Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THTP triệu sơn 5 phân dạng và giải bài tập về chất béo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT
TRIỆU SƠN 5 PHÂN DẠNG VÀ GIẢI BÀI TẬP VỀ
CHẤT BÉO

Người thực hiện: Đỗ Thị Thu Hoàn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực môn: Hóa

THANH HOÁ NĂM 2017

1


MỤC LỤC
Nội dung

1.1.
1.2.
1.3
1.4

1. MỞ ĐẦU.
Lí do chọn đề tài..........................................................................
Mục đích nghiên cứu..................................................................
Đối tượng nghiên cứu..................................................................


Phương pháp nghiên cứu............................................................

2. NỘI DUNG
Cơ sở lý luận ...............................................................................
Cơ sở lí thuyết...........................................................................
Cơ sở thực nghiệm....................................................................
Thực trạng vấn đề.........................................................................
Giải pháp thực hiện.....................................................................
Dạng 1: Công thức cấu tạo của chất béo..................................
Dạng 2: Bài tập về tính lượng chất của các chất trong phản ứng
xà phòng hóa.
2.3.3 Dạng 3: Bài tập về chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa
và chỉ số iot của chất béo
2.3.4. Dạng 4: Xác định công thức của chất béo dựa vào số liên kết Π
(pi) trong phân tử thông qua phản ứng cháy.
Bài tập vận dụng .......................................................................
2.4
Hiệu quả của sáng kiến ............................................................
2.4.1. Đối với học sinh........................................................................
2.4.2. Đối với học sinh.......................................................................
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1.
Kết luận....................................................................................
3.2.
Kiến nghị.................................................................................
Tài liệu tham khảo....................................................................
2.1.
2.1.1.
2.1.2
2.2.

2.3.
2.3.1.
2.3.2.

Trang
01
01
01
02
02
03
03
03
04
04
04
06
08
11
12
16
16
16
17
17
18

2



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hóa học là môn khoa học gắn liền với thực tiễn. Việc dạy học không chỉ
mang lại kiến thức trong sách giáo khoa cho các em học sinh mà còn giúp các
em biết và giải thích được rất nhiều hiện tượng trong thực tiễn. Bên cạnh đó việc
hình thành cho học sinh tư duy để có định hướng trong việc giải bài tập và kĩ
năng làm bài là nền tảng quan trọng giúp các em phát triển năng lực học tập.
Trong bộ môn hóa học nói riêng và các môn tự nhiên nói chung thì việc
giải bài tập là cực kì quan trọng. Nó không chỉ kiểm tra, đánh giá được mức độ
tiếp thu lí thuyết của học sinh mà qua đó còn phát triển tưu duy, kĩ năng vận
dụng logic của các em. Để giải được bài tập hóa, đòi hỏi ở học sinh cần nắm
vững tính chất hóa học của các hợp chất, vận dụng linh hoạt các công thức tính
toán, các định luật như bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn ion...
Hầu hết các đề thi hiện nay phần chất béo luôn chiếm một vị trí quan trọng. Các bài
tập của phần kiến thức này tuy không quá khó nhưng lại có rất nhiều những khái
niệm mới mà lí thuyết sách giáo khoa không giới thiệu được đưa vào bài tập. Do đó
nếu giáo viên không đề cập thì khi gặp phải học sinh sẽ rất lúng túng và khó giải
quyết.
Đối với bài tập về chất béo học sinh thường gặp khó khăn trong việc viết
công thức cấu tạo dẫn đến khó khăn trong viết phương trình hóa học và tính toán.
Hơn nữa thành phần của chất béo thường có lẫn tạp chất sẽ khiến tâm lí học sinh
khi làm bài thấy rối. Do đó việc hướng dẫn học sinh biết định dạng và có định
hướng đúng, xử lí nhanh khi làm bài tập về chất béo là rất cần thiết. Điều này mang
lại cho các em tính chủ động trong việc xử lí bài tập và làm chủ kiến thức. Vì vậy
tôi đã nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn
5 phân dạng và giải bài tập về chất béo ” giúp các em học sinh lớp 12 tôi đang
dạy tháo gỡ vướng mắc của mình khi làm bài tập, đặc biệt có những cách làm
nhanh nhất phù hợp với dạng bài tập trắc nghiệm khách quan hiện nay. Và đây
cũng chính là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn
đồng nghiệp.

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Khi nghiên cứu về đề tài, mục đích của tôi là hướng dẫn các em học sinh lớp
12 có thể tự mình phân dạng và làm bài tập phần chất béo, đồng thời củng cố lí
thuyết và rèn luyện các kĩ năng viết đồng phân, viết phương trình hóa học, tính theo
phương trình hóa học và vận dụng linh hoạt các định luật bảo toàn khối lượng, bảo
toàn nguyên tố. Từ việc tự khai thác được kiến thức sẽ tạo cho các em hứng thú với
việc học, làm chủ được kiến thức mang lại hiệu quả cao trong học tập. Hơn nữa với
những công thức rút ra trong quá trình làm bài tập sẽ giúp các em giải nhanh các
bài tập trắc nghiệm khách quan.

3


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 5 phân
dạng và giải bài tập về chất béo” tôi sẽ tập trung nghiên cứu những kiến thức liên
quan trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, từ đó vận dụng vào giảng dạy
ở các lớp 12A4, 12A5 trường THPT Triệu sơn 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu.
- Phân tích và tổng hợp lí thuyết.
- Thực ngiệm giảng dạy.

4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Cơ sở lí thuyết.
- Khái niêm: Chất béo trieste của glixerol và các axit béo, còn gọi là triglixerit hay

triaxylglixerol.


