Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Hướng dẫn học sinh THPT miền núi sử dụng phương pháp đồ thị trong bài toán cho khí CO2 vào dung dịch kiềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.71 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................
2.Mục đích nghiên cứu:......................................................................................
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..................................................................
4.Phương pháp:..................................................................................................
B-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.Cở sở lý luận .................................................................................................
1.Bản chất của phương pháp :...........................................................................
2.Lí thuyết chung khi giải bài toán :..................................................................
3.Ưu điểm:..........................................................................................................
4.Hạn chế :........................................................................................................
5.Các định luật sử dụng trong đề tài: ..............................................................
II.Thực trạng của vấn đề:................................................................................
III.Giải pháp thực hiện:.
1.Đồ thị 1:Bài toán cho CO2 vào 1 d d bazo ( NaOH,KOH,Ca(OH)2 ... )......
2 .Đồ thị 2:.Bài toán cho CO2 vào hỗn hợp bazo ( NaOH/Ca(OH)2 ) ................
3.Các dạng toán:
a.Bài toán cho dạng chữ dùng phương pháp đồ thị để giải:........................
b.Bài toán cho sẵn đồ thị xác định các giá trị liên quan:...............................
4.Các bài tập vận dụng:.....................................................................................
IV.Hiệu quả của SKKN
1.Hiệu quả :.......................................................................................................
2.Thực nghiệm sư phạm:....................................................................................
a. Mục đích thực nghiệm..............................................................................
b. Tổ chức và nội dung thực nghiệm............................................................
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:...................................................................
Tài liệu tham khảo

Trang


2
2
2
3
4
4
4
5
5
5
6
7
8
8
9
12
18
18
19
19
19
20

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm,lí thuyết đi đôi với thực tiễn.Học
hóa học không phải là học sinh tiếp thu một cách thụ động các tri thức mà đòi hỏi

học sinh phải tự học,tự nhận thức,tự khám phá,tìm tòi các tri thức hoá học một cách
chủ động,tích cực,vừa có kiến thức về mặt lí thuyết vừa có kĩ năng thực hành thí
nghiệm.Để làm được điều đó giáo viên là người có vai trò cực kì quan trọng vừa
giúp học sinh lĩnh hội các tri thức,vừa là người gieo niềm đam mê,khả năng tự
học,tự sáng tạo của học sinh.Tuy nhiên để thành công trong sự nghiệp “trồng
người” ngoài năng lực chuyên môn,nghiệp vụ sư phạm còn đòi hỏi giáo viên phải
đầu tư nhiều thời gian và thực sự tâm huyết với nghề,để có một bài giảng hay,thu
hút học sinh giúp học sinh phát triển tư duy và niềm say mê Hóa học,đó là vấn đề
mà mỗi một giáo viên yêu nghề luôn trăn trở .
1.2 Sự đổi mới trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của Bộ giáo dục & Đào tạo
đã đặt ra những yêu cầu mới cho học sinh,vừa có kết quả chính xác lại đòi hỏi cả về
tốc độ giải nhanh. Để có kết quả thi tốt học sinh cần phải nắm vững kiến thức và
vận dụng kiến thức một cách linh hoạt đặc biệt là kĩ năng giải toán hoá học.Hơn
nữa trong các kì thi tuyển sinh gần đây xuất hiện nhiều bài toán thực nghiệm,hình
vẽ thí nghiệm,đồ thị....Và học sinh thường khá lúng túng vì các em ít được thực
hành.Băn khăn trước những khó khăn đó,tôi tìm hiểu và quyết định chọn phương
pháp “đồ thị”để giúp học sinh tiếp cận một cách hiệu quả nhất.Trong một số dạng
bài toán xuất hiện các hiện tượng kết tủa,khí ...mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
giữa các đại lượng này nhiều khi gây ra khó khăn cho các đối tượng học sinh đặc
biệt là học sinh Miền núi,học sinh có năng lực học tập trung bình.Một số bài toán
ở dạng chữ dùng đồ thị để đưa ra được kết quả có thể thay bằng cách giải khác,tuy
nhiên nếu bài toán cho sẵn đồ thị yêu cầu tìm đại lượng thì học sinh trở nên khá
lúng túng và bỏ qua.Bên cạnh đó mặc dù phương pháp “đồ thị” không phải là
phương pháp mới nhưng có rất ít tài liệu viết kĩ bàn sâu về vấn đề này,bản thân các
đồng nghiệp trong nhà trường cũng chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa tìm hiểu
kĩ về phương pháp để giải quyết.
Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh THPT Miền núi Sử dụng
phương pháp đồ thị trong bài toán cho khí CO2 vào dung dịch kiềm ”
2.Mục đích nghiên cứu:
-Khẳng định được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong

giảng dạy.
-Giúp học sinh lĩnh hội và vận dụng kiến thức một cách nhuần nhuyễn hơn.
-Tăng khả năng tư duy của học sinh.
-Nâng cao kết quả thi của học sinh trong các kì thi.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Học sinh khối 11
2


