Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giúp học sinh làm tốt các bài tập muối sunfua phần hóa học vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.91 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
A.

Mở

đầu…………………………..

………………………….........................02
I.



do

chọn

đề

tài...........................................................................................02
II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài................................................................03
III. Đồi tượng nghiên cứu ……………………………….…………….........03
IV. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………….........03
B. Giải quyết vấn đề……………..…………….…..……………………........04
I. Thực trạng....................................................................................................04
II. Giải pháp......................................................................................................04
Phần 1: Cơ sở lí luận về muối sunfua..................................……….….............04
Phần 2: Bài tập lí thuyết về muối sunfua………..…………...........................07
Phần 3: Một số phương pháp giải bài tập về muối sunfua..................................11
- Phương pháp 1: Giải bài tập muối sunfua bằng phương pháp quy đổi.......11
- Phương pháp 2: Giải bài tập muối sunfua bằng định luật bảo toàn..............14
Phần 4: Một số bài tập muối sunfua trong các đề thi HSG-ĐH-CĐ-THPTQG..17


C. Kết luận ……………….…….…………….……………………...............20
I. Kết quả đạt được ……………………………………………..................20
II. Kết luận …………………………………………………………...........20
III. Đề xuất ……………………….…………………………………..........20

1


Tài liệu tham khảo …………………….……………………………….........22

A. MỞ ĐẦU.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong những năm gần đây, các phương pháp giải nhanh toán hóa học
không ngừng phát triển, đây là hệ quả tất yếu khi Bộ giáo dục và đào tạo triển
khai hình thức thi trắc nghiệm với bộ môn Hóa học. Với hình thức thi trắc
nghiệm, trong một khoảng thời gian rất ngắn học sinh phải giải quyết được một
lượng khá lớn các câu hỏi, bài tập. Điều này không những yêu cầu các em phải
nắm vững và hiểu rõ hệ thống kiến thức mà còn phải thành thạo trong việc sử
dụng các kỹ năng giải bài tập và đặc biệt phải có phương pháp giải hợp lý cho
từng dạng bài tập. Từ thực tế sau mỗi kỳ thi ĐH-CĐ hay THPTQG, thi học sinh
giỏi, nhiều em học sinh có kiến thức khá vững nhưng kết quả thi vẫn không cao,
lý do chủ yếu là các em vẫn giải các bài toán theo phương pháp truyền thống,
việc này rất mất thời gian nên từ đó không đem lại hiệu quả cao trong việc làm
bài trắc nghiệm. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng các phương pháp
giải nhanh các bài tập hóa học là một việc rất cần thiết để giúp các em đạt kết
quả cao trong các kỳ thi trung học phổ quốc gia hay thi học sinh giỏi. Tuy nhiên
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm nên để áp dụng tốt các phương pháp
giải nhanh mà vẫn giúp các em học sinh hiểu được bản chất hóa học là một vấn
đề khá khó khăn.
Trong quá trình giảng dạy, tôi phát hiện thấy các em học sinh thường gặp

nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài tập lí thuyết tổng hợp về muối
sunfua hoặc các bài toán cho hỗn hợp các kim loại và muối sunfua kim loại như:
Cu2 FeS2 , FeS , FeS2 , Cu2 S , CuS... tác dụng với O2, dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc
nóng. Đây là các dạng bài tập khó và rất hay gặp trong các đề thi ĐH-CĐ, thi
THPTQG hay thi học sinh giỏi những năm gần đây mà học sinh thường bị mất
điểm vì không nhớ tính chất của muối sunfua hay áp dụng phương pháp giải
chưa hợp lí. Để giải các bài toán dạng này có nhiều phương pháp nhưng phương
pháp tối ưu nhất và tiết kiệm thời gian nhất có thể nói đến là phương pháp quy
đổi và phương pháp bảo toàn. Tuy nhiên nếu chúng ta không biết cách áp dụng
hoặc không hiểu rõ về bản chất của các phản ứng hóa học xảy ra thì việc áp
dụng phương pháp này sẽ không tránh khỏi những sai xót.
Vì vậy việc nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng hệ thống các kiến thức lí thuyết
và các phương pháp giải nhanh các bài tập về muối sunfua là một việc rất cần
thiết. Để giúp học sinh giải quyết tốt các bài tập phần muối sunfua này đặc biệt
là các bài toán phức tạp, tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm trong
việc "Giúp học sinh làm tốt các bài tập muối sunfua phần hóa học vô cơ", để
từ đó đem đến cho học sinh kết quả cao hơn trong mỗi kỳ thi.

2


II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
1. Mục đích.
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình giảng dạy và học tập môn
Hoá học nhất là phần hợp chất muối sunfua trong chương trình hóa học vô cơ.
Thì đề tài "Giúp học sinh làm tốt các bài tập muối sunfua phần hóa học vô
cơ" hi vọng sẽ giúp đỡ chính bản thân và các đồng nghiệp trong quá trình giảng
dạy. Để từ đó cùng trao đổi và tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự dạy và học của
học sinh và các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy các tiết tự chọn hay các
tiết ôn thi học sinh giỏi, giúp học sinh tích lũy kiến thức, làm tốt các bài tập và

đạt kết quả cao trong các kì thi.
2. Nhiệm vụ.
1) Xây dựng hệ thống kiến thức lý thuyết cơ bản và nâng cao về muối sunfua.
2) Xây dựng bài tập lý thuyết về muối sunfua.
3) Xây dựng một số phương pháp giải bài tập về muối sunfua như:
- Giải bài tập muối sunfua bằng phương pháp qui đổi.
- Giải bài tập muối sunfua bằng các định luật bảo toàn.
4) Giải một số bài tập muối sunfua trong đề học sinh giỏi, luyện thi đại học cao đẳng, trung học phổ thông quốc gia.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đề tài nghiên cứu hệ thống lí thuyết và một số dạng bài tập về muối sunfua
trong chương trình hóa vô cơ.
IV. PHẠM VI ÁP DỤNG.
Nội dung trong đề tài được áp dụng vào các tiết dạy bài tự chọn chương
oxi - lưu huỳnh hay phần bài tập hỗn hợp kim loại Fe, Cu, Al ...với hợp chất
sunfua của chúng, ở lớp 12 và áp dụng cho các lớp ôn thi trung học phổ thông
quốc gia hay ôn thi học sinh giỏi.
V. PHƯƠNG PHÁP.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Căn
cứ vào nhiệm vụ của đề tài, thì phương pháp nghiên cứu dựa trên nội dung kiến
thức về muối sunfua và dựa trên cơ sở lí luận về các phương pháp giải bài tập
hóa học trong chương trình hoá học vô cơ để xây dựng hệ thống câu hỏi và bài
tập.

