Học sinh hiểu được Tầng ozon đóng vai trò cực kì quan trọng, nó có tác
dụng như lá chắn bảo vệ cho sự sống trên trái đất, ngăn không cho tia cực tím từ
vũ trụ thâm nhập vào trái đất.
b. Về kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tiến hành và giải thích thí nghiệm, kỹ năng
viết phương trình phản ứng, giải một số bài tập đơn giản.
- Biết cách phòng chống và tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô
nhiễm môi trường.
c. Về tư duy, thái độ tình cảm.
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
- Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao năng
suất lao động.
Thông qua dự án sẽ giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức có ý thức
bảo vệ, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, sự trong lành của nguồn không khí,
có ý thức trong việc sử dụng nhiên liệu, phòng chống cháy nổ.
2. Chuẩn bị.
Giáo viên:
- Hoá chất: O2 ( 4 bình điều chế sẵn), mẩu than(C), bột Mg, cồn tuyệt đối
- Dụng cụ: muỗng sắt, chén sứ, bật quẹt, đèn cồn,

12


- Phiếu học tập, máy chiếu…
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận (nếu mất điện)
- Bảng tuần hoàn.
Học sinh: ôn tập kiến thức về bài oxi ở lớp 8

3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của giáo viên

Nội dung cần đạt được

Nội dung tích hợp bảo

và học sinh

vệ môi trường

Hoạt động 1.

GV. Theo các em lượng

Tìm hiểu về :“Quá trình Trong tự nhiên O2 là sản
tạo ra oxi trong tự phẩm của quá trình quang
nhiên”

hợp.

có bị thay đổi không? Vì
sao?
HS: Suy nghĩ, thảo luận

GV: Chiếu hình ảnh chu

và trả lời.
GV: Tổng hợp ý kiến và


trình của oxi trong tự
nhiên và quá trình tạo ra

bổ sung.
GV. Các em cần làm gì

oxi trong tự nhiên.

đê lượng khí oxi trong

HS: Suy nghỉ, thảo luận,

không khí không bị thay

nhận xét về chu trình của

đổi?

oxi trong tự nhiên và quá

HS: Suy nghỉ, thảo luận

trình tạo oxi.

đưa ra một số biện pháp.

Hoạt động 2.

A. OXi:


“ vị trí và cấu tạo”

I. Vị trí và cấu tạo:

GV: Dùng BTH để giới - Kí hiệu hóa học: O
thiệu sơ lược nguyên tố
oxi.
GV: Yêu cầu HS

khí oxi trong không khí

trình

- Số hiệu: 8
- Cấu hình electron:

13


1s2 2s22p4.

bày vị trí của nguyên tố
Oxi trong BTH và viết
CTCT, giải thích cho
CTCT.

- MO = 16
- CTPT: O2.

HS: Làm việc theo nhóm. - CTCT: O = O

- Khối lượng phân tử: 32
Hoạt động 3.

II. Tính chất vật lí.

“ Tính chất vật lí”

- Oxi là chất khí không

GV: Yêu cầu HS trình
bày tính chất vật lí của
oxi.
HS: nghiên cứu trả lời

màu, không mùi, không
vị, nặng hơn không khí
(d=

32
≈1,1 ).
29

- Hóa lỏng ở -183oC, ít
tan trong nước.

Hoạt động 4.

III. Tính chất hóa học

“ Tính chất hóa học”

GV: Đặt vấn đề.
-Tính chất hóa học cơ bản
của Oxi là gì?
-Trong hợp chất, Oxi có

Tính chất hóa học chung
của Oxi là tính oxi hóa
mạnh.
O2 + 2.2e → 2O2-

số OXH là gì?
HS: Suy nghỉ trả lời câu
hỏi.
1. Tác dụng với kim loại

14


GV: O2 không tác dụng

(Trừ Au, Pt…) → oxit
kim loại.

với những kim
loại nào? Khi tác dụng
với kim loại tạo thành
hợp chất gì? Cho ví dụ.

4Na + O2 → 2Na2O
3Fe + 2O2 → Fe3O4

4Al + 3O2 → 2Al2O3

HS: Làm việc theo nhóm.
GV: O2 không tác dụng
với những phi kim nào?
Khi tác dụng với phi kim
tạo thành hợp chất gì?
Cho ví dụ.
HS: Làm việc theo nhóm.
GV: Yêu cầu HS viết các
phản ứng giữa O2 với các
hợp

chất:

FeO;

2. Tác dụng với phi kim
(Trừ các halozen) → oxit
phi kim.
S + O2 → SO2
4P + 5O2 → 2P2O5
C + O2 → CO2
3. Tác dụng với hợp chất
khác.