-Đội tuyển học sinh khối 10
-Học sinh khối 12 ôn thi Đại học
-GV nhóm Hóa trường THPT Cẩm Thủy III
4.Phương pháp:
-Nghiên cứu tài liệu, sưu tầm các tài liệu phục vụ việc soạn thảo.
-Thực nghiệm trong giảng dạy.
-Trao đổi,nhận xét và đúc rút kinh nghiệm với các giáo viên trong tổ.
-Giảng dạy tại các lớp 10A2,11A1,11A4,12A1 trường THPT Cẩm Thủy 3 để thu
thập thông tin thực tế.
-Phương pháp thống kê,sử lí số liệu.

3


B-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.Cở sở lý luận:
1.Bản chất của phương pháp
-Biểu diễn sự biến thiên về lượng (số mol,thể tích,khối lượng) của một chất và ion
trong quá trình hình thành phản ứng gắn liền với các hiện tượng kết tủa,bay hơi,
gồm có những dạng toán sau:
+Cho từ từ khí CO2 vào d d OH- .

+Cho từ từ d d OH- vào d d muối Al3+ , Zn2+


2−

+Cho từ từ H+ vào d d AlO2 , ZnO2
-Nắm vững lí thuyết,các phương pháp ,các công thức giải toán hóa học.
-Biết cách phân tích : đọc và hiểu đồ thị
+Mối quan hệ giữa các đại lượng:Trước kết tủa cực đại và sau kết tủa cực đại .
+Tỉ lệ giữa các đại lượng trên đồ thị: tỉ lệ mol trên PTPU
+Hiểu được ý nghĩa của từng giai đoạn phản ứng được phản ánh trên đồ thị.
+Nắm vững được từng dạng đồ thị cụ thể.
Do giới hạn về thời lượng của đề tài sau đây tôi xin trình bày phương pháp sử
dụng đồ thị trong bài toán: Cho từ từ khí CO2 vào d d kiềm với đối tượng là
học sinh THPT Miền núi.
2. Lí thuyết chung khi giải bài toán:
Bài toán cho từ từ khí CO2( hoặc SO2) vào d d kiềm thường có 2 quan điểm:
Quan điểm 1: PU xảy ra đồng thời
Ta có các PT ion sau xảy ra :
CO2 + OH − → HCO3−

(1)

CO2 + 2OH − → CO32− + H 2O
n

(2)




OH
Đặt T = n
CO
Có 3 trường hợp xảy ra :
+ T ≤ 1 Chỉ xảy ra PU (1)
+1+ T ≥ 2 chỉ xảy ra PU (2)
Với phương pháp truyền thống :
-HS viết PT ion,xác định tỉ lệ T,lập hệ PT để giải
-Nếu bài toán cho khí CO2 vào d d kiềm có tạo thành kết tủa,HS phải biện luận 2
trường hợp: +Chỉ xảy ra PT(2)
+Đồng thời xảy ra cả 2 PT
Và dẫn tới kết luận có 2 giá trị về CO2 thỏa mãn điều kiện.
HS giải theo cách này cần nhớ nhiều lí thuyết nên khi vận dụng giải sẽ mất nhiều
thời gian,nếu bài toán cho sẵn đồ thị thì HS không biết cách vận dụng.
2

4


Quan điểm 2: PU xảy ra nối tiếp
Ta có PT ion sau xảy ra trước : CO2 + 2OH − → CO32− + H 2O (1)
Sau PU (1) nếu thổi tiếp CO2 vào ta có tiếp PT : CO2 + CO32− + H 2O → 2 HCO3− (2)
Với phương pháp truyền thống :
-HS xác định tỉ lệ trên từng PT để xem xét sau PU có chứa ion nào.
-Nếu bài toán cho khí CO2 vào d d kiềm có tạo thành kết tủa,HS phải biện luận 2
trường hợp: +Chỉ xảy ra PT(1)
+Sau PU (1) ion CO32− bị tan một phần ở PT(2).
Và kết luận có 2 giá trị về CO2 thỏa mãn điều kiện.
Ở quan điểm này đòi hỏi HS vừa nhớ lí thuyết vừa xác định hệ số tỉ lượng trên 2