Công thức tổng quát của chất béo: ( R COO ) 3 C 3 H 5 .
Công thức cấu tạo của chất béo được viết :
R1COO CH2
R2COO CH
R3COO CH2

R1 , R 2 , R 3

có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Axit béo là các monocacboxylic có số nguyên tử cacbon chẵn (khoảng từ 12
đến 24), không phân nhánh. Một số axit béo thường gặp:
Axit stearic: C17H35COOH hay CH3[CH2]16COOH
M= 284
Axit oleic: C17H33COOH hay cis-CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH M = 282
Axit panmitic: C15H31COOH hay CH3[CH2]14COOH
M= 256
Axit linoleic : C17H31COOH
M = 280
- Tính chất hóa học của chất béo
Phản ứng thủy phân trong môi trường axit.


+

H
→ 3−R COOH + C H (OH )
( R COO ) 3 C 3 H 5 + 3H 2 O ¬

3
5
3
to

Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (Phản ứng xà phòng hóa).


t0



( R COO ) 3 C 3 H 5 + 3OH − → 3 R COO − + C 3 H 5 (OH ) 3

Muối Natri hoặc Kali của các axit béo được gọi là xà phòng
Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng thành chất béo rắn (bơ nhân tạo)
Ni

0 →

(C17H33COO)3C3H5+3H2 175−195 C (C17H35COO)3C3H5
lỏng
rắn
Trong thành phần chất béo có thêm tạp chất là các axit béo dư. Phản ứng
trung hòa axit beó.
RCOOH +OH − →RCOO − + H 2 O.

2.1.2. Cơ sở thực nghiệm.
Từ việc dạy lí thuyết và cho các em làm bài tập về chất béo với nhiều đối
tượng học sinh khác nhau, tôi nhận thấy để các em tự tiếp cận với bài tập phần này

là điều khó. Từ một khái niệm đơn giản trong một bài tập mà sách giáo khoa đưa ra
sẽ rất khó để học sinh có thể phát triển thành một dạng bài tập, rút ra được những
công thức để áp dụng nhanh nhất khi làm bài. Việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm
tập trung phân dạng bài tập về định tính, định lượng từ mức độ dễ đến khó giúp các
em dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài. Khi làm
5


bài tập về chất béo, ngoài những lí thuyết của phần này học sinh còn cần biết cách
vận dụng linh hoạt các kĩ năng làm bài như định luật bảo toàn khối lượng, định luật
bảo toàn nguyên tố,...
2.2. Thực trạng vấn đề.
Khi dạy xong lí thuyết về chất béo và cho học sinh làm bài tập mà chưa có sự
định hướng về các dạng bài tập và cách giải, bản thân tôi nhận thấy các em rất lúng
túng khi việc sử lí bài tập, hiệu quả giáo dục không cao. Chính vì vậy tôi đã hướng
dẫn các em chia bài tập thành các dạng khác nhau để có cách giải đúng và nhanh
hơn. Điều đó không chỉ làm các em cảm thấy dễ dàng, hứng thú với việc học hơn
mà còn tạo cho các em các kĩ năng cơ bản và tư duy logic.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
Để học sinh khái quát được kiến thức và làm bài tập dễ dàng tôi hướng dẫn
các em chia thành các dạng bài tập và phương pháp giải như sau:
2.3.1. Dạng 1: Công thức cấu tạo của chất béo.
Ở bài tập loại này học sinh cần chú ý: Trong công thức cấu tạo của chất béo
các gốc axit béo có thể giống nhau hoặc khác nhau nên chất béo có thể tạo thành từ
một axit béo hoặc hỗn hợp các axit béo. Do đó học sinh cần xác định rõ đề bài để
biết thành phần cấu tạo của chất béo.
Bài tập minh họa.
Câu 1: Triglixerit là este 3 lần este của glixerin. Có thể thu được tối đa bao nhiêu
triglixerit khi đun glixerin với hỗn hợp 3 axit RCOOH, R'COOH, R''COOH (có
H2SO4 đặc làm xúc tác)

A. 6.
B. 9.
C. 12.
D. 18.
Hướng dẫn:
Trong bài tập này không nói rõ là trong triglixerit phải chứa những axit nào
nên các triglixerit có thể tạo thành:
- Từ một axit béo:
(RCOO)3C3H5 ;(R′ COO)3C3H5 ;(R″COO)3C3H5
- Từ hỗn hợp hai axit béo RCOOH, R′ COOH
RCOO-CH2
RCOO-CH2
RCOO- CH2
R′ COO-CH2
RCOO-CH
R′ COO-CH
R′ COO-CH
RCOO-CH
R′ COO-CH2
RCOO-CH2
R′ COO-CH2
R′ COO-CH2
Tương tự học sinh làm với các trường hợp
- Từ hỗn hợp hai axit béo RCOOH, R″COOH: 4 đồng phân
- Từ hỗn hợp hai axit béo R′ COOH, R″COOH: 4 đồng phân
- Từ hỗn hợp ba axit béo: 3 đồng phân
Vậy có 18 triglixerit được tạo thành.
⇒ Chọn D