SO2;

Fe(OH)2; H2S; FeS2.
HS: Làm việc theo nhóm

và lên bảng trình bày.
Hoạt động5. Ứng dụng

IV.Ứng dụng:

GV: Yêu cầu HS cho biết - Oxi có vai trò quyết
vai trò của oxi đối với định đến sự sống của con

GV. Các em cho biết vai
trò của oxi đối với con
người và động vật?

con người và động vật.

người và động vật. Mỗi HS: Suy nghĩ, thảo luận.

GV: Yêu cầu HS cho biết

người, mỗi ngày cần 20- GV. Em cần phải làm gì

15


vai trò của oxi đối với các 30 cm3 không khí để thở.

đê bảo về bầu không

ngành công nghiệp.

khí?


- Oxi phục vụ cho các

HS: Thảo luận theo nhóm ngành công nghiệp, y HS: Suy nghĩ, thảo luận.
tế…
Tiết 2.
Hoạt động của giáo
viên và học sinh
Hoạt động 6. Điều chế
GV: Hướng dẫn HS làm
thí nghiệm điều chế O2
trong PTN.
GV: HS quan sát, rút ra
kết luận, viết phản ứng
điều chế O2 trong PTN từ
KMnO4, KClO3.
GV: Điều chế O2 trong
công

nghiệp

dùng

phương pháp nao?
GV: Hướng dẫn HS viết
phản ứng điện phân nước
GV: yêu cầu HS nghiên
cứu bài học và trả lời các
câu hỏi sau:
- Một số tính chất vật lí

của O3.

Nội dung cần đạt được

Nội dung tích hợp bảo
vệ môi trường

V. Điều chế:

Phần lồng ghép (phần
tính chất và ứng dụng
1. Trong phòng thí
của ozon).
nghiệm
GV: mở rộng về hiện
Nhiệt phân:
KMnO4, tượng thủng tầng ozon
hiện nay cơ chế bảo vệ
KClO3…
của tầng ozon chống tia
t
2KMnO4 → K2MnO4 cực tím.
+ MnO2+ O2
*Tầng ozon hiện nay
đang bị thủng và gây ra
2. Trong công nghiệp
những hiện tượng xấu:
a/ Chưng cất không khí
- Tăng tỉ lệ mắc bệnh
b/ Điện phân nước

ung thư dado tia UV có
thể phá huỷ ADN.
dp
2H2O →
2H2 + O2
- Tăng bệnh đục nhân
mắt và sạm da.
B. OZON :
0C

I.Tính chất
* Tính chất vật lí.
* Tính chất hóa học.

16

-Ức chế hệ miễn dịch
của sinh vật.
- Tác động bất lợi lên vụ
mùa và động vật.


- Viết CTCT của O3.

Ozon có tính oxi hóa - Giảm sự tăng trưởng
mạnh, mạnh hơn oxi, oxi của thực vật phù du ở
- So sánh tính OXH của
hóa được nhiều kim các đại dương.
O2 và O3. Lấy ví dụ
loại( trừ Au, Pt).

- làm mát tầng bình lưu
chứng minh.
và có thể ảnh hưởng đến
2Ag + O3 → Ag2O + O2
khí hậu ở bề mặt trái đất.
- Nêu cách nhận biết O3.
2KI + O3 + H2O → 2KOH Giải pháp:
+ O2 + I 2
GV: cho HS xem đoạn
Hoạt động 8.
II. Ozon trong tự nhiên: phim kể về câu chuyện
của cậu bé phân tử ozon
Ozon trong tự nhiên:
tên là ozzy, từ đó HS rút
GV: giới thiệu cho HS sự
ra kết luận về các nguyên
hình thành O3 từ O2 do
nhân suy giảm tầng ozon
tác dụng của tia cực tím
và đưa ra giải pháp.
hoặc sự phóng điện trong
b. Hiệu ứng nhà kính.
cơn dông.
Vai trò gây nên hiệu
Hoạt động 9. Ứng dụng: III. Ứng dụng:
ứng nhà kính của các
GV: Yêu cầu HS nêu một - Làm cho không khí chất khí được xếp theo
số ứng dụng của O3.
trong lành, một lượng lớn thứ tự.
HS: Trình bày ứng dụng


có hại.

CO2, CFC, CH4, O3, NO2

- Dùng để tẩy trắng tinh

Nồng độ O3 trong khí
bột, dầu ăn, y học sát quyển tăng lên 2 lần thì
nhiệt độ mặt đất tăng
trùng nước…
thêm 10C
c. khói mù quang hoá
- khói mù quang hoá
mang tính oxi hoá rất
cao.