3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Thực trạng.
Trong những năm gần đây bài tập về hiđrosunfua và muối sunfua được sử
dụng tương đối nhiều trong các đề thi ĐH – CĐ hay đề thi THPTQG, đề thi

HSG. Trong khi đó tính chất của muối sunfua lại khá phức tạp, các phản ứng của
muối sunfua thường có qui luật nhưng cũng có rất nhiều trường hợp đặc biệt, đòi
hỏi người viết phản ứng đó phải có một kiến thức khá sâu mới hiểu hết được về
phản ứng đó, bên cạnh đó các bài tập về muối sunfua lại đòi hỏi nhiều kĩ năng
giải toán hóa học. Do đó khi gặp các bài tập về hiđrosunfua và muối sunfua học
sinh rất lúng túng và thường làm không chính xác.
II. Giải pháp.
Để giải quyết vấn đề trên, ngoài việc học sinh phải nắm vững hệ thống kiến
thức lí thuyết về muối sunfua thì cần phải vận dụng thành thạo phương pháp quy
đổi nguyên tử và phương pháp bảo toàn để giải nhanh các dạng bài tập tính toán
của nó. Sau đây là 4 phần, vừa là lí thuyết vừa là bài tập về muối sunfua tôi đã
nghiên cứu và xây dựng nên nhằm phần nào giúp học sinh làm tốt các bài tập về
muối sunfua để có thành tích cao hơn trong các kì thi.

Phần I: Cơ sở lí luận về muối sunfua.
1. Công thức tổng quát của muối sunfua là: MxSy.
2. Phân loại: Có 4 loại
- Loại 1: Tan trong nước: Na2S, K2S, (NH4)2S, BaS, Cr2S3…
- Loại 2: Không tan trong nước nhưng tan trong HCl, H2SO4 loãng: FeS, ZnS,
MnS, CoS, NiS…
- Loại 3: Không tan trong nước và không tan trong HCl, H2SO4 loãng: CuS,
PbS, Ag2S, SnS, CdS, HgS, As2S3…
- Loại 4: Không tồn tại trong nước: MgS, Al2S3, …
3. Tính chất hóa học:
3.1. Môi trường của muối sunfua: Các muối sunfua tan trong nước thường có
môi trường Bazơ
S 2− + H 2O € HS − + OH −

VD: pH của dung dịch Na2S 0,1M ≈ 12,76.
* Lưu ý: MgS, Al2S3 bị thủy phân hoàn toàn thành hiđroxit và H2S


4


Al2S3 + 6H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 3H2S
MgS + 2H2O → Mg(OH)2 ↓ + H2S
3.2. Phản ứng đốt cháy:
t
Muối sunfua + O2 
→ Oxit kim loại (có hóa trị cao nhất) + SO2.
t
VD: 2CuS + 3O2 → 2CuO + 2SO2 ↑
t
4FeS2 + 11O2 
→ 2Fe2O3 + 8SO2 ↑
t
Cu2S + 2O2 → 2CuO + SO2 ↑
t
Nhưng: 2CuFeS2 + O2thiếu 
→ Cu2S + 2FeS + SO2 ↑
t
2 Cu2S + 3O2 thiếu → 2Cu2O + 2SO2 ↑
600 C
FeS2 
→ FeS + S
3.3. Phản ứng với axit HCl và H2SO4 loãng:
Muối sunfua + H+ → muối + H2S ↑ (muối sunfua loại 3 không phản ứng)
VD:
Na2S + H2SO4 loãng → Na2SO4 + H2S↑
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

CuS + HCl → không phản ứng.
FeS2 + 2HCl → FeCl2 + S↓ + H2S↑
3.4. Phản ứng với H2SO4 đặc:
t
Muối sunfua + H2SO4 đặc 
→ Muối sunfat + SO2 + H2O
t
VD:
CuS + 4H2SO4 đặc → CuSO4 + 4SO2↑ + 4H2O
t
2FeS2 + 14H2SO4 đặc 
→ Fe2(SO4)3 + 15SO2↑ + 14H2O
3.5. Phản ứng với HNO3:
Phản ứng của muối sunfua với HNO3 rất phức tạp, nói chung là HNO3 sẽ
oxi hóa chất khử lên số oxi hóa cao nhất. Một số muối sunfua có nhiều cách viết
phản ứng dạng phân tử nhưng đều có chung phương trình ion thu gọn.
VD1: FeS2 + 18HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2↑ + 7H2O
Hoặc: 3FeS2 + 48HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + 3H2SO4 + 45NO2↑ + 21H2O
Hoặc: 2FeS2 + 30HNO3 → Fe2(SO4)3 + H2SO4 + 30NO2↑ + 14H2O
0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

Cả 3 cách viết trên đều có phương trình ion thu gọn là:
FeS2 + 14H+ + 15NO3- → Fe3+ + 2SO42- + 15NO2↑ + 7H2O
t
VD2: As2S3 + 28HNO3đặc 
→ 2H3AsO4 + 3H2SO4 + 28NO2↑ + 8H2O
3.6. Phản ứng với muối khác: Phản ứng của muối sunfua loại 1 với muối khác
khá phức tạp.
VD: FeCl2 + Na2S → FeS↓ + 2NaCl
2FeCl3 + 3Na2S → 2FeS↓ + S↓ + 6NaCl
2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2S↑ + 6NaCl
AlCl3 + 3NaHS + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H2S↑ + 3NaCl
MgCl2 + Na2S + 2H2O → Mg(OH)2↓ + 2NaCl + H2S↑
Ag2S + 4KCN → 2K[Ag(CN)2] + K2S
Cu2S + 2Fe2(SO4)3 → 4FeSO4 + 2CuSO4 + S
3.7. Phản ứng với S: Muối sunfua loại 1 phản ứng với lưu huỳnh tạo ra
polisunfua.
0