6



Câu 2: Khi thuỷ phân (xúc tác axit) một chất béo thu được hỗn hợp axit stearic
(C17H35COOH) và axit panmitic (C15H31COOH) theo tỉ lệ mol 2:1. Công thức có thể
có của chất béo là
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. C15H31COO-CH2
D. C15H31COO-CH2
C15H31COO-CH2
C17H35COO-CH2
C17H35COO-CH2
C17H35COO-CH2
Hướng dẫn:
Do khi thủy phân chất béo thu được hỗn hợp axit stearic (C 17H35COOH) và
axit panmitic (C15H31COOH) theo tỉ lệ mol 2:1
⇒ Chất béo chứa 2 gốc axit C17H35COOH và 1 gốc axit C15H31COOH ⇒ Chọn D
Câu 3[5]: Trong thành phần của một loại sơn có trieste của glixerol với các axit
béo. Khi thủy phân hoàn toàn trieste này trong môi trường axit người ta tìm thấy
hai axit là axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Số CTCT của
các trieste có thể của hai axit trên với glixerol là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Hướng dẫn:
Trong trieste các gốc axit có thể giống nhau hoặc khác nhau. Vậy ta có các
trường hợp:
- Trieste tạo thành từ một axit: có 2 công thức
- Trieste tạo từ 2 gốc axit linoleic C 17H31COOH và 1 gốc axit linolenic

C17H29COOH : có 2 công thức
- Trieste tạo từ 1 gốc axit linoleic C 17H31COOH và 2 gốc axit linolenic
C17H29COOH : có 2 công thức
Vậy có 6 CT của este.
⇒ Chọn D.
Câu 4[3]: Khi đun nóng glixerin với hỗn hợp 2 axit béo C 17H35COOH và
C17H33COOH để thu chất béo có thành phần chứa 2 gốc axit của 2 axit trên. Số
CTCT có thể có của chất béo là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn:
Các CTCT có thể có của chất béo
- Chứa 2 gốc axit C17H35COOH và 1 gốc axit C17H33COOH
C17H35COO-CH2
C17H35COO-CH2
C17H35COO-CH
C17H33COO-CH
C17H33COO-CH2
C17H35COO-CH2
- Chứa 1 gốc axit C17H35COOH và 2 gốc axit C17H33COOH
C17H35COO-CH2
C17H33COO-CH2
C17H33COO-CH
C17H35COO-CH
C17H33COO-CH2
C17H33COO-CH2
⇒ Chọn C
7



2.3.2. Dạng 2: Bài tập tính lượng chất trong phản ứng xà phòng hóa.
Phương trình hóa học của phản ứng xà phòng hóa:


t0



( R COO ) 3 C 3 H 5 + 3OH − →3 R COO − + C 3 H 5 (OH ) 3

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mcb + mOH − = mxp + mglixerol

Trong đó luôn có:

1
nglixerol = ncb = mOH −
3

Kí hiêu: mcb: khối lượng chất béo;
mxp: khối lượng xà phòng
Phản ứng trung hòa axit dư:
RCOOH +OH − →RCOO − + H 2 O.

naxit = nOH − = n H 2O
Bài tập minh họa
Câu 1[4]: Khi cho 178 kg chất béo trung tính phản ứng vừa đủ với 120 kg dung

dịch NaOH 20%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) xà phòng thu
được là
A. 61,2.
B. 183,6.
C. 122,4.
D. 297,6.
Hướng dẫn:
nNaOH = 0,6 kmol → nglixerol = 0,2 mol ⇒ mglixerol = 18,4 kg.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mcb + mOH − = mxp + mglixerol

mxàphòng=178 + 120.20% - 18,4 = 183,6 kg.
=> Chọn B.
Câu 2[3]: Đun nóng 4,03 kg tripamitin với lượng dư dung dịch NaOH. Khối lượng
(kg) xà phòng 72% muối natri panmitat thu được là
A. 5,79.
B. 6,79.
C. 7,79.
D. 5,22.
Hướng dẫn:
ntripanmitin = 5.10-3kmol = nglixerol ⇒ mglixerol = 0,46 kg
nNaOH = 15.10-3kmol ⇒ mNaOH = 0,6 kg
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mcb + mOH − = mxp + mglixerol

mxàphòng= (4,03 + 0,6 – 0,46): 72% = 5,79 kg.
=> Chọn A.
Câu 3[3]: Một loại chất béo trung tính có M tb = 792,8. Từ 10 kg chất béo trên sẽ

điều chế được m kg xà phòng natri có 28% chất phụ gia. m có giá trị
A 13,48kg.
B. 14,38kg.
C. 10,353kg.
D. 14,83 kg.
Hướng dẫn:
nchất béo = 10000: 792,8 =12,613mol
8


(RCOO)3C3H5+ 3NaOH → 3 RCOONa + C3H5(OH)3
Cứ 1 mol chất béo phản ứng thì khối lượng muối tăng lên: 23.3 – 41 = 28g
Vậy 12,613mol chất béo phản ứng thì khối lượng muối tăng lên 353,164 g
Và khối lượng muối thu được là 10000 +353,164 = 10353,164g
Khối lượng xà phòng 72% là (10353,164.100): 72 = 14380g. => Chọn B
Câu 4[4]: Thủy phân hoàn toàn một chất béo bằng dung dịch NaOH, sau phản ứng
thu được 2,78 gam C15H31COONa;
m2 gam C17H31COONa và m3 gam
C17H35COONa. Giá trị của m2 và m3 lần lượt là
A. 3,02 gam và 3,05 gam.
B. 6,04 gam và 6,12 gam.
C. 3,02 gam và 3,06 gam .
D. 3,05 gam và 3,09 gam.
Hướng dẫn:
nC15H31COONa = 0,01 mol = nC17H31COONa = nC17H35COONa
m2 = 3,02 gam;
m3 =3,06 gam.
=> Chọn C.
Câu 5[4]: Đun sôi a gam một triglixrit X với dd KOH đến phản ứng hoàn toàn thu
được 0,92g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic với 3,18 gam

muối của axit linoleic. Công thức của X và giá trị của a là
A.(C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33,8,41 gam.
B. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31,8,41 gam.
C. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31,4,81 gam.
D. (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33,4,81 gam.
Hướng dẫn:
Theo bài ra: n glixerol = 0,01mol.
TH1: Nếu triglixrit là (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33
(C17H31COO)2C3H5OOCC17H33 + 3 KOH→ 2C17H31COOK + C17H33COOK + C3H5(OH)3