PT nên sẽ mất nhiều thời gian,nếu bài toán cho sẵn đồ thị HS cũng không biết cách
vận dụng để giải.
Theo quan điểm nào thì mấu chốt của bài toán là HS cần nắm vững :
-PU tạo thành ion CO32−
-Tạo ion CO32− sau đó : +ion CO32− bị hòa tan một phần.
+ ion CO32− bị hòa tan hoàn toàn.
Vì vậy việc hướng dẫn HS sử dụng phương pháp ‘‘đồ thị ’’vừa giúp HS tiết kiệm
được thời gian viết PT ion (nếu HS quên không cân bằng PT ion sẽ dẫn đến sai số)
lại thuận tiện cho HS vận dụng linh hoạt nhuần nhuyễn ở cả hai dạng toán : Dùng
đồ thị để giải toán hoặc cho sẵn đồ thị tính các trị số-Phù hợp với xu thế ,cấu trúc ra
đề thi hiện nay.
3.Ưu điểm.
-Luôn cho kết quả một cách chính xác nhất.
-Trực quan sinh động phù hợp với đặc trưng môn hóa học.
-Góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy cho học sinh,tăng khả năng tìm
tòi,xem xét dưới nhiều góc độ khi giải bài toán.
-Thông qua phương pháp,học sinh lĩnh hội tri thức,rèn luyện kỹ năng,kỹ xảo.
-Đưa ra kết quả với thời gian ngắn.
4.Hạn chế
-Sử dụng được ít dạng toán để giải
5.Các định luật sử dụng trong đề tài:
-Định luật bảo toàn nguyên tố

5


II.Thực trạng của vấn đề:
Môn Hóa học được Bộ giáo dục &Đào tạo yêu cầu đưa vào giảng dạy bắt
đầu từ lớp 8-THCS ,là một trong những môn văn hóa cơ bản.Tuy nhiên một thực tế
là chất lượng dạy và học ở bộ môn Hóa học chưa được cao đặc biệt là ở khu vực

miền núi.
Trường THPT Cẩm Thủy 3 là một trường thuộc huyện miền núi,nằm trên địa
bàn kinh tế đặc biệt khó khăn,phần lớn học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu
số ở các xã vùng cao với điều kiện dân trí thấp,việc học tập của các em học sinh
chưa được quan tâm một cách đúng mực ở gia đình và ở cấp học dưới,học sinh
không có nhiều tài liệu để tham khảo,cập nhật internets còn hạn chế,bên cạnh đó
các em chưa có kĩ năng tự học tự nghiên cứu...Vì vậy mà kiến thức của học sinh
nói chung và kiến thức về Hóa học nói riêng là rất yếu khi các em mới được tuyển
vào học tập tại trường.Chính vì lẽ đó mà hàng năm nhà trường có tỉ lệ HS đạt từ TB
trở lên không cao,tỉ lệ HS đạt điểm 9 trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia còn rất
thấp(chỉ có 1 hoặc 2 HS),chủ yếu đạt các ngưỡng điểm :4,5,6,7 trong kì thi.Các em
đều có nhận xét rằng:Môn hóa nhiều lí thuyết,khó nhớ, khó vận dụng.Trong một số
dạng toán như cho khí CO2 vào d d kiềm đòi hỏi HS phải nhớ tỉ lệ mol giữa d d
kiềm với khí CO2 hoặc bám sát hệ số tỉ lượng trên phương trình nhiều khi gây cho
HS cảm thấy rắc rối.Để nhớ được lí thuyết và vận dụng để giải bài toán sẽ mất
nhiều thời gian,ở bài toán cho sẵn đồ thị xác định trị số thì gần như các em bỏ
qua ,ngay cả những học sinh thuộc đối tượng lớp chọn hay học sinh được chọn vào
đội tuyển.Phần lớn các em đều chờ các gợi ý,hoặc chọn ngẫu nhiên một đáp án nào
đó.
Vậy,nguyên nhân nào dẫn đến những thực trạng trên? Theo thăm dò từ phía
HS tôi thấy: phần lớn các em có ý thức học tập chưa cao,dành thời gian cho môn
hóa chưa nhiều chủ yếu là vào giờ hóa hay khi sắp đến kì thi.Học là để đối phó,để
thi chứ không xuất phát từ lòng đam mê,hứng thú với môn học.Trong giờ học các
em ngồi tập trung nghe giảng một cách thụ động,nhớ máy móc.Về phía giáo
viên,nhiều giáo viên đã cố gắng trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực
tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên truyền thụ kiến thức một
chiều,ít quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng
HS,ít chịu khó đầu tư vào tiết dạy.Điều này vô hình chung làm cho các em cảm
nhận học hóa là phải nhớ máy móc,nhớ được đã khó vận dụng còn khó hơn.
Đề tài: Hướng dẫn học sinh THPT Miền núi Sử dụng phương pháp đồ