17


- khói có màu nâu, gây
tác hại cho mắt và phổi,
làm gẫy cao su và phá
hoại đời sống thực vật.
GV đặt câu hỏi.
- Hãy giải thích tại sao ở
các rừng thông không
khí lại rất trong lành, dễ
chịu.
-Ý nghĩa của không khí

chứa lượng nhỏ ozon
trong y học?
HS: Suy nghĩ, thảo luận.
Hoạt động 10. Biện pháp bảo vệ bầu không khí.
HS: Nghiên cứu xây biện pháp để bảo vệ bầu không khí.
IV. Sản phẩm của học sinh: Xây dựng biện pháp đê bảo vệ bầu không khí
1. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí
thải vào môi trường.
2. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.
3. Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
4. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân
hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
5. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại
ghi trên nhãn “không có CFC”.
6. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.
7. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.
18


C. KẾT LUẬN.
I.

Kết quả nghiên cứu.
Sau khi vận dụng đề tài tại trường THPT Lý Thường Kiệt học sinh đã có

những hiểu biết và có thái độ tích cực về các vấn đề sau:
+ Nhận biết được một số dấu hiệu ô nhiễm môi trường và một số hóa chất
có khả năng gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Từ đó biết cách xử lý một vài
chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập hóa học.
+ Biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường sống. Có

những đề xuất và giải pháp ngăn chặn những vấn đề môi trường có thể xảy ra
trong tương lai, ở gia đình, ở địa phương, nơi em đang học tập và sinh sống như
sử một số nhiên liệu chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lý.
+ Có ý thức, trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của Trái đất và
nhắc nhở người khác cùng tham gia bảo vệ môi trường.
+ Có khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường.
Cụ thể các lớp được khảo sát như sau:
• Lớp không vận dụng đề tài:
Lớp

Sĩ số

Nhận biết các hóa

Giải pháp tránh ô

Ý thức, thái độ bảo

chất gây ô nhiễm môi

nhiễm môi trường

vệ môi trường

trường liên quan đến
bài học
SL

%


SL

%

SL

%

10A1

45

9

20%

7

15,6%

7

15,6%

10A6

40

8


20%

6

15%

6

15%

• Lớp vận dụng đề tài:
19


Lớp

Sĩ số

Nhận biết các hóa

Giải pháp tránh ô

Ý thức, thái độ

chất gây ô nhiễm

nhiễm môi trường

bảo vệ môi trường


môi trường liên
quan đến bài học
SL

%

SL

%

SL

%

10A2

45

38

84,44%

37

82,22%

38

84,44%


10A3

35

33

94,3%

31

88,57%

31

88,57%

II.

Kiến nghị – Đề xuất.
Để nâng cao được kết quả giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường. Bản

thân tôi xin được có một số đề nghị lên BGH, Sở giáo dục & đào tạo, cơ quan có
thẩm quyền như sau:
- Nhà trường nên tổ chức cho học sinh các buổi ngoại khóa nói về hóa học
với cuộc sống con người và những vấn đề liên quan đến môi trường.
- Tăng cường hổ trợ các trang thiết bị, phòng thực hành phục vụ tốt cho
việc giảng dạy thực hành theo chương trình cải cách mới, đảm bảo an toàn,
không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Sở giáo dục nên đưa về trường những sáng kiến kinh nghiệm đã được áp
dụng thành công ở một số trường của một số giáo viên để các thầy cô trường

bạn tham khảo rút kinh nghiệm cũng như nâng cao tay nghề của mình.
Trên đây là cách giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua
bài giảng hóa học mà tôi đã áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài, trong quá
trình thực hiện và vận dụng không tránh khỏi những thiếu sót. Mong sự đóng
góp ý kiến của các đồng nghiệp và các tổ chức có liên quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

20


Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2016

Xác nhận BGH

Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
này không sao chép của ai với bất kỳ hình
thức nào.
Người thực hiện

Hoàng Văn Tài

Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên hoá học lớp 10 Nhà xuất bản GD - ĐT
2. Lê Quý An (chủ biên), Việt Nam môi trường và cuộc sống, NXB chính trị
quốc gia
3. Nguyễn Lân Dũng (2001), Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao – bảo vệ môi
trường, NXB khoa học và kỹ thuật
4. Vũ Đăng Độ (1999), hoá học và sự ô nhiễm môi trường, NXB Giáo dục

21



5. Nguyễn Kim Hồng – chủ biên(2001), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục

22



×