0,02
0,01
Có khối lượng muối linoleat: 0,02. 318 = 6,36g > 3,18 : loại
TH2: Nếu triglixrit là (C17H33COO)2 C3H5OOCC17H31

0,01

(C17H33COO)2C3H5OOCC17H31 + 3 KOH→ 2C17H33COOK + C17H31COOK + C3H5(OH)3

0,01
0,02
0,01
0,01
(Thỏa mãn). a= 0,01.841 = 8,41g.
=> Chọn B.
Câu 6[2]: Trong chất béo luôn có một lượng axit béo tự do. Khi thủy phân hoàn toàn
2,145 kg chất béo cần dùng 0,3 kg NaOH, thu được 0,092 kg glixerol và m (kg) hỗn
hợp muối natri. Giá trị của m là
A. 3,765.
B. 2,610.

C. 2,272.
D. 2,353.
Hướng dẫn:
Theo bài ra: nNaOH =7,5 mol; nglixerol = 1mol.
⇒ nNaOH phản ứng với axit dư = 4,5 mol = nH2O ⇒ mH2O = 0,081 kg
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng đối với 2 phương trình trung hòa axit béo và
xà phòng hóa chất béo ta có:
2,145 + 0,3 = m muối + 0,092 + 0,081 ⇒ mmuói = 2,272 kg
⇒ Chọn C
9


2.3.3. Dạng 3: Bài tập về chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa và chỉ số
iot của chất béo.
Các khái niệm về chỉ số của chất béo và phương pháp giải gồm các dạng sau
2.3.3.1.Chỉ số axit của chất béo
Khái niệm về chỉ số axit: là số mg KOH cần dùng để trung hòa axit béo tự do
có trong 1 gam chất béo.
Vậy để tính được chỉ số axit ta có công thức:
Chỉ số axit =

mKOH ( mg )
( mKOH trung hòa axit béo tự do)
mcb

Nếu bài cho phần trăm về khối lượng các chất, ta quy khối lượng chất béo là
1 gam. Khi đó:
Chỉ số axit = mKOH trung hòa axit dư
Bài tập minh họa
Câu 1 [6]: Để trung hòa hết lượng axit tự do có trong 5,6 g chất béo, người ta dùng

hết 5 ml dd KOH 0,1M. chỉ số axit của chất béo là
A. 5.
B. 3.
C. 6.
D. 4.
Hướng dẫn:
Chỉ số axit của chất béo =

mKOH (mg ) 0,1.5.56
= 5,6 = 5.
mcb

=> Chọn A.

Câu 2[3]: Trung hòa hết 4,2 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần m gam NaOH.
Giá trị của m là
A.0,028 gam.
B. 0,021 gam.
C. 0,023 gam.
D. 0,200 gam.
Hướng dẫn:
Chỉ số axit của chất béo =

mKOH (mg )
⇒ mKOH =29,4 mg
mcb

⇒ nKOH = nNaOH = 0,525.10-3 mol ⇒ mNaOH = 0,021 gam.
=>Chọn B.
Câu 3[7]: Chỉ số axit của một loại chất béo chứa tristearin và axit béo stearic trong

đó có 89% tristearin là
A. 21,69.
B. 7,2.
C. 168.
D.175,49.
Hướng dẫn:
Giả sử trong 1g chất béo có 0,89g tristearin còn 0,11g axit stearic.
=> naxit = 0,11: 284 = 0,00038mol = nKOH
=> mKOH = 0,00038. 56 = 0,02169g = 21,69mg
Vậy chỉ số a xit của chất béo = mKOH pư = 21,69.
=> Chọn A
Câu 4[3]: Xà phòng hóa 100 gam chất béo có chỉ số a xit bằng 7 cần a gam dung
dịch NaOH 25% thu được 9,43 gam glixerol và b gam muối natri. Giá trị của a,b là
A. 15,2 và 103,145.
B. 5,12 và 10,3145.
C. 51,2 và 103,145.
D. 51,2 và 10,3145.
Hướng dẫn:
10


Vì chỉ số a xit bằng 7 => nNaOH =0,0125mol;
n glixerol = 0,1025mol ⇒ nNaOH = 0,3075 mol
mdd NaOH= ((0,3075 + 0,0125).40.100)/25 = 51,2g
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol - mnước
mmuối = 100 + 0,32.40 – 9,43 – 0,0125.18 = 103,145g
=> Chọn C.
2.3.3.2. Chỉ số este của chất béo
Khái niệm: Chỉ số este là số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết lượng
triglixerit có trong 1 gam chất béo