thị trong bài toán cho khí CO 2 vào dung dịch kiềm giúp HS cảm thấy yêu thích
bộ môn hơn,phù hợp với đặc trưng của bộ môn Hóa học,đồng thời khơi dậy ở các
em lòng say mê học hỏi,nghiên cứu khoa học và tăng trí tò mò.Và hơn nữa vừa
giúp các em hiểu rõ lí thuyết,hiểu rõ bản chất một cách nhẹ nhàng không gây nhàm
chán,áp lực mà vẫn đưa ra kết quả chính xác trong thời gian ngắn.
6


III.Giải pháp thực hiện
Dựa trên những lí thuyết trên tôi đưa ra 2 dạng đồ thị cụ thể
1.Đồ thị 1: Bài toán cho CO2 vào 1 d d bazo ( NaOH,KOH,Ca(OH)2 , Ba(OH)2 )
Vẽ đồ thị:
Trục tung: nCO ,Trục hoành nCO , nOH biến thiên trên đồ thị
2−
3



2

Điểm xuất phát (0, 0) ,
Ban đầu do PT: CO2 + 2OH − → CO32− + H 2O (1) xảy ra trước,PU tạo CO32− nên đồ thị
đi lên. Lượng CO32− lớn nhất tại điểm cực đại.
Tỉ lệ mol giữa ( nCO ) ;( nCO ) trên PT (1) là 1;1, nên khi đặt một điểm bất kì trước
điểm cực đại thì giá trị trục tung (x)= giá trị trục hoành (x).(Đồ thị a)
Sau PU (1) nếu thổi tiếp CO2 vào thì PU : CO2 + CO32− + H 2O → 2 HCO3− (2) xảy ra
2−
3

2


Vì CO32− bị tan nên đồ thị đi xuống,đối xứng với đồ thị đi lên qua điểm cực đại.
Khi CO32− tan hết( nCO =0) thì nOH gặp trục hoành ( nCO )tại điểm cực tiểu(kết thúc đồ
thị) điểm đó chính là nOH ( nOH = nCO ) hình thành tam giác cân trên đồ thị.
Tỉ lệ mol giữa ( nCO ) ;( nCO ) trên PT (2) cũng là 1;1, nên khi đặt một điểm bất kì
sau điểm cực đại thì giá trị trục tung(y)= giá trị trục hoành( nOH - nCO ) (Đồ thị b)
2−
3





2−
3



2

2

2



nCO 2−

2


nCO2−

3

3

a

Điểmcựcđại

Điểmcựcđại

a
x
y
nCO2

o

x

a

y
o

a

nCO2 y


nOH −

nCO2

(Điểmcựctiểu)

Đồ thị (a)
Đồ thị (b)
Kẻ đường thẳng qua điểm cực đại , song song với trục tung cắt trục hoành tại điểm
a (

a=

nOH −
2

vì tam giác cân) và hình thành các tam giác nhỏ đồng dạng.

7


nCO2−
3

Đồ thị tổng quát :
Điểm cực đại

a

a1

nCO2
nOH
a1
a
a2
Vậy HS chỉ cần nhớ 2 giai đoạn sau khi so sánh
gđ1 : Trước điểm cực đại khi nCO < a
nCO = nCO .
Gđ2 : Sau điểm cực đại khi a < nCO < nOH
nCO = nOH - nCO .
Với mỗi giá trị về số mol (hoặc khối lượng ) của kết tủa a1mol (hoặc thể tích) của khí CO2 thỏa mãn điều kiện:


2

2−
3

2



2

2−
3




2

a - a1 = a2 - a và a1 = nOH - a2


( a=

nOH −
2

, a=

a1 + a2
)
2

Lưu ý cho HS : - Quy luật tam giác đồng dạng.
-Mol các ion tạo nên kết tủa để so sánh và tính lượng kết tủa.
-Định lật bảo toàn nguyên tố.
-HS nhớ dạng đồ thị mà không cần vẽ với lỉ lệ chính xác.
2.Đồ thị 2:Bài toán cho CO2 vào hỗn hợp bazo (NaOH/Ca(OH)2 )hoặc
NaOH/Ba(OH)2
nCO 2−

Đồ thị tổng quát:

3

A


G

B

nCO2

O
H

C
8


nOH − biến thiên trên đồ thị trong hình thang cân OABC(Đoạn AB chia đôi)