5



S2- + nS → S2n−+1 (polisunfua)
3.8. Phản ứng với hiđro peoxit:
H2O2 có thể oxi hóa được nhiều muối sunfua tạo muối sunfat hoặc axit H2SO4.
VD:
PbS + H2O2 → PbSO4 + H2O (*)
Na2S + H2O2 → Na2SO4 + H2O
t
As2S3 + 14H2O2 
→ 2H3AsO4 + 3H2SO4 + 8H2O
Phản ứng (*) được dùng để phục chế những bức tranh cổ.
3.9. Màu của muối sunfua kết tủa:
FeS; CuS; PbS; CoS và NiS có màu đen, HgS = đỏ, CdS = vàng; MnS =
hồng; ZnS = trắng. Đôi khi người ta cũng dựa vào màu sắc của muối sunfua để
nhận biết các muối sunfua.
3.10. Phản ứng của H2S:
+ H2S có pKa1 = 7,02 và pKa2 = 12,9.
+ Với oxi: 2H2S + O2 thiếu → 2S + 2H2O
t
2H2S + 3O2 
→ 2SO2 + 2H2O
+ Với SO2: 2H2S + SO2 → 3S + H2O
+ Với nước clo: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
+ Với clo: H2S + Cl2 → S ↓ + 2HCl
+ Với muối: FeCl3 + H2S → FeCl2 + S ↓ + HCl
CuCl2 + H2S → CuS↓ + 2HCl
FeCl2 + H2S → không phản ứng.
+ Với Ag: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S ↓ + 2H2O
⇒ Phản ứng này giải thích hiện tượng Ag bị hóa đen trong không khí bị ô
nhiễm.
+ Với các chất oxi hóa khác như K2Cr2O7, KMnO4, halogen khác:

K2Cr2O7 + 3H2S + 4H2SO4 → 3S ↓ + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O
H2S + I2 → S ↓ + 2HI
2KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5S ↓ + K2SO4 + 8H2O
4. Một số khoáng vật sunfua: pirit = FeS2; cancopirit = FeCuS2; galen = PbS;
blenđơ = ZnS.
5. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử có muối sunfua.
Các phản ứng oxi hóa – khử thông thường sẽ có một chất khử và một chất oxi
hóa nhưng phản ứng oxi – hóa khử của muối sunfua phức tạp hơn vì thường có
hai chất khử.
t
VD1: 4FeS2 + 11O2 
→ 2Fe2O3 + 8SO2↑
0

0

0

4

11

FeS2 
→ Fe +3 + 2S+4 + 11e
O 2 + 4e 
→ 2O −2

t
VD2: As2S3 + 28HNO3đặc 
→ 2H3AsO4 + 3H2SO4 + 28NO2↑ + 8H2O

0

6


1

28

As 2S3 
→ 2As +5 + 3S+6 + 28e
N +5 + 1e 
→ N +4

Phần II: Bài tập lý thuyết về muối sunfua.
Bài 1: Hoàn thành các phản ứng sau (nếu có):
1/ FeCl2 + H2S →
2/ CuS + HCl →
3/ FeCl3 + K2S →
4/ FeS + HCl →
5/ As2S3 + HNO3loãng→
6/ FeS2 + HCl →
7/ FeS2 + HNO3 loãng →
8/ Cu2S + HNO3 đặc →
9/ Cu2S + H2SO4 đặc →
10/ KMnO4 + H2S + H2SO4 →
Giải

1/ FeCl2 + H2S → không phản ứng
2/ CuS + HCl → không phản ứng

3/ 2FeCl3 + 3K2S → 2FeS ↓ + S↓ + 6NaCl
4/ FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
t
5/ 3As2S3 + 28HNO3 loãng + 4H2O 
→ 6H3AsO4 + 9H2SO4 + 28NO↑.
6/ FeS2 + 2HCl → FeCl2 + S↓ + H2S↑
7/ FeS2 + 8HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO↑ + 2H2O
8/ Cu2S + 14HNO3 đặc → 2Cu(NO3)2 + H2SO4 + 10NO2↑ + 6H2O
9/ Cu2S + 6H2SO4 đặc → 2CuSO4 + 5SO2↑ + 6H2O
10/ 2KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 → 5S + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
0

Bài 2: Cho hỗn hợp gồm FeS2 và FeCO3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 đặc,
nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm NO 2, CO2. Thêm dung dịch
BaCl2 vào dung dịch A. Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dung dịch NaOH dư. Viết
phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra.
Giải
+ Khi FeS2 và FeCO3 phản ứng với HNO3 đặc:
t
FeS2 + 18HNO3 
→ Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2↑ + 7H2O
t
FeCO3 + 4HNO3 
→ Fe(NO3)3 + CO2↑ + NO2↑ + 2H2O
 Dung dịch A có Fe(NO3)3, H2SO4 và có thể có HNO3 dư, hỗn hợp khí B gồm
CO2 và NO2.
+ Khi A phản ứng với dung dịch BaCl2:
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
+ Khi B phản ứng với dung dịch NaOH dư
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
0

0

7


 Phản ứng dạng ion thu gọn:
3+
2t
FeS2 + 14H+ + 15NO3- 
→ Fe + SO4 + 15NO2↑ + 7H2O
3+
t
FeCO3 + 4H+ + NO3- 
→ Fe + CO2↑ + NO2↑ + 2H2O
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
2NO2 + 2OH- → NO3- + NO2- + H2O
0

0

Bài 3:
1. Hoàn thành phản ứng sau dạng phân tử và ion thu gọn (nếu có)
FeS + HCl 
→ Khí A + ...
t
KClO3 → Khí B + ...