Vậy chỉ số este có thể được tính theo công thức
mKOH ( mg )
Chỉ số este =
mcb
(mKOH tham gia phản ứng xà phòng hóa triglixerit )
Nếu bài cho phần trăm về khối lượng các chất có trong chất béo, ta quy khối
lượng chất béo là 1 gam. Khi đó:
Chỉ số este = mKOH pư với trigixerit
Bài tập minh họa
Câu 1: Một loại chất béo chứa 89% tristearin. Chỉ số este của chất béo trên là
A. 168.
B. 186.
C. 196.
D. 169.
Hướng dẫn:
Trong 1 gam chất béo có 0,89 gam tristearin.
ntristearin = 0,001 mol ⇒ nKOH = 0,003 mol ⇒ mKOH = 168 mg
⇒ Chọn A
Câu 2[1]: Một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7. Biết rằng trong thành phần của
chất béo gồm thành phần chính là tripanmitin và một lượng dư axit panmitic. Chỉ
số este của chất béo là
A. 205,6.
B. 201,6.
C. 196,5.
D. 220,9.
Hướng dẫn:
Xét trong 1 gam chất béo.
Chỉ số axit = 7 ⇒ mKOH phản ứng với axit = 7 mg ⇒ nKOH =naxit = 0,125.10-3mol.
⇒ m axit = 0,032 gam ⇒ mtripanmitin = 0,968 gam ⇒ ntripanmitin = 1,2.10-3mol
⇒ nKOH phản ứng với tripanmitin = 3,6.10-3mol ⇒ mKOH =201,6 mg.

Vậy chỉ số este = 201,6
Chọn B
3.3.3. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo.
Khái niệm: Chỉ số xà phòng hóa là số miligam KOH cần dùng để xà phòng
hóa hết lượng triglixerit và trung hòa axit béo tự do (tức xà phòng hóa hoàn toàn)
có trong 1 gam chất béo.
Vậy chỉ số xà phòng hóa có thể được tính theo công thức
mKOH ( mg )
Chỉ số xà phòng hóa =
mcb
11


( mKOH tham gia phản ứng xà phòng hóa và trung hòa axit dư )
Hoặc:
Chỉ số xà phòng hóa = chỉ số axit + chỉ số este
Nếu bài cho phần trăm về khối lượng các chất có trong chất béo, ta quy khối
lượng chất béo là 1 gam.
Khi đó: Chỉ số xà phòng hóa = mKOH pư
Bài tập minh họa
Câu 1[2]: Khi xà phòng hóa hoàn toàn 3,5g chất béo cần 50ml dd KOH 0,4M,chỉ
số xà phòng hóa của chất béo là
A.230.
B.32.
C. 150.
D. 320.
Hướng dẫn:
nKOH = 0,02mol ⇒ mKOH = 1,12g = 1120mg
Vậy chỉ số xà phòng hóa là: 1120:3,5 = 320
=> Chọn D

Câu 2[7]: Khi xà phòng hóa hoàn toàn 1,5 gam chất béo cần 50ml dung dịch KOH
0,1M. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo đó là
A. 187.
B. 781.
C. 280.
D. 98.
Hướng dẫn:
mKOH ( mg ) 50.0,15.56
= 187
Áp dụng CT: Chỉ số xà phòng hóa =
=
1,5
mcb
=> Chọn A.
Câu 3: Một loại chất béo chứa 2,84% axit stearic còn lại là tristearin. Chỉ số xà
phòng hóa của chất béo trên là
A. 233,3.
B. 198,89.
C. 188,72.
D. 156,45.
Hướng dẫn:
Trong 1 gam chất béo có:
0,0284 gam axit C17H35COOH.→naxit = 0.1.10-3mol
0,9716 gam (C17H35COO)3C3H5 →n = 1,09.10-3mol
→ nKOHpư = 0.1.10-3 + 3.1,09.10-3 =3,37.10-3 mol ⇒ mKOH = 188,72 mg.
mKOH ( mg )
Vậy chỉ số xà phòng hóa của chất béo =
= mKOH pư= 188,72.
mcb
=> Chọn C

Câu 4: Mẫu chất béo có thành phần chính là triolein, có lẫn axit oleic với chỉ số
axit bằng 7. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo trên là
A. 112,7.
B. 191,8.
C. 90,5.
D. 234,6.
Hướng dẫn: Xét 1 gam chất béo:
Chỉ số axit bằng 7 nên: mKOHphản ứng với axit = 7 mg ⇒ nKOH = 1,25.10-4 mol= naxit
⇒ maxit tự do =0,035 gam ⇒ mtriolein = 0,965 gam ⇒ ntriolein =1,1.10-3mol
⇒ Chỉ số este = mKOHpư với triolein = 3.1,1.10-3.56 =184,8 mg.
Vậy chỉ số xà phòng hóa của chất béo = chỉ số axit + chỉ số este = 191,8. Chọn B
12


Câu 5: Xà phòng hoá hoàn toàn 2,5 gam chất béo cần 50 ml dd KOH 0,1M. Chỉ số
xà phòng hoá của chất béo là
A. 280.
B. 140.
C. 112.
D. 224.
Hướng dẫn:
Ta có: nKOH = 0,005 mol ⇒ mKOH = 280 mg
mKOH ( mg ) 280
= 112
→ Chỉ số xà phòng là =
=
⇒ Chọn C
mcb
2,5
2. 3.3.3. Chỉ số iot của chất béo.

Khái niệm: Chỉ số iot là số gam iot cần để tham gia phản ứng cộng với 100
gam chất béo (Chuyển chất béo từ dạng lỏng sang chất béo ở dạng rắn).
Vậy chỉ số iot có thể được tính theo công thức:
m Iot ( gam).100
.
Chỉ số iot =
mcb
Bài tập minh họa.
Câu 1[3]: Một loại chất béo có chỉ số iot bằng 3,81. Giả sử trong mẫu chất béo chỉ
chứa triolein và tripanmitin, phần trăm theo khối lượng các chất trong mẫu chất
béo trên lần lượt là
A. 14,45% và 85,55%.
B. 9,66% và 90,34%.
C. 4,42% và 95,58%.
D. 2,34% và 97,66%.
Hướng dẫn:
Giả sử lấy 100 chất béo.
Chỉ số iot = mIot= 3,81 gam⇒ niot = 0,015 mol⇒ ntriolein = 0,005 mol
Trong 100 gam chất béo có: mtriolein = 4,42 gam ⇒ %mtriolein = 4,42%
mtripanmitin = 95,58 gam ⇒ %mtripanmitin = 95,58%
=> Chọn C
Câu 2[4]: Khi cho 4,5 gam một mẫu chất béo có thành phần chính là tristearin phản
ứng với dung dịch iot thì dùng hết 0,762 gam iot. Chỉ số io của chất béo trên là
A. 22,08.
B. 11,37.
C. 30,21.
D. 16,93.
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức
mIot ( gam).100 0,762.100