Đồ thị có 4 giai đoạn
Gđ1
: OH- biến thiên từ O đến A: Biến Ca(OH)2 thành kết tủa CaCO3
Đồ thị đi lên do PU:
Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O
Gđ2
: nOH biến thiên từ A đến G:Biến NaOH thành Na2CO3
2Na(OH) + CO2  Na2 CO3 + H2O
Gđ3
: nOH biến thiên từ G đến B:Biến Na2CO3 thành NaHCO3
Na2 CO3 + H2O + CO2  NaHCO3
Tổng hợp giai đoạn 2,3 chính là: Na(OH) + CO2  NaHCO3
Độ dài đoạn AB là nCO (kết tủa cực đại không bị biến đổi)
Gđ4
: nOH biến thiên từ B đến C:Biến CaCO3 thành Ca( HCO3 ) 2

Đồ thị đi xuống do PU : CaCO3 + H2O + CO2  Ca( HCO3 )2
Tỉ lệ mol giữa ( nCO ) ;( nCO ) trong các giai đoạn luôn là 1;1, nên khi đặt một
điểm bất kì trước kết tủa cực đại hoặc sau kết tủa cực đại thì luôn hình thành các
tam giác nhỏ đồng dạng từ đó để tính giá trị trục tung và trục hoành.
Tương tự phần a ta có : đồ thị cắt trục CO2 tại điểm cực tiểu C.Vậy tại C là nOH
Nếu bài toán cho lượng kết tủa nhỏ hơn kết tủa cực đại
Thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
nCO = nCO
+ PU chỉ tạo CO32− .
nCO = nOH - nCO
+ Kết tủa tan một phần .
Sau đó sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố để tính nHCO
Lưu ý:Nếu bài toán không cho trước hình vẽ ta có thể chuyển về dạng đồ thị ở
phần (1) để giải chung cho bài toán thổi khí CO2 ( hoặc SO2) vào d d kiềm.
3.Các dạng toán:
a.Bài toán cho dạng chữ dùng phương pháp đồ thị để giải:
Bài tập 1:Cho 4,48 lit CO2( đo ở đktc) vào 100ml d d Ca(OH) 2 aM thu được 17,5
gam kết tủa.Giá trị của a là ?
A. 1,875
B. 3,75
C. 1
D.1,5
Bài giải:
Cách 1:Cách giải truyền thống:
nCO = 0,2 mol , nCaCO = 0,175 mol
Vì nCO # nCaCO nên khi cho CO2 vào d d Ca(OH)2 xảy ra 2 PT
CO2 + 2OH − → CO32 − + H 2O (1)
0,175 0,35 0,175
CO2 + OH − → HCO3−
(2)

0,025 0,025




2



2−
3

2



2−
3

2

2−
3



2


3


2

3

2

3

9


Suy luận từ PT ⇒ nOH = 0,375 , nBa (OH ) = 0,375/2 = 0,1875
a= 0,1875/0,1 = 1,875 M. Đáp án A
(Ở cách giải này đòi hỏi HS phải nhớ và cân bằng PT ion để giải toán , nếu không
nhớ hoặc quên không cân bằng thì KQ bài toán sai )
Cách 2:PP đồ thị
nCO = 0,2 mol , nCaCO = 0,175 mol
Vì nCO2 # nCaCO3 nên điểm xét sau điểm cực đại
nCO
Đồ thị có dạng:


2

2

3

2−

3

nCO2

0,175
0,175
0,2

nOH −

nOH − = nCO2

+ 0,175 = 0,375
nBa(OH)2 = 0,375/2 = 0,1875
a= 0,1875/0,1 = 1,875 M. Đáp án A
(Ở cách giải này HS không cần nhớ và cân bằng PT ion ,nhớ dạng đồ thị mà không
cần vẽ tỉ lệ chính xác nên rút ngắn được thời gian làm bài )
Bài tập 2:
Dẫn 2,24 lit CO2( đo ở đktc) vào 100 ml d d gồm NaOH 0,5 M và Ca(OH) 2 0,5 M
thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là ?
A. 5
B. 7
C. 10
D.15
Giải:
, nOH = 0,15 mol
nCO = 0,1 mol


2


Ta có đồ thị :
nCO 2−
3

0,05
0,05

nCO2

O
0,075
0,1
0,15
Từ KQ đồ thị ta tính được nCO = 0,05 .
2−
3

10


m= 0,05 . 100 = 5 gam . Đáp án A.
Bài tập 3:Hấp thụ V lít CO2(đktc) vào 200 ml d d NaOH 1 M thu được d d X.Khi
cho BaCl2 vào d d X được kết tủa và d d Y, đun nóng Y lại có kết tủa xuất
hiện.Khoảng giá trị của V là ?
A. V ≤ 1,12
B.2,24D.4,48n
Giải: OH = 0,2 mol