Na2SO3 + HCl 
→ Khí C + ...
2. Cho các khí A, B, C tác dụng với nhau từng đôi một, viết phản ứng và ghi rõ
điều kiện?
Giải
0

1/ Hoàn thành phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
FeS + 2HCl 
→ FeCl2 + H2S↑(A).
+
2+
FeS + 2H 
→ Fe + H2S↑.
t
2KClO3 
→ 2KCl + 3O2↑(B)
Na2SO3 + 2HCl 
→ 2NaCl + SO2↑(C) + H2O
2+
SO3 + 2H 
→ SO2↑ + H2O
2/
 Cho A + B: 2H2S + O2 thiếu 
→ 2S + 2H2O
t
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
 Cho A + C: 2H2S + SO2 
→ 3S + 2H2O
V O ,t

→
 Cho B + C: 2SO2 + O2 ¬
 2SO3.
0

0

2

5

0

Bài 4(ĐH - CĐ Khối A- 2006): Khi nung hỗn hợp FeS2 và FeCO3 trong không
khí, thu được một oxit sắt và khí B1, B2. Tỉ lệ khối lượng phân tử của B1 và B2 là
11:16. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và xác định hai khí
B1, B2?
Giải
Khi nung hỗn hợp FeS2 và FeCO3.
t
4FeS2 + 11O2 
→ 2Fe2O3 + 8SO2↑
t
4FeCO3 + O2 
→ 2Fe2O3 + 4CO2↑
 B1 là CO2 còn B2 là SO2 ( M CO : M SO = 44 : 64 = 11:16 ).
0

0


2

2

Bài 5 (ĐH - CĐ Khối B-2007): Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản
phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ:
8


A. Nhận 13 e.

B. Nhận 12 e.

C. Nhường 13 e.
Giải

D. Nhường 12 e.

Ta có :
Cu +2 Fe +2 S 2 −2 → Cu +2O + Fe +3 + S +4O2 + 13e

Đáp án: C.
Bài 6 (ĐH - CĐ Khối B - 2011): Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản
ứng được với dung dịch FeCl2 là:
A. Bột Mg, dung dịch BaCl2 , dung dịch HNO3 .
B. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.
C. Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl.
D. Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3.
Đáp án: D.
Bài 7 (ĐH - CĐ Khối A - 2012): Cho các phản ứng sau:

(a) FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S ↑
(b) Na2S + 2HCl  2NaCl + H2S ↑
(c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O  2Al(OH)3 ↓ + 3H2S ↑ + 6NaCl
(d) KHSO4 + KHS  K2SO4 + H2S ↑
(e) BaS + H2SO4 (loãng)  BaSO4 ↓ + H2S ↑
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: S2- + 2H+  H2S là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Đáp án: D.
Bài 8 (ĐH - CĐ Khối B - 2012): Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS,
Fe(OH)2. Nếu hoà tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư)
thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là
A. Fe3O4.
B. Fe(OH)2.
C. FeS.
D. FeCO3.
Đáp án: C.
Bài 9 (ĐH - CĐ Khối A- 20013) Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(c) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.
(e) Cho Si vào bình chứa khí F2.
(f) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 6.
B. 5.
C. 4.

D. 3.
Giải
Các PTPƯ xảy ra ở các thí nghiệm trên là:
a) 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O
b) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑
9


c) SiO2 + 2NaOH (đặc) → Na2SiO3 + H2O
e) Si + 3F2 → SiF6
f) SO2 + 2H2S → 3S ↓ + 2H2O
Đáp án: B.

Bài 10 (ĐH - CĐ Khối B- 2014): Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b
mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y
vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp
khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a: b bằng
A. 2: 1.
B. 1: 1.
C. 3: 1.
D. 3: 2.
Giải
Hỗn hợp khí Z gồm H2 và H2S. Do đó chất rắn Y gồm Fe dư, FeS và S dư :
50%
Fe
+
S 
→ FeS
a
b

0,5b
Còn lại: a-0,5b
0,5b
0,5b
Khi cho hỗn hợp khí Z tác dụng với dung dịch HCl dư thì có phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Mol PƯ: (a-0,5b)
(a-0,5b)

FeS + 2HCl
FeCl2 + H2S ↑
Mol PƯ: 0,5b
0,5b
Theo đề ra: M Z = d Z H × M H = 5 × 2 = 10
2



mH 2 + mH 2 S
nH 2 + nH 2 S

= 10 ⇔

2

2(a − 0,5b) + 34.0,5b
= 2.5 = 10 ⇒ a : b = 2 : 1. ⇒ Đáp án: A.
a − 0,5b + 0,5b

Bài 11 (THPTQG - 2015): Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
(b) Cho CaO vào H2O.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH.
(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Đáp án: B.
Câu 12 (THPTQG - 2015): Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(g) Đốt FeS2 trong không khí
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
10


Giải
Các phương trình phản ứng là
(c) H2 + CuO → Cu + H2O
(e) 2 AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

dpdd
(h) 2CuSO4 + 2H2O 
→ 2Cu + 2H2SO4 + O2
Đáp án: A.

Phần III: Một số phương pháp giải bài tập về muối sunfua.
Phương pháp 1: Giải bài tập muối sunfua bằng phương pháp qui
đổi.

Ghi nhớ
+ Qui đổi là phương pháp đưa hỗn hợp nhiều chất về 1 chất hoặc hỗn
hợp ít chất hơn. Trong bài tập về muối sunfua người ta thường qui đổi
về các nguyên tử tương ứng.
+ Vì số chất giảm đi nên số phản ứng phải viết và số ẩn sẽ giảm do đó
việc giải toán sẽ nhanh và dễ dàng hơn.
+ Khi áp dụng phương pháp qui đổi ta thường dùng thêm 3 định luật
sau:
 Định luật bảo toàn khối lượng.
 Định luật bảo toàn nguyên tố.
 Định luật bảo toàn electron.
+ Nếu qui đổi ra số mol âm thì ta vẫn lấy bình thường.
Bài 1: Hòa tan hết 30,4 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung
dịch HNO3 dư thu được 20,16 lít khí NO duy nhất ở đktc và dung dịch Y. Thêm
Ba(OH)2 dư vào Y được m gam kết tủa. Tính m?
Giải
+ Qui đổi hỗn hợp đã cho thành hỗn hợp Cu và S ta có sơ đồ:
Cu : x mol + HNO3
30, 4 gam 
→ 0,9 mol NO +
S : y mol


Cu 2+ : x mol + Ba (OH )2 Cu(OH) 2 : x mol
→ 
 2SO4 : y mol
BaSO 4 : y mol

Ta có các quá trình nhường - nhận electron là:
Cu 0 → Cu +2 + 2e

Mol:

x

2x

S 0 → S +6 + 6e

y

6y

N +5 + 3e → N +2
2,7 ¬ 0,9

11


64x + 32y = 30, 4
 2x + 6y = 0,9.3


Theo định luật bảo toàn electron và giả thiết ta có hệ: 
 x = 0,3mol
⇔
 y = 0,35mol
 m↓ = mCu (OH )2 + mBaSO4 = 0,3.98 + 0,35.233 = 110,95 g.