=16,93
Chỉ số iot =
=
=> Chọn D
mcb
4,5
2.3.4. Dạng 4: Xác định công thức của chất béo dựa vào số liên kết Π (pi)
trong phân tử thông qua phản ứng cháy.
Đặt công thức chung của triglixerit là (CnH2n+1-2kO2)3C3H5
(Trong đó k là số liên kết Π trong một gốc axit).
Ta có phương trình đốt cháy:
2(CnH2n+1-2kO2)3C3H5 + ( 9n-3k+4)O2 → 6(n+1)CO2 + 2(3n+4-3k)H2O.
Từ phương trình đót cháy ta có: (3k-1)ntriglixerit = số mol CO2 – số mol H2O.
13


Bài tập minh họa.
Câu 1[2]: Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol triglixerit của một axit béo. Sau phản ứng
thu được 19,152 lit (đktc) khí CO2 và 14,04 gam H2O. Công thức của triglixerit là
A. (C17H33COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H31COO)3C3H5.
D. (C17H35COO)3C3H5.
Hướng dẫn:
nCO2 = 0,855 mol; nH2O = 0,78 mol.
Ta có: (3k-1).0.015 = 0,855- 0,78→ k= 2.
Vậy trong một gốc axit béo chứa 2 liên kết Π.
Do đó công thức của triglixerit là (C17H33COO)3C3H5.
=> Chọn A
Câu 2[2]: Đốt cháy hoàn toàn m gam X là trieste của glixerol với axit stearic và

axit panmitic. Sau phản ứng thu được 13,44 lit CO 2 (đktc) và 10,44 gam H2O. Xà
phòng hóa hoàn toàn m gam X ở trên (hiệu suất phản ứng 90%) thu được glixerol
có khối lượng là
A. 0,92 gam.
B. 1,656 gam.
C. 0,828 gam.
D. 2,484 gam.
Hướng dẫn:
nCO2 = 0,6 mol; nH2O = 0,58 mol.
Ta có: (3k-1).ntriglixerir = 0,6- 0,58. Với k = 1→ ntriglixerir = 0,01mol = nglixerol.
→ mglixerol = 0,828 gam
=> Chọn C
Bài tập vận dụng.
Câu 1[4] : Để xà phòng hoá 35 kg triolein cần 4,939 kg NaOH thu được 36,207 kg
xà phòng. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 10.
Câu 2: Đun nóng một chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng glixerol thu được là
A. 13,800 kg.
B. 9,200kg.
C. 6,975 kg.
D. 4,600 kg.
Câu 3[3]: Để trung hòa lượng axit tự do có trong 140 gam một mẫu chất béo cần
150ml dung dịch NaOH 0,1 M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là
A. 4,8.
B. 7,2.
C. 6,0.

D. 5,5.
Câu 4[2]: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X chứa triglixerit của axit stearic,
axit panmitic và các axit béo tự do đó, sau phản ứng thu được 13,44 lít CO 2 (đktc)
và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá m gam X với hiệu suất phản ứng H=90%, khối
lượng glixerol thu được là
A. 2,484 gam.
B. 1,656 gam.
C. 0,92 gam.
D. 0,828 gam.
Câu 5: Khối lượng triolein cần để sản xuất 5 tấn tristearin là
A. 4966,3 kg.
B. 49,663 kg.
C. 496,63 kg.
D. 4,9663 kg.

14


Câu 6[1]: Xà phòng hóa hoàn toàn 200 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần tối
đa x gam dung dịch NaOH 25 % thu được 18,86 gam glixerol và y gam muối natri.
Giá trị của x và y là
A. 98,4 và 206,74.
B. 102,4 và 206,29.
C. 102,4 và 283,09.
D. 98,4 và 206,29.
Câu 7: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối luợng xà phòng là
A. 18,7 gam.
B. 18,4 gam.
C. 17,8 gam.

D. 17,4 gam.
Câu 8[4]: Cho m gam chất béo tạo bởi axit panmitic và axit oleic tác dụng hết với
dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch X chứa 129 gam hỗn hợp 2 muối. Biết
1/2 dung dịch X làm mất màu vừa đủ 0,075 mol Br2 trong CCl4. Giá trị của m là:
A. 128,70.
B. 64,35.
C. 124,80.
D. 132,90.
Câu 9: Xà phòng hóa 100g chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần a gam dung dịch
NaOH 25% thu được 9,43 gam glixerol và b gam muối natri. Giá trị của a,b là
A. 15,2 và 103,145.
B. 5,12 và 10,3145.
C. 51,2 và 103,145.
D. 51,2 và 10,3145.
Câu 10[3]: Để xà phòng hóa 1,0 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7, người ta đun
chất béo đó với 142 gam NaOH trong dung dịch. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, trung hòa NaOH dư cần vừa đủ 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng
glixerol thu được từ phản ứng xà phòng hóa là
A. 120,0 gam.
B. 145,2 gam.
C. 103,5 gam.
D. 134,5 gam.
Câu 11: Để xà phòng hóa hoàn toàn 1,51 gam chất béo cần dùng 45ml dung dịch
KOH 0,1M. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo là
A.151.
B. 167.
C. 126.
D. 252.
Câu 12[2]: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa hỗn hợp các triglixerit tạo
bởi từ cả 3 axit panmitic, oleic, linoleic thu được 24,2 gam CO 2 và 9 gam H2O. Nếu

xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X bằng dung dịch KOH vừa đủ sẽ thu
được bao nhiêu gam xà phòng ?
A. 11,90.
B. 18,64.
C. 21,40.
D. 19,60.
Câu 13: Chất béo trung tính X có chỉ số xà phòng hóa là 198,24. Từ 400 kg X thu
được m kg xà phòng Nat ri nguyên chất (hiệu suất 100%). Giá trị của m là
A. 413,216.
B. 433,26.
C. 445,034.
D. 468,124.
Câu 14: Xà phòng hoá hoàn toàn 13,44 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần
120,064 kg dung dịch NaOH 15%. Khối lượng glixerol thu được là
A. 13,8045 kg.
B. 13,8075 kg
C. 13,75584 kg.
D. 10,3558 kg

15


Câu 15[3]: Để xà phòng hoá 10 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7, người ta đun
chất béo với dung dịch chứa 1,42 kg NaOH. Sau khi phản ứng hoàn toàn, muốn
trung hoà NaOH dư cần 500 ml dd HCl 1M. Khối lượng xà phòng nguyên chất đã
tạo ra là
A. 11230,3 gam.
B. 10365,0 gam.
C. 10342,5 gam.
D. 14301,7 gam.

Câu 16: Một chất béo là trieste của một axit và axit tự do cũng có cùng công thức
với axit chứa trong chất béo. Chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo này là 208,77
và chỉ số axit tự do bằng 7. Axit chứa trong chất béo trên là
A. Axit stearic.
B. Axit oleic.
C. Axit linoleic.
D. Axit panmitic.
Câu 17: Xà phong hoá hoàn toàn 795,6 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần
170,52 kg dung dịch NaOH 15%. Khối lượng glixerol thu được là
A.16,56kg.
B.13,8kg.
C.13,86kg.
D.17,94kg.
Câu 18: Cho X là este của glixerol với axit cacboxylic đơn chức, mạch hở. Đun
nóng 7,9 gam X với dung dịch NaOH tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
8,6 gam hỗn hợp muối và x gam glixerol. Giá trị của x là
A. 2,3 gam.
B. 6,9 gam.
C. 3,45 gam.
D. 4,5 gam.
Câu 19: Thuỷ phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH,
thu được 0,368 kg glixerol và hỗn hợp muối của axit béo. Biết muối của các axit
béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng tối đa thu được là
A. 9,088 kg.
B. 15,147 kg.
C. 15,69 kg.
D. 16,32 kg.
Câu 20: Để trung hoà 10 gam một chất béo có chỉ số axit là 5,6 thì khối lượng
NaOH cần dùng là
A. 0,06 gam.

B. 0,056 gam.
C. 0,08 gam.
D. 0,04 gam.
Câu 21: Một loại mỡ chứa 50% olein, 30% panmitin và 20% stearin. Khối lượng
xà phòng natri 72% được điều chế từ 1 tấn mỡ đó là
A. 733,4 kg.
B. 1434,1 kg.
C. 1466,8 kg.
D. 1032,6 kg.
Câu 22: Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu
được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là
A. 80,6.
B. 85,4.
C. 91,8.
D. 96,6.
Câu 23: Để tác dụng hết 100g một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 phải dùng
17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là
A.109,813 gam.
B.107,482 gam.
C.108,265 gam.
D.98,25 gam.

16


Câu 24: Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun
nóng. Sau phản ứng thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6.
B. 4,6.
C. 14,4.

D. 9,2.
Câu 25[1]: Thủy phân hoàn toàn 110,75 gam một chất béo trong môi trường axit
thu được 11,5 gam glixerol và hỗn hợp 2 axit A, B trong đó 2 > m A : mB > 1. Hai
axit A, B lần lượt là
A. C17H33COOH và C17H35COOH.
B. C17H35COOH và C17H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H35COOH.
D. C17H35COOH và C17H33COOH.
Câu 26[3]: Để xà phòng hóa 10 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7, người ta đun
chất béo với dung dịch chứa 1,420 kg NaOH . Sau khi phản ứng hoàn toàn, để
trung hòa NaOH dư cần 500ml HCl 1M. Khối lượng glixerol tạo thành là
A. 1,035 kg.
B. 1,07 kg.
C. 3,22 kg.
D. 3,105 kg.
Câu 27: Cần bao nhiêu tấn chất béo chứa 85% tristearin để sản xuất được 1,5 tấn
xà phòng chứa 85% natri stearat (về khối lượng). Biết hiệu suất thuỷ phân là 85%
A. 1,500 tấn.
B. 1,454 tấn.
C. 1,710 tấn.
D. 2,012 tấn.
Câu 28: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo panmitic và stearic, số loại
trieste tạo ra tối đa là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 29: Hiđro hoá hoàn toàn m(gam) triolein (glixerol trioleat) thì thu được 89gam
tristearin (glixerol tristearat). Giá trị m là
A. 84,8 gam.