Từ lí thuyết đề bài cho thấy CO 2 vào d d NaOH sẽ tạo ra 2 muối (Điểm xét sau kết
tủa cực đại) ta có đồ thị:


nCO 2−
3

nCO2
nCO2

0,1

0,2

Vậy 0,1< nCO <0,2 Hay 2,24< nCO <4,48 . Đáp án B
Bài tập 4:Cho 28 gam hỗn hợp X gồm CO2 , SO2 ( dX/O2 =1,75) lội từ từ qua 500
ml d d NaOH 0,7 M và Ba(OH)2 0, 4 M thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là ?
A. 52,25
B.
49,25
C.41,80
D.54,25
M
Giải: Gọi CT 2 khí là XO2 . XO = 1,75 *32= 56 , MX = 24
n XO = 28/56 = 0,5 , nOH = 0,75 mol
nCO
Ta có đồ thị:
2

2


2



2

2−
3

nCO 2−
3

n XO2
0,375

0,5

0,75

nCO 2− = 0,75-0,5 =0,25
3
nBa2+ = 0,2. mBaXO3 = 0,2*(137+24+16*3)=41,80 . Đáp án C.

Bài tập 5:Cho 2,4 mol CO2 vào 500 g d d chứa 0,8 mol Ba(OH) 2 và 1 mol KOH.C
% của d d muối thu được là?
A. 51,08%
B. 45,5%
C.62,9%
D.35,05%

11


Giải:
Ta tính được : nOH =2,6 mol


nOH −

nCO2 = 2,4 mol

< nCO < nOH
2

2



nCO 2−

Ta có đồ thị:

3

nCO 2−
3

nCO2
1,3


2,4

2,6

nBaCO3 = nBa ( OH )2 = 0, 2

Vậy nCO32− = 2,6-2,4=0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố Ba vậy nBa ( HCO ) = 0, 6
Bảo toàn nguyên tố C ta có nHCO =2,4- 1,2-0,2 = 1 mol
C% d d muối =(0,6*259 + 1*100)/500 = 51,08 % . Đáp án A
b.Bài toán cho sẵn đồ thị xác định các giá trị liên quan:
Bài tập 1.Sục từ từ CO2 cho đến dư vào d d Ba(OH) 2 . Kết quả thí nghiệm được thể
hiện trong đồ thị sau:
3 2


3

nCO 2−
3

a

0,5a

nCO2
x/2

3


x

Giá trị a và x là:
A.2 và 4
B.1,8 và 3,6
C.1,6 và 3,2
D.1,7 và 3,4
Giải:
Phân tích từ đồ thị
x/2 =a
a=2, x=4. Đáp án A
x-0,5a =3
Bài tập 2.Sục khí CO2 vào d d Ca(OH)2 cho đến khi phản ứng kết thúc thu được
kết quả trên đồ thị sau
nCO 2−
3

12


0,9

x

nCO2
1,5

X có giá trị là: A.0,2
B.0,3

C.0,4
Giải: Từ đồ thị ta vẽ tiếp để ion OH biến thiên trong tam giác

D.0,5

nCO 2−
3

0,9

x

nCO2
0,9

Và tính được

nOH −
2

1,5

= 0,9 ⇒ nOH − = 1,8

Vậy x=1,8-1,5=0,3. Đáp án B.
Bài tập 3.Khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào d d hỗn hợp gồm a mol NaOH và b
mol Ca(OH)2 . Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
nCO 2−
3


0,5

nCO2
0,5

Tỉ lệ a:b là? A.4;3

1,4

B.2;3

C.5;4

D.4;5

Giải:
Từ kết quả đồ thị ta có : a + 2 b=1,4
Nếu nCO = nCa = 0,5 , tức là b=0,5 thì a=0,4 . Vậy Tỉ lệ a:b là 4;5 . Đáp án D
Bài tập 4.Sục từ từ khí CO2 vào d d X ( gồm m gam NaOH và a mol Ca(OH)2)
Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
2−
3