+ Ghi chú: Ta có thể qui đổi hỗn hợp X về hỗn hợp Cu + CuS hoặc hỗn hợp
khác.
Bài 2: Cho 20,8 gam hỗn hợp Fe, FeS, FeS2, S pư với H2SO4 đặc nóng dư thu
được V lít SO2 (ở đktc) và dung dịch A. Cho A + NaOH dư thu được 21,4 gam
kết tủa. Tính thể tích dung dịch KMnO4 1M cần dùng để phản ứng vừa đủ với V
lít khí trên?
Giải
Qui đổi hỗn hợp ban đầu thành hỗn hợp Fe và S, ta có sơ đồ sau:
+3
Fe : x mol + H 4SO4
Fe : x mol + NaOH
20,8 gam 

→ SO 2 +  +6
→ { Fe(OH)3: x mol
S : y mol
S : y mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng và giả thiết ta có hệ phương trình:
 m hh = 56x + 32y = 20,8
 x = 0, 2mol = nFe
m



 ↓Fe(OH)3 = 107x = 21, 4
 y = 0,3mol = nS

Ta có các quá trình nhường - nhận electron là:
Fe0 → Fe +3 + 3e

S +6 + 2e → S +4 ( SO2 )
2nSO2 ¬ nSO2

S 0 → S +6 + 6e

Mol:
0,2
0,6
0,3
1,8
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2nSO = 0, 6 + 1,8 = 2, 4 ⇒ nSO = 1, 2mol
Ta có phương trình phản ứng của SO2 tác dụng với dung dịch KMnO4 là:
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Mol: 1,2 → 0,48
2

2

2
5

⇒ Số mol KMnO4 là: nKMnO = 1, 2. = 0, 48mol ⇒ Vdd KMnO4 = 0,48 lít.
4


Bài 3: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với
HNO3 đặc nóng dư, thu được V lit khí chỉ có NO 2 là sản phẩm khử duy nhất
(đktc) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl 2, thu
được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư,
thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 38,08 lit.

B. 11,2lit.

C. 24,64 lit.

D. 16,8 lit.

Giải
Quy đổi hỗn hợp X thành: x(mol) Fe; y(mol) Cu và z(mol) S.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mX = mFe + mCu + mS = 56x + 64y + 32z = 18,4

(1)
12


Ta có sơ đồ bài toán :
X( Fe0, Cu0, S0 ) + HNO3 → Dung dịch Y (Fe+3, Cu+2, SO4-2) + Khí SO2
Y + BaCl2 → 46,6 gam ↓ BaSO4
Y + Dung dịch NH3 → 10,7 gam ↓ Fe(OH)3
nS = 0,2 mol = n BaSO 4 = z




nFe = nFe(OH) 3 = 0,1 mol = x

Thế x và z vào (1) ta có: y = 0,1 mol = nCu
Ta có các quá trình nhường - nhận electron như sau:
Cu0

→ Cu+2 + 2e

0,1 mol

Fe0 → Fe+3 + 3e

0,2 mol

0,1mol

S0 → S+6 + 6e
0,2 mol

0,3 mol

N+5 + 1e → N+4 (NO2)
nNO2

1,2 mol

nNO2

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
nNO 2 = 0,2 + 0,3 + 1,2 = 1,7 mol

VNO2 = 1, 7.22, 4 = 38, 08(l ) .

Đáp án: A.

Bài 4: Hỗn hợp X gồm Mg, MgS và S. Hòa tan m gam X trong dd HNO3 đặc
nóng thu được 2,912 lít nitơ duy nhất ở đktc và dd Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y
thu được 46,55 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,8.
B. 7,2.
C. 9,6.
D. 12,0.
Giải
+ Quy đổi hỗn hợp X thành Mg và S, ta có sơ đồ:
2+
 BaSO4 : ymol
 Mg : xmol + HNO3
 Mg : xmol + Ba (OH)2
mgam 
→ 0,13mol N 2 +  2→ 46,55gam 
S : ymol
Mg(OH) 2 : xmol
SO4 : ymol

Ta có các quá trình nhường - nhận electron là:
Mol:

Mg 0 → Mg +2 + 2e

S 0 → S +6 + 6e


x

y

2x

6y

2 N +5 + 10e → N 2 o
1,3 ¬ 0,13

Áp dụng định luật bảo toàn electron và giả thiết ta có hệ phương trình sau:
 x = 0, 2mol = n Mg
 2x + 6y = 1,3
⇔

58x + 233y = m BaSO4 + m Mg(OH)2 = 46,55
 y = 0,15mol = n S
mX = mMg + mS = 0, 2.24 + 0,15.32 = 9, 6 gam ⇒ Đáp án: C.

13


Bài 5: Hòa tan 25,6 gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 và S bằng dd HNO3
loãng dư thu được V lít NO duy nhất ở đktc và dd Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y
thu được 126,25 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 17,92.
B. 19,04.
C. 24,64.
D. 27,58.

Đáp án: C.
Bài 6: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm FeS, S, FeS2 phản ứng với dung dịch
HNO3 đặc nóng, dư được 0,48 mol NO2 duy nhất và dung dịch D. Cho D tác
dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi
được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 11,650 gam.
B. 12,815 gam.
C. 13,98 gam.
D.17,545 gam.
Đáp án: D.

14


Phương
Phươngpháp
pháp2:2:Giải
Giảibài
bàitập
tậpmuối
muốisunfua
sunfuabằng
bằngđịnh
địnhluật
luậtbảo
bảotoàn.
toàn.

Ghi nhớ
Các định luật bảo toàn thường áp dụng trong bài tập về muối sunfua là:

- Định luật bảo toàn electron: Tổng số mol e cho bằng tổng số mol e
nhận.
- Định luật bảo toàn nguyên tố: Tổng số mol của một nguyên tố trước
phản ứng bằng tổng số mol của nguyên tố đó sau phản ứng.
- Định luật bảo toàn điện tích: Tổng điện tích trong một hệ được bảo
toàn ⇒ trong dung dịch tổng số mol điện tích âm bằng tổng số mol điện
tích dương.
- Định luật bảo toàn khối lượng: Tổng khối lượng hỗn hợp các chất
bằng tổng khối lượng các nguyên tố tạo nên các chất đó.
Bài 1 (ĐH-CĐ KHối A-2007): Hoà tan hết hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol
Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat)
và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A. 0,04.
B. 0,075.
C. 0,12.
D. 0,06.
Giải
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố cho Fe, Cu và S ta viết được:
FeS2 → Fe3+ + 2SO42-.
Mol: 0,12 0,12
0,24
2+
Cu2S → 2Cu + SO42-.
Mol:
a
2a
a
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
0,12.3 + 2a.2 = 2(0,24 + a)  a = 0,06 mol.
Đáp án: D.