B. 88,4 gam.
C. 48,8 gam.
D. 88,9 gam.
Câu 30: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với
một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã
tham gia phản ứng là
A. 32,36 gam.
B. 31,45 gam.
C. 30 gam.
D. 31 gam.
Câu 31[2]: Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol triglixerit của một axit béo. Sau phản
ứng thu được 19,152 lit (đktc) khí CO2 và 14,04 gam H2O. Công thức có thể có của
triglixerit là
A. (C17H33COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H31COO)3C3H5.
D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 32[2]: Đốt cháy hoàn toàn m gam X là trieste của glixerol với axit stearic và
axit panmitic. Sau phản ứng thu được 13,44 lit CO 2 (đktc) và 10,44 gam H2O. Xà
phòng hóa hoàn toàn m gam X ở trên (hiệu suất phản ứng 90%) thu được glixerol
có khối lượng là
A. 0,92 gam.
B. 1,656 gam.
C. 0,828 gam.
D. 2,484 gam.

17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến.

2.4.1. Đối với học sinh.
Sau khi đã hoàn chỉnh đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT
Triệu Sơn 5 phân dạng và giải bài tập về chất béo ”tôi đã đưa ra và ứng dụng
dạy ở nhiều lớp khác nhau với các đối tượng học sinh có lực học khác nhau. Kết
quả cho thấy các em không chỉ nắm được lí thuyết nhanh hơn mà còn định dạng
được bài tập, vận dụng linh hoạt công thức để giải một cách dễ dàng, đặc biệt rất
phù hợp với đối tượng học sinh muốn dự thi theo khối tự nhiên.
Để kiểm tra được mức độ ứng dụng và thành công của đề tài tôi đã kiểm tra
ở các lớp mình giảng dạy, trong đó có các lớp theo khối tự nhiên và cả các lớp theo
khối xã hội. Lần thứ nhất với bài kiểm tra khi chưa áp dụng phương pháp, bài kiểm
tra lần hai sau khi đã áp dụng phương pháp. Dưới đây là kết quả thu được.

43

điểm giỏi
(>8- 10)
2 (4,7%)

Đề số 1.
điểm khá
điểm trung điểm yếu điểm kém
(7 – 8)
bình (5-6.5) (3.5-4.5)
(<3.5)
7 (16,3%)
20 (46,5%) 10 (23,3)% 4 (9,3%)

46

5 (10,8%)


12 (26%)

Đề số 2.
điểm khá
điểm trung điểm yếu điểm kém
(7 – 8)
bình (5-6.5) (3.5 – 4.5) (<3.5)
15 (34,9%) 16 ( 37,2%) 5 (11,9%)
1 (2,3%)
15 (32,6%)

Lớp

Sĩ số

12A4
12A5

Lớp

Sĩ số

12A4

43

điểm giỏi
(8.5 - 10)
6 (14,1%)


12A5

46

9 (19,5%)

19 (41,3%)

18 (39,1%)

8 (17,3%)

4 (6,9%)

2 (4,3%)

0 (0%)

2.4.2. Đối với giáo viên.
Ngoài việc lấy kết quả học tập của học sinh làm thước đo cho việc sử
dụng nghiên cứu của mình, tôi đã tham khảo sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp
thông qua các buổi dự giờ, họp tổ chuyên môn. Các ý kiến đều khẳng định việc
hướng dẫn các em biết cách phân dạng và làm bài tập về phần chất béo đã giúp tiết
học trở nên sôi động hơn, người học có thể làm chủ kiến thức. Với đề tài này tôi
mong sẽ góp một chút tư liệu cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.

18



3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1.

Kết luận.
Đối với các môn học tự nhiên, việc truyền đạt lí thuyết thôi chưa đủ mà giáo
viên cần hướng dẫn các em để có được kết quả tốt nhất khi làm bài tập. Sau khi
kiểm tra kết quả học tập của học sinh và tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
cho thấy nội dung của đề tài đã có tác động cụ thể đến việc nâng cao chất lượng
học tập của học sinh. Tuy nhiên đây chỉ là một phần rất ít ỏi trong cả một kiến thức
hóa học rộng lớn, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để phần nghiên cứu
được hoàn chỉnh.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Đối với nhà trường.
- Đầu tư các liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
- Quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy
và học
3.2.2. Đối với Sở GD & ĐT.
- Cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường học.
- Phối hợp giữa các trường THPT tổ chức các đợt tập huấn để nâng cao chất
lượng bộ môn, tạo điều kiện cho các giáo viên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn
nhau.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa ngày 22 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện


Đỗ Thị Thu Hoàn

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi- NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội. Tác
giả TS Nguyễn Xuân Trường- ThS Quách Văn long- ThS Hoàng Thị Thúy
Hương.
[2]. Luyện thi THPT Quốc Gia 2017- NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội. Tác giả Lục
Trần – Hạnh Chu.
[3]. 350 bài tập hóa học và chọn lọc nâng cao lớp 12, tập 1- NXB Giáo dục. Tác
giả Ngô Ngọc An
[4]. Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học- NXB ĐH Sư phạm. Tác giả
PGS.TS. Cao Cự Giác.
[5]. SGK lớp 12 cơ bản- NXB Giáo dục. Nguyễn Xuân Trường (Tổng biên tập).
[6]. SGK lớp 12 nâng cao- NXB Giáo dục. Lê Xuân Trọng (Tổng biên tập)Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên).
[7]. Sách bài tập hóa học cơ bản- NXB Giáo dục. Nguyễn Xuân Trường (Chủ
biên)- Từ Ngọc Ánh- Phạm Văn Hoan.

20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Thu Hoàn
Chức vụ và đơn vị công tác: THPT Triệu Sơn 5


TT
1.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Tích hợp giáo dục môi trường Cấp tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2010- 2011

vào dạy hóa học lớp 12 THPT
----------------------------------------------------

21




×