2+

13


nCO 2−
3


nCO2
a

a+1,2

Giá trị của a và m là? A.48 và 1,2
Giải:
Từ đồ thị ta phân tích

2,8

B.36 và 1,2

C.48 và 0,8

D.36 và 0,8

nCO 2−
3

nCO2

a
a+1,2

a

nCO2


2,8

a=2,8-(a+1,2) vậy a= 0,8
nCO = 1,2 = nNaOH
Do Na(OH) + CO2  NaHCO3
Vậy m= 1,2*40=48. Đáp án A.
Bài tập 5.Sục từ từ khí CO2 vào 400 g d d Ba(OH)2 . Kết quả thí nghiệm được thể
hiện trên đồ thị sau:
2

nCO 2−
3

14


0,4
nCO2

2
Sau khi phản ứng kết thúc d d thu được có nồng độ là?
A.42,41%
B.64,51%
C.50,64%
Giải:
Từ đồ thị ta vẽ thêm

D.70,28%

nCO 2−

3

0,4

nCO2

0,4
1,2

2

2,4

Ta thấy nOH = 2,4
nCO =2
nCO = 0,4 .
Gọi nBa (OH ) = x . Theo BTNT Cacbon ta có: 2x+0,4=2 . vậy x=0,8
mBa ( HCO ) =0,8*259=207,2 g
md d = mCO +400 – mBaCO =409,2
C% = 50,64%. Đáp án C


2

2−
3

2

3 2


2

3

4.Các bài tập vận dụng:
Bài tập 1:Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lit CO2(đktc) vào 2,5 lit d d Ba(OH)2 a M thu
được 15,76 g kết tủa. Giá trị của a là?
A 0,04
B.0,05
C. 0,06
D.0,03
Bài tập 2.Cho 3,36 lit SO2( đo ở đktc) vào 100ml d d Ca(OH)2 1 M thu được m
gam kết tủa . Giá trị của m là ?
15


A.5
B. 6
C.7
D.8
Bài tập 3:Hấp thụ hết V lit CO2( đo ở đktc) vào 300 ml d d NaOH x M thu được
10,6 gam Na2CO3 và 8,4 gam NaHCO3 . Giá trị của V và x là ?
A.4,48 và 1
B. 5,56 và 1,2
C. 3,36 và 1
D.3,36 và 1,2
Bài tập 4.Cho 3,36 lit CO2( do ở đktc)vào 100 ml d d KOH 1,5 M và NaOH 1,2 M
thu được m gam muối . Giá trị của m là ?
A. 17,64

B. 15,56
C. 19,25
D.21,32
Bài tập 5.Dẫn 4,48 lit CO2 ( đo ở đktc) vào 400ml d d NaOH 0,375 M và Ca(OH) 2
0,25M thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là
A.10
B. 15
C. 20
D.5
Bài tập 6.Sục từ từ cho đến dư khí CO2 vào d d Ca(OH)2 .Kết quả thí nghiệm được
biểu diễn trên đồ thị sau:
nCO 2−
3

nCO2

a

0,3
1
Khi mol CO2 bằng 0,875 thì mol kết tủa bằng?
A.0,325
B.0,425
C.0,525
D.0,625
Bài tập 7.Sục CO2 từ từ cho đến dư vào d d chứa a mol NaOH , b mol Ca(OH) 2 .
Kết quả thí nghiệm được thể hiện qua đồ thị sau:

nCO 2−
3


16


nCO2
0,3

1,1

a;bcó tỉ lệ là: A.5;3
B.2;3
C.4;3
D.5;4
Bài tập 8.Cho từ từ khí CO2 cho đến dư vào d d chứa a mol NaOH , b mol Ba(OH)2
. Kết quả thí nghiệm được thể hiện qua đồ thị sau:
nCO 2−
3

0,4

nCO2
0,4

1

Tỉ lệ của a;b là? A.3;2
B.2;1
C.5;3
D.4;3
Bài 9.Sục khí SO2 cho đến dư vào d d chứa a mol NaOH , b mol Ca(OH)2 . Kết quả

thí nghiệm được thể hiện qua đồ thị sau:
nCO2−
3

nCO2
0,45

0,95

Tỉ lệ của a;b là? A.10;9
B.2;3
C.8;7
D.4;3
Bài 10.Cho x mol CO2 vào 500 ml d d NaOH 1,6 M và Ba(OH) 2 a M . Kết quả thí
nghiệm được tể hiện qua đồ thị:
nCO 2−
3