Bài 2: Hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 với số mol bằng nhau. Nung m gam A với
oxi dư thu được 16 gam chất rắn. Tính m?
Giải
 FeS: x mol

+ O2

→ Fe 2O3 : 0,1 mol + SO 2
Ta có: FeS : x mol 

2
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Fe ta có: x + x = 0,1.2 ⇒ x = 0,1 mol
Vậy: m = mFeS + mFeS = 88.x + 120.x = 20,8 g .
2

15


Bài 3: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol bằng nhau (M là kim loại có hóa
trị không đổi). Cho 6,51 gam X phản ứng hết với HNO3 đun nóng được dung
dịch A1 và 13,216 lít (đktc) hỗn hợp khí A2 có khối lượng là 26,34 gam gồm NO
và NO2. Thêm BaCl2 dư vào A1 thấy tạo thành m1 gam kết tủa trắng.
a) Tìm M và phần trăm khối lượng mỗi chất trong X?
b) Tính m1?
Giải
a) Gọi a, b lần lượt là số mol của NO và NO2. Từ giả thiết ta có hệ phương trình:
30a + 46b = 26,34
 a = 0, 05mol = nNO
⇔


b = 0,54mol = nNO2
 a + b = 0,59

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có sơ đồ:
 FeS2 : x mol + HNO3  NO : 0,05 mol
+ BaCl2
6,51gX 
→ 
+ SO 24− : 3x mol 
→ m1gamBaSO 4 3xmol
NO
:
0,54
mol
MS
:
x
mol


2

Ta có các quá trình nhường - nhận electron là:
Fe +2 S2 −1 → Fe +3 + 2 S +6 + 15e

Mol: x
N

+5


2x

M +2 S −2 → M +2 + S +6 + 8e

15x

x

+2

+ 3e → N
0,15 ¬ 0,05

N

+5

x

8x

+4

+ 1e → N
0,54 ¬ 0,54

Mol:
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 15x + 8x = 0,15 + 0,54 ⇒ x = 0,03
Theo giả thiết ta có: mX = 120x + x(M+32) = 6,51 ⇒ M = 65 = MZn ⇒ M là Zn.
Vậy phần trăm khối lượng là: %mFeS 2 =


mFeS 2 .100%
mFeS2 + m ZnS

=

0,3.120.100%
≈ 55,3%
0,3.120 + 0,3.97

⇒ %mZnS = 100 − 55,3 = 44, 7%
b) Từ sơ đồ trên ta có: m1 = m↓ BaSO4 = 3x.233 = 3.0, 03.233 = 20,97( gam) .

Bài 4: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư
H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một
lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt,
có pH = 2. Tính thể tích của dung dịch Y?
Giải
 FeS2 : 0,02 mol + H 2SO4

→ SO 2 : x mol
 FeS : 0,03 mol

+ Ta có sơ đồ: 

Ta có các quá trình nhường - nhận electron là:
Fe +2 S2 −1 → Fe +3 + 2 S +6 + 15e

Fe +2 S −2 → Fe +3 + S +6 + 9e


S +6 + 2e → S +4

Mol: 0,02
0,3
0,03
0,27
2x x
Áp dụng ĐLBT electron ta có: 0,02.15 + 0,03.9 = 2x ⇒ x = nSO = 0, 285mol
+ Phản ứng của SO2 với thuốc tím:
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4.
Mol: 0,285
0,114
2

[H+] =

0,114.2
= 10−2 M ⇒ VY = 22,8 lít.
VY

16


Câu 5 (HSG casio Thanh Hóa - 2009): Hỗn hợp A gồm FeCO3 và FeS2. Cho A
tác dụng với dung dịch axit HNO3 63% (khối lượng riêng 1,44g/ml) theo phản
ứng sau : FeCO3 + HNO3 → Muối X + CO2 + NO2+ H2O (1)
FeS2 + HNO3 → Muối X + H2SO4 + NO2 + H2O
(2)
Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Tỉ khối của B đối với oxi
bằng 1,425. Để phản ứng vừa hết với các chất trong dung dịch C cần dùng 540

ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M . Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không
đổi, được 7,568 gam chất rắn (BaSO4 coi như không bị nhiệt phân). Các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Tính số mol từng chất trong hỗn hợp A.
Giải
Gọi x, y lần lượt là số mol của FeCO3 và FeS2 trong hỗn hợp A.
Từ các phương trình hoá học: X là Fe(NO3)3 và hỗn hợp khí B là: CO2 và NO2
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có sơ đồ:
FeS2 : x mol
CO : ymol
Fe(NO3 )3 : (x + y)mol
+ HNO3
→
B:  2
+ ddC: 
FeCO3 : y mol
 NO 2 : zmol
H 2SO 4 : 2ymol

Hỗn hợp A : 

x+ y

mol
 Fe( NO3 ) 3: ( x + y )mol + dd Ba(OH)2
 Fe(OH )3 : ( x + y )mol t 0
 Fe2O3 :
dd C 

→↓


→ 7,568 g 
2
 H 2 SO4 : 2 ymol
 BaSO4 : 2 ymol
 BaSO4 : 2 ymol
x+ y
.160 + 2 y.233 = 7,568
Từ sơ đồ trên ta có: mChất rắn = mFe2O3 + mBaSO4 =
(I)
2

Mặt khác ta có các quá trình nhường - nhận electron là:
FeS 2 → Fe +3 + 2 S +6 + 15e

Fe +2CO3 → Fe +3 + CO2 ↑ +1e + O −2

x
15x
y
y
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 15 x + y = nNO

N +5 + 1e → N +4 ( NO2 )
nNO2 ¬ nNO2

2

⇒ d B / O2 =

44 x + 46( x + 15 y )

= 1, 425 => x = 5y
(2 x + 15 y )32

(II)