17


0,8

0,2

nCO2
1,8

Giá trị của x và a là?
A.2,4 và 1,8

B.2,2 và 1,6

x

C.2,4 và 2

D.2,2 và 1,8

IV.Hiệu quả của SKKN
1.Hiệu quả :
Qua đề tài tôi đã giúp HS tìm hiểu sâu hơn,chi tiết hơn các dạng bài tập sử dụng
phương pháp đồ thị khi cho CO2 vào d d kiềm ,đồng thời tôi cũng phân loại khá đầy
đủ và cụ thể trong mỗi dạng toán từ đó giúp học sinh nắm vững :
+ Cơ sở lí thuyết của đề tài
+ Các dạng toán của đề tài
+Các dạng đồ thị trong từng dạng toán và tỉ lệ trên đồ thị để HS không cần vẽ đồ
thị chính xác.
Từ đó HS sử dụng nhanh hơn,linh hoạt hơn và rút ngắn được thời gian làm bài.
2.Thực nghiệm sư phạm:
a. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi
và hiệu quả của đề tài sử dụng phương pháp đồ thị trong giải bài tập hóa học giúp
học sinh rèn luyện khả năng vận dụng ,kỹ năng giải toán sau khi đã lĩnh hội tri thức
thông qua các bài toán trên, kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
b. Tổ chức và nội dung thực nghiệm
b.1. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành tại trường THPT 3 Cẩm Thủy, Thanh Hoá.
- Lớp thực nghiệm : 11A1
- Lớp đối chứng : 11A2
Đây là hai lớp có năng lực học tập tương đương nhau.

b.2. Nội dung thực nghiệm
KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SAU KHI THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
Điểm
Giỏi: 9 - 10

11 A2 (lớp đối chứng)
Số HS
0

%
0

11 A1 (lớp thực nghiệm)
Số HS
9

%
21,4

18


Khá: 7 – 8

9

21,95

19


45,2

TB: 5 – 6

19

46,4

13

31

Yếu, kém: < 5

12

31,65

2

2,4

∑ = 41

∑ = 100

∑ = 42

∑ = 100


*Đánh giá kết quả thực nghiệm
Tôi đã tiến hành kiểm tra bằng 10 câu hỏi trắc nghiệm(phần bài tập vận
dụng trên) với thời gian 15-18 phút ở hai lớp.
Với lớp 11 A2 (Lớp đối chứng) các em không được học phương pháp đồ thị khi
giải bài toán , đa số các em giải theo cách thông thường là viết PTHH và tính theo
tỉ lệ nên mất nhiều thời gian , trong 15-18 phút các em không hoàn thành được
bài,ở bài toán cho sẵn đồ thị đều bỏ qua nên các em phải chọn ngẫu nhiên một
phương án, Kết quả không cao.
Với lớp 11 A1 (lớp thực nghiệm) sau khi được giáo viên hướng dẫn theo cách này
thì các em đã tiết kiệm thời gian cho mỗi câu hỏi và giải bài chính xác hơn, nhiều
em đã hoàn thành được bài trong thời gian 15 phút và đạt kết quả cao.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Trên đây là phần trình bày của tôi sau khi đã đúc rút một số kinh nghiệm của
bản thân khi giảng dạy phần sử dụng phương pháp đồ thị để giải bài toán hóa học.
Mỗi dạng bài tôi đã lấy một vài ví dụ minh hoạ,đã so sánh với cách giải truyền
thống và đã tiến hành giảng dạy trực tiếp với học sinh.Tôi thấy học sinh rất phấn
khởi,hào hứng tiếp thu cách giải này,vừa tiết kiệm thời gian,vừa dễ nhớ ,dễ vận
dụng mà vẫn có kết quả chính xác khi làm bài .
Tôi rất hy vọng rằng vấn đề này sẽ tiếp tục được các nhà sư phạm, các thầy cô
giáo và các bạn đồng nghiệp quan tâm, tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy
và học bộ môn hoá học.
Trên đây là ý kiến chủ quan của tôi khi trình bày đề tài ,mặc dù đã rất cố gắng
soạn thảo nhưng chắc sẽ không tránh khỏi những sai sót.Rất mong được sự góp ý
của quý bạn đồng nghiệp.Chân thành cảm ơn.

19


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam kết đề tài trên đây là do tôi viết
không sao chép đề tài của người khác.
Người viết SKKN

Phạm Thị Hoàn

Trong đề tài có sử dụng một số tài liệu tham khảo sau:
1.Các chuyên đề bồi dưỡng HSG Hóa Học 11,12 –PGS-TS.Nguyễn Xuân Thường
–Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
2.Giải bài tập bằng phương pháp đồ thị - Th.s Ngô Quang Binh –nguồn Internet
3.Đột phá đỉnh cao kỹ thuật giải nhanh bài tập hóa học tập 1,2– Cù Thanh Toàn ,
Nguyễn Ngọc Oánh –Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội.
4.Kỹ thuật giải nhanh bài tập hóa học hay và khó Hóa học 11: PGS-TS.Nguyễn
Xuân Thường –Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
5.Chuyên đề:Dùng đồ thị trong Hóa học-Web site Nguyễn Đình Độ -nguồn Internet
6.Các đề thi thử THPT quốc gia năm 2016-nguồn Internet.
7.Video:Phương pháp giải bài tập sử dụng đồ thị,hình vẽ thí nghiệm-Vũ Khắc Ngọc
–you tobe nguồn Internet.

20



×