Giải hệ phương trình (I) và (II) ta được: x = 0,04 và y = 0,008
⇒ Số mol của các chất trong hỗn hợp A là: nFeCO = 0, 04mol và nFeS = 0, 008mol .
Bài 6: Hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm Cu2S, Cu2O và CuS có số mol
bằng nhau phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được dung
dịch Y và 1,5 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính m?
Đáp số: m = 30 gam.
Bài 7: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63
gam dung dịch HNO3, thu được 1,568 lít NO2 thoát ra ở đktc. Dung dịch thu
được cho phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem
nung tới khối lượng không đổi thu được 9,76 gam chất rắn. Tính thành phần %
theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A và nồng độ phần trăm của dung dịch
HNO3.
Đáp số: Fe3O4 = 97,5%; C% = 46,2%.
Phần IV: Một số bài tập muối sunfua trong đề HSG - ĐH - CĐ - THPTQG
3

2

17


Bài 1: (Đề thi HSG -12- Thanh Hóa - 2016): Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2 và Cu2S
tan vừa hết trong 0,41 mol H2SO4 đặc nóng, sinh ra 0,365 mol khí SO2 và dung
dịch A. Nhúng một thanh Fe nặng 50 gam vào dung dịch A, sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Fe ra làm khô, cân nặng 49,8 gam và còn lại dung

dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, dư thu được khí
NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch D. Xác định phần trăm khối lượng
mỗi chất trong hỗn hợp X ?
Giải
Gọi số mol của FeS, FeS2 và Cu2S lần lượt là: a, b, c.
Các quá trình nhường - nhận electron là:
FeS → Fe +3 + S +4 + 7e

a

a

a
+3

S +6 + 2e → S +4

7a

(0,365-a-2b-c)

+4

FeS 2 → Fe + 2 S + 11e

b

b

2b

+2

11b
+4

Cu2 S → 2Cu + S + 8e

c
2c
c
8c
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

7 a + 11b + 8c = 2.(0,365 − a − 2b − c) ⇔ 9a + 15b + 10c = 0,73

(*)

2-

Số mol SO4 trong muối là:

n SO 2 − = 0,41 − (0,365 − a − 2b − 2c) = 0,045 + a + 2b + c( mol )
4

Áp dụng đinh luật bảo toàn điện tích ta có:

3(a + b) + 4c = 2.(0,045 + a + 2b + c) ⇔ a − b + 2c = 0,09

(**)


Khi cho thanh Fe vào dung dịch A xảy ra phản ứng :
Fe + 2 Fe 3+ → 3Fe 2+
(1)
a+b
3(a + b)
) ( a + b)
2
2
2+
2+
Cu + Fe → Fe + Cu
2c
2c
2c
Mol PƯ: 2c
a+b
= 56.(
+ 2c) − 64.2c = 0,2
2
Ta có mgiảm
⇔ 28a + 28b − 16c = 0,2
(***)

Mol PƯ: (

(2)

Từ (*), (**), (***) ta có: a = 0,02 mol ; b = 0,01 mol ; c = 0,04 mol
m X = 0,02.88 + 0.01.120 + 0,04.160 = 9,36 gam


⇒ %mFeS =

0, 02.88.100%
0, 01.120.100%
= 18,80% ; %mFeS 2 =
= 12,82% ⇒
9,36
9,36

%mCu2 S = 100 − 18,80 − 12,82 = 68,38% .

Bài 2 (Đề thi HSG 12- Thanh Hóa -2011): Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam sunfua
của kim loại M có dạng MS trong oxi dư, chất rắn thu được sau phản ứng đem
hoà tan vừa đủ trong dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ % của muối trong
dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thấy thoát ra 8,08

18


gam muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy nồng độ % của muối trong dung dịch
nước lọc là 34,7%. Tìm công thức của muối rắn biết M có 2 hoá trị là II và III.
Giải
Đặt x là số mol MS ⇒ x(M+32) = 4,4 (I)
Các phản ứng xảy ra:
4MS + 7O2 → 2M2O3 + 4SO2
Mol:
x
0,5x
M2O3 + 6HNO3 → 2M(NO3)3 + 3H2O
Mol: 0,5x

3x
x
Theo giả thiết ta có:
63.3x

Khối lượng dung dịch HNO3 = 0,378 = 500x
Khối lượng dung dịch sau pư = 500x + 0,5x(2M+48) = Mx + 524x


x(M + 62.3)
= 0,4172 (II)
Mx + 524x

Giải (I, II) ta được: M = 56 = Fe và x = 0,05 mol.
Khối lượng dd sau khi làm lạnh = Mx + 524x – 8,08 = 20,92 gam.
⇒ số mol Fe(NO3)3 còn lại trong dd là:

20,92.34, 7
= 0,03 mol.
100.242

⇒ Số mol Fe(NO3)3.nH2O tách ra = 0,05 – 0,03 = 0,02 mol.
⇒ Fe(NO3)3.nH2O =

8, 08
= 404 đvC ⇒ n = 9.
0, 02

Vậy công thức của muối rắn là: Fe(NO3)3.9H2O.
Bài 3 (Đề thi casio -12- Thanh Hóa - 2015): Hỗn hợp gồm FeCl3, MgCl2, CuCl2

hòa tan trong nước thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với Na 2S dư thu được
một lượng kết tủa m1. Nếu cho một lượng dư H2S tác dụng với X tách ra một
lượng kết tủa m2. Thực nghiệm cho biết m1 = 2,51.m2.
Nếu giữ nguyên lượng các chất MgCl 2, CuCl2 trong X, thay FeCl3 bằng FeCl2
cùng lượng rồi hòa tan vào nước thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với Na2S
tách ra một lượng kết tủa m3. Nếu cho H2S dư vào Y thì tách ra một lượng kết
tủa m4. Thực nghiệm cho biết m3 = 3,36m4.
Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Giải
* X + Na2S
MgCl2 + Na2S + 2H2O → Mg(OH)2↓ + H2S + 2NaCl
2FeCl3 + 3Na2S → 2FeS + S↓ + 6NaCl
CuCl2 + Na2S → CuS↓ + 2NaCl
* X + H2S
CuCl2 + H2S → CuS↓ + 2HCl
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl
Đặt số mol MgCl2, FeCl3, CuCl2 lần lượt là x, y, z .
Ta có:

58x + 88y + 16 y + 96z
= 2,51 ⇒ 58x + 63,84 y = 144,96z (1)
16 y + 96z

19


Vì lấy FeCl2 cùng lượng với FeCl3 nên ta có: n FeCl2 =

162,5y
= 1,28 y

127

* Y + Na2S
MgCl2 + Na2S + 2H2O → Mg(OH)2↓ + H2S + 2NaCl
FeCl2 + Na2S → FeS↓ + 2NaCl
CuCl2 + Na2S → CuS↓ + 2NaCl
* Y + H2S:
CuCl2 + H2S → CuS↓ + 2HCl
Ta có

58 x + 88.1,28 y + 96 z
= 3,36 ⇒ 58 x + 112,64 y = 226,56 z (2)
96 z

Từ (1) và (2) ta có x = 0,6588z; y = 1,6721z
Vậy phần trăm của các chất là
95x
.100% = 13,34%
95x + 162,5y + 135z
162,5 y
.100% = 57,90%
%mFeCl3 =
95x + 162,5 y + 135z
⇒ %mCuCl 2 = 100 − 13,34 − 57,90 = 28, 7% .
%mMgCl2 =

Bài 4 (ĐH - CĐ Khối A-2011): Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong
một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y
có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Phần trăm khối lượng

của FeS trong hỗn hợp X là
A. 59,46%.
B. 42,31%.
C. 26,83%.
D. 19,64%.
Giải
Qui đổi hỗn hợp X thành Fe và S
4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
S + O2 → SO2
Mol:

4
y ¬ y
3

x

x

x

Ban đầu nếu lấy 1 mol không khí thì: nO = 0, 2mol và nN = 0,8mol
theo giả thiết, sau phản ứng số mol các khí còn lại là:
2

2



7


 nO2 = 0, 2 − x − y nhh = 0, 2 − x − y + 0,8 + x = 1 − y
x=



0,8.100%

53
⇒ %VN2 = %nN 2 =
= 84, 4% ⇒ 
 nN 2 = 0,8
1− y


y = 3
n
=
x
SO
 2

53

x.100%
= 14%
%VSO 2 = %nSO 2 =
1− y



Gọi a, b lần lượt là số mol của FeS và FeS2
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Fe và S ta có hệ phương trình sau:
4 y 4.3
4
1


 nFe = a + b = 3 = 3.53 = 53
a = 53 = nFeS
⇔
⇒ %mFeS =

 n = a + 2b = x = 7
b = 3 = n
FeS2
 S

53
53

1
.88.100%
53
1
3
.88 + .120
53
53

= 19, 64%


Đáp án: D.
20


C. KẾT LUẬN.
I. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm.
Sử dụng hệ thống lí thuyết và phương pháp giải nhanh bài tập về muối
sunfua hiện nay tỏ ra có nhiều ưu thế khi áp dụng làm các bài tập khó trong quá
trình làm bài tập trắc nghiệm hay ôn thi học sinh giỏi. Học sinh có thể làm ra
đáp án đúng trong thời gian ngắn, không phải mất quá nhiều thời gian. Tuy
nhiên khi giải các bài tập dạng này cần kết hợp áp dụng linh hoạt nhiều phương
pháp giải nhanh như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên
tố, bảo toàn điện tích...đồng thời cần nắm chắc các kiến thức tổng hợp để suy
luận và tìm ra đáp án chính xác.
Với các bài tập tính toán về muối sunfua ta có thể có nhiều phương pháp
giải khác nhưng trong phạm vi bài viết này tôi chủ yếu chỉ trình bày hai phương
pháp là phương pháp quy đổi và phương pháp bảo toàn. Còn các phương pháp
khác thì tôi chưa đề cập nhiều. Do đó nội dung của đề tài vẫn sẽ còn những hạn
chế. Bản thân tôi sẽ không ngừng học hỏi, tự cố gắng phấn đấu để ngày càng
hoàn thiện hơn.
II. Kết luận.
Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập về muối sunfua, để nâng cao chất
lượng dạy học, không những giúp học sinh nhanh chóng nắm vững kiến thức,
hiểu rõ bản chất và hứng thú với việc học mà còn giúp học sinh đạt kết quả cao
hơn trong thi cử là một điều trăn trở của nhiều giáo viên ôn thi THPTQG, ĐHCĐ hay ôn thi học sinh giỏi. Trong quá trình công tác tôi cũng đã tìm tòi và
mạnh dạn đưa nội dung đề tài này vào hoạt động giảng dạy của mình và thấy
học sinh có những tiến bộ rõ rệt.
Hy vọng đề tài này cũng sẽ giúp một phần nào các đồng nghiệp cũng như
các em học sinh có thêm một tài liệu mới hữu hiệu phục vụ cho học tập và giảng

dạy môn Hóa học. Mặc dù đã cố gắng nhưng việc trình bày dù cẩn thận, tỉ mĩ
đến đâu cũng khó tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn, tôi xin mạnh dạn trình
bày, mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến và nhận xét của đồng nghiệp để
đưa đến cho học sinh những phương pháp giải bài tập hóa học thích hợp đem lại
kết quả cao trong hoạt động dạy và học hóa học ở trường phổ thông.
III. Kiến nghị và đề xuất.
Đề tài này không phải là mới hoàn toàn đối với các đồng nghiệp giảng dạy
môn Hóa Học nhưng để áp dụng được và có hiệu quả cao tôi xin có một số kiến
nghị nhỏ sau:
- Về phía nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy bộ môn có
điều kiện để thực hiện, nghiên cứu các đề tài, cung cấp thêm cho giáo viên các
đầu sách tham khảo, đầu tư thêm cơ sở vật chất như xây dựng phòng thí nghiệm
chuyên môn. Bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện tổ chức các
chuyên đề về phương pháp giảng dạy và phương pháp giải bài tập từ đó các giáo
21


viên có thể tự trau dồi, bồi dưỡng và tích lũy thêm kiến thức. Có như vậy mới có
thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội.
- Về phía học sinh cần đầu tư thêm thời gian để học kỹ lý thuyết, nắm vững
nội dung phương pháp quy đổi và các định luật bảo toàn khối lượng, nguyên tố,
bảo toàn electron, bảo toàn điện tích...và biết cách vận dụng các định luật này
vào giải nhanh các bài tập tính toán hóa học.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 15 tháng 05 năm
2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

Lê Thị Trúc

